Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ NGỌC HUY

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN CẤP CƠ SỞ
HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Thị Ngân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: “Chất lượng
đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” là đề tài nghiên
cứu của riêng tôi. Các nội dung của luận văn được trình bày dựa trên quan điểm của cá
nhân, cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Lê Thị Ngân. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nôi, ngày



tháng

Tác giả luận văn

Hà Ngọc Huy

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các thầy giáo,
cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy, cô giáo của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi thực hiện đề tài này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với TS. Lê Thị Ngân, người hướng
dẫn khoa học trực tiếp cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn
đã có những đóng góp quý báu để tôi hoàn thiện luận văn của mình.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các đồng chí
lãnh đạo, cán bộ đang công tác tại Tỉnh Đoàn Thanh niên Cao Bằng, lãnh đạo Ủy ban
nhân dân huyện Quảng Uyên, các cơ quan, phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện Quảng Uyên, Huyện Đoàn Quảng Uyên và các đồng chí Lãnh đạo Đảng ủy
xã, cán bộ Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở, Chi đoàn, Đoàn viên, thanh niên tại Quảng
Uyên đã giúp đỡ cung cấp số liệu, thông tin, tài liệu và đóng góp ý kiến trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã
luôn ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Hà Nôi, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Hà Ngọc Huy

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ............................................................................................................................
iii

Danh

mục

chữ

viết

tắt

...................................................................................................... vi Danh mục bảng

............................................................................................................... vii Danh mục sơ
đồ, biểu đồ ................................................................................................. ix Danh mục
hộp ................................................................................................................... x Trích yếu
luận văn ........................................................................................................... xi Phần 1.
Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
1

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
1.3.
3

Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.5.
3


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn .......................................

Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ......................................................................... 5
2.1.
5

Cơ sở lý luận .........................................................................................................

2.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 5
2.1.2. Khái quát chung về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ............................
8
2.1.3. Cán bộ Đoàn cấp cơ sở ....................................................................................... 11
2.1.4. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 15
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ Đoàn cấp cơ sở ...........................
18
2.2.
20

Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................

2.2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại Việt Nam..................................... 20
3


2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ Đoàn ........................................................................................... 22
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ cơ sở thực tiễn cho địa bàn nghiên cứu ........................
26

4



Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 33

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 33
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ................................................ 34
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin ............................................. 36
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 37
Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 38
4.1.

Khái quát về hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở tại
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng .................................................................... 38

4.1.1. Hệ thống tổ chức cơ sở Đoàn.............................................................................. 38
4.1.2. Cơ cấu tổ chức cơ sở Đoàn tại Quảng Uyên....................................................... 39
4.1.3. Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn .......................................................................... 40
4.1.4. Đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở .......................................................................... 41
4.1.5. Đánh giá chung về tổ chức cơ sở Đoàn tại huyện Quảng Uyên ......................... 47
4.2.

Chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên,
tỉnh Cao Bằng ..................................................................................................... 47


4.2.1. Giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm........................................................................... 47
4.2.2. Trình độ của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở...................................................... 50
4.2.3. Kỹ năng, nghiệp vụ đoàn .................................................................................... 55
4.2.4. Phẩm chất đạo đức, lối sống ............................................................................... 58
4.2.5. Mức độ hoàn thành công việc ............................................................................. 62
4.2.6. Kết quả triển khai các hoạt động, phong trào cách mạng của Đoàn ................... 64
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng .................................................................... 69

4.3.1. Lòng yêu nghề, trách nhiệm với công việc ......................................................... 69
4.3.2. Công tác quy hoạch, cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ Đoàn ....................... 70
4.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ................................................................ 71
4.3.4. Điều kiện làm việc .............................................................................................. 74
4.3.5. Chính sách đãi ngộ.............................................................................................. 77
4.3.6. Các yếu tố khác ................................................................................................... 79

4


4.4.

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng .................................................................... 80

4.4.1. Quan điểm, định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở .................... 80
4.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở trên địa bàn
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng .................................................................... 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 91
5.1.

Kết luận............................................................................................................... 91

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 93

5.2.1. Đối với Trung ương ............................................................................................ 93
5.2.2. Đối với Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ............................................. 93
5.2.3. Đối với Cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã của huyện Quảng Uyên .......... 94
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 95
Phụ lục ............................................................................................................................ 99

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BQ

Bình quân

CBĐ

Cán bộ đoàn

CC

Cơ cấu

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

LLCT

Lý luận chính trị

SL


Số lượng

TNCS

Thanh niên cộng sản

TTN

Thanh thiếu niên

UBND

Ủy Ban nhân dân

VH, TT

Văn hóa, thể thao

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình dân số huyện Quảng Uyên qua 3 năm 2013 -2015 ................... 29

Bảng 3.2.


Giá trị sản xuất của huyện Quảng Uyên giai đoạn 2013 – 2015 ............... 31

Bảng 3.3.

Cách thu thập nguồn thông tin thứ cấp ...................................................... 34

Bảng 3.4.

Đối tượng điều tra và số lượng mẫu điều tra ............................................. 35

Bảng 4.1.

Cơ cấu tổ chức cơ sở Đoàn huyện Quảng Uyên phân theo các
khối chuyên môn........................................................................................ 39

Bảng 4.2.

Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn năm 2015
tại huyện Quảng Uyên ............................................................................... 40

Bảng 4.3.

Cơ cấu cán bộ Đoàn cấp cơ sở phân theo chức danh và độ tuổi................ 43

Bảng 4.4.

Giới tính, độ tuổi và kinh nghiệm của các cán bộ Đoàn cấp cơ sở
được điều tra .............................................................................................. 48

Bảng 4.5.


Trình độ của các cán bộ Đoàn cấp cơ sở được điều tra ............................. 52

Bảng 4.6.

Đánh giá của cán bộ Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở về kỹ năng
nghiệp vụ của bản thân .............................................................................. 56

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ các Chi đoàn về kỹ năng nghiệp vụ của bản thân .... 57

Bảng 4.8.

Kết quả đánh giá về phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ Đoàn
cấp cơ sở .................................................................................................... 60

Bảng 4.9.

Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở
huyện Quảng Uyên giai đoạn 2013 - 2015 ................................................ 62

Bảng 4.10. Đánh giá về khả năng giải quyết công việc của cán bộ Đoàn cơ sở,
Chi đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Quảng Uyên ....................................... 63
Bảng 4.11. Đánh giá về khả năng giải quyết công việc của cán bộ các Chi đoàn
trên địa bàn huyện Quảng Uyên ................................................................ 64
Bảng 4.12. Kết quả tổ chức các hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn
huyện Quảng Uyên (2013 – 2015)............................................................. 67
Bảng 4.13. Đánh giá của ĐVTN về lòng yêu nghề, trách nhiệm với công việc
của cán bộ Đoàn cấp cơ sở......................................................................... 69

Bảng 4.14. Công tác quy hoạch cán bộ đoàn cấp cơ sở trên địa bàn huyện
Quảng Uyên ............................................................................................... 70

vii


Bảng 4.15. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở
huyện Quảng Uyên giai đoạn 2013 - 2015 ................................................ 71
Bảng 4.16. Các kỹ năng cần trang bị cho Cán bộ đoàn cấp cơ sở ............................... 72
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bộ Đoàn cấp cơ sở về các lớp đào tạo, bồi dưỡng
và tập huấn ................................................................................................. 73
Bảng 4.18. Điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động Đoàn tại các Đoàn cơ sở và
Chi đoàn cơ sở ........................................................................................... 76
Bảng 4.19. Nhận xét, đánh giá của cán bộ Đoàn cơ sở về chế độ chính sách ............. 77
Bảng 4.20. Đánh giá về mức độ quan tâm của chính quyền địa phương tới đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp cơ sở ............................................................................... 79
Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ Đoàn cấp cơ sở về khen thưởng, kỷ luật .................. 80

8


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 4.1.

Tổ chức hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
huyện Quảng Uyên ................................................................................. 38

Biểu đồ 4.1.


Số lượng cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên giai đoạn
2013 – 2015 ............................................................................................ 42

Biểu đồ 4.2.

Cơ cấu cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại Quảng Uyên phân theo giới tính ...... 45

Biểu đồ 4.3.

Trình độ của cán bộ Đoàn cấp cơ sở trên địa bàn huyện Quảng Uyên... 46

Biểu đồ 4.4.

Kết quả tự đánh giá về trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ Đoàn
cấp cơ sở ................................................................................................. 53

Biểu đồ 4.5.

Đánh giá của lãnh đạo về trình độ ngoại ngữ, tin học
của cán bộ Đoàn cấp cơ sở...................................................................... 54

Biểu đồ 4.6.

Đánh giá của lãnh đạo và Đoàn viên, thanh niên về kỹ năng, nghiệp vụ
của cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại Quảng Uyên ........................................... 58

Biểu đồ 4.7.

Đánh giá về chất lượng hoạt động Đoàn tại huyện Quảng Uyên ........... 68


9


DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1.

Nhận xét về tác phong làm việc của cán bộ Đoàn cấp cơ sở
tại địa phương ............................................................................................... 61

Hộp 4.2.

Ý kiến về điều kiện thời gian làm việc của cán bộ đoàn cấp cơ sở .............. 74

Hộp 4.3.

Ý kiến về điều kiện thời gian làm việc của cán bộ Chi đoàn cơ sở .............. 74

10


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Hà Ngọc Huy
2. Tên Luận văn: “Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Quảng Uyên, tỉnh
Cao Bằng”
3.Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng của tổ chức Đoàn, là cấp gần gũi nhất với đoàn
viên, thanh niên, trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Đoàn ở cơ sở. Đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp cơ sở đòi hỏi phải có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất chính trị,
đạo đức tốt, nếu không sẽ không thể phát huy được vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn và
tiềm năng của Đoàn viên, thanh niên. Cũng như vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn trên cả
nước, đội ngũ cán bộ Đoàn tại huyện Quảng Uyên có vai trò quan trọng trong công tác
đoàn kết, tập hợp, chăm lo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên, góp phần vào quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, việc tìm hiểu, phân tích thực trạng
chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, từ đó
nghiên cứu, đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng là rất cần thiết. Từ mục
tiêu trên đề tài đề ra các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức cơ sở Đoàn, cán bộ Đoàn
cấp cơ sở và chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở; (2) Đánh giá thực trạng chất
lượng của cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng; (3)Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng; (4)Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Về
thu thập số liệu thứ cấp, đề tài tiến hành thu thập các tài liệu đã công bố chính thức và
tiến hành kiểm định thực tế, khi sử dụng có trích dẫn đầy đủ. Về thu thập số liệu sơ cấp,
đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu tại 3 xã là xã Quốc Phong, xã Phi
Hải và thị trấn Quảng Uyên; sử dụng phương pháp chọn mẫu điều tra và điều tra bằng
bảng hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn các đối tượng mà đề tài cần điều tra, thu thập
số liệu; Ngoài ra, để thu thập số liệu sơ cấp đề tài còn sử dụng một số phương pháp như:
Hội thảo, thảo luận nhóm PRA, phương pháp quan sát…. Sau khi thu thập, số liệu được
xử lý trên phần mềm excel và sử dụng phương pháp phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp thống kê so sánh để phân tích số liệu.
Qua nghiên cứu cho thấy, số lượng cán bộ Đoàn cấp cơ sở trong trong những

năm qua có tăng lên nhưng hiện nay vẫn còn thiếu và yếu. Cán bộ Đoàn cấp cơ sở là
nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (trên 82,14%). Tỷ lệ cán bộ Đoàn có trình độ văn hóa cấp 3 đạt
11


84,09% tương ứng 259 người, trình độ văn hóa của cán bộ Chi đoàn vẫn còn 49 người
có trình độ văn hóa cấp 2, tương ứng 19,37%. Toàn huyện có 01 cán bộ đoàn cấp cơ sở
có trình độ trên đại học, tương ứng với tỷ lệ 0,32%, có 61 cán bộ có trình độ đại học,
cao đẳng tương ứng tỷ lệ 19,81%. Về trình độ lý luận chính trị, chưa có cán bộ Đoàn
nào có trình độ cao cấp, 19 cán bộ có trình độ trung cấp tương ứng 5,19%, 36 cán bộ có
trình độ sơ cấp tương ứng 11,69%. Đối với trình độ tiếng anh, tin học của đội ngũ cán
bộ Đoàn cấp cơ sở hiện nay nhìn chung vẫn còn rất yếu. Kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ
Đoàn cơ sở, Chi đoàn cơ sở đã được đảm bảo, tuy nhiên đối với cán bộ Chi đoàn vẫn
chưa thực sự tốt, đòi hỏi trong thời gian tới cần được tập huấn, bồi dưỡng thêm...
Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở
trên địa bàn huyện Quảng Uyên hiện nay, qua điều tra cho thấy, lòng yêu nghề, trách
nhiệm với công việc, đa số cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại địa phương được đánh giá cao;
Đối với công tác quy hoạch cán bộ Đoàn cấp cơ sở hiện nay còn một số bất cập ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn; Công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ tuy đã có bước tiến mới nhưng còn hạn chế về nội dung, phương
pháp, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ Đoàn cấp cơ
sở tại địa phương; Thời gian làm việc của cán bộ Đoàn cấp cơ sở nhìn chung khá eo
hẹp, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đoàn trên địa bàn còn hạn chế, trang thiết bị
còn rất thiếu. Chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay chưa đảm bảo,
chưa tương xứng, nhất là chính sách đãi ngộ và chính sách tiền lương.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Quảng
Uyên trong thời gian tới, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp bao gồm: (i) Hoàn thiện
công tác quy hoạch, tuyển chọn cán bộ Đoàn cấp cơ sở; (ii) Nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn; (iii) Hoàn thiện công tác đánh giá đối với cán bộ Đoàn cấp
cơ sở; (iv) Đẩy mạnh công tác khen thưởng, kỷ luật; (v) Thực hiện tốt chế độ chính sách

đối với cán bộ Đoàn cấp cơ sở; (vi) Trang bị thêm cơ sở vật chât, kỹ thuật phục vụ hoạt
động Đoàn; (vii) Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa
phương.

xii


THESIS ABSTRACT
1. Author: Hà Ngọc Huy
2. Thesis: “Quality of Youth Union grass-root staff in Quang Uyen district, Cao Bang
province”
3.Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

4. Institution: Vietnam National University of Agriculture

Youth grass-root units are ground base of Youth Union, closest to the Union
member, youngers, and they directly conduct functions, tasks of Youth Union in grass
root. Staff of Youth grass-root units are required profession, knowledge, political
quality unless they cannot fulfill role of Youth Union and potentials of the Union
members as well as youngers. As role of Youth Union staff over the country, the staff in
Quang Uyen has played an important role in solidarity movement to gather, take care,
train and develop youngers in order to contribute to socio-economic development of the
district. Therefore, to understand and analyze quality status of Youth Union grass-root
staff in Quang Uyen district, Cao Bang province are needed. The research objectives
include: (1) To systemize theoretical and empirical base of Ho Chi Minh Communist
Youth Union, Youth Union grass-root units, the Union grass-root staff and quality of
the staff; (2) To evaluate quality status of the Union grass-root staff in Quang Uyen
district, Cao Bang province; (3) To analyze factors effecting on quality of the Union

grass-root staff in Quang Uyen district, Cao Bang province; (4) To recommend
solutions in order to improve quality of the Youth Union grass-root staff in Quang Uyen
district, Cao Bang province.
In this research, I use methods including: About collecting secondary data, I
collect officially published documentaries and test in reality as well as use them with
citation. About collecting primary data, I use sampling method with 03 communes of
Quoc Phong, Phi Hai and Quang Uyen town; using sampling method on survey by
questionnaire to collect information needed by the thesis; Besides, to collect primary
data, I also use several other methods including: workshop, focus group discussion,
observation…. After collecting data, the data is processed on Excel and analyzed by
statistic descriptives, comparison statistics.
The research shows that, number of Youth Union grass-root staff has increased
recent years but still small and poor quality. Male proportion of grass-root staff is
dominated (over 82,14%). High-school proportion of the grass-root staff reachs to
84,09% with 259 personnel, there are still 49 personnel in the grass-root units at
secondary level (19,37%). In the district, there is only one grass-root staff at higher
university level, equivalently 0,32%, there are 61 staff at college and university level,
equivalently 19,81%. About level of political understanding, there is no staff at senior
13


level, 19 staff at junior level equivalently 5,19%, 36 staff at secondary level
equivalently 11,69%. About English fluency and computer level, Youth Union grassroot staff still are at poor level in genera. Professional skills of the Union grass-root
staff and grass-root units are guaranteed but that of grass-root unit staff are not good,
need more time to be trained and developed...
About factors effecting on quality of Youth Union grass-root staff in Quang
Uyen district, the analysis shows that love and responsibility in the job should be
appriciated; About personnel master plan in grass-root units, there are several constrains
which strongly effect on quality of the Union grass-root staff; Training activities in
profession have been upgraded but still have limitations in content, methodology and

have not meet the demand of training for the Union grass-root staff in the district;
Working time of the Union grass-root staff is quite limited, facilities for Youth Union
operation in the communes are limited and poor. Supporting policy for the Union grassroot staff has not been appreciated especially policies of salary and living support.
To improve the quality of Youth Union grass-root staff in Quang Uyen district
in the future, the thesis recommends groups of solutions including: (i) To fulfil
personnel master plan and to recruit high quality staff for the Union grass-root units; (ii)
To improve quality of training for the Union grass-root staff; (iii) To enhance evaluation
of the Youth Union grass-root staff; (iv) To enhance activities of appreciation and
punishment; (v) To well conduct supporting policies for the Union grass-root staff; (vi)
To supply more facilities for Youth Union operation; (vii) To enhance appreciation of
communal and district leaders to Youth Union grass-root staff.

14


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, số người trong lứa
tuổi thanh thiếu niên (từ 10 – 30 tuổi) tính đến ngày 01/6/2015 là 25.078.764
người chiếm 27,7% dân số cả nước (Bộ Nội vụ và Quỹ dân số Liên hợp Quốc tại
Việt Nam, 2015), đây là lực lượng xã hội to lớn giữ vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiểu rõ tầm quan trọng của thanh thiếu niên, công tác thanh niên và vai
trò của đội ngũ cán bộ Đoàn, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vị trí, vai trò của
thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, tổ chức Đoàn là mắt xích quan
trọng trong hệ thống chính trị; công tác thanh thiếu niên là vấn đề sống còn của
dân tộc. Bên cạnh đó Đảng ta cũng xác định cán bộ là nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng. Về vai trò quan trọng của người cán bộ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành

công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Gắn với công tác thanh niên, Đảng
đặt ra nhiệm vụ cấp bách là phải tập hợp sâu rộng lực lượng thanh niên, bồi
dưỡng, xây dựng một lớp thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên”. Để thực hiện được
điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ Đoàn phải có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu
công việc.
Trong hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì
cấp cơ sở là cấp thấp nhất nhưng lại đặc biệt quan trọng. Vì tổ chức cơ sở Đoàn
là nền tảng của tổ chức Đoàn, là cấp gần gũi với đoàn viên, thanh niên nhất, trực
tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Đoàn ở cơ sở; triển khai các phong
trào cách mạng của Đoàn; đại diện cho lợi ích và quyền làm chủ của thanh niên;
trực tiếp tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở... Do đó, nếu đội
ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở nếu không có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất
chính trị, đạo đức tốt sẽ không thể phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của
đoàn viên, thanh thiếu niên, của tổ chức cơ sở Đoàn, đồng thời cũng không thể
hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi những tác động tiêu cực tác động đến đoàn viên,
thanh thiếu niên. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở là
việc làm hết sức quan trọng, cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn.

1


Cũng như vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn trên cả nước, đội ngũ cán bộ
Đoàn tại tỉnh Cao Bằng có vai trò quan trọng trong công tác đoàn kết, tập hợp,
bồi dưỡng và phát huy thanh niên, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Đứng trước yêu cầu mới trong giai đoạn phát triển kinh tế xã
hội hiện nay về nguồn nhân lực trẻ, để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của
tổ chức Đoàn ở cơ sở thì việc nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
Đoàn tại địa phương là rất cần thiết.
Với 11.495 người trong lứa tuổi thanh niên (chiếm khoảng 28,4% dân số
toàn huyện), huyện Quảng Uyên là một trong những huyện có tỷ lệ dân số trong

lứa tuổi thanh thiếu niên cao của tỉnh Cao Bằng, bởi vậy công tác thanh thiếu
niên là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp bộ Đoàn toàn
huyện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đội ngũ cán bộ Đoàn, nhất là đội ngũ cán
bộ Đoàn cấp cơ sở đóng vai trò đặt biệt quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại địa phương vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chưa cao, còn hiện tượng quá tuổi so với quy
định... Bên cạnh đó, việc đánh giá, tổng kết một cách có hệ thống chất lượng đội
ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên chưa được tiến hành và chưa
có giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng. Do đó, việc tìm hiểu chất lượng
đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở cũng như các yếu tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại địa
phương là rất cần thiết. Xuất phát từ nhận định trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề:
“Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao
Bằng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng,
từ đó nghiên cứu, đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ
chức cơ sở Đoàn, cán bộ Đoàn cấp cơ sở và chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp
cơ sở.

2


- Đánh giá thực trạng chất lượng của cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện

Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn
cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức Đoàn và chất lượng đội ngũ cán bộ
Đoàn cấp cơ sở gồm những nội dung gì? Các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp cơ sở được thể hiện qua các chỉ tiêu nào?
- Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng
Uyên hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn
cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên?
- Cần những giải pháp gì để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp
cơ sở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng
cán bộ Đoàn cấp cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng cán bộ Đoàn cấp cơ sở, các giải pháp nâng cao chất lượng
cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
- Đối tượng khảo sát:
+ Cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng;
+ Cán bộ lãnh đạo huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng;
+ Đoàn viên, thanh niên đang sinh hoạt tại địa phương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ
Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng; nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp
cơ sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tại huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

3


- Phạm vi thời gian của số liệu:
Số liệu đã công bố phục vụ cho nghiên cứu về số lượng, cơ cấu, trình độ,
kết quả đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ... của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ
sở tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng được thu thập trong thời gian 3 năm từ
2013 đến 2015.
Số liệu sơ cấp thu thập từ các cán bộ Đoàn cấp cơ sở, các cán bộ Đoàn cấp
trên (Huyện Đoàn), các cấp ủy Đảng, chính quyền và Đoàn viên, thanh niên tại
huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng trong năm 2016.
Thời gian nghiên cứu của đề tài: từ ngày 01/11/2015 đến ngày 01/9/2016.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ thêm những lý luận và thực tiễn về tổ
chức Đoàn, tổ chức Đoàn cấp cơ sở, đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở, đây là
những luận cứ khoa học cho nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở.
Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ
Đoàn cấp cơ sở huyện Quảng Uyên hiện nay, đồng thời phân tích, đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở huyện Quảng
Uyên. So với các đề tài nghiên cứu trước đây về đội ngũ cán bộ Đoàn ở cơ sở,
chủ yếu tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở ở xã, phường, thị trấn.
Đề tài này mở rộng nghiên cứu tới đội ngũ cán bộ Chi đoàn cơ sở và Chi đoàn
với mục tiêu tìm hiểu khái quát những hạn chế, khó khăn mà đội ngũ cán bộ
Đoàn cấp cơ sở tại huyện Quảng Uyên đang gặp phải, từ đó có các giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở trên địa bàn.
Quảng Uyên là một huyện có tỷ lệ dân số trong lứa tuổi thanh thiếu niên cao
của tỉnh Cao Bằng, vì vậy đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở đóng vai trò quan trọng

trong công tác đoàn kết, tập hợp, chăm lo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên, góp
phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, việc
đánh giá, tổng kết một cách có hệ thống chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ
sở tại địa phương chưa được tiến hành thường xuyên và chưa có giải pháp đồng
bộ để nâng cao chất lượng. Do đó, nghiên cứu này mong muốn đánh giá một
cách khách quan về chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở. Từ đó làm căn cứ
để cấp ủy, chính quyền các cấp, các cấp bộ Đoàn có những chính sách phù hợp,
định hướng linh hoạt và các giải pháp thực tế nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại địa phương, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn ở cơ sở
ngày càng vững mạnh.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ Đoàn cấp cơ sở
Để làm rõ khái niệm về cán bộ Đoàn cấp cơ sở, trước tiên cần làm rõ khái
niệm về tổ chức cơ sở Đoàn, cán bộ, cán bộ Đoàn.
a. Khái niệm Tổ chức cơ sở Đoàn
Điều 17, chương IV, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X (2012)
quy định: "Tổ chức cơ sở Đoàn gồm Đoàn cơ sở, Chi Đoàn cơ sở và Chi Đoàn, là
nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo
đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ
trang nhân dân. Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn,
hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tuỳ thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo
hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Chi đoàn là tổ chức tế bào của
Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi, Đoàn cơ sở là cấp
trên trực tiếp của Chi đoàn".

Như vậy, tổ chức Đoàn cấp cơ sở (cơ sở Đoàn) bao gồm: Đoàn cơ sở, Chi
Đoàn cơ sở, Chi Đoàn. Trong đó, Chi Đoàn là đoàn cấp dưới và trực thuộc Đoàn
cơ sở.
b. Khái niệm cán bộ
Trong cuốn Những vấn đề cơ bản về Hành chính Nhà nước và chế độ
công vụ, công chức do Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (2011) biên soạn có
nêu: "Cán bộ là một trong những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công
chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
khoa học hành chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra những
cách giải thích khác nhau về thuật ngữ “cán bộ”. Thuật ngữ “cán bộ” được sử
dụng khá lâu tại các nước xã hội chủ nghĩa và bao hàm trong phạm vi rộng
những người làm việc trong khu vực nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức
chính trị xã hội".
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là những người đem chính sách
của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời

5


đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt
chính sách cho đúng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (Đức Vượng và cs., 2000).
Cán bộ là người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà
nước, Đảng và các đoàn thể; người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan,
một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ (Thái Xuân Đệ, 2010).
Cán bộ được định nghĩa là: “Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn
trong cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể” (Nguyễn Như ý và cs., 2008).
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: "Cán bộ là công dân Việt
Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước. Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử,
phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ".
Nói tóm lại: Cán bộ chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng
cốt trong một tổ chức, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các
quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát
triển của tổ chức.
c. Khái niệm cán bộ Đoàn
Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2010) quy định: "Cán bộ
Đoàn là những người giữ chức danh Bí thư chi đoàn, Phó bí thư, Bí thư Đoàn cấp
cơ sở trở lên. Cán bộ Đoàn được Đại hội, hội nghị của Đoàn tổ chức theo nhiệm
kỳ qui định tín nhiệm bầu vào chức danh Bí thư và được Đoàn cấp trên công
nhận. Các qui trình giới thiệu nhân sự, bầu cử phải thực hiện theo đúng hướng
dẫn của TW Đoàn. Một số trường hợp đặc biệt được Đoàn cấp trên và cấp uỷ
Đảng cùng cấp chỉ định phân công nhiệm vụ".
Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng công tác tổ chức – kiểm tra do Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2016) biên soạn có nêu: "Cán bộ Đoàn
là những người hoạt động trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp thực
hiện công tác vận động, tập hợp, đoàn kết, giáo dục TTN và xây dựng tổ chức
Đoàn vững mạnh theo quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
và Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh".

6


Cán bộ Đoàn bao gồm cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, không
chuyên trách và kiêm nhiệm công tác Đoàn. Cán bộ Đoàn chuyên trách là người
được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp chi trả để thực hiện
công tác Đoàn, Hội, Đội. Cán bộ Đoàn bán chuyên trách, không chuyên trách là
người chỉ được hưởng phụ cấp hoặc tính giá trị lao động trong chi phí trả lương

để thực hiện công tác Đoàn, Hội, Đội. Cán bộ kiêm nhiệm công tác Đoàn là
người không được hưởng lương, phụ cấp từ việc tham gia công tác Đoàn, Hội,
Đội (Lê Văn Cầu, 2010).
d. Khái niệm cán bộ đoàn cấp cơ sở
Như vậy, căn cứ theo khái niệm về tổ chức cơ sở Đoàn, khái niệm cán bộ
và khái niệm về cán bộ Đoàn thì cán bộ Đoàn cấp cơ sở là công dân Việt Nam,
có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác; được đoàn viên thanh niên tín nhiệm
và bầu cử qua Đại hội của Đoàn; được phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong tổ chức Đoàn cấp cơ sở. Cán bộ Đoàn cấp cơ sở bao
gồm: Bí thư Chi Đoàn; Bí thư, Phó bí thư Đoàn cơ sở; Bí thư, phó Bí thư Chi
đoàn cơ sở.
2.1.1.2. Khái niệm chất lượng cán bộ
Đề có khái niệm chính xác về khái niệm chất lượng cán bộ thì đầu tiên
chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về chất lượng.
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó
khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn (Bộ Khoa học và
Công nghệ, 2007).
Nguyễn như ý và cs. (2008) định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng:
1. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật. 2. Cái tạo nên bản chất sự
vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.
Chất lượng là giá trị về mặt lợi ích (Thái Xuân Đệ, 2010).
Ngô Thị Bích Hường (2011) cho rằng: “Hiểu một cách khái quát chất
lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự việc”. Theo
cách hiểu như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ được xem xét dưới nhiều giác độ
khác nhau:
Thứ nhất, chất lượng đội ngũ cán bộ được xác định trong mối quan hệ
giữa số lượng với vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ được giao. Tính hợp lý

7



được biểu hiện ở sự tinh giảm đến mưc tối ưu. Đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, mỗi cá nhân phát huy được hết năng lực, sở trường
của mình hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần thúc đẩy cho bộ máy vận
hành thông suốt và đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ được thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt
động và phụ thuộc nhiều yếu tố như: Năng lực, phẩm chất, tính tích cực, tự giác
của mỗi cán bộ. Điều kiện cơ sở vật chất, tính tổ chức khoa học, tính hợp lý trong
hoạt động của bộ máy.
Thứ ba, chất lượng đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng cán
bộ thể hiện qua các giác độ sau:
- Phẩm chất chính trị đạo đức: Đó là quan điểm, lập trường tư tưởng, đạo
đức lối sống của cán bộ, sự tín nhiệm của nhân dân và uy tín của họ trước tập thể,
cộng đồng.
- Trình độ năng lực: Bao gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh
tế, sự am hiểu và năng lực thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
- Khả năng hoàn thành nhiệm vụ: Đó là tập hợp khả năng của cán bộ như:
Khả năng quản lý điều hành, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng và xử lý.
Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ bao gồm trình độ năng lực, khả năng
hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất chính trị đạo đức, ý thức trách nhiệm với công
việc, ý thức tự giác…
2.1.2. Khái quát chung về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X (2012) khái quát về tổ chức
Đoàn như sau: "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã
hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến,
phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp: Cấp Trung ương, cấp tỉnh và
tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở.

8


2.1.2.1. Vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh
Trong cuốn sách Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Đoàn các trường đại học, cao
đẳng do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2011a) biên soạn
có nêu về vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
+ Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong hệ
thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên tạo
nên quyền lực của nhân dân theo cơ chế: " Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và
nhà nước quản lý". Với vị trí này Đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan Nhà nuớc,
các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo, giáo
dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên và thanh niên tích
cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
+ Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn giữ vai trò là
người phụ trách trực tiếp và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, giúp đỡ vật
chất, tài chính và lựa chọn cán bộ làm công tác thiếu niên nhi đồng.
+ Đối với phong trào thanh niên và các tổ chức xã hội của thanh niên
(gồm: Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam…) Đoàn là
hạt nhân chính trị, đóng vai trò nòng cốt trong các phong trào và tổ chức thanh
niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ các Hội thanh niên thực hiện mục đích, tôn chỉ theo
Điều lệ của các Hội.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Hệ thống tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm có 4 cấp, tùy theo mỗi
cấp lại có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Theo cuốn Tài liệu chuyên đề bồi
dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Đoàn ở cơ sở do Trung ương Đoàn

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2011b) biên soạn thì chức năng, nhiệm vụ
tổng quát của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm có:
+ Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đội quân
xung kích cách mạng. Chức năng này biểu hiện ở việc Đoàn luôn xác định nhiệm
vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng Đảng, là nguồn cung cấp cán bộ cho
Đảng và là người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang
của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Đào tạo môi trường
đưa thanh niên vào các hoạt động, giúp đỡ họ rèn luyện và phát triển nhân cách,
năng lực của con người lao động mới phù hợp với yêu cầu hiện nay.
9


×