Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tìm hiểu và đề xuất giải pháp cho nhà ở chịu ảnh hưởng của ngập lụt tại h nhà bè, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 13 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
---------------------------------

Chuyên đề kiến trúc nhà ở
Đánh giá 20%

Tìm hiểu và đề xuất giải pháp cho nhà ở chịu
ảnh hưởng của ngập lụt tại H. Nhà Bè,
TP.HCM

GIÀNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. KTS. NGÔ LÊ MINH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2018


MỤC LỤC:
1. Khái niệm và đặc điểm của tình trạng ngập lụt.
2. Sơ lược tình hình ngập lụt tại khu vực.
3. Nguyên nhân và đặc điểm.
4. Những tác động của ngập lụt đến nhà ở
5. Những giải pháp thích nghi với ngập lụt


1. Khái niệm và đặc điểm của tình trạng ngập lụt
Hiện tượng ngập lụt là gì?
Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập
do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê
hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ
hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không
có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho cho các vùng đất như làng,


thành phố hoặc khu định cư khác.
Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do lũ lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình,
nhà cửa dọc theo sông. Có thể giảm thiệt hai do lũ bằng cách di dời dân cư xa sông, tuy nhiên
các hoạt động kinh tế, dân sinh thường gắn liền với sông. Do vậy, con người vẫn cứ định cư
trong những khu vực có nhiều rủi ro bị thiệt hại do lũ, khi đó giá trị thu được do sống gần vực
sông cao hơn là chi phí dự báo lũ định kỳ.

Ngập lụt do triều cường

Đê ngăn sông


1.1. Khái niệm về hiện tượng lũ, lụt
Thuật ngữ chỉ hiện tượng nước trên sông, suối dâng cao hơn so với mức trung bình trong một
khoảng thời gian nhất định và sau đó giảm dần được gọi chung là lũ, lụt.
1.2. Hiện tượng lũ
Khi một nơi nào đó trong lưu vực sông bắt đầu có mưa. Nước mưa đọng trên các lá cây, cỏ, chảy
xuống các khe, rãnh trên mặt đất và thấm ướt lớp đất mặt. Lớp nước mưa ban đầu hầu như bị tổn
thất hoàn toàn.
Nếu mưa vẫn tiếp tục với cường độ tăng dần và lớn hơn cường độ thấm thì trên mặt đất bắt đầu
hình thành dòng chảy mặt. Dòng chảy mặt được tạo ra trên các con suối nhỏ, do tác dụng của
trọng lực chảy theo các sườn dốc, một phần tích lại ở các chỗ trũng, phần khác tiếp tục chảy từ
nơi cao đến nơi thấp. Người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn nước mưa điền chỗ trũng.
Khi nước của các con suối đổ vào dòng sông, mực nước sông bắt đầu tăng lên, tức là lũ cũng bắt
đầu tăng lên. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa liên tiếp trên lưu vực sông làm cho nước trên
các con suối dâng cao rồi đổ ra sông chính. Tổ hợp nước của các con suối trong lưu vực làm cho
nước trên sông chính tăng dần lên tạo thành lũ.
Nhìn chung, trên cùng một địa bàn thì hiện tượng lũ duy trì một khoảng thời gian ngắn hơn thời
gian duy trì ngập lụt.
1.3. Hiện tượng lụt

Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua các bờ sông, con đường, bờ đê chảy vào những nơi có địa hình trũng
thấp gây ra ngập trên diện rộng và duy trì trong một khoảng thời gian tương đối dài thì gọi là lụt.
Thời gian duy trì ngập lụt dài hơn thời gian duy trì ngập lũ.

2. Sơ lược tình hình ngập lụt tại khu vực
Tại khu vực nhà bè có một số điểm ngập nặng tại huyện Nhà Bè là Lê Văn Lương, Huỳnh Tấn
Phát, Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Tạo, đặc biệt là xã Hiệp Phước. Điểm ngập ít hơn là Nguyễn
Hữu Thọ, Phạm Hữu Lầu, Long Thới Nhơn Đức.

Đường Lê Văn Lương


Lê Văn Lương đoạn qua 2 xã Phước Kiển, Nhơn Đức, H.Nhà Bè, TP.HCM ngập sâu trong nước

Đường Long Thới - Nhơn Đức

Đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7)


Bản đồ các điểm ngập lụt tại Huyện Nhà Bè
Ngày 07/11/2018, theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước vùng hạ lưu hệ
thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đang lên cao theo kỳ triều cường đầu tháng 10 (âm lịch).
Dự báo ngày 7/11 tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) triều đạt mức 1,61 m, vượt mức báo động 3 là
0,11 m; tại trạm Nhà Bè (kênh Đồng Điền) triều đạt mức 1,59 m, vượt mức báo động 3 là 0,9 m.
Triều cường lên đỉnh vào ngày 8/11 đạt 1,65 m và xuống dần trong 2 ngày tiếp theo.


3. Nguyên nhân và đặc điểm.

Điều thứ nhất, địa hình của thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng

cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét.. Ngược lại,
vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới
1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét.
Theo nguyên tắc vật lý: nước chảy chỗ trùng. Nước cứ chảy từ cao về thấp. Có nghĩa vùng phía
Nam là vùng thoát nước của thành phố. Mà vùng phía Nam chính là Phú Mỹ Hưng hiện tại.
Điều thứ 2, chính là do triều cường, đặc điểm của vùng phía Nam của TPHCM. Cứ vào tháng 67 và tháng 9 tháng 10 Mặt trăng gần trái đất nhất và TPHCM gần xích đạo nên sẽ khó tránh hiện
tượng triều cường.

Điều thứ 3, TP.HCM lại càng đáng lo là đô thị ven sông, ven biển. TP.HCM lại nằm trong vùng
Nam bộ, đặc trưng là nền đất yếu. Chính vì vậy trong vấn đề quy hoạch phát triển cần hạn chế ở
những khu vực gần sông, biển vì sẽ vô tình tạo thêm áp lực về lún và chống lún trong đó có ngập
do triều cường. Đây là vòng luẩn quẩn trong quy hoạch và phát triển của chúng ta khi nhiều dự
án hạ tầng hiện được phát triển ở khu vực ven sông rồi lại đi lo chống ngập.


Trong quy hoạch đô thị, theo TS Trường, lẽ ra phải thực hiện việc quy hoạch về cao độ nền và
thoát nước mưa rồi mới chọn cốt xây dựng cho phù hợp. Thế nhưng tại TP.HCM, cốt xây dựng
được chọn trước rồi quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa phải thiết kế phù hợp theo. Đó
là làm theo quy trình ngược. Nếu làm đúng thì người ta sẽ chọn cốt xây dựng khác nhau cho các
vùng địa hình khác nhau và sẽ tránh được mâu thuẫn gây lãng phí. Tình trạng ngập nước ở
TP.HCM là do quy hoạch đô thị thiếu sự phối hợp đồng bộ, chưa thống nhất được cốt nền, điển
hình là tình trạng nâng đường bắt nhà dân phải nâng theo. Chính cách chống ngập này gây tác
động tiêu cực đến quá trình tiêu thoát nước.

4. Những tác động của ngập lụt đến nhà ở
Gây thiệt hại và hư hỏng tài sản. Tốn nhiều chi phí cho sửa chữa. Lụt kéo dài nhiều ngày có thể
gây ra tình trạng lún móng, gây ra các vết nứt và phá hoại kết cấu của nhà.


Lụt tẩy trôi lớp đất phủ móng nông của tường bao quanh, làm cho móng bất ổn định, lún sụt.

Nước cống ngập lên nhà -> phá hỏng kết cấu và cốt nền của ngôi nhà -> gây thiệt hại rất lớn ->
Ngập lụt làm sạt lỡ đất là ngôi nhà bị sập gây nguy hiểm chết người.

Ảnh hưởng của mưa lớn bất thường (gồm tần suất, lượng mưa...).Thủy triều xâm nhập qua hệ
thông sông Sài Gòn – Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng, dẫn đến đỉnh triều cao hơn các mức tính toán cũ của ngôi nhà, dẫn đến ngôi
nhà bị thiệt hại.
Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: nước bị ô nhiễm do nước
mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên đường phố, nhà, khu vực các vòi nước công
cộng,... Gây khan hiếm nước uống và nhiều tình trạng khác.


Bệnh cho người và động vật: do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa vào nước để phán
tán. Trong điều kiện ấy, bệnh dịch dễ dàng nảy sinh và lây lan, bởi đa số dịch bệnh đều truyền
qua đường nước nhanh hơn là qua không khí, chẳng hạn dịch tả.

Ngập lụt làm ô nhiễm môi trường

Heo chết ngạt do bị ngập lụt


5. Những giải pháp thích nghi với ngập lụt
Giải pháp của nhóm: 1. Giảm thiểu tác động bề mặt tự nhiên, tránh bê tông hóa bề mặt.
2. Sử dụng nhà sàn cách mặt đất khoảng 2m vì tại huyện Nhà Bè theo số
liệu triều cường chỉ kéo cao nhất tới 1m64.
3. Sử dụng vật liệu gỗ thân thiện với môi trường.
4. Tạo không gian xanh nhiều hơn cho nhà phố.

Kết cấu chịu
lực


MẶT BẰNG TẦNG 1
Xe máy không để ở dưới vì sẽ ảnh hưởng bởi ngập lụt, xe máy và mọi sinh hoạt của con người
đều cách mặt đất. Kết cấu chịu lực chính bằng Bê tông cốt thép, tránh tác động đến bề mặt tự
nhiên triệt để nhất có thể, sàn sử dụng vật liệu gỗ, giúp công trình nhẹ, thân thiện với môi trường.
Không gian xanh được tạo ra, nhằm cải thiện vi khí hậu, tăng thêm không gian xanh cho ngôi
nhà và cùng đó tăng mảng xanh cho đô thị mà TP.HCM đang thiếu, rất cấp bách hiện nay.


MẶT BẰNG TẦNG 2
Tầng 2 không có gì đặc biệt, ngoài phía sau là sân vườn trồng cái loại rau, cung cấp thực phẩm
sạch cho chính gia chủ.

MẶT CẮT A-A’


MẶT CẮT B-B’
Theo hai mặt cắt thì ngập lụt triều cường sẽ không ảnh hưởng đến lối sống, cũng như đến tài sản
của người dân. Ngập lụt, triều cường ở huyện Nhà Bè vẫn cần hệ thống thoát nước hợp lý hơn để
tránh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, ngôi nhà của nhóm thiết kế chỉ thích nghi với ngập lụt
hiện tại, tránh bê tông hóa bề mặt để nước có thể ngấm vào đất, giảm thiểu ngập lụt cho huyện
Nhà Bè.



×