Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN ĐỨC TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRANG TRẠI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phượng


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Phượng Lê, người đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Văn
Lâm, phòng nông nghiệp huyện, Phòng tài nguyên, cùng các Phòng ban khác, UBND xã
Đình Dù, Lạc Hồng, Trưng Trắc, và các xã khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận

văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ...........................................................................................................................
iii Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................
vi Danh mục bảng ...............................................................................................................
vii

Danh

mục

hộp

.................................................................................................................. ix Trích yếu luận

văn ............................................................................................................ x Phần 1. Mở
đầu ............................................................................................................. xii
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.

Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại ............. 4
2.1.
4

Cơ sơ ly luân về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại ............

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 4

2.1.2.


Vai trò của chính sách hỗ trợ trang trại .............................................................. 6

2.1.3.
7

Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ trang trại .............................................

2.1.4.
8

Nội dung nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại ..................

2.1.5.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực thi chính sách hỗ trợ trang
trại................ 10
2.2.

Cở sở thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại.................................... 11

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thực thi chính sách hỗ trợ
trang trại............................................................................................................ 11

2.2.2.
Kinh nghiệm thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại ở Việt
Nam...... 14
2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Lâm ....................................................... 19


Phân 3. Phƣơng phap nghiên cƣu ............................................................................... 20
3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Văn Lâm ................................... 20
3


3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên............................................................................................. 20

3.1.2.
20

Đặc điểm xã hội ................................................................................................

3.1.3.
24

Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................................

4


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.2.1.


Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra ............................................................ 28

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin........................................................................ 28

3.2.3.

Phương pháp xử lý............................................................................................ 30

3.2.4.

Phân tích số liệu................................................................................................ 30

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 32
4.1.
Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm
............ 32
4.1.1.

Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ trang trại ............................................................. 32

4.1.2.

Tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện

Văn Lâm ........................................................................................................... 39

4.1.3. Tình hình thực thi chính sách đất đai hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm
................. 43
4.1.4.

Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển trang trại ở huyện
Văn Lâm ........................................................................................................... 48

4.1.5. Chính sách hỗ trợ khoa học kĩ thuật phát triển trang trại ở huyện Văn Lâm
.......... 53
4.1.6.

Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ở huyện
Văn Lâm ........................................................................................................... 62

4.1.7.

Kết quả thực thi chính sách hỗ trợ kinh tế trang trại trên địa bàn huyện
Văn Lâm trong thời gian qua ............................................................................ 69

4.1.8.

Đánh giá quá trình thực thi chính sác hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm ....... 77

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại
cho các trang trại tại huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên ...................................... 80


4.2.1.

Đặc điểm của trang trại..................................................................................... 80

4.2.2.

Nguồn lực của huyện Văn Lâm ........................................................................ 83

4.2.3.

Năng lực của cán bộ địa phương ..................................................................... 85

4.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các
trang trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới .................... 85

4.3.1.

Hoàn thiện chính sách đất đai hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại .................... 86

4.3.2.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế trang trại ở huyện
Văn Lâm ........................................................................................................... 87

4.3.3.

Hoàn thiện chính sách chuyển giao khoa học kĩ thuật cho trang trại ở
huyện Văn Lâm ................................................................................................ 88

5


4.3.4.

Hoàn thiện chính sách cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Văn Lâm ................................................................................................ 89

4.3.5. Nâng cao trình độ cho chủ trang trại và người lao động ở huyện Văn Lâm
........... 90
4.3.6.

Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở ở huyện Văn Lâm .................................... 91

4.3.7.

Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của hiệp hội trang trại huyện
Văn Lâm ........................................................................................................... 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 92
5.1.

Kêt luân............................................................................................................. 92

5.2.

Kiên nghi .......................................................................................................... 93

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Phụ lục .......................................................................................................................... 98


6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH

Công nghiệp hóa

DV

Dịch vụ

HDH

Hiện đại hóa
Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp

HTXDVNN
KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTTT


Kinh tế trang trại

NĐ–CP

Nghị định Chính phủ

NHNN

Ngân hàng nông nghiệp
Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

NN & PTNT
PTKT

Phát triển kinh tế

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VAC

Vườn Ao Chuồng

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Tình hình đất đai của huyện Văn Lâm qua 3 năm 2013 – 2015 ................. 22

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Lâm, 2013- 2015................. 25

Bảng 3.3.
........ 27

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Văn Lâm qua 3 năm 2013 – 2015

Bảng 3.4.

Phân bổ mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu.............................................. 28

Bảng 3.5.

Thu thập thông tin thứ cấp .......................................................................... 29

Bảng 3.6.

Phương phap thu thâp thông tin sơ cấp ....................................................... 29

Bảng 4.1.

Số lượng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại .............................. 39

Bảng 4.2.


Các hoạt động tuyên truyền về chính sách hỗ trợ trang trại ở huyện
Văn Lâm ...................................................................................................... 42

Bảng 4.3.

Nguồn đất đai của các trang trại được điều tra............................................ 44

Bảng 4.4.

Tình hình tiếp cận các chính sách đất đai hỗ trợ phát triển kinh tế
trang trại của các trang trại được điều tra .................................................... 45

Bảng 4.5.

Nguồn thông tin về chính sách đất đai ........................................................ 46

Bảng 4.6.

Khó khăn trong tiếp cận chính sách đất đai................................................. 46

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ và chủ trang trại về chính sách đất dai....................... 47

Bảng 4.8.

Nguồn thông tin về chính sách vay vốn ...................................................... 49

Bảng 4.9.


Nguồn vốn vay làm trang trại...................................................................... 50

Bảng 4.10. Số lượt trang trại theo sự hỗ trợ của chính sách tín dụng ............................ 50
Bảng 4.11. Tình hình vốn vay bình quân một trang trại ................................................ 51
Bảng 4.12. Khó khăn khi vay vốn làm kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm ................. 52
Bảng 4.13. Tình hình chuyển giao khoa học kĩ thuật phát triển kinh tế trang trại ở
huyện Văn Lâm trong giai đoạn 2013 - 2015............................................. 54
Bảng 4.14. Số trang trại được điều tra theo nguồn thông tin tiếp cận chính sách
khoa học kĩ thuật ......................................................................................... 56
Bảng 4.15. Nguồn mua cây và con giống của trang trại được điều tra.......................... 57
Bảng 4.16. Số trang trại điều tra được tiếp cận chính sách hỗ trợ về giống .................. 58
Bảng 4.17. Nguồn mua thức ăn chăn nuôi trong trang trại điều tra............................... 59
Bảng 4.18. Công tác thú y trong trang trại được điều tra .............................................. 59
Bảng 4.19. Số trang trại được điều tra tiếp cận chính sách hỗ trợ dịch vụ thú y .......... 60
Bảng 4.20. Nguồn mua thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tại trang trại được
điều tra ......................................................................................................... 60

vii


Bảng 4.21. Tồn tại trong quá trình áp dụng khoa học kĩ thuật trong phát triển kinh
tế trang trại .................................................................................................. 61
Bảng 4.22. Khó khăn trong quá trình thực thi chính sách khoa học kĩ thuật................. 62
Bảng 4.23. Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ở huyện
Văn Lâm trong giai đoạn 2013 – 2015........................................................ 64
Bảng 4.24. Nguồn thông tin về chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại .................. 65
Bảng 4.25. Tình hình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại các trang trại điều tra
....... 66
Bảng 4.26. Đánh giá của các cán bộ và trang trại đánh giá về tình hình triển khai
chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại .................................................. 68

Bảng 4.27. Khó khăn trong quá trình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận
trang trại ...................................................................................................... 68
Bảng 4.28. Loại hình và cơ cấu trang trại của huyện Văn Lâm trong giai đoạn
2013 - 2015.................................................................................................. 71
Bảng 4.29. Phân loại trang trại theo quy mô diện tích .................................................. 72
Bảng 4.30. Số trang trại huyện Văn Lâm theo quy mô vốn đầu tư giai đoạn 2013-2015
...... 73
Bảng 4.31. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại được điều tra ........................... 76
Bảng 4.32. Đặc điểm của chủ trang trại được điều tra .................................................. 82
Bảng 4.33. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại được điều tra ...................... 83
Bảng 4.34. Các nguồn vốn hỗ trợ phát triển trang trại .................................................. 84
Bảng 4.35. Trình độ của các cán bộ được điều tra ........................................................ 85

8


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ huyện Văn Lâm về tình hình triển khai chính sách
đất đai ............................................................................................................. 47
Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ về thực thi chính sách hỗ trợ vốn phát triển trang trại ...... 52
Hộp 4.3. Ý kiến của chủ trang trại về thực thi chính sách hỗ trợ khoa học kĩ thuật
cho trang trại................................................................................................... 62
Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ về thực thi chính sách hỗ trợ cấp giấy chứng nhận
trang trại ......................................................................................................... 69
Hộp 4.5. Ý kiến của chủ trang trại về thực thi chính sách hỗ trợ cấp giấy chứng
nhận trang trại................................................................................................. 69
Hộp 4.6. Ý kiến của chủ trang trại về tình hình sử dụng đất đai để phát triển kinh
tế trang trại ..................................................................................................... 84
Hộp 4.7. Ý kiến của cán bộ về thành lập hiệp hội trang trại huyện Văn Lâm .............. 85


9


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Nguyễn Đức Trung
2. Tên Luận văn: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn
huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên
3. Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15
4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu của để tài: Đánh giá tình hình thực thi và phân tích yếu tố
ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm trong thời gian
qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình thực thi các chính sách
hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện. Với 4 mục tiêu cụ thể sau: (1) Hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách hỗ trợ trang trại; (2) Đánh giá tình hình thực
thi chính sách hỗ trợ trang trại và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi
chính sách hỗ trợ trang trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; (3) Đề xuất một số giải
pháp góp phần cải thiện tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại tại huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên. Để nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra, phương pháp thu thập số
liệu (số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp), phương pháp xử lí, phân tích, thông tin số liệu
(phân tích thống kê, xử lý số liệu trên phần mềm EXCEL của máy tính)
Qua quá trình nghiên cứu tôi thu được một số kết quả sau: (1) Cụ thể hóa chính
sách hỗ trợ trang trại, đối với phát triển kinh tế trang trại Đảng và nhà nước ta đã có
nhiều chính sách về đất đai, vốn khoa học kĩ thuật, cấp chứng nhận trang trại nhằm thúc
đẩy các hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng gia trại, trang trại
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Các chính sách được triển khai
đồng loạt từ Trung ương xuống tỉnh, huyện được cụ thể bằng các quyết định, nghị định,
luật, thông tư, hướng dẫn...(2) Tình hình thực thi chính sách đất đai hỗ trợ trang trại ở
huyện Văn Lâm, để phát triển trang trại, nhu cầu về đất đai là khá lớn, chủ yếu các trang

trại chỉ đều sử dụng nguồn đất thuộc quyền sở hữu; Có các chính sách đất đai hỗ trợ
phát triển kinh tế trang trại như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất, giá
thuê ưu đãi, thuế sử dụng đất. Một số khó khăn khi thực thi chính sách đất đai là quỹ đất
hạn hẹp, thời gian thuê ngắn, thủ tục rườm ra, giá thuê cao, khu đất khó xây dựng cơ sở
hạ tầng. (3) Tình hình thực thi chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển trang trại ở huyện
Văn Lâm, các nguồn vay vốn của trang trại gồm có Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng
chính sách, Ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, vay người thân qua các chính sách hỗ
trợ là hỗ trợ lãi suất, tín chấp, liên kết đầu tư tín dụng (chiếm tỷ lệ ít); các khó khăn khi
vay vốn phát triển kinh tế trang trại là vốn vay ít, thời gian vay ngắn, thủ tục rườm rà,
lãi suất cao. (4) Tình hình thực thi chính sách hỗ khoa học kĩ thuật phát triển trang trại ở

10


huyện Văn Lâm, năm 2015 huyện Văn Lâm tổ chức 21 lớp tập huấn cho các chủ trang
trại về kĩ thuật trồng trọt, kĩ thuật chăn nuôi, quản lý chất lượng, sơ chế sản phẩm, tổ
chức 2 đợt tham quan mô hình. Chính sách hỗ trợ về giống ở huyện Văn Lâm gồm có
trợ giá cây và con giống, hỗ trợ lai tạo giống; công tác thú y ở trang trại được hỗ trợ
tiêm phòng cúm gà, tiêm phòng tai xanh, tiêm phòng nở mồm long móng, phun thuốc
phòng dịch, đối với thức ăn chăn nuôi, bảo vệ thực vật, phân bón huyện Văn Lâm chưa
thực hiện các chính sách hỗ trợ. Qua điều tra các trang trại về tồn tại trong quá trình áp
dụng KHKT còn tồn tại, không được hướng dẫn chi tiết, tốn kém trong chi phí, quá
trình áp dụng rờm rà. (5) Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại ở
huyện Văn Lâm trong 103 trang trại ở huyện Văn Lâm năm 2015 có 37,86% sô trang
trại được cấp giấy chứng nhận trang trại, các trang trại chưa được cấp giấy chứng nhận
trang trại là do chưa đăng kí, chưa đủ tiêu chuẩn, đang chờ kết quả. Khó khăn trong quá
trình thực thi chính sách hỗ trợ cấp giấy chứng nhận trang trại là cán bộ chưa nắm rõ
chính sách, Nhận thức của chủ trang trại chưa cao, Thủ tục chưa nhanh gọn, Trang trại
chưa đáp ứng đúng các tiêu chí. (6) Kết quả thực thi các chính sách hỗ trợ kinh tế trang
trại trên địa bàn huyện Văn Lâm, năm 2015 huyện Văn Lâm có 103 trang trại tăng 17

trang trại so với năm 2013, tổng diện tích là 223,51 ha, trong đó có 5 trang trại trồng
trọt, 63 trang trại chăn nuôi, 35 trang trại VAC, diện tích trung bình 1 trang trại là 2,17
ha. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang
trại ở huyện Văn Lâm gồm có: Đặc điểm của trang trại (Trình độ của chủ trang trại,
nguồn lực của chủ trang trại), Nguồn lực của huyện Văn Lâm (đất đai, đầu tư công cho
nông nghiệp), năng lực của cán bộ địa phương.
Để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ trang trại cho các trang trại tại
huyên Văn Lâm trong thời gian tới, tôi xin đưa ra các giải pháp sau: Hoàn thiện chính
sách hỗ trợ đất đai phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm; Hoàn thiện chính sách
hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm; Hoàn thiện chính sách
chuyển giao khoa học kĩ thuật cho trang trại ở huyện Văn Lâm; Hoàn thiện chính sách
cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại ở huyện Văn Lâm; Nâng cao trình độ cho chủ
trang trại và người lao động ở huyện Văn Lâm; Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở ở
huyện Văn Lâm; Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của hiệp hội trang trại
huyện Văn Lâm.\

11


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Nguyen Duc Trung
2. Thesis title: Assessing the implementation of farm support policies in Van Lam
district, Hung Yen province
3. Major: Agricultural Economics
Code: 60 62 01 15
4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
This study aimed at assessing implementation and analyzing factors
influencing the implementation of farm support policies in Van Lam district, Hung
Yen province, then proposing solutions to improve the policy support implementation.
The specific objectives included: (1) Systematizing theory and practice on the

implementation of farm support policies; (2) Assessing the implementation of farm
support policies and identifying influential factors to this implementation; ( 3)
Proposing solutions to improve of the implementation of farm support policies in Van
Lam district, Hung Yen province.
The research was performed through data collection (both primary and
secondary data), to data processing based on computer, and analyses (including
descriptive and comparative statistics).
The study showed that many farm support policies had been released by the
Government and Party, including supports on land, capital, technology, and land use
right certification. These policies supported a transition from small – scale production as
households to bigger scale of farms that improved production and economic efficiency.
These policies were comprehensively performed from central to lower levels (province,
district) and also instructed by the decisions, decree, laws, and regulations and so on.
The support policies for farm development were related to land, capital, technology,
training, seeds and feeds support. The land support policies were about certification of
land use rights, land leases with preferential prices, reduction of land use tax. In Van
Lam district, the proportion of farms receiving certificates of farm-level production
accounted for 38% of total 103. Total farm land was 223.51 ha, including 5 planting
farms, 63 animal feeding farms, 35 VAC integrated farms. The support policies about
credit access from banks were preferential capital, simple procedures for borrowing.
Relevant to technical training and support, the districts’ government organized 21
training courses on planting techniques, feeding techniques, quality management,
product preliminary processing techniques and two visits for models’ performance. To
support seeds, subsidies for plant and animal seeds, cross-breeding, veterinary care on
Avian influenza, blue ear vaccination, hand-foot-and-mouth disease vaccination, disease
protection. However, some difficulties in implementation of land policy still remained

xii



including small-scale land, short duration of land tenancy, complicated procedures of
land tenancy, high rent, inadequate infrastructure system. Another difficulty in
developing farms was lack of production capital when the farms had not fully accessed
the credit from banking systems. This problem was due to high interest rates, limited
capital amount, short – period credit and complicated procedures from formal banks. In
addition, the limitation in techniques applying with high production costs. Some farms
that had not been certified were due to unregistered, ineligible or waiting to receive.
Difficulties in providing the farm certification were that the local authorities had not full
awareness of the policy, or awareness of farm owners was not high. Other reasons that
also needed to be mentioned were about complicated procedure for granting
certification and lack of necessary conditions from farms. Finally, the factors affecting
the implementation of farm support policies in Van Lam district included:
characteristics of farm (education level of farm owners, resources of farm owners), Van
Lam district’s conditions (land, public investment in agriculture), and the capability of
local officials.
From the findings above, some solutions to improve the implementation of farm
support policies were proposed as: finalizing the land policy for the development of
farm-based economy in Van Lam district; finalizing capital policy for the development
of farm-based economy in Van Lam district; completing technology transfer policy to
Van Lam district’s farms; completing policy for granting farm certification in Van Lam
district; improving qualification of farm managers and employee; improving capability
of local officials in Van Lam; establishing new farm associations and improving
efficiency of current farm associations in Van Lam district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong số những thành tích đạt được của công cuộc đổi mới nền kinh tế đất

nước, trong thời gian qua nông nghiệp có thể nói là một ngành có bước tiến mạnh
mẽ và đột phá, thu nhập người dân tăng lên đáng kể. Trong số đó không thể
không kể đến phát triển kinh tế trang trại. Trang trại ở nước ta đã tồn tại từ lâu
nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Việc phát triển kinh tế
trang trại đem lại lợi ích to lớn về nhiều mặt làm thay đổi bộ mặt kinh tế -xã hội
của các vùng nông thôn.
Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn
trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đất hoang hóa… Tạo việc làm cho
lao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa.
Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm tăng dịch vụ,
kỹ thuật tiêu thụ sản phẩn trong vùng. Những sự thành công trên phải kể tới các
chính sách hỗ trợ cho các trang trại của nhà Đảng và nhà nước, đăc biệt là sau khi
nghị quyết số 03/2000 - CP của chính phủ ngày 02/2/2000 về kinh tế trang trại ra
đời giúp nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam có nhiều khởi sắc hơn. Nhưng
bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại nhiều bất cập. Nhà nước đã có chủ trương về
phát triển trang trại, song còn một số vấn đề về quan điểm và chính sách phải tiếp
tục làm rõ như: việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất để làm trang
trại,việc thuê mướn, sử dụng lao động, việc đăng ký hoạt động và thuế thu nhập
của trang trại...Những vấn đề đó chậm được giải quyết đã phần nào hạn chế việc
khai thác tiềm lực phong phú ở nhiều vùng để phát triển trang trại. Hầu hết các
địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất,
thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc; thị trường còn kém
phát triển. Phần lớn chủ trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, khoa học kỹ
thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và
chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.
Thêm vào đó một số người dân và các hộ làm trang trại không nắm bắt được các
chính sách của nhà nước, về chủ quan nông dân vẫn tự tìm tòi cho mình cách làm
riêng, như vậy phát triển kinh tế trang trại sẽ không được như mong đợi của
Đảng và nhà nước.
Văn Lâm là một huyện đã có hướng làm trang trại từ năm 2002, tính đến


1


ngày 31/10/2015 toàn huyện đã có được 103 trang trại hoạt động sản xuất kinh
doanh, huyện Văn Lâm đã thực hiện các chính sách hỗ trợ trang trại như cấp giấy
chứng nhận trang trại, đất đai, vốn, KHKT, mặc dù đã đạt được những kết quả
nhất định nhưng hiệu quả đạt được chưa cao phần lớn là do việc thực thi các
chính sách hỗ trợ trang trại còn chưa hiệu quả, các chính sách triển khai còn
chậm… Các chủ trang trại chưa nắm bắt tốt được chính sách hỗ trợ cho mình, vì
vậy phát triển trang trại chưa được hiệu quả, nhiều trang trại đã bị thu hồi và
chuyển sang làm dịch vụ, CNH-HDH, đây cũng là một vấn đề nhức nhối với Văn
Lâm,
Vì vậy thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực thi chính
sách hỗ trợ trang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, góp phần
đưa ra các giải pháp hũu hiệu, từng bước từng bước đưa ngành nông nghiệp của
huyện Văn Lâm nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung phát triển bền vững .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình thực thi và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thực thi
chính sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm trong thời gian qua, trên cơ sở đó
đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình thực thi các chính sách hỗ trợ trang
trại trên địa bàn huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách
hỗ trợ trang trại;
Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách hỗ trợ trang trại tại huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên;
Đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình thực thi chính sách

hỗ trợ trang trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên ra sao?
- Yếu tố nào ảnh hưởng tới việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển
trang trại ở huyện Văn Lâm?
- Giải pháp nào giúp cải thiện tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang
2


trại tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thực thi chính sách hỗ trợ
trang trại trên địa bàn huyện Văn Lâm; Với chủ thể nghiên cứu trực tiếp là các
trang trại và các cán bộ của xã Lạc Hồng, xã Đình Dù, xã Trưng Trắc của huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, tập trung nghiên
cứu tại xã Lạc Hồng, xã Đình Dù, xã Trưng Trắc.
1.4.2.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu đánh giá vấn đề thực thi các chính
sách hỗ trợ trang trại ở huyện Văn Lâm trong 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015
từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cho giai đoạn 2016 – 2020;
Số liệu sơ cấp được thu thập qua cán bộ địa phương, các trang trại ở huyện
Văn Lâm năm 2016.
1.4.2.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực thị chính sách hỗ
trợ trang trại, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính

sách cấp giấy chứng nhận trang trại; Chính sách đất đai; Chính sách đầu tư tín
dụng; Chính sách Khoa học kĩ thuật. Các chính sách như thị trường, lao động,...
sẽ không tập trung nghiên cứu trong đề tài này.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ phát triển trang
trại;
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển
trang trại ở huyện Văn Lâm, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển trang trại ở huyện Văn Lâm trong
thời gian tới;
- Luận văn sẽ là tài liệu nghiên cứu cho các thế hệ kế tiếp.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRANG TRẠI
2.1. CƠ SƠ LY LUÂ N VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRANG
TRẠI CHO CÁC TRANG TRẠI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về chính sách
Chính sách là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa, nhằm tạo ra sư
phân biệt đối xử khác nhau với các nhóm xã hội khác nhau, để điều chỉnh
hành vi của nhóm người trong xã hội, nhằm mục đính định hướng động cơ
hoạt động của họ vào việc thực hiện mục tiêu phát triển chung của toàn xã hội
(Đinh Ngọc Lan, 2008).
Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính
phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính
phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó
(Frank Ellis, 1995).

Jame Anderson(2003), cho rằng chính sách là một quá trình hành động có
mục đích theo đuổi bởi một các nhân hoặc nhiều chủ thể trong việc các vấn đề
một cách kiên định mà họ quan tâm (trích dẫn bởi Nguyễn Hải Hoàng, 2011).
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó
của nền kinh tế, xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính
phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2010).
Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn là tập hợp các chủ trương và
hành động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động
vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác
động tới giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ
chức, trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào
chuyển giao công nghệ.
2.1.1.2. Khái niệm về trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, do các chủ
trại gia đình và chủ trại tư nhân trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất trên một khu
đất tập trung, liền khoảnh đủ lớn để chuyên canh, thâm canh, ứng dụng những
công nghệ mới nhằm cung cấp hàng hoá thường xuyên cho thị trường và quản lý

4


sản xuất chặt chẽ để tiết kiệm các chi phí sản xuất.
Có nhiều tiêu chí để xác định trang trại:
Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: Có
diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;

Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế
xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.
(Bộ NN & PTNT, 2011).
Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp,
được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hóa rõ
rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận
nhiều hơn.Mục đích chủ yếu của các trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng
hoá theo nhu cầu thị trường.
Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một
người chủ. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh. Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn
được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là Chủ trang trại và những
người trong gia đình (là những người có quan hệ huyết thống hay hôn nhân với
nhau) và có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật hay thời vụ.
Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức
quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu
biết nhất định về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường.
Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở
chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, thực
hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường
(Ban kinh tế
5


Trung ương, 1998).
2.1.1.3. Khái niệm chính sách hỗ trợ trang trại
Hỗ trợ là những hành động, chủ trương thực hiện sự giúp đỡ một nhóm

mục tiêu nhất định, nhằm khắc phục thất bại của thị trường thông qua hỗ trợ vật
chất, phát triển nhân lực, thể chế và tổ chức. Hỗ trợ được thực hiện chủ yếu
không thông qua hệ thống giá cả như phát triển nguồn nhân lực (giáo dục phổ
thông, giáo dục hướng nghiệp, tăng năng lực và thể chế cộng đồng…). Hỗ trợ ít
làm nhiễu loạn hệ thống giá, khắc phục tốt hơn những nhược điểm của thị trường
(Đỗ Kim Chung, 2010).
Hỗ trợ cho các trang trại là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực
của chính phủ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước để hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp cho các trang trại thông qua việc thực hiện các cơ chế chính sách, các giải
pháp đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại
như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, mức tích lũy hàng năm của trang trại, mức sống
và thu nhập của các thành viên trang trại,tạo ra càng nhiều việc làm cho xã hôi và
bảo đảm đời sống, an ninh lương thực, ổn định xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1.1.4. Khái niệm thực thi chính sách
Thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hoá cách ứng xử của chủ
thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.
Chính sách trở thành vô nghĩa nếu thực thi chính sách không được đưa vào thực
hiện.
Thực thi chính sách là giai đoạn biến ý đồ chính sách thành hiện thực. Tổ
chức thực thi chính sách để thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung.
Thực thi chính sách là để khẳng định tính đúng đắn của chính sách.Một
khi chính sách được triển khai thực hiện rộng rãi trong đời sống xã hội, thì tính
đúng đắn của chính sách được khẳng định ở mức cao hơn, được cả xã hội thừa
nhận, nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách (Nguyễn Xuân Tiến, 2010).
2.1.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ trang trại
Các chính sách hỗ trợ trang trại giúp tăng cường nguồn lực cho sản xuất.
Các nguồn hỗ trợ giúp chủ trang trại dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn lực, từ
đó đưa những nguồn lực này vào quá trình sản xuất của mình một cách đầy đủ và
có hiệu quả.
Chính sách hỗ trợ trang trại giúp chủ các trang trại tăng cường kiến thức,

6


áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Điều này có được là thông qua công tác hỗ trợ khoa học công nghệ, hỗ trợ đất đai
và hỗ trợ về vốn, giúp trang trại tiếp cận được với kỹ thuật canh tác mới, tiến bộ
khoa học kỹ thuật và tự chủ về kinh tế, đất đai trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Từ đó áp dụng vào sản xuất giúp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Chính sách hỗ trợ trang trại giúp các trang trại nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khi hiêu qua san xuât đươc nâng cao thi thu nhập của
chính họ được cải thiện
dẫn tới giảm ti lệ đói nghèo , nâng cao điều kiện kinh tế cho người dân . Đây cung
chính là mục tiêu lớn nhất của những chính sách hỗ trợ sản xuấ t cho trang trại,
thay đôi tâp quan san xuât nhỏ lẻ, manh mún, áp dụng mơi ky thuât canh tac mơi
vào sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất , nâng cao thu nhâp phát triển kinh tế và
đảm bảo an ninh lương thực của đất nước.
2.1.3. Đặc điểm của thực thi chính sách hỗ trợ trang trại
Các trang trại là nơi chủ yếu sản xuất nông nghiệp, vì vậy tạo cho các
trang trại tiếp cận được các chính sách hỗ trợ trang trại là việc làm cần thiết,
trước tiên cần phải thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế trang trại sau đó
chính quyền địa phương mới phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại cho các trang trại biết..
Phần lớn các trang trại thường có chất lượng lao động thấp, việc làm đơn
giản, ít chuyên sâu, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm; việc giúp các trang trại nắm
bắt được các chính sách hỗ trợ trang trại làm cho các trang trại nâng cao trình độ
cho họ, thay đổi việc làm theo hướng hiện đại, kích thích khả năng của các trang
trại tạo cho họ có hướng đi đúng giúp nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững.
Việc thực thi tốt các chính sách hỗ trợ trang trại sẽ nâng cao quyền, sự
hiểu biết, tính chủ động, của các trang trại trong việc thực hiện chính sách.
Nhận thức của cộng đồng các trang trại có nhiều chuyển biến tích cực

trong việc phát triển trang trại của mình, giúp phát triển trang trại bền vững.
Việc thực thi chính sách có hiệu quả hơn sẽ đáp ứng được nhu cầu các
trang trại, và đối tượng thụ hưởng chính sách
Cơ chế từ Trung Ương cho việc thực thi chính sách được công khai, minh
bạch từ Trung Ương tới các cấp địa phương.
Quá trình thực thi chính sách nói chung và thực thi chính sách hỗ trợ trang
trại cho các trang nói riêng bao gồm nhiều đặc điểm. Đầu tiên phải nói đến là các

7


chính sách đều phải có công đoạn lập kế hoạch, xây dựng tổ chức thực thi chính
sách. Sau đó là các đặc điểm khác nhau như quá trình phổ biến, tuyên truyền
chính sách; sự phân công, phân cấp trong quá trình thực thi; huy động nguồn lực
trong thực thi chính sách hỗ trợ, phân công phối hợp có hiệu quả. Quá trình giám
sát đánh giá thực thi chính sách,và kết quả của việc thực thi chính sách. Đặc điểm
quan trọng của thực thi chính sách là kết quả, hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều
vào công tác hoạch định chính sách và năng lực của các cán bộ thực thi. Đây là
yếu tố quan trọng giúp đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các
chính sách hỗ trợ khi ban hành xuống thực hiện trong thực tế.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại
2.1.4.1. Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ trang trại
Chính sách phát triển nông thôn là tập hợp các chủ trương và hành động
của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc
cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tới
giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ chức,
trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào chuyển
giao công nghệ. Mỗi chính sách đưa ra sẽ phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định, các chính sách phải luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của xã hôi – kinh
tế - môi trường… Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ trang trại là việc hệ thống lại các

chính sách liên quan đến vấn đề phát triển trang trại.
2.1.4.2. Tình hình thực thi chính sách đất đai hỗ trợ trang trại
Đất đai là tư kiệu sản xuất quan trọng, có tính quyết định đến việc hình
thành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là khi kinh tế trang trại ở giai đoạn đầu,
phát triển chủ yếu dựa theo chiều rộng. vì vậy để hình thành và phát triển bền
vững kinh tế trang trại, cần khắc phục tình trạng mong muốn về ruộng đất và tạo
điều kiện cho chủ trang trang được thực hiện các quyền về ruộng đất. Tiêu chí
đánh giá chính sách đất đai cho phát triển kinh tế trang trại là tỉ số đất đai đang
được các trang trại sử dụng được cấp giấy quyền sử dụng đất. Vì vậy nghiên cứu
kết quả thực thi chính sách đất đai là việc nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai
trong các trang trại, khó khăn trong tiếp cận các nguồn đất đai, chính sách đất đai.
2.1.4.3. Tình hình thực thi chính sách vốn hỗ trợ trang trại
Chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp nói chung và
kinh tế trang trại nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản

8


xuất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông
thôn và kinh tế trang trại. Tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách về vốn là mức
độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của trang
trại. Trang trại còn gặp khó khăn về vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, thiết
bị máy móc và hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy nghiên cứu kết quả thực thi
chính sách vốn là nghiên cứu về các nguồn vốn trong trang trại, các thông tin về
chính sách vốn, tồn tại và khó khăn khi triển khai chinh sách về vốn tới trang
trại…
2.1.4.4. Tình hình thực thi chính sách khoa học kĩ thuật hỗ trợ trang trại
Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại có
mục tiêu thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện nhằm giúp trang trại ứng dụng kịp
thời tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng sản

phẩm, hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu ảnh hưởng xấu tới môi trường, Nghiên
cứu kết quả thực thi chính sách khoa học kĩ thuật trong phát triển kinh tế trang trại
là việc nghiên cứu các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật, các nguồn thông tin về
chính sách khoa học kĩ thuật, khó khăn khi triển khai chính sách khoa học kĩ
thuật...
2.1.4.5. Tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại
Cấp giấy chứng nhận trang trại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phát
triển kinh tế trang trại. Nếu có giấy chứng nhận là trang trại thì các trang trại sẽ
được hưởng rất nhiều lợi ích và quyền lợi cho mình, các trang trại sẽ được thuê
đất, vay vốn để phát triển trang trại, được đi tập huấn các buổi về làm kinh tế
trang trại …Chính sách cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại là một trong những
tiêu chí thể hiện sự thành công trong sản xuất và kinh doanh của trang trại.
Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách cấp giấy chứng nhanh trang trại là việc
tìm hiểu số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại, lý do tại sao trang
trại chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại, các chi phí khi xin cấp giấy chứng
nhận trang trại, khó khăn khi thực thi chính sách cấp giấy chứng nhận trang trại…
2.1.4.6. Kết quả thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại
Kết quả thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại là kết quả phát triển về
quy mô và số lượng trang trại khi các chính sách hỗ trợ được triển khai. Đây là
mục đích cuối cùng khi xây dựng, thực thi các chính sách hỗ trợ trang trại, là tiêu
chí đánh giá các chính sách được thực thi có hiệu quả hay không. Nghiên cứu kết
quả thực thi chính sách hỗ trợ trang trại là tìm hiểu về số lượng trang trại được
9


thành lập theo thời gian theo tiêu chí số lượng trang trại theo loại hình sản xuất,
số lượng trang trại theo quy mô diện tích, số lượng trang trại theo quy mô vốn và
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại…
2.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình thực thi chính sách hỗ trợ
trang trại

2.1.5.1. Đặc điểm của trang trại
Các trang trại ở nước ta hiện nay xác định gồm nhiều thành phần xuất
thân khác nhau, chủ trang trại xuất thân là hộ nông dân, chủ trang trại là cán bộ
công nhân viên chức, và các chủ trang trại xuất thân theo thành phần khác. Các
chủ trang trại đại bộ phận là nam giới, dân tộc Kinh,và chủ yếu là nông dân,
những hộ nông dân này bỏ vốn, sức lao động của gia đình để đầu tư vào diện tích
đất được giao của nhà nước, cho thuê, hoặc nhận khoán từ các dự án phát triển
kinh tế trang trại. Chất lượng lao động của các chủ trang trại chưa cao, đối với
hầu hết các chủ trang trại đều là nông dân, thường được ít đào tạo, thiếu kĩ thuật,
phương tiện thông tin đại chúng, dẫn tới việc thụ hưởng được các chính sách hỗ
trợ còn nhiều hạn chế. Về trình độ văn hoá của các chủ trang trại còn khá thấp,
chủ trang trại có trình độ văn hoá học hết cấp II chiếm khá nhiều. Về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ với bằng từ sơ cấp đến đại học chiếm rất ít trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại đào tạo ở nhiều lĩnh vực khác
nhau:Gồm quản lý kinh tế, kỹ thuật nông nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu
đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ trang trại như nào ta cần phải tính
đến yếu tố đặc điểm của trang trại.
2.1.5.2. Điều kiện của địa phương
a. Đất đai
Dân số ngày càng tăng lên, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong
khi diện tích đất có hạn, điều đó đã làm cho diện tích đất để phát triển trang trại
ngày càng hạn hẹp. Diện tích đất ít làm cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh
doanh khó khăn hơn. Chính vì vậy, nghiên cứu tình hình thực thi chính sách hỗ
trợ trang trại là cần phải nghiên cứu đến sự phân bổ các nguồn đất và phân bổ
lao động sản xuất kinh doanh hợp lý.
b. Kinh phí hỗ trợ ngân sách
Vốn là nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, địa
phương thông qua các hoạt động đầu tư. Nguồn vốn của nhà nước đóng vai trò

10



×