Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Bổ sung chế phẩm probiotic chịu nhiệt trong khẩu phần ăn của lợn con (pidu x ly) từ 7 42 ngày tuổi tại công ty TNHH lợn giống dabaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN DUY HOAN

BỔ SUNG CHẾ PHẨM PROBIOTIC CHỊU NHIỆT
TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN CON
(PIDU × LY) TỪ 7 - 42 NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY
TNHH LỢN GIỐNG DABACO
Chuyên ngành:

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Đặng Thúy Nhung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, mọi nguồn thông tin sử dụng trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Hoan

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Đặng Thúy Nhung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thế Tường - Phó tổng Giám đốc Công
ty Cổ phần tập đoàn DABACO, Th.S Phạm Văn Học – Phó tổng Giám đốc và Ban giám
đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân Công ty TNHH lợn giống DABACO đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Hoan

3


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .......................................................................................................................
iii Mục lục ...........................................................................................................................
iii Danh mục viết tắt ............................................................................................................
vii Danh mục bảng ..............................................................................................................
viii

Danh

mục

hình,

biểu

đồ

................................................................................................... ix Trích yếu luận văn
............................................................................................................


x

Thesis

abstract................................................................................................................. xii Phần
1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.
2

Mục đích .............................................................................................................

1.3.
2

Yêu cầu ...............................................................................................................

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Đặc điểm sinh lý của lợn con ............................................................................. 3

2.1.1.
3

Đặc điểm sinh trưởng của lợn con ......................................................................


2.1.2.

Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt.......................................................... 3

2.1.3.

Đặc điểm tiêu hóa của lợn con ........................................................................... 4

2.1.4.

Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng .................................................. 6

2.1.5.

Đặc điểm về khả năng miễn dịch........................................................................ 6

2.1.6.

Ảnh hưởng của cai sữa đến sự thay đổi hình thái học của niêm mạc ruột
non ở lợn con ...................................................................................................... 8

2.2.
8

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ........................................................................

2.2.1.
8


Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày ......................................

2.2.2.
9

Nhu cầu về năng lượng .......................................................................................

2.2.3.
9

Nhu cầu về protein và axit amin .........................................................................

2.2.4.

Nhu cầu về khoáng ........................................................................................... 10

2.2.5.

Nhu cầu vitamin................................................................................................ 11
4


2.2.6.
11
2.3.

Nhu cầu nước của lợn .......................................................................................
Hội chứng tiêu chảy của lợn con ...................................................................... 11

2.3.1.

11

Khái niệm về hội chứng tiêu chảy ....................................................................

2.3.2.
12

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ...................................................................

5


2.3.3.

Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con....................................... 14

2.4.

Chế phẩm probiotic chịu nhiệt.......................................................................... 16

2.4.1.

Giới thiệu về probiotic ...................................................................................... 16

2.4.2.

Giới thiệu về chế phẩm Fubon.......................................................................... 19

2.5.


Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................... 21

2.5.1.

Tình hình trong nước ........................................................................................ 21

2.5.2.

Tình hình ngoài nước........................................................................................ 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 24
3.1.

Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 24

3.1.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 24

3.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 24

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 24


3.3.1.

Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm ............... 24

3.3.2.

Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp ......................................... 25

3.3.3.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 25

3.4.

Công thức thức ăn và thành phần dinh dưỡng của công thức thí nghiệm ........ 26

3.4.1.

Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 – 42 ngày tuổi ................... 27

3.4.2. Thành phần hoá học của công thức cho lợn con giai đoạn từ 7 – 42 ngày tuổi
....... 28
3.4.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 30

3.4.4.

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.................................................................... 30


3.4.5.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 33
4.1.

Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Fubon vào khẩu phần ăn đối với
lợn con giai đoạn 7- 21 ngày tuổi ..................................................................... 33

4.1.1.

Khả năng tăng khối lượng cơ thể của lợn con giai đoạn 7-21 ngày tuổi .......... 33

4.1.2.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi ..................... 35

4.1.3.

Sinh trưởng tương đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi .................................... 37

4.1.4.

Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi ................................. 38

4.1.5.

Ảnh hưởng của việc sử dụng Fubon đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con giai

đoạn 7 – 21 ngày tuổi ....................................................................................... 39

5


4.2.

Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Fubon trong phần ăn đối với lợn
con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi........................................................................ 41

4.2.1.

Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi ................................... 41

4.2.2.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi ........................ 42

4.2.3.

Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
đoạn 22 – 42 ngày tuổi ..................................................................................... 44

4.2.4.

Ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm Fubon đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn
con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi........................................................................ 46

4.3.


Hiệu quả của việc sử bổ sung chế phẩm Fubon cho lợn con giai đoạn 22
– 42 ngày tuổi ................................................................................................... 48

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 51
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 51

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52
Phụ lục .......................................................................................................................... 56

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CS

: Cộng sự

ĐC

: Đối chứng


DDGS

: Distillers dried grais with solubes
(Chất hòa tan ngũ cốc đã được sấy khô)

DE

: Digestible Energy (Năng lượng tiêu hóa)

ESBM

: Enzyme – treated soybean meal
(bột đậu tương đã được xử lý bằng enzyme)

FCR

: Feed Conversion Ratio
(Hệ số chuyển đổi thức ăn)
hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

FLF

: Feeding pigs with fermented liquid feed
(Nuôi lợn bằng thức ăn lỏng lên men)

GTDD

: Giá trị dinh dưỡng


KL

: Khối lượng

LxY

: Landrace x Yorkshire

ME

: Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

Pi x Du

: Piétraint x Duroc

TĂTN

: Thức ăn thu nhận

TN

: Thí nghiệm

TPHH

: Thành phần hóa học

vii



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi ..................................... 26
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn từ 22 – 42 ngày tuổi .................. 26
a

Bảng 3.3 . Công thức thức ăn cho lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi ......................... 27
b

Bảng 3.3 . Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi ......... 28
a

Bảng 3.4 . Thành phần dinh dưỡng của công thức thí nghiệm cho lợn từ 7 - 21
ngày tuổi....................................................................................................... 29
b

Bảng 3.4 . Thành phần dinh dưỡng của công thức thí nghiệm cho lợn từ 22 - 42
ngày tuổi....................................................................................................... 29
Bảng 4.1. Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai đoạn 7- 21 ngày tuổi .............. 33
Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi ............... 36
Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi .............. 37
Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn từ 7-21 ngày tuổi ............. 39
Bảng 4.5. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi ......... 40
Bảng 4.6. Khối lượng lợn con giai đoạn từ 22 - 42 ngày tuổi ..................................... 41
Bảng 4.7. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ 22- 42 ngày tuổi ................ 43
Bảng 4.8. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
đoạn 22 - 42 ngày tuổi ................................................................................ 45
Bảng 4.9. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 22 - 42 ngày tuổi ............................. 47
Bảng 4.10. Hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Fubon cho lợn con giai đoạn từ

22 – 42 ngày tuổi.......................................................................................... 49

8


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Khối lượng lợn con giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi........................................ 34
Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 - 21 ngày tuổi............................. 37
Biểu đồ 4.3. Khối lượng lợn con giai đoạn từ 22 – 42 ngày tuổi................................. 42
Biểu đồ 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi............... 43
Biểu đồ 4.5.
46

Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn từ 22 - 42 ngày tuổi ...........

Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con giai đoạn từ 22 – 42 ngày tuổi..................... 48
Biểu đồ 4.7. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Fubon cho lợn con giai đoạn
22 – 42 ngày tuổi ..................................................................................... 50

9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Duy Hoan
Tên Luận văn: "Bổ sung chế phẩm Probiotic chịu nhiệt trong khẩu phần thức
ăn của lợn con (PIDU x LY) từ 7 - 42 ngày tuổi tại công ty TNHH lợn giống
DABACO"
Ngành: Chăn Nuôi


Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Probiotic chịu nhiệt (chế phẩm
Fubon) trong khẩu phần ăn của lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 42 ngày tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính
- Nội dung 1: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Probiotic chịu nhiệt (chế
phẩm Fubon) đến khả năng sinh trưởng của lợn giai đoạn từ 7 - 42 ngày tuổi.
- Nội dung 2: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Probiotic chịu nhiệt (chế
phẩm Fubon) đến khả năng thu nhận của lợn con lai giai đoạn từ 7 - 42 ngày tuổi.
- Nội dung 3: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Probiotic chịu nhiệt (chế
phẩm Fubon) với khả năng phòng tiêu chảy của lợn giai đoạn từ 7 - 42 ngày tuổi.
- Nội dung 4: Hiệu quả chăn nuôi của việc bổ sung chế phẩm Probiotic chịu
nhiệt (chế phẩm Fubon) trong thức ăn cho lợn con lai từ 7 - 42 ngày tuổi.
Nguyên vật liệu
- Lợn con (PiDu x LY) từ 7 - 42 ngày tuổi tại Công ty TNHH lợn giống
DABACO, Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh.
- Chế phẩm Probiotic chịu nhiệt là chế phẩm Fubon do công ty TNHH
Angle
Yest,Trung Quốc sản xuất
Phương pháp nghiên cứu
- Xác định thành phần hóa học, thành phần dinh dưỡng của nguyên liệu và thức
ăn thí nghiệm cho lợn con giai đoạn từ 7 - 42 ngày tuổi.
- Tiến hành bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Đối với lợn con theo mẹ: Chọn 27 lợn nái nuôi con (trung bình là

10



11 lợn con/nái) chia làm 3 lô: 1 lô đối chứng (ĐC), 2 lô thí nghiệm (TN): lô TN1, lô
TN2. Mỗi lô thí nghiệm gồm 9 lợn nái (1 nái/lần lặp lại x 9 nái/lô x3 lô).
+ Giai đoạn 2: Đối với lợn con sau cai sữa (từ 22- 42 ngày): Chọn 270 lợn con
PiDu sau cai sữa đồng đều về khối lượng từ các lần thí nghiệm. Lợn con từ lô ĐC, TN1,
TN2 được phân vào 3 lô tương ứng lô ĐC, TN1, TN2. Mỗi lô thí nghiệm có 30 con và
thí nghiệm được lặp lại 3 lần (30 con x 3 lô x 3 lần lặp lại). Trong đó:
Lô ĐC: Sử dụng KPCS
Lô TN1: Sử dụng KPCS + 0,03% Fubon
Lô TN2: Sử dụng KPCS + 0,05% Fubon
Sau đó tiến hành theo dõi các chỉ tiêu: Khối lượng lợn con 7, 14, 21, 42 ngày
tuổi (kg/con), tiêu tốn thức ăn giai đoạn 7 - 21 và 22 – 42 ngày tuổi (g/con), tỉ lệ tiêu
chảy giai đoạn 7 - 21 và 22 – 42 ngày tuổi (%).
Kết quả chính và kết luận
Kết quả chính
- Bổ sung 0,05% chế phẩm Fubon vào khẩu phần ăn cho lợn con từ 7 – 42 ngày
tuổi đã cho khối lượng cơ thể lợn con lúc 42 ngày tuổi cao nhất 15,92 kg/con. Sự sai
khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).
- Bổ sung 0,05% chế phẩm Fubon vào khẩu phần ăn cho lợn con từ 7 – 42 ngày
tuổi đã cho khối lượng cơ thể lợn con lúc 42 ngày tuổi đem lại hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt nhất là 1,15 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
- Bổ sung 0,05% chế phẩm Fubon vào khẩu phần ăn cho lợn con từ 7 – 42 ngày
tuổi tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy thấp nhất theo 2 giai đoạn lần lượt là 8,08% và 7,78%.
- Bổ sung chế phẩm Fubon với mức 0,03% và 0,05% vào khẩu phần ăn cho lợn
con giai đoạn từ 7 – 42 ngày tuổi đều đem lại hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn cao hơn so
với không sử dụng chế phẩm Fubon và cao nhất là bổ sung 0,05% Fubon.
Kết luận
- Sử dụng công thức thức ăn hỗn hợp được bổ sung 0,05% Fubon trên đàn lợn
con theo mẹ và lợn con cai sữa đưa vào sản xuất tại Nhà máy Chế biến thức ăn chăn

nuôi DABACO Hoàn Sơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh, công tác chăn
nuôi lợn con của các trại thuộc công ty DABACO và trại lợn ở miền Bắc.

11


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duy Hoan
Thesis title: “Probiotic supplements refractory products in the diets of pigs (PIDU x
LY) from 7-42 day old piglets Co. Ltd. DABACO”.
Major: Animal Science
Code: 60.62.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Assessing the effect of Fubon supplements on (PiDu x LY)
piglet diet from 7 to 42 days old..
Materials and Methods
- Content 1: Effect of probiotic supplementation refractory products
(preparations Fubon) to the growth of pigs period from 7-42 days old.
- Contents 2: Effect of probiotic supplementation refractory products (Fubon
products) the possibility of inclusion of hybrid piglets period from 7-42 days old.
- Contents 3: Effect of probiotic supplementation refractory products
(preparations Fubon) with the possibility of pigs diarrhea prevention period from 7-42
days old.
- Contents 4: The effect of the addition of animal husbandry products refractory
Probiotics (preparations Fubon) in feed for pigs bred from 7-42 days old.
Materials
- PiDu x LY piglets from 7 to 42 days on customer’s farm in pedigree DABACO
Co.Ltd. Tan Chi, Tien Du, Bac Ninh province.
- Fubon products, which were manufactured by công ty TNHH Angle Yest,
Corporation, China.

Methods
- To determine chemical & nutrition ingredients of test feed. There are products
which was produced for piglets from 7 days - 10 kg piglet from 7 to 42 days by
DABACO Co.Ltd
- Test Arrangement: This test was divided two phases.
st

+ 1

phase: For nursery piglet: choose 27 sows (average 11 suckling
st

nd

piglets/sow), they was divided to 4 groups: 1 control group, 2 test groups: 1 , 2 . Each
group included 1 sows and 1 replications (1 sows x 3 groups x 9 replications).
nd
+ 2 phase: For weaning piglet (21 - 42 days old): choose 270 piglets, they have
st

nd

same feature, weight from 1 phase. Piglet on 2 phase divided on each group same 1
st

nd

phase: control group, 1 test group, 2 test group. Detail:
Control group: Using basic dietary
st

1 group: Using basic dietary + 0,03% Fubon

xii

st


nd

2 group: Using basic dietary + 0,05% Fubon
After that tracking some index include: weight of piglet at 7, 14, 21, 42 day old
(kg/head), FCR in two phases: 7 - 21 & 21 - 42 day old (gram/head), the rate of diarrhea
in two phases: 7 - 21 & 21 - 42 day old (%).
Main findings and conclusions
Main findings
- Supplement 0,05% Fubon on (PiDu x LY) piglet diet from 7 to 42 days old has
the best affect to weight of piglet at 42 days old (15,92 kg/head) (P < 0,05).
- Supplement 0,05% Fubon on (PiDu x LY) piglet diet from 7 to 30 days old
has the best affect to FCR index, FCR of piglet on 21- 42 day old phase is the lowest
1,11 kg feed/kg gain weight in 3 test groups.
- Supplement 0,05% Fubon on (PiDu x LY) piglet diet from 7 to 42 days old
has the best affect to diarrhea prevention. The rate of diarrhea is the lowest in 2th test
st

nd

group: 8% (1 phase) and 7,78% (2 phase).
- Supplement 0,05% Fubon and 0,03% Fubon on (PiDu x LY) piglet feed from
7 to 42 days have more efficiency than using basic dietary. Especially, this is 0,05%
Fubon..

Conclusions.
- Recipes suggest using compound feed on the herd and piglets are weaned
piglets additional 0,05%Fubon put into production at the processing plant feed Hoan
Son DABACO to serve to the needs business development, the pig breeding activities
of the camp and the camp of the company DABACO pigs in the north.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam chăn nuôi lợn là một bộ phận quan trọng ngành chăn nuôi,
trong đó thịt lợn chiếm 63 - 65% trong tổng số các loại thịt (Lê Thanh Hải,
2008). Cùng với nghề trồng lúa nước, chăn nuôi lợn được hình thành từ lâu đời
và ngày càng phát triển khẳng định vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, khoa học ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày
càng cao; do vậy, ngành chăn nuôi lợn đang đẩy mạnh xu thế chăn nuôi theo
hướng công nghiệp.Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, thức ăn chiếm vị trí vô
cùng quan trọng bởi nó cung cấp đầy đủ protein, lipit, axit amin, khoáng…là
những yếu tố quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn. Chính vì
vậy, thức ăn phải được phối hợp khẩu phần đầy đủ và hợp lý mới mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Ngoài yếu tố thức ăn, việc phòng, chống
dịch bệnh cũng cần được chú trọng và có ý nghĩa vô cùng lớn trong chăn nuôi.
Trong chăn nuôi lợn , chăm sóc lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa
được quan tâm nhất bởi việc làm này có vai trò quyết định mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Giai đoạn này do phải thay đổi môi trường sống mà lợn con bị giảm
sức tiêu thụ thức ăn tăng nhiễm các vi sinh vật có hại làm mất cân bằng hệ vi
sinh vật đường ruột, do đó tăng tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ còi cọc, các bệnh đường tiêu
hóa…. Hội chứng tiêu chảy thường xảy ra trên lợn con đặc biệt là lợn con sau
cai sữa đã gây thiêt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Do vậy, việc bổ sung các

chế phẩm vi sinh vật có lợi cho lợn con nhằm thiết lập sự cân bằng vi sinh vật
đường ruột giúp hạn chế tiêu chảy là điều cần thiết.
Hiện nay, trên thị trường thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới có rất nhiều các chế phẩm vi sinh vật như: probiotic, prebiotic,…đã
được sử dụng vào khẩu phần ăn nhằm giảm tỷ lệ tiêu chảy, tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn của vật nuôi. Đặc biệt, nhiều chế phẩm probiotic còn được khuyến cáo sử
dụng vào thức ăn cho lợn con để thay thế kháng sinh. Probiotic là chất bổ sung vi
sinh vật sống có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn, hạn chế tiêu diệt những vi sinh vật gây hại trong đường ruôt. Do vậy,
men vi sinh này sẽ làm giảm đáng kể tỉ lệ tiêu chảy ở lợn con mới sơ sinh.
Chế phẩm Probiotic chịu nhiệt (chế phẩm Fubon) của công ty TNHH
Angle Yest – Trung quốc sản xuất được khuyến cáo sử dụng tăng cường hệ miễn

1


dịch, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế sự phát triển của vi sinh vật có
hại, hỗ trợ sự tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trên lợn. Nhằm hiểu rõ tác
dụng của chế phẩm Fubon đối với lợn con chúng tôi tiến hành đề tài: “Bổ sung
chế phẩm Probiotic chịu nhiệt trong khẩu phần ăn của lợn con (PIDU × LY)
từ 7 - 42 ngày tuổi tại công ty tnhh lợn giống DABACO".
1.2. MỤC ĐÍCH
- Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Fubon trong khẩu phần ăn
của lợn con tập ăn từ 7 – 42 ngày tuổi.
1.3. YÊU CẦU
- Theo dõi, ghi chép số liệu đầy đủ, đảm bảo tính khách quan, trung thực.
- Nắm được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn
qua các giai đoạn.
-


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con
Sau khi sinh lợn con có tốc độ sinh trưởng rất nhanh được thể hiện thông
qua sự tăng về khối lượng cơ thể . Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10
ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần , 30 ngày
tuổi tăng gấp 5 lần khối lượng sơ sinh.
Khối lượng lợn con đạt được ở các thời điểm như: sơ sinh, cai sữa, xuất
chuồng có mối tương quan thuận khá chặt chẽ, nghĩa là khối lượng lúc sơ sinh
càng cao thì có khả năng khối lượng lúc cai sữa cao (Vũ Đình Tôn và Trần Thị
Nhuận, 2005). Nếu lợn sơ sinh hơn nhau 0,5kg thì tương đương với 1kg hơn
nhau ở thời điểm cai sữa và nếu khối lượng ở thời điểm cai sữa hơn nhau 0,1kg
thì ở thời điểm đạt khối lượng giết thịt sẽ sớm hơn 1 ngày. Lợn con nuôi trong
giai đoạn cai sữa nếu tăng trọng bình quân mỗi ngày thêm 5g thì thời điểm đạt
khối lượng giết thịt sẽ sớm hơn 1 ngày.
2.1.2. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con rất kém, dễ bị ảnh hưởng bởi
các tác động từ bên ngoài môi trường. Lợn con sơ sinh có sự thay đổi rất lớn về
0

điều kiện sống; khi trong cơ thể mẹ nhiệt độ ổn định 38,5 C. Khi ra bên ngoài
nhiệt độ cơ thể của lợn thay đổi tùy theo từng ngày, từng mùa khác nhau. Do vậy,
lợn con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm đường huyết và có thể bị chết. Nguyên nhân
chủ yếu do:
+ Lông lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng nên khả năng giữ nhiệt hạn chế.
+ Diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên mức độ mất nhiệt
cao hơn.

+ Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp
năng lượng chống lạnh bị hạn chế.
+ Hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chưa hoàn chỉnh do trung
khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não mà vỏ não là cơ quan phát triển muộn
nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.
Trong giai đoạn này việc duy trì thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào sự

3


hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn.
Nhịp tim của lợn con tăng hơn so với lợn trưởng thành rất lớn. Bình
thường đối với lợn trưởng thành nhịp tim là 75 lần/phút, song ở giai đoạn đầu sau
khi mới đẻ nhịp tim tăng lên tới 200 lần/phút. Lượng máu đến các cơ quan trong
cơ thể cũng rất lớn đạt 150ml/kg khối lượng trong 1 phút, trong khi đó ở lợn
trưởng thành chỉ đạt 30 – 40ml/kg khối lượng trong 1 phút.
Lợn con rất mẫn cảm với nhiệt độ vì cơ quan điều tiết nhiệt chưa hoàn
chỉnh. Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của lợn con tăng chậm từ khi mới sinh
đến 2 tuần tuổi do vậy trong 2 tuần đầu chúng tất dễ mẫn cảm với thay đổi lớn
của nhiệt độ bên ngoài. Mỗi loại gia súc gia cầm đều có một giới hạn sinh thái
về nhiệt độ và độ ẩm nhất định, độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao là điều
bất lợi cho lợn con, bởi vì độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát
triển, ngoài ra độ ẩm càng cao thì càng làm tăng thêm độ lạnh trong chuồng nuôi.
Cho nên việc quản lý nhiêt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi cho phù hợp với tuổi
của lợn và giữ cho nhiệt độ trong chuồng nuôi ổn định trong một ngày đêm là rất
quan trọng (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
2.1.3. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa của lợn con đó chính là sự phát
triển rất nhanh song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về
dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày lợn con khi mới sinh chỉ có

dung tích 2,5 ml đã tăng lên 1.815 ml vào lúc 70 ngày tuổi.
Tiêu hóa thức ăn của lợn diễn ra ở 3 giai đoạn:
* Tiêu hóa ở miệng
Tiêu hóa ở miệng gồm 3 giai đoạn là lấy thức ăn, nước uống; nhai, tẩm
thức ăn với nước bọt và nuốt. Tiêu hóa diễn ra với 2 quá trình: Tiêu hóa cơ học
do nhai và tiêu hóa hóa học do các enzyme trong nước bọt.
Amylase nước bọt có hoạt tính cao trong những ngày lợn con mới sinh và
từ
2 – 21 ngày tuổi. Tùy theo lượng thức ăn và lượng tiết sữa khác nhau, thức ăn
có phản ứng axít yếu và khô thì nước bọt chủ yếu để thấm ướt và làm mềm thức
ăn.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Lợn con mới sinh ra sống nhờ sữa mẹ. Sau khi cai sữa lợn con sống tự lập
nên phải trải qua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái cấu tạo và hoạt
4


động sinh lý của ống tiêu hóa để thích ứng với điều kiện mới. Dung tích dạ dày
của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, 20 ngày gấp 8 lần và 60 ngày
tuổi gấp 60 lần trong khi dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít và sau đó
tăng chậm đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 – 4 lít.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hoàn thiện do một số enzyme tiêu
hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, đặc biệt là ở 3 tuần đầu. Khoảng 25 ngày
đầu sau khi đẻ, enzyme pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa
protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con chỉ có HCl ở dạng tự
do và enzyme pepsinogen không hoạt động mới được HCl hoạt hóa thành pepsin
hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở dạng tự do nên lợn con
dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hoá. Chúng
ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn
bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ 7 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi (Võ Trọng

Hốt và cs., 2000).
* Tiêu hóa ở ruột
+ Theo Trần Thị Dân (2006), lợn con sơ sinh dung tích ruột non 100ml,
20 ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, và 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già, lợn
con sơ sinh có dung tích 40 – 50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3 đạt 2,1lít; tháng
thứ 4 là 7 lít; và tháng thứ 7 từ 11 – 12 lít. Hoạt tính của các ezyme thay đổi từ sơ
sinh đến trưởng thành.
+ Amylase và maltase: Hai enzyme này có trong dịch tụy từ khi lợn con
mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp nên khả năng tiêu hoá tinh bột
còn kém. Sau 3 tuần tuổi enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nên
khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
+ Saccharase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi, hoạt tính của enzyme
saccharase còn thấp; vì vậy, nếu cho lợn con ăn đường saccharose thì rất dễ bị ỉa
chảy.
Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số enzyme tiêu hóa có hoạt tính
mạnh như: trypsin, cathepsin, lactase, lipase và chymotrypsin.
+ Trypsin: Là enzyme tiêu hóa protein của thức ăn. Ở thai lợn 2 tháng
tuổi trong chất chiết đã có enzyme trypsin, thai càng lớn hoạt tính của enzyme
trypsin càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra hoạt tính của enzyme trypsin dịch tụy rất
cao để bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsin dạ dày.
5


+ Cathepsin: Là enzyme tiêu hoá protein trong sữa. Đối với lợn con ở 3
tuần tuổi đầu, cathepsin có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần.
+ Lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Enzyme này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
sau đó hoạt tính của enzyme giảm dần.
+ Lipase và chymotrypsin: Đây là hai enzyme có hoạt tính mạnh trong 3
tuần đầu và sau đó hoạt tính giảm dần (Võ Trọng Hốt và cs., 2000).

Như vậy, lợn con mới sinh có khả năng tiêu hóa kém do các enzym có
hoạt lực tiêu hóa yếu. Hoạt động của các enzym chỉ thích hợp với việc tiếp nhận
và tiêu hóa sữa. Nhưng nếu có chế độ chăm sóc thích hợp khẩu phần ăn hợp lý có
cám ăn tập ăn sớm được chế biến hợp lý với thành phần dinh dưỡng đầy đủ và
cho lợn con tập ăn sớm sẽ cải thiện được hạn chế này.
2.1.4. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
Tiêu hóa thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường
tiêu hóa như: protein, carbohydrate, lipit để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hóa
có thể diễn ra theo các quá trình. (1) Quá trình cơ học: Nhai nuốt hoặc sự co bóp
của cơ trong đường tiêu hóa dể nghiền nhỏ thức ăn. (2) Quá trình hóa học: Là
quá trình tiêu hóa nhờ các enzyme tiết ra từ các tuyến trong đường tiêu hóa. (3)
Quá trình vi sinh vật: Đây là quá trình tiêu hóa nhờ bacteria và protozoa.
Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày và ruột
non. Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45% carbohydrate, 50% protein, 20 25% đường. Dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường và 87% protein,
ruột già chỉ còn không quá 10 - 15%.
Như vậy, lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh song những tuần đầu bị
hạn chế do chức năng của cơ quan tiêu hóa chưa thành thục.
2.1.5. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng
kháng thể trong máu lợn con tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Vì vậy,
người ta nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động vì nó phụ
thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít sữa từ mẹ.
Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ
trong sữa có tới 18 – 19% protein, trong đó γ – globulin chiếm tỷ lệ rất cao (34 –
45%) và có vai trò miễn dịch. Trong sữa đầu có một số loại kháng thể chủ yếu
như sau:
6


IgA là loại kháng thể đặc hiệu cho hệ thống hô hấp, hệ tiêu hóa và sinh

dục. Loại kháng thể này từ sữa mẹ và được hấp thu qua thành ruột vào trong cơ
thể lợn con. IgA có vai trò miễn dịch trực tiếp với bệnh do E. coli và một số
bệnh khác.
IgG là kháng thể đặc hiệu đối với các vi khuẩn do lợn mẹ tiếp xúc ở trong
chuồng đẻ như E. coli và các kháng thể bệnh dịch tả khi lợn mẹ được tiêm
phòng. Lợn con có loại kháng thể này từ sữa mẹ truyền sang và đây là loại kháng
thể tồn tại rất lâu trong máu, cho nên giúp cho lợn con có khả năng kháng lại
những loại vi khuẩn gây hại điển hình như E. coli.
IgM là kháng thể kháng các bệnh do vius cũng như một số bệnh khác
trong máu. Đây là loại kháng thể đầu tiên vào cơ thể để chống lại những bệnh lạ
đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, trong sữa đầu không chỉ có hàm lượng kháng thể lớn mà còn có
các loại kháng thể khác nhau để giúp cho lợn con có khả năng chống chịu được
với bệnh tật xâm nhập từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, khả năng hấp thu kháng thể
của lợn con thay đổi rất lớn theo thời gian.
Như vậy, quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ – globulin bị giảm rất
nhanh theo thời gian. Sở dĩ lợn con có khả năng hấp thu được nguyên vẹn phân
tử globulin là vì trong sữa đầu có kháng trypsin (antitrypsin), nó làm mất hoạt lực
của trypsin tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách ruột lợn con
mới sinh rất lớn nên phân tử globulin có thể được chuyển qua bằng con đường
ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian). Vì vậy, sau 24 giờ hàm
lượng globulin trong máu lợn con đã đạt tới 20,3mg%. Tại thời điểm này các tiểu
phần protein sữa tuần hoàn trong máu không nguy hiểm đối với lợn con vì thời
gian này lợn chưa hình thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không
phải là kháng nguyên.
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân lợn con trong thời
kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây người ta cho rằng tới 2
tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở lợn con. Nghiên
cứu tại Bruno (Cộng hòa Séc) gần đây cho thấy chỉ ngay sau ngày đẻ thứ hai một
số cơ quan trong cơ thể lợn con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, khả

năng này của lợn con còn rất hạn chế và nó chỉ được hoàn chỉnh khi lợn con
được một tháng tuổi (Vũ Đình Tôn, 2009).

7


2.1.6. Ảnh hưởng của cai sữa đến sự thay đổi hình thái học của niêm mạc
ruột non ở lợn con
Cấu trúc đặc trưng nhất của niêm mạc ruột non ở động vật có vú nói
chung và của lợn nói riêng là sự tồn tại của các lông nhung (đơn vị hấp thu nhỏ
nhất của cơ quan tiêu hóa). Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại các hốc
nhỏ, nơi mà từ đó dịch ruột và các chất lỏng khác được tiết vào khoang ruột. Ở
những lợn con khỏe mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 - 4 lần so với
chiều sâu của các hốc giữa chúng. Tương quan giữa chiều cao lông nhung và độ
sâu của các hốc phản ánh tình trạng và khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng tỏ giữa chiều cao lông nhung và tốc độ
sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa có tương quan rất chặt chẽ. Theo Li
và CS (1990), hệ số tương quan giữa tốc độ sinh trưởng và chiều cao của lông
nhung là: r = 0,63; P<0,05. Pluske et al. (1996) cho thấy hệ số tương quan này là:
r = 0,78; P<0,05. Nếu giảm chiều cao của lông nhung sẽ dẫn đến giảm diện tích
bề mặt hấp thu, giảm hàm lượng enzyme trong mỗi tế bào niêm mạc ruột. Nhiều
công trình nghiên cứu đã khẳng định cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung
và tăng độ sâu của các hốc niêm mạc ruột ở lợn con trong những ngày đầu cai
sữa. Chiều cao của các lông nhung và tăng độ sâu của các hốc nhỏ giữa chúng
trong niêm mạc ruột non, giải thích cho hiện tượng giảm khả năng tiêu thụ thức
ăn, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy sau
cai sữa và dẫn đến giảm thậm chí ngừng tốc độ sinh trưởng của lợn con trong giai
đoạn sau cai sữa (hiện tượng ức chế sau cai sữa) (Pluske et al., 1996).
2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON
2.2.1. Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày

Khi cho lợn con tập ăn nên cho ăn với một lượng nhỏ với khoảng cách
đều đặn và chia làm nhiều bữa trong ngày sẽ nâng cao được năng suất lợn con.
Phương pháp nuôi dưỡng này người chăn nuôi có thể khắc phục được 2 vấn
đề, một là tránh tồn dư thức ăn lâu trong máng, hai là tăng khả năng hấp thu
của lợn con.
Sau khi cai sữa, lợn con thường bị khủng hoảng, tránh tình trạng đó cần
giảm thức ăn hằng ngày. Cách giảm lượng thức ăn cho ăn hàng ngày như sau:
Ngày đầu cai sữa giảm 1/2 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa; ngày tiếp
theo cai sữa giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa; ngày tiếp theo
sữa giảm 1/4 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa. Nếu quan sát thấy lợn

8


không có vấn đề về đường tiêu hóa thì cho lợn ăn bình thường như trước ngày
cai sữa rồi tăng dần theo nhu cầu của lợn con.
Theo Pluske et al. (1996), những lợn con được ăn một bữa trong ngày bị
ỉa chảy nhiều hơn so với nhóm lợn được ăn tự do, trái lại những con cho ăn hạn
chế năng suất lại khá nhất. Việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến ứ máu trong dạ dày,
ruột. Vì vậy, cho ăn hạn chế trong thời gian sau cai sữa có hiệu quả rõ rệt đối với
việc phòng tránh bệnh ỉa chảy. Số lần cho ăn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
của lợn con. Khi cho ăn được ăn 3 lần/ngày thì sẽ tiêu hóa được 13,5% nhưng khi
cho ăn 5 lần/ngày thì sẽ tiêu hóa được 19,7%.
2.2.2. Nhu cầu về năng lượng
Để có cơ sở bổ sung năng lượng cho lợn con cần căn cứ vào mức năng
lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của lợn con, từ đó quyết định mức sử
dụng cho lợn con.
Từ tuần tuổi thứ 3 lợn con mới bắt đàu có nhu cầu bổ sung năng lượng và
mức này càng ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm
+ Lợn con đang bú sữa có thể xác định lượng thức ăn thu nhận theo

phương trình sau (NRC, 1998):
2

DE ăn vào (Kcal/ngày) = -151,7 + (11,2 × ngày tuổi) R = 0,72
+ Lợn con sau cai sữa với khối lượng khoảng từ 5 – 15kg, lượng thức ăn
thu nhận được xác định như sau (NRC, 1998):
2

2

DE ăn vào (Kcal/ngày) = -1,531 + (455,5 ×BW) – (9,46 × BW ) R =0,92
Khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn con cần giàu năng lượng. Tuy nhiên,
nếu tỷ lệ dầu trong thức ăn quá 7%, lợn con sẽ giảm thu nhận.
Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng phải là những loại giàu năng lượng,
dễ tiêu như: ngô, gạo, cám mỳ, cám gạo các loại 1. Những loại thức ăn tinh này
cũng phải chế biến thành dạng dễ tiêu cho lợn. Ngoài ra trong chăn nuôi bán
thâm canh có thể bổ sung rau xanh để tăng tính ngon miệng cho lợn con.
2.2.3.Nhu cầu về protein và axit amin
Cung cấp đủ protein cho lợn con ở giai đoạn này rất quan trọng bởi vì đây
là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn.
Protein (protein thô) trong thức ăn được xác định bằng lượng nitrogen
tổng số × 6,25. Việc xác định dựa trên tỷ lệ nitrogen/protein trung bình là 16g

9


nitrogen/100g protein. Đơn vị cấu tạo cơ bản của protein là các axit amin. Trong
protein chứa 20 loại axit amin chính và chia thành 2 nhóm: nhóm các axit amin
thiết yếu và nhóm các axit amin không thiết yếu. Nhóm axit amin thiết yếu
(không thay thế được) là những axit amin cơ thể không tự tổng hợp được để thỏa

mãn nhu cầu mà thường phải bổ sung qua thức ăn.
Khẩu phần thức ăn giai đoạn 10 – 21 ngày tuổi cần cung cấp 25% protein
cân bằng và giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi là 20% (Perz et al. 1986). Nguồn cung cấp
các protein có giá trị sinh vật học cao đối với lợn con như: bột thịt, bột sữa tách
bơ, bột máu, bột cá loại 1 và khô đậu tương,… Nguồn dinh dưỡng của lợn trong
21 ngày đầu chủ yếu là sữa mẹ.
Vì vậy, xây dựng khẩu phần cho lợn theo mẹ và lợn sau cai sữa không chỉ
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo tính ngon miệng và khả năng
tiêu hóa cao đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn con.
Ở lợn có 10 axit amin không thay thế được như sau: arginine, valine,
leucine, isoleucine, threonine, tryptophan, lysine, histidine, methionine,
phenylalanine.
Như vậy việc bổ sung đầy đủ protein và axit amin là rất cần thiết và có ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn con
2.2.4. Nhu cầu về khoáng
Chất khoáng tham gia cấu tạo mô cơ thể, các quá trình chuyển hóa của cơ
thể và là thành phần của các enzyme chứa kim loại. Ở gia đoạn lợn con theo mẹ
và lợn con sau cai sữa thì đây là giai đoạn lợn con phát triển rất mạnh cả hệ cơ và
hệ xương. Vì vậy, thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng
và sinh sản bị ngừng trệ.
Ca và P là hai nguyên tố có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương.
Nếu cung cấp thiếu Ca sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng còi xương. Mức cung
cấp trong khẩu phần đối với Ca là 0,8 % so với vật chất khô khẩu phần, đối với
P là
0,6% so với vật chất khô khẩu phần. Nguồn Ca và P được thường được bổ sung
trong khẩu phần ăn cho lợn con là bột xương, vôi bột, bột đá,...
Fe và Cu là 2 yếu tố chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho lợn con
và là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa; vì vậy cần phải cung cấp trong
khẩu phần đầy đủ cho lợn con. Hai nguyên tố này chủ yếu tham gia vào quá trình
tạo máu cho lợn con.Người chăn nuôi cần tiến hành tiêm lần thứ nhất vào ngày

thứ 3 sau khi đẻ và có thể tiêm lần thứ 2 vào ngày thứ 13. Phương pháp này rất
10


đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Đồng chỉ cần một lượng rất nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho lợn con với
mức từ 6 – 8ppm. Song đối với lợn con bú sữa lượng đồng có thể bổ sung vào
khẩu phần với lượng từ 125 – 250ppm đem lại tốc độ sinh trưởng cao hơn. Dạng
bổ sung đồng vào trong khẩu phần ăn cho lợn con thường là: CuSO4. 5H2O,
CuO, CuCO3 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
2.2.5. Nhu cầu vitamin
Vitamin là những hợp chất hữu cơ không mang năng lượng, hoạt động với
một lượng rất nhỏ, phần lớn chúng không được tổng hợp trong cơ thể người và
động vật, chúng không thể thay thế lẫn nhau, đóng vai trò quan trọng trong các
hoạt động và quá trình phát triển của cơ thể vì vậy thiếu vitamin sẽ gây ra những
triệu chứng thiếu hoặc bệnh đặc hiệu.
Vitamin ở giai đoạn này lợn con nhận chủ yếu ở lợn mẹ. sữa mẹ hầu như
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lợn con. Riêng vitamin D, nếu lợn con được vận
động dưới ánh sáng mặt trời sẽ được bổ sung đầy đủ nguồn vitamin này
Dựa vào tính chất hòa tan mà vitamin được chia thành 2 nhóm: nhóm hòa
tan trong dầu mỡ (vitamin A, D, E, K) và nhóm hòa tan trong nước (vitamin C và
các vitamin nhóm B). Vai trò chủ yếu của vitamin trong cơ thể như là chất xúc tác
trong đồng hóa các chất dinh dưỡng. Trong nguyên liệu thức ăn, vitamin chủ yếu
tồn tại dưới dạng tiền chất của vitamin hoặc đồng enzyme. Do đó, vitamin cần
được chuyển hóa thành dạng sử dụng và hấp thu được.
2.2.6. Nhu cầu nước của lợn
Nước có chức năng chính giúp giữ hình thể tế bào và điều hòa nhiệt độ cơ
thể. Mặc dù trong 3 tuần đầu lợn thường ăn ít thức ăn, song lượng thức ăn thu
nhận sẽ ít hơn nếu không cung cấp đủ nước uống (NRC, 1998).
Nước chiếm 50 – 60% khối lượng cơ thể. Trong máu và sữa, nước chiếm

đến 80 – 95%. Vì vậy, nếu cơ thể mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao
đổi chất và nếu mất 20% lượng nước cơ thể, lợn sẽ chết (Trương Lăng, 2003).
2.3. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY CỦA LỢN CON
2.3.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường
tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, mức độ
tuổi mắc bệnh. Tùy theo nguyên nhân chính mà nó được gọi theo nhiều tên

11


×