Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Nho giáo việt nam thời lý trần và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NHƢ

NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NHƢ

NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI AM ĐOAN



C



Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nhƣ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
HƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 6
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện và tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo
Việt Nam thời Lý - Trần .................................................................................................................................. 6
1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về nội dung và đặc điểm của tƣ tƣởng Nho giáo Việt
Nam thời Lý - Trần ......................................................................................................................................... 12
1.3. Những công trình nghiên cứu về ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần ........ 27
1.4. Khái quát các kết quả đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .................. 30

HƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHO
GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN .................................................................. 36
2.1. Điều kiện kinh tế và chính trị - xã hội Việt Nam thời Lý - Trần .................................................... 36
2.2. Tiền đề tƣ tƣởng của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần ................................................................ 47
2.3. Khái quát sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần .................................................... 63

HƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ ĐẶ

ĐIỂM CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO


VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN .............................................................................. 73
3.1. Một số nội dung chủ yếu trong tƣ tƣởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần ............................. 73
3.1.1. Tư tưởng tôn quân ................................................................................................... 73
3.1.2. Tư tưởng về đường lối trị nước ............................................................................... 78
3.1.3. Tư tưởng thân dân ................................................................................................... 86
3.1.4. Tư tưởng thượng hiền.............................................................................................. 93
3.2. Những đặc điểm nổi bật của tƣ tƣởng Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần................................ 107

HƢƠNG 4. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN...................................................................................................................... 118
4.1. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần góp phần hình thành ý thức hệ của triều đại .................... 118
4.2. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần góp phần tạo lập nền chính trị thân dân............................ 122
4.3. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần thúc đẩy sự phát triển của tầng lớp nho sĩ ..................... 127
4.4. Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần tạo tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo ở các giai đoạn
sau ..................................................................................................................................................................... 133

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤ

Á

ÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................. 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nho giáo là một học thuyết ra đời ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ VI trước
Công nguyên, nhưng những ảnh hưởng của nó thì không chỉ ở Trung Quốc mà còn
lan rộng sang nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Từ một hệ tư tưởng ngoại
lai, Nho giáo đã dần chiếm một vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng tầng của xã
hội phong kiến Đại Việt, ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực chủ
yếu của đời sống xã hội Việt Nam trong lịch sử và hiện nay. Bởi vậy, nhiều nhà
nghiên cứu đã khẳng định rằng, Nho giáo là một bộ phận cốt lõi của di sản truyền
thống dân tộc, là một thành tố của văn hóa Việt Nam.
Gần đây, trước những biến động hết sức phức tạp của đời sống xã hội, giới
nghiên cứu đã có xu hướng tìm hiểu Nho giáo trên tinh thần phê phán nhằm gạn lọc,
tiếp thu những nhân tố hợp lý, những giá trị chung của Nho giáo. Tuy nhiên, vị trí, vai
trò, ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam ở mỗi giai đoạn
lịch sử không hoàn toàn giống nhau. Bởi vì, việc tiếp nhận Nho giáo, xét đến cùng, là
do điều kiện kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn quy định và do nhu cầu cai trị, quản lý
xã hội của triều đại phong kiến giai đoạn ấy chi phối. Cho nên, cần phải có thái độ biện
chứng, khách quan, toàn diện, có quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc nghiên cứu Nho
giáo cũng như vai trò của nó đối với xã hội, con người Việt Nam trong lịch sử.
Việc nghiên cứu Nho giáo Việt Nam thời kỳ Lý - Trần một cách sâu sắc,
toàn diện và có hệ thống hơn so với các công trình đã công bố trước đây là điều cần
thiết và có ý nghĩa bản lề. Thời đại Lý - Trần được xem là thời đại hưng thịnh và vẻ
vang trong sự phát triển của quốc gia phong ki

2


sinh mӋ
nh thӵc sӵWURQJÿ
ӡi sӕQJYăQKyDWLQKWK
ҫ
n cӫa dân tӝFWKuÿ

Ӆ
u phҧ
i trҧ
i qua

nhiӅ
u lҫ
n thoát xác, cҧ
i biӃ
n, ViӋ
t hóa sâu sҳ
c [91, tr.213]. Nhӳng yӃ
u tӕYăQKyD
Khә
ng giáo sӣGƭ
ҧ
QK
Fy
ӣng


t sâu rӝQJ WURQJ
ӡi sӕQJÿ
ӡ
QJѭ
i dân ViӋ
t Nam
trong quá khӭ, thұ
m chí hiӋ
n nay nhӳng ҧ

QKKѭ
ӣng này vү
n tӗn tҥ
i ӣnhӳng mӭFÿ
ӝ
khác nhau, là bӣi nhӳng yӃ
u tӕÿy
³WUrQP
ӝt chӯng mӵFQjRÿyÿmÿѭ
ӧc cҩ
u trúc lҥ
i
cho phù hӧp nӝi tâm thӃViӋ
W1DP´>
91, tr. 215].
Trong cuӕ
n L͓
ch s͵W˱W˱
ͧng Vi͏
t Nam [171], tác giҧNguyӉ
QĈăQJ7K
ө
Fÿm
khҷ
QJ
ӏ
nh:ÿthӡL /ê
ӣng Wѭ
Nho hӑ


c nhӡcó sӵpha trӝn vӟL Wѭ
ӣng tâm

linh
Phұ
t giáo nên có sӵÿ
ӝc lұ
p, sáng tҥ
o, không nhҩ
t thiӃ
WFiLJuFNJQJE
ҳ
WFKѭ
ӟc nô lӋ
Tàu, nhҩ
t là Tӕ
ng Nho [171, tr. 17]. Nho hӑ
c thӡi Trҫ
n tuy phát triӇ
QKѫQWK
ӡi Lý,
QKѭQJWURQJJL
ӟLQKRVƭE
ҩ
y giӡ, ҧ
QKKѭ
ӣng cӫ
a Tӕ
QJ1KRÿmVkXÿ
ұ

m, cho nên hӑ
FyWKiLÿ
ӝcӕchҩ
p bӃquan trong hình thӭFJLiRÿL
Ӆ
u [171, tr. 19-27].
1KѭY
ұ
y, trong các công trình nghiên cӭu vӅNho giáo ViӋ
t Nam, các tác giҧ
FNJQJÿmEѭ
ӟFÿ
ҫ
XQrXOrQÿѭ
ӧFÿ
һ
FÿL
Ӈ
m cӫa Nho giáo ViӋ
t Nam thӡi Lý - Trҫ
n.
Tuy nhiên, nhӳng ý kiӃ
n trên còn dӯng lҥ
i ӣdӵÿR
án và giҧthiӃ
t. Vì thӃ
, cҫ
n có sӵ
nghiên cӭXFKX\rQVkXKѫQWKuP
ӟLFyFѫV

ӣÿӇrút ra kӃ
t luұ
n chân thӵc.

n thân tác giҧluұ
QiQÿm
tӯng nghiên cӭu vӅNhͷQJÿ
̿
FÿL
͋
m cͯ
a Nho giáo
Vi͏
t Nam thͥi Lý - Tr̯
n trong luұ
QYăQWK
ҥ
FVƭF
ӫ
a mình. Tác giҧkhái quát Nho giáo
ViӋ
t Nam thӡi kǤQj\ FyEDÿ
һ
FÿL
Ӈ
PFѫE
ҧ
n: Thͱnh̭
t, nó chӏ
u sӵTX\ÿ

ӏ
nh cӫ
DWѭ

ӣQJ\rXQѭ
ӟc; thͱhaiQyÿ
Ӆcao phҥ
PWUÿ
ҥ
Rÿ
ӭF³WUXQJQJKƭD´
thͱba, nó kӃ
t hӧp

t cách hài hòa vӟi Phұ
WJLiRĈ
ҥ
RJLiRYjWѭWѭ
ӣng bҧ
Qÿ
ӏ
a. Tuy nhiên, qua khҧ
o cӭu
các nguӗ
n WѭOL
Ӌ
u, các công trình nghiên cӭXÿ
Ӄ
n thӡLÿL
Ӈ

m hiӋ
n tҥ
i, tác giҧthҩ
y cҫ
n
phҧ
i có sӵbәsung, ÿL
Ӆ
u chӍ
QKÿ
ӕ
i vӟi mӝ
t sӕphân tích cӫ
a mình trong luұ
QYăQ
.
1.3. Nhӳng công trình nghiên cӭu vӅê QJKƭD
ӏ
ch sӱcӫaONho giáo ViӋ
t Nam
thӡi Lý - Trҫ
n
VӅvҩ
Qÿ
ӅêQJKƭDO
ӏ
ch sӱcӫ
a Nho giáo ViӋ
t Nam nói chung, Nho giáo thӡi
Lý - Trҫ

Q QyL
ӕ
iULrQJ
vӟi lӏ
ch sӱxãÿ
hӝi ViӋ
t Nam, các nhà nghiên cӭu còn có
nhiӅ
XTXDQÿL
Ӈ
m khác nhau. &yQJѭ
ӡi thӯa nhұ
n Nho giáo ÿm
ÿѭ
ӧc bҧ
Qÿ
ӏ
a hóaÿm

giӳvai trò là hӋWѭWѭ
ӣng cӫ
a các triӅ
Xÿ
ҥ
i phong kiӃ
n ViӋ
W1DPQKѭQJF
ӡi

không thӯa nhұ

n, cho rҵ
QJ1KRJLiRÿ
ӕi vӟi ta chӍOjFiL³QJR
ҥ
LVLQK´Oj
ӫ
a gán

27


ép, vay mượn. Có người thừa nhận Nho giáo có tác động tích cực đối với lịch sử
dân tộc, có người thấy rằng Nho giáo kìm hãm sự phát triển của xã hội…
Tác giả Lê Sỹ Thắng (1977) trong bài viết Mấy nét tổng quát về Nho giáo
trong l ch sử Việt Nam [156] đã khẳng định: Sự thực lịch sử bác bỏ ý kiến nói rằng tổ
tiên chúng ta phải dựa vào Nho giáo để xây dựng đất nước (có nghĩa là xây dựng chế
độ phong kiến). Dưới thời Lý - Trần, có tư liệu lịch sử và cơ sở lý luận để chứng
minh rằng, khi giai cấp phong kiến quý tộc còn có tinh thần dân tộc thì ảnh hưởng
của Nho giáo bị hạn chế. Từ Ngô Quyền đến Lê Lợi, việc giải quyết mâu thuẫn giai
cấp bên trong xã hội vượt ra khỏi khuôn khổ của Nho giáo. Đó là sản phẩm riêng của
thực tiễn Việt Nam và tư tưởng Việt Nam. Không được coi Nho giáo (và cả Phật giáo
nữa) là nguồn gốc tư tưởng dựng nước của thời Lý - Trần [156, tr. 114-116].
Trong cuốn Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Tr n [200], có bài viết của tác
giả Nguyễn Đức Sự (1981) cho rằng, thời Lý - Trần, Nho giáo chẳng qua chỉ là một
học thuyết ngoại lai được giai cấp phong kiến trong nước tiếp thu một cách có chọn
lọc và nhào nặn lại để phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề chính trị trong nước
đề ra. Nên dù sao, Nho giáo vẫn không phải là nhân tố quyết định xu thế phát triển và
nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị và xã hội thời Lý - Trần [200, tr. 603].
Trong cuốn Bàn về ă


n Việt Nam [92], GS. Vũ Khiêu (1996) đã trình

bày những quan điểm của mình về vai trò của Nho giáo trong xã hội phong kiến
Việt Nam từ thời Lý - Trần trở đi. Khác với các tác giả trên, GS. Vũ Khiêu đã nhận
định rằng: từ thời Lý - Trần cho đến thời Lê sơ, về cơ bản, vai trò của Nho giáo là
tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển; Nho giáo đã đáp ứng được những đòi hỏi của
chế độ quân chủ trung ương tập quyền, góp phần ổn định đời sống xã hội và trật tự
của xã hội phong kiến, đối với việc ra đời, phát triển của chế độ phong kiến và tư
tưởng phong kiến.
Trong cuốn Bản sắ

ă

V ệt Nam [121], tác giả Phan Ngọc (1998) đã

phân tích cho thấy, Nho giáo đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử dân tộc và
ảnh hưởng nhất định đến nhiều mặt của văn hóa Việt Nam. Trong đó, phải kể đến
vai trò của Nho giáo góp phần vào việc xây dựng nên những quy phạm đạo đức
phong kiến. Nhưng điều cần lưu ý ở đây là, những phạm trù đạo đức cơ bản của

28


Nho giáo Trung Hoa như “trung”, “hiếu”, “nhân”, “nghĩa”… khi vào Việt Nam đã
bị khúc xạ, đã được người Việt Nam “tiếp” và “biến” nó. Do vậy, những phạm trù
này ở các nhà nho Việt Nam có nội hàm rộng hơn, phong phú hơn, mang nhiều yếu
tố, tính chất nhân văn, nhân bản hơn là trong Nho giáo Trung Hoa.
Lê Văn Giang (2003) trong cuốn L ch sử giả

ơ 1000 ă


ền giáo

dục Việt Nam [52] từ việc đánh giá tác dụng (cả mặt tích cực và tiêu cực) của nền
giáo dục Nho học, đã đi đến những khẳng định về vai trò lịch sử của Nho giáo nói
chung: “Nho giáo cũng như nền giáo dục cũ truyền bá Nho giáo đã có tác dụng tích
cực góp phần vào việc củng cố nhà nước và xã hội phong kiến ở giai đoạn nhà nước
và xã hội này mới hình thành và đang đi lên. Ở nước ta, đó là thời kỳ của các triều
đại Lý, Trần và đầu nhà Hậu Lê” [52, tr. 71-72].
Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2007) trong công trình Học thuy t chính tr xã hội c a Nho giáo và ả

ởng c a nó ở Việt Nam (từ th kỷ XI

n nử

u th

kỷ XIX) [9] cũng đã nhận định rằng, Nho giáo đã có vai trò nhất định đối với việc
củng cố, phát triển chế độ phong kiến Việt Nam và xã hội phong kiến Việt Nam.
Tất nhiên, vai trò của học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo ở mỗi giai đoạn lịch
sử của chế độ phong kiến không hoàn toàn giống nhau. Trong đó, từ thế kỷ XI đến
cuối thế kỷ XV, Nho giáo đóng vai trò tích cực trong việc củng cố và phát triển chế
độ phong kiến Việt Nam, trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Tác giả Trần Thuận (2014) trong cuốn

ởng Việt Nam thời Tr n [168]

lại bàn đến khía cạnh khác trong ý nghĩa lịch sử của Nho giáo thời Trần. Tác giả đã
có những phân tích về việc các triều đại phong kiến từ thời Lê sơ trở đi đã kế thừa
và phát huy nhiều tư tưởng thời Trần, trong đó có tư tưởng Nho giáo. Như vậy, tác

giả đã khẳng định Nho giáo thời Trần tạo tiền đề cho sự phát triển của Nho giáo ở
các giai đoạn sau. Tuy nhiên, vì là một công trình nghiên cứu về tư tưởng thời Trần
nói chung, nên những nghiên cứu về ý nghĩa của tư tưởng Nho giáo trong thời Trần
ở công trình này không nhiều lắm. Tác giả mới chỉ phân tích một số tư tưởng Nho
giáo thời Trần được kế thừa và phát huy ở các triều đại sau như: tư tưởng trung
quân gắn liền với ái quốc, tư tưởng thân dân, một số tư tưởng về quân sự. Tất cả các
tư tưởng đó đều nằm trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo thời Lý -

29


Trần, còn những nội dung khác của Nho giáo thời Lý - Trần đã được kế thừa và có
tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của Nho giáo các thời kỳ sau thì chưa
thấy tác giả đề cập đến.
Bàn về ý nghĩa của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam còn được đề cập đến
trong nhiều công trình khác như: L ch sử

ởng Việt Nam tập 1 [176] do tác giả

Nguyễn Tài Thư (1993) chủ biên; L ch sử

ởng Việt Nam tập 2 [158] của tác giả

ởng Việt Nam [169-171] của Nguyễn Đăng Thục

Lê Sỹ Thắng (1997); L ch sử
(1992); Việ N

ă


sử

ơ

[3] của Đào Duy Anh (1992); Đ n hiệ

ại từ

truyền th ng [81] của Trần Đình Hượu (1995)… Các bài báo khoa học liên quan
đến hướng nghiên cứu này có thể kể đến: Vũ Khiêu (1972), Nhân dân Việt Nam


ộng c a hệ

ởng phong ki n [90]; Phan Đại Doãn (1989), Về vai trò

c a Nho giáo và Ph t giáo trong xã hội ta [33]; Nguyễn Thanh Bình (2013),
ởng Ph t giáo và Nho giáo với ti n trình phát triể N
Nam từ th kỷ X
trong l ch sử

n th kỷ XV [10]; bài viết Về vai trò c a Nho giáo và Ph t giáo
ởng Việt Nam của tác giả Lương Đình Hải (2011) in trong Kỷ yếu

Hội thảo Quốc tế về M i quan hệ giữ N
trong l ch sử

ớc phong ki n Việt

ởng khác


ởng Việt Nam và Hàn Qu c [202]… Tuy nhiên, cũng như các

công trình nghiên cứu đã được nêu trên đây, việc đi sâu phân tích ý nghĩa lịch sử
của Nho giáo thời Lý - Trần từ cách tiếp cận triết học vẫn chưa được bàn tới một
cách toàn diện.
1.4. Khái quát các kết quả đạt đƣợc và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu
Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án: Nho
giáo Việt Nam thời Lý - Trần và ý nghĩa lịch sử của nó cho thấy, vấn đề này đã
được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Tuy nhiên,
nhiều nội dung vẫn chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ và có hệ thống.
Điều đó cho thấy đây là một vấn đề phức tạp, cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu
thêm. Có thể khái quát một số kết quả chính mà các công trình nghiên cứu đó đã đạt
được và một số vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu như sau:
Th nhất, trong các công trình nghiên cứu liên quan đến điều kiện, tiền đề
cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần, hầu hết các tác giả đều
30


thống nhất quan điểm cho rằng, Nho giáo được du nhập vào nước ta từ đầu thời Bắc
thuộc nhưng được người Việt chính thức thừa nhận từ thời Lý. Trong thời kỳ đầu
khi mới du nhập vào Việt Nam, Nho giáo chủ yếu được nhìn nhận với tư cách là
công cụ tinh thần của giai cấp thống trị thực dân và chưa có ảnh hưởng gì nhiều tới
xã hội, con người Việt Nam. Từ thời Lý, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đời sống
xã hội, Nho giáo được giai cấp phong kiến Việt Nam chính thức lựa chọn và sử
dụng làm công cụ trong việc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, quản lý xã hội
và trong sự nghiệp dựng nước, giữ vững nền độc lập dân tộc.
Có thể nói, ở những mức độ khác nhau, các tác giả đã có những kiến giải hợp
lý về quá trình Nho giáo được truyền bá vào xã hội Việt Nam, phân tích những điều

kiện thúc đẩy sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần. Đây là nguồn tài
liệu tham khảo phong phú và quý báu đối với tác giả luận án với tư cách là một
người nghiên cứu đi sau.
Tuy nhiên, phần lớn các tác giả mới chỉ ra được những nhu cầu xã hội thúc
đẩy sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần mà chưa thấy được sự phát
triển của Nho giáo Việt Nam thời kỳ này còn xuất phát từ các tiền đề tư tưởng. Đa
số đều phủ nhận vai trò của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc cũng
như thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, không thừa nhận Nho giáo trước thế kỷ XI đã tạo tiền
đề tư tưởng cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam ở giai đoạn sau. Khẳng định
như vậy là chưa thật sự thuyết phục và khách quan. Nếu trong thời Bắc thuộc, Nho
giáo không có ảnh hưởng tới các giai cấp, tầng lớp người Việt Nam thì tại sao các
cuộc khởi nghĩa do những tầng lớp ưu tú trong xã hội Việt lãnh đạo, sau khi thành
công, lại hướng đến xây dựng mô hình nhà nước phong kiến tập quyền theo khuôn
mẫu của Nho giáo chứ không phải quay về với chế độ lạc hầu, lạc tướng trước đó.
Đến khi giành được độc lập vào thế kỷ X, những thế hệ lãnh đạo mới cũng lại lựa
chọn xây dựng xã hội độc lập theo cái mô hình xã hội mà Nho giáo vạch ra. Mãi
đến năm 1070, nhà Lý mới thể hiện thái độ đề cao Nho giáo bằng việc cho dựng
Văn Miếu nhưng cũng chỉ dành cho hoàng thái tử đến học, thế mà đến năm 1075 đã
tổ chức được kỳ thi Nho học đầu tiên. Nếu Nho giáo không có ảnh hưởng và không
được duy trì trong xã hội thì những người tham dự kỳ thi ấy lấy ở đâu? Họ được đào
tạo ở đâu và như thế nào? Người đỗ đầu trong kỳ thi Nho học đầu tiên đó là Lê Văn
31


Thịnh được đánh giá là văn từ thông đạt, là một người làm việc rất xuất sắc trong hệ
thống chính quyền mới, vậy ông được đào tạo ra sao? Nội thị Lý Nhân Nghĩa làm
việc dưới triều Lý Thái Tổ cũng là một người rất thông thạo kinh sử Trung Hoa,
trong sự kiện loạn ba Vương năm 1028, ông còn biết nói một câu chính trung:
“Chết về hoạn nạn của vua là chức phận của bọn thần, nay đã được chỗ đáng chết
còn từ chối gì nữa” [41, tr. 274]. Vậy ông học ở đâu? Rồi năm 1077, triều đình cho

thi Lại viên bằng hình thức viết chữ, vậy ai đã dạy họ viết chữ, tính toán?… Những
kết luận trong nghiên cứu của PGS.TS. Trần Nguyên Việt về C

ờng c a Nho

giáo Việt Nam thời Lý - Tr n [24] mà tác giả luận án đã đề cập đến ở trên mở ra
hướng lý giải cho vấn đề này. Chỉ có điều, bị giới hạn trong khuôn khổ của một bài
viết, cho nên tác giả chưa có nhiều sự phân tích cụ thể về những tư tưởng Nho giáo
trước thời Lý - Trần.
Vậy vấn đề đặt ra là, luận án cần làm rõ hơn tính tất yếu của việc Nho giáo
ngày càng chiếm lĩnh địa vị chủ đạo trong đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực
chính trị ở Việt Nam thời Lý - Trần. Ngoài nhu cầu thực tiễn của công cuộc xây
dựng, quản lý xã hội thúc đẩy cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam thời Lý Trần, tác giả luận án cần phân tích được sự khởi sắc của Nho giáo Việt Nam thời kỳ
này còn xuất phát từ những tiền đề tư tưởng khác nhau, như tư tưởng yêu nước
truyền thống, tư tưởng dung thông Nho - Phật - Đạo, những tư tưởng Nho giáo
trước thế kỷ XI. Nhiều vấn đề vẫn cần phải được làm sáng tỏ như: Từ thời Bắc
thuộc đến trước thế kỷ XI, Nho giáo đã tồn tại và phát triển ra sao, tác động đến xã
hội và con người Việt Nam thông qua những chủ thể nào và bằng cách nào? Tư
tưởng của các nhà nho thời kỳ này có những khác biệt gì với học thuyết họ tiếp
nhận hay không? Những tư tưởng nào trong Nho giáo thời kỳ này được kế thừa và
phát huy trong thời đại Lý - Trần?… Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án, cũng
như do sự hạn chế về nguồn tư liệu, tác giả không có điều kiện để đi sâu nghiên cứu
về từng nhà nho hay những người am hiểu về Nho giáo ở thời Bắc thuộc, thời Ngô,
Đinh, Tiền Lê và phân tích những tư tưởng cụ thể của họ. Tác giả chỉ tập trung phân
tích để chỉ ra vai trò là tiền đề tư tưởng mà Nho giáo trước thế kỷ XI đã tạo ra cho
sự phát triển của Nho giáo thời kỳ Lý - Trần.

32



Th hai, khi bàn về nội dung của tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời Lý Trần, các tác giả tập trung vào hai phương diện: tư tưởng chính trị - xã hội và tư
tưởng về giáo dục.
Bàn về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo thời Lý - Trần, các tác giả đã
phản ánh được những khía cạnh nhất định trong tư tưởng ấy. Họ cho rằng, cùng tồn
tại với Phật giáo và Đạo giáo trong xã hội Việt Nam thời Lý - Trần nhưng Nho giáo
có ảnh hưởng rõ rệt hơn trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Những khía cạnh cơ bản
trong nội dung tư tưởng chính trị - xã hội thời kỳ này được chỉ ra như: ý thức về
quyền độc lập tự chủ, đường lối trị nước, quan điểm về tổ chức xây dựng bộ máy
nhà nước, đường lối ngoại giao… Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị đạo đức đã dần trở thành nền tảng của những tư tưởng ấy, thành công cụ tinh thần
phục vụ cho bộ máy quan liêu, đóng vai trò tích cực chi phối mọi hoạt động của giai
cấp thống trị trong quản lý xã hội, phát triển đất nước. Các tác giả cũng khẳng định
rằng, ở thời kỳ này, Nho giáo không phải được đưa vào trong tư tưởng chính trị
Việt Nam với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh mà đã được tiếp thu một cách có
chọn lọc và sáng tạo. Nội hàm các khái niệm của Nho giáo đã được cải biến để phù
hợp hơn với văn hóa, tình cảm, tín ngưỡng và tâm lý dân tộc Việt Nam.
Nghiên cứu về khía cạnh thứ hai trong nội dung tư tưởng của Nho giáo thời
kỳ Lý - Trần, các tác giả đều đi đến nhận định từ thời Lý, giáo dục - khoa cử được
tổ chức và có sự điều hành trực tiếp của nhà nước phong kiến. Cũng từ đây nền giáo
dục - khoa cử của nước ta được xây dựng theo mô hình của Nho giáo, từ mục đích
cho tới nội dung giáo dục và khoa cử. Nhưng dưới thời Lý và đầu thời Trần, Nho
giáo không phải là nội dung duy nhất trong học tập và khoa cử. Do sự tồn tại phổ
biến của Phật giáo và Đạo giáo trong thời kỳ Lý - Trần nên chúng cũng chi phối cả
đến lĩnh vực giáo dục, khoa cử thời kỳ này. Nền giáo dục - khoa cử Nho học thời
Lý chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có quy chế rõ ràng. Sang đến thời
Trần, giáo dục có điều kiện phát triển mạnh mẽ, đào tạo nhân tài cho bộ máy nhà
nước phong kiến và góp phần không nhỏ vào sự hưng thịnh của đất nước.
Khi khái quát các đặc điểm của Nho giáo Việt Nam nói chung, phần lớn các
tác giả đều thống nhất quan điểm cho rằng nó đã được giản lược hóa và tái cấu trúc
so với Nho giáo Trung Quốc, để phù hợp hơn với tâm thức người Việt. Nho Việt


33


không thiên về khía cạnh lý luận, học thuật mà thiên về khía cạnh thực tiễn. Về đặc
điểm của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần, các tác giả khẳng định nó thể hiện tính
độc lập, sáng tạo hơn so với Nho giáo của các thời kỳ khác. Do được làm mềm hóa
bằng Phật giáo và Đạo giáo nên những khái niệm, phạm trù trong Nho giáo Việt
Nam thời kỳ này mang tính nhân văn, nhân bản rõ nét.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về nội dung và đặc điểm của tư tưởng Nho giáo
Việt Nam thời kỳ Lý - Trần vẫn còn nhiều khía cạnh cần phải được làm rõ. Khi bàn
về tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo thời Lý - Trần, các tác giả mới chỉ tập
trung vào một hoặc một số khía cạnh nào đó của nó chứ chưa phân tích một cách toàn
diện và có hệ thống; phần lớn các tác giả đề cập đến vai trò, mức độ ảnh hưởng của
Nho giáo đối với những tư tưởng chính trị - xã hội thời Lý - Trần chứ chưa phân tích
cụ thể nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo thời kỳ này. Những nghiên
cứu về tư tưởng giáo dục Nho học hầu hết vẫn còn sơ sài, và chủ yếu là nghiên cứu
dưới góc nhìn của Giáo dục học, Sử học, như: bước đầu nêu lên mục đích, nội dung
của nền giáo dục - khoa cử, hệ thống các trường Nho học, liệt kê các kỳ khoa cử
trong lịch sử… Các tác giả chưa đặt ra hoặc chưa có những phân tích chi tiết về tư
tưởng căn bản chi phối xuyên suốt nền giáo dục Nho học thời Lý - Trần, đó chính là
tư tưởng thượng hiền. Về đặc điểm của tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời kỳ Lý Trần, phần lớn các nhận định, đánh giá chưa tập trung từ việc phân tích các nội dung
tư tưởng của Nho giáo thời kỳ này để khái quát những đặc điểm của chúng.
Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho tác giả luận án cần phải làm rõ là: từ nguồn tư
liệu ít ỏi, các hiện tượng thực tế mà sử sách ghi chép và các biểu tượng về văn hóa giáo dục còn lại như Văn Miếu, Quốc Tử Giám… phải hệ thống hóa và có những
phân tích cụ thể về những nội dung cơ bản trong tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời
kỳ Lý - Trần, từ đó khái quát những đặc điểm của chúng.
Th ba, khi bàn về ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần, có
hai luồng ý kiến trái ngược trong việc đánh giá vai trò của nó đối với sự phát triển của
chế độ phong kiến Việt Nam. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định nó đóng
vai trò tích cực trong việc củng cố và phát triển chế độ phong kiến Việt Nam, trong

công cuộc dựng nước và giữ nước thời kỳ này. Họ thừa nhận Nho giáo thời Lý - Trần

34


có vai trò to lớn trong việc định hướng cho giai cấp phong kiến thời kỳ này tổ chức
và quản lý xã hội một cách hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu phủ
nhận vai trò tích cực của Nho giáo đối với sự phát triển của chế độ phong kiến, cho
rằng nó không phải là hệ tư tưởng của triều đại phong kiến Lý - Trần. Ngoài những
quan điểm trên, còn có nghiên cứu khẳng định Nho giáo thời Lý - Trần tạo tiền đề tư
tưởng cho sự phát triển của Nho giáo Việt Nam ở các giai đoạn sau.
Như vậy, khi bàn về ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần,
vẫn còn những quan điểm chưa thống nhất trong đánh giá vai trò của nó đối với sự
phát triển của triều đại phong kiến Việt Nam. Nho giáo nói chung, Nho giáo Việt
Nam thời Lý - Trần nói riêng chứa đựng cả những mặt tích cực và hạn chế. Cho
nên, khi nghiên cứu về ý nghĩa lịch sử của nó, cần có cái nhìn khách quan, tránh
tuyệt đối hóa một khía cạnh nào đó. Nhìn chung, vấn đề này vẫn cần được nghiên
cứu một cách thấu đáo, cần phải được tiếp tục tìm hiểu và lý giải thêm.
Về vai trò của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần với tư cách là tiền đề tư
tưởng cho sự phát triển của Nho giáo ở các giai đoạn sau, cũng mới chỉ bước đầu
được tìm hiểu. Các phân tích mới nêu ra được một số tư tưởng thuộc lĩnh vực chính
trị - xã hội của Nho giáo thời Lý - Trần được kế thừa và phát huy ở các triều đại
phong kiến sau đó, còn nhiều tư tưởng khác vẫn chưa được đề cập tới.
Ngoài ra, khi bàn về ý nghĩa lịch sử của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần
cần thấy rằng, Nho giáo thời kỳ này không chỉ đóng vai trò là hệ tư tưởng của triều
đại phong kiến, bảo vệ cho địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị, mà nó còn góp
phần tạo lập nền chính trị thân dân thời Lý - Trần. Đồng thời, chính sự phát triển
của Nho giáo thời Lý - Trần đã thúc đẩy cho sự lớn mạnh của tầng lớp nho sĩ trong
xã hội. Những vấn đề này chưa thấy được phân tích một cách cụ thể ở các công
trình nghiên cứu đã được công bố.

Như vậy, vấn đề đặt ra cho tác giả luận án là: không chỉ đưa ra những phân
tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện hơn về vai trò của Nho giáo Việt
Nam thời Lý - Trần đối với sự phát triển của xã hội, của triều đại phong kiến Việt
Nam giai đoạn này và đối với sự lớn mạnh của tầng lớp nho sĩ, mà còn đối với sự
phát triển của Nho giáo ở các giai đoạn sau.

35


HƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN ỦA
NHO GIÁO VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN
2.1. Điều kiện kinh tế và chính trị - xã hội Việt Nam thời Lý - Trần
Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng của một dân tộc luôn gắn liền và bị
quy định bởi các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa của dân tộc đó. Cho
nên, chúng ta không thể phân tích, đánh giá những hiện tượng tư tưởng bằng bản thân
tư tưởng mà phải đặt nó trong những bối cảnh xã hội cụ thể mà ở đó nó tồn tại và
phát triển. Thời Lý - Trần là thời kỳ Nho giáo được nhà nước phong kiến Việt Nam
chính thức thừa nhận, chú trọng phát triển và nó đã bắt đầu in dấu ấn đậm nét trong
tiến trình vận động của xã hội. Sự phát triển của Nho giáo trong thời kỳ này không
chỉ chi phối các lĩnh vực của đời sống xã hội Đại Việt, mà còn phản ánh những nhu
cầu thực tiễn của xã hội lúc bấy giờ.
ớc h t, việc chú trọng phát triển Nho giáo xuất phát từ nhu cầu xây dựng,
củng cố bộ máy nhà nước trung ương tập quyền và nhu cầu thiết lập trật tự kỷ
cương xã hội, đảm bảo nền độc lập dân tộc.
Bộ máy chính quyền phong kiến độc lập, tự chủ đã ra đời ngay sau khi đất
nước ta được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chính quyền đô hộ phương Bắc
vào thế kỷ X. Bộ máy đó được xây dựng theo mô hình của nhà nước phong kiến tập
quyền Trung Hoa. Tuy nhiên, dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, chế độ phong
kiến ấy chưa hoàn toàn vững chắc, trong lòng nó còn chứa đựng nhiều mầm mống,
nguy cơ làm cho chế độ đó suy yếu và tan rã. Thời Tiền Lê, Lê Hoàn đã phân phong

cho các con đi trấn giữ các địa phương nhằm tăng cường uy lực của triều đình đối với
nhân dân trong nước. Tuy nhiên, các vương hầu mới chỉ cai quản miền đồng bằng mà
thôi. Miền núi tất nhiên vẫn tồn tại chế độ tù trưởng với quyền vị thế tập cai quản
nhân dân. Các tù trưởng khi thì thần phục, khi thì chống đối lại chính quyền trung
ương. Tù trưởng ở các miền giáp biên giới Tống lúc thì theo ta, khi thì theo Tống.
Nói tóm lại, cho tới lúc này, yếu tố phong kiến phân tán vẫn tồn tại, tình hình trong
nước vẫn chưa ổn định. Tập đoàn phong kiến nhà Tiền Lê đã áp dụng nhiều biện
pháp quân sự mạnh mẽ để trấn áp nhân dân miền núi và địa phương xa, nhằm duy trì
bộ máy nhà nước tập quyền. Tuy nhiên, chính sách thống trị nặng về dùng biện pháp

36


quân sự đã không còn thích hợp với tình hình mới ở trong nước đang ngày càng ổn
định. Nội chiến xảy ra thường xuyên khiến đời sống nhân dân vô cùng khổ sở. Những
hành động đàn áp nhân dân, ngược đãi các nhà sư cùng lối sống trụy lạc của ông vua
cuối triều Tiền Lê chỉ gây thêm nỗi oán giận trong dân chúng. Tình cảnh suy yếu,
thối nát của triều đình phong kiến lúc ấy đã đặt ra nhu cầu phải khôi phục, củng cố bộ
máy nhà nước trung ương tập quyền, phải tập trung và thống nhất quyền lực chính trị
vào một dòng họ có thế lực, có sức mạnh, hướng đến thiết lập trật tự kỷ cương xã hội.
Có như vậy mới xây dựng được một quốc gia thống nhất và giàu mạnh, bảo đảm
được nền độc lập của dân tộc trước mưu đồ thôn tính của ngoại bang.
Yêu cầu và đòi hỏi khách quan đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nho giáo từ
thời Lý có vị trí lớn hơn so với các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê. Với tư cách là một
học thuyết chính trị - xã hội, Nho giáo đã trở thành công cụ hữu hiệu để giải quyết
những vấn đề thiết thân của việc xây dựng, củng cố nhà nước phong kiến. Nội dung
học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng bảo vệ vương quyền, bảo vệ sự liên kết giữa
cá nhân và xã hội xung quanh triều đình, duy trì sự phân chia đẳng cấp xã hội theo
danh phận; nó dung hợp sự phân chia và liên kết này trên nền tảng đạo đức, luân lý,
chính trị mà cơ sở của nó nằm ở những nguyên tắc về lễ, pháp hòa lẫn nhau và được

thần thánh hóa thành Thiên mệnh, trung hiếu, tam cương, ngũ thường. Học thuyết ấy
phục vụ đắc lực cho yêu cầu củng cố, phát triển chế độ phong kiến của giai cấp thống
trị đương thời. Nhà nghiên cứu Quang Đạm khi đánh giá vai trò của Nho giáo đã đưa
ra ý kiến rằng: “Ít có một thứ đạo nào làm được tỉ mỉ chu đáo, chặt chẽ như thế để giữ
bệ ngọc ngai vàng cho các vua chúa. Lễ giáo của Khổng - Mạnh, Trình - Chu là một
công cụ mạnh mẽ của các triều đại đặt kỷ cương trên toàn bộ đất nước” [43, tr. 246].
Chính vì vậy, từ thời Lý trở đi, Nho giáo đã được giai cấp phong kiến Việt Nam
chính thức lựa chọn và sử dụng như một lợi khí sắc bén để bảo vệ địa vị thống trị và
quyền lợi của mình cũng như trong việc quản lý và xây dựng đất nước.
Vào thời Lý, trước sự kiện ba Vương làm phản tranh ngôi (năm 1028), vua
Lý Thái Tông mặc dù là một người rất am hiểu Phật học, nhưng cũng không tìm
đâu ra trong kho tàng tôn giáo đó một lối thoát, một giải pháp hữu hiệu để giải
quyết những rối loại từ trong nội cung. Ông đã lựa chọn Nho giáo làm bệ đỡ tư

37


tưởng cho những hoạt động của mình bởi Nho giáo cung cấp cho ông những điều
cần thiết mà Phật giáo không có, trước hết là tư tưởng trung quân để giáo dục bề tôi
phải biết trung thành với ngôi vua, với triều đại.
Nhu cầu khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển sản xuất cũng như đè bẹp ý
chí và hành động xâm lược từ bên ngoài cũng thúc đẩy nhà Lý khai thác những tư
tưởng nhân văn, nhân bản về “dân” trong Nho giáo. Bởi nó giúp cho giai cấp thống
trị đưa ra được những quyết sách, những quan điểm chính trị thân dân để tập hợp
được sức mạnh của cả dân tộc vào công cuộc ấy.
Để củng cố ngôi vua và ổn định trật tự xã hội, duy trì sự tồn tại của chế độ
phong kiến, giai cấp phong kiến nhà Lý đã thấy rõ sự cần thiết phải sử dụng luật
pháp như một công cụ hữu hiệu trong thiết lập trật tự kỷ cương, quản lý xã hội. Lúc
này đành rằng Phật giáo vẫn đang có vị trí to lớn trong xã hội và có vai trò nhất định
trong việc trị nước, nhưng Phật giáo chỉ có giới luật chứ không có pháp luật. Vì thế,

Nho giáo với các quan niệm “tôn quân quyền”, “quân chủ thần quyền”, “chính danh
định phận”… đã trở thành cơ sở tư tưởng và định hướng cho giai cấp phong kiến
trong việc chế định luật pháp. Lý thuyết của Nho giáo đã góp phần quan trọng vào
việc quản lý xã hội Đại Việt một cách có nề nếp, có quy chế, có kỷ cương.
Như vậy là, giai cấp phong kiến Việt Nam lúc này đã nhận thức và thấy
trong Nho giáo một học thuyết chính trị - xã hội sắc bén có thể đáp ứng yêu cầu
phát triển xã hội và bảo vệ địa vị thống trị, quyền lợi của giai cấp mình. Vì thế mà
Nho giáo đã dần dần khẳng định được vị thế trong xã hội.
Cuối thời Lý, sự suy đốn của chính quyền trung ương, sự bóc lột nặng nề của
nhà nước và quý tộc phong kiến khiến cho các thế lực hào trưởng địa phương tập
hợp nông dân khắp nơi nổi dậy khởi nghĩa, gây nên cục diện cát cứ và nội chiến.
Rút ra bài học từ các cuộc nổi dậy đó, giai cấp thống trị nhà Trần nhận thấy rõ sự
cần thiết phải sử dụng tư tưởng tôn ti đẳng cấp của Nho giáo để chấn chỉnh trật tự
xã hội. Vì vậy, nhà Trần cùng với việc tiếp tục giảng dạy Nho học, phát triển và
hoàn thiện chế độ khoa cử, tôn tạo Văn Miếu, tế tự Khổng Tử, du nhập sách kinh
điển Nho gia, đã bằng nhiều biện pháp để đưa Nho giáo lên nắm giữ vai trò chủ đạo
trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, dần làm cho Nho giáo, Nho học từ vốn sẵn có của
triều Lý phát triển lên một tầm cao mới.
38


Từ nửa cuối thế kỷ XIV (đời Trần Dụ Tông), do sự bành trướng của điền
trang thái ấp, sự sa đọa của vua quan và quý tộc mà mâu thuẫn giai cấp trong xã hội
càng gay gắt, xã hội không được ổn định, nhà Trần lâm vào khủng hoảng toàn diện.
Chính quyền trung ương suy yếu trầm trọng, không còn khả năng kiểm soát đối với
đất nước. Nhà Minh bắt đầu xúc tiến xâm lược Đại Việt. Mô hình nhà nước quân
chủ quý tộc Trần với một hệ thống chính trị tương đối lỏng lẻo mà quyền lực thuộc
về các thân vương, quý tộc, tôn thất, dựa trên cơ sở kinh tế điền trang thái ấp, tỏ ra
không còn phù hợp nữa. Các cuộc tấn công của Chế Bồng Nga (vua Chiêm Thành)
vào kinh thành Đại Việt cho thấy sự kiểm soát lỏng lẻo của nhà Trần. Trong bối

cảnh đó, chỉ có mô hình nhà nước tập quyền chuyên chế với hệ tư tưởng Nho giáo
làm nền tảng mới có thể đáp ứng được tốt hơn yêu cầu ổn định xã hội Đại Việt cuối
thời Trần. Đó còn là giải pháp chính trị căn bản nhằm đưa xã hội cuối Trần ra khỏi
khủng hoảng và giữ vững nền độc lập của dân tộc. Bởi vì, bằng cách nhanh chóng
phát triển chế độ quân chủ tập quyền do tầng lớp quan liêu - nho sĩ nắm giữ, sẽ
không chỉ góp phần hạn chế bớt thế lực của nhà chùa, mà còn tấn công vào giai cấp
quý tộc nhằm tước bỏ thế lực kinh tế - chính trị của giai cấp này, tập trung sức
mạnh kinh tế, chính trị, quân sự vào nhà nước tập quyền trung ương. Bấy giờ, Hồ
Quý Ly - một quý tộc ngoại thích, người nắm thực quyền của nhà Trần - đã hạn chế
quyền lực của giới quý tộc cũng như bổng lộc và đất đai của họ bằng nhiều biện
pháp, trong đó có biện pháp tiến hành Nho giáo hóa đời sống xã hội, trọng dụng các
nho sĩ có tài, kể cả nho sĩ lớp dưới. Vì thế, vai trò của các nho sĩ trong triều ngày
càng nổi bật, Nho giáo ngày càng được tôn sùng.
Tóm lại, dưới thời Lý - Trần, nhà cầm quyền tuy coi trọng Phật giáo, nhưng
dần dần nhận thức ra vai trò của Nho giáo trong cai trị xã hội, nên Nho giáo ngày
càng được trọng dụng và có điều kiện mở rộng tầm ảnh hưởng.
Th hai, sự phát triển của Nho giáo thời kỳ này còn gắn với nhu cầu phát
triển giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho bộ máy quan liêu.
Khi vương triều Lý được thành lập, để xây dựng một sự nghiệp lâu dài, tạo
nền tảng vững chắc, toàn diện cho sự phát triển của quốc gia phong kiến độc lập,
nhà Lý không chỉ xây dựng và phát triển kinh thành Thăng Long thành một trung

39


tâm chính trị và kinh tế, mà còn chia nước thành 24 lộ - phủ, dưới phủ là huyện và
hương. Việc tổ chức cai trị do đó mà ngày càng phức tạp hơn. Trong bộ máy chính
quyền thời Lý, thân tộc và công thần đã nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Nhưng
ngoài vòng quyền lực trực tiếp với những chức vụ đầu triều ấy, vẫn cần một hệ
thống quan lại các cấp nắm giữ các chức vụ khác từ trung ương đến địa phương. Hệ

thống quan lại đó được tuyển chọn bằng những con đường khác nhau, trong đó ban
đầu chủ yếu là thông qua con đường nhiệm tử và tuyển cử. Nhưng do nhận thức
được tư tưởng chính trị - xã hội của Nho giáo có tác dụng to lớn trong việc củng cố
nền quân chủ tập quyền, nên tất yếu, nhà Lý phải tìm cách đưa tư tưởng đó vào thực
tiễn cai trị, quản lý xã hội bằng cách sử dụng nho sĩ phục vụ cho công cuộc trị nước.
Vì thế, vào những năm 70 của thế kỷ XI, nhà Lý chính thức hóa về mặt nhà nước
việc học và thi Nho giáo. Nền giáo dục, khoa cử Nho học đó đã góp phần cung cấp
quan lại cho bộ máy quan liêu, đào tạo ra tầng lớp trí thức nho sĩ với vai trò ngày
càng tăng trong xã hội, dần thay thế tầng lớp trí thức tăng lữ để trở thành chỗ dựa
cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Với những sự kiện ấy, Nho học,
Nho giáo bước vào một thời kỳ phát triển mới.
Tuy nhiên, dưới thời Lý, những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước
xuất thân từ Nho học chưa nhiều, số lượng các nho sĩ rất hạn chế. Khoa cử Nho học
cũng chưa được tổ chức thường xuyên và đều đặn. Đặc biệt là sau sự kiện Thái sư
Lê Văn Thịnh bị buộc tội mưu phản (có thể là kết quả của một âm mưu chống Nho
giáo của các thế lực Phật giáo), khoa cử hầu như đã bị đình hoãn lại. Nhưng nhìn
chung, với việc tổ chức khoa cử Nho học cho thấy, nhà Lý đã bước đầu nêu cao vị
trí, vai trò của Nho học, quan tâm đến việc truyền bá và phát triển Nho giáo.
Sang thời Trần, nước ta có những bước tiến dài trong sự nghiệp phục hưng đất
nước. Nền kinh tế Đại Việt thời kỳ này đã phát triển với một sinh lực dồi dào và đạt
tới một trình độ khá cao so với thời Lý. Nội chiến giữa các thế lực phong kiến chấm
dứt. Cương vực ngày càng được mở rộng, dân số gia tăng… Tất cả cho thấy chế độ
phong kiến tập quyền đã bắt đầu ổn định và được triển khai theo quy mô lớn. Nó đòi
hỏi phải có một sự quản lý, điều hành những công việc của đất nước một cách quy củ,
toàn diện và hiệu quả hơn, nhất là về mặt hành chính và chuyên môn. Do đó, bộ máy

40


hành chính không ngừng được mở rộng với nhiều chức quan và cơ quan chuyên trách

mới. Nhằm đạt mục đích này, nhà nước phong kiến cần phải sử dụng hình thức tuyển
chọn quan lại bằng chế độ khoa cử là chủ yếu. Vả lại, hàng ngũ quý tộc tôn thất thật
sự có năng lực không nhiều, mà hầu hết lại đang nắm giữ các trọng trách, đặc biệt là
về quân sự. Hoạn quan thì tỏ ra bất lực về trình độ văn hóa. Nhà nước phong kiến tuy
vẫn muốn dùng thành phần quý tộc trong hàng ngũ quan liêu để duy trì một nền
chuyên chế dòng họ, song không thể không mở rộng chế độ khoa cử Nho học, để
theo đó chấp nhận và dần đưa tầng lớp nho sĩ ngày càng chiếm giữ những chức vụ
quan trọng trong bộ máy chính quyền. Càng về cuối nhà Trần, giáo dục - khoa cử
Nho học càng hoàn thiện, đi vào quy củ, nề nếp, tầng lớp nho sĩ càng gia tăng và lớn
mạnh. Vì vậy mà, Nho giáo càng có điều kiện thuận lợi để thâm nhập sâu hơn vào xã
hội và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thời kỳ này.
Như vậy, theo con đường phát triển của giáo dục - khoa cử, ảnh hưởng của
tư tưởng Nho giáo đối với đời sống xã hội nước ta ngày càng đậm nét.
Th ba, những chuyển biến về mặt sở hữu và kết cấu giai cấp cũng tạo điều
kiện cho Nho giáo mở rộng tầm ảnh hưởng.
Trên tiến trình phong kiến hóa xã hội Việt Nam từ thế kỷ X, sở hữu công về
ruộng đất chiếm địa vị thống trị, bao trùm trong xã hội. Tuy nhiên trên thực tế thì bộ
phận ruộng đất công này được chia thành hai loại: Do nhiều nguyên nhân và kỹ
thuật khai thác, nhà vua (đại diện cho nhà nước phong kiến) chỉ đủ khả năng quản
lý trực tiếp một phần nào đó ruộng đất, dù cho đó có là những ruộng tốt nhất, còn
đại bộ phận là ruộng đất do làng xã trực tiếp quản lý (tất nhiên không có quyền
chiếm hữu). Tính tự trị của làng xã về mặt ruộng đất lại khá rõ nét. Ruộng đất công
làng xã chưa bị nhà nước áp đặt hoàn toàn quyền vô thượng của nhà vua lên trên.
Cho nên, các ông vua Lý - Trần phải tìm cách quản lý ruộng đất gián tiếp thông qua
con đường “nhà nước hóa” quyền sở hữu ruộng đất làng xã. Lúc này, lý thuyết
vương thổ của Nho giáo đã trở thành nền tảng cho hành động của các ông vua, hỗ
trợ đắc lực cho quá trình biến ruộng đất làng xã thành sở hữu nhà nước. Ý niệm
vương thổ của Nho giáo (“phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ” - K

) có tác


dụng giúp các vua Lý - Trần củng cố cái quyền sở hữu tối cao của mình đối với toàn

41


bộ ruộng đất trong thiên hạ và biện minh cho chế độ phân phong không triệt để mà
nhà vua áp dụng. Vì thế, việc sử dụng Nho giáo là cần thiết để góp phần làm tăng
tính chất tập quyền của nhà nước phong kiến.
Chứng cớ là, dưới thời Tiền Lê, Lê Hoàn vẫn nhiều lần cày ruộng tịch điền
trên các vùng ruộng đất khác nhau của mình. Sang đến thời Lý - Trần, dưới sự ảnh
hưởng ngày càng đậm nét lý thuyết vương thổ của Nho giáo, việc quản lý đất đai
của các ông vua thời kỳ này ngày càng mang tính chất gián tiếp. Việc cày ruộng tịch
điền cho dù chỉ mang ý nghĩa tượng trưng của một lễ tiết nhưng đã thể hiện quyền
hành rộng lớn của nhà vua. Năm 1038, Lý Thái Tông cày ruộng tịch điền ở Bố Hải
Khẩu, quần thần can ngăn, coi đó là việc của nông phu. Lý Thái Tông tuy có gạt đi:
“Trẫm không tự cày thì lấy gì mà làm xôi cúng, lấy gì để xướng xuất thiên hạ” [41,
tr. 294], nhưng ông cũng chỉ đẩy cày ba lần rồi thôi. Sang đến thời Trần, diện tích
ruộng đất do vua trực tiếp quản lý ngày càng thu hẹp lại đến chỗ không còn nữa.
Vua có địa vị cao nhất, có quyền tượng trưng trên cả vương thổ nên không cần có
ruộng đất riêng nữa. Vua cho mở lễ tịch điền nhưng “sai tể thần, tôn thất cùng các
quan gặt ruộng tịch điền” [41, tr. 586]. Vị hoàng đế mang dáng dấp điền chủ giờ
đây đã được thay thế bởi vị hoàng đế theo quan niệm của Nho giáo.
Do mở rộng quan niệm về quyền sở hữu ruộng đất công nên việc quản lý cũng
mở rộng theo: việc đắp đê không chỉ bảo vệ kinh thành mà còn được xây dựng thành
một hệ thống đê điều khắp các vùng đồng bằng với tổ chức tỉ mỉ; việc quản lý thu
hoạch mùa màng không chỉ trên phần sở hữu của riêng nhà vua mà là trên phần quan
điền vương thổ (tức ruộng công khắp cả nước), nên thu nhập của nhà nước cũng do
đó mà tăng lên… Với quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, các vua Lý - Trần có thể
từng bước sử dụng ruộng đất công làng xã vào việc phân phong cho quan lại, họ

hàng, cận thần, công thần của mình. Nhưng đương nhiên đó là chế độ phân phong
không triệt để, nhà vua có thể vì một cớ gì đó mà lấy lại ruộng phong để ban cấp cho
người khác. Và như vậy, vua là người đại diện cho nhà nước phong kiến có thể khống
chế được ruộng đã phân phong, quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của vua không chỉ
tồn tại trên danh nghĩa mà đã có một sức mạnh thực sự. Yếu tố phong kiến phân tán
do đó hoàn toàn bị hạn chế. Đó chính là những lý do khiến nhà nước phong kiến Lý Trần không thể không vận dụng lý thuyết của Nho giáo vào thực tiễn cai trị.
42


Bên cạnh chế độ sở hữu công chiếm địa vị thống trị trong xã hội thì sở hữu
tư nhân cũng đã tồn tại ở nước ta ngay từ thời Lý, mặc dù chưa phải là phổ biến.
Với việc nhà nước phong kiến có những quy định bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất và
khuyến khích khai khẩn đất hoang đã tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân về ruộng đất
ngày càng phát triển. Đặc biệt là từ giữa thế kỷ XIII, với những chính sách thúc đẩy
cho sự phát triển của sở hữu tư nhân, thì đồng thời nhà nước phong kiến Lý - Trần
cũng tạo cơ hội cho Nho giáo mở rộng tầm ảnh hưởng.
Giữa thế kỷ XIII, khi nhà nước cho bán công điền thành tư điền, thì phần
lớn số ruộng đó lọt vào tay quý tộc, vì họ vừa là lớp người có nhiều tiền của nhất,
lại vừa có quyền hành. Họ trở thành giai cấp quý tộc địa chủ, chiếm hữu lớn về
ruộng đất chứ không phải chỉ là những người chủ địa tô mà không phải chủ đất
(địa chủ) như trước đây nữa [200, tr. 208-297]. Chính vì vậy, đại địa chủ quý tộc
càng muốn thoát ly hoạt động hành chính để kinh doanh và ăn chơi xa xỉ. Họ
không chỉ kinh doanh ruộng đất và buôn bán mà còn lao vào những hoạt động phi
kinh tế khác vừa để kiếm tiền, vừa để thỏa mãn thú vui của mình. Đánh bạc là một
trong những hình thức kiếm tiền đó. Quý tộc giao phó những hoạt động của nhà
nước cho những người thừa hành trong bộ máy chính quyền để phục vụ cho mình
và dùng thế lực kinh tế để tác động lại, đó chính là các nho sĩ. Ngoài ra, bằng việc
mở rộng giáo dục - khoa cử, chú trọng tuyển chọn quan lại bằng con đường khoa
cử Nho học mà tầng lớp nho sĩ đã xuất hiện ngày càng đông đảo trong xã hội. Vì
thế, từ cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV, nhà Trần bắt đầu trao cho lớp nho sĩ

những chức vụ cao nhất về mặt hành chính. Như vậy, đến giữa thời Trần, việc nho
sĩ xâm nhập ngày càng nhiều vào hàng ngũ quan liêu, nắm những chức vụ trọng
yếu trong cơ quan trung ương chứng tỏ Nho giáo đã có một địa vị rất quan trọng
trong thời kỳ này. Sự phát triển ấy tạo nên một nền tảng vững chắc để đến thế kỷ
XV Nho giáo trở thành quốc giáo.
Bên cạnh bộ phận địa chủ quý tộc, còn có bộ phận địa chủ mới không có gốc
quý tộc, lớn lên cùng với sự phát triển của chế độ tư hữu, của công thương nghiệp
và kinh tế hàng hóa. Tầng lớp địa chủ này xuất hiện ngày càng đông đảo và ngày
càng giữ vai trò to lớn trong đời sống xã hội, chi phối nhiều mặt hoạt động của xã

43


hội về kinh tế cũng như về chính trị. Họ không phải là quý tộc, không được hưởng
những quyền lợi của quý tộc nhưng lại đại diện cho yếu tố kinh tế tiến bộ lúc bấy
giờ. Có nhiều khi để điều chỉnh sự mất cân bằng trong đời sống kinh tế (do đó ảnh
hưởng đến trật tự xã hội) hay để giải quyết một công việc cấp bách, nhà nước trung
ương đã phải nhờ đến sự giúp đỡ về kinh tế của lớp người này. Sử cũ cho biết, vào
năm 1362, đói to, nhà nước “xuống chiếu cho các nhà giàu dâng thóc để phát chẩn
cho dân nghèo” [41, tr. 646]. Năm 1373 và 1375, lại hạ lệnh cho những người giàu
quyên thóc cho nhà nước để chuẩn bị lương thực cho triều đình đi đánh Chiêm
Thành [41, tr. 669,671]. Sự chi phối về kinh tế kéo theo sự chi phối về chính trị.
Ngay từ thời Lý, bộ phận dân khá giả mà không thuộc nhà quyền quý đã tìm cách
len vào tầng lớp cầm quyền qua những mối liên hệ thông gia với cả gia nô của
vương hầu quý tộc. Sau đó, tình hình này đã bị hạn chế khi nhà vua ra lệnh ngăn
cấm các nhà quyền thế không được tự tiện thu nạp các hạng người bách tính (vào
các năm 1128, 1131, 1157) [98, tr. 149]. Sang đến đầu thời Trần, nhà nước còn ra
quy định “người giàu khỏe mạnh mà không có quan tước thì sung quân, đời đời làm
lính” [41, tr. 439]. Nhưng những đổi thay của triều đại đã khiến cho con đường tiến
thân của các địa chủ tư hữu giàu có lại được mở ra. Sự tăng trưởng, vững mạnh của

tầng lớp này khiến họ không cam tâm chịu đựng mãi một địa vị thấp kém. Họ thấy
được đà phát triển, yêu cầu có đại diện của mình trong bộ máy nhà nước và chính
quyền trung ương. Và rồi, những người giàu đã nộp thóc, tiền bạc giúp đỡ nhà nước
lúc khó khăn đều được nhà nước ban cho tước phẩm theo thứ bậc khác nhau. Thêm
vào đó, với sự mở rộng của chế độ giáo dục khoa cử, họ đã cho con em mình đi học
rồi leo vào bộ máy quan liêu. Chính cơ hội tiến thân bằng con đường khoa cử Nho
học đó vừa khiến cho việc học tập chạy theo danh lợi bắt đầu trở thành khuynh
hướng nổi trội, vừa tạo điều kiện cho Nho giáo ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng
trong đời sống xã hội từ nửa cuối thời Trần.
Cũng cần phải nói thêm rằng, chính việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến
đã củng cố chế độ gia trưởng trong nông nghiệp. Đó là nền sản xuất tiểu nông lấy
gia đình làm đơn vị, mỗi gia đình là một tổ chức sản xuất hoàn chỉnh, trong đó bao
hàm quan hệ huyết thống, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối sản phẩm lao động

44


cho đến những quan hệ tinh thần. Tất cả những mối quan hệ ấy chứng tỏ vai trò của
người gia trưởng và tôn ti trật tự trong gia đình có một ý nghĩa rất lớn. Tình hình đó
khiến cho nền sản xuất tiểu nông đang phát triển ở nước ta thời kỳ này trở thành cơ
sở xã hội khá vững chắc cho Nho giáo dễ dàng thâm nhập vào trong đời sống. Bởi
vì Nho giáo với các quy phạm đạo đức như hiếu, đễ, tiết hạnh… sẽ góp phần củng
cố mối quan hệ gia đình, củng cố uy quyền của người gia trưởng. Bằng cách này,
Nho giáo có thêm điều kiện không chỉ gia tăng vai trò và ảnh hưởng của mình ở
chốn cung đình, mà ở mức độ nhất định, đến dân chúng.
Th

, quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Trung Hoa thời kỳ này cũng đặt

ra yêu cầu phải sử dụng Nho giáo một cách tích cực, linh hoạt.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, quốc gia Đại Việt đã
tồn tại và phát triển trong mối quan hệ đa dạng với các nước láng giềng, trong đó có
quan hệ với Trung Quốc. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thường
xuyên diễn ra là dịp để hai bên trao đổi về văn hóa, tư tưởng, để Việt Nam hiểu
thêm về Nho giáo Trung Quốc và triều đình Trung Quốc ban phát tài liệu kinh điển
Nho giáo cho Việt Nam. Nho giáo qua con đường chính thức đó mà có mặt ở Việt
Nam và đạt được bước phát triển nhất định.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, hoạt động ngoại giao của Đại Việt diễn ra trong
bối cảnh phức tạp, không mấy thuận lợi. Trong quan hệ ngoại giao của nhà nước Lý Trần, có nổi lên vấn đề quan trọng sống còn là đối phó với hành động xâm lược, thôn
tính của các vương triều phong kiến Trung Hoa. Vấn đề này hầu như trở thành nguy
cơ thường trực. Các nhà nước thời Lý - Trần hẳn đã nhận thức được điều đó, nhưng
việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hỗ trợ của quốc gia láng giềng trong tinh thần hòa
hiếu, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại là vô cùng cần thiết trong bối cảnh của một
quốc gia độc lập còn non trẻ. Trong bối cảnh đó, tất yếu buộc các nhà nước thời Lý Trần phải có hoạt động đối ngoại khôn khéo, mềm dẻo nhưng kiên quyết nhằm tạo
thế cho đất nước để không chỉ tồn tại mà còn phát triển vững mạnh. Để duy trì quan
hệ hữu hảo và xử lý một cách linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc, giai cấp phong kiến thời Lý - Trần không thể không am hiểu Nho giáo với tư
cách là thành quả văn hóa đỉnh cao của Trung Quốc lúc bấy giờ. Nhưng những khái

45


niệm, phạm trù của Nho giáo đã được giai cấp phong kiến Đại Việt giải thích theo
những khía cạnh tích cực, bác bỏ phương diện tiêu cực mà phía đối phương khai thác.
Vì vậy, tuy những hoạt động ngoại giao thời kỳ này không khỏi được tiến hành dưới
nghi thức của mối quan hệ giữa một phiên thần và một nước thiên tử, nhưng bằng bút
mực, lời lẽ, các triều đại Lý - Trần đã cố gắng giữ cho chuyện sắc phong, “phiên
thần” chỉ dừng lại ở phạm vi hình thức, chữ nghĩa mà thôi. Đối với các yêu sách xâm
phạm đến chủ quyền và quốc thể, đến danh dự của dân tộc thì chính quyền phong
kiến Đại Việt đã tìm mọi cách và vận dụng chính những nguyên lý phổ biến trong

Nho giáo để đấu lý với giặc, qua đó góp phần khẳng định nền độc lập, tự chủ và chủ
quyền của dân tộc, chống âm mưu xâm lược của ngoại bang.
Ở thời Lý - Trần, đặc biệt là ở thời Trần, mặt trận ngoại giao không chỉ trở
thành một trận tuyến chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa bành trướng bá quyền
của Trung Hoa, mà nó còn là nơi diễn ra cuộc đấu tranh trí tuệ, thể hiện bản lĩnh, sự
phát triển của nền văn hóa dân tộc. Nhu cầu thực tiễn ấy đòi hỏi những sứ thần Đại
Việt thời kỳ này phải là những người thông minh, tài trí, học vấn cao và bằng trí tuệ
của mình khiến cho đối phương phải kính phục. Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng
chính thống của dân tộc Trung Hoa lúc đó cùng với lối học từ chương được xem
như khuôn vàng thước ngọc để đánh giá trình độ tri thức của con người, được thiên
triều đem ra để thử tài các sứ thần Đại Việt. Thử tài không phải nhằm động viên
khích lệ nhân tài, mà chỉ cốt gây khó dễ cho sứ thần nước Nam, nhằm đẩy họ đến
chỗ bế tắc, làm nhục họ, và qua đó mà thể hiện sự cao ngạo của dân tộc Trung Hoa,
coi thường nền văn hiến của các dân tộc khác. Chính bởi vậy, với dân tộc Việt Nam
lúc này, việc phải chữ tốt văn hay, học rộng biết nhiều, có sự am tường sâu sắc đối
với Nho giáo trở thành một nhu cầu cấp thiết, ít nhất là đối với tầng lớp trí thức của
thời đại, vận dụng nó khi “nói chuyện cùng nhau bằng quản bút” [204, tr. 35], nhằm
tăng thêm thanh danh cho nền văn hiến nước nhà, thể hiện nền văn hiến của dân tộc
cũng phát triển không thua kém gì văn hiến Trung Hoa. Cho nên, ở thời Lý - Trần
mới có những nhà sư đóng giả lái đò thể hiện là một người học rộng, thơ hay, nắm
vững kinh điển Nho giáo, khiến cho sứ nhà Tống hết sức kinh ngạc. Phạm Sư Mạnh
khi đi sứ đã viết ám tả đủ bảy thiên Mạnh Tử (một bộ sách kinh điển của Trung Hoa)

46


×