Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh (nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của quỹ bảo trợ trẻ em hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------

ĐOÀN THỊ QUỲNH MAI

NHU CẦU HỖ TRỢ SAU PHẪU THUẬT
CỦA GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM BỊ TIM BẨM SINH
(Nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của
Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội )

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Công tác xã hội


Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------

ĐOÀN THỊ QUỲNH MAI

NHU CẦU HỖ TRỢ SAU PHẪU THUẬT
CỦA GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM BỊ TIM BẨM SINH
(Nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của
Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội )


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.NGUYỄN THỊ KIM NHUNG


Hà Nội - 2018

LỜI CAM ĐOAN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu đối với đề tài “Nhu cầu hỗ trợ sau
phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm sinh” (Nghiên cứu trường
hợp trẻ được nhận hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội ).
Tác giả xin cam đoan, toàn bộ công trình nghiên cứu do tác giả thực hiện
dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS.Nguyễn Thị Kim Nhung, nội dung luận
văn không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả xin chịu trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ nếu phát hiện kết quả
nghiên cứu trên được sao chép từ các công trình nghiên cứu khác.
Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Quỳnh Mai


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, học viên đã nhận được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô
trong trường, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Xã hội học và thầy cô bộ
môn Công tác xã hội. Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả thầy cô
trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho hcọ viên trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.

Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kim Nhung –
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ học viên trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn dù đã rất cố gắng nhưng không thể
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy học viên rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2017.
Tác giả

Đoàn Thị Quỳnh Mai.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................ 1
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. ................................................... 10
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 10
5. Câu hỏi nghiên cứu. ................................................................................. 10
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. ............................................ 11
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
NỘI DUNG..................................................................................................... 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỖ
TRỢ CỦA TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH TRẺ BỊ TIM BẨM SINH .............. 15
1.1. Một số khái niệm công cụ..................................................................... 15
1.1.1. Nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật. ....................................................... 15
1.1.2. Gia đình ........................................................................................... 16
1.1.3. Trẻ em ............................................................................................. 16
1.1.4.Bệnh tim bẩm sinh. .......................................................................... 16

1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu. .............................................. 17
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow ........................................... 17
1.2.2. Thuyết hệ thống sinh thái ................................................................ 19
1.3. Cơ sở pháp lý về hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em bị tim bẩm sinh........... 21
1.3.1. Quyết định 55a/2013/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ về chính
sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị tim bẩm sinh (gọi tắt là quyết
định 55a). .................................................................................................. 22


1.3.2. Quyết định 52/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc hỗ
hợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ bị tim bẩm sinh trên địa bàn thành phố
Hà Nội (gọi tắt là quyết định 52). ............................................................ 23
1.4. Vài nét về Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội và hoạt động của Quỹ. ............ 25
1.4.1. Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức. ................................................ 25
1.4.2.Các hoạt động hỗ trợ trẻ em ............................................................. 26
Tiểu kết chƣơng 1. ......................................................................................... 43
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ SAU PHẪU
THUẬT CỦA TRẺ VÀ GIA ĐÌNH TRẺ BỊ TIM BẨM SINH ................ 44
2.1. Đặc điểm về trẻ và gia đình trẻ bị tim bẩm sinh được hỗ trợ phẫu thuật.... 44
2.2. Các nhu cầu cần hỗ trợ sau phẫu thuật của trẻ và gia đình trẻ bị tim
bẩm sinh. ...................................................................................................... 47
2.2.1. Các nhu cầu của gia đình. ............................................................... 47
2.2.2. Các nhu cầu của trẻ em. .................................................................. 69
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 79
CHƢƠNG 3. CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG KẾT NỐI NGUỒN LỰC
HỖ TRỢ CÁC NHU CẦU CỦA TRẺ VÀ GIA ĐÌNH TRẺ BỊ BỆNH
TIM BẨM SINH ............................................................................................ 82
3.1. Các nguồn lực tham gia hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ. ............................... 82
3.1.1. Gia đình. .......................................................................................... 82
3.1.2. Họ hàng. .......................................................................................... 91

3.1.3. Chính quyền địa phương. ................................................................ 95
3.1.4. Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội ............................................................. 97
3.1.5. Các hội, đoàn thể trong cộng đồng. ................................................ 99
3.1.6. Trường học. ................................................................................... 101


3.2. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc huy động các nguồn lực trong cộng
đồng hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ từ góc nhìn CTXH. ....... 102
3.2.1. Vai trò kết nối nguồn lực. ............................................................. 105
Hoạt động hỗ trợ trẻ em............................................................................ 113
3.2.2. Vai trò điều phối. .......................................................................... 117
3.2.3.Vai trò giáo giục. ............................................................................ 118
3.2.4. Vai trò tham vấn. ............................................................................ 119
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 125
KẾT LUẬN .................................................................................................. 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 129
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trẻ em là một khái niệm quen thuộc trong đời sống cũng như các lĩnh
vực nghiên cứu khác nhau, mỗi lĩnh vực lại đề cập đến những vấn đề khác
nhau mà hiện nay trẻ đang gặp phải như trẻ em lang thang, trẻ em khuyết tật,
trẻ em mồ côi, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em... Trong số những vấn đề về
bệnh tật mà trẻ em thường gặp phải, có vấn đề rất phổ biến đó là bệnh tim
bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tuy là loại bệnh có tỉ lệ mắc không cao,
chỉ khoảng 0,3 đến 1% tổng số trẻ được sinh ra nhưng nó lại là một trong
những loại dị tật gây ra nhiều hậu quả nặng nề nhất, đe doạ trực tiếp đến tính
mạng của trẻ. [10]

Theo thống kê của Bộ y tế ngày 11/12/2013 cả nước có khoảng 17.000
trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, mỗi năm ước tính khoảng gần 1.000 trẻ ra đời bị
bệnh tim bẩm sinh, trong đó có hơn 50% số trẻ thuộc các hộ gia đình nghèo,
cận nghèo. [7]
Đứng trước thực tế trên, đã có nhiều chương trình hỗ trợ phẫu thuật cho
trẻ em bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như chương trình
“Trái tim cho em” của tổ chức Vinacapital phối hợp cùng Quỹ Bảo trợ trẻ em
Việt Nam và Quỹ Bảo trợ trẻ em các tỉnh thực hiện.
Hà Nội hiện có 1,7 triệu trẻ em trong đó có 13.325 trẻ có hoàn cảnh đặc
biệt, 42.000 trẻ sống trong các gia đình thuộc diện hộ nghèo cần được quan tâm.
Từ thực tiễn sau 5 năm thực hiện chương trình phẫu thuật Tim bẩm
sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quỹ BTTE Hà Nội nhận thấy Đảng và
Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ tích cực cho trẻ em nghèo mắc
bệnh tim bẩm sinh như quyết định 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của
Thủ tướng Chính phủ : Về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị
bệnh tim bẩm sinh….
1


Theo số liệu của Quỹ BTTE Hà Nội, từ năm 2000 đến hết năm 2016,
Quỹ đã thực hiện hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho 323 em bị bệnh tim bẩm sinh
với tổng kinh phí trên 8 tỉ đồng. Sau phẫu thuật, nhiều em đã hồi phục nhanh
nhưng cũng có những em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn hay thiếu những
kiến thức cần thiết, thiếu sự quan tâm từ chính quyền địa phương, chưa có đội
ngũ cộng tác viên xã hội, trình độ chuyên môn về y tế còn hạn chế… nên
chưa chăm sóc trẻ đúng cách, dẫn đến trẻ không hồi phục được một cách tốt
nhất, thậm chí có trẻ đã tử vong sau khi phẫu thuật.[10]
Với thành phố Hà Nội, đã có những hoạt động hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ
em bị bệnh tim bẩm sinh như chương trình “Hà Nội vì trái tim trẻ thơ” được
thực hiện theo quyết định số 52/QĐ-UBND do Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội

thực hiện từ năm 2012-2015. Từ năm 2016 thực hiện hỗ trợ theo quyết định
số 55ª/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ kinh phí phẫu thuật
cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kinh phí
phẫu thuật cho trẻ, chưa có chương trình hay dự án hỗ trợ cho trẻ và gia sình
sau khi phẫu thuật để giúp các em có cơ hội phục hồi và phát triển.
Cần có nghiên cứu đánh giá nhu cầu của trẻ và gia đình nhằm xây dựng giải
pháp hỗ trợ được nhiều hơn về số lượng và chất lượng cho trẻ, gia đình trong việc
chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh để trẻ có cơ hội
sức khỏe và cơ hội hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Do đó tác giả tiến hành nghiên
cứu “Nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị bệnh tim bẩm
sinh” (Nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em
Hà Nội) nhằm đánh giá nhu cầu và xây dựng dự án hỗ trợ cho trẻ và gia đình sau
phẫu thuật tim bẩm sinh giúp trẻ có cơ hội phục hồi và phát triển tốt hơn.
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Trẻ em hiện đang là đối đượng yếu thế trong xã hội, trẻ em là đối tượng
của lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động...và việc hỗ trợ chăm sóc và
2


giáo dục trẻ em hiện nay đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đã có rất
nhiều những chính sách được ban hành để trợ giúp, hỗ trợ cho trẻ em như
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, những chính sách về hỗ
trợ, trợ cấp hàng tháng cho trẻ em mồi côi, hay những chính sách về chăm sóc
sức khỏe cho trẻ em như Quyết định số 55ª/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị tim bẩm sinh...
Vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em đã và đang là vấn đề được xã hội quan
tâm từ trước tới nay. Có rất nhiều những nghiên cứu đề cập tới vấn đề chăm
sóc sức khỏe trẻ em ở các khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số những
nghiên cứu về hỗ trợ trẻ em và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em mà tác giả đã

tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu đã được sử dụng làm tổng quan cho
đề tài nghiên cứu của tác giả.
2.1. Một số nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em.
Hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em là một trong những hoạt động quan
trọng đối với các vấn đề mà trẻ gặp phải. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tìm
hiểu được một số công trình nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em
sau đây để có cái nhìn tổng quan về vấn đề hỗ trợ cho trẻ em hiện nay: (Trần Thị
Hà, 2014; Ông Thị Mai Huyền, 2014; Phạm Thị Kiều Lê, 2014).
Nhìn chung, những nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ đã
mô tả được thực trạng hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em tại các trung tâm bảo trợ xã
hội, các trung tâm dạy nghề và trường học dành cho trẻ em bị khuyết tật, và
đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ nói
trên. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đề cập tới khía cạnh nhận diện
nhu cầu của trẻ để đánh giá hiệu quả của các hoạt động. Dưới đây là một số
nghiên cứu tác giả đã tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu về “Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ em khiếm
thính tại trường phổ thông cơ sở Xã Đàn-Hà Nội” của tác giả Trần Thị Hà,
năm 2014. Nghiên cứu đã mô tả thực trạng hoạt động hỗ trợ của mô hình giáo
3


dục hòa nhập cho trẻ em khiếm thính tại trường trung học cơ sở Xã Đàn. Bên
cạnh đó cũng đánh giá được thực trạng mô hình giáo dục cho trẻ em khiếm
thính tại trường phổ thông cơ sở Xã Đàn – Hà Nội và đưa ra những khuyến
nghị giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của mô hình nhằm hỗ trợ tốt hơn cho
đối tượng yếu thế là trẻ em khiếm thính tại trường trung học cơ sở Xã Đàn nói
riêng và trẻ em khiếm thính trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
Đề tài nghiên cứu về “Hoạt động hỗ trợ trẻ em khuyết tật hòa nhập
cộng đồng tại trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An”của tác giả Ông Thị
Mai Huyền năm 2014 đã mô tả được thực trạng của hoạt động hỗ trợ trẻ em

khuyết tật hòa nhập cộng đồng tại trung tâm dạy nghề tỉnh Nghệ An. Nêu
được nhiệm vụ và vai trò của nhân viên xã hội trong trung tâm, nghiên cứu
cũng chỉ rõ những hoạt động được thực hiện trong trung tâm chủ yếu là nuôi
dưỡng, dạy văn hóa và dạy nghề cho trẻ. Tuy nhiên, những nhu cầu của trẻ
như nhu cầu hỗ trợ tâm lý, tư vấn định hướng nghề nghiệp và tìm kiếm việc
làm cho trẻ em vẫn chưa được được đáp ứng do nhân viên xã hội trong trung
tâm là những nhân viên của trung tâm kiêm nhiệm, không có chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác xã hội nên chưa đáp ứng được nhu cầu của các em.
Nghiên cứu cũng đưa ra được những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động hỗ trợ từ nhiều khía cạnh khác nhau nhằm giúp cho trẻ em nói
chung và trẻ em khuyết tật nói riêng được nhận sự hỗ trợ toàn diện hơn, giúp
các em có cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa nhập được với cộng đồng.
Đề tài thực trạng hỗ trợ việc làm cho trẻ em khuyết tật tại trung tâm
dạy nghề Quỳnh Hoa của tác giả Phạm Thị Kiều Lê. Nghiên cứu đã chỉ ra
được hoạt động hỗ trợ dạy nghề, tìm kiếm việc làm cho trẻ em khuyết tật tại
trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa. Trung tâm đào tạo nghề miễn phí
cho trẻ em và người khuyết tật, đồng thời sau khi đào tạo nghề trung tâm cũng
giới thiệu trẻ tới các cơ sở, doanh nghiệp để làm việc. Tuy nhiên nghiên cứu
cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế trong việc hỗ trợ đó là những nghề đào
4


tạo còn đơn giản chưa có nhân viên xã hội để định hướng, giải quyết những
vấn đề về tâm lý, hòa nhập cộng đồng cho trẻ. Nghiên cứu cũng định hướng
đến việc cần có nhân viên công tác xã hội trong các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp để hỗ trợ người lao động, cũng như hỗ trợ cho trẻ em và trẻ em sau khi
đào tạo nghề và được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp.
2.2. Một số nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là một trong những đề tài được đề cập nhiều
trong các lĩnh vực y tế, tâm lý và công tác xã hội. Dưới đây là một số công

trình nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em mà tác giả đã tìm hiểu
được trong quá trình nghiên cứu: lĩnh vực công tác xã hội (Mai Kim Thanh2003, Phạm Thị Phượng- 2014), dưới góc độ tâm lý học (Ngô Thanh Huệ và
Lê Thị Mai - 2013), dưới góc độ y học (Lê Kim Tuyến - 2014), dưới góc độ
chính quyền địa phương (Lê Thành Vinh-2016, Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội).
Những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe trẻ em đã chỉ ra được những
đặc điểm về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nêu được thực trạng chăm sóc sức
khỏe trẻ em và những yếu tố ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức trẻ em, hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, những chính sách,
lý luận liên quan đến chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, những nghiên cứu
nêu trên cũng chưa nghiên cứu khía cạnh nhu cầu của trẻ em và gia đình sau
phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh. Dưới đây tác giả đả khái quát lại nội dung các
nghiên cứu nêu trên nhằm làm rõ hơn luận điểm của nghiên cứu.
Luận án tiến sỹ nghiên cứu về vấn đề “Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại
gia đình hiện nay” của tác giả Mai Kim Thanh (2003) : Luận án nghiên cứu
về thực trạng chăm sóc sức khỏe trẻ em trong gia đình, chỉ ra những yếu tố
ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong gia đình và xu hướng
của chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em trong gia đình. Luận án đã chỉ ra những
bệnh mà trẻ em hay gặp phải, và nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng tới việc
chăm sóc trẻ trong gia đình của người chăm sóc, nguyên nhân có thể xuất
5


phát từ nhận thức, từ điều kiện kinh tế của gia đình... Tuy nhiên, luận án lại
không nghiên cứu về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, trong khi đây là một trong
những bệnh quan trọng, đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.
“Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của trẻ em từ 6-11 tuổi qua tiếp cận
tâm lý học” của hai tác giả Ngô Thanh Huệ và Lê Thị Mai (2013) Nghiên cứu
xác định chất lượng cuộc sống của trẻ em hiện đang là vấn đề cần nghiên cứu
trong các lĩnh vực, tâm lý học, khoa học xã hội, công tác xã hội...Nghiên cứu
chỉ ra những vấn đề về mặt lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu vấn

đề dưới góc độ tâm lý học. Kết quả ban đầu đã chỉ ra được những lĩnh vực
quan trọng trong nhận thức của trẻ về chất lượng cuộc sống và những gợi ý về
việc xây dựng các bảng hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ dưới cách
tiếp cận của tâm lý học.
Luận án tiến sỹ “Vai trò của siêu âm tim thai trong chuẩn đoán bệnh tim
bẩm sinh trước khi sinh” của tác giả Lê Kim Tuyến (2014). Nghiên cứu chỉ ra
thực trạng mắc bệnh tim bẩm sinh của trẻ sơ sinh, mức độ nguy hiểm của
bệnh tim bẩm sinh đối với trẻ, những dạng tật về tim bẩm sinh khác nhau và
sựu ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống của trẻ em sau này:“BTBS vẫn là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, chiếm gần 40% tỷ lệ tử vong
sơ sinh do dị tật bẩm sinh. Có khoảng 50% trẻ mắc BTBS cần can thiệp phẫu
thuật hoặc thông tim can thiệp trong năm đầu tiên của cuộc sống. Đặc biệt có
nhiều loại bệnh tim bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn và nhóm bệnh
này dù đã được phẫu thuật, nhưng thường có khả năng gắng sức kém hơn
người bình thường, và đôi khi di chứng thần kinh sau phẫu thuật làm ảnh
hưởng tới khả năng học tập và làm việc về sau”.
Sáng kiến kinh nghiệm số năm 2015 “Phẫu thuật bênh tim bẩm sinh –
dấu ấn của những nụ cười” tác giả Lê Thành Vinh (GĐ Quỹ BTTE Hà Nội)đơn vị chủ quản Sở Lao động – TB&XH Hà Nội. Sáng kiến kinh nghiệm đã
nêu rõ thực trạng trẻ bị bệnh tim bẩm sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ
6


ra trẻ em ở những vùng nông thôn có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn
trẻ em ở thành phố “Các em bị bệnh tim bẩm sinh đa số thuộc diện gia đình
khó khăn, ở vùng quê có tỷ lệ cao hơn vì hoàn cảnh nên gia đình không có
điều kiện đưa con đi khám bệnh”, và đối với gia đình có trẻ bị bệnh tim bẩm
sinh việc khám chữa bệnh là vấn đề hết sức khó khăn do hoàn cảnh kinh tế
còn nhiều thiếu thốn. Do đó những hoạt động hỗ trợ khám sàng lọc và phẫu
thuật tim bẩm sinh của Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã mang lại nụ cười cho
rất nhiều trẻ em cũng như gia đình của trẻ.

Những nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu về thực trạng, nguyên
nhân, những yếu tố ảnh hưởng và hệ quả của bệnh tim bẩm sinh đối với trẻ
em và gia đình của trẻ. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể về tình trạng sức
khỏe và nhu cầu của trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh để hỗ trợ kịp thời cho trẻ
khi gặp khó khăn sau phẫu thuật. Qua những nghiên cứu về bệnh tim bẩm
sinh bên trên, tác giả nhận thấy cần có nghiên cứu đánh giá về thực trạng, nhu
cầu sau phẫu thuật tim bẩm sinh của trẻ và gia đình nhằm hỗ trợ trẻ phục hồi
tốt hơn sau phẫu thuật.
Tóm lại: Từ những nghiên cứu trên có thể thấy, vấn đề trẻ em đã được
rất nhiều tác giả quan tâm. Các nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng việc
chăm sóc sức khỏe trẻ em hiện nay, thực trạng việc thực hành công tác xã hội
với trẻ em trong các trung tâm cũng như cộng đồng. Những thành tựu của
nghiên cứu góp ích rất nhiều cho nhà nghiên cứu với hướng tiếp cận nghiên
cứu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu trên cũng chưa
chỉ ra được những hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị bệnh tim bẩm
sinh và vai trò của công tác xã hội với trẻ em bị tim bẩm sinh trong cuộc sống
hiện nay, đồng thời cũng chưa làm rõ được những nhu cầu của trẻ em và gia
đình sau phẫu thuật tim. Do đó cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề
này để giúp làm rõ những nhu cầu của trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm
sinh, từ đó xây dựng giải pháp hỗ trợ cho trẻ và gia đình.
7


2.3. Một số nghiên cứu đánh giá nhu cầu của trẻ em.
Bên cạnh những nghiên cứu đánh giá về hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho
trẻ em, và những nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, nghiên cứu
đánh giá nhu cầu của trẻ em cũng là một lĩnh vực quan trọng cần đề cập tới.
Dưới đây là một số nghiên cứu đánh giá nhu cầu của trẻ em Hà Thị Thắng
(2015).
Nghiên cứu “Biện hộ quyền trẻ em của nhóm trẻ có HIV/AIDS tại Trung

tâm lao động 02 – Ba Vì – Hà Nội” của tác giả Hà Thị Thắng (2015). Trong
nghiên cứu này, tác giả đã mô tả thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ em có
HIV/AIDS tại trung tâm lao động số 02, chỉ ra những điểm tích cực và hạn
chế trong cách thực hành, tác giả đã dùng những nhóm quyền của trẻ em để
biện hộ giúp đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện đầy đủ, đúng đắn… giúp
cho các em được hưởng những lợi ích mà bản thân trẻ được hưởng.
Từ những nghiên cứu trên có thể thấy, vấn đề trẻ em mặc dù không
mới những vẫn là vấn đề cần quan tâm của xã hội nói chung và các ngành
khoa học khác nhau nói riêng. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về đề tài
trẻ em, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trẻ em, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, hoàn cảnh khó khăn…những nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng
công tác hỗ trợ trẻ em hiện hay và đưa ra những giải pháp, khuyến nghị
nhằm trợ giúp cho trẻ được tốt hơn. Có những đề tài nghiên cứu về bệnh
tim bẩm sinh ở trẻ em, những nguyên nhân, ảnh hưởng và hậu quả của
bệnh tim bẩm sinh đối với trẻ em và gia đình, có đề tài nghiên cứu về nhu
cầu của trẻ em sau phẫu thuật tim bẩm sinh. Tuy nhiên những nghiên cứu
trên còn chưa đánh giá được đẩy đủ những nhu cầu của trẻ và gia đình cũng
như chưa đưa ra, xây dựng được giải pháp hỗ trợ trên diện rộng, hỗ trợ
được cho nhiều trẻ, gia đình để thực hiện những nhu cầu của trẻ sau phẫu
thuật tim bẩm sinh. Do đó, trên cương vị một nhân viên công tác xã hội
làm việc trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em tác giả tiến hành nghiên
8


cứu “Nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật của gia đình và trẻ em bị tim bẩm
sinh” (Nghiên cứu trường hợp trẻ được nhận hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ
em Hà Nội) nhằm đánh giá lại nhu cầu của trẻ và gia đình sau khi được
Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim bẩm sinh, từ đó đưa ra
một số khuyến nghị, giải pháp hỗ trợ trẻ và gia đình nhằm giúp trẻ có cơ
hội sống, học tập tốt hơn, hỗ trợ gia đình trẻ vượt qua khó khăn để chăm

sóc trẻ để trẻ có được cuộc sống, tương lai tốt hơn.
Nghiên cứu của tác giả có những điểm mới hơn so với những nghiên
cứu đi trước như sau:
Khách thể nghiên cứu (dung lượng mẫu) thay đổi: với nghiên cứu này,
tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với số lượng mẫu là 19, đại
diện cho số trẻ và gia đình được nhận hỗ trợ trực tiếp của Quỹ BTTE Hà Nội
từ năm 2014 – 2016 nhằm tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của trẻ và gia đình
qua các năm phẫu thuật có gì giống và khác nhau.
Thực trạng quy trình hỗ trợ được thực hiện từ 2 chính sách khác nhau thay
vì 1 chính sách như ở các nghiên cứu đi trước: trên thực tế, từ năm 2014-2016
Quỹ BTTE Hà Nội thực hiện việc hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim theo 2 chính
sách khác nhau đó là quyết định số 52/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội
và quyết định số 55ª/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Với mỗi chính
sách, nguồn kinh phí, mức hỗ trợ có sự khác nhau nên cần đánh giá, so sánh để
phát huy tối đa nguồn lợi mà chính sách mang lại cho trẻ em.
Mục tiêu can thiệp thay vì can thiệp cá nhân, tác giả muốn đề xuất giải
pháp hỗ trợ dựa vào những nguồn lực tại cộng đồng để hỗ trợ cho trẻ và gia
đình có hoàn cảnh khó khăn sau phẫu thuật tim bẩm sinh. Với mục tiêu hỗ trợ
trẻ và gia đình dựa vào cộng đồng nên trong nghiên cứu, tác giả có tiến hành
phỏng vấn với cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ các hội, nhóm trong
cộng đồng, đại diện là cán bộ hội chữ thập đỏ , giáo viên tại trường
học...nhằm tìm kiếm nguồn lực từ cộng đồng hỗ trợ cho trẻ và gia đình.
9


Bên cạnh việc chia trẻ và gia đình phẫu thuật theo các năm để đánh giá
nhu cầu, tác giả cũng chia trẻ thành 2 nhóm tuổi khác nhau để so sánh nhu
cầu của trẻ ở các nhóm tuổi nhằm hỗ trợ tốt hơn cho trẻ. Đối với gia đình, tác
giả chia nhu cầu theo hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ để tìm
hiểu, đánh giá nhu cầu, từ đó giúp so sánh, sàng lọc nhu cầu của gia đình trẻ

trong việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật để hỗ trợ trẻ được tốt hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
3.1. Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu góp phần bổ sung lý luận cho phương
pháp nghiên cứu công tác xã hội, cụ thể là bổ sung lý luận nghiên cứu về vấn đề
nhu cầu sau phẫu thuật của trẻ em và gia đình trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: sau khi nghiên cứu hoàn thành sẽ góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em sau phẫu thuật tim bẩm sinh trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp dưới góc độ công tác xã hội
để hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ đáp ứng những nhu cầu cơ bản sau phẫu thuật
bệnh tim bẩm sinh.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá nhu cầu của gia đình và trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh.
Những nguồn lực có thể tác động tới quá trình thực hiện việc đáp ứng
những nhu cầu của trẻ và gia đình.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu các nhu cầu hỗ trợ của trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh.
Nhận diện các nguồn lực hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ trong việc đáp ứng
nhu cầu sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.
Đề xuất giải pháp hỗ trợ trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh từ
góc nhìn công tác xã hội.
5.

Câu hỏi nghiên cứu.

Trẻ và gia đình có những nhu cầu gì sau khi phẫu thuật tim bẩm sinh?
10


Những nguồn lực nào đã và đang hỗ trợ việc đáp ứng nhu cầu của trẻ và

gia đình sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh?
Nhân viên công tác xã hội có thể làm gì để hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ sau
phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh?
6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng: Nhu cầu của trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh trên
địa bàn thành phố Hà Nội (trường hợp trẻ được Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội hỗ
trợ kinh phí phẫu thuật).
Khách thể:
Trẻ và gia đình nhận được hỗ trợ từ Quỹ BTTE Hà Nội từ năm 2014- 2016.
Cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình tim của Quỹ BTTE Hà Nội
Cán bộ LĐ-TBXH địa phương.
Cán bộ đoàn thể xã hội địa phương: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội
chữ thập đỏ, giáo viên.
Cán bộ phòng CTXH Bệnh viện Tim Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu.
Gia đình và trẻ được hỗ trợ trực tiếp của Quỹ BTTE Hà Nội từ năm
2014-2016 trên địa bàn TP.Hà Nội.
Thời gian: từ tháng 1/2017 – 10/2017
Không gian: Thành phố Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Là phương pháp phân tích những nghiên cứu trước đó, những chính
sách, báo cáo...có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu để nhận diện được
vấn đề dưới nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, giúp cho nghiên cứu
đảm bảo được tính đa chiều và khách quan.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu
với các báo cáo của cơ quan về vấn đề hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em có
11



hoàn cảnh khó khăn như báo cáo năm, báo cáo kết quả thực hiện chương trình
“Hà Nội vì trái tim trẻ thơ”
Phân tích các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến hỗ trợ phẫu
thuật tim bẩm sinh như quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ về chính sách hộ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh,
quyết định 52/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện hỗ
trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị tim bẩm sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội
từ năm 2012-2015.
Phân tích những công trình nghiên cứu đi trước về vấn đề chăm sóc sức
khỏe trẻ em, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và các nghiên cứu đánh
giá nhu cầu của trẻ sau phẫu thuật.
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu
thập thông tin từ những đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động hỗ trợ
phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em, cũng như các đối tượng khác không trực
tiếp tham gia vào hoạt động hỗ trợ như sau:
STT

Khách thể

Số lƣợng

1

Cán bộ Quỹ BTTE HN

1

2


Cán bộ LĐ-TBXH

1

3

Gia đình trẻ (người chăm sóc trực tiếp)

7

4

Trẻ được hỗ trợ

7

5

Cán bộ phòng CTXH Bệnh viện Tim HN

1

6

Cán bộ đoàn thể địa phương (đoàn thanh niên/ hội
phụ nữ/ hội chữ thập đỏ...)

1

7


Giáo viên tại trường mà trẻ theo học

1

Tổng

19
12


Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với cán bộ Quỹ bảo trợ trẻ em Hà Nội,
cán bộ Phòng LĐ-TBXH địa phương, cán bộ hội, đoàn thể địa phương và cán
bộ phòng CTXH Bệnh viện Tim Hà Nội để tìm hiểu quy trình hỗ phẫu thuật
cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Đồng thời cũng tìm hiểu những điều kiện,
nguồn lực và yếu tố ảnh hưởng tới việc đáp ứng những nhu cầu của trẻ và gia
đình, bên cạnh đó cũng tìm hiểu những nguồn lực từ cộng đồng để làm căn cứ
xây dựng giải pháp hỗ trợ cho trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh dựa
vào cộng đồng.
Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với trẻ và gia
đình (người chăm sóc trẻ) nhằm mục tiêu tìm hiểu, nhận diện được nhu cầu
hiện tại của trẻ và gia đình sau khi phẫu thuật tim bẩm sinh, từ đó xem xét
những nhu cầu thiết yếu để xây dựng giải pháp hỗ trợ trẻ và gia đình.
7.3. Phương pháp quan sát:
Đối với đề tài “Nhu cầu hỗ trợ của gia đình và trẻ em bị bệnh tim bẩm
sinh (Nghiên cứu trường hợp trẻ nhận được hỗ trợ của Qũy Bảo trợ trẻ em Hà
Nội), tác giả sử dụng phương pháp quan sát để đánh giá thái độ và xác nhận
thông tin trong quá trình phỏng vấn sâu. Thông qua quan sát cử chỉ, nét mặt,
thái độ...của người trả lời phỏng vấn tác giả có thể đánh giá được phần nào
mức độ hợp tác, độ tin cậy của thông tin thu được.

Qua quá trình làm việc tại Quỹ BTTE Hà Nội, tác giả có sử dụng
phương pháp quan sát tự do và quan sát tham dự để tìm hiểu về quy trình hỗ
trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trên địa bàn TP.Hà Nội của Quỹ.
Trong đó các cách thức quan sát được thực hiện cụ thể như sau:
Quan sát tự do: Quan sát tự do được tiến hành khi cán bộ Quỹ đang
thực hiện các công việc của mình như: quan sát hoạt động lập hồ sơ, phân loại
hồ sơ dữ liệu mà cơ sở (quận/huyện/thị xã) đưa lên, hoạt động lập kế hoạch và
triển khai các nhiệm vụ của tháng, quý, năm... cơ sở vật chất của Quỹ ( vị trị
của các phòng ban, trang thiết bị văn phòng được trang bị để phục vụ cho các
13


hoạt động của Qũy…), quan sát các hành vi, cách ứng xử của cán bộ với
người dân và với cán bộ khác,…Thông qua quá trình quan sát trên cơ sở phân
tích nhân viên xã hội có thể thu được những thông tin như: văn hóa ứng xử
của cán bộ Quỹ, quy trình triển khai các hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất
phục vụ cho hoạt động của Quỹ...
Quan sát tham dự: Quan sát tham dự được tác giả tiến hành qua việc
tham gia vào các hoạt động của Quỹ như chuẩn bị quà cho các hoạt động
thăm, tặng quà cho trẻ em, tham gia các chương trình khám và phẫu thuật các
bệnh, dị tật cho trẻ: khám tim học đường, khám mắt..., qua các cuộc phỏng
vấn sâu cán bộ, thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ của người được phỏng vấn.
Qua quan sát nhân viên xã hội thu thập được những thông tin cần thiết cũng
như nhận thấy được những vấn đề cần thiết cần phải giải quyết, từ những thái
độ cởi mở hay thờ ơ, hợp tác hay không hợp tác, từ những hành vi, cử chỉ phi
ngôn ngữ như biểu cảm của nét mặt thích hay không thích, ánh mắt thờ ơ hay
chú ý lắng nghe, tất cả những điều đó cho nhân viên xã hội nhận thấy được
những thông tin thu được có khách quan trung thực, có thật sự đáng tin tưởng
hay không.
Việc quan sát được thực hiện một cách thường xuyên.

Thời gian quan sát lặp lại : từ 9h-11h các ngày trong tuần.

14


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỖ
TRỢ CỦA TRẺ EM VÀ GIA ĐÌNH TRẺ BỊ TIM BẨM SINH
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Nhu cầu hỗ trợ sau phẫu thuật.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý,
mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách
thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được
nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp
này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm
chế sự thoả mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người
quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của
cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu
cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể
điều khiển được các cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay
mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống.
Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất
lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của

con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu
và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội. [19]
15


Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thuyết nhu cầu để nhận diện nhu
cầu của trẻ và gia đình sau phẫu thuật tim bẩm sinh dưới các chiều cạnh:
Nhu cầu của gia đình trẻ sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.
- Nhu cầu được hỗ trợ phẫu thuật lần sau cho trẻ.
- Nhu cầu được hỗ trợ kinh phí khám lại cho trẻ.
- Nhu cầu được trang bị kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ
Nhu cầu của trẻ em sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.
- Nhu cầu được hỗ trợ học tập của trẻ em sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.
- Nhu cầu được vui chơi, giải trí của trẻ em sau phẫu thuật.
- Nhu cầu được giúp đỡ cha mẹ của trẻ.
1.1.2. Gia đình
Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế
văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa
các thành viên. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ
cơ bản nhất của xã hội. [4].
Với khái niệm gia đình, tác giả muốn làm rõ vai trò của gia đình trong
việc hỗ trợ phục hồi chức năng và thực hiện các nhu cầu của trẻ sau khi trẻ đã
được phẫu thuật và trở về nhà.
1.1.3. Trẻ em
Theo Luật trẻ em số 102/2016/QH13 năm 2016: trẻ em là người dưới 16
tuổi. [20]
1.1.4.Bệnh tim bẩm sinh.
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim và mạch máu lớn xảy ra trong
2 tháng đầu của thai kỳ, vào lúc hình thành các buồng tim, van tim, các nút

thần kinh tự động tạo nhịp tim, hệ thần kinh dẫn truyền của tim và các
mạch máu lớn. [21]
16


1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu.
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, lý thuyết này nêu ra 5 bậc
thang nhu nhu cầu của con người mà ở đó họ cần được đáp ứng để có thể phát
triển toàn diện, bình thường trong xã hội và không có vấn đề gì xảy ra.
5 nhu cầu được Maslow khái quát hóa trong thang nhu cầu dưới đây.

Thuyết nhu cầu của A. Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận
dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay,chưa có
thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều “ứng cử
viên" có ý định thay thế. Năm 1943, A. Maslow đã phát triển một trong các lý
thuyết mà tầm ảnhhưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu
(Hierarchy of Needs) của con người.
Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ
thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện
thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s
Hierarchy of Needs) Trong thời điểm đầu tiên củalý thuyết, Maslow đã sắp
xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
Nhu cầu cơ bản (basic needs): đây là những nhu cầu cơ bản để duy trì
cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở và nhu cầu thỏa
17



×