Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN TẤT THẮNG

XÁC ĐỊNH NGUỒN VÀ THÀNH PHẦN TÀI LIỆU
NGHE NHÌN NỘP LƢU VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LƢU TRỮ HỌC

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN TẤT THẮNG

XÁC ĐỊNH NGUỒN VÀ THÀNH PHẦN TÀI LIỆU
NGHE NHÌN NỘP LƢU VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LƢU TRỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.32.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Xuân Chúc



Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, những kết quả trong công trình nghiên cứu này là của
riêng tôi. Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ
rõ nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Hà nội, ngày 08 tháng 3 năm 2018
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Tất Thắng

1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9
6. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 18
7. Những đóng góp của đề tài ......................................................................... 19
8. Bố cục của luận văn .................................................................................... 20

Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGUỒN VÀ THÀNH PHẦN TÀI LIỆU
NGHE NHÌN CẦN NỘP LƢU VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ CẤP TỈNH ......... 22

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 22
1.1.1. Khái niệm về tài liệu lưu trữ nghe nhìn ................................................ 22
1.1.2. Đặc điểm của tài liệu nghe nhìn ........................................................... 24
1.1.3. Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ nghe nhìn .................................................. 26
1.1.4. Nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào LTLS cấp tỉnh ... 29
1.1.5. Tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu
vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh ................................................................... 30
1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 39
1.2.1. Quy định về nguồn nộp lưu TLNN vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh ........... 39
1.2.2. Quy định về thành phần TLNN nộp lưu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh ... 42
* Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÀI LIỆU NGHE NHÌN VÀ VIỆC NỘP LƢU
VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ................................. 45

2.1. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................... 45
2.2. Công tác quản lý TLNN tại Lƣu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế .. 45
2.2.1. Tổ chức bộ máy Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế ......................... 45
2.2.2. Thành phần tài liệu nghe nhìn đang được bảo quản tại Trung tâm lưu
trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................ 47
2.2.3. Về bảo quản tài liệu .............................................................................. 49
2.2.4. Về phục vụ khai thác sử dụng tài liệu ................................................... 50
2.3. Quản lý tài liệu lƣu trữ nghe nhìn ở các cơ quan ............................... 50
2.3.1. Các cơ quan trong hoạt động có tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào
LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................... 50

2



2.3.2. Các cơ quan thường xuyên sản xuất tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào
LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................... 53
2.3.3. Các cơ quan quản lý nhà nước tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào LTLS
tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................. 55
2.3.4. Các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính cao nhất cần nộp lưu tài
liệu nghe nhìn vào LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................... 60
2.3.5. Các cơ quan đặc thù cần nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ lịch sử
tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................. 62
2.4. Tình hình nộp lƣu TLNN vào lƣu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế 67
* Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 69
Chƣơng 3: ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NGUỒN VÀ THÀNH
PHẦN TLNN CẦN NỘP LƢU VÀO LTLS TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....... 70

3.1. Mở đầu .................................................................................................... 70
3.1.1. Sự cần thiết của việc xây dựng đề án .................................................... 70
3.1.2. Giới hạn, phạm vi đề án ........................................................................ 71
3.1.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 71
3.1.4. Mục tiêu xây dựng đề án ....................................................................... 72
3.2 Nội dung của đề án .................................................................................. 72
3.2.1. Quan điểm xây dựng đề án.................................................................... 72
3.2.2. Bối cảnh thực hiện của đề án ................................................................ 73
3.2.3. Xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần
nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 74
3.2.4. Các giải pháp thực hiện đề án .............................................................. 93
3.2.5. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án ............................................... 95
3.2.6. Tiến độ thực hiện đề án ......................................................................... 96
3.2.7. Kinh phí thực hiện đề án ....................................................................... 97
3.2.8. Dự kiến hiệu quả của đề án................................................................... 97
3.2.9. Đối tượng hưởng lợi của đề án ............................................................. 98

3.2.10. Tồn tại, khó khăn khi thực hiện đề án ................................................. 98
3.3. Kết luận và kiến nghị của đề án ............................................................ 98
3.3.1. Kiến nghị của đề án............................................................................... 98
3.3.2. Kết luận của đề án................................................................................. 99
* Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 99
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 101
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 104
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................ 110

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSXH

Chính sách xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

ISO

International Standards Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

LĐTBXH

Lao động, Thương binh và Xã hội


LTLS

Lưu trữ lịch sử

PTNT

Phát triển nông thôn

TLNN

tài liệu nghe nhìn

TNHH NN MTV
UBND
UNESCO

trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên

Ủy ban nhân dân
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

4


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số

Nội dung


TT
2.1

Một số hình ảnh tại Lễ thiết lập Quận Chương Nghĩa, Quảng

Phụ Trang
lục

số

6

120

6

121

6

122

7

123

8

124


8

125

9

126

9

127

2.9 Lễ Khai mạc Fesstival Huế 2004

10

128

2.10 Một số hình ảnh hoạt động trong sự kiện Festival Huế

10

129

2.2

2.3

2.4


Ngãi năm 1961
Kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng Trị Thiên Huế
(26/3/1975-26/3/1985)
Hậu quả cơn bão số 8 tại khu vực tỉnh Bình Trị Thiên ngày
15/10/1985
Bảo quản tài liệu nghe nhìn tại Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Thừa Thiên Huế

2.5 Một số hình ảnh hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế
2.6

2.7

2.8

Hệ thống quản trị dữ liệu ảnh của Văn phòng HĐND tỉnh
Thừa Thiên Huế
Một số hình ảnh lễ khánh thành, lễ khởi công, lễ khai trương
của các cơ quan thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
Một số hình ảnh các Đoàn khách cấp cao trong và ngoài
nước thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức đã sản sinh ra các
loại tài liệu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tài liệu nghe nhìn là

một trong các loại tài liệu đó, cho phép tạo nên một thứ tư liệu lịch sử hiện
đại, thay vì sự kiện mang tính chủ quan của con người thông qua tài liệu chữ
viết, tài liệu nghe nhìn mang tính khách quan ghi lại mọi mặt sinh hoạt của xã
hội. Tài liệu nghe nhìn là những loại tài liệu đặc biệt, là nguồn sử liệu mang
nội dung thông tin bằng hình ảnh và âm thanh trên các vật liệu khác nhau,
chúng có khả năng ghi và làm tái hiện lại những hình ảnh và âm thanh đúng
như đã xảy ra trong thực tế khách quan và những gì mà ống kính máy ảnh,
máy quay phim và ghi âm đã được chứng kiến và ghi lại.
Quyết định số 168-HĐBT ngày 26 tháng 12 năm 1981 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập Phông lưu trữ quốc gia của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phông lưu trữ quốc gia Việt
Nam là khối toàn bộ tài liệu có ý nghĩa chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học,
xã hội, lịch sử… của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không kể
thời gian, văn tự, chế độ xã hội, xuất xứ, nơi bảo quản, phương pháp và kỹ
thuật làm ra. Đó là tài sản xã hội chủ nghĩa hết sức quý giá, mọi cơ quan nhà
nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mọi công dân Việt nam có nghĩa
vụ và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ chu đáo” [32]; Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu
trữ quốc gia năm 1982 quy định: “Tài liệu lưu trữ quốc gia phải là bản chính
của văn kiện hoặc tài liệu khác ghi trên giấy, phim ảnh, băng, đĩa ghi âm…”
và “Tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý theo
nguyên tắc tập trung thống nhất; không một cơ quan, tập thể hoặc cá nhân nào
được chiếm dụng làm của riêng”[54]; Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001
khẳng định: “Tài liệu lưu trữ quốc gia phải là bản chính, bản gốc của tài liệu
được ghi trên giấy, phim ảnh, băng hình, dĩa hình, băng âm thanh, dĩa âm
thanh hoặc các vật mang tin khác, trong trường hợp không còn bản chính thì
được thay thế bằng bản sao hợp pháp”[55]; Luật Lưu trữ năm 2011 quy định:
6


“ ... Tài liệu bao gồm ..... ;âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa

ghi âm, ghi hình; .....”[39].
Như vậy, qua các văn bản quy phạm pháp luật trên cho thấy tài liệu nghe
nhìn cũng phải tổ chức quản lý như các loại hình tài liệu khác.
Lịch sử các địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc. Trong quá trình hình
thành và phát triển, mỗi địa phương đều có những nét đặc thù riêng, mang dấu
ấn của vùng đất, con người địa phương ấy. Tài liệu nghe nhìn phản ánh quá
trình hình thành và phát triển qua từng thời điểm lịch sử cũng sẽ mang những
đặc điểm của vùng miền của địa phương.
Tuy nhiên, đến nay tài liệu nghe nhìn vẫn còn bảo quản phân tán ở các
cơ quan, tổ chức. Lưu trữ lịch sử các cấp chưa thu thập, bổ sung được tài liệu
nghe nhìn theo ý nghĩa là một nguồn sử liệu độc lập. Đặc biệt, phần lớn việc
bổ sung tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ lịch sử địa phương theo khu vực thẩm
quyền lưu trữ chưa thực hiện, cụ thể: Chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn việc
phân loại, thu thập, xác định giá trị, thống kê, bảo quản tài liệu nghe nhìn của
một cơ quan, tổ chức; Các cơ quan có chức năng sản xuất ra tài liệu nghe nhìn
như: Đài Phát thanh truyền hình, Báo chí địa phương, Sở Văn hóa Thể thao,
Sở Thông tin truyền thông… quản lý tài liệu nghe nhìn chưa đúng quy trình;
Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật để thu thập,
bổ sung, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu nghe nhìn phục vụ cho tỉnh
Thừa Thiên Huế nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Do vậy, chúng tôi chọn đề tài: "Xác định nguồn và thành phần tài liệu
nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn cao
học chuyên ngành Lưu trữ. Trên cơ sở nghiên cứu và đề ra các tiêu chí xác
định cơ quan, tổ chức và thành phần tài liệu nghe nhìn cần phải nộp vào lưu
trữ lịch sử cấp tỉnh tạo cơ sở cho công tác bổ sung tài liệu vào Phông lưu trữ
quốc gia.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đạt được ba mục tiêu chủ yếu
sau:
7



- Một là, làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về nguồn
và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh
- Hai là, cơ sở thực tiễn tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn và việc nộp
lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ba là, đề xuất, thuyết minh một đề án để xác định tiêu chí và dự kiến
nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh
Thừa Thiên Huế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Nghiên cứu lý luận, pháp lý về xác định nguồn và thành phần tài liệu
nghe nhìn của các cơ quan.
- Khảo sát thực trạng và xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn
nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng tiêu chí xác định và dự kiến nguồn, thành phần tài liệu nghe
nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ chính đã nêu, chúng tôi nghiên cứu các
nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu nghe nhìn, trong đó tập trung nghiên cứu:
- Tài liệu nghe nhìn hình thành trong hoạt động của các cơ quan trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chức năng, nhiệm vụ một số cơ quan sản xuất ra tài liệu nghe nhìn, một số
cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển địa
phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu khảo sát đối với cơ quan, tổ chức trong
hoạt động có chức năng, nhiệm vụ thường xuyên sản xuất ra tài liệu nghe nhìn và

một số cơ quan, tổ chức trong hoạt động có sản sinh ra tài liệu nghe nhìn có giá trị
lịch sử tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
8


4.3 Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tài liệu lưu trữ nghe
nhìn từ năm 1945 đến năm 2018.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình nghiên cứu công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Việt Nam liên
quan đến nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử đã có nhiều
bài viết khoa học, ấn phẩm đã được công bố như:
5.1. Về tổ chức tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn
Các nghiên cứu về tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn bao gồm nhiều bài
viết liên quan:
Bài viết “Cần quan tâm hơn nữa đến việc công tác quản lý tài liệu ảnh,
phim điện ảnh và ghi âm ” Tạp chí Văn thư- Lưu trữ số 2/1983 của TS. Đào
Xuân Chúc đã nêu vấn đề là cần thiết phải tổ chức khoa học khối tài liệu nghe
nhìn hiện đang lưu giữ tại các cơ quan và kiến nghị cần phải sớm ban hành
danh mục những cơ quan, đoàn thể có tài liệu ảnh, phim điện ảnh và tài liệu
ghi âm phải nộp lưu vào cơ quan lưu trữ Nhà nước theo định kỳ [8,19];
Bài viết: “Cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý tài liệu lưu trữ băng,
đĩa, ghi âm” Tạp chí Văn thư- Lưu trữ số 2/1985 của tác giả Đặng Anh Đào
đã khảo sát tình hình bảo quản tài liệu ghi âm ở một số cơ quan, tác giả nhận
định nguyên nhân chính của tình trạng tài liệu bị hư hỏng nghiêm trọng, ngoài
tình trạng kho tàng không đảm bảo, còn phản ánh việc các cơ quan đã xóa
băng cũ để ghi thông tin khác, trong đó có các sự kiện lịch sử quí giá. Tổ chức
lưu trữ chuyên trách chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ của mình nên băng
đĩa ghi âm không được bảo quản tập trung gây nên tình trạng tài liệu nghe
nhìn phân tán ở các đơn vị công tác hoặc ở cán bộ phần hành nên một phần bị
thất lạc hoặc biến thành của riêng.[26,25] Đồng thời, tác giả đề nghị cần phải

nộp lưu tài liệu nghe nhìn sớm hơn vào cơ quan lưu trữ Nhà nước. Đây là
những đề xuất cần được quan tâm hàng đầu.
Trong bài “Vài nét về quản lý tài liệu lưu trữ nghe nhìn”, trên Tạp chí
Văn thư - Lưu trữ, số 02/1998, tác giả Nguyễn Lan Phương nhận xét: “ Từ khi
thành lập Cục Lưu trữ (1962) đến nay, cơ quan này chưa ban hành được một
9


văn bản qui phạm pháp luật nào đối với loại hình tài liệu nghe nhìn. Có thể
nói công tác quản lý và chỉ đạo lưu trữ trong thời gian qua còn có một khoảng
trống khá lớn so với nhu cầu thực tiễn” [34,18]. Tác giả đề xuất “ Cục Lưu trữ
Nhà nước cần nghiên cứu tình hình, tổng kết công tác thực tiễn để giúp Nhà
nước sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý TLNN. Trong đó
cần quy định các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quản lý TLNN …Trên cơ sở văn
bản quy phạm pháp luật, Cục Lưu trữ Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn
thực hiện các khâu nghiệp vụ cụ thể” [34,19]. Đây là những nhận xét và kiến
nghị đúng đắn, khoa học và phù hợp với thực tế quản lý tài liệu nghe nhìn.
Luận văn thạc sĩ “Công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở các Đài Truyền
hình - Thực trạng và giải pháp’’ của Nguyễn Thị Thúy Bình đã khảo sát thực
tiễn công tác lưu trữ ở Đài truyền hình Việt nam và các Đài Phát thanh Truyền hình địa phương trong đó nhấn mạnh việc tổ chức, quản lý tài liệu
nghe nhìn nhằm “ giúp cho các Đài ngay từ đầu đã có kế hoạch xử lý và bảo
quản, không làm thất thoát những tài liệu có ý nghĩa quan trọng để phục vụ
cho các chương trình phát sóng của Đài, đồng thời có thể bảo quản được
những tài liệu có giá trị để đưa vào bảo quản vĩnh viễn trong các Trung tâm
lưu trữ Nhà nước”.[1,8].
Bài viết “Vấn đề thu thập và tổ chức khoa học tài liệu kèm theo phim
điện ảnh” của TS. Đào Xuân Chúc. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của
tài liệu kèm theo phim điện ảnh làm sáng tỏ thêm về nội dung và xuất xứ của
một bộ phim, một đoạn phim hoặc một giai đoạn phát triển của điện ảnh và đề
nghị phải tổ chức khối tài liệu kèm theo phim điện ảnh để phục vụ tra tìm

được nhanh chóng và chính xác. Tác giả đề nghị “Nhà nước sớm ban hành
văn bản về việc giao nộp tài liệu lưu trữ phim điện ảnh để nhà nước quản lý,
trong đó cần nhấn mạnh ngoài phần hình ảnh và âm thanh, cần có thêm các
loại tài liệu kèm theo phim cũng phải nộp như phần hình ảnh và sửa đổi
những quy định trước đây không hợp lý” [16,13].
Bài viết “ Vài nét về tài liệu ghi âm thời Đệ nhị cộng hòa” của tác giả
Phạm Thị Huệ đã thống kê một số nội dung chính, đặc điểm của tài liệu ghi
10


âm thời kì Đệ nhị Cộng hòa. Đồng thời đề xuất trong thời gian tới cần phải có
kế hoạch khảo sát để thu thập, bổ sung nguồn tài liệu này. Từ thực tế công tác
quản lý tài liệu ghi âm tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II, tác giả đề nghị cần
nghiên cứu để bổ sung nguồn nộp lưu tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ nhà nước.
[33,157]
Bài viết “Mấy ý kiến về công tác lưu trữ tài liệu ảnh ở nước ta hiện
nay”, của tác giả Vĩnh Xuân đã khảo sát các nguồn tài liệu ảnh, cách thức tổ
chức tài liệu ảnh ở Thư viện Khoa học Xã hội, Thông Tấn xã Việt Nam, Báo
ảnh Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Viện Dân tộc học, các báo Nhân dân, Quân
đội nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ …Tác giả nhận xét “ Để đảm
bảo các yêu cầu của một kho lưu trữ ảnh, ở Việt Nam hiện nay, chưa có một
nơi nào đáp ứng được”. [50,14]. Đồng thời, tác giả kiến nghị một số giải pháp
đó là: “ Thể chế hóa công tác lưu trữ tài liệu ảnh bằng các văn bản hướng dẫn
(qui định, chế độ, nguyên tắc) về các qui trình nghiệp vụ lưu trữ tài liệu ảnh.
Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn trực tiếp các cơ quan đang lưu
trữ ảnh để đảm bảo tính thống nhất về nghiệp vụ và bước đầu quản lý được tài
liệu không để bị mất, hỏng tiếp” [50,17]. Đây là giải pháp để bảo quản tập
trung, góp phần giảm thiếu những nguy cơ hủy hoại tài liệu ảnh nói riêng và
tài liệu nghe nhìn nói chung.
Bài viết “Khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nghe nhìn

trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn” của PGS. TS Đào Xuân Chúc
đã làm rõ giá trị của tài liệu lưu trữ nghe nhìn trong công tác nghiên cứu lịch
sử, giáo dục, các lĩnh vực khác thuộc khoa học xã hội và nhân văn và nêu lên
một số giải pháp nhằm tăng cường và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nghe
nhìn, trong đó xác định các nguồn tài liệu nghe nhìn ở Việt Nam: “ Hiện nay,
tài liệu nghe nhìn đang được bảo quản ở nhiều nơi, chủ yếu là các cơ quan,
trung tâm lưu trữ sau đây: tài liệu ảnh được bảo quản ở Thông tấn xã Việt
Nam, các Ban biên tập các báo như: Báo nhân dân, Quân đội nhân dân...,
Trung tâm lưu trữ quốc gia I, II, III..., ” [20,105]. Tác giả cũng xác định đây
là các nguồn tài liệu lưu trữ nghe nhìn phục vụ nghiên cứu khoa học xã hội và
11


nhân văn.
Trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “ Thu thập tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ
lịch sử - Thực trạng và những vấn đề đặt ra” tháng 6/2015, ThS. Trần
Phương Hoa có bài: “ Tài liệu ảnh của các cơ quan – thành phần bị lãng quên
khi giao nộp hồ sơ vào lưu trữ lịch sử”. Tác giả đã nghiên cứu sự hình thành
tài liệu ảnh trong hoạt động của lưu trữ các cơ quan. Trong phần tìm hiểu thực
trạng quản lý và giao nộp tài liệu ảnh vào lưu trữ, tác giả khẳng định với
những văn bản nhà nước đã ban hành, tài liệu ảnh là một thành phần của hồ
sơ lưu trữ và khuyến nghị: “ Tài liệu ảnh cần được giao nộp theo hồ sơ lưu trữ
vào lưu trữ lịch sử các cấp” [28,76].
Ngoài ra còn một số bài trên các tạp chí, kỷ yếu khoa học khác có đề cập
đến tài liệu nghe nhìn như: Chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, bảo quản, tổ
chức sử dụng tài liệu nghe nhìn như: “Vài nét khái quát về tài liệu ảnh và
phim ảnh”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 4/2008 của TS. Ngô Hiếu Chi (2008);
“Hơn nửa thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nghe nhìn ở
Việt Nam” Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2/2008; “Phát huy giá trị của tài liệu
lưu trữ phim điện ảnh trong nghiên cứu lịch sử và trong giáo dục – đào tạo”,

Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 09/2009 của PGS.TS Đào Xuân Chúc v.v…
Tóm lại, các nghiên cứu về tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn trong các
nghiên cứu, bài viết đã bước đầu nêu lên thực trạng, tìm hiểu giá trị của tài
liệu nghe nhìn; các tác giả đề xuất cần phải quản lí thống nhất, phải duy trì
chế độ bảo quản thích hợp.... Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập đến các tiêu
chí cụ thể để xác định nguồn và thành phần tài liệu cần phải giao nộp vào lưu
trữ lịch sử.
5.2. Về xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn
Đề tài “Những cơ sở khoa học xác định nguồn bổ sung và thành phần tài
liệu ảnh để nhà nước quản lý”, mã số 89-98-017, năm 1992, Cục Lưu trữ Nhà
nước của Chủ nhiệm đề tài ThS Lã Thị Hồng đã nghiên cứu những cơ sở lý
luận để xác định nguồn và thành phần tài liệu ảnh được nhà nước, trong đó tác
giả đã chỉ ra những tiêu chuẩn xác định nguồn là tiêu chuẩn chức năng hoạt
12


động chính của cơ quan đối với việc sản xuất và lưu giữ ảnh, tiêu chuẩn tính
chất, mức độ lập văn kiện bằng ảnh và số lượng hiện có. Đồng thời đề tài
cũng xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn để xác định giá trị tài liệu ảnh bao
gồm ba nhóm chính : Nhóm tiêu chuẩn nội dung, nhóm tiêu chuẩn xuất xứ và
nhóm tiêu chuẩn hình thức bên ngoài. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần
giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xác định giá trị tài liệu
ảnh.
Bài viết “Một số ý kiến về tổ chức lưu trữ tài liệu phim, ảnh, ghi âm ở
nước ta hiện nay” Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2/1986 có bài của tác giả Lã
Thị Hồng nhấn mạnh: “ Giá trị của các tài liệu này trước hết ở tính chính xác
và sự sinh động của nó, có tác động trực và nhanh chóng đến thế giới quan
của con người” [29,17]. Tác giả nhận định công tác tổ chức tài liệu nghe nhìn
không khoa học làm tài liệu này bị hư hỏng nhiều. Đồng thời, tác giả đã nêu
lên nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ quan lưu trữ nhà nước chưa quan

tâm đúng mức đến loại hình tài liệu này, nhà nước chưa có các văn bản qui
định các chế độ và hướng dẫn cụ thể về công tác lưu trữ tài liệu phim, ảnh,
ghi âm; các cơ quan lưu trữ Nhà nước chưa được trang bị các phương tiện cần
thiết để quản lý và bảo quản tài liệu. Nghiệp vụ chuyên sâu về công tác lưu
trữ tài liệu phim, ảnh, ghi âm của cán bộ lưu trữ còn thấp. Tác giả đưa ra ý
kiến nên phân tài liệu nghe nhìn thành 2 nhóm: nhóm nguồn chính và nhóm
nguồn phụ đó là: Nguồn chính là những cơ quan mà trong quá trình hoạt
động, tài liệu phim, ảnh, ghi âm thường xuyên được sinh ra và nguồn thu phụ
là những cơ quan sinh ra hoặc thu thập tài liệu này chỉ mang tính minh họa,
không phải chuyên môn và thường xuyên. Kết quả là phải “Ra được văn bản
cụ thể về danh sách các cơ quan và chế độ nộp lưu tài liệu; - Ra được các bản
hướng dẫn về công tác lưu trữ tài liệu phim, ảnh, ghi âm ở Lưu trữ Nhà nước
và lưu trữ cơ quan” [29, 23].
Tuy nhiên, trong bài viết tác giả chưa phân tích về những điều kiện, cơ
sở khoa học để phân nguồn thu phụ, nguồn thu chính. Tác giả chưa tiếp cận
giá trị lịch sử của tài liệu lưu trữ nghe nhìn để nghiên cứu thành phần tài liệu
13


nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.
Bài viết “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn - Vấn đề lịch sử và tổ chức”. Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng lần thứ hai của PGS.
TS Đào Xuân Chúc (2001) đã khái quát lịch sử và tổ chức các cơ quan quản
lý loại hình tài liệu lưu trữ nghe nhìn trên thế giới và ở Việt Nam, trong đó đề
xuất ý kiến: “Cần phải có sự chỉ đạo thống nhất về nguyên tắc và phương
pháp quản lý loại hình tài liệu này” và “Cần xác định các cơ quan và thành
phần tài liệu phải nộp vào các kho, Viện Lưu trữ Nhà nước”; [15,138]
Sách “Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 -1954)” do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản, Hà Nội, năm 2002 của
TS Đào Xuân Chúc đã đề ra những nguyên tắc chung để phân loại, đánh giá

giá trị tài liệu ảnh nói chung và trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp nói riêng. Tác giả đã đánh giá và giới thiệu tổng quát nguồn tài liệu ảnh
có giá trị ở một số cơ quan lớn như Thông tấn xã Việt Nam, Báo Ảnh Việt
Nam; nghiên cứu cách lựa chọn tài liệu ảnh để công bố. Tuy nhiên, sách chưa
đề cập đến nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn khác như: tài liệu phim,
điện ảnh, tài liệu ghi âm, ghi hình. Tác giả cũng chưa xác định những thành
phần tài liệu nào cần thiết phải giao nộp vào lưu trữ lịch sử.
Trong luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Sơn với đề tài “Tổ chức khoa
học tài liệu ảnh ở TTLTQG III - Thực trạng và giải pháp” năm 2003 đã phản
ánh thực trạng tổ chức khoa học tài liệu ảnh ở TTLTQG III và đã đề xuất
những giải pháp khoa học để tổ chức lại tài liệu ảnh kể cả việc thu thập tài
liệu nghe nhìn từ các nguồn nộp lưu tài liệu ảnh. Tác giả kiến nghị cần nhanh
chóng nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ ban hành Quyết định trong đó
quy định Danh mục các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu ảnh vào Lưu trữ
Quốc gia. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước sớm nghiên cứu ban hành văn
bản qui định thành phần, nội dung tài liệu ảnh cần nộp vào lưu trữ Quốc gia.
Tuy nhiên tới nay, việc ban hành Danh mục nguồn và thành phần tài liệu
nộp lưu của tài liệu ảnh nói riêng và tài liệu nghe nhìn nói chung vẫn chưa
được nhà nước ban hành.
14


Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xác định nguồn và thành phần
tài liệu nghe nhìn nộp vào lưu trữ lịch sử”, mã số 2004-98-05, năm 2004, Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước của Thạc sĩ Nguyễn Minh Sơn - Chủ nhiệm đề
tài đã đề cập đến việc xác định Danh mục các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu
tài liệu nghe nhìn để các trung tâm lưu trữ lịch sử có cơ sở pháp lý khi thu
thập tài liệu, đồng thời đưa ra bảng kê thành phần tài liệu nghe nhìn tiêu biểu
cần nộp lưu để lưu trữ hiện hành có cơ sở thu thập, lựa chọn, bảo quản và nộp
lưu vào lưu trữ lịch sử các cấp.

Nội dung đề tài tìm hiểu tình hình nghiên cứu xác định nguồn và thành
phần tài liệu nghe nhìn trong và ngoài nước trong các quy định của nhà nước,
các giáo trình giảng dạy, các chuyên đề và các công trình nghiên cứu liên
quan làm cơ sở để xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để
xây dựng Danh mục nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ lịch
sử.
Kết quả của đề tài đã xác định 11 nguồn nộp lưu thường xuyên, 16
nguồn nộp lưu không thường xuyên vào Lưu trữ quốc gia và 01 nguồn nộp
lưu thường xuyên, 04 nguồn nộp lưu không thường xuyên vào Trung tâm lưu
trữ tỉnh. [45,75]
Tuy nhiên, cách tiếp cận của đề tài nghiên cứu quá sâu vào nguồn nộp
lưu thường xuyên và không thường xuyên nên chưa phân tích những tài liệu
nghe nhìn có giá trị lịch sử hình thành trong các cơ quan giữ vị trí cao nhất
trong bộ máy nhà nước, bộ máy ngành, lĩnh vực chuyên môn, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội để xác định nguồn nộp lưu vào lưu trữ
lịch sử.
Đề tài đã xây dựng được Bảng kê thành phần tài liệu nghe nhìn tiêu biểu
phản ánh toàn bộ các hoạt động chính của các ngành, lĩnh vực hoạt động của
nhà nước (40 lĩnh vực lớn). Tuy nhiên, tác giả đã tiếp cận chưa chính xác đối
với tài liệu nghe nhìn vì đặc điểm rõ nhất của tài liệu nghe nhìn là không đi
sâu phân tích nội dung bên trong của sự kiện như tài liệu chữ viết mà làm
sống lại một khoảnh khắc hay thời điểm của sự kiện như nó đã diễn ra. Vì
15


vậy, cần thiết phải xây dựng bảng kê thành phần tài liệu nghe nhìn phản ánh
các sự kiện diễn ra các hoạt động.
Luận án tiến sĩ lưu trữ học “ Xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe
nhìn nộp lưu vào các Trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam’’ của Nghiên cứu
sinh Nguyễn Minh Sơn (2017). Tác giả đã khảo sát, nghiên cứu ở các Trung

tâm lưu trữ quốc gia, một số cơ quan là nguồn sản sinh tài liệu nghe nhìn chủ
yếu đang hoạt động hiện nay và thành phần tài liệu nghe nhìn đang được sản
sinh hiện nay ở một số cơ quan Trung ương tại Hà Nội; Luận án đã nêu những
vấn đề liên quan trực tiếp đến cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn xác định nguồn và
thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào các Trung tâm lưu trữ quốc gia như
các nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn để lựa chọn tài liệu nghe nhìn nộp lưu
vào lưu trữ lịch sử ở Trung ương.
Luận án đã đề xuất các bước tiến hành để xây dựng danh mục nguồn và
thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ quốc gia. Đây là cơ sở
quan trọng thực hiện xây dựng và ban hành danh mục nguồn nộp lưu tài liệu
vào lưu trữ lịch sử.
Tuy nhiên, việc xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu
vào lưu trữ lịch sử không phải quan tâm quá sâu vào những cơ quan, tổ chức có
sản xuất hay lưu giữ nhiều tài liệu nghe nhìn để làm phương tiện hoạt động
chính mà chúng ta phải xác định cho được vị trí tổ chức của bộ máy nhà nước,
thực trạng tình hình tài liệu nghe nhìn có giá trị thực tiễn, giá trị lịch sử hình
thành từ sự kiện của tất cả các cơ quan để lựa chọn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.
Luận án xác định “ Nguyên tắc phân loại tài liệu nghe nhìn theo ngành,
lĩnh vực hoạt động là nguyên tắc cơ bản nhất’’ .[48,118]. Tuy nhiên, vấn đề
quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ lịch sử là
phải xác định được giá trị lịch sử của chúng. Việc xây dựng nguồn và thành
phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tạo cơ sở cho việc hình thành tài liệu
nghe nhìn trong các cơ quan nhằm mục đích gì, thực tế nó có đạt được mục
đích đó với lượng thông tin mà nó mang lại hay không? Ví dụ : Tài liệu nghe
nhìn hình thành từ Hội nghị tổng kết năm của cơ quan phản ánh không khí của
16


Hội nghị với đầy đủ thành phần tham dự, hình ảnh khen thưởng, phát biểu chỉ
đạo hội nghị của lãnh đạo... ghi lại chặng đường một năm hoạt động của cơ

quan là những dấu ấn cần lưu trữ lại. Khi chúng ta xây dựng được danh mục
nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử sẽ là cơ sở
để các cơ quan tạo lập tài liệu nghe nhìn một cách có hệ thống, và đó cũng là
nguồn sử liệu quý giá cần được bảo tồn cho mai sau. Do đó việc xây dựng các
tiêu chí để xác định nguồn và tài liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử là
cơ sở để các cơ quan xem xét, lựa chọn tài liệu nghe nhìn đảm bảo các tiêu chí
đã đề ra là một việc làm cần thiết.
5.3. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về tài
liệu lƣu trữ nghe nhìn
Ấn phẩm “Lưu trữ tài liệu nghe nhìn – lý thuyết và các nguyên tắc” của
nhà nghiên cứu Ray Edmondson thuộc Chương trình Ký ức Thế giới của
UNESCO. Tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận cơ bản về tài liệu nghe nhìn;
khái quát quá trình hình thành và phát triển công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn;
các chính sách và mô hình tổ chức quản lý, lưu trữ tài liệu nghe nhìn, đặc biệt
là trong công tác bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nghe nhìn; ngoài
ra R. Edmondson còn đề cập đến quy tắc đạo đức trong lưu trữ tài liệu nghe
nhìn. [48].
“Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” (NXB Đại học, 1996),
“Những vấn đề về phương pháp hệ thống đối với việc nghiên cứu trong lĩnh
vực thông tin, văn kiện” (Viện nghiên cứu khoa học về văn kiện học và công
tác lưu trữ Liên Xô, năm 1972) v.v…
Tóm lại, qua các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả
đã đặt ra cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho việc xác định nguồn và thành phần tài
liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.
Tuy nhiên, việc xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ
lịch sử cần thiết phải đặt ra các tiêu chí cụ thể nhằm giúp các cơ quan trực tiếp
xác định giá trị lịch sử, giá trị hiện hành của tài liệu nghe nhìn để ngay từ đầu
có kế hoạch tổ chức quản lý tốt lại hình tài liệu này tại lưu trữ cơ quan, lưu trữ
17



lịch sử.
Trong một thời gian dài, tài liệu lưu trữ nghe nhìn của địa phương chưa
được quản lý một cách khoa học, chặt chẽ. Các cơ quan, tổ chức sản sinh ra
tài liệu nghe nhìn nhưng tổ chức khoa học nó còn là một vấn đề nan giải, dẫn
đến việc tài liệu bị mất mát, hư hỏng, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử chỉ
được phản ánh trên những tài liệu hành chính. Nghiên cứu đề tài này là bước
đầu để trả lời câu hỏi: cơ quan, tổ chức nào nộp tài liệu nghe nhìn? Nộp
những loại tài liệu nghe nhìn gì? Giá trị tài liệu nghe nhìn đối với xã hội như
thế nào? Đối với cấp tỉnh nói riêng và mở rộng ra đối với cả nước nói chung.
6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nguồn tƣ liệu tham khảo:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tư liệu sau:
Giáo trình mang tính chất lý luận chung về tài liệu lưu trữ nghe nhìn bao
gồm: Đào Xuân Chúc (2006), Lưu trữ tài liệu Nghe - Nhìn, Tập bài giảng,
Đại học khoa học xã hội và Nhân văn; Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm,
Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác
lưu trữ, NXB Giáo dục chuyên nghiệp; Dương Văn Khảm (2011), Từ điển
giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
Các khóa luận, luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu
sinh của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng có nội dung liên quan đến lưu
trữ tài liệu nghe nhìn.
Văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thi hành liên quan đến tài liệu
nghe nhìn.
Một số bài viết nghiên cứu liên quan trong hội thảo khoa học và trên các tạp
chí: tạp chí Dấu ấn thời gian, tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt nam.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lê nin.

Phương pháp biện chứng: Trên cơ sở quản điểm của chủ nghĩa duy vật biện
18


chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận
và thực tiễn của công tác thu thập bổ sung tài liệu nghe nhìn vào lưu trữ lịch sử
cấp tỉnh, phân tích đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn.
Vận dụng triệt để phương pháp luận Mac xít vào xác định nguồn và thành phần tài
liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử nhằm chỉ ra những cơ sở khoa học, để
nhận thức đúng đắn bản chất của tài liệu nghe nhìn để xây dựng các tiêu chí xác
định được tài liệu nghe nhìn có giá trị để lựa chọn, đưa vào lưu trữ lịch sử bảo
quản.
2. Phương pháp luận lưu trữ học: Trong đó vận dụng nguyên tắc phương
pháp luận của Lưu trữ học Mác Xít như: Nguyên tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử,
nguyên tắc toàn diện tổng hợp vào xác định giá trị, thu thập, bổ sung, phân loại,
v.v... cho tài liệu nghe nhìn và xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu
cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.
3. Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tế: Trong quá trình nghiên cứu,
luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu, điều tra khảo sát, phân tích
tổng hợp, so sánh đối chiếu thực tế công tác tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn tại
các cơ quan Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng
nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Trung
tâm Festival tỉnh...
4. Phương pháp hệ thống: Được sử dụng khi nghiên cứu hồ sơ của tài liệu
nghe nhìn trong quá trình thu thập và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào Lưu trữ lịch sử;
nghiên cứu đề xuất giải pháp phải khoa học, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với
điều kiện thực tiễn;
7. Những đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành sẽ giải quyết được vấn đề thực tiễn tổ chức quản lý tài liệu
lưu trữ nghe nhìn ở địa phương:

- Đóng góp đầu tiên của đề tài là nghiên cứu hoạt động quản lý tài liệu nghe
nhìn, nhằm giúp các cơ quan quản lý lưu trữ địa phương có định hướng trong
công tác quản lý loại hình tài liệu đặc biệt này.
- Kết quả của Luận văn sẽ xây dựng được một đề án về các tiêu chí để xác
19


định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử
tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm lựa chọn những tài liệu nghe nhìn có giá trị vào bảo
quản tại lưu trữ lịch sử tỉnh.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về nguồn và thành phần tài liệu nghe
nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử cấp tỉnh
Trong chương này, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở khoa học để xác
định về nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu. Đó chính là cơ sở
lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Tác giả bước đầu xác định các tiêu
chí để xác định về nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu
trữ lịch sử cấp tỉnh.
Chương 2. Thực trạng tổ chức quản lý tài liệu nghe nhìn và việc nộp lưu
tài liệu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong chương này, luận văn tìm hiểu thực trạng quản lý tài liệu nghe
nhìn tại Trung tâm lưu trữ lịch sử, các cơ quan có chức năng sử dụng tài liệu
nghe nhìn làm hoạt động chính, các cơ quan trong hoạt động có tài liệu nghe
nhìn để làm cơ sở đề xuất xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài
liệu nghe nhìn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh tại chương 3.
Số liệu và thông tin khảo sát trong luận văn chủ yếu được thu thập từ các
cơ quan được khảo sát tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân
tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao, Trung tâm bảo tồn di tích cố
đô Huế, Trung tâm Festival Huế.

Chương 3. Đề án xây dựng tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu
nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở các thông tin khảo sát, phân tích ở chương 1 và chương 2,
trong chương 3 luận văn xây dựng một đề án cụ thể trong việc xây dựng các
tiêu chí xác định nguồn và thành phần tài liệu nghe nhìn cần nộp lưu vào lưu
trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết luận: Dựa trên những kết quả khảo sát và nghiên cứu, luận văn đưa
20


ra một số nhận xét và kiến nghị đối với nhà nước, đặc biệt là đối với Cục Văn
thư và lưu trữ Nhà nước, các nhà khoa học cần quản lý có hệ thống tài liệu
nghe nhìn, một loại hình tài liệu vô cùng quý giá. Nếu không kịp thời quản lý
tốt loại hình tài liệu này thì lịch sử Việt Nam sẽ thiếu đi những khoảnh khắc
quý giá của quá khứ mà tài liệu nghe nhìn ghi lại được.
Để làm sáng tỏ thêm những vấn đề đã trình bày, luận văn còn có phần
phụ lục và tài liệu tham khảo.

21


Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGUỒN VÀ THÀNH PHẦN TÀI
LIỆU NGHE NHÌN CẦN NỘP LƢU VÀO LƢU TRỮ LỊCH SỬ CẤP
TỈNH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về tài liệu lưu trữ nghe nhìn
Theo Luật Lưu trữ năm 2011, tài liệu là vật mang tin được hình thành
trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn
bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống
kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu

điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký,
bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin
khác.[39,1]
Theo Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư, lưu trữ Việt Nam: Tài liệu là
vật mang thông tin làm phương tiện cho hoạt động xã hội. Tài liệu bao gồm
các loại văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, hoặc các nguồn tư
liệu khác, được ghi trên các vật mang tin khác nhau, như trên giấy, băng từ,
đĩa từ, thẻ nhớ… dùng làm căn cứ để xử lý, giải quyết công việc thuộc các
lĩnh vực khác nhau của xã hội và lưu trữ thông tin của những hoạt động
đó.[25,343]
Theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489-1 “Thông tin và hệ thống tài liệu.
Phần chung. Quản lý văn bản”: Tài liệu là thông tin được ghi lại hoặc một đối
tượng có thể được xử lý như một đơn vị hoàn chỉnh.
Theo Từ điển Lưu trữ Việt Nam năm 1992 định nghĩa: “Tài liệu nghe
nhìn - những tài liệu phim, ảnh, phim điện ảnh, ghi âm, ghi hình. Đặc điểm sử
dụng những tài liệu này là trực tiếp nghe, nhìn thấy hình ảnh”.[23,73]
Khái niệm về tài liệu lưu trữ nghe nhìn là một nội dung cơ bản, quan
trọng liên quan đến nhiều vấn đề nghiệp vụ lưu trữ tài liệu nghe nhìn, giúp
những người làm lưu trữ biết được tài liệu lưu trữ nghe nhìn, phân biệt được
sự khác nhau giữa tài liệu lưu trữ nghe nhìn với các loại tài liệu lưu trữ khác
(tài liệu lưu trữ quản lý hành chính, tài liệu khoa học công nghệ, tư liệu khoa
22


học kỹ thuật v.v ).
Theo “Lưu trữ tài liệu nghe - nhìn’’ của PGS TS Đào Xuân Chúc định
nghĩa: “ Tài liệu ảnh, phim điện ảnh, ghi âm và ghi hình - ghi âm được sản
sinh ra trong hoạt động của các cơ quan văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các
cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu khoa học và những người
chụp ảnh nghiệp dư có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn không phân biệt

thời gian, địa điểm sản sinh và vật liệu mang tin, được nộp vào các kho (Viện)
Lưu trữ Nhà nước theo các chế độ nhất định thì gọi là tài liệu lưu trữ ảnh,
phim điện ảnh và ghi âm, ghi hình (Tài liệu nghe - nhìn).[19,8]
Theo sách “ Quản lý tài liệu lưu trữ“ do NXB Lưu trữ, Trung Quốc năm
1991 định nghĩa: “ Tài liệu lưu trữ nghe nhìn là tài liệu lưu trữ được tạo thành
cùng với sự tiến bộ của các kỹ thuật khoa học. Vật mang tin của nó là phim
nhựa và nguyên liệu từ tính. Nó ghi chép về những sự kiện lịch sử trọng đại
và tình hình thực tế của các hoạt động lịch sử, khoa học kỹ thuật quan trọng,
ghi chép bằng hình ảnh một cách sinh động và phản ánh được hoạt động của
các nhân vật có liên quan“ [48,18].
Định nghĩa này đã định nghĩa theo đặc điểm tài liệu là nghe hoặc nhìn
thấy, vật mang tin cũng như nội dung có giá trị của tài liệu nghe nhìn được
lựa chọn để đưa vào bảo quản. Tuy nhiên, có những hình ảnh, những âm
thanh hình thành từ việc thu thập, tổng hợp từ các nguồn khác nhau tạo thành
nội dung của tài liệu lưu trữ. Tài liệu này không phản ánh riêng biệt hoạt động
của cơ quan cụ thể nào cả mà phản ánh những sự kiện, hiện tượng diễn ra như
tài liệu ảnh phục vụ trùng tu các công trình di tích cố đô Huế được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau.
Từ những phân tích trên, trong luận văn này, chúng ta có thể định nghĩa
tài liệu lưu trữ nghe nhìn như sau: Tài liệu lƣu trữ nghe nhìn (bao gồm tài
liệu ảnh, phim điện ảnh và tài liệu ghi âm) phản ánh các sự kiện, hiện
tƣợng bằng hình ảnh và âm thanh hình thành trong quá trình hoạt động
của cơ quan, tổ chức và cá nhân có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn
đƣợc nộp lƣu vào các kho, viện lƣu trữ theo các chế độ nhất định.
23


×