Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của các hộ dân tại thị xã hoàng mai, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẬU PHI LƯỢNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO
CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐẬU PHI LƯỢNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO
CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

8310105

Quyết định giao đề tài:



410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

913/QĐ-ĐHNT ngày 20/8/2018

Ngày bảo vệ:

12/9/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS LÊ KIM LONG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến nghèo của các hộ dân tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Đậu Phi Lượng


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi luôn nhận
được sự hướng dẫn tận tình, những lời động viên, khích lệ, sự thấu hiểu và sự giúp đỡ
to lớn từ quý Thầy Cô giáo, Gia đình và Bạn bè của tôi. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Thành Thái, người
hướng dẫn tôi nghiên cứu. Nếu không có những lời nhận xét, góp ý quý giá để xây
dựng đề cương luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Thầy trong suốt quá
trình nghiên cứu thì luận văn này đã không hoàn thành. Tôi cũng học được rất nhiều từ
Thầy về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ ích khác.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kinh tế
nói riêng và quý Thầy, Cô ở trường Đại học Nha Trang nói chung nơi tôi học tập và
nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.
Chân thành cảm ơn UBND thị xã Hoàng Mai, Chi cục Thống kê thị xã Hoàng
Mai, UBND các xã, phường cùng các hộ dân trên địa bàn thị xã, đã giúp đỡ trong suốt
thời gian tiến hành khảo sát địa bàn và cung cấp những số liệu, thông tin liên quan,
hữu ích cho luận văn này.
Sau cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho gia đình, anh chị em, vợ và các con
tôi, cũng như những bạn bè, đồng nghiệp của tôi. Những cố gắng của tôi để hoàn thành
luận văn này là dành cho họ.
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 04 năm 2018
Tác giả luận văn

Đậu Phi Lượng

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ ......................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, với đơn vị
nghiên cứu là hộ gia đình. ...............................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3
1.5.1. Về mặt lý luận .......................................................................................................3
1.5.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................................3
1.6. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5
2.1. Một số khái niệm ......................................................................................................5
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình ...........................................................................................5
2.1.2. Khái niệm hộ nghèo...............................................................................................6
2.1.3. Khái niệm về nghèo đói.........................................................................................6
2.2. Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo ..............................................................8
2.2.1. Cơ sở xác định nghèo ............................................................................................8
2.2.2. Các chỉ số đo lường và đánh giá nghèo...............................................................10

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo .....................................................................13
2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước ............................................................................16
v


2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................16
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................19
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ....................................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................29
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................29
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................29
3.3. Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................30
3.4. Loại dữ liệu cho nghiên cứu ...................................................................................31
3.4.1. Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................................31
3.4.2. Dữ liệu sơ cấp ......................................................................................................31
3.5. Công cụ phân tích dữ liệu.......................................................................................31
3.6. Mô hình lượng hóa .................................................................................................32
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........34
4.1. Mô tả mẫu điều tra..................................................................................................34
4.2. Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................36
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................42
5.1. Kết luận...................................................................................................................42
5.2. Các hàm ý chính sách .............................................................................................43
5.2.1. Giảm số người sống phụ thuộc............................................................................43
5.2.2. Thực hiện chính sách về giới...............................................................................44
5.2.3. Về học vấn ...........................................................................................................44
5.2.4. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề ..................................45

5.2.5. Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân ....................................................46
5.2.6. Chính sách về đất canh tác ..................................................................................46
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCPTVN

: Báo cáo phát triển Việt Nam

CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

ESCAP

: Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

GDP

: Thu nhập bình quân đầu người

LĐ TB & XH

: Lao động Thương binh và Xã hội

MPI


: Chỉ số nghèo đa chiều

PPA

: Phương pháp đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

UN

: Liên Hợp Quốc

UNDP

: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

WB

: Ngân hàng thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Các nhân tố gây ra tình trạng nghèo đói .......................................................13
Bảng 2.2: Các phát hiện về động thái nghèo của đánh giá nghèo với sự tham gia của
người dân .......................................................................................................................14

Bảng 2.3: Đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn ..............................................16
Bảng 2.4: Các yếu tố tác động đến nghèo .....................................................................20
Bảng 3.1: Phân bổ mẫu nghiên cứu...............................................................................31
Bảng 3.2: Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu............................................33
Bảng 4.1: Phân phối tần suất của biến giới tính ............................................................34
Bảng 4.2: Đặc điểm về sức khỏe ...................................................................................34
Bảng 4.3: Tình trạng việc làm của chủ hộ.....................................................................34
Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến định lượng.............................................................35
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Binary Logistic...................................................................36
Bảng 4.6: Tác động biên của các yếu tố đến sự thay đổi xác suất nghèo của hộ dân
(xem chi tiết ở phụ lục 2)...............................................................................................37
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu ........................42

viii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài ............................................................................27
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................29

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chính ảnh
hưởng đến đến tình trạng nghèo của các hộ dân tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giảm nghèo cho các hộ dân tại
địa phương nghiên cứu.
Nghiên cứu sử cách tiếp cận định lượng để tiến hành phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến nghèo bằng kỹ thuật thống kê mô tả và mô hình hồi quy Binary Logistic

với phương pháp ước lượng thích hợp cực đại (ML). Dữ liệu cho nghiên cứu là loại dữ
liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng việc khảo sát số liệu từ 360
hộ dân tại 10 xã, phường thuộc thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Dữ liệu thứ cấp được
thu thập chủ yếu từ Chi cục thống kê thị xã Hoàng Mai và UBND thị xã Hoàng Mai.
Kết quả phân tích cho thấy trong 7 nhân tố đề xuất ở mô hình nghiên cứu ban
đầu thì có 6 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến nghèo của các hộ dân, gồm:
Giới tính của chủ hộ, học vấn của chủ hộ, tình trạng sức khỏe, việc làm của chủ hộ, số
người sống phụ thuộc, diện tích đất canh tác.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, một số hàm ý chính sách cũng được
tác giả đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách tại thị xã Hoàng Mai để thiết kế các
chính sách nhằm giúp địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững cho các hộ dân tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
Từ khoá: Nhân tố ảnh hưởng, nghèo đói, hồi quy Binary Logistic, Hoàng Mai,
Nghệ An

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của các nhà
hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu. Mặc dù, thế giới đã có những
bước tiến quan trọng trong khoa học kỹ thuật, kinh tế cũng như các lĩnh vực khác.
Những thành quả của tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua đã góp phần quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, đói nghèo lại vẫn
còn tồn tại trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Hơn 1/3 dân số thế giới sống trong
cảnh nghèo túng, trong đó hơn 1,4 tỉ người đang sống trong cảnh nghèo tuyệt đối
(Nguyễn Trọng Hoài, 2013). Đói nghèo thường tạo ra một vòng luẩn quẩn: thu nhập
thấp, không được tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông
tin,… từ đó không tìm kiếm được việc làm dẫn đến ít có cơ hội thoát nghèo. Chính vì

thế, đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người,
cộng đồng cũng như mỗi quốc gia (Đặng Nguyên Anh, 2015). Do vậy, giảm nghèo đã
là một trong những vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Trong phát triển kinh tế xã hội,
vấn đề giảm nghèo là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu của Việt Nam.
Việt Nam luôn coi vấn đề xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề kinh tế - xã
hội bức xúc cần giải quyết để tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nhân tố có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội hàng đầu để
đi đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thời gian qua,
Việt Nam đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.
Năm 2010 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 14,2% thì năm 2015 chỉ còn 4,25% (theo chuẩn
nghèo giai đoạn 2011 – 2015 tiếp cận dựa trên việc đo lường theo thu nhập).
Thị xã Hoàng Mai nằm ở phía Bắc của tỉnh Nghệ An. Về vị trí địa lý: Phía Bắc
giáp huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), phía Tây và Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, phía
Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên: 169,75 km2, cơ cấu hành chính gồm 5
phường và 5 xã; có bờ biển dài 10 km; dân số là 110.000 người với 26800 hộ, mật độ
dân số 659 người/km2. Các hộ dân sống chủ yếu bằng các nghề kinh doanh thương
mại, dịch vụ; sản xuất nông nghiệp; Tỷ lệ hộ nghèo của thị xã theo chuẩn nghèo mới
vẫn còn khá cao 4.2% (1.127 hộ). Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã
lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, văn
1


hoá - xã hội đến năm 2020 như sau: “Tập trung làm tốt công tác quy hoạch và quản lý
quy hoạch. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đúng hướng. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm. Tích
cực triển khai các giải pháp để thu hút đầu tư. Đảm bảo vệ sinh môi trường và quản lý
trật tự đô thị đi vào nề nếp. Đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới, xây dựng
trường chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội và cải thiện đời sống
nhân dân. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững (Tỷ lệ hộ nghèo giảm

bình quân từ 1-1,5%/năm với nhiệm vụ đẩy mạnh giảm nghèo bền vững). Bảo đảm an
ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải
cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Để thực hiện đạt chỉ tiêu giảm hộ nghèo theo Nghị quyết Đảng bộ thị xã đề ra là
một vấn đề khó khăn, đòi hỏi cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng xã
hội và sự tự vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững của người dân. Từ những lý do
trên, để có cơ sở tham mưu, đề xuất cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tập
trung vào các giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững, việc chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của các
hộ dân tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu là cần thiết và hữu ích
nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính
sách của Thị xã trong việc thiết kế các chính sách xóa đói giảm nghèo một cách có
hiệu quả và bền vững hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các
nhân tố chính tác động đến nghèo của các hộ dân tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An,
qua đó gợi ý các hàm ý chính sách tác động nhằm giảm nghèo cho người dân tại khu
vực này.
Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân tại tại thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
(2) Xem xét tác động của các nhân tố đó đến nghèo của các hộ dân tại thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
(3) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm nghèo cho người dân tại thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
2


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tại thị xã Hoàng

Mai, tỉnh Nghệ An?
(2) Những nhân tố đó tác động như thế nào đến nghèo của các hộ dân tại thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
(3) Các hàm ý chính sách nào nhằm giảm nghèo cho các hộ dân tại thị xã
Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghèo đói và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, với đơn vị
nghiên cứu là hộ gia đình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ dân thuộc 10 xã, phường
gồm: xã Quỳnh Lập, Quỳnh Liên, Quỳnh Lộc, Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh; phường
Mai Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Thiện và Quỳnh Xuân.
Về thời gian: Số liệu cho nghiên cứu này được thu thập từ các hộ dân trong
khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghèo
của các hộ dân, qua đó đưa ra những gợi ý chính sách để giảm nghèo cho các hộ dân.
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.5.1. Về mặt lý luận
Bổ sung thêm bằng chứng thực tiễn về nghèo đói tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Cung cấp luận cứ khoa học cho các hàm ý chính sách trong công tác giảm
nghèo tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
1.6. Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu thành 5 chương. Chương 1. GIỚI THIỆU. Trong chương
này tác giả giới thiệu những vấn đề cơ bản của nghiên cứu như: Tính cấp thiết của đề
tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
3



cứu, ý nghĩa của kết quả nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. Chương 2. TỔNG QUAN
TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT. Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết
liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm các lý thuyết và quan điểm về nghèo đói;
các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; khung phân tích
của nghiên cứu. Chương 3: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Chương này trình bày
cách tiếp cận nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, dữ liệu thu thập và công
cụ phân tích dữ liệu, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết của nghiên cứu. Chương 4:
PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Nội dung chính của
chương này trình bày kết quả phân tích hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH. Chương cuối trình bày kết luận và
đề xuất một số hàm ý chính sách cho nhà quản, cũng như những hạn chế của nghiên
cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai cũng được chỉ ra.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm hộ gia đình
Hộ gia đình đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. Trải qua
mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình được biểu hiện dưới
những hình thức khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là sự hoạt động của sản
xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của
cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích lũy cho gia đình và cho xã hội (Phạm Thị
Hương Dịu, 2009).
Vương Thị Vân (2009) thì đưa ra 3 tiêu thức chính thường được nói đến khi
định nghĩa khái niệm hộ gia đình: có quan hệ huyết thống và hôn nhân; cùng cư trú; có
cơ sở kinh tế chung. Tác giả cũng cho rằng, đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm
những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Vì vậy, khái niệm hộ thường
được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp thành khái niệm chung là hộ

gia đình.
Mặc dù có những cách tiếp cận và quan niệm khác nhau, nhưng về cơ bản hộ gia
đình đều có những đặc điểm chung, đó là:
Thứ nhất, hộ là tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung
huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của hộ không phải cùng
chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các thành
viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài...)
Thứ hai, hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao
động chung; có vốn hoặc chương trình, kế hoạch sản xuất hoặc kinh doanh chung, là
đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo
thỏa thuận có tính chất gia đình. Hộ không phải là một thành phần kinh tế đồng nhất,
mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước.
Hộ là đơn vị quản lí dân số ở Việt Nam, bao gồm những người có quan hệ về
gia đình cùng ở chung một nhà được cơ quan quản lí cấp cho một quyển sổ hộ khẩu
ghi rõ họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp của từng người. Chủ hộ là người đúng đầu hộ,
thay mặt hộ thực hiện các quy định về đăng kí và quản lí hộ khẩu trong hộ của mình.
5


Hộ gia đình gồm những người có quan hệ gia đình như ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng,
con, anh, chị, em ruột và những người khác được chủ hộ đồng ý cho nhập vào cùng ở
chung một nhà (Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, 2002).
2.1.2. Khái niệm hộ nghèo
Có nhiều cách hiểu về nghèo nhưng hầu hết các khái niệm nghèo đều đề cập đến
mức sống vật chất của người dân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khái niệm về
nghèo được mở rộng liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ như: giáo dục, văn
hóa, y tế… không chỉ liên quan đến kinh tế thuần túy. Nghèo đôi khi còn được xem
xét về thể chế kinh tế thị trường không hiệu quả hay thể chế nhà nước thiếu trách
nhiệm giải trình và không vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch. Mở rộng
hơn nữa, nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin

và lòng tự trọng.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính
sách trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo
chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu (Văn phòng quốc gia về giảm
nghèo, 2015).
2.1.3. Khái niệm về nghèo đói
Là người đầu tiên đi tìm thước đo nghèo và trong những hoàn cảnh cụ thể ở
thành phố York nước Anh vào đầu thế kỷ 20, Rowntree (1910) cho rằng nghèo là tình
trạng thiếu một số lượng tiền cần để có được những thứ tối thiểu cần thiết cho việc duy
trì thể chất thuần túy.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen,
Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 01
đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm
thiết yếu để tồn tại” (theo Võ Tất Thắng, 2013).
Hội nghị bàn về giảm nghèo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức ở Băng Cốc tháng 9 năm 1993 đã đưa ra khái niệm và định nghĩa
nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”.
6


Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith quan niệm: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà
thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức
thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng
coi như các cần thiết tối thiểu để sống một cảnh đúng mức”.
Định nghĩa mới của Ngân hàng Thế giới đề cập đến nghèo ở khía cạnh rộng hơn
không chỉ là thiếu thốn điều kiện về vật chất mà còn là những vấn đề khác như giáo
dục, sức khỏe hay khả năng dễ bị tổn thương. Theo tổ chức này “Nghèo là khái niệm
vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất; nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên

thu nhập mà còn gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo
dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực”.
Quan niệm của Việt Nam về nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả
năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang
bằng với mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Như vậy, có ba điểm cần lưu ý về nghèo, đó là:
- Thứ nhất, nhu cầu thiết yếu: ăn, ở, mặc, đi lại, y tế, giáo dục và giao tiếp xã hội.
- Thứ hai, nghèo thay đổi theo thời gian, khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu cơ
bản của con người cũng thay đổi theo và có xu hướng ngày một cao hơn.
- Thứ ba, nghèo thay đổi theo không gian, thông qua định nghĩa này cũng chỉ cho
thấy sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự thay
đổi kinh tế xã hội của các quốc gia, từng vùng. Xu hướng chung là các nước phát triển,
ngưỡng nghèo đói càng cao ( theo Võ Tất Thắng, 2013).
Theo Ngân hàng thế giới (WB, 1991): “Nghèo là sự không hạnh phúc và được
xem xét chủ yếu trên khía cạnh tiêu dùng hàng hóa. Người nghèo là những người
không có đủ thu nhập hoặc tiêu dùng ở mức tối thiểu”.
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu
quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được
đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề
nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là
không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng
7


đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều
kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố
Liên hợp quốc, 6/2008).
Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế): để
tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối
thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn.

Theo BCPTVN (2004), Nghèo đói là tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía
cạnh, từ thu nhập hạn chế đến tính dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất
ngờ và ít có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định chung.
Theo các tổ chức Liên Hiệp Quốc, nghèo đói được hiểu theo 2 nghĩa: nghèo đói
tuyệt đối và nghèo đói tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân
cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống như nhu cầu ăn,
mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Còn nghèo đói tương đối là người có thu nhập thấp hơn thu
nhập trung bình của cộng đồng do sự bất bình đẳng xã hội tạo ra (Bộ LĐTB&XH, 1994).
Như vậy, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh 3 khía
cạnh chủ yếu của người nghèo: (1) Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng dân cư; (2) Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối
thiểu dành cho con người; (3) Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát
triển của cộng đồng.
2.2 . Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo
2.2.1. Cơ sở xác định nghèo
2.2.1.1. Phương pháp dựa vào thu nhập
Thu nhập là chỉ báo kinh tế đánh giá phúc lợi của con người đạt được. Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội đã áp dụng phương pháp này để xác định ngưỡng nghèo.
Việc áp dụng nghiêm ngặt phương pháp tính theo thu nhập do Bộ LĐTB&XH đưa ra
để đo lường mức nghèo có thể xếp vào loại này. Phương pháp của Bộ LĐTB&XH dựa
trên điều tra gồm những câu hỏi về tài sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau. Thu
nhập từ tất cả các nguồn này được cộng lại, chia cho số người trong hộ, và so sánh với
chuẩn nghèo được quy định.
8


Hiện nay Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg, ngày
19/11/2015 về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 2020 như sau: hộ nghèo ở khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân
từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống; ở khu vực thành thị thu nhập bình quân
900.000 đồng/người/tháng trở xuống.

2.2.1.2. Chi tiêu hộ gia đình
Theo Phạm Hồng Mạnh (2010), thì đo lường bằng giá trị tiền tệ dưới dạng thu
nhập hay chi tiêu của hộ gia đình được sử dụng phổ biến để đo lường phúc lợi khi tính
toán chỉ số về nghèo đói. Những thông tin về chi tiêu có thể thu thập một cách dễ dàng
từ quá trình điều tra các hộ gia đình và phản ánh tốt hơn tiêu chí về thu nhập trong việc
đo lường nghèo đói, bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, chi tiêu là tiêu chí phản ánh tốt hơn thu nhập trong việc đo lường
phúc lợi kinh tế hộ gia đình. Chi tiêu phản ánh thực tế phúc lợi tốt hơn vì nó liên quan
chặt chẽ tới mọi thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa là nó sẽ phản ánh được
các điều kiện sống cơ bản tốt hơn.
- Thứ hai, hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp, thu nhập của các hộ gia
đình này có thể dao động trong năm do phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch. Điều này cho
thấy một tiềm năng khi các hộ gia đình nhớ lại thu nhập của họ, trong đó có thể những
thông tin về thu nhập của hộ gia đình từ quá trình khảo sát này có thể dẫn tới chất
lượng thấp.
- Thứ ba, chi tiêu có thể phản ánh tốt hơn tiêu chuẩn thực tế của một hộ gia đình
sinh sống và khả năng để đáp ứng nhu cầu cơ bản. Đối với các hộ gia đình ở Việt Nam
nói chung, hộ gia đình đồng bào DTTS nói riêng thường có những đặc điểm rất đặc
thù, như: vì tâm lý, người dân thường có xu hướng khai thấp thu nhập của mình, thu
nhập càng cao khai càng thấp; các hộ gia đình thường không nhớ tất cả các khoản thu
của mình; thu nhập từ các loại cây lâu năm là không thể tính được dù có chi phí chăm
sóc. Thu nhập từ các loại gia súc không thể tính được hàng năm vì có thể nhiều năm hộ
gia đình mới bán và những loại chi tiêu tăng cao bất thường cũng có khi xảy ra, chẳng
hạn như chi tiêu cho việc chữa bệnh, mua các vật dụng đắt tiền, sửa chữa hay
xây nhà nhưng những loại chi tiêu này thường chỉ có ở những hộ không nghèo.
9


2.2.1.3. Phương pháp phân loại của địa phương
Trong phương pháp của Bộ LĐTB&XH, trên thực tế tại các địa phương đã không

tuân thủ một cách cứng nhắc phương pháp dựa vào thu nhập nêu trong tài liệu hướng
dẫn. Điểm căn bản trong việc xác định đối tượng nghèo để phân bổ các khoản trợ giúp
ở địa phương là có sự chi phối của cộng đồng dân cư mà đại diện là thôn. Mỗi thôn sẽ
lên danh sách những hộ nghèo thông qua sự bàn bạc của người dân (Phạm Hồng
Mạnh, 2010).
Nhược điểm của phương pháp này là thiếu một tiêu chuẩn và quy tắc chặt chẽ để
xác định hộ nghèo. Những hộ bị coi là không chịu chăm chỉ lao động hoặc không có
trách nhiệm xã hội hiếm khi nhận được sự trợ giúp, và thậm chí còn không được liệt
vào danh sách các hộ nghèo. Mặc dù, việc không trợ giúp cho những hộ này có thể gây
thiệt thòi cho con cái của họ, những người hoàn toàn không có lỗi trong việc cha mẹ
có chịu làm việc hay không…
2.2.1.4. Phương pháp xếp hạng nghèo
Phương pháp xếp hạng nghèo được sử dụng trong các nghiên cứu về nghèo đó là
đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân (PPA), bao gồm một tập hợp những
nhận xét về hiện trạng của tất cả các hộ trong một cộng đồng. Ở Việt Nam, cộng đồng
tiêu biểu nhất là thôn. Một tỷ lệ đáng kể trong cộng đồng sẽ tập hợp nhau lại để xếp
thứ tự, hoặc thường là phân loại các hộ trong số đó (Phạm Hồng Mạnh, 2010).
Trong những PPA được thực hiện, những người tham dự được chọn sao cho có
đủ nam, nữ, người già, trẻ em, người nghèo và không nghèo. Đại diện của chính quyền
địa phương là trưởng thôn cũng tham gia.
2.2.2. Các chỉ số đo lường và đánh giá nghèo
Sau khi xác định được các nhóm chi tiêu của hộ gia đình, có thể tính toán một chỉ
tiêu thống kê phản ánh quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của nghèo đói.
Những chỉ tiêu thống kê này bao gồm: (I) chỉ số đếm đầu người (headcount index xác định tỷ lệ nghèo đói theo số lượng trong dân số; (II) khoảng cách nghèo đói
(poverty gap) – xác định độ sâu của nghèo đói và (III) bình phương khoảng cách
nghèo đói, phản ánh phân phối trong thu nhập giữa các nhóm nghèo – xác định tính
nghiêm trọng của nghèo đói. Trong đó:
10



- Chỉ số đếm đầu người (headcount index)

Trong đó: n là quy mô dân số (tổng số người trong dân số).
q là số người dưới chuẩn nghèo.
Chỉ số đếm đầu người là một chỉ số rất đơn giản và chỉ đếm được số người nghèo
và tính tỷ lệ phần trăm của số người nghèo trong tổng dân số. Các chỉ số có thể rất hữu
ích trong trường hợp đo lường hiệu quả của các chính sách xóa đói giảm nghèo theo
thời gian như giảm tỷ lệ phần trăm hoặc giảm số người nghèo. Tuy nhiên, chỉ số đếm
đầu người không thể phản ánh được sự khác biệt trong phân phối thu nhập và mức độ
nghèo của người dân.
- Khoảng cách nghèo đói (Poverty gap)
Nếu gọi y là thu nhập trung bình của người nghèo và z là chuẩn nghèo thì I = z-y
là khoản thu nhập thiếu hụt trung bình. Chỉ tiêu này đo lường mức tiền thiếu hụt cần
gia tăng từ mức nghèo đến mức chuẩn nghèo. Hạn chế chủ yếu của chỉ số khoảng cách
nghèo đói là thất bại trong việc phản ánh số lượng người nghèo trong tổng dân số.
- Mức độ nghiêm trọng của nghèo đói (bình phương khoảng cách nghèo đói)
Chỉ số này đo lường khoảng cách từ mức nghèo đến mức chuẩn nghèo cùng với
sự bất bình đẳng giữa các nhóm nghèo. Công thức đo lường sự nghèo đói này bao gồm
sự thay đổi trong tổng số người nghèo, thay đổi trong tình trạng thiếu hụt thu nhập và
sự nhạy cảm của nghèo đói như sau:

Hay

Trong đó:
α >0
11


n: là tổng số hộ trong cộng đồng dân cư
q: là số hộ nghèo dưới mức chuẩn nghèo

gi : là khoảng cách nghèo đói của hộ gia đình thứ i
yi : là thu nhập của hộ nghèo thứ i
z: là chuẩn nghèo
Khi α = 0 thì P0chính là chỉ số đếm đầu người. Chỉ số này phổ biến nhất và dễ
tính nhưng không phản ánh mức độ nghiêm trọng từ thu nhập (chi tiêu) của người
nghèo so với ngưỡng nghèo.

Khi α = 1, P1là chỉ số đo lường khoảng cách nghèo đói

Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trung bình trong chi tiêu của các hộ nghèo so với
ngưỡng nghèo và nó biểu hiện như mức trung bình của tất cả mọi người trong tổng thể.
Có thể xem đây là chi phí tối thiểu để xóa bỏ nghèo đói trong giả định mọi khoản chi
chuyển nhượng đều đến đúng đối tượng. Tuy nhiên trong thực tế việc chuyển giao thường
có hao hụt và chi phí hành chính cho nên chi phí thực tế để xóa bỏ nghèo đói thường là
bội số của khoảng cách nghèo đói trung bình.
Khi α = 2, P2 là chỉ số đo lường mức độ nghiêm trọng của nghèo đói. Đây là chỉ
số khoảng cách đói nghèo bình phương hay chỉ số nhạy cảm nghèo. Chỉ số này thể
hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số
cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo.

α là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thu nhập để đánh giá mức độ
nghèo và xác định hộ có thuộc diện hộ nghèo hay không dựa vào quyết định số
59/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016 - 2020 như sau: “hộ nghèo ở khu vực nông thôn là những hộ có mức
thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống; ở khu vực thành thị thu
nhập bình quân 900.000 đồng/người/tháng trở xuống”.
12



2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói
nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo
nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên
nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ. Ở đây nguyên nhân của tình
trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu
nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự
nhiên lẫn kinh tế -xã hội. Theo WB (2007), các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình
trạng nghèo đói được tóm tắt ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các nhân tố gây ra tình trạng nghèo đói
Phân theo định tính
Các nhân tố
Cấp độ vùng
- Sự cách biệt về địa lý/xã hội do thiếu hạ tầng cơ sở; hạn chế
trong việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ xã hội.
- lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai
- Điều kiện tự nhiên (thời tiết…)
- Quản lý Nhà nước
- Bất bình đằng
Cấp độ cộng đồng
- Hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường giao thông…)
- Phân bổ đất đai
- Khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công (y tế, giáo dục)
Cấp độ hộ gia đinh
- Quy mô hộ
- Tỷ lệ phụ thuộc (phần trăm số người trưởng thành không có
hoạt động tạo thu nhập)
- Giới tính của chủ hộ
- Tài sản của hộ gia đình: đất đai, phương tiện sản xuất, nhà
cửa…

- Tỷ lệ có việc làm của những thành viên trưởng thành trong hộ,
loại việc làm chính, tự làm hay làm thuê… và nguồn thu nhập
chính của hộ…
- Trình độ học vấn trung bình của hộ
Đặc điểm cá nhân
- Tuổi
- Giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao nhất)
- Việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc)
- Dân tộc (có hay không có thuộc dân tộc nhóm thiểu số)
Nguồn: WB (2007)
Ngoài ra, theo báo cáo đánh giá nghèo ở Việt Nam (2012), các nhân tố xác định
chính của hộ nghèo ở Việt Nam gồm:
- Người nghèo sống ở nông thôn
13


- Trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận thông tin và các kỹ năng chuyên
môn bị hạn chế.
- Hộ nghèo ít đất hoặc không đất ngày càng phổ biến. Các hộ không thể kiếm
sống nhờ đất có rất ít cơ hội tạo thu nhập phi nông nghiệp ổn định.
- Hộ đông con hoặc ít lao động có tỷ lệ nghèo cao hơn và đặc biệt dễ bị tổn
thương trước chi phí y tế và giáo dục gia tăng và đa dạng.
- Hộ nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn thời vụ và những cú sốc của hộ
hay cộng đồng.
- Các nhóm dân tộc thiểu số thường gặp nhiều bất lợi đặc thù.
- Dân nhập cư thành thị nghèo và không có hộ khẩu thường trú thường khó tiếp
cận dịch vụ công, và một số cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội.
- Có rất nhiều trẻ em trong dân số nghèo. Trẻ em nghèo ít có khả năng được đến
trường và thường bị rơi vào vòng đói nghèo luẩn quẩn do thế hệ trước để lại và các em
thường có cảm giác không an toàn (WB, 1999).

Ngoài ra, theo Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011), đã đưa ra một danh sách
giải thích về các thay đổi trong trạng thái nghèo ở bảng 2.2 và các đặc tính chung của
người nghèo ở nông thôn ở bảng 2.3.
Bảng 2.2. Các phát hiện về động thái nghèo của đánh giá nghèo với sự tham gia
của người dân
Các trường hợp thoát nghèo thành công
Chủ động cao trong việc tự đi xin vay trong việc sử dụng vốn
vay được để giảm nghèo hiểu quả
Nhận được tiền bồi thường cho đất đai bị địa phương thu hồi
Vốn tài chính

để xây dựng cơ sở hạ tầng
Có tiền tiết kiệm (tại một số địa bàn)
Tận dụng được tốt các cơ hội từ các cơ quan cũng như các
chương trình và chính sách giảm nghèo (tại một số địa bàn)

Năng lực

Tiếp cận được tốt với thông tin và quyết định được đúng đắn
về các vấn đề liên quan đến sản xuất
Các trường hợp mới rơi xuống dưới ngưỡng nghèo
Tai nạn hiểm nghèo (trong sản xuất và kinh doanh)
Mắc phải bệnh nặng hoặc bệnh kinh niên, mất đi lao động
14


Rủi ro

chủ chốt trong gia đình
Thiên tai, bệnh dịch trong cây trồng hay vật nuôi, mất mùa

Các rủi ro khác trong sản xuất
Thiếu lao động

Lao động, việc làm

Lười làm việc
Trình độ học vấn thấp
Có nhiều con hoặc phụ thuộc

Thay đổi về nhân khẩu Hộ gia đình mới chia tách
Bắt buộc phải tổ chức và/hoặc tham gia vào một số nghi lễ
lớn như ma chay, cưới hỏi. Những chi phí này khiến cho
Tác động xã hội

người cận nghèo, thậm chí người khá giả hơn thế, bị đẩy vào
cảnh nghèo túng, nợ nần.
Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc (tại một số địa bàn)
Các trường hợp vẫn nằm dưới ngưỡng nghèo
Không có đất hoặc thiếu đất canh tác, thiếu vốn và thiếu tài
sản có thể sử dụng cho sản xuất

Vốn tự nhiên

Có đất nhưng thiếu vốn để đầu tư
Có đất nhưng quá lười biến nên không cải tạo

Lao động, việc làm

Lệ thuộc vào việc làm tự do
Trình độ học vấn và nhận thức thấp


Nhận thức, lối sống

Thiếu tính năng động
Mắc phải các bệnh kinh niên

Rủi ro

Lạm phát
Thiếu lao động và/hoặc có nhiều người phụ thuộc

Nhân khẩu

Phải trả tiền học cho con

Tác động xã hội

Phong tục tập quán, chi phí cho ma chay cưới hỏi

Hỗ trợ bên ngoài

Thiếu hỗ trợ kỹ thuật

Nguồn: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2009)
15


×