Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

baove thuc vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................6
3. Giả thuyết khoa học.........................................................................................6
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đại cương về côn trùng.........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm chung................................................................................................7
1.1.2. Vòng đời: .................................................................................................8
1.1.3. Quá trình biến thái: ....................................................................................8
1.1.4. Khái niệm về tuổi sâu và lứa sâu:................................................................9
1.1.5. Hiện tượng lột xác: ....................................................................................9
1.1.6. Xu tính của côn trùng:..............................................................................10
1.1.7. Hiện tượng ngừng phát dục.......................................................................10
1.2. Một số loài sâu hại cây trồng. ......................................................................11
1.2.1. Sâu hại cây lương thực.............................................................................11
1.2.1.1. Sâu hại cây lúa......................................................................................11
1.2.1.2. Sâu bệnh hại ngô...................................................................................15
1.2.2. Sâu hại cây công nghiệp...........................................................................19
1.2.3. Sâu hại cây ăn quả....................................................................................19
1.2.4. Sâu hại cây lâm nghiệp.............................................................................21
1.2.4.1. Các loại sâu hại chủ yếu trong vườn ươm................................................21
1.2.4.2. Sâu hại trong các loại rừng trồng............................................................23
1.3. Một số loài thiên địch sâu bọ hại cây trồng...................................................24
1.3.1. Chuồn chuồn kim (Agriocnemis pymaea Agriocnemis femina femina)......24


1
1.3.2. Muồm muỗm (Conocephalus longgipennis)...............................................24
1.3.3. Nhện lùn (Atypena Formosana).................................................................25
1.3.4. Nhện chân dài (Tetragnatha maxillosa)......................................................25
1.3.5. Nhện lưới (Argiope catenulata)................................................................25
1.3.6. Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata)......................................................25
1.3.7. Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis) ..................................................26
1.3.8. Bọ xít nước gọng vó (Limnogonus fossarum).............................................26
1.4. Phương pháp xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây.
........................................................................................................................26
1.4.1. Xây dựng bộ sưu tập côn trùng bằng mẫu thật............................................26
1.4.1.1. Mục đích..............................................................................................26
1.4.1.2. Vật liệu và dụng cụ................................................................................27
1.4.1.3. Phương pháp làm bộ sưu tập..................................................................27
1.4.2. Xây dựng bộ sưu tập bằng tranh ảnh.........................................................28
1.5. Cơ sở của việc xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây.
....................................................................................................................................29
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây
trồng................................................................................................................30
2.1.1. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây
trồng bằng hình ảnh...........................................................................................30
2.1.2. Kết quả xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây trồng và thiên địch sâu bọ hại cây
trồng bằng mẫu vật............................................................................................31
2.2. Bảo quản và sử dụng bộ sưu tập côn trùng ........................................................33
2.2.1. Bảo quản...........................................................................................................33
2.2.2. Sử dụng bộ sưu tập ..................................................................................33
PHẦN C: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.........................................................................................................35
II. Kiến nghị.....................................................................................................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................36
2
PHỤ LỤC HÌNH........................................................................................................37
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác.
Các tác giả
3
LỜI CẢM ƠN
....Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa tự nhiên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thị Làn đã tận tâm giúp đỡ,
hướng dẫn chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Chúng xin chân thành cảm ơn tập thể lớp K12 Công Nghệ A, các bạn đã động
viên giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Qua quá trình thực hiện đề tài do thời gian có hạn và sự hiểu biết còn hạn chế nên
không tránh khỏi những sai sót, vậy rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý
kiến để đề tài ngày một hoàn thiện hơn.

Các tác giả:
4
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Hàng năm, những người nông dân Việt Nam nói riêng và nông dân trên toàn thế
giới nói chung phải luôn đối mặt với nào là thiên tai, dịch bệnh… làm cho mùa màng
bị thất thu. Ngoài những yếu tố tác động từ thiên nhiên thì thế giới côn trùng cũng là
một yếu tố tác động không nhỏ đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Thế giới côn trùng rất đa dạng và phong phú về chủng loại, chúng có những tập quán

sinh sống và nguồn thức ăn khác nhau. Có những loài gây hại đến cây trồng và cả
sức khoẻ của con người và chúng được xem là mối đe dọa lớn đến cuộc sống của
toàn nhân loại và trở thành tiêu điểm cho các cấp, các ngành. Nhưng bên cạnh đó thế
giới côn trùng cũng mang lại những lợi ích không nhỏ cho chúng ta, là một phần
không thể thiếu đối với sự sống của toàn nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, hàng
năm vẫn có những sự kiện đáng tiếc xảy ra do sự thiếu hiểu biết của bản thân mỗi
chúng ta, vì lợi ích trước mắt đã có những tác động không đúng gây hậu quả nặng
nề, gây mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Để góp phần tạo nên tính bền
vững cho hệ sinh thái, có thể nắm bắt được một cách hệ thống những phương pháp
điều tra, nghiên cứu về côn trùng, từ đó đưa ra những nguyên lí phòng trừ hợp lí.
Bên cạnh đó cũng trang bị cho bản thân một số kiến thức cơ bản phục vụ cho việc
học học phần “Bảo vệ thực vật”ở trường CĐSP và đó sẽ là hành trang phục vụ đắc
lực vào công tác giảng dạy ở trường THCS sau này.
Ngoài ra đề tài này còn giúp cho chúng tôi hiểu được sự đa dạng về loài trong hệ
sinh thái nông nghiệp là rất cần thiết cho sự ổn định năng suất mùa màng, góp phần
nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường và các loài sinh vật trong giới tự nhiên, nó
rất cần thiết để chúng tôi có thể tiếp cận với những thành tựu khoa học mà loài
người đã đạt được trong lịch sử. Từ đó có thể truyền đạt lại cho thế hệ trẻ một cách
tốt nhất sự hiểu biết về sự đa dạng và phong phú cũng như những lợi ích và tác hại
5
mà thế giới côn trùng mang lại. Đó là lí do mà chúng tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây phục vụ cho
việc học học phần “Bảo vệ thực vật” và bổ sung vào bộ sưu tập mẫu vật của phòng
thí nghiệm thực hành Sinh học của trường CĐSP.
- Khắc sâu kiến thức về sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây đã được học ở
phần lí thuyết.
- Rèn luyện kĩ năng làm đồ dùng dạy học
- Tập dượt nghiên cứu khoa học

3. Giả thuyết khoa học.
- Nếu xây dựng thành công bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây
sẽ giúp cho chúng tôi học tốt học phần “Bảo vệ thực vật”, khắc sâu kiến thức của
học phần và rèn kĩ năng làm ĐDDH ở trường THCS.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây.
- Khách thể nghiên cứu: Sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí thuyết có liên quan đến sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại
cây.
- Xây dựng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ hại cây.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng bộ sưu tập sâu bọ hại cây và thiên địch sâu bọ
hại cây.
6. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu, giáo trình có liên quan đến sâu bọ hại cây và thiên địch sâu
bọ hại cây.
- Nghiên cứu thực tế: Quan sát, bắt mẫu, ghi chép
- Trong phòng thí nghiệm: xử lí mẫu, sắp xếp bộ sưu tập mẫu vật
6
PHẦN B: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đại cương về côn trùng.
1.1.1. Khái niệm chung:
a.Khái niệm về côn trùng: Côn trùng (còn gọi là sâu bọ) thuộc ngành Động vật
chân đốt (Arthropoda), lớp côn trùng (Insecta) có những đặc điểm chung về hình thái
như sau:
- Cơ thể được bao bọc bằng một lớp da có cấu tạo phức tạp như một lớp vỏ cứng.
- Cơ thể có nhiều và được chia ra làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
+ Đầu mang một đôi râu, mắt kép và mắt đơn. Phần phụ miệng phân hóa theo
chế độ ăn uống.

+ Ngực chia làm ba đốt (thường được gọi là ngực trước, ngực giữa và ngực
sau) có mang theo ba đôi chân, mỗi đốt ngực có một đôi chân. Côn trùng trưởng
thành có 2 đôi cánh (có loài chỉ có một đôi cánh hoặc bị thoái hoá hoàn toàn). Đây là
điểm nổi bật của côn trùng và là lớp có cánh duy nhất trong Động vật không xương
sống; và cũng nhờ đặc trưng hình thái này mà côn trùng có sự phân bố rất rộng lớn.
+ Bụng có nhiều đốt (không quá 11-12 đốt) không có chân. Đa số côn trùng
sống ở cạn, hô hấp bằng hệ khí quản với các lỗ thở phân bố trên các đốt của cơ thể.
Bụng có cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Côn trùng có một hệ tiêu hoá hoàn
chỉnh, gồm một ống liên tục từ miệng tới hậu môn, khác với nhiều loài động vật
chân khớp đơn giản khác có hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Cơ quan bài tiết gồm các
ống Manphigi (Malpighian), với chức năng thải các chất thải chứa nitơ, ruột sau làm
nhiệm vụ điều hoà áp suất thẩm thấu, đoạn cuối ruột sau có khả năng tái hấp thu
nước cùng với muối Natri và Kali. Vì vậy, côn trùng thường không bài tiết nước ra
7
cùng với phân, thực tế thì chúng cho phép dự trữ nước trong cơ thể. Quá trình tái hấp
thu này giúp chúng có thể chịu đựng được với điều kiện môi trường khô và nóng.
b.Phân bố:
- Số loài côn trùng đã biết chiếm từ 2/3 đến 3/4 toàn bộ loài của giới động vật.
Theo thống kê số lượng loài của côn trùng từ 60 vạn đến 150 vạn loài và số lượng
côn trùng chưa xác định, chưa được phát hiện có thể vượt xa con số đã được thống
kê. Côn trùng có khả năng thích nghi cao sống được ở khắp mọi nơi trên trái đất, từ
dưới long đất, trong không trung, ngoài biển cả…Tuy số lượng nhiều như vậy nhưng
thực tế tổng số loài gây hại nghiêm trọng không quá 1%.
1.1.2 Vòng đời: là thời gian sinh trưởng, phát dục của côn trùng kể từ khi xuất hiện
trứng cho tới lúc hình thành côn trùng trưởng thành từ trứng đó bắt đầu để trứng.
1.1.3 Quá trình biến thái: gồm có biến thái hoàn và biến thái không hoàn toàn.
+ Biến thái hoàn toàn: là quá trình sinh trưởng , phát dục của côn trùng trải qua
đầy đủ 4 giai đoạn : trứng – sâu non – nhộng – sâu trưởng thành.
. Sâu non của loại hình biến thái hoàn toàn có hình thái rất khác biệt so với hình thái
của sâu trưởng thành. Ở sâu non có những cơ quan mà sâu trưởng thành không có.

Khi sâu non chuyển pha thì đầu, miệng, cánh, chân…, đều bị thay thế bởi các cấu tạo
của sâu trưởng thành. Chính vì mà sâu non muốn chuyển pha phải trải qua pha nhộng
để hoàn thành sự thay đổi từ sâu non sang sâu trưởng thành. Ngoài sự thay đổi về
hình thái giữa sâu non và sâu trưởng thành thì tập quán sinh sống của chúng cũng
khác nhau rõ rệt. Sâu non của dạng biến thái hoàn toàn phá hoại mạnh còn sâu
trưởng thành chủ yếu làm nhiệm vụ sinh sản. Loại biến thái này thường gặp ở những
sâu bọ thuộc bộ cánh cứng (Coleopteran), bộ cánh vảy (Lepidoptera), bộ cánh màng
(Hymenoptera), bộ hai cánh (Diptera).
+ Biến thái không hoàn toàn (biến thái thiếu): Là quá trình phát dục của cá thể
trải qua ba giai đoạn : trứng – sâu non – sâu trưởng thành.
Ở loại biến thái này nhìn chung về hình thái bên ngoài của sâu non và sâu trưởng
thành gần giống nhau chỉ khác về kích thước và mức độ phát dục của cơ quan sinh
dục. Cánh của sâu non xuất hiện dưới dạng nếp gấp của da ở hai bện đốt ngực, sau
vài lần lột xác ở pha sâu non nếp gấp đó phát triển dần lên và phát triển thành cánh.
Tập tính sinh sống của sâu non và sâu trưởng thành của loại hình biến thái không
8
hoàn toàn đều giống nhau và sâu trưởng thành phá hoại mạnh hơn so với sâu non.
Kiểu biến thái này thường gặp ở côn trùng bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ cánh nửa
(Hemiptera).
.... Trong nhóm biến thái không hoàn toàn còn có một số bộ biến thái một nửa. Đặc
điểm của kiểu biến thái này thường gặp ở bộ chuồn chuồn (Odonata), bộ cánh úp
(Plecoptera).
....... Ngoài ra trong nhóm biến thái này còn có kiểu biến thái quá độ. Đặc điểm của
kiểu biến thái này là trước khi sâu non chuyển thành sâu trưởng thành có một giai
đoạn “nhộng giả” (không ăn không hoạt động). Kiểu biến thái này thường gặp ở một
số loại côn trùng họ rệp (Diaspidae aleurodidae), bộ cánh đều (Homoptera) và một số
loài của bộ cánh tơ (Thysanoptera).
1.1.4. Khái niệm về tuổi sâu và lứa sâu:
- Tuổi sâu: là một quá trình sinh trưởng, phát dục từ tuổi nhỏ sang tuổi lớn. Do cấu
tạo da của côn trùng nên mỗi lần muốn thay đổi kích thước và khối lượng côn trùng

phải lột bỏ lớp da chật hẹp cũ thay bằng một lớp da mới rộng rãi hơn (lột xác). Mỗi
lần lột xác như vậy sâu lớn lên thêm một tuổi. Sâu mới nở được tính là một tuổi. Do
vậy ta có công thức tính tuổi sâu:
Tuổi sâu = số lần lột xác + 1
- Lứa sâu: Là một hệ sâu hình thànhở một thời gian nào đó trong năm. Một lứa sâu
thường được tính từ lúc có trứng xuất hiện trải qua các pha phát dục đến khi tập thể
con trưởng thành của đợt đó chết.
1.1.5. Hiện tượng lột xác:
Sâu non sinh trưởng tới một mức độ nhất định thì sự hạn chế của da do đó cần
phải lột bỏ lớp da cũ thay bằng một lớp da mới rộng rãi hơn phù hợp với sự tăng
trưởng kích thước cà khối lượng cơ thể.
- Hiện tượng lột xác bao gồm: Lột xác tăng trưởng và lột xác biến thái.
+ Lột xác tăng trưởng là hiện tượng lột xác trong một pha (Ở sâu non). Sâu non
sinh trưởng tới một mức độ nhất định thì bị sự hạn chế của da do đó cần phải lột bỏ
lớp da cũ thay bằng một lớp da mới rộng rãi hơn phù hợp với sự tăng trưởng kích
thước và khối lượng cơ thể.
9
+ Lột xác biến thái là hiện tượng lột xác chuyển pha. Là hiện tượng lột xác ở
pha sâu non sang nhộng, nhộng sang trưởng thành (ở biến thái hoàn toàn) và ở pha
sâu non sang pha trưởng thành (ở biến thái không hoàn toàn).
1.1.6. Xu tính của côn trùng:
- Xu tính dương: Khi có một kích thích của môi trường, côn trùng có tính chọn
lọc, nếu chuyển động của côn trùng lại gần với nguồn kích thích đó được gọi là xu
tính dương.
- Xu tính âm: Khi có một kích thich của môi trường bên ngoài nếu côn trùng
chuyển động tránh xa nguồn kích thích đó gọi là xu tính âm.
1.1.7. Hiện tượng ngừng phát dục.
- Trong quá trình sinh trưởng, phát dục của côn trùng, hàng năm cứ đến lúc thời
tiết có nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ khởi điểm phát dục hoặc khi nhiệt độ quá cao, khô
hạn thì côn trùng có hiện tượng ngừng phát dục. Hiện tượng này nếu xảy ra vào mùa

đông thì gọi là qua đông, nếu xảy ra vào mùa hè thì gọi là qua hè.
- Hiện tượng ngừng phát dục bao gồm:
+ Ngừng phát dục tự do là trạng thái sâu bọ ngừng hoạt động có tính chất chu
kì do sự biến đổi chu kì của thời tiết; hiện tượng này diễn ra trong những mùa nhất
định dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương của sâu bọ. Khi điều kiện thời
(nhiệt độ) trở lại bình thường thì côn trùng trở lại hoạt động bình thường.
+ Ngừng phát dục bắt buộc là trạng thái ngựng mọi hoạt đông sinh lí một cách
sâu sắc hơn so với ngừng phát dục tự do. Nó không những được hình thành trong
quá trình lịch sử sinh trưởng và phát dục mà còn là một đựt tính nội tại của côn trùng
mang tính chất di truyền và tương đối bền vững. Trước thời kì ngừng phát dục bắt
buộc, cơ thể côn trùng được tích lũy đầy đủ về mặt sinh lí như: tích lũy gluxit, lipit,
lượng nước tự do giảm và lượng nước kết hợp tăng cao, cường độ hô hấp và lượng
trao đổi chất giảm. Đến thời kì ngừng phát dục thì mọi sự sinh trưởng phát dục đều
ngừng lại, côn trùng nằm im, mức độ trao đổi chất giảm xuống đến mức thấp nhất để
côn trùng có thể tồn tại. Trong trường hợp này, cho dù điều kiện ngoại cảnh có quay
trở lại thích hợp cho côn trùng sinh trưởng thì hiện tượng ngừng phát dục này vẫn
tiếp diễn trong thời gian nhất định mới chấm dứt.
10
1.2. Một số loài sâu hại cây trồng.
1.2.1. Sâu hại cây lương thực.
1.2.1.1. Sâu hại cây lúa.
a. Nhóm sâu đục thân lúa.
* Sâu đục thân hai chấm (scirpophaga incertellas)
Họ: Ngài sáng (Pyralodae)
Bộ: Cánh phấn (Lepidoptera)
- Đặc điểm hình thái:
.......+ Sâu trưởng thành: là loại ngài cỡ nhỏ, cơ thể có màu vàng nhạt.giữa cánh
trước có 1 chấm đen nhỏ nổi rất nhỏ. Con cái thường lớn hơn con đực và cuối bụng
có chùm lông đuôi để phủ ổ trứng sau khi đẻ.
+ Trứng: có hình bầu dục được xếp thành từng ổ. Bên ngoài được phủ kín bằng

lớp lông tơ mịn màu vàng nâu. Mỗi ổ trứng có khoảng 50-150 trứng.
...+ Sâu non đẩy sức: màu trắng sữa hay vàng nhạt, đầu nâu vàng. Chân bụng ít
phát triển.
+ Nhộng: có màu vàng nâu nhạt, hình thon, dài khoảng 10 - 15mm. Mầm đầu
dài hơn mầm cánh.
- Đặc điểm sinh vật:
. +Sâu trưởng thành: ngài thường vũ hoá về đêm, ban ngày thường ẩn nấp ở các
khóm lúa hay cỏ dại. Thời gian hoạt động mạnh nhất từ 8-10 giờ đêm. Ngài có xu
tính dương với ánh sáng. Sau khi vũ hoá, ngài có thể giao phối ngay và đêm sau bắt
đầu đẻ trứng.
+ Trứng: được đẻ thành từng ổ ở phía ngọn lá, giữa phiến lá hoặc có khi ở bẹ lá
lúa.
+ Sâu non: khi mới nở sâu non thường bò quanh ổ sau đó mới phân tán xuống
thân hoặc sang cây khác đục vào thân gậy hại.
- Quy luật phát sinh gây hại:
...Trong một năm său có từ 5-7 lứa. Yếu tố thời tiết khí hậu có liên quan chặt chẽ với
hoạt động sống của sâu. Thời tiết ấm áp, ẩm độ cao sâu phát dục nhanh, tích lũy
nhiều dẫn đến phát sinh, phát triển sớm và gây hại nặng. Ngoài yếu tố khí hậu cần
chú ý tới thời vụ, nếu gieo trồng càng tập trung, càng gọn và thời gian chuyển tiếp từ
11
vụ này sang vụ sau càng dài thì số lượng sâu ở vụ sau sẽ giảm, gây hại ít và ngược
lại.
b. Nhóm sâu hại lá lúa.
* Sâu cuốn lá loại lớn (Parnara guttata Bremer et Grey).
Họ: bướm nhảy (Hesperiidae)
Bộ: cánh vảy (Lepidoptera)
Sâu cuốn lá lớn có ở khắp các vùng trồng lúa ở Việt Nam. Trên thế giới có ở nhiều
nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Malaixia, Trung Quốc, Ấn Độ…
Sâu non cắn trụi lá làm ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát dục của cây lúa. Lúa bị
hại sẽ thấp nhỏ, thời gian chin sẽ kéo dài, hoặc đòng ngắn bị uốn cong không trổ

thoát, không nở hoa kết hạt.
- Đặc điểm hình thái:
......+ Trưởng thành: Bướm ngài có thân dài 17 – 19mm, toàn thân màu tro đen.
Gần giữa cánh trước có 8 đốm trắng to nhỏ khác nhau xếp thành hình vòng cung.
Cánh sau có 4 đốm trắng nhỏ xếp thành một đường thẳng.
+ Trứng: Có hình bán cầu, mới đẻ có màu tro, chuyển sang màu nâu vàng, lúc
sắp nở có màu tím đen. Bề mặt trứng có vân.
+ Sâu non: Lúc mới nở có màu xanh lục, đầu đen.Sau lớn dần thân có màu
xanh nhạt, dần màu nâu. Đầu và đuôi thon nhỏ, thân giữa phình to. Ở tuổi 5 -6, lớn
đẫy sức có thân dài tới 40mm; từ đốt 4 đến đốt 7 của bụng, hai bên mỗi đốt có một
đốm trắng lớn màu trắng như vôi.
+ Nhộng: Có hình đấu đạn, đầu thẳng, đít nhọn, màu vàng nhạt, khi sắp vũ hoá
chuyển sang màu đen. Dài khoảng 33mm.
- Đặc điểm sinh vật:
+ Trưởng thành: Bướm ngài thường vũ hoá vào buổi sáng. Sau khi vũ hoá
khoản 20 phút có thể bay đi kiếm ăn. Bướm thường có tính ăn thêm trước khi đẻ
trứng; thích hút mật hoa các loại mướp, bầu, bí, hoa cúc, cà chua, hành…Bướm hoạt
động mạnh vào ban ngày ( 8 – 11 giờ sáng và 16 – 18 giờ chiều), không ưa ánh sáng
đèn. Sau khi giao phối một ngày thì bướm cái đẻ trứng.
12
+ Trứng được đẻ rãi rác ở các mặt dưới lá lúa, gần gân chính. Mỗi lá có thể có
1 -6 quả trứng. Trung bình mỗi bướm cái đẻ 120 quả trứng. Trứng có tỉ lệ nở cao tới
80 – 100%.
+ Sâu non: Mới nở ra liền gặm vỏ trứng, sau đó nhả tơ dệt đầu mút lá thành bao
và nấp ở trong đó ăn lá. Sau lớn dần sâu tiếp tục nhả tơ kết các lá gần nhau thành
một bao lớn. Nhìn chung, sâu càng lớn thì số lá ghép để bao bọc càng nhiều, thông
thường 2 – 8 lá, có khi tới 15 lá. Ban ngày sâu nằm trong bao gặm lá, ban đêm hoặc
trời mưa, mát, sâu mới bò ra ngoài.Trong quá trình sinh trưởng, mỗi sâu non phá hại
tới 15 lá.
+ Khi lớn đẫy sức, sau nhả tơ trộn lẫn với chất bột trắng ở các đốt hai bên

bụng, cuốn lá thành bao mới để hoá nhộng ở phía dưới thân, giữa khóm lúa.
- Quy luật phát sinh gây hại:
Điều kiện thời tiết thuận lợi để sâu cuốn lá loại lớn phát sinh gây hại trong khoảng
nhiệt độ 27 – 28
o
C và ẩm độ 78 – 80%.
Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa thì giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái đễ
bị hại nặng hơn các giai đoạn khác.
Mức độ gây hại của sâu non còn liên quan chặt chẽ với vùng địa lí và cơ cây trồng
trên đồng ruộng.
Sâu cuốn lá lớn cũng bị nhiều kí sinh, thiên địch ức chế. Hàng năm, sâu có thể
phát sinh 6 -7 lứa nhưng các lứa trong tháng 4, 5, 6 hại lúa chiêm và tháng 8, 9 hại
lúa mùa nặng hơn cả.
- Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:
+ Biện pháp kĩ thuật canh tác:
...Cần chú ý luân canh thích hợp để hạn chế nguồn dinh dưỡng bổ sung cho sâu, vì
đối với loài sâu cuốn lá có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Điều này
có ý nghĩa quyết định đến lượng sâu xuất hiện trong vụ mùa hiện tại và kế tiếp.
Chú ý diệt trừ cỏ dại, lau sậy ở ao hồ, mương máng quanh ruộng để sâu không có
nơi cư trú lúc chuyển vụ.
+ Biện pháp sinh học:
.......Sâu cuốn lá lúa bị nhiễm nhiều loại kí sinh, thiên địch ức chế như ong, ruồi kí
sinh, côn trùng, nhện bắt mồi, nhái…Lợi dụng yếu tố này ta có thể sử dụng các loài
13
nấm, thiên địch của sâu cuốn lá để có thể hạn chế số lượng sâu mà vẫn thân thiện với
môi trường. Ở nhiều nước đã dùng ong mắt đỏ thả vào ruộng để diệt trứng, hạn chế
khả năng gây hại của sâu.
Ngoài ra, có thể lợi dụng xu tính dương (xu tính dương với ánh sáng) của sâu
cuốn lá để bẩy đèn diệt bướm, hạn chế lượng trứng đẻ trên đồng ruộng.
+ Biện pháp hoá học:

........Chỉ dung thuốc hoá học khi thật cần thiết, nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi
trường và có thể tiêu diệt cả thiên địch của sâu cuốn lá, gây mất cân bằng sinh thái và
nhất là ở giai đoạn đầu của cây lúa (đây là giai đoạn cây trồng cần được bảo vệ để có
thể đem lại năng suất tốt nhất có thể). Có thể dùng các loại thuốc có tác dụng tiếp
xúc, vị độc (Padan).
c. Nhóm chích hút hại lúa.
* Bọ xít dài (Leptocorisa acuta)
Họ: bọ xít mép (Coreidea)
Bộ: cánh nửa (Hemiptera)
- Đặc điểm hình thái:
Trứng: hình bầu dục, có vết lõm ở giữa, mới đẻ có màu trắng đục, sau chuyển dần
sang màu nâu.
Bọ xít non có hình dáng giống trưởng thành, có màu vàng lục. Bọ xít non có 5
tuổi, tuổi 1 dài khoảng 2,5mm, tuổi 5 dài khoảng 13 - 14mm.
Con trưởng thành có màu xanh pha màu vàng nâu, con cái có thân dài hơn con
đực. Con cái ở cuối đốt bụng thứ 7 - 8 chẻ đôi thành hai phiến, giữa có một đường xẻ
dọc. Con đực cuối đốt bụng tròn tù. Đặc trưng của bọ xít dài có đầu dài, hai phiến
của cạnh đầu nhô ra trước như dạng ngón tay. Mắt kép hình bán cầu, màu nâu đậm.
- Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại:
Thời gian phát dục qua các pha:
+ Vòng đời của bọ xít dài khoảng 30 - 40 ngày.
+ Giai đoạn trứng: 5 - 6 ngày.
+ Giai đoạn sâu non: 17 - 22 ngày.
+ Giai đoạn trưởng thành: 6 - 14 ngày.
14
Trứng đẻ thành ổ, từ 1 - 2 hàng dọc trên cả 2 mặt lá lúa (từ 10 - 15 quả). Đa số đẻ
ở mặt trên và ngoài mép lá, có khi đẻ trên bẹ lá. Trứng nở vào buổi sáng.
...Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, nhưng chỉ sau 2 - 3 giờ là phân
tán lên bông lúa để chích hút nhựa cây và sau 2 - 5 ngày lột các lần thứ nhất.
....Con trưởng thành đẻ hoạt động giao phối vào ban ngày, nhất là lúc sáng sớm và

chiều mát, buổi trưa nằm im. Một con cái đẻ trung bình từ 250 - 300 trứng, bọ xít
trên lúa đẻ khoẻ hơn trên cỏ. Sau khi mưa, trời hửng nắng hoạt động mạnh. Cuối vụ
mùa, trời mát hoạt động cả trưa và chiều. Bọ xít dài trưởng thành khi hút dịch ở bông
lúa non nếu bị khua động thì rơi ngày xuống và lẩn trốn ngay lập tức. Bọ xít có tính
hướng yếu đối với ánh sáng, thường bay vào đèn những đêm có mưa gió, con đực
vào bẫy, bả nhiều hơn con cái. Bọ xít cũng ưa mùi hôi, tanh. Giai đoạn trưởng thành
bọ xít dài qua đông ở trên cỏ ven rừng, trong vườn, ruộng có nhiều cỏ, thảm mục,
ống tre, nứa trong rừng, rồi chuyển sang lúa chiêm xuân. Sau khi gặt lúa chiêm xuân,
bọ xít lại chuyển sang các cây cỏ, lau sậy, mạ, lúa hè thu, lúa mùa.
Bọ xít non hay trưởng thành đều trích hút hạt lúa non làm cho hạt bị lép trắng, làm
giảm phẩm chất và năng suất (có thể lên đến 50%).
- Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng, nhằm phá bỏ
mơi ẩn náu và tiêu diệt các ổ trứng còn sót lại từ vụ trước,
Tập trung cấy đúng thời vụ trên từng vùng rộng lớn để có kế hoạch theo dõi, tổ
chức phòng trừ.
Có thể tổ chức đốt đuốc để bẫy bọ xít trưởng thành ra rộ, sử dụng các bó lá xoan
ngâm nước giải một ngày, cắm lên các cọc bố trí quanh ruộng để tập trung tiêu diệt
bọ xít...
Sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC,
Fastac 5EC...
1.2.1.2. Sâu bệnh hại ngô.
a. Sâu xám (Agrotis ypsilon)
Họ Ngài đêm (Noctuidae).
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera).
- Đặc điểm hình thái:
15
+ Con trưởng thành dài 16 - 23mm, sải cánh rộng 42 - 54mm, thân màu nâu tối.
Con cái đẻ trứng rải rác hoặc thành cụm 2 - 3 quả trên lá gần mặt đất hoặc trong kẽ
nẻ của đất. Một con cái có thể đẻ hàng trăm trứng.

. .+ Trứng hình bán cầu, lúc mới đẻ có màu sữa, sau chuyển sang màu hồng, khi
sắp nở có màu tím thẫm.
+ Sâu non đẫy sức dài từ 37 – 47mm, màu xám đất hoặc đen bong, đầu màu
nâu sẫm, vạch lưng có nhiều nốt đen.
+ Nhộng dài khoảng 18 – 24mm, màu cánh gián. Cuối bụng có một đốt gai
ngắn.
- Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại:
+ Bướm thường vũ hoá vào lúc chập tối, hoạt động về đêm, mạnh nhất vào lúc
20 – 23 giờ. Ban ngày bướm ẩn nấp trong các kẽ đất. Sau khi vũ hoá vài ngày bướm
giao phối và đẻ trứng. Trứng được đẻ phân tán hoặc thành từng ổ từ 1 – 3 quả gần
đất hoặc trong kẻ đất hoặc trên cỏ dại.
+ Sâu non có 5 tuổi (cá biệt có con 7 - 8 tuổi). Sau khi nở, sâu non tuổi thứ nhất
sống trên cây, gặm lá ngô non làm cho lá bị thủng hoặc khuyết mép. Từ tuổi thứ 2
trở lên, ban ngày sâu sống dưới đất, quanh gốc cây, ban đêm lên cắn hại cây. Từ tuổi
thứ 4 trở đi, sâu cắn ngang thân cây. Sâu gây hại ngô chủ yếu ở giai đoạn cây con (từ
lúc mọc đến 4 - 5 lá). Khi cây lớn, sâu đục vào thân, chui vào trong ăn phần non
mềm, làm cho cây bị héo lá đọt và chết. Sâu non có tính giả chết.
.........+ Thời gian sinh trưởng và phát dục của sâu phụ thuộc vào điều kiện dinh
dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai… Nhiệt độ thích hợp từ 21 – 260C, nếu nhiệt độ trên
hoặc dưới ngưỡng thì khả năng sinh sản của ngài sẽ giảm. Độ ẩm đất từ 15 – 25% là
thích hợp.
- Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ. Cày bừa, xới ruộng, phơi đất để
diệt sâu nhộng trước khi xuống giống.
Cứ vài vụ trồng ngô lại luân canh một vụ cấy lúa, điều này có ý nghĩa làm gián
đoạn nguồn thức ăn của sâu xám. Từ đó số lượng sâu sẽ giảm ở vụ mùa tiếp theo.
16
Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Basudin 10G; Vibasu 10 H;
Furadan 3G; Vibaba 5H; Regent 0,2/0,3G; Vifuran 3G; Padan 4G; Vicarp 4H... rải
xuống hàng hoặc hốc theo liều lượng khuyến cáo.

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc diệt sâu như: Sumithion 50EC; Sherpa
10EC/25EC; Visher 25ND; Cyperan 5EC/10EC/25EC; Fastocid 5EC; Bi58 40EC;
Bian 40EC/50EC; Ofatox 400EC/400WP; Karate 2, 5EC... Nên xịt vào buổi chiều
mát.
Có thể dùng đèn soi bắt sâu bằng tay vào ban đêm hoặc sáng sớm khi sâu chưa kịp
chui xuống đất.
b. Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis)
Họ ngài sáng (Pyralidae).
Bộ cánh vẩy (Lepidoptera).
Có mặt ở hầu hết các vùng trồng ngô của nước ta. Chúng là một trong những đối
tượng dịch hại thường gây hại rất nặng đối với cây ngô. Cũng giống như sâu xám,
chỉ có giai đoạn sâu non đục thân mới gây hại cho cây ngô. Đây cũng là một loài sâu
đa thực, ngoài ngô chúng còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như cao lương,
kê, bông, đay, cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo... ở các tỉnh miền
Bắc sâu gây hại chủ yếu trong vụ ngô Xuân - Hè và Hè - Thu, tỷ lệ cây bị hại có khi
lên đến 70 - 80%, và có thể làm giảm năng suất đến 20 - 30%. Ở các tỉnh phía Nam
sâu phá hại quanh năm, nhưng thường tập trung hại nặng vào các tháng 4 - 5 và 7 -
8, tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 80-90%, cá biệt đến 100%. Gây thất thu rất lớn cho
người trồng.
- Đặc điểm hình thái:
+ Con trưởng thành cái của loài sâu này dài khoảng 13 - 15mm, sải cánh rộng
khoảng 30 - 35mm, cánh trước màu vàng nhạt. Con trưởng thành đực nhỏ hơn, màu
nâu đến nâu vàng.
+ Trứng đẻ thành ổ xếp liền nhau như vẩy cá, trứng có hình bầu dục dẹt.
Sâu non thân màu vàng, trên lưng có những vạch màu nâu mờ chạy dọc theo thân.
Trên mảnh lưng của mỗi đốt có 4 nốt gai lồi màu nâu thẫm nằm ở phía trước và 2
đốt nhỏ nằm ở phía sau.
+ Nhộng có chiều dài thân 15 – 19mm, rộng 2,5 – 4,5mm, màu vàng nâu.
17
- Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại:

+ Trưởng thành hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn
lá non. Con cái thường đẻ trứng thành từng ổ, ở mặt sau các lá bánh tẻ gần gân
chính, mỗi ổ có vài chục trứng, đôi khi lên đến trên một trăm trứng. Trung bình một
con cái có thể đẻ 300-500 trứng, cá biệt trên 1.000 trứng.
Trứng khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa, sau khi đẻ khoảng 3 - 10 ngày (tùy theo
mùa vụ trong năm) thì trứng nở, trứng thường nở vào buổi sáng.
+ Sâu non khi còn nhỏ thường cắn nõn lá ngô hay cuống hoa đực, khi lá mở ra,
sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu bị hại nặng có thể làm rách
lá. Khi lớn, sâu đục vào thân cây hay bắp ngô, làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp
gió to cây có thể bị gãy ngang. Cây ngô kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng
suất và chất lượng hạt. Sâu non có 5 tuổi, ở tuổi cuối cùng sâu dài khoảng 22-28mm.
+ Khi đẫy sức, sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ
lá, lõi bắp, lá bao.
- Biện pháp phòng trừ:
Bố trí luân canh các loại cây trồng một cách hợp lý. Không nên gieo trồng ngô
(hoặc kê, cao lương... và một số loại cây là ký chủ phụ khác của sâu) liên tục năm
này qua năm khác, nếu điều kiện cho phép tốt nhất, nên luân canh với cây trồng nước
như lúa nước, các loại rau trồng nước... ,để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu
trên đồng ruộng. Trong thực tế, đây là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên
đây cũng là biện pháp hơi khó thực hiện, vì phải tiến hành trên diện rộng và khá công
phu.
Ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên chọn những giống ngô có
khả năng ít bị nhiễm sâu đục thân như các giống ngô lai LVN-10; DK 888....
Sau khi thu hoạch bắp, sâu non và nhộng của sâu vẫn còn tồn tại trong thân cây
ngô vì thế nên đưa cây ngô ra khỏi ruộng và có biện pháp sử dụng thân cây ngô như
cho trâu bò ăn, làm chất đốt càng sớm càng tốt, để hạn chế sâu truyền qua vụ sau.
Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời diệt
sâu non mới nở còn đang sinh sống và cắn phá trên lá chưa kịp đục vào bên trong
thân cây. Nếu làm được như vậy hiệu quả diệt sâu của thuốc sẽ rất cao. Về thuốc có
thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Hostathion 20EC/40EC; Padan 95SP;

18
Binhdan 95WP; Regent 5SC; Viphensa 50ND; Phetho 50ND; Forsan 50EC/60EC;
Fantasy 20EC; Diazol 60EC... Cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc trừ sâu dạng
hạt bón theo hàng, hốc cây ngô như: Binhdan 10H; Pandan 4G; Vibasu 10H; Regent
0,2G/0,3G; Tigidan 4G... để diệt sâu. Về liều lượng và cách sử dụng nên đọc kỹ
hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì.
1.2.2. Sâu hại cây công nghiệp.
* Sâu đục thân mình đỏ (Zeuzera coffeae Nietner)
Họ: Ngài đục thân gỗ (Coccidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
- Đặc điểm hình thái:
..+ Sâu trưởng thành: con cái lớn hơn con đực, dài 20–30mm, sải cánh rộng 35-
45mm cánh dẹp và nhọn, mình và vảy phủ một lớp vảy trắng.
+ Trứng: bầu dục màu vàng, dài 0.9 - 1.1mm, rộng 0.5 - 0.6mm.
. + Sâu non: dài 30–50mm, màu hồng tươi hay hồng nhạt, trên các đốt cơ thể có
nhiều lông u, có một lông dài và mảnh.
+ Nhộng: vàng sẫm hoặc hồng, dài 20–30mm, rộng 4–6mm.
- Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại:
+ Ngài trưởng thành vũ hóa vào buổi chiều nắng ráo, sau vũ hóa một ngày thì
giao phối. Trứng được đẻ thành ổ ở chồi non, kẻ nứt hoặc nụ trên cành ở những cây
xanh tốt.
+ Sâu non thì đục đọt non, đến tuổi 3 – 4 thì đục gốc cành, tuổi 5 thì đục cành
to hoặc thân, thường đùn phân ra ở lổ đục.
- Biện pháp phòng trừ:
Tỉa, cắt cành bị hại và đốt ngay, để tiêu diệt sâu và không cho sâu có cơ hội di
chuyển từ cây bệnh (cành bệnh) sang cây khoẻ.
Dùng thuốc hóa học, thuốc lân hữu cơ Dipterex, Dimecron hoặc Diazinon phun
khi sâu mới nở, tuổi 1 – 2 , phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
1.2.3. Sâu hại cây ăn quả.
* Bọ xít hại nhãn, vải (Tessaratoma papilosa)

- Đặc điểm hình thái:
19
+ Trưởng thành có màu vàng nâu, chiều dài thân 25-30 mm, có hình 5 cạnh,
cánh trước là loại cánh nửa cứng.
+ Trứng mới đẻ có dạng gần tròn, đường kính khoảng 2 mm, màu xanh nhạt
hoặc vàng. Sau đó từ từ trở nên màu vàng nâu. Khi sắp nở, trứng có màu xám đen.
+ Bọ xít non gồm 5 tuổi. Tuổi 1 dài khoảng 5 mm, tuổi 5 dài 18-20 mm.
- Quy luật phát sinh, gây hại:
+ Trứng được đẻ thành từng ổ 14 trứng ở dưới mặt lá, mỗi con cái đẻ hàng
trăm trứng.
+ Bọ xít non mới nở thường sống tập trung vài giờ, sau đó bắt đầu phân tán đi
tìm thức ăn. Khi bị xáo động, chúng thường giả chết rơi xuống đất đồng thời tiết ra
một chất dịch rất hôi. Bọ xít non có thể chịu đói trong một thời gian dài.
+ Cả thành trùng và bọ non đều gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây ra đọt non,
ra hoa kết quả, chúng chích hút làm rụng hoa và quả, ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất và sinh trưởng của cây.
- Biện pháp phòng trừ:
Tháng 12, tháng 1 bắt bọ xít qua đông những đêm tối trời, thời tiết lạnh, rung cây
cho bọ xít rơi xuống để bắt hoặc phun thuốc vào những nơi bọ xít qua đông và qua
hè.
Tỉa cành để các đợt hoa và lộc non ra tập trung, làm hạn chế các đợt hoa và lộc
non ra rải rác tạo nguồn thức ăn và điều kiện cho bọ xít phát triển, gây hại.
Dùng vợt bắt trưởng thành vào sáng sớm, làm hạn chế khả năng gây hại và đẻ
trứng cũng như di chuyển từ cây cây này sang cây khác.
Kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng, không cho chúng có điều kiện sinh
phát triển gây hại.
Tạo điều kiện thuận lợi cho ong kí sinh phát triển. Nhằm tiêu diệt các ở trứng tồn
tại trên cây.
Có thể xịt thuốc: Fenbis, Trebon, Isoprocarb (Mipcide), Fenobucarb (Bassa),
Cypermethrin (Sherpa),…Chú ý việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi phát hiện các ổ

bọ xít non giai đoạn chúng còn sống tập trung (tuổi 1 - 2 đầu tuổi 3).
Sử dụng thiên địch: Thiên địch ký sinh: Ong Anastatus sp, Ooencyrtus sp..Thiên
địch ăn mồi: Nhện, kiến.
20
1.2.4. Sâu hại cây lâm nghiệp.
1.2.4.1. Các loại sâu hại chủ yếu trong vườn ươm.
a. Các loài dế:
Dế hại cây lâm nghiệp thuộc hai họ: dế dũi (Gryllotalpidae) và dế mèn (Gryllidae)
- Đặc điểm hình thái:
* Dế dũi dài khoảng 3-5 mm với mắt tròn với hai chân trước như hai chiếc xẻng
phát triển thuận lợi cho việc đào hang và bơi. Dễ trũi cũng có thể bay - một con
trưởng thành có thể bay xa 8 km trong mùa sinh sản. Mùa đông thì chúng đi ngủ
đông. Dễ dũi là loài ăn tạp, chúng ăn cả ấu trùng, giun, rể cây, cỏ. Các loại kẻ thù
ăn thịt dế trũi có chim, chuột, chồn hôi, gấu trúc Mỹ và cáo.
Vòng đời của dế dũi: dế dũi kiếm ăn ban đêm và phần lớn thời gian chúng ở dưới đất
trong một hệ thống hang dày đặc nên ít khi bắt gặp chúng. Chúng sống ở những khu
vực đồng ruộng, bãi cỏ ở khắp các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực. Ở một số
nước Đông Á, người ta đôi khi sử dụng dế trũi làm thực phẩm.
* Dế mèn nâu lớn:
Trưởng thành có thân dài 40 – 50mm, màu nâu sẫm. Đầu và mảnh lưng ngực phát
triển to, rộng hơn thân. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng thân. Hai chân sau là hai chân
nhảy, hai bên đốt chày có 8 gai, cuối đốt chày có 4 cựa.
Trứng hình quả bí đao dài khoảng 4 – 4,5mm. Trứng đẻ thành ổ ở cuối hang.
Sâu non có 5 tuổi, lúc mới nở có màu trắng xám, sau chuyển thành màu nâu nhạt.
* Dế mèn nâu nhỏ:
Trưởng thành có thân dài 18 – 20mm, màu nâu nhạt hay nâu đen. Đầu ngực và
thân rộng bằng nhau. Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng thân. Chân sau cũng là chân
nhảy, có đốt chày dẹt hơn và hai bên có 14 gai, cuối đốt chày có 4 cựa.
Sâu non có 6 tuổi, lúc mới nở màu trắng đục, sau mỗi tuổi màu sẫm dần.
- Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại:

* Dế dũi thường phá hại từ tháng 4 – 10. Sâu trưởng thành và sâu non hoạt động
vào ban đêm, ban ngày ẩn nấp ở dưới đất. Chúng thường cày những đường hầm
ngang dọc trên mặt luống để ăn rễ cây, làm đứt rễ.
21
* Dế mèn nâu lớn phá hại mạnh vào tháng 2 – 4. Sâu non 1 – 3 tuổi thường sống
tập trung trong cùng một hang sâu khoảng 20cm. Từ tuổi 4 – 5 mỗi con đào một
hang dài 0,5 – 1m.
* Dế mèn nâu nhỏ phá hại mạnh nhất từ tháng 2 – 5. Dế đẻ trứng trong đất nhưng
khi nở ra chúng sống tập trung dưới đám cỏ khô. Ban ngày ẩn nấp dưới đám cỏ khô,
ban đêm bò ra cắn cây con.
- Biện pháp phòng trừ:
........Thường xuyên làm vệ sinh vườn ươm, không được chất đống cỏ trong vườn,
không để hố phân, rác trong vườn. Dùng phân hoai mục.
Trước khi gieo ươm có thể xử lí đất bằng thuốc hoá học. Vì hạt giống là thức ăn
ưu thích của các loài dế.
Làm bả độc để hại dế. Thành phần bả gồm rau răm tươi băm nhỏ trộn với cám
rang và thuốc hóa học để bỏ vào hố có kích thước 40.40.40cm. Mỗi hố bỏ khoảng
1kg bả. Mỗi ha dặt khoảng 5 - 6 hố, phía tên phủ cỏ.
b. Các loài bọ hung.
Họ bọ hung (Scarabasidae)
Bộ cánh cứng (Coleopptera)
- Đặc điểm hình thái:
* Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri Mauser)
Trưởng thành có thân dài 22 – 24mm. Bụng to hơn ngực, toành thân màu nâu sẫm
hoặc nâu nhạt. Cánh cứng không phủ hết bụng, đốt chày chân giữa và chân sau có
một gai ở giữa.
Sâu non 3 tuổi, mới nở màu trắng sau chuyển sang màu trắng xám. Thân cong
hình chữ C, có đôi chân ngực phát triển.
Nhộng trần dài 23 – 25mm, màu nâu vàng.
* Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp)

Trưởng thành có thân dài khoảng 10mm. Thân nhìn ngang có hình thang. Toàn
thân có màu nâu đỏ hoặc nâu xám.Cáng cứng không phủ hết bụng.
Sâu non màu trắng vàng, trên lưng có 6 nốt màu nâu vàng nhạt, có 3 đôi chân
ngực.
Nhộng trần màu trắng, dài 4 – 5mm.
22
* Bọ hung nâu xám (Adoretus compressus)
Trưởng thành có thân dài 10mm, màu nâu trắng, thân bẹt. Cuối cánh cứng có một
túm lông xám. Bụng có 7 đốt, đốt thứ 7 có nhiều lông trắng.\Sâu non màu trắng
vàng, trên lưng có 6 nốt màu nâu vàng nhạt, có 3 đôi chân ngực.
Nhộng trần màu trắng, dài 4 – 5mm.
* Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope)
Trưởng thành có thân dài 23 – 25mm, cánh cứng màu xanh biếc, ánh kim loại,
mặt bụng màu hồng tía.
Sâu non màu vàng nhạt, râu đầu phát triển, có 5 đốt, hai bên bụng có 8 đôi lỗ thở.
Nhộng trần dài 27,5mm, màu trắng vàng.
- Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại:
...+ Bọ hung nâu lớn xuất hiện vào giữa tháng 3 đầu tháng 4, ngày chui xuống đất,
tối bay ra ăn lá cây đến gần sang. Trưởng thành sống kéo dài 6 – 7 tháng. Đẻ trứng ở
trong đất, nơi có nhiều cỏ hoai mục. Sâu non sống ở trong đất phá hoại rễ cây non.
+ Bọ cánh cam vũ hoá từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 8. Trưởng thành thường
giao phối nhiều lần và đẻ trứng trong các đám cỏ hoai mục. Ban ngày, trưởng thành
đậu trong các tán cây, ban đêm ăn lá, có xu tính ánh sáng mạnh. ..Sâu non sống trong
đất phá hại rễ cây vào lúc chập tối và sáng sớm.
- Biện pháp phòng trừ:
Có điều kiện thì tháo nước vào vườn ươm ngâm để diệt trứng và sâu non. Vì bọ
cánh cam thường đẻ trứng ở trong đất và sâu non thường sống ở dưới đất.
Sử dụng thuốc hoá học để xử lí đất và phòng trừ khi cần thiết.
1.2.4.2. Sâu hại trong các loại rừng trồng.
*Sâu róm ăn lá thông (Dendrolimus punctatus waler)

- Đặc điểm hình thái:
.....+ Trưởng thành có màu nâu. Chiều dài thân 17 – 18mm. Cánh trước có màu
sẫm hơn cánh sau. Mép ngoài cánh trước có nhiều chấm màu nâu sẫm.
+Trưởng thành đẻ trứng thành từng đám hoặc từng hàng dọc theo lá thông, mỗi
có thể có 200 – 300 quả. Trứng hình bầu dục màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu
hồng sẫm.
23
+ Sâu non có từ 5 – 6 tuổi, toàn thân màu nâu đen ánh bạc xen lẫn các điểm
trắng. toàn thân phủ nhiều lông độc. Lớn đẫy sức có thể dài 60mm.
+ Nhộng có màu nâu cánh gián hoặc màu hạt dẻ, thuộc loại nhộng màng, có
kén màu trắng sáng chứa nhiều lông của sâu non bao bọc.
- Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại:
+ Trưởng thành: ngài đực có xu tính ánh sáng mạnh, ngài cái thích đẻ trứng ở
trên lá thông trong rừng được trồng 5 năm trở lên. Sauk hi vũ hoá 1 – 2 giờ, ngài bắt
đầu giao phối và sau một thời gian thì đẻ trứng. Thường đẻ trứng vào ban đêm.
Trung bình trong 1 đêm đẻ hơn 200 quả trứng.
+ Sâu non mới nở di chuyển bằng cách nhả tơ. Sau khi nở khoảng nữa ngày,
sâu non bắt đầu ăn lá.
- Biện pháp phòng trừ:
.Dùng chế phẩm sinh học của nấm Beauveria bassiana với nồng độ 10gam/lít hoặc
chế phẩm Bacillus thuringiensis với nồng độ 4gam/lít, chế phẩm virut NPV.
Có thể lợi dụng một số loài thiên địch kí sinh hoặc ăn thịt, hạn chế sử dụng thuốc
hoá học đối với những vùng có nhiều triên địch.
1.3. Một số loài thiên địch sâu bọ hại cây trồng.
1.3.1. Chuồn chuồn kim (Agriocnemis pymaea Agriocnemis femina femina)
Họ: Coenagrionidae
Bộ: Odonata
Đây là loại chuồn chuồn cánh hẹp, yếu hơn các loại chuồn chuồn cùng họ với nó.
Con trưởng thành màu xanh và đen, có bụng nhỏ dài. Con đực màu sắc đẹp hơn con
cái. Phần đuôi bụng của con đực màu vàng cam (màu xanh lam). Con cái thân có

màu xanh lục.Là thiên địch của bọ rầy, sâu cuốn lá…
1.3.2. Muồm muỗm (Conocephalus longgipennis)
Họ: Tethigoniidae
Bộ: Orthoptera
Muồm muỗm là một loại côn trùng to, mặt nghiêng, có râu rất dài, thường dài gấp
đôi thân do đó dễ phân biệt với các loài châu chấu thông thường. Muồm muỗm có
màu xanh, con trưởng thành có màu xanh và vàng. Chúng thường hoạt động mạnh về
đêm và có nhiều ở ruộng. Là thiên địch của bọ xít, sâu đục thân, bọ rầy lá và bọ rầy
24
thân.
1.3.3. Nhện lùn (Atypena Formosana)
Họ: Linyphiidae
Bộ: Araneae
Nhện lùn khi trưởng thành có 3 đôi chấm vạch ở lưng. Nhện lùn thích ở ruộng
nước và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước. Nhện lùn di chuyển chậm và bắt
mồi chủ yếu là khi chúng mắc vào màng.
1.3.4. Nhện chân dài (Tetragnatha maxillosa)
Họ: Tetragnathidae
Bộ: Araneae
Nhện chân dài có thân và chân dài thường nằm dài trên lá lúa. Nhện chân dài thích
ở vùng ẩm, chúng ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng.
Nhện chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu.
1.3.5. Nhện lưới (Argiope catenulata)
Họ: Araneidae
Bộ: Araneae
Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn dưới tán cây lúa. Con cái có các vạch vàng
và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Ban ngày trời nóng con
đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Khi trời có mây che phủ con cái chờ
mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấy.
1.3.6. Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata)

Họ: Lycosidae
Bộ: Araneae
Nhện Lycosa có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có những điểm trắng.Chúng
không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại
côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân.
1.3.7. Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis)
Họ: Miridae
Bộ: Hemiptera
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×