Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM

NGUYỄN XUÂN HOAN

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:
Thắng

TS. Nguyễn Tất

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.



Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hoan

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Tất Thắng, thầy
là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Kế hoạch & Đầu Tƣ, Sở Tài chính, Ban quản
lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh ....đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung
cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tƣ liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn cá c bạn học viên cùng lớp, những
ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hoan

ii



MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................
ii Mục lục ...........................................................................................................................
iii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................
vi Danh mục bảng ...............................................................................................................
vii Danh mục sơ đồ, biểu đồ ...............................................................................................
viii

Trích

yếu

luận

văn

........................................................................................................... ix Phần 1. Mở đầu
............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

2

Mục tiêu nghiên cứu chung .................................................................................

1.2.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài............................................................................. 3

1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cƣu. ..................................................................... 3

1.4.1.
3

Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................

1.4.2.
3

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 4


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.
5

Cơ sở lý luận .......................................................................................................

2.1.1.
5

Một số khái niệm .................................................................................................

2.1.2.

Đặc điểm, phân loại vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
nhà nƣớc .............................................................................................................. 6

2.1.3.

Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nƣớc.............................................................................................. 7

3


2.1.4.
XDCB

Mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, phƣơng pháp quản lý vốn đầu tƣ
từ nguồn NSNN ................................................................................................... 9


2.1.5.
Nội dung quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nƣớc........ 11
2.1.6.

Các yêu tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nƣớc............................................................................................ 18

4


2.2.

Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 22

2.2.1.

Kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ
nguồn NSNN ..................................................................................................... 22

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho thành phố Bắc Ninh ................................................. 24

Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 26
3.1.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Bắc Ninh.................. 26

3.1.1.


Điều kiện tự nhiên thành phố Bắc Ninh ............................................................ 26

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 27

3.1.3.

Bộ máy quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN ........................................ 29

3.1.4.

Thuận lợi khó khăn ............................................................................................ 32

3.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 33

3.2.1.

Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 33

3.2.2.

Phƣơng pháp thu thập thông tin......................................................................... 33

3.2.3.

Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................. 35


3.2.4.

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ...................................................................... 35

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................ 36

Phần 4. Kết quả và thảo luận....................................................................................... 37
4.1.

Khái quát tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc
trên đại bàn thành phố bắc ninh giai đoan 2013 -2015..................................... 37

4.1.1.

Khái quát tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2013-1015 ..................................... 37

4.1.2.

Kết quả công tác đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN thành phố Bắc Ninh giai
đoạn 2013-1015 ................................................................................................. 38

4.2.

Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ............................................................. 41


4.2.1.

Khái quát mô hình quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ............................................... 41

4.2.2.

Quản lý lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN .................. 45

4.2.3.

Quản lý tổ chức thực hiện về quản lý nhà nƣớc vốn đầu tƣ xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ................ 51

4.2.4.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh trong quản lý vốn
đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc...................................... 70
5


4.3.

Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh .............................................. 76

4.3.1.

Những kết quả đạt đƣợc..................................................................................... 77


4.3.2.

Những tồn tại, hạn chế. ...................................................................................... 78

4.4.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ...................... 80

4.4.1.

Nhân tố khách quan ........................................................................................... 80

4.4.2.

Nhân tố chủ quan ............................................................................................... 84

4.5.

Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn
2016 - 2020 ....................................................................................................... 91

4.5.1. Quan điểm định hƣớng quản lý vốn đầu tƣ XDCB giai đoạn 2016-2020
4.5.2.

Các giải pháp chính ........................................................................................... 91

4.5.3.


Một số giải pháp bổ sung khác

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 105
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 106

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107
Phụ lục ........................................................................................................................ 110

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nghĩa tiếng Việt

CNH

Công nghiệp hóa

CTMTQG

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia


HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NSTW

Ngân sách trung ƣơng

ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức và
viện trợ không hoàn lại

TPCP


Trái phiếu chính phủ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Mức tăng trƣởng tổng sản phẩm xã hội của thành phố qua các giai
đoạn 2005-2015 ......................................................................................... 27

Bảng 3.2.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn 2005 -2015 ....... 28

Bảng 4.1.


Kết quả vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN giai đoạn 2013 - 2015 ........ 38

Bảng 4.2.

Kết quả đầu tƣ vốn Trái phiếu chính phủ giai đoạn 2013- 2015 ............... 40

Bảng 4.3.

Kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................ 46

Bảng 4.4.

Cơ cấu bố trí vốn đầu tƣ XDCB trong nƣớc và vốn ODA ........................ 46

Bảng 4.5.

Kế hoạch bổ sung vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN giai đoạn
2013 - 2015 ................................................................................................ 47

Bảng 4.6.

Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN giai đoạn
2013 - 2015 ................................................................................................ 49

Bảng 4.7.

Kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN cho các lĩnh vực giai
đoạn 2013-2015 ......................................................................................... 50


Bảng 4.8.

Kết quả khảo sát về tình hình triển khai các quy định về quản lý vốn
đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN .................................................................. 52

Bảng 4.9.

Cơ cấu lĩnh vực trong tổng vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN giai
đoạn 2013 – 2015. ..................................................................................... 56

Bảng 4.10. Kết quả khảo sát về tình hình việc lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu
tƣ XDCB từ nguồn NSNN......................................................................... 58
Bảng 4.11. Chi tiết cấp phát (giải ngân) vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN giai
đoạn 2013 – 2015 ...................................................................................... 65
Bảng 4.12. Chi tiết thanh toán vốn đầu tƣ XDCB/KLHT từ nguồn NSNN giai
đoạn 2013 – 2015 ...................................................................................... 67
Bảng 4.13. Tỷ lệ thanh toán vốn trong nƣớc và vốn ODA qua các năm ..................... 68
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát về thanh quyết toán vốn ĐTXDCB từ nguồn
NSNN ........................................................................................................ 69
Bảng 4.15. Kết quả thanh tra một số công trình giai đoạn 2013 -2015 ....................... 72
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý vốn ĐTXDCB
từ nguồn NSNN ......................................................................................... 89

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Trình tự giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ .......................................................... 15


Sơ đồ 4.2.

Mô hình quản lý vốn đầu tƣ từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh.................................................................................................. 42

Sơ đồ 4.3.

Quy trình quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ........................... 45

Sơ đồ 4.4.

Lƣu đồ tổng hợp phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ .................................... 54

Biểu đồ 4.1.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN qua các năm .......... 66

Biểu đồ 4.2.

Tỷ lệ thanh toán vốn trong nƣớc và vốn ODA qua các năm ................... 68

8


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Xuân Hoan
Tên luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
Nhà nước trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Để thực hiện nghiên cứu, tôi đƣa ra mục tiêu cho đề tài nhƣ sau: Thứ nhất,
góp phần hệ thống và làm rõ một số cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng
cơ bản từ nguồn NSNN. Thứ hai, phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng đến
quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Thứ
ba, đề xuất giải pháp tăng cƣờng Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp
để đƣa ra các phân tích. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo văn
bản liên quan từ các cơ quan quản lý, trên sách báo, tạp chí và phƣơng tiện
truyền thông. Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghiên cứu là những số liệu
đƣợc thu thập thông qua 50 phiếu điều tra từ các sở, ban ngành và nhà thầu, các
cán bộ, chuyên gia đang công tác trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản
từ các nguồn vốn NSNN. Từ nhƣng số liệu thu thập đƣợc tôi sử dụng phƣơng
pháp tổng hợp dữ liệu, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh để
phân tích.
Kết quả nghiên cứu chính của đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN. Từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho thành phố Bắc Ninh trong công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng
cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc nhƣ sau: Một là cần tăng cƣờng sự phối
hợp. Hai là chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Ba là phải minh bạch
trong quản lý. Bốn là nâng cao chất lƣợng và hiệu lực các kết luận đánh giá.
Về thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2013 -2015 đã đầu tƣ 3.458.3 tỷ đồng góp phần
vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị, các cơ sở y tế, giáo dục góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tạo vóc dáng diện mạo mới cho thành phố
trẻ hiện đại. Công tác tổ chức thực hiện từ khâu lập dự toán, phân bổ vốn, thanh
9



quyết toán cơ bản thực hiện đúng nguyên tắc. Công tác kiểm tra giám sát xử lý
cũng tiến hành thƣờng xuyên kết quả đã thu hồi 445 triệu đồng cho ngân sách
nhà nƣớc.
Bên cạnh những thành quả đã đạt đƣợc thì vẫn còn những hạn chế do các
yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN chính
là: (1) Hệ thống văn bản pháp luật ,Cơ chế, chính sách pháp luật nhà nƣớc, (2)
Năng lực quản lý, trình độ của lãnh đạo (3) Sự phối hợp tham gia quản lý của các
ban, ngành, các cấp. (4) Năng lực nguồn tài chính, công tác quy hoạch, lập kế
hoạch và chủ trƣơng đầu tƣ. (5) Môi trƣờng cạnh tranh đầu tƣ XDCB...
Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân các tồn tại hạn chế, sử
dụng lý luận và kinh nghiệm quản lý đã có, luận văn đề xuất bốn nhóm giải pháp
tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh nhƣ sau: (1) Bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý của địa phƣơng
về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN. Trong đó chú trọng quy định
xác định rõ nguồn vốn trƣớc khi phê duyệt dự án; thực hiện lập kế hoạch vốn
đầu tƣ trung hạn; tăng cƣờng hình thức thuê tƣ vấn quản lý dự án. (2) Khắc phục
tồn tại hạn chế trong các khâu của nội dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn
vốn NSNN về lập kế hoạch vốn đầu tƣ, quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu
tƣ, kiểm tra giám sát và đánh giá dự án. (3) Nâng cao năng lực trình độ chuyên
môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh. (4) Một số giải pháp bổ sung khác về công khai minh bạch
trong quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc.
Kết quả nghiên cứu trong thời gian qua tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau.
Thứ nhất cơ chế quản lý chƣa hoàn thiện, thứ hai vốn đầu tƣ quá dàn trải, thứ ba
chủ đầu tƣ thiếu quan tâm đến việc lập hồ sơ quyết toán, thứ tƣ sau công tác kiểm
tra chƣa có biện pháp xử lý mạnh mới chỉ là thu hồi số vốn đã bị thanh quyết toán
sai với dự toán...Từ những lý do trên tôi đƣa ra một số kiến nghị sau. Quốc hội
nhanh chóng ban hành luật đầu tƣ công, Chính phủ các bộ ngành hoàn thiện cơ
chế đầu tƣ, Chính quyền tỉnh Bắc Ninh đẩy nhanh hoàn thiện quy hoạch Thành
phố Bắc Ninh và vùng phụ cận đến năm 2030.


10


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Xuan Hoan
Thesis title: Infrastructure investment management from the State budget
in Bac Ninh city.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Training institution: Vietnam National University of Agriculture
Scientifically, the study aims to synthesize the theoretical basis and
practical problems of infrastructure investment management from the State
budget. In practice, this thesis had assessing the real situation of infrastructure
investment management from the State budget in Bac Ninh city; identifying the
factors affecting infrastructure investment management from the State budget in
this city; then proposing some solutions to strengthen infrastructure investment
management from the State budget in Bac Ninh city in the near future.
In order to get these purposes, the authors have combined the use of both
secondary and primary data. Secondary data on infrastructure investment
management from the State budget is gathered from documents and reports of
Ministries and other relevant authorities. Primary data was collected by direct
observation and interviews 50 officers from relevant authorities. The research
results have been presented using statistic description and comparison.
The research results include the theoretical basis and practical problems
of infrastructure investment management from the State budget. There are some
experiences in infrastructure investment management that Bac Ninh city has
learned such as: increasing the scheme, improving the quality of managerial

staff, creating transparency in management, strengthening the quality and
validity of assessment.
In the 2013 – 2015 period, Bac Ninh invested 3458.3 billion VND into
building the urban infrastructure, healthcare and education facilities that have
driven economy growth, creating a new appearance for the young modern city.
The implementation of capital estimation, capital allocation, capital settlement
have complied fully with the regulations. The inspection was carried out
regularly that recalled to the State budget about 445 million VND.
There were five factors affecting management of infrastructure investment
from the State budget such as: (1) the legislation system; (2) the capacity of
11


managerial staff; (3) the managerial coordination of relevent authorities; (4) the
financial capacity, planning, and investment policies; (5) the competition in
infrastructure investment market.
Based on the situation, four measures have been proposed to strengthen
infrastructure investment management in Bac Ninh city, including: (1) improving
mechanisms, enhancing policies to support infrastructure investment
management, especially, attending to where was the origin of capital, planning
medium-term investment, hiring project management consultants; (2)
overcoming limitations in some stages of infrastructure investment management
from the State budget such as working out a investment plan, managing the final
settlement, inspecting investment project; (3) improving the capacity of
managerial staffs; creating transparency in the infrastructure investment
management from the State budget.
In brief, the infrastructure investment management from the State
budget in Bac Ninh city has some restrictions. First, managerial mechanisms have
not improved yet. Second, infrastructure investment was rather sparse. Third, the
investors have not interested in planning the final settlement yet. Final, there is a

lack of strong sanction mechanisms in case of non-compliance. Hence, to
strengthen infrastructure investment management from the State budget, the city
should further improve on public investment law as well as enhance on
investment mechanisms. The Bac Ninh authorities should push up planning of the
city and neighborhoods until 2030.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, việc đầu tƣ phát triển cơ sở
hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất. Thực hiện đƣờng lối đổi mới
của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển đất nƣớc, đặc biệt đƣợc sự hỗ trợ của nguồn
vốn ngân sách Nhà nƣớc (NSNN), các tổ chức Quốc tế và huy động từ nguồn lực
nội tại của tỉnh Bắc Ninh, công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) ở thành phố
Bắc Ninh thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, nhiều dự án hoàn thành đƣa vào
khai thác, sử dụng đã phát huy đƣợc hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, diện mạo của đô thị ngày
một đổi mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bƣớc hiện đại hoá và hệ thống
"điện, đường, trường, trạm" ngày càng đƣợc đồng bộ đã tạo tiền đề cho kinh tế xã hội của thành phố không ngừng tăng trƣởng, hoà nhập chung vào sự phát triển
của tỉnh Bắc Ninh và cả nƣớc.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn
NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh có một số tiến bộ nhƣ: khung pháp lý về
quản lý đầu tƣ XDCB đã đƣợc bổ sung và dần hoàn thiện; công tác chỉ đạo điều
hành, kiểm tra, thanh tra ở từng Sở, Ban, Ngành, từng cấp địa phƣơng đƣợc tăng
cƣờng; công tác giám sát có sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động đầu tƣ
xây dựng cơ bản, bƣớc đầu phát huy hiệu quả trong việc phát hiện những yếu
kém, tiêu cực trong quản lý, góp phần từng bƣớc hạn chế và khắc phục những vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc của việc sử

dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB, còn có những tồn tại và hạn chế nhƣ:
đầu tƣ manh mún, dàn trải dẫn đến kém hiệu quả và làm thất thoát vốn của Nhà
nƣớc. Các nguyên nhân chủ yếu làm công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ
NSNN trên địa bàn thành phố còn hạn chế là: việc quy hoạch, lập kế hoạch, bố trí
vốn đầu tƣ XDCB còn phân tán, dàn trải; quản lý vốn đầu tƣ XDCB chƣa hiệu
quả, năng lực của cán bộ chuyên môn còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
công việc. Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tƣ XDCB là rất lớn, thời gian
đầu tƣ dài nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí.
Bắc Ninh là một thành phố trẻ có nền kinh tế phát triển năng động. Tuy
nhiên, việc huy động nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn lực nội tại của tỉnh mới
đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu, còn lại phần lớn vẫn phải dựa vào nguồn hỗ trợ
1


của ngân sách Trung ƣơng và khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng
hiệu quả vốn đầu tƣ nói chung, đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN nói riêng càng
mang tính cấp thiết. Nhận định về yếu kém trong đầu tƣ và sử dụng vốn NSNN,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Đầu tư của Nhà nước còn dàn trải,
hiệu quả chưa cao, thất thoát nhiều. Lãng phí chi tiêu NSNN còn nghiêm trọng”.
Nghị quyết của Đại hội nêu rõ: “Phải xoá bỏ cơ chế xin cho”, nếu còn cơ chế
này thì sẽ phát sinh tiêu cực, đồng thời phải cải cách thủ tục hành chính, phân cấp
đầu tƣ hợp lý. Trong lĩnh vực XDCB “phải chấn chỉnh từ khâu dự toán, thiết kế
đến thi công”. Từ những cơ sở trên đặt ra yêu cầu, cần phải sử dụng hiệu quả vốn
đầu tƣ XDCB từ NSNN, đây là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể
giải quyết triệt để cùng một lúc.
Đến nay, có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý vốn đầu tƣ XDCB, các
đề tài chủ yếu tập trung nghiên quản lý vốn đầu tƣ XDCB nói chung. Tuy nhiên,
nội dung quản lý Nhà nƣớc về vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN chƣa có đề tài
nào đề cập một cách có hệ thống từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra - giám sát, đánh giá - điều chỉnh; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo ra

hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động XDCB… Đặc biệt chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và hoàn thiện công tác quản lý
nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB, tác giả đã chọn
đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước
trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh” để làm đề tài nghiên cứu nhằm phân tích rõ
thực trạng, tìm ra các nguyên nhân yếu kém trong công tác quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ nguồn NSNN. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý
vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa
bàn thành phố Bắc Ninh và đề xuất giải pháp tăng cƣờng Quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống và làm rõ một số cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu
2


tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN;
- Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn
NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian 2013-2015; Phân tích,
đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế tồn trên và nguyên nhân;
Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cƣờng Quản lý vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tại sao phải hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ

nguồn NSNN?
Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2015 nhƣ thế nào?
Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về vốn đầu tƣ
XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh là gì?
Để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn
NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh cần thực hiện những giải pháp gì ?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƢU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên
địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Cơ chế, chính sách và những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quản lý vốn
đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Các cấp quản lý bao gồm: Tỉnh, thành phố, phƣờng, xã, các sở ban
ngành, kho bạc, chủ đầu tƣ, nhà thầu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung công tác Quản lý vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn từ năm
2013 đến năm 2015.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về vốn
3


đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
Nghiên cứu định hƣớng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện nội dung Quản lý vốn Đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành
phố Bắc Ninh đến năm 2020.
1.4.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên địa

bàn thành phố Bắc Ninh.
1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN
trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài làm sáng tỏ đƣợc cơ sở lý luận, thực tiễn công tác Quản lý nhà
nƣớc về vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN; Làm rõ các chỉ tiêu đánh
giá và các yếu tố ảnh hƣởng đến Quản lý nhà nƣớc về vốn đầu tƣ xây dựng cơ
bản từ nguồn NSNN.
Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý nhà nƣớc về vốn đầu tƣ
xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên thành phố Bắc Ninh theo các nội dung:
Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra-giám sát và đánh giá - điều chỉnh;
Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng theo đến công tác Quản lý nhà nƣớc
về vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên thành phố Bắc Ninh.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về
vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN trên thành phố Bắc Ninh đạt hiệu quả cao
hơn trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản
lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động
nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất (Nguyễn Tiệp, 2011).
2.1.1.2. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt đƣợc mục

đích đầu tƣ bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm,
lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác đƣợc ghi trong tổng dự toán (Quốc
hội, 2005).
Dƣới giác độ là một nguồn vốn đầu tƣ nói chung, vốn đầu tƣ XDCB từ
NSNN cũng nhƣ các nguồn vốn khác - đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu
tƣ, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tƣ, nghĩa
là bao gồm toàn bộ chi phí đầu tƣ. theo Luật đầu tƣ của Việt Nam: "Vốn đầu tƣ là
tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tƣ theo hình thức
đầu tƣ trực tiếp hoặc đầu tƣ gián tiếp".
Vốn đầu tƣ XDCB đƣợc hiểu là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài
sản cố định có tính chất sản xuất hoặc phi sản xuất. Trong đó mục đích bỏ vốn
đƣợc xác định rõ và giới hạn trong phạm vi tạo ra những cơ sở vật chất, kỹ thuật
hoặc kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội, nhƣ nhà máy, hệ thống giao thông
vận tải, hồ đập, thuỷ điện, thuỷ lợi, trƣờng học, bệnh viện.
Dƣới giác độ một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tƣ XDCB từ
NSNN là một bộ phận của quỹ NSNN trong khoản chi đầu tƣ của NSNN hàng
năm đƣợc bố trí cho đầu tƣ vào các công trình, dự án XDCB của Nhà nƣớc.
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
nhà nước
Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN là tập hợp những công cụ và
biện pháp của nhà nƣớc trong phân phối và sử dụng phần vốn mà NSNN bỏ ra để
đầu tƣ tái sản xuất tài sản cố định với mục đích đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của
đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN nhằm từng bƣớc tăng cƣờng, hoàn thiện, hiện đại
5


hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
Từ những khái niệm trên, theo tác giả có thể khái quát: Quản lý vốn đầu
tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc là sự tác động có chủ đích của
cán bộ quản lý nhà nƣớc lên đối tƣợng quản lý nhằm đánh giá, điều chỉnh các nội

dung quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN để duy trì và nâng cao hiệu quả
của hoạt động này.
2.1.2. Đặc điểm, phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
nhà nước
2.1.2.1. Một số đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách
nhà nước
Quy định tại Luật Ngân sách nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2012
(Quốc hội, 2002). Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003, Chính phủ
(2003) về Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nƣớc quy
định rõ, một trong những nhiệm vụ chi quan trọng của NSNN tại các cấp ngân
sách là chi đầu tƣ cho phát triển. Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN là một bộ
phận thuộc vốn đầu tƣ phát triển từ nguồn NSNN, đƣợc hình thành từ hoạt động
huy động ngân sách của Nhà nƣớc để chi cho đầu tƣ XDCB nhằm xây dựng và
phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh
tế quốc dân.
Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN là một khoản chi lớn của NSNN tuy
nhiên không có tính chất ổn định. Do tính chất đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN là
đầu tƣ vào các hạ tầng cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế do đó trong từng thời kỳ,
phụ thuộc vào kế hoạch, quy hoạch, định hƣớng phát triển của từng thời kỳ, đồng
thời phụ thuộc vào quy mô nguồn vốn đầu tƣ XDCB cũng nhƣ cơ cấu nhiệm vụ
chi từng lĩnh vực trong nguồn vốn cũng khác nhau. Tuy nhiên hiện nay so với
nhu cầu đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế thì vẫn còn hạn
hẹp, do đó quyết định phê duyệt đầu tƣ các dự án, hạng mục công trình vẫn theo
đề xuất của ngành chuyên môn hoặc của cơ quan kế hoạch đầu tƣ tại trung ƣơng,
địa phƣơng. Chính vì lý do hạn hẹp nên việc phân bổ và quản lý sử dụng nguồn
vốn này càng phải chặt chẽ, hạn chế tối đa gây thất thoát, lãng phí.
2.1.2.2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
Căn cứ theo phân cấp quản lý NSNN tại Luật Ngân sách (Quốc hội,2002)
và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật, thì vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN
6



có thể phân chia thành:
Vốn đầu tƣ của ngân sách Trung ƣơng: Đƣợc hình thành từ các khoản thu
của ngân sách trung ƣơng đƣợc đƣa vào đầu tƣ XDCB.
Vốn đầu tƣ của ngân sách địa phƣơng: Đƣợc hình thành từ các khoản thu
của ngân sách địa phƣơng đƣa vào đầu tƣ XDCB đối với các dự án phục vụ cho
lợi ích của từng địa phƣơng, bao gồm nguồn thu từ cân đối, bổ sung có mục tiêu
của ngân sách trung ƣơng, vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), vốn chƣơng trình
mục tiêu quốc gia (CTMTQG), vốn chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu, vốn tín
dụng đầu tƣ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ không hoàn lại (ODA),
và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Căn cứ mức độ kế hoạch vốn đầu tƣ theo các quyết định phê duyệt của
Thủ tƣớng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính:
Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung: Nguồn vốn này đƣợc hình thành
theo kế hoạch với quy mô vốn và cơ cấu chi các lĩnh vực quan trọng (giáo dục
đào tạo, khoa học công nghệ) do Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ,
Bộ Tài chính quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƣơng.
Vốn đầu tƣ từ nguồn thu đƣợc để lại theo Nghị quyết của Quốc hội, các
địa phƣơng chủ động đầu tƣ (bao gồm vốn đầu tƣ từ nguồn tiền thu tiền sử
dụng đất).
Vốn đầu tƣ theo các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự án quốc gia nhƣ:
chƣơng trình kiên cố hoá kênh mƣơng và giao thông nông thôn, chƣơng trình
kiên cố hóa trƣờng lớp học, chƣơng trình nhà ở cho sinh viên, chƣơng trình nâng
cấp đê sông đê biển, …
2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
ngân sách nhà nước
Theo lý luân cơ bản về vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu
tƣ xây dựng cơ bản Đại học kinh tế quốc dân (2012). Thứ nhất quản lý vốn đầu

tƣ XDCB từ nguồn NSNN đối với các dự án đầu tƣ để nâng cao hiệu quả đầu tƣ,
tiết kiệm, đảm bảo chất lƣợng và tiến độ thi công. Dự án đầu tƣ nhƣ ta đã biết
bao gồm một hệ thống nhiều công việc phức tạp trong đó có nhiều công việc
mang tính đặc thù mà nhiều khi một mình chủ đầu tƣ không thể đảm đƣơng hết

7


đƣợc. Phần lớn các dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện bởi nhiều đơn vị, mỗi đơn vị
đảm nhận mỗi công việc riêng dƣới sự quản lý chung của chủ đầu tƣ. Do đó việc
quản lý vốn đầu tƣ XDCB trở lên rất khó khăn. Làm thế nào đảm bảo sử dụng
vốn đầu tƣ XDCB đúng mục đích tránh thất thoát (Điều này rất dễ xảy ra trong
quá trình thực hiện dự án đầu tƣ XDCB do cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan), vừa đảm bảo tiến độ và chất lƣợng thi công, vừa đảm bảo tiết kiệm, nâng
cao hiệu quả vốn đầu tƣ…đặc biệt là trong điều kiện quy mô, số lƣợng dự án
tăng, thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại.
Thứ hai quản lý đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN là tạo ra cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã hội, là nhân tố quyết định tới việc thay
đổi cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển nền
kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, những vai trò đó chỉ có thể đƣợc thể
hiện trong điều kiện có sự quản lý chặt chẽ ở tầm vi mô cũn g nhƣ vĩ mô, còn
nếu buông lỏng quản lý thì vai trò đó sẽ bị mất đi. Vì vậy, công tác quản lý
vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN vừa là thực tiễn khách quan, vừa là một
yêu cầu cấp bách.
Thứ ba hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đƣợc thực
hiện ngay từ khâu phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, phê duyệt chƣơng trình, dự án;
cho đến bƣớc lập kế hoạch đầu tƣ, xác định danh mục chƣơng trình, dự án đầu tƣ,
triển khai thực hiện; và các bƣớc theo dõi, kiểm tra đánh giá, thanh tra các
chƣơng trình, dự án. Để triển khai có hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu mà các kế
hoạch, chƣơng trình đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, việc quản lý vốn là vô cùng

quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo tiến độ, cũng nhƣ tiết kiệm chi phí
trong đầu tƣ, đảm bảo tính khả thi và thành công của kế hoạch đã đƣợc đặt ra
Thứ tƣ quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN có vai trò quan trọng
đặc biệt trong việc đảm bảo, duy trì sự tồn tại cũng nhƣ các hoạt động và phát
triển của bộ máy quản lý Nhà nƣớc. Các hạng mục, công trình đƣợc xây dựng
góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho bộ máy quản lý Nhà nƣớc thực hiện chức
năng của mình, đồng thời tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội, đảm bảo
môi trƣờng trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững.
Ngoài tác động về mặt cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tƣ
XDCB từ nguồn NSNN còn có vai trò tác động đến tổng cầu của nền kinh tế,
là một công cụ quan trọng của chính phủ đối với việc quản lý tổng cầu, qua đó
tác động tới GDP, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đầu tƣ XDCB từ nguồn
8


NSNN đƣợc triền khai tốt sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cân đối
theo định hƣớng mà Nhà nƣớc muốn nền kinh tế hƣớng theo. Ngoài ra, với vị
trí là các dự án đầu tƣ hạ tầng cơ sở kỹ thuật, hoạt động đầu tƣ XDCB từ
nguồn NSNN là công cụ để Nhà nƣớc giải quyết vấn đề về mất cân đối phát
triển giữa các vùng miền, tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo, phát huy lợi thế
so sánh giữa các địa phƣơng.
2.1.4. Mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, phương pháp quản lý vốn đầu tư XDCB
từ nguồn NSNN
2.1.4.1. Mục tiêu
Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc,

các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ
nguồn NSNN. Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN làm cho việc sử dụng
vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc tiết kiệm, chống thất
thoát lãng phí, nâng cao chất lƣợng công trình đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

Nhà nƣớc đạt hiệu quả cao. Góp phần thúc đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa, phát triển nhanh kinh tế thị trƣờng, tăng trƣởng và phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng (Bộ xây dựng, 2012).
2.1.4.2. Nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Một là, nguyên tắc đảm bảo đầu tƣ XDCB theo quy hoạch, quy hoạch
phát triển của từng ngành gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của từng vùng, từng địa phƣơng và chung của toàn đất nƣớc.
Hai là, nguyên tắc quản lý theo dự toán, nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc
đầu tƣ cho các công trình, dự án đƣợc xác định trong kế hoạch ngân sách nhà
nƣớc hàng năm dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân, kế hoạch xây dựng cơ bản của các Bộ, ngành, địa phƣơng trên
cơ sở khả năng đảm bảo cân đối của ngành nhà nƣớc, đảm bảo tính kế hoạch.
Ba là, nguyên tắc đảm bảo chi trả trực tiếp qua Kho bạc nhà nƣớc. Với
chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc. Kho bạc nhà nƣớc kiểm soát thông
qua việc thẩm định, kiểm tra các khoản chi để đảm bảo phù hợp với chính sách,
chế độ do nhà nƣớc quy định theo những hình thức, nguyên tắc và phƣơng pháp
quản lý tài chính trong quá trình cấp phát và thanh toán ngân sách nhà nƣớc.
Bốn là, nguyên tắc phân cấp, phân công quản lý đi đôi với kiểm tra, giám
sát. Phân định rõ chức năng quản lý của nhà nƣớc và phân cấp quản lý về đầu tƣ
9


và xây dựng. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc, của chủ đầu tƣ, của tổ chức tƣ vấn và nhà thầu trong quá trình thực hiện dự
án đầu tƣ xây dựng (Bộ xây dựng, 2012).
2.1.4.3. Công cụ và phương pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Chủ thể quản lý là tổng thể các cơ quan quản lý sử dụng vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN với cơ cấu tổ chức nhất định bao gồm các cơ quan có chức
năng của nhà nƣớc thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tƣ XDCB của nhà
nƣớc (quản lý tất cả các dự án) và cơ quan của chủ đầu tƣ thực hiện quản lý vi

mô đối với vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN (quản lý từng dự án).
Đối tƣợng quản lý xét về mặt hiện vật thì đối tƣợng quản lý chính là vốn
đầu tƣ XDCB của NSNN. Xét về cấp quản lý thì đối tƣợng quản lý chính là các
cơ quan quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB cấp dƣới.
Công cụ quản lý là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà
nƣớc ban hành, các hệ thống hƣớng dẫn phƣơng thức lập, theo dõi, đánh giá việc
sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Các công cụ và biện pháp quản lý
này là căn cứ để các các chủ thể quản lý thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra
việc còn các đối tƣợng quản lý thực hiện nhằm đảm bảo tính kỷ cƣơng và quy
chuẩn trong công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.
Hệ thống cơ chế chính sách về quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN. Hệ
thống này bao gồm luật, các quy định liên quan đến đàu tƣ XDCB từ NSNN. Hệ
thống định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hoạt động quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN nhƣ: định mức vật tƣ xây dựng cơ bản, định mức chi phí dự án
và tƣ vấn dự án đầu tƣ xây dựng công trình, các loại định mức đơn giá xây dựng
cơ bản.
Đội ngũ cán bộ công chức và cộng đồng giám sát. Đội ngũ cán bộ công
chức thực thi nhiệm vụ quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là một công cụ quan
trọng quyết định đến chất lƣợng của các công cụ quản lý nhà nƣớc.
Tuy nhiên trên thực tế, đối tƣợng chịu sự quản lý trong quản lý vốn đầu
tƣ XDCB từ nguồn NSNN chính là các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ ở một khâu
nào đó của công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đồng thời các cơ
quan đó có thể là chủ thể quản lý trong mối quan hệ với một cơ quan khác trong
chu trình đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Có thể nói trong bộ máy quản lý Nhà
nƣớc hiện nay, một cơ quan đồng thời vừa là đối tƣợng quản lý vừa là chủ thể
quản lý, tùy thuộc chúng ta đặt chúng ở giai đoạn nào của hoạt động đầu tƣ
10


XDCB từ nguồn NSNN từ đó quyết định việc sử dụng hay áp dụng các công cụ

hay biện pháp quản lý nào để phát huy tối đa hiệu quả công tác quản lý vốn đầu
tƣ XDCB nguồn NSNN (Bộ xây dựng, 2012).
2.1.4.4. Phương pháp quản lý vốn đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản
Theo lý luân cơ bản về vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu
tƣ xây dựng cơ bản Đại học kinh tế Quốc dân (2012). Một là, phƣơng pháp hành
chính - tổ chức. Phƣơng pháp này có vai trò xác lập trật tự, giải quyết vấn đề
nhanh chóng, dứt khoát và kết nối các phƣơng pháp khác lại với nhau. Hình thức
thực hiện của phƣơng pháp bao gồm ban hành luật pháp liên quan đến hoạt động
quản lý vốn đẩu tƣ XDCB từ NSNN, tiêu chuẩn hoá cán bộ, bộ máy.
Hai là, phƣơng pháp kinh tế, phƣơng pháp này có vai trò phát huy đƣợc
sự sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh giữa các đối tƣợng sử dụng vốn đầu tƣ XDCB
từ NSNN. Hình thức cùa phƣơng pháp kinh tế bao gồm chính sách khen thƣởng,
phạt về kinh tế, sử dụng các công cụ về thuế, lãi suất, hỗ trợ tín dụng.
Ba là, phƣơng pháp vận động giáo dục. Phƣơng pháp này có vai trò biến
hoạt động của con ngƣời từ thụ động sang chủ động. Hình thức biểu hiện của
phƣơng pháp này là tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin truyền thông đại
chúng, thông qua dƣ luận xã hội, thông qua các đoàn thể, tiến hành giáo dục cá
biệt.
2.1.5. NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ
NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
Từ khái niệm và bản chất của quản lý nói chung và quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ nguồn NSNN nói riêng. Nội dung nghiên cứu quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ nguồn NSNN bao gồm: Công tác lập kế hoạch vốn, quản lý tổ chức
thực hiện, Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá và điều chỉnh.
2.1.5.1. Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Chính sách đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN là những định hƣớng mang
tính chiến lƣợc, dài hạn, đƣợc các quốc gia, các vùng lãnh thổ phù hợp, tạo cơ sở
hạ tầng cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Có những
sự khác biệt giữa các thời kỳ của quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà ngay bản
thân trong một quốc gia, các địa phƣơng, các vùng miền cũng đặt ra những chiến

lƣợc, những ƣu tiên trong đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN hòng tạo ra những
cơ sở vật chất phù hợp với định hƣớng phát triển trong quy hoạch, kế hoạch mà
các địa phƣơng, các vùng miền đặt ra trong xu thế phát triển chung của cả một
11


×