Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG KIÊN

TÍN DỤNG TÀI TRỢ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HƯỚNG

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Trung Kiên
Sinh ngày 11/11/1990
Hộ khẩu thường trú: Thôn Hà Lòng 1 – Xã K’Dang – Huyện Đăk Đoa – Tỉnh
Gia Lai
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Nam Gia Lai
Địa chỉ đơn vị: 117 Trần Phú – Thành phố Pleiku – Tỉnh Gia Lai
Hiện tôi đang là học viên cao học khóa 16, lớp CH16C5 của Trường Đại học


Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Tôi xin cam đoan: Đề tài “Tín dụng tài trợ dự án thủy điện tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai” là luận
văn chưa được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trường đại học nào.
Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các
nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích, nhận định
và đề xuất các giải pháp nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết, thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy, các cô và những người
quan tâm.
Tôi chân thành cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Người cam đoan

Nguyễn Trung Kiên

i


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến thầy PGS.TS. Ngô Hướng, thầy là
người đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo
sau đại học, Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy, mang lại nhiều kiến thức bổ trợ hết sức quý giá và hữu ích trong quá
trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng BIDV Chi

nhánh Nam Gia Lai, quý khách hàng đối tác, những người bạn, đồng nghiệp và
gia đình, đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học
tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Kiên

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TCTD


Tổ chức tín dụng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội



Quyết định

TMCP

Thương mại cổ phần

QLKH

Quản lý khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

QTTD

Quản trị tín dụng

TCKT

Tài chính kế toán


KHTC

Kế hoạch tài chính

HSC

Hội sở chính

CN

Chi nhánh

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

BDS

Hệ thống thông tin dữ liệu ngân hàng

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

XDCB


Xây dựng cơ bản

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

NPV

Giá trị hiện tại thuần

IRR

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

O&M

Vận hành và bảo dưỡng

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại các loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Bảng 1.2: Tiềm năng kinh tế kỹ thuật (Công suất lắp máy và trữ lượng điện hàng
năm) của 11 hệ thống sông lớn nhất Việt Nam

Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn điện Việt Nam năm 2015
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai từ năm 20132016
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay thủy điện trong tổng dư nợ của BIDV Nam
Gia Lai trong các năm 2013 – 2016
Bảng 3.1: Dự báo sản lượng điện sản xuất
Bảng 3.2: Dự báo công suất các nhà máy thủy điện
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho thủy điện
Bảng 3.4: Dự báo nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ v
1.

GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 2

2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 2
2.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ....................................................................... 2
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ ................................................................................ 3

3.


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................ 3

4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 3

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 4

6.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4

7.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 4

8.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ..................................... 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH ...................... 7
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ........................................................................................... 7
1.1 Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư .................................................... 7
1.1.1 Dự án đầu tư ........................................................................................... 7
1.1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư ............................................................. 7
1.1.1.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư .............................................................. 7
1.1.1.3. Phân loại dự án đầu tư .................................................................. 7

1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư ..................................................................... 12
1.1.2.1 Khái niệm ....................................................................................... 12
1.1.2.2 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư ................................... 12
1.1.2.3 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương
mại ................................................................................................... 13
1.1.2.4 Các phương thức tài trợ dự án đầu tư ........................................ 13
1.1.2.4.1 Cho vay kỳ hạn ........................................................................... 13
1.1.2.4.2 Cho vay hợp vốn......................................................................... 13
1.1.2.4.3 Cho thuê tài chính ...................................................................... 14
1.1.2.4.4 Thanh toán sản phẩm ................................................................ 14
1.1.2.4.5 Xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT) ............................... 15

v


1.2 Tổng quan về dự án thủy điện .................................................................... 15
1.2.1 Tiềm năng của thuỷ điện Việt Nam .................................................... 15
1.2.1.1 Đặc điểm hình thái, khí tượng thuỷ văn ..................................... 15
1.2.1.2 Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam .................................................... 16
1.2.2
Vai trò của nguồn thuỷ điện trong hệ thống nguồn điện Việt
Nam ......................................................................................................... 17
1.2.2.1 Lợi ích của thủy điện .................................................................... 17
1.2.2.2 Tình hình thủy điện ở Việt Nam .................................................. 21
1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thuỷ điện ..... 22

1.3.1 Đặc trưng của các dự án thuỷ điện ..................................................... 22
1.3.2 Các nguồn năng lượng hiện nay.......................................................... 26

1.3.2.1 Điện hạt nhân ................................................................................ 27
1.3.2.2 Nhiệt điện ....................................................................................... 27
1.3.2.3 Phong điện ..................................................................................... 28
1.3.2.4 Thủy điện ....................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI BIDV
NAM GIA LAI ................................................................................................... 31
2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Nam Gia Lai (BIDV Nam Gia Lai) ...................................................... 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................... 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 33
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Gia Lai giai đoạn
2013-2016 ................................................................................................. 34
2.2 Thực trạng thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai . 36
2.2.1 Quy trình thẩm định dự án thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai ......... 36
2.2.1.1 Tiếp thị khách hàng và nhận hồ sơ dự án ................................... 36
2.2.1.2 Thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng ............................... 38
2.2.1.3 Thẩm định rủi ro dự án thủy điện ............................................... 39
2.2.1.4 Phê duyệt cấp tín dụng ................................................................. 39
2.2.2 Nội dung công tác thẩm định dự án thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai
.................................................................................................................. 40
2.2.2.1 Hồ sơ khách hàng vay vốn............................................................ 40
2.2.2.1.1 Năng lực pháp lý ........................................................................ 40
2.2.2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................ 40
2.2.2.1.3 Năng lực tài chính ...................................................................... 41
2.2.2.2 Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường của dự án .......... 42

vi



2.2.2.3 Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật ...................... 43
2.2.2.4 Đánh giá tác động môi trường và di dân, tái định canh, định cư
......................................................................................................... 52
2.2.2.5 Đánh giá năng lực quản lý, vận hành của khách hàng .............. 54
2.2.2.6 Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 54
2.2.2.6.1. Tổng mức đầu tư và phương án nguồn vốn............................ 54
2.2.2.6.2. Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án .................. 59
2.2.2.7 Đánh giá một số rủi ro có thể gặp khi đầu tư dự án thuỷ điện 61
2.2.2.8 Biện pháp bảo đảm tiền vay .......................................................... 63
2.3 Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai............................ 64
2.3.1 Kết quả thẩm định các dự án thủy điện ............................................. 64
2.3.1.1 Về quy mô, số lượng các dự án thủy điện ................................... 64
2.3.1.2 Dư nợ cho vay thủy điện trong tổng dư nợ của BIDV Nam Gia
Lai.................................................................................................... 65
2.3.1.3 Tình hình trả nợ, vận hành của các dự án thủy điện................. 65
2.3.2 Các ưu điểm trong thẩm định dự án thủy điện ................................. 66
2.3.2.1 Về nội dung thẩm định ................................................................. 66
2.3.2.2 Về phương pháp thẩm định ......................................................... 67
2.3.2.3 Về tổ chức thẩm định .................................................................... 68
2.3.3 Các hạn chế trong thẩm định dự án thủy điện .................................. 69
2.3.3.1 Về nội dung thẩm định ................................................................. 69
2.3.3.2 Về phương pháp thẩm định ......................................................... 70
2.3.3.3 Về tổ chức thẩm định .................................................................... 71
2.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 74
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
THUỶ ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH NAM GIA LAI ............................................................. 75
3.1


Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển thuỷ điện trong thời gian tới ........ 75

3.1.1

Mục tiêu phát triển nguồn điện Việt Nam đến năm 2030 .......... 75

3.1.2

Kế hoạch phát triển thuỷ điện trong thời gian tới ...................... 75

3.2
Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới ............................... 78
3.2.1
Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới ........... 78
3.2.2

Định hướng phát triển công tác thẩm định ................................. 79

vii


3.3
Quan điểm của Chi nhánh Nam Gia Lai về việc cấp tín dụng cho các
dự án thuỷ điện .................................................................................................. 80
3.4
Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai

.................................................................................................................. 82
3.4.1

Về nội dung thẩm định .................................................................. 82

3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc thẩm định thị
trường và đánh giá chủ đầu tư của dự án thuỷ điện .................. 82
3.4.1.2 Tạo lập quan hệ lâu dài với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về
thuỷ điện giúp nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh kỹ
thuật dự án ..................................................................................... 84
3.4.1.3 Thẩm định năng lực của đơn vị tư vấn cần được đưa vào thành
một nội dung trong thẩm định dự án thuỷ điện .......................... 85
3.4.2 Về phương pháp thẩm định ................................................................. 87
3.4.2.1 Văn bản hóa và chi tiết hóa các phương pháp thẩm định ........ 87
3.4.2.2 Đầu tư trang bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công
tác thẩm định dự án thuỷ điện...................................................... 88
3.4.3

Về tổ chức thẩm định .................................................................... 90

3.4.3.1 Chuyên môn hoá trong thẩm định dự án thuỷ điện ................... 90
3.4.3.2 Xây dựng quy trình tái thẩm định dự án thuỷ điện ................... 91
3.4.3.3 Thường xuyên đứng ra tổ chức hoặc tham gia đồng tài trợ các
dự án thuỷ điện để tạo cơ hội học hỏi lẫn nhau trong thẩm định
dự án thuỷ điện .............................................................................. 92
3.4.4

Về cán bộ thẩm định ...................................................................... 93

3.4.4.1 Tuyển dụng đội ngũ cán bộ có chuyên môn về thuỷ điện .......... 93

3.4.4.2 Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội
ngũ cán bộ thẩm định .................................................................... 94
3.4.4.3 Tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm công tác thẩm
định dự án thuỷ điện...................................................................... 96
3.5

Một số kiến nghị...................................................................................... 98

3.5.1 Kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước ....................... 98
3.5.2

Kiến nghị với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) ..................... 99

3.5.3

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 99

3.5.4 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 101
KẾT LUẬN....................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 103

viii


1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên với diện tích
hơn 15.536 km2 và dân số hơn 1.5 triệu người. Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao
nguyên nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa

mưa và mùa khô, trong đó, mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10, mùa khô từ tháng
11 - tháng 4. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các cây công
nghiệp dài ngày: cà phê, cao su, hồ tiêu,… Điều kiện giao thông tại Gia Lai khá
thuận lợi với hệ thống mạng lưới giao thông rộng khắp bao gồm: 04 tuyến đường
quốc lộ (Quốc lộ 14, 19, 25, 14C) nối Gia Lai với các tỉnh khu vực Tây nguyên
và duyên hải Nam Trung Bộ, 12 đường tỉnh lộ nối các huyện trên địa bàn tỉnh và
cảng hàng không Pleiku.
Gia Lai có tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng lý thuyết khoảng
10,5 – 11 tỷ kW, trữ năng kinh tế kỹ thuật là 7,1 tỷ kW với công suất lắp máy
1.502 MWh. Ngoài 4 công trình thuỷ điện lớn có công suất lắp máy 1.422 MW,
còn có 85 công trình thuỷ điện nhỏ với công suất 80.200 kW phân bổ khá đều
khắp, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, công trình thuỷ
điện Yaly với công suất 720 MW và sản lượng điện 3,68 tỷ kWh đã hoàn thành
vào tháng 4/2002 có tác động lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, đảm
bảo nhu cầu năng lượng cho toàn vùng. Tổng trữ lượng nguồn nước mặt khoảng
24 tỷ m3. Đây chính là những tiềm năng lớn để công nghiệp điện năng được coi
là công nghiệp mũi nhọn ở Gia Lai. Tỉnh Gia Lai hiện có 5 nhà máy thuỷ điện
lớn có công suất lớn hơn 100MW, gồm có Yaly, Kanak-An Khê, Sê San 3, Sê
San 3A và Sê San 4.
Với lợi thế địa hình đồi núi, hệ thống sông suối ở Gia Lai có hình thái
khác nhau tạo điều kiện cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện. Trong đó,
Sông Sê San – dòng sông năng lượng của tỉnh Gia Lai được đánh giá là có tiềm
năng thủy điện lớn thứ 3 tại Việt Nam (sau sông Đà và sông Đồng Nai). Hiện tại
trên dòng sông này có 7 nhà máy thủy điện lớn nhỏ khác nhau, cung cấp năng
lượng điện hàng năm khoảng 8 tỷ Kwh cho hệ thống điện quốc gia của Việt
Nam. Bên cạnh đó, có nhiều suối với địa hình dốc nhỏ thuận lợi cho việc xây
1


dựng các nhà máy thủy điện quy mô nhỏ công suất 1M-10M, cũng là một lợi thế

lớn về địa hình đối với tiềm năng thủy điện trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Vấn đề đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện cần có số vốn lớn, máy móc
thiết bị hiện đại, thời gian hoàn vốn dài là một thách thức không nhỏ đối với các
doanh nghiệp kinh doanh sản xuất điện năng. Chính vì vậy, nhu cầu tài trợ vốn
cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy thủy điện là rất cấp thiết để các dự án hoàn
thành đúng tiến độ, góp phần cung cấp nguồn năng lượng điện phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, điện năng đang là một trong những lĩnh vực trọng tâm của nền
kinh tế Việt Nam. Muốn tạo đà cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác thì
xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện,… phải đi trước một bước. Trước bối cảnh
tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới và trong nước phục hồi
chậm, chất lượng, hiệu quả, năng lực sản xuất cạnh tranh của ngành còn hạn chế,
các doanh nghiệp ngành điện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các
nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển,… Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tự hào là ngân hàng có lịch sử bề
dày truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, trong đó lĩnh vực tín dụng tài trợ vốn
cho các dự án thủy điện là thế mạnh. Trong đó, địa bàn tỉnh Gia Lai là một tỉnh
miền núi, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho xây dựng và phát triển hệ thống các
nhà máy thủy điện trên địa bàn. Đây là nguồn tài nguyên năng lượng lớn phục vụ
cho sự phát trển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, việc phát triển cho vay
tài trợ dự án thuỷ điện là một trong những nội dung quan trọng các để dự án vừa
đi vào hoạt động có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng,
vừa tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các nhà đầu tư. Vì những lý do trên, tác
giả chọn đề tài: “TÍN DỤNG TÀI TRỢ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
NAM GIA LAI”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT


2


Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quy trình thẩm định cho vay
tài trợ cho doanh nghiệp sản xuất thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai.
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ
Nghiên cứu quy trình thẩm định, nội dung thẩm định cho vay tài trợ dự án
thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai.
Nghiên cứu, đánh giá kết quả việc thẩm định cho vay dự án thủy điện tại
BIDV Nam Gia Lai hiện tại, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao thẩm định dự án
thủy điện có hiệu quả cao hơn.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1/ Những cơ sở lý luận nào về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư?
Vai trò quan trọng của việc thẩm định dự án thủy điện ra sao?
2/ Các nội dung chính trong công tác thẩm định dự án thủy điện tại BIDV
Nam Gia Lai là gì?
3/ Nêu những mặt đạt được và chưa đạt được trong thẩm định dự án thủy
điện tại BIDV Nam Gia Lai? Nêu những nguyên nhân của những hạn chế đó?
4/ Các giải pháp nào để nâng cao chất lượng thẩm định dự án thủy điện tại
BIDV Nam Gia Lai?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: tác động của tín dụng ngân hàng đến sự phát triển
của dự án sản xuất thủy điện và phương thức quản lý cho vay thu nợ khoản vay
của các dự án đó tại BIDV Nam Gia Lai.
Phạm vi nghiên cứu:
(1) Về nội dung: luận văn nghiên cứu thực trạng các sản phẩm dịch vụ tín
dụng tài trợ cho doanh nghiệp sản xuất thủy điện đang được triển khai tại BIDV
Nam Gia Lai và nghiên cứu quy trình thẩm định các khoản cho vay tại BIDV
Nam Gia Lai.
(2) Về không gian và thời gian: thu thập số liệu về tình hình dư nợ, huy

động vốn, doanh số sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thủy điện đang quan hệ tại BIDV Nam
Gia Lai (bao gồm 1 Hội sở chi nhánh và 04 Phòng giao dịch: PGD Pleiku, PGD
3


Thành Công, PGD Chư Sê và PGD Đức Cơ). Thời gian thu thập dữ liệu từ
01/01/2013 đến 31/12/2016.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập dữ liệu: các số liệu tín dụng doanh nghiệp trong
giai đoạn 2013-2016 được chiết suất từ phần mềm tổng hòa lợi ích khách hàng và
phần mềm quản lý tín dụng của BIDV Nam Gia Lai
Nghiên cứu các văn bản quy định về quy trình thực hiện và thực trạng nội
dung thẩm định, đề xuất các giải pháp, kiến nghị liên quan đến công tác thẩm
định dự án thủy điện tại BIDV Nam Gia Lai.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu thực trạng, các nội dung chính trong công tác thẩm
định tài trợ dự án cho doanh nghiệp sản xuất điện tại BIDV Nam Gia Lai giai
đoạn 2013-2016. Các ưu nhược điểm của các giải pháp tín dụng đã triển khai và
đề xuất hoàn thiện nâng cao chất lượng thẩm đinh dự án cho vay doanh nghiệp
sản xuất điện tại BIDV Nam Gia Lai trong thời gian tới.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt thực tiễn, luận văn có những đóng góp như sau:
-

Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận về dự án đầu tư và thẩm định dự án

đầu tư. Qua đó, trình bày tầm quan trọng của việc cho vay dự án thủy điện cũng
như các nhân tố ảnh hưởng đến việc cho vay dự án thủy điện tại BIDV Nam Gia
Lai.

-

Đề tài làm rõ các quy trình thẩm định, nội dung thẩm định cho vay dự án

thủy điện. Qua đó, đánh giá các ưu nhược điểm và nguyên nhân các mặt hạn chế,
tồn tại trong công tác thẩm định dự án.
-

Đề tài làm rõ cách thức đang triển khai quy trình thẩm định cho vay đối

với các doanh nghiệp sản xuất thủy điện. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
tín dụng tài trợ dự án thủy điện.
8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
-

Những hướng nghiên cứu chính của vấn đề cần đề cập: đề tài trọng tâm

nghiên cứu về doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện năng (tình
4


hình hoạt động, quy mô sản xuất, tình hình quan hệ ngân hàng trong thời gian
qua, định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới,…)
-

Những cơ sở lý luận chính đã được áp dụng để nghiên cứu vấn đề: dựa

trên các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Bộ Công thương, Ngân hàng
nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,… để tổng hợp về
các cơ chế chính sách đang áp dụng đối với doanh nghiệp. Từ đó, nêu lên những

thuận lợi cũng như những khó khăn, vướng mắc ở các văn bản hiện hành.
-

Kết quả nghiên cứu chính của các công trình nghiên cứu trước đây: tham

khảo thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả để tổng hợp thu thập
các số liệu đối chiếu so sánh, đánh giá tổng quan hơn các vấn đề cần làm rõ.
-

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm hiểu các công trình nghiên cứu

về dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất điện năng như:
+) Luận văn năm 2011 của tác giả Nguyễn Thế Phương Liên “Hoàn thiện
công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại Sở Giao dịch 1
– Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam". Luận văn đề cập chi tiết đến quy
trình cho vay, thẩm định và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự
án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm đề tài thu
thập trong năm 2011 trở về trước, trước khi BIDV cổ phần hóa nên có những cơ
chế và chính sách khác so với thời điểm hiện tại.
+) Luận văn năm 2006 của tác giả Đỗ Thị Phương Thảo “Nâng cao chất
lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay ngành điện lực tại Ngân hàng
Công thương Chương Dương". Luận văn đề cập chi tiết đến chất lượng cho vay
và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngành điện lực tại
Vietinbank. Tuy nhiên, luận văn lấy số liệu cách thời điểm hiện tại khá lâu (10
năm) và đề cập đến quy trình tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tại
Hà Nội. Vì vậy so với thời điểm hiện tại có những thay đổi về cơ chế chính sách
đối với ngành điện và vị trí địa lý địa hình ở Hà Nội cũng tương đối khác với một
tỉnh miền núi như Gia Lai.
+) Luận văn năm 2012 của tác giả Nguyễn Thanh Thúy “Thẩm định dự án
đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội" . Luận văn trình bày

khá tổng quát về quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội. Luận văn chưa đi sâu vào từng lĩnh vực
5


chuyên ngành cụ thể như ngành thủy điện.
+) Luận văn của tác giả Đinh Gia Khánh “Công tác thẩm định dự án vay
vốn đầu tư thủy điện tại Ngân hàng phát triển VN – VDB". Luận văn trình bày
khá chi tiết về quy trình thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng phát triển VN –
VDB. Tuy nhiên VDB là ngân hàng quốc doanh có những cơ chế chính sách
khác biệt về tài trợ dự án so với ngân hàng thương mại như BIDV đặc biệt là vấn
đề tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do những điều kiện khắt khe hơn.
Các công trình nghiên cứu kể trên có nội dung liên quan phần nào đến nội
dung nghiên cứu của luận văn, nhưng thời điểm, đối tượng nghiên cứu và địa
phương nghiên cứu rải rác ở nhiều địa phương, chưa có đề tài nào tập trung
nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đặc biệt là tại BIDV Nam Gia Lai. Do đó
tác giả nghiên cứu phần này để có những gợi ý nhằm phát triển tín dụng tài trợ
dự án thủy điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Nam Gia Lai.

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN THỦY ĐIỆN
1.1 Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư
1.1.1 Dự án đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng

trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc
dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
1.1.1.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta với sự tham gia đầu tư của
nhiều thành phần kinh tế và việc gọi vốn đầu tư từ nước ngoài đòi hỏi phải đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và nâng cao chất lượng quá trình lập và
thẩm định dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế
ngành, lãnh thổ, hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, biến kế hoạch thành
những hành động cụ thể và tạo ra được những lợi ích về kinh tế cho xã hội, đồng
thời cho bản thân nhà đầu tư.
Đối với nhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sở để
thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án đó.
Đối với các chủ đầu tư thể hiện dự án đầu tư là cơ sở để:
- Xin phép để được đầu tư.
- Xin phép nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị.
- Xin hưởng các khoản ưu đãi về đầu tư.
- Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước.
- Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.
1.1.1.3. Phân loại dự án đầu tư
* Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư:
- Nhóm A: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch đầu tư
quyết định.
- Nhóm B: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ
quyết định.
- Nhóm C: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Sở kế hoạch và đầu tư
quyết định.
7



*Theo hình thức thực hiện:
- Dự án BOT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng Kinh doanh - Chuyển giao.
- Dự án BTO: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng Chuyển giao - Kinh doanh.
- Dự án BT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng Chuyển giao.
*Theo nguồn vốn:
- Dự án đầu tư có nguồn vốn trong nước: vốn trong nước là vốn hình
thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân bao gồm: vốn ngân sách
nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, các nguồn vốn
khác.
- Dự án đầu tư có nguồn vốn huy động từ nước ngoài: vốn nước ngoài là
vốn hình thành không bằng nguồn tích lũy nội bộ của nền kinh tế quốc dân bao
gồm: vốn thuộc các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ
quốc tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA),
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của cơ quan ngoại giao, tổ
chức quốc tế và cơ quan nước ngoài khác đầu tư xây dựng trên đất Việt Nam,
vốn vay nước ngoài do Nhà nước bảo lãnh đối với doanh nghiệp.
*Theo lĩnh vực đầu tư:
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng: là hoạt động đầu tư phát triển
nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp: là hoạt động đầu tư phát triển
nhằm xây dựng các công trình công nghiệp.
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp: là hoạt động đầu tư phát triển
nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp.
- Dự án đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm
xây dựng các công trình dịch vụ (thương mại, khách sạn, du lịch và các dịch vụ
khác).
Theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Ban hành kèm theo Nghị định
số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ, dự án đầu tư được
phân loại như sau:

8


Bảng 1.1: Phân loại các loại dự án đầu tư xây dựng công trình
TT

Loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Tổng mức đầu tư

I Dự án quan trọng quốc gia
1. Theo tổng mức đầu tư:
Dự án sử dụng vốn đầu tư công

10.000 tỷ đồng trở
lên

2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm
ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường,
bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng
đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ
cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa
học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ
50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát
bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc

Không phân biệt tổng
mức đầu tư


ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng
đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500
héc ta trở lên;
d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền
núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc
biệt cần được Quốc hội quyết định.
II
II.1

Nhóm A
1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt.

Không phân biệt tổng
mức đầu tư
9


TT

Loại dự án đầu tư xây dựng công trình

Tổng mức đầu tư

2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc
gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật
về quốc phòng, an ninh.
3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có

tính chất bảo mật quốc gia.
4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ.
5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.
1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân
bay, đường sắt, đường quốc lộ.
2. Công nghiệp điện.
3. Khai thác dầu khí.
II.2

4. Hóa chất, phân bón, xi măng.

Từ 2.300 tỷ đồng trở
lên

5. Chế tạo máy, luyện kim.
6. Khai thác, chế biến khoáng sản.
7. Xây dựng khu nhà ở.
1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1
Mục II.2.
2. Thủy lợi.
II.3 3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật.

Từ 1.500 tỷ đồng trở
lên

4. Kỹ thuật điện.
5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử.

10



Loại dự án đầu tư xây dựng công trình

TT

Tổng mức đầu tư

6. Hóa dược.
7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4
Mục II.2.
8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5
Mục II.2.
9. Bưu chính, viễn thông.
1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản.
2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
II.4
3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới.

Từ 1.000 tỷ đồng trở
lên

4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công
nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3.
1. Y tế, văn hóa, giáo dục;
2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền
hình;
Từ 800 tỷ đồng trở

II.5 3. Kho tàng;


lên

4. Du lịch, thể dục thể thao;
5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy
định tại Mục II.2.
III

Nhóm B

III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

Từ 120 đến 2.300 tỷ
đồng
Từ 80 đến 1.500 tỷ
đồng
11


TT

Loại dự án đầu tư xây dựng công trình

III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

III. 4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5
IV


Tổng mức đầu tư
Từ 60 đến 1.000 tỷ
đồng
Từ 45 đến 800 tỷ
đồng

Nhóm C

IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2

Dưới 120 tỷ đồng

IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3

Dưới 80 tỷ đồng

IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4

Dưới 60 tỷ đồng

IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5

Dưới 45 tỷ đồng

1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.1.2.1 Khái niệm
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn
diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra
quyết định đầu tư và quyết định đầu tư.
Do sự phát triển của đầu tư ở nước ta, công tác thẩm định dự án ngày càng

được coi trọng và hoàn thiện. Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói
chung và phát triển kinh tế nói riêng. Hiện nay nhu cầu về vốn ở nước ta rất lớn.
Vấn đề quan trọng là đầu tư như thế nào để có hiệu quả. Một trong những công
cụ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả là thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng thương
mại thường xuyên phải thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư khi cho vay vốn
nhằm đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư đó nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt
động tín dụng của mình. Bởi vậy việc thẩm định dự án đòi hỏi phải thực hiện tỉ
mỉ, khách quan toàn diện.
1.1.2.2 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
- Giúp cho chủ đầu tư chọn được dự án đầu tư tốt nhất.
- Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và
thích hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ vốn, ô
nhiểm môi trường.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ.
12


1.1.2.3 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại
Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân
hàng thương mại trong hoạt động tín dụng đầu tư. Một trong những đặc trưng của
hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài nên có thể gặp nhiều rủi ro,
muốn cho vay một cách an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì
quyết định cho vay của ngân hàng là dựa trên cơ sở thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính
khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể
xảy ra để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối.
Từ kết quả thẩm định có thể tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, làm cơ sở
để xác định số tiền cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả.
Do có tầm quan trọng như vậy nên khi tiến hành thẩm định dự án cần:

- Nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành,
địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh
nghiệp để có các quyết định cho vay thích hợp.
1.1.2.4 Các phương thức tài trợ dự án đầu tư
1.1.2.4.1 Cho vay kỳ hạn
Cho vay kỳ hạn là phương thức cho vay được sử dụng phổ biến để đáp ứng
cho hầu hết các nhu cầu vay trung dài hạn của các doanh nghiệp trong việc đầu
tư xây dựng nhà xưởng và cơ sở hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị,
đầu tư cho bộ phận tài sản lưu động thường xuyên và chi trả các khoản nợ dài
hạn khác,…
Tài trợ doanh nghiệp theo phương thức này, ngân hàng sẽ xác định cụ thể các
kỳ hạn trả nợ của doanh nghiệp, bao gồm số tiền gốc và lãi mà doanh nghiệp phải
trả từng kỳ kèm theo thời hạn trả nợ từng kỳ được xác định một cách cụ thể. Thời
hạn trả nợ từng kỳ có thể là hàng tháng, hàng quý, bán niên hoặc mỗi năm một
lần. Số tiền trả nợ từng kỳ của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào nguồn trả
nợ hàng năm của doanh nghiệp.
1.1.2.4.2 Cho vay hợp vốn
Cho vay hợp vốn là một phương thức cho vay trung dài hạn mà ở đó một
nhóm các tổ chức tài chính cùng hợp vốn để cho một khách hàng vay. Các tổ
13


chức tài chính có thể là ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo
hiểm hay kể cả các định chế tài chính đa quốc gia như: Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AFDB),…
Cho vay hợp vốn thường được sử dụng trong trường hợp một tổ chức tài
chính không đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của một khách hàng, hoặc trường
hợp người cho vay bị giới hạn về mức cho vay đối với một khách hàng đã được
quy định trong Luật Ngân hàng hay Luật các Tổ chức tín dụng, hoặc người cho

vay bị ràng buộc bởi chính sách tín dụng quy định về việc phân tán rủi ro trong
hoạt động tín dụng của người cho vay,…
1.1.2.4.3 Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là một phương thức của tín dụng trung dài hạn, trong đó
theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê tiến hành mua tài sản và chuyển giao
cho bên thuê sử dụng. Trong thời hạn thuê, bên thuê thực hiện các khoản thanh
toán tiền thuê cho bên cho thuê, chịu trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế
tài sản. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên đi thuê hoặc được chuyển quyền sở
hữu, hoặc được quyền mua lại tài sản, hoặc được quyền thuê tiếp hay trả lại tài
sản cho bên cho thuê tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê. Hợp đồng cho
thuê tài chính là hợp đồng không được hủy ngang.
1.1.2.4.4 Thanh toán sản phẩm
Thanh toán sản phẩm là phương thức tài trợ dự án thường được áp dụng cho
các dự án khai thác dầu và khoáng sản ở Mỹ. Đây là phương thức tài trợ không
truy đòi hoặc truy đòi giới hạn được bảo đảm thông qua hình thức nắm giữ quyền
sở hữu thay vì thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc thế chấp sản phẩm và
doanh thu của dự án như các phương thức tài trợ khác.
Để thực hiện phương thức tài trợ dự án theo phương thức thanh toán sản
phẩm đòi hỏi người cho vay phải thành lập một công ty có mục đích đặc biệt để
mua toàn bộ sản phẩm từ dự án. Do đó, cấu trúc thanh toán sản phẩm có các đặc
điểm sau đây:


Nguồn trả nợ duy nhất từ sản phẩm của dự án



Người cho vay không chịu trách nhiệm tài trợ cho chi phí hoạt động của

dự án



Những người cho vay sẽ được nắm giữ quyền sở hữu đối với toàn bộ hoặc

một tỷ lệ sản phẩm dự án đã thỏa thuận cho đến khi nợ gốc và lãi hoàn trả hết.
14




Thông thường đối với phương thức tài trợ này, người cho vay thực sự

không muốn nhận hàng. Do đó, họ thường bắt buộc công ty dự án phải mua lại
khối lượng sản phẩm đã thanh toán cho người cho vay hoặc bán khối lượng sản
phẩm đó với tư cách là đại diện cho người cho vay.
1.1.2.4.5 Xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT)
Phương thức BOT thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ
tầng giao thông trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng giữa chính quyền (hoặc đại
diện chính quyền) và công ty được thành lập bởi người đi vay để thực hiện xây
dựng và vận hành dự án. Phương thức BOT sẽ phù hợp với Chính phủ khi mục
đích là giảm thiểu tác động lên ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, phương thức
BOT giúp Chính phủ giới thiệu hiệu quả đầu tư từ khu vực tư nhân, khuyến
khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ mới.
1.2 Tổng quan về dự án thủy điện
1.2.1 Tiềm năng của thuỷ điện Việt Nam
1.2.1.1 Đặc điểm hình thái, khí tượng thuỷ văn
Trong tổng diện tích 330.991 km2 của Việt Nam, đồi núi và cao nguyên đã
chiếm tới 4/5 diện tích. Ngoài ra, nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, mưa
nhiều, nóng và ẩm. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.000 mm. Lượng mưa
nơi nhiều nhất đạt tới 4.000 – 5.000 mm, nơi mưa thấp nhất cũng đạt đến 1.000

mm. Mùa mưa trong năm thường kéo dài 3-5 tháng, khu vực Tây Nguyên thường
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
Hệ thống sông ngòi Việt Nam có mật độ cao. Tổng số các con sông có
chiều dài lớn hơn 10 km là hơn 2.400. Hầu hết sông ngòi Việt Nam đều đổ ra
biển Đông. Hàng năm mạng lưới sông suối Việt Nam vận chuyển ra biển một
lượng nước 870 tỷ m3/năm tương ứng với lưu vực bình quân khoảng 37.500
m3/năm.
Theo, của các hệ thống sông chính theo thứ tự từ Bắc vào Nam như sau:
Bảng 1.2: Tiềm năng kinh tế kỹ thuật (Công suất lắp máy và trữ lượng
điện hàng năm) của 11 hệ thống sông lớn nhất Việt Nam:
STT
1
2
3

Tên sông
Sông Đà
Sông Đồng Nai
Sông Sê San

Công suất lắp
máy NLM
(MW)
6,756
2,850
1,796

Điện lượng
TB hằng năm
(triệu kWh)

30,690
11,500
7,320
15


STT

Tên sông

4

Sông Vũ Gia – Thu Bồn

5

Sông Lô - Gâm – Chảy

Công suất lắp
máy NLM
(MW)

Điện lượng
TB hằng năm
(triệu kWh)

1,359

4,965


1,089
4,025
6
Sông Mã
1,087
4,000
7
Sông Ba
669
2,600
8
Sông Serepok
650
2,850
9
Sông Cả
416
1,484
10 Sông Hương
284
1,315
11 Sông Trà Khúc
135
625
Tổng cộng
10,335
40,684
Nguồn: Tài liệu quy hoạch các dòng sông do các Công ty CP tư vấn xây
dựng điện 1,2 lập và Quy hoạch thủy điện Quốc gia do hãng SWECO STATKRAFT lập năm 2005.
1.2.1.2 Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam

Với đặc điểm về hình thái khí tượng, thuỷ văn như trên, tiềm năng lý thuyết
về thuỷ điện Việt Nam xác định khoảng 300 tỷ Kwh (tính cho những con sông
dài hơn 10km). Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật xác định khoảng 75 - 80 tỷ kwh
tương đương với công suất lắp máy khoảng 35.000MW.
Theo tính toán lý thuyết, tổng công suất TĐ của nước ta vào khoảng 35.000
MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13%
thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả
thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng
năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ (TĐN) có
tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.
Đến năm 2015, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành là 268, với
tổng công suất 14.240,5 MW. Hiện có 205 dự án với tổng công suất 6.1988,8
MW đang xây dựng và dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2015-2017.
Như vậy, theo kế hoạch, đến năm 2017, có 473 dự án sẽ đưa vào khai thác vận
hành, với tổng công suất là 21.229,3 MW, chiếm gần 82% tổng công suất tiềm
năng kỹ thuật của thủy điện. Năm 2015, các nhà máy thủy điện đóng góp 48,26%
(13.000 MW) và 43,9% (tương ứng 53 tỷ kWh) điện năng cho ngành điện.
Có thể nói, cho đến nay các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100MW
hầu như đã được khai thác hết. Các dự án có vị trí thuận lợi, có chi phí đầu tư
16


×