Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 100 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

DỰ THẢO

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA VÀ THỂ THAO TỈNH HÀ TĨNH
ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Hà Tĩnh, 2015
1


PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH........................................................................3
1. Vai trò của văn hóa, thể thao trong phát triển......................................................................3
2. Tầm quan trọng của Quy hoạch...........................................................................................4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch........................................................................5
II. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH...................................................................6
III. CÁC NGUYÊN TẮC, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT CẤU QUY HOẠCH..........8
1. Các nguyên tắc xây dựng Quy hoạch..................................................................................8
2. Phạm vi lập Quy hoạch, các phương pháp và kết cấu của Quy hoạch................................9
PHẦN 1..........................................................................................................................................10
TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA,
THỂ THAO HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2014......................................................................................10
I. TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN..................................................10
1. Điều kiện địa lý, tự nhiên...................................................................................................10
2. Cơ sở hạ tầng......................................................................................................................11
3. Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội...................................................................................11
4. Truyền thống lịch sử văn hoá.............................................................................................12
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO......................................13
1. Những kết quả đạt được.....................................................................................................13


2. Những hạn chế, thách thức................................................................................................16
3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế.............................................................................18
III. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ.............................19
1. Bối cảnh phát triển chung của Hà Tĩnh đến 2020..............................................................19
2. Bối cảnh phát triển văn hóa quốc tế và trong nước...........................................................20
3. Bối cảnh phát triển TDTT quốc tế và trong nước..............................................................21
PHẦN 2..........................................................................................................................................23
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO HÀ TĨNH ĐẾN
2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030.......................................................................................................23
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN......................................................................23
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành Văn hóa.............................................................23
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Thể dục, Thể thao.................................................25
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, TDTT ĐẾN 2020, TÂM
NHÌN ĐẾN 2030.......................................................................................................................27
1. Định hướng Tổ chức bộ máy.............................................................................................27
2. Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...........................................32
3. Định hướng phát triển ngành Bảo tàng và Công tác bảo tồn.............................................36
4. Định hướng phát triển ngành Thư viện..............................................................................45
5. Định hướng phát triển Nghệ thuật biểu diễn......................................................................51
6. Định hướng phát triển Mỹ thuật, Nhiếp ảnh......................................................................56
7. Định hướng phát triển Điện ảnh, văn hoá cơ sở................................................................57
8. Định hướng phát triển Thể dục, thể thao...........................................................................65
9. Nhu cầu xây dựng các công trình văn hóa, thể thao trọng điểm đến 2020........................72
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................................77
I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.............................................................................77
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách.........................................................................................77
2. Giải pháp về quản lý Nhà nước.........................................................................................79
3. Giải pháp về vốn đầu tư.....................................................................................................81
4. Giải pháp về nguồn nhân lực.............................................................................................84
5. Giải pháp về xây dựng mối quan hệ liên ngành.................................................................86

6. Giải pháp về hợp tác và nghiên cứu khoa học...................................................................86
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH..............................................................................87
PHỤ LỤC......................................................................................................................................90
2


PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Vai trò của văn hóa, thể thao trong phát triển
Phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước” (2014) đã đề ra 5 quan điểm quan trọng trong giai đoạn
tới: 1-Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền
vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. 2Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất
trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học. 3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách
con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa,
trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các
đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng
tạo. 4- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia
đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến
yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. 5- Xây dựng và phát triển văn
hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là
chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020” cũng đề ra các mục tiêu
phát triển văn hóa là: (1) Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa
phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá
nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá để văn hoá thực sự là nền
tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập

quốc tế. Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh;
coi trọng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá
trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí
tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp
hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây
dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sự
tiến bộ của phụ nữ; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em. Bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân theo quy định của pháp luật. Khuyến khích
tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản
phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc. Xây
dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Coi trọng bảo tồn
và phát huy các di sản văn hoá dân tộc. Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân
dân. (2) Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân,
đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Tiếp tục đổi mới cơ chế
và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin,
3


hình thành thị trường văn hóa lành mạnh. Đấu tranh chống các biểu hiện phi văn
hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tác động tiêu cực của các sản phẩm văn hóa thông
tin đồi trụy, kích động bạo lực. Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã
hội; giảm tệ nạn ma túy, mại dâm; ngăn chặn có hiệu quả tai nạn giao thông. Nâng
cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng
xã, phường, khu phố, thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh.
Như vậy, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là mục tiêu quan trọng trong
quá trình phát triển. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung
tâm, với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội được đưa ra như những
trụ cột của quá trình phát triển đất nước.

Phát triển thể dục, thể thao
Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh
mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020” đã đề ra 3 quan điểm về phát triển thể dục
thể thao: (1) Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội,
nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân,
chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi
trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng
quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy
đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục, thể thao, bảo đảm
cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển. (2) Đầu tư cho thể dục thể
thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân
sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo
vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội
để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội
trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao. (3) Gìn giữ, tôn vinh
những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát
triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.
2. Tầm quan trọng của Quy hoạch
Hà Tĩnh hiện nay có nhiều tiềm năng, lợi thế để tiếp tục phát triển các lĩnh
vực văn hóa, gia đình và thể dục thể thao. Về mặt văn hóa, Hà Tĩnh có nhiều di sản
văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng và độc đáo, trong đó có nhiều di sản văn hóa
có giá trị mang tầm quốc gia và thế giới. Hà Tĩnh là mảnh đất có truyền thống lịch
sử văn hóa lâu đời, là “đất khoa bảng”, là quê hương của nhiều thế hệ danh nhân
văn hóa. Về thể dục thể thao, trong những năm gần đây Hà Tĩnh là một trong
những trung tâm mới cung cấp nguồn vận động viên thể thao thành tích cao thi đấu
ở các giải quốc gia, khu vực và thế giới.
4



Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
(2014) tiếp tục đề cao vai trò của văn hóa (gồm cả thể dục thể thao) khi nhấn mạnh
“Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” trong quá trình
phát triển. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, việc xây dựng “Quy hoạch phát
triển ngành văn hóa và thể thao Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
là việc làm cần thiết đáp ứng nhu cầu phát triển thực tiễn, nhằm khai thác hiệu quả
tiềm năng và các nguồn lực phát triển, đưa văn hóa và thể dục thể thao trở thành
động lực cho phát triển kinh tế xã hội, cũng như góp phần thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch
3.1. Mục tiêu xây dựng Quy hoạch
Đánh giá hiện trạng phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Hà Tĩnh trong những
năm vừa qua, là cơ sở và tiền đề cho việc xác định những định hướng, các chỉ tiêu
phát triển và đề ra các giải pháp cho sự phát triển ngành. Thông qua việc xây
dựng quy hoạch ngành văn hóa, thể thao, UBND tỉnh Hà Tĩnh có được các công cụ
quản lý nhà nước, từ đây, nâng cao một bước năng lực và hiệu quả công tác quản
lý nhà nước, phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hà Tĩnh. Các
mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng phát triển của 2 lĩnh vực văn hóa và thể
thao, tạo nền tảng thực tiễn cho các Mục tiêu 2 và mục tiêu 3;
- Mục tiêu 2: Xây dựng các chỉ tiêu, các định hướng phát triển cho mỗi lĩnh
vực cũng như chung cho cả ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho đến năm 2020,
tầm nhìn 2030;
- Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp phát triển cho ngành từ đây cho đến năm
2020, tầm nhìn 2030.
3.2. Nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch
- Phân tích đánh giá toàn diện các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, thực trạng phát triển văn hóa, thể dục thể thao của tỉnh đến hết 2014
(một số lĩnh vực cập nhật đến tháng 6/2015).

- Xác định quan điểm và mục tiêu, dự báo các chỉ tiêu, các phương án phát
triển lĩnh vực văn hóa và thể dục thể thao của tỉnh trên cơ sở chiến lược phát triển
văn hóa Việt Nam và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng các định hướng quy hoạch các lĩnh vực văn hóa và thể dục thể thao.
- Xây dựng định hướng quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.
- Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm, tính toán cân đối
5


nguồn vốn theo từng giai đoạn tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách, các giải pháp quản lý và thực hiện
quy hoạch.
II. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Những căn cứ chung
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII (1998); Kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10
khoá IX (2004); và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011).
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI (2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước.
- Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII (2015) và
Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh (2014) thực hiện Nghị quyết số
33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước” .
- Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đến 2010 và Văn bản
số 7689 BKH/CLPT ngày 06/01/1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về
nội dung, quy trình xây dựng và tổ chức phê duyệt các quy hoạch phát triển kinh
tế-xã hội và quy hoạch ngành đến năm 2010.
- Nghị định số 43NĐ/CP của Chính phủ ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy
mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.
- Nghị quyết số 53/2006/NQ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
- Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa
đổi bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; và Thông
6


tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/10/2-13 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực
hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của
tỉnh đến 2050” được Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1786/QĐ-TTg
ngày 27/11/2012.
- Quy hoạch tổng thể phát triển Giao thông vận tải đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đến
năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (20112015) của tỉnh Hà Tĩnh.
- Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Tĩnh đến năm 2020.
2. Các căn cứ xây dựng Quy hoạch lĩnh vực văn hóa
- Luật Điện ảnh sửa đổi, bổ sung của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5
ngày 18 tháng 06 năm 2009.
- Luật Di sản Văn hoá sửa đổi, bổ sung của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5
ngày 18 tháng 6 năm 2009.

- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5
ngày 19 tháng 6 năm 2009.
- Pháp lệnh Thư viện số: 31/2000PL - UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội ngày 28 tháng 12 năm 2000.
- Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 629/QĐ-Ttg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030.
- Quyết định 215/QĐ-Ttg ngày 6/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm
2020.
- Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng
BVHTTDL ban hành kế hoạch thực hiện “Chiến lược và Quy hoạch phát triển
Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

7


- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa và
khu thể thao thôn.
- Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch.
3. Các căn cứ xây dựng Quy hoạch lĩnh vực thể thao
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước
phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020.
- Luật Thể dục, Thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội

nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 và Lệnh số
22/2006/L-CTN ngày 12/12/2006 về việc công bố Luật thể dục, thể thao.
- Nghị định 112/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 về quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao.
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 16/1/2013 về Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW
- Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020.
- Quyết định số 1354/QĐ-BVHTTDL ngày 10/4/2013 về kế hoạch hành
động của BVHTTDL thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 16/1/2013.
III. CÁC NGUYÊN TẮC, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT CẤU QUY
HOẠCH
1. Các nguyên tắc xây dựng Quy hoạch
Quy hoạch phát triển sự nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Tính định hướng: Quy hoạch phải xác định được quan điểm, mục tiêu phát
triển; đưa ra phương án, chỉ tiêu phát triển cho từng lĩnh vực, đồng thời đưa ra hệ
thống giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện các chỉ tiêu, phương án này.
- Tính dự báo: Quy hoạch dự báo được xu thế phát triển của văn hoá, thể
thao của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 dựa trên sự phân tích các yếu tố tác
động đến các xu thế phát triển để đưa ra các định hướng, mục tiêu và giải pháp để
phát triển văn hoá, thể thao.
- Tính đồng bộ: Quy hoạch phải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, với quy hoạch các ngành, các lĩnh vực khác của
tỉnh và với chiến lược phát triển văn hoá cả nước.
8


- Tính khả thi: Các chỉ tiêu đề ra của Quy hoạch phải phù hợp với điều kiện
cụ thể và các đặc trưng riêng của tỉnh, của từng khu vực trong tỉnh, phù hợp với

thực tiễn và quá trình phát triển của tỉnh đến năm 2020; Ưu tiên có trọng điểm một
số nội dung phát triển văn hoá, thể thao; Có sức thu hút các thành phần kinh tế
tham gia phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao, và huy động tối đa các nguồn lực
hiện có cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao.
2. Phạm vi lập Quy hoạch, các phương pháp và kết cấu của Quy hoạch
Về không gian: Không gian nghiên cứu lập quy hoạch được xác định là tỉnh
Hà Tĩnh, có diện tích là 5997 km2, chiếm khoảng 1,8% diện tích cả nước và có dân
số là hơn 1,23 triệu người, chiếm 1,4% dân số cả nước.
Về thời gian: Hiện trạng phát triển được phân tích, đánh giá đến 2014 (giai
đoạn 2010-2014). Định hướng đến 2020 và tầm nhìn quy hoạch đến 2030.
Về đối tượng nghiên cứu: Phạm vi đối tượng nghiên cứu của quy hoạch tập
trung nghiên cứu 2 lĩnh vực chính, cụ thể: (1) Lĩnh vực Văn hóa, gồm: Tổ chức bộ
máy, đội ngũ cán bộ và các thiết chế của ngành, như: Bảo tàng và di sản văn hóa,
thư viện, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, văn hóa cơ sở, lĩnh vực gia đình và các
yếu tố khác liên quan. (2) Lĩnh vực Thể dục thể thao, gồm: thể dục thể thao quần
chúng, giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, thể dục thể thao trong lực
lượng vũ trang, thể thao thành tích cao, mạng lưới cơ sở vật chất thể dục thể thao,
và các yếu tố khác liên quan.
Các phương pháp lập Quy hoạch: Quy hoạch được xây dựng dựa trên việc
sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: Phương pháp thu thập tài liệu sẵn có;
Phương pháp phân tích thống kê; Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; Phương
pháp dự báo, chuyên gia; - Phương pháp bản đồ.
Kết cấu của Quy hoạch: gồm 4 phần nội dung chính: Phần Mở đầu; Phần 1:
Tổng quan các yếu tố, điều kiện và thực trạng phát triển ngành văn hóa, thể thao
Hà Tĩnh đến năm 2015; Phần 2: Nội dung Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể
thao Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Phần 3: Giải pháp và Tổ chức thực
hiện.

9



PHẦN 1
TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO HÀ TĨNH
ĐẾN NĂM 2014
I. TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ, ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
1. Điều kiện địa lý, tự nhiên1
Vị trí địa lý: Hà Tĩnh thuộc duyên hải Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích
5.997 km2, chiếm 1,8% diện tích cả nước. Phía Bắc Hà Tĩnh giáp tỉnh Nghệ An,
phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào và phía Đông giáp biển Đông (137 km bờ biển). Nhìn chung, tỉnh Hà Tĩnh có
vị trí thuận lợi cho việc phát triển hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực văn hóa nghệ
thuật, thể thao với các địa phương trong nước và quốc tế. Trong tương lai, việc
phát triển khu vực hành lang Đông – Tây của lưu vực sông Mê Kông sẽ mở ra cho
Hà Tĩnh cơ hội hội nhập rộng lớn hơn về lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Điều kiện tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 5.997 km 2. Đất
đai ở Hà Tĩnh chủ yếu sử dụng cho mục đích lâm nghiệp (59%) và nông nghiệp
(21%). Đất chưa sử dụng chiếm 6% tổng diện tích đất tự nhiên. Hà Tĩnh có địa
hình đa dạng, thấp dần từ phía Tây sang phía Đông, có thể chia làm 4 vùng: vùng
miền núi (78,8%), vùng trung du (5%), vùng đồng bằng (9,3%), và vùng ven biển
(6,9%). Khí hậu của Hà Tĩnh tương đối khắc nghiệt, như: mưa kéo dài, bão, lũ lụt,
những đợt lạnh, và gió Lào khô nóng. Hà Tĩnh dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tái
diễn và trong tương lai có thể là khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hệ
thống sông ngòi tự nhiên dài khoảng 400km với 4 lưu vực sông chính là: sông La,
sông Cửa Sót, sông Cửa Khẩu và sông Cửa Nhượng. Bên cạnh đó, tỉnh còn có 2 hồ
lớn là: hồ Kẻ Gỗ và hồ Sông Rác. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh tạo
ra một số thuận lợi và thách thức đối với việc phát triển sự nghiệp văn hóa, thể
thao. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ gây khó khăn và làm hạn chế đến các hoạt
động văn hóa, thể thao nói chung. Điều kiện địa hình đa dạng và chủ yếu là vùng
miền núi – trung du vừa gây khó khăn vừa làm mất cân đối trong phát triển sự

nghiệp văn hóa, thể thao giữa vùng miền núi – trung du so với vùng đồng bằng –
ven biển. Điều kiện tự nhiên cũng đặt ra nhu cầu xây dựng những mô hình hoạt
động văn hóa khác nhau phù hợp với từng vùng.

1

Tổng hợp theo báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050”
(2013).

10


2. Cơ sở hạ tầng2
Hệ thống giao thông: Về đường bộ, Hà Tĩnh có trên 17.179 km, bao gồm: 7
tuyến đường quốc lộ dài 492,3 km; 10 tuyến tỉnh lộ dài 357,53 km do tỉnh quản lý;
143 km đường đô thị; và trên 16.000 km đường giao thông nông thôn, gồm: 1.500
km đường cấp huyện, 2.000 km đường trục liên xã, 3.000 km đường liên thôn,
4.600 km đường ngõ/xóm, và 5.000 km đường nội đồng. Mật độ trung bình đạt 1,5
km/km2, cao hơn mức bình quân cả nước. Về đường sắt, đường sắt Bắc – Nam đi
qua phía Tây của tỉnh dài 71 km với 8 ga. Về đường sông, tỉnh Hà Tĩnh có 9 tuyến
đường sông với tổng chiều dài tuyến trên 400 km. Nhìn chung, hệ thống giao thông
hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành văn hóa, thể thao. Trong
tương lai, hệ thống giao thông mới được quy hoạch và nâng cấp (5 tuyến đường
hướng Bắc – Nam và 4 tuyến đường hướng Đông – Tây, cảng nước sâu Sơn
Dương, Vũng Áng sẽ gia tăng khả năng kết nối giữa các vùng trong nội tỉnh, cũng
như kết nối với khu vực Bắc Trung Bộ, với quốc tế) là cơ sở quan trọng để phát
triển hơn nữa sự nghiệp văn hóa, thể thao, và mở rộng nhu cầu giao lưu, hợp tác và
phát triển văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao với khu vực và quốc tế.
Hệ thống bưu chính, viễn thông: Hà Tĩnh hiện có tổng số 58 cơ sở bưu điện,
gồm: 1 bưu điện trung tâm, 11 bưu điện huyện và đài phát thanh, 46 bưu điện khu

vực, và 100% số xã có đài truyền thanh và điểm “bưu điện văn hóa”, với mật độ
điện thoại đạt 85 máy/100 dân. Ngoài ra, số thuê bao Internet hiện đạt trên 55.000
thuê bao. Nhìn chung, Hà Tĩnh hiện có hệ thống cơ sở vật chất ngành bưu chính,
viễn thông khá tốt, là điều kiện tốt cho các hoạt động văn hóa thể thao.
Hệ thống lưới điện và cung cấp điện: Hệ thống cung cấp điện và lưới điện
của Hà Tĩnh hiện nay khá tốt. Tỉnh hiện có 5 trạm biến áp với tổng công suất là
236 MVA. Hệ thống lưới điện gồm: Tỉnh có các lưới 6, 10, 22, 35 KV với tổng
chiều dài 2.300 km; 9 trạm trung gian; 1.900 trạm phân phối khu vực; lưới hạ thế
có tổng chiều dài 5.500 km. Đến nay, Hà Tĩnh có trên 99,9% tổng số hộ gia đình sử
dụng lưới điện quốc gia, cao hơn mức bình quân của cả nước, 100% số xã được
hòa lưới điện quốc gia. Với hệ thống cung cấp điện và lưới điện hiện tại, và kế
hoạch phát triển nguồn điện sắp tới, Hà Tỉnh đủ khả năng đáp ứng nguồn điện cho
nhu cầu phát triển của văn hóa, thể thao sắp tới.
3. Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội3
Phát triển kinh tế: Trong giai đoạn 2010-6/2015, Hà Tĩnh đạt được nhiều
thành tựu trong phát triển kinh tế. Tăng trường GDP bình quân đạt cao hơn mức
bình quân cả nước (năm 2014 đạt 26,5%), thu ngân sách tăng nhanh, bước đầu đa
dạng hóa nền kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, và tăng dần tỷ trọng
2

Tổng hợp theo báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050”
(2013); Báo cáo “Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; phương hướng nhiệm vụ
6 tháng cuối năm 2015”.
3
Tổng hợp theo: “Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh” các năm 2010-14; Báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050” (2013); Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình
2012”; Báo cáo “Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013 – các kết quả chủ yếu”.

11



ngành công nghiệp và dịch vụ. Theo tính toán sơ bộ, GDP bình quân đầu người
hiện đạt 42 triệu đồng. Tốc độ phát triển kinh tế chuyển nhanh sang công nghiệp và
dịch vụ sẽ tạo ra nhu cầu mới cho lĩnh vực văn hóa, thể thao. Chẳng hạn, việc hình
thành các khu công nghiệp sẽ kéo theo đó là nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng về
văn hóa, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu của cư dân mới trong khu công nghiệp.
Dân số và nguồn lao động: Dân số toàn tỉnh là 1,23 triệu người, chiếm
khoảng 1,4% dân số cả nước. Mật độ dân số là 205 người/km 2, thấp hơn mức bình
quân của cả nước là 263 người/km2. 84% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn.
Hà Tĩnh có lực lượng lao động khá dồi dào, với trên 700.000 người, chiếm khoảng
54% tổng dân số tỉnh. Lực lượng lao động hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực
nông - lâm - ngư nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế Hà Tĩnh đang trong quá trình
chuyển đổi, đa dạng hóa nên lực lượng lao động có xu hướng chuyển dần từ khu
vực nông - lâm - ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ.
Giáo dục, đào tạo: Về giáo dục phổ thông, Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành mục
tiêu quốc gia về giáo dục tiểu học và THCS. Tỷ lệ người trên 15 tuổi biết chữ là
trên 97%, cao hơn mức bình quân cả nước (94%). Về giáo dục sau THPT, tỉnh hiện
có 7 cơ sở, gồm: 1 trường Đại học với trên 6.700 sinh viên (trong đó có gần 1.000
sinh viên quốc tế); 4 trường Cao đẳng với trên 1.500 học sinh; và 2 trường Trung
cấp. 12% dân số ở độ tuổi 19-22 hiện đang học đại học, cao đẳng.
Y tế và chăm sóc sức khỏe: Hà Tĩnh có gần 500 cơ sở y tế trải đều khắp 3
tuyến tỉnh/huyện/xã, với tỷ lệ giường bệnh đạt 1,92 giường/1.000 dân, và hơn
3.700 cán bộ, trong đó, tỉ lệ bác sỹ đạt 0,71/1.000 dân; y sỹ là 0,98; y tá là 0,94.
Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc y tế không cao do 80% cơ sở y tế chỉ cung cấp các
dịch vụ y tế đơn giản, và thiếu đội ngũ nhân viên y tế, bác sỹ cũng như kỹ thuật
viên trình độ cao.
Thực hiện chính sách xã hội, mức sống hộ gia đình: Hà Tĩnh đạt nhiều thành
tựu trong công tác giảm tỷ lệ nghèo đói: Năm 2010, tỷ lệ nghèo của tỉnh là 23%,
đến 6/2015, giảm xuống còn 6,7% và hộ cận nghèo là 9,54%. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 45%. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 11,6%. Tỷ lệ người

tham gia bảo hiểm y tế đạt 65%, và 78% đối tượng thuộc hộ cận nghèo được cấp
thẻ bảo hiểm y tế. Diện tích nhà ở bình quân đạt 21,3m 2/1 nhân khẩu, cao hơn mức
bình quân cả nước (19,4m2). 85% dân số thành thị và gần 70% người dân ở khu
vực nông thôn có đủ nước sạch sinh hoạt.
4. Truyền thống lịch sử văn hoá
Trong quá trình hình thành và phát triển, Hà Tĩnh được biết đến là “đất khoa
bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, là nơi đã sản sinh ra nhiều thế hệ danh nhân; là
mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng.

12


Các kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ,... khẳng
định: Cách đây hàng ngàn năm, Hà Tĩnh là nơi quần tụ của các cư dân tiền sử với
tư cách là một trung tâm lớn thời tiền văn hóa Đông Sơn.
Với vai trò là “phiên trấn”, “phên dậu”, mảnh đất Hà Tĩnh gắn liền với
những dấu ấn, sự kiện trọng đại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, là quê
hương của hoàng đế Mai Thúc Loan; là đại bản doanh, là căn cứ địa vững chắc của
khởi nghĩa Lam Sơn; là nơi dừng chân trên đường tiến quân ra Bắc của Quang
Trung Nguyễn Huệ; là đại bản doanh khởi nghĩa của chí sỹ Phan Đình Phùng; là
quê hương của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc diễn tập đầu tiên của cách mạng
tháng 8/1945; Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều người con
Hà Tĩnh đã chiến đấu, hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Hà Tĩnh còn là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ
mà xét về trầm tích văn hoá của giống nòi qua các thời đại ở từng vùng và cả đất
nước. Thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sỹ, danh nhân văn
hoá, từ 3 Trạng nguyên thời nhà Trần, 148 vị đại khoa thời nhà Nguyễn, đến những
tên tuổi nổi danh đất nước: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Huy Tự, Phan
Huy Ích, La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Lê Hữu Trác, Phan Đình Phùng, Trần Phú,
Hà Huy Tập, Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu,

Huy Cận...
Là nơi hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau, Hà Tĩnh có
những di sản văn hoá vật thể tiêu biểu và độc đáo. Hiện Hà Tĩnh có 2 di tích quốc
gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia và 375 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có
nhiều di sản văn hoá phi vật thể, trong đó có các di sản tiêu biểu và đặc sắc như:
hát Ca Trù, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, những làng nghề truyền thống tồn tại và
phát triển hàng trăm năm, nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, nhiều loại hình văn
nghệ dân gian đặc sắc, tri thức dân gian phong phú,... Đặc biệt, Dân ca Ví, giặm
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và
Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội, nhiều
giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phục hồi. Hiện tượng này khẳng định
những giá trị và khía cạnh đặc sắc của di sản văn hóa truyền thống đối với xã hội
hiện nay. Những giá trị văn hóa truyền thống này không những làm phong phú đời
sống văn hóa xã hội, mà còn là những nhân tố tích cực trong xây dựng đời sống
văn hóa mới, văn hóa gia đình – cộng đồng, xây dựng môi trường xã hội lành
mạnh.
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO
1. Những kết quả đạt được
Tổ chức bộ máy ngành cơ bản được kiện toàn và chia thành 3 cấp: tỉnh,
huyện/thành phố/thị xã (gọi chung là cấp huyện) và xã/phường/thị trấn (gọi chung
13


là cấp xã). Ở từng cấp, bộ máy tổ chức ngành bao gồm: cơ quan quản lý Nhà nước
và các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao. Ở cấp tỉnh: đơn vị quản lý Nhà nước là
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các đơn vị sự nghiệp văn hóa gồm có: Bảo tàng
tỉnh; Thư viện tỉnh; Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh; Trung tâm Quảng bá Xúc
tiến Văn hóa Du lịch; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống; Ban Quản lý Di tích Trần
Phú; Ban Quản lý Di tích Nguyễn Du; Ban quản lý Di tích Hà Huy Tập; Ban Quản

lý Dự án công trình xây dựng. Các đơn vị sự nghiệp thể thao có: Trung tâm Thể
dục Thể thao. Ở cấp huyện: Đơn vị quản lý Nhà nước là Phòng Văn hóa – Thông
tin, và đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch,
trong đó kiêm nhiệm cả hoạt động Thư viện, Thể thao, Thông tin tuyên truyền. Ở
cấp xã: Đơn vị chuyên trách là Ban Văn hóa – Xã hội. 80% số xã có thiết chế Nhà
văn hóa là đơn vị tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.
Đội ngũ cán bộ cơ bản được kiện toàn về số lượng và chất lượng. Số cán bộ
văn hóa, thể thao hiện là 693 người, trong đó cấp tỉnh là 241 người, cấp huyện 190
người và cấp xã 262 người. Về chất lượng, số cán bộ có trình độ chuyên môn và
tuổi còn trẻ chiếm đa số. Cụ thể, về lĩnh vực văn hóa, ở cấp tỉnh có 58%, cấp huyện
có 72 %, và cấp xã có 39% cán bộ có trình độ chuyên môn đào tạo ở bậc Đại học,
Cao đẳng trở lên. Về lĩnh vực thể thao, ở cấp tỉnh có 72% và cấp huyện có 65%
cán bộ có trình độ chuyên môn đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng trở lên. [Xem chi
tiết ở bảng 1, Phụ lục]
Hoạt động bảo tàng, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Về sưu tầm, đã
sưu tầm mới gần 8.000 tài liệu hiện vật, đáng kể có 1.100 sắc phong thời Lê –
Nguyễn. Về hoạt động trưng bày lưu động của Bảo tàng bình quân đạt gần 11.000
lượt tham quan/năm và đạt 80 lượt tham quan/1.000 dân. Về công tác di tích, bảo
tồn: có 2 di sản văn hóa thế giới, 15 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2
“di tích quốc gia gia cấp đặc biệt” 4), và lập 284 hồ sơ di tích cấp tỉnh cho. Hiện
toàn tỉnh có 74 di tích cấp quốc gia, 375 di tích cấp tỉnh. [Xem thêm chi tiết ở bảng
2 và bảng 3, Phụ lục].
Hoạt động thư viện: Thư viện tỉnh đã bổ sung 10.000 bản sách và 286 tên
báo, tạp chí các loại/năm (tổng số bản sách đạt 230.000 cuốn); Cấp mới, đổi
15.000 thẻ bạn đọc, phục vụ 19.000 lượt bạn đọc, với 58.500 lượt luân chuyển tài
liệu; Luân chuyển về cơ sở 66.000 lượt tài liệu, và phục vụ khoảng 59.000 lượt bạn
đọc. Hệ thống thư viện huyện bình quân có trên 7.000 tài liệu/phòng thư viện; cấp,
đổi thẻ thư viện đạt trên 270 thẻ/thư viện/năm; và phục vụ gần 6.500 lượt bạn
đọc/thư viện/năm. [Xem thêm chi tiết ở bảng 4, 5 và 6, Phụ lục].
Nghệ thuật biểu diễn: Tỉ lệ người xem biểu diễn nghệ thuật của Hà Tĩnh ở

mức thấp, bình quân đạt 65 lượt xem/1.000 người. Hoạt động hợp tác, giao lưu văn
hóa trong và ngoài nước được duy trì đều đặn. Nhà hát tham gia biểu diễn ở 12
chương trình, liên hoan giao lưu văn hóa nghệ thuật ở trong nước và 6 chương
4

Di tích lịch sử khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) và Di tích lịch sử đường Trường Sơn –
đường Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh).

14


trình giao lưu văn hóa văn nghệ với nước ngoài (Lào và Thái Lan). [Xem chi tiết ở
bảng 7 và bảng 8, Phụ lục].
Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Hà Tĩnh giành được nhiều thành tựu trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật. Về Mỹ thuật, có 4 giải thưởng của hội Mỹ thuật Việt Nam, và
tổng số 17 giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Du. Về Nhiếp ảnh, có 3 giải
thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, 18
giải thưởng của hội Nhiếp ảnh Việt Nam, và tổng số 14 giải thưởng Văn học nghệ
thuật Nguyễn Du. [Xem chi tiết ở bảng 9, Phụ lục]
Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh: Về tuyên truyền, cổ động và triển lãm:
bình quân thay đổi nội dung gần 2.300 m2/năm tranh, pa-nô, áp phích tuyên truyền,
cổ động; 100 buổi tuyên truyền lưu động/năm và 100.000 lượt người xem/năm).
Về văn nghệ quần chúng, bình quân tổ chức 1 cuộc liên hoan nghệ thuật quần
chúng toàn tỉnh/năm, 12 buổi dạ hội/năm cho các câu lạc bộ nghệ thuật. Về chiếu
phim: bình quân đạt 275 buổi chiếu/năm, và thu hút 16.000 lượt xem/năm. Về hợp
tác, giao lưu văn hóa, Trung tâm đã tham gia biểu diễn nghệ thuật ở 11 chương
trình, liên hoan Nghệ thuật quần chúng toàn quốc, khu vực và 6 chương trình liên
hoan Thông tin lưu động toàn quốc và khu vực. [Xem thêm chi tiết ở bảng 10, Phụ lục].
Hệ thống Trung tâm VH-TT huyện: Về thông tin tuyên truyền và biểu diễn
nghệ thuật: hệ thống Trung tâm VH-TT cấp huyện đã thực hiện thay đổi nội dung

bình quân đạt trên 4.700 m2/năm và đạt 390 m2/huyện/năm cụm tranh, pa-nô, áp
phích tuyên truyền, cổ động các loại; thực hiện bình quân đạt 105 buổi thông tin
lưu động/năm và đạt 9 buổi/huyện/năm; và bình quân đạt 100 buổi biểu diễn nghệ
thuật/năm, và đạt 8 buổi/huyện/năm. Về chiếu bóng lưu động: 4 đội chiếu bóng lưu
động thực hiện bình quân đạt 210 buổi chiếu/năm, và thu hút 50.000 lượt
xem/năm. [Xem thêm chi tiết ở bảng 11, Phụ lục].
Hoạt động văn hóa cơ sở: Về cấp xã, 209/262 xã có Nhà văn hóa, đạt 79,7%
(trong đó có 48% Nhà văn hóa đạt chuẩn). Ngoài ra, 110 nhà văn hóa có đủ bộ âm
thanh, ánh sáng (đạt 42%), 243 xã có trạm truyền thanh (đạt 93%) và 231 điểm bưu
điện văn hóa xã (đạt 88%). Về cấp thôn, có 2.078/2.146 thôn có nhà văn hóa, đạt
96,8% số (trong đó có 31% nhà văn hóa đạt chuẩn) và gần 100% số nhà văn hóa
thôn có người phụ trách hoạt động. Bình quân một đơn vị cấp xã của Hà Tĩnh có 1
đội văn nghệ quần chúng. Ở cấp thôn làng, số đội văn nghệ là trên 990 đội, số câu
lạc bộ văn hóa là trên 890 câu lạc bộ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Chất lượng
phong trào ngày càng được nâng cao, phát huy giá trị văn hoá truyền thống và
chuẩn mực đạo đức trong đời sống người dân. Năm 2014, có 283.323/357.384 gia
đình văn hóa, đạt tỷ lệ 79,23%. Phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa tạo sự
chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, chất lượng phong trào ngày càng được
nâng cao khi kết hợp các tiêu chí văn hoá với phong trào xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, toàn tỉnh có 1.135/2.146 thôn, tổ dân phố văn hóa, đạt tỷ lệ 53%. Về Lĩnh
vực gia đình được củng cố với nhiều mô hình, phong trào hiệu quả ở cơ sở, như:
15


tuyên truyền thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; tổ chức thi tìm hiểu về
Luật phòng chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới; nhân rộng và nâng cao
chất lượng các mô hình can thiệp phòng chống bạo lực; tuyên truyền về Ngày Gia
đình Việt Nam (28/6);…
Cơ sở vật chất cho phát triển TDTT: Quỹ đất dành cho TDTT dành cho hoạt

động TDTT là 605,574 ha, bình quân đạt 5 m2/người. Ở cấp tỉnh có 22 công trình
phục vụ cho công tác tập luyện và thi đấu, gồm có: 3 nhà tập luyện đa năng, 7 nhà
tập luyện và thi đấu, và 22 sân quần vợt. Ở cấp huyện, 10 huyện có sân vận động
(SVĐ) với mặt sân đơn giản; 37 sân bóng chuyền; 53 sân cầu lông; 15 sân quần
vợt. Ở cấp xã, thôn: Hệ thống cơ sở vật chất TDTT tương đối lớn với nhiều loại
hình khác nhau, gồm có: 1307 sân bóng đá, bình quân đạt 5 sân/xã; 1535 sân bóng
chuyền, bình quân đạt 5,8 sân/xã; 630 sân cầu lông có mái che; 715 bàn bóng bàn;
và nhiều thiết chế thể thao khác.
TDTT cho mọi người phát triển cả về quy mô và chất lượng, thu hút đông
đảo người dân tham gia tập luyện. Nhiều chỉ tiêu về TDTT cho mọi người đã đạt
và vượt so với chỉ tiêu đặt ra trong giai đoạn 2006-2014. [Xem chi tiết ở bảng 13,
Phụ lục]
Thể thao thành tích cao: Ngành tập trung đầu tư vào một số môn tỉnh có thế
mạnh, như: Pencak Silat, Karatedo, Đua thuyền, Điền kinh,... và đạt được nhiều
thành tích tại các giải quốc gia, quốc tế. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI
(2010), xếp hạng 28/64 tỉnh, thành phố, giành 21 huy chương (7 vàng, 8 bạc, 6
đồng). Đại hội VII (2014), xếp hạng 25/64 tỉnh, thành phố, giành 21 huy chương (6
vàng, 6 bạc, 9 đồng). Năm 2015, đội bóng chuyền nam được thăng hạng đội mạnh
quốc gia. Ở các giải khu vực và quốc tế, năm 2014, đạt 6 huy chương các loại,
trong đó có: 2 vàng, 1 bạc, 5 đồng. Số lượt vận động viên hàng năm được phong
đẳng cấp Kiện tướng là 15-20, và số vận động viên cấp I là 35-45. [Xem chi tiết ở
bảng 13, Phụ lục].
Ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao: Về lĩnh vực văn hóa,
giai đoạn 2010-2014 đạt gần 470 tỷ đồng, bình quân đạt 94 tỷ đồng/năm. Mức chi
này hiện khá thấp, đạt 0,86% tổng chi ngân sách tỉnh. Về lĩnh vực thể thao, ngân
sách phát triển sự nghiệp TDTT năm 2014 đạt 24,4 tỷ đồng, chiếm 0,19% ngân
sách tỉnh. Ngân sách sự nghiệp TDTT giai đoạn 2010-2014 tuy có tăng, nhưng
chưa đáp ứng với mục tiêu phát triển ngành. [Xem thêm chi tiết ở bảng 14, Phụ lục]
2. Những hạn chế, thách thức
Tổ chức bộ máy ngành hiện nay còn một số bất cập và chưa thực sự hỗ trợ

tốt cho các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở.
Đội ngũ cán bộ: Thiếu cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao (mới
có 17 người có trình độ sau đại học, chiếm 2,5%); Số cán bộ có trình độ ở bậc
Trung cấp còn nhiều, chiếm 45%. Thiếu cán bộ ở một số hoạt động, lĩnh vực quan
16


trọng của ngành (Bảo tàng, Nghệ thuật biểu diễn, Sáng tác, nghiên cứu Hán Nôm).
Ở cấp xã, thôn, khối lượng công việc nhiều trong khi thiếu cán bộ văn hóa hoặc
phải hoạt động kiêm nhiệm.
Về công tác bảo tàng, bảo tồn: Với công tác bảo tàng: Ít tư liệu hiện vật quí
hiếm, có giá trị; Cơ sở vật chất chưa đáp ứng hoạt động chuyên môn của Bảo tàng
(chưa có nhà trưng bày, nhà bảo quản hiện vật, thiếu phòng làm việc); Thiếu cán
bộ chuyên môn trình độ cao; Ngân sách dành cho các hoạt động chuyên môn còn
ít, hiện đạt 400 triệu đồng/năm. Với công tác bảo tồn, số cán bộ làm công tác bảo
tồn còn ít; Ngân sách văn hóa dành cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích còn hạn
chế, bình quân đạt gần 10 tỷ đồng/năm.
Về hoạt động thư viện: Hệ thống thư viện cấp xã còn thiếu: 71% nhà văn hó
xã chưa có thiết chế phòng thư viện. Ngân sách hoạt động hàng năm của hệ thống
thư viện cấp huyện còn thấp, bình quân đạt 7-15 triệu đồng/phòng thư viện. Trình
độ chuyên môn của cán bộ thư viện cấp huyện, xã và cơ sở còn yếu, đa phần chưa
được đào tạo nghiệp vụ thư viện.
Về nghệ thuật biểu diễn: Cơ sở vật chất của Nhà hát còn thiếu và xuống cấp
(chưa có nhà hát; 2 nhà tập cũ; các trang thiết bị phục vụ cũ và thiếu đồng bộ); Số
cán bộ lớn tuổi chiếm số lượng lớn (67%); Mảng Sân khấu ca kịch gặp nhiều khó
khăn, chưa hiệu quả trong hoạt động.
Về Mỹ thuật và Nhiếp ảnh: Số lượng hội viên Mỹ thuật và Nhiếp ảnh của
tỉnh không nhiều, tương ứng là 18 và 26 người. Điều kiện trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động sáng tác còn thiếu và lạc hậu.
Về văn hóa cơ sở: Hệ thống thiết chế văn hóa đa phần là cũ, lạc hậu. Ở cấp

huyện, có 6 Nhà Văn hóa cũ, xuống cấp. 20% số xã chưa có Nhà Văn hóa. Trong
tổng số 200 Nhà Văn hóa cấp xã, tỷ lệ Nhà Văn hóa chưa đạt chuẩn chiếm 66%. Ở
cấp thôn, số nhà văn hóa chưa đạt chuẩn chiếm 69%; Chưa đảm bảo nguồn cán bộ
phụ trách hoạt động của hệ thống văn hóa cơ sở; 40% số nhà văn hóa cấp xã chưa
có người phụ trách, và hoạt động của nhà văn hóa thôn là do cán bộ kiêm nhiệm
phụ trách. Các hoạt động của hệ thống thiết chế nhà văn hóa xã và thôn còn nhiều
hạn chế, chưa có nguồn quỹ dành cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ do đó chưa
thực sự khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa đã xây dựng.
Cơ sở vật chất cho phát triển TDTT đa phần đã lạc hậu và xuống cấp. Ở cấp
tỉnh, các công trình thể thao không đảm bảo cho công tác đào tạo, và tổ chức, đăng
cai các giải TDTT quốc gia. Ở cấp huyện, các công trình TDTT không đảm bảo,
ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tập luyện TDTT của người dân cũng như công tác tổ
chức thi đấu và đào tạo vận động viên cho huyện, tỉnh. Ở cấp xã, thôn, các công
trình TDTT chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định và chưa được thể chế hoá đồng bộ,
chủ yếu vẫn là sân tập luyện TDTT là chính, làm hạn chế nhu cầu tập luyện TDTT
của người dân.
17


TDTT cho mọi người phát triển chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành
phố, trung tâm các huyện, doanh nghiệp. Nội dung thể thao giải trí còn chưa được
chú trọng.
Thể thao thành tích cao chưa được đầu tư đúng mức, số lượng nội dung và
môn thể thao đào tạo còn ít. Hệ thống đào tạo vận động viên trẻ chưa chuyên
nghiệp. Thiếu thiết bị khoa học kỹ thuật để áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
hiện đại vào công tác tuyển chọn, huấn luyện thể thao thành tích cao.
3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
Việc đánh giá đúng vai trò, vị trí của văn hóa, thể thao (trong các văn kiện
của Đảng, các chính sách của Nhà nước, của Tỉnh) có tác động lớn đến những
thành tựu của ngành văn hóa, thể thao Hà Tĩnh, như: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa

là động lực của phát triển; Tăng cường đầu tư cho văn hóa, thể thao; chủ trương xã
hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao;… Nỗ lực của ngành trong phát triển sự
nghiệp văn hóa, thể thao của tỉnh các năm qua cũng tạo ra nhiều kết quả, tiêu biểu
như: phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ, có trình độ; thành tựu
trong công tác bảo tồn di tích; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa các cấp
huyện/xã/thôn; làm tốt công tác xã hội hóa;…
Tuy nhiên, ngành văn hóa chưa khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống
thiết chế văn hóa, nhất là thiết chế văn hóa cấp xã và cấp thôn/tổ dân phố. Hiện
mức động hoạt động của thiết chế Nhà Văn hóa cấp xã, Nhà Văn hóa, hội quán của
thôn/tổ dân phố còn thấp. Do đó, tỉ lệ người dân tham gia vào các hoạt động văn
hóa, văn nghệ không cao và mức thụ hưởng nghệ thuật còn hạn chế. Ngân sách cho
phát triển sự nghiệp văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đầu tư và hoạt động
sự nghiệp của ngành. So với các ngành khác của tỉnh, ngân sách chi cho phát triển
sự nghiệp văn hóa còn thấp, hiện đạt 0,86%.
Cơ sở vật chất TDTT các cấp còn lạc hậu, không đảm bảo cho công tác đào
tạo vận động viên và phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân. Ngân sách
đầu tư cho sự nghiệp TDTT còn thấp so với nhiều tỉnh trong khu vực và toàn quốc.
Nhận thức về các giải pháp kinh tế dịch vụ, xã hội hoá TDTT, về quản lý kinh
doanh TDTT còn hạn chế. Cơ chế chính sách phát triển sự nghiệp TDTT thiếu
đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế. Công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội về
TDTT chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển đa dạng của xã hội và thực tiễn
phát triển phong trào TDTT của từng vùng, địa bàn trong tỉnh.

18


III. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ
1. Bối cảnh phát triển chung của Hà Tĩnh đến 20205
Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng: Về giao thông, dự kiến phát triển 5
trục theo hướng Bắc – Nam và 4 trục theo hướng Đông – Tây nhằm tăng cường

khả năng kết nối trong nội bộ tỉnh, với nước bạn Lào và khu vực. Phát triển 2 tuyến
đường sắt: đường sắt cao tốc Bắc – Nam nối các trung tâm lớn của tỉnh; và đường
sắt quốc tế từ Thakek (Lào) nối với khu kinh tế Vũng Áng. Phát triển cơ sở hạ tầng
ngành điện nhằm phát triển nguồn điện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển
của tỉnh và đóng góp vào điện lưới quốc gia. Như: Nhiệt điện có các nhà máy nhiệt
điện Vũng Áng (tổng công suất dự tính 7200 MW); Hệ thống các thủy điện có tổng
công suất 144 MW (2015); Phát triển năng lượng gió ở các vùng ven biển,…
Định hướng phát triển kinh tế: GDP tăng trưởng đạt mức 15,5% trong giai
đoạn 2016-2020, và năm 2020 đạt 170 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu GDP của nền kinh tế
năm 2020 là: nông nghiệp chiếm 12%, công nghiệp là 57% và dịch vụ là 31%, với
các sản phẩm chủ lực như: thép, điện và dịch vụ cảng biển. GDP bình quân đầu
người năm 2020 đạt 106,3 triệu đồng (gấp hơn 3 lần so với năm 2014).
Dự báo phát triển dân số và đô thị: Theo Quy hoạch, quy mô dân số Hà
Tĩnh đến 2020 là 1,58-1,60 triệu người, và dân số thành thị là 584.000 (chiếm 37%
tổng dân số). Đến 2020, thành phố Hà Tĩnh trở thành đô thị loại II; thị xã Hồng
Lĩnh và thị xã Kỳ Anh trở thành đô thị loại III; và 13 trung tâm đô thị vệ tinh phát
triển thành trung tâm liên huyện cấp V.
Định hướng phát triển xã hội: Đến 2020, đạt mục tiêu phổ cập giáo dục phổ
thông, và 60% lao động được đào tạo nghề. Tỉ lệ bác sĩ đạt 8,5/10.000 dân, và
100% đơn vị y tế cấp xã có bác sĩ. Đến năm 2020, 100% hộ gia đình thành thị và
nông thôn có nước sạch.
Như vậy, những dự báo của “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà
Tĩnh đến 2020, và tầm nhìn đến 2050” cho thấy những đặc trưng cơ bản của Hà
Tĩnh (năm 2020) là: một xã hội phát triển với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ; kinh
tế phát triển mạnh về công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu dân số ổn định với số thị dân
cao (chiếm gần 40% dân số toàn tỉnh); các dịch vụ y tế, giáo dục,.. cũng phát triển
cao;... Những đặc trưng của một xã hội phát triển hiện đại đòi hỏi ngành văn hóa,
thể thao cần xây dựng những mô hình, loại hình sinh hoạt văn hóa, thể thao phù
hợp với nhu cầu của người dân trong bối cảnh mới.


5

Tổng hợp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII (2010); Báo cáo “Quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn của tỉnh đến 2050” (2013).

19


2. Bối cảnh phát triển văn hóa quốc tế và trong nước
2.1. Các xu hướng phát triển của văn hóa quốc tế
Một số xu hướng phát triển chủ đạo của văn hoá thế giới ảnh hưởng đến
chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới nói
chung, và Việt Nam nói riêng, là: Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độ
ngày càng nhanh trên hầu khắp các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội lẫn văn
hóa. Xu hướng gắn văn hoá với phát triển bền vững, xem văn hóa như là một yếu
tố của nền sản xuất. Xem trọng bản sắc văn hoá dân tộc, văn hóa và các giá trị văn
hóa được xem là tài sản, là “sức mạnh mềm” của quốc gia/dân tộc. Phát triển
ngành công nghiệp văn hoá. Sự bùng nổ thông tin và khả năng kết nối không gian
ảo: sự gắn kết giữa thông tin – viễn thông và các thiết bị kết nối mới tạo ra sự bùng
nổ thông tin và tăng khả năng kết nối giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã
hội. Một thị trường tiêu dùng văn hóa rộng lớn, đa dạng và luôn biến đổi nhanh chóng.
Có thể thấy xu hướng xem văn hóa là một yếu tố của nền sản xuất đang ảnh
hưởng mạnh mẽ đến môi trường văn hóa thế giới nói chung và văn hóa Việt Nam
nói riêng. Theo đó, từng quốc gia, từng nền văn hóa đều được xem là một thị
trường tiêu thụ với nhu cầu hết sức đa dạng. Từ đó, một số quốc gia đã tập trung
phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và phổ biến sản phẩm của họ ra thị
trường khu vực và thế giới. Điều này, cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, làm cho đời sống văn hóa của mỗi cá nhân và quốc gia/dân tộc thay đổi với
một nhịp độ nhanh chóng.
2.2. Bối cảnh phát triển văn hóa ở Việt Nam

Song hành với những biến đổi về kinh tế-xã hội là những thay đổi trong đời
sống văn hoá. Đó là việc hình thành thị trường văn hóa nghệ thuật của Việt Nam đã
được đẩy mạnh từ khi đất nước tiến hành đổi mới. Đời sống nhân dân được cải
thiện đã hình thành nên một thị trường tiêu dùng/hưởng thụ văn hóa với nhu cầu
ngày càng lớn. Công nghệ thông tin có những bước phát triển mạnh, bên cạnh các
phương tiện truyền thông quen thuộc đã xuất hiện và phổ biến các phương tiện
truyền thông mới như điện thoại di động, Internet…, đặc biệt Internet đã và đang
trở thành phương tiện quan trọng trong việc truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến từng gia đình, các quan hệ xã
hội, quan hệ cộng đồng đòi hỏi sự đổi mới về công tác quản lý và tổ chức hoạt
động văn hoá; tạo hành lang pháp lý và cải cách hành chính để đảm bảo phát triển
văn hóa đúng định hướng trong cơ chế thị trường.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
cũng tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa-xã hội, tệ nạn xã hội có xu hướng
gia tăng. Sự bất bình đẳng cũng được nhận thấy trong lĩnh vực văn hoá. Chênh lệch
về mức độ hưởng thụ văn hóa là khá rõ rệt giữa nông thôn và đô thị, tình trạng thiệt
20


thòi hơn ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong hưởng thụ văn
hoá. Công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho kết cấu dân cư có bước thay đổi lớn, dẫn
đến những thay đổi về nếp sống, lối sống, tập tục… đòi hỏi phải có những giải
pháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của quê
hương và di sản văn hoá, đồng thời phát triển đời sống văn hóa thích ứng với thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Tỉnh Hà Tĩnh nói chung và ngành văn hóa nói riêng đều nhận thức được vai
trò ngày càng quan trọng của văn hóa trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, nguồn lực dành cho phát triển sự nghiệp văn hóa và cách thức đưa tiềm
năng văn hóa trở thành động lực cho phát triển trong thời gian qua vẫn còn hạn
chế. Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (2014) khẳng định: Văn hóa phải được đặt
ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là quan điểm quan trọng cho giai
đoạn sắp tới. Định hướng phát triển tỉnh Hà Tĩnh nói chung và phát triển sự nghiệp
văn hóa Hà Tĩnh nói riêng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng phải thể hiện xu thế
phát triển này.
3. Bối cảnh phát triển TDTT quốc tế và trong nước
3.1. Dự báo về sự phát triển TDTT quốc tế
TDTT cho mọi người: Về nội dung, TDTT cho mọi người mở rộng những
nội dung thể thao giải trí, thể dục vì sức khoẻ, trong đó có những nội dung trò chơi
giải trí của các dân tộc. Về hình thức, bên cạnh duy trì các hình thức tổ chức phúc
lợi truyền thống, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí, thể
dục vì sức khoẻ ra đời, mở ra thị trường dịch vụ thể thao lớn. TDTT trường học
được đặc biệt coi trọng ở các quốc gia: TDTT trường học sẽ phát triển mạnh mẽ
trong những năm tới theo hướng mở rộng nhu cầu hoạt động vận động, trang bị
kiến thức, kỹ năng để học sinh có thói quen và có vốn hoạt động tích cực suốt đời.
Thể thao thành tích cao: Các quốc gia đều tăng cường đầu tư và coi trọng
thành tích, xếp hạng trong Thế vận hội, trong các Đại hội thể thao khu vực. Tối ưu
hoá phương thức huấn luyện, nhanh chóng nâng cao trình độ của các vận động
viên ưu tú. Thực hiện trao đổi giao lưu nhân tài thể thao (vận động viên xuất sắc,
huấn luyện viên tài năng) trên phạm vi toàn cầu. Mật độ các cuộc thi đấu tăng, tiền
thưởng tăng làm thay đổi quan niệm truyền thống về hệ thống huấn luyện, chu kỳ
huấn luyện. Khoa học công nghệ trở thành nhân tố quan trọng để nâng cao thành
tích thể thao. Thể thao thành tích cao tiếp tục phát triển theo hướng kinh doanh
chuyên nghiệp hoá: Quan niệm thể thao thuần tuý sẽ ngày càng nhanh chóng thay
đổi theo hướng thể thao kinh doanh, thể thao chuyên nghiệp, đặc biệt ở những môn
thể thao có khán giả, có thị trường.

21



3.2. Dự báo về sự phát triển TDTT Việt Nam đến 2020
TDTT cho mọi người: Nội dung TDTT cho mọi người sẽ phát triển phong
phú hơn, đặc biệt là thể thao giải trí. Số người tập TDTT thường xuyên có xu
hướng tăng nhanh, có thể đạt trên 50% dân số. Số người tham gia tiêu dùng các
dịch vụ TDTT có thể đạt khoảng 60-70% dân số. Các cơ sở dịch vụ TDTT tiếp tục
được mở rộng do nhận thức của xã hội đối với TDTT và đời sống người dân được
cải thiện rõ rệt. Chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam bằng
giải pháp dinh dưỡng và TDTT của Chính phủ, TDTT trường học được cải thiện rõ rệt.
Thể thao thành tích cao: Thể thao Việt Nam vẫn có thể đạt thứ hạng 10-12 ở
Châu Á, và thứ hạng 1-3 ở khu vực Đông Nam Á. Nước ta sẽ đăng cai tổ chức một
số Đại hội thể thao quy mô Châu Á, Đông Nam Á và một số cuộc thi đấu quy mô
thế giới ở từng môn thể thao. Các môn thể thao có thế mạnh của nước ta vẫn tiếp
tục phát huy tác dụng tốt, đặc biệt đối với nữ. Hệ thống quản lý tổ chức thể thao
thành tích cao ở nước ta sẽ có sự cải thiện rõ rệt theo hướng phát triển một cách cơ
bản, tập trung hơn, ứng dụng khoa học công nghệ cao, chuẩn bị cho bước phát
triển mới sau năm 2020. Đẩy mạnh xã hội hoá một số môn thể thao thành tích cao
có khán giả, có thị trường, như: Bóng đá, Bóng chuyền, Quần vợt, Cầu lông,...

22


PHẦN 2
NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA,
THỂ THAO HÀ TĨNH ĐẾN 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành Văn hóa
1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây
dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước,

nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia
đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến
yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật là sự nghiệp của toàn dân do
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức,
văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng.
Nâng cao nhận thức hơn nữa trong các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai
trò của văn hóa trong phát triển. Văn hóa là lĩnh vực góp phần vào sự phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý các lĩnh vực văn hoá, đáp ứng
nhu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần phong phú và lành mạnh cho nhân
dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Tăng ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hoá theo mức tăng trưởng kinh tế
của tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hoá, mở rộng các hình thức tổ chức hoạt động văn hoá,
phát triển các hoạt động dịch vụ ngoài nhà nước.
Tăng cường liên kết với các tỉnh lân cận, với các trung tâm văn hóa của cả
nước để tiếp thu những sáng kiến, kinh nghiệm tốt, tổ chức các sự kiện văn hoá,
thể thao và du lịch, quảng bá hình ảnh Hà Tĩnh với cả nước và quốc tế.
1.2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu chung

23


Xây dựng nền văn hóa và con người Hà Tĩnh phát triển toàn diện, hướng đến
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học và
truyền thống văn hóa của quê hương. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh.
Mục tiêu cụ thể
Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam nói chung,
Hà Tĩnh nói riêng; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức,
trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân,
ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm,
trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và
đất nước.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng
thôn, làng, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai
trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm
cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy hoàn thiện nhân cách (cốt cách) và lối sống
nghĩa tình của con người Hà Tĩnh.
Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách và thiết chế văn hóa của Hà Tĩnh bảo
đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh có
Công nghiệp, Nông nghiệp và Dịch vụ phát triển.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống
văn hóa tốt đẹp của Hà Tĩnh; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa các vùng,
miền, văn hóa thế giới làm phong phú thêm các loại hình văn hóa của tỉnh, bắt kịp
sự phát triển của thời đại; tăng cường quảng bá, giới thiệu những tinh hoa văn hóa
của Hà Tĩnh với các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế.
Tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia vào hoạt động sáng
tạo văn hóa của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa
giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng đội ngũ nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật,
văn nghệ sĩ tỉnh nhà ngày càng vững mạnh về số lượng và chất lượng, quan tâm
đến tính cân đối của các chuyên ngành và sự phân bổ ở các vùng miền trong tỉnh.
Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Từ nay đến năm 2020, phấn đấu đạt các mục tiêu: 85% số hộ đạt danh hiệu
“Gia đình văn hoá”; 70% thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá; 90% cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá; 100% số xã, phường, thị trấn xây
dựng hoàn thành Trung tâm Văn hoá - Thể thao hoạt động độc lập; 100% thôn,
bản, tổ dân phố có Nhà văn hoá và Khu thể thao; đạt kết quả thiết thực việc thực
24


hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Bảo tồn và phát huy đạt
hiệu quả các giá trị di sản văn hoá, đặc biệt là Ca Trù và dân ca Ví, Giặm Nghệ
Tĩnh. Phấn đấu 100% di tích lịch sử văn hóa và danh thắng được chống xuống cấp,
50% tu bổ, tôn tạo theo luật di sản. Nâng cao số người tham gia luyện tập thể dục,
thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 33% dân số; số gia đình luyện tập thể dục thể thao
đạt 25% số hộ gia đình toàn tỉnh; xây dựng 980 Câu lạc bộ TDTT; 100% số trường
phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khóa. [Xem thêm
chi tiết ở phụ lục 15]
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Thể dục, Thể thao
2.1. Quan điểm phát triển
Phát triển TDTT Hà Tĩnh mang tính dân tộc, khoa học và nhân dân, góp
phần nâng cao sức khoẻ, phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân.
Phát triển TDTT phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, gắn với
sự phát triển văn hoá, du lịch và sự phát triển TDTT toàn quốc, phát huy tốt sự hợp
tác quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh quốc phòng.
Đầu tư mạnh mẽ hơn cho thể thao thành tích cao Hà Tĩnh, phát triển theo xu
hướng chung của quốc gia, quốc tế.
Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động TDTT dưới sự quản lý thống nhất của nhà
nước, từng bước đưa TDTT thành một loại hình dịch vụ, đảm bảo sự phát triển ổn
định và bền vững.
2.2. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu chung
Thể dục thể thao góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của thế hệ trẻ Hà

Tĩnh. Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng, các môn thể thao dân tộc
và các hoạt động TDTT mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi. Khai
thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian. Tập
trung phát triển những môn thể thao trọng điểm phù hợp với đặc điểm và thể chất
người Hà Tĩnh nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao và từng bước xây
dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp. Phấn đấu TDTT Hà Tĩnh luôn giữ vị trí
tốp đầu trong các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Mục tiêu phát triển TDTT cho mọi người
- Giai đoạn 2015-2017 số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 31-32%;
Giai đoạn 2018- 2020 đạt 32-35%.
25


×