Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển phía đông thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN PHÚ DŨNG

TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
VEN BIỂN PHÍA ĐƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kiến trúc
Mã số

: 8580101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Đà Nẵng – Năm 2018


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tô Văn Hùng

Phản biện 1: TS. NGUYỄN HỒNG NGỌC
Phản biện 2: TS. PHÙNG PHÚ PHONG

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kiến trúc họp tại Trường Đại học Bách khoa vào
ngày 16 tháng 12 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:





 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
 Thư viện Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Bách khoa -
ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đà Nẵng được biết đến là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa
xã hội quan trọng của khu vực Miền Trung Tây Nguyên. Sự đa dạng
về điều kiện tự nhiên núi-sông-biển đã mang lại cho thành phố lợi
thế quan trọng trong tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Xét về
tổng thể, quy hoạch đô thị Đà Nẵng đạt nhiều thành quả đáng khích
lệ: hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo mối liên kết phát triển
khá tốt giữa các hệ thống kinh tế, văn hóa và xã hội. Đặc biệt, với lợi
thế hơn 16 km đường biển cùng với những bãi tắm đẹp nhất hành
tinh đã mở ra cơ hội cho lâu dài cho kinh tế thành phố, nhất là dịch
vụ du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự
phát triển của các lĩnh vực khác. Xét về mặt kinh tế, việc khai thác
dãi đất ven biển như hiện nay cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra,
thu hút đông đảo nhà đầu tư tìm đến, tạo ra hệ thống hạ tầng du lịch
đa dạng và mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế thành phố.
Nhưng xét về góc độ cảnh quan, việc phát triển đô thị trên dựa trên
cơ sở của phân khu chức năng, quản lý trên diện rộng đã dẫn đến tình
trạng thiếu tính hệ thống, thiếu liên kết hài hòa giữa các yếu tố tự
nhiên, yếu tố nhân tạo và các hoạt động của đô thị dựa trên mối quan

hệ tương hỗ, phát triển kinh tế đô thị, bảo vệ môi trường và tạo lập
bản sắc khu vực.
Thực tế cho thấy, quy hoạch và khai thác tuyến đường ven
biển phía Đơng thành phố đã trở thành mối quan tâm cho các nhà
quản lý, là bài học cho các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kiến trúc
đô thị. Nơi đây đã trở thành khu vực có mật độ dịch vụ tập trung cao,
thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngồi nước, đóng vai trị


2
quan trọng trong việc phát triển đô thị Đà Nẵng, phát triển kinh tế
trong những năm gần đây. Tuy vậy, tuyến đường ven biển này khi
hình thành đã làm mất đi một lượng lớn vùng đệm cây xanh chắn gió
bão, bố cục không gian đơn điệu, chưa phát huy hết các yếu tố gợi
mở của biển. Tốc độ phát triển thiếu kiểm soát đã để lại nhiều hệ lụy
lâu dài: ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải sinh hoạt, ùn tắc
giao thơng, xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư và công đồng dân cư...
Kiến trúc cảnh quan ( KTCQ) của các tuyến ven biển tại Đà Nẵng
vẫn cịn dang dở, chưa hồn thiện rõ nét, hiện đang trong tình trạng
xuống cấp, nếu khơng nâng cấp và hồn thiện thì giá trị của tuyến
đường sẽ khơng đạt được như mục tiêu đề ra.
Trước thực trạng nên trên, cần có một giải pháp tổ chức khơng
gian, quản lý và khai thác toàn diện, phát huy lợi thế về điều kiện tự
nhiên phát triển kinh tế, gìn giữ mơi trường, hài hịa lợi ích cộng
đồng và tạo dựng giá trị đặc trưng cho hình ảnh thành phố biển. Do
đó đề tài: “Tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển phía Đơng
thành phố Đà Nẵng” là cấp thiết và mang tính thời sự cao.
Đề tài có một ý nghĩa to lớn, khơng những góp phần nâng cao
hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng không gian,
đảm bảo sự công bằng về quyền lợi của người dân, tạo nên giá trị đặc

trưng cho kiến trúc cảnh quan ven Biển Đơng Đà Nẵng mà cịn góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững đô thị Đà
Nẵng trong tương lai.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích: Nhằm phát triển bền vững khơng gian KTCQ
tuyến ven Biển phía Đơng thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu:


3
- Đánh giá thực trạng từ đó rút ra những tồn tại, bất cập trong
quá trình khai thác, tổ chức KTCQ tuyến ven biển phía Đơng thành
phố hiện nay.
- Xây dựng cơ sở khoa học cho quá trình tổ chức KTCQ tuyến
ven Biển phía Đơng.
- Tạo lập hình thái khơng gian trên cơ sở xác lập mối quan hệ
giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo; tổ chức hoạt động chức năng
cảnh quan, bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng vùng biển, góp phần
nâng cao chất lượng khơng gian sống và đảm bảo quyền lợi của cộng
đồng trong khai thác tài nguyên biển theo đúng quy định pháp luật.
- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở xây dựng quy chế quản lý kiến
trúc cảnh quan ven biển, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy,
lập quy hoạch xây dựng cũng như quản lý hoạt động xây dựng các
dự án ven biển.
3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu : Kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển
phía Đơng thành phố Đà Nẵng
Nội dung nghiên cứu:
- Phân tích đánh giá hiện trạng KTCQ Đà Nẵng nói chung và
KTCQ tuyến đường ven Biển phía Đơng thành phố nói riêng, tập

trung phân tích những bất cập, tồn tại ảnh hưởng lâu dài đến mục
tiêu phát triển bền vững của thành phố: kinh tế, văn hóa, mơi trường.
- Tiếp cận hệ thống lý thuyết tiến tiến về KTCQ trong và ngồi
nước.
- Tìm hiểu kinh nghiệm ở Việt Nam và trên thế giới về tổ chức
KTCQ ven biển.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức KTCQ tuyến


4
đường ven biển.
- Đề xuất giải pháp tổ chức KTCQ: hình thái khơng gian, quy
hoạch chức năng cảnh quan, khoanh vùng và bảo tồn giá trị văn hóa
đặc trưng vùng biển, tổ chức không gian mở, giải pháp thiết kế các
thành phần của KTCQ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận cảnh quan dọc tuyến
đường, nghiên cứu tổng hợp mối quan hệ giữa cảnh quan tự nhiên,
cảnh quan nhân tạo, và cảnh quan hoạt động của con người. Đồng
thời, tác giả dùng phương pháp:
- Phương pháp định tính:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp quy nạp diễn giải để thực hiện nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn về tổ
chức KTCQ.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu để lấy ý kiến các
chuyên gia.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ
nay đến năm 2030 tầm nhìn 2050, phù hợp với thời kỳ quy hoạch
thành phố Đà Nẵng.
- Giới hạn không gian: nghiên cứu đoạn đường từ Bán đảo

Sơn Trà đến giáp ranh Điện Ngọc-Tỉnh Quảng Nam.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần
nội dung của luận văn bao gồm 3 chương.
Chƣơng 1: Tổng quan về tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến
ven biển trên thế giới và Việt nam


5
Chƣơng 2: Cơ sở khoa học của việc tổ chức kiến trúc cảnh
quan tuyến đường ven biển phía Đơng thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến
đường ven biển phía Đơng thành phố Đà Nẵng


6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN
VEN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về lý thuyết
1.1.1. Một số khái niệm về kiến trúc cảnh quan (KTCQ):
1.1.2. Vai trò và giới hạn của tổ chức kiến trúc cảnh quan ven biển
1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi tổ chức kiến trúc cảnh quan ven
biển
1.2. Tổng quan về thực tiễn tổ chức KTCQ ven biển
1.2.1 Tổ chức KTCQ trong thực tiễn xây dựng đô thị trên thế
giới

Hình 1.1. Kênh Leiden



7

Hình 1.2 Quảng trường Vrijthof

Hình 1.3 Vườn Keukenhof


8

Hình 1.4 Kênh đào Amsterdam

Hình 1.5 Thành phố Canberra


9

Hình 1.6 Hồ nhân tạo Burley Griffin

Hình 1.7 Một góc không gian xanh của thành phố Canberra


10

Hình 1.8. Hồ nước tuyệt đẹp ở thành phố Canberra

Hình 1.9. Công viên Ueno



11

Hình 1.10. Tháp truyền hình Tokyo SkyTree

Hình 1.11 Asiatique The Riverfront


12

Hình 1.12. Bảo tàng văn hóa Hoa

Hình 1.13. Cơng trình đường đi bộ mới tại giao lộ Pathumwan
1.2.2. Tổ chức kiến trúc cảnh quan ven biển một số thành phố tại
Việt Nam


13
1.2.3 Tổng kết bài học kinh nghiệm
1.3 Tổng quan về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thành
phố Đà Nẵng
1.3.1. Khai thác đặc trưng tự nhiên tổ chức kiến trúc cảnh quan
thành phố
1.3.2. Tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển Đơng Thành
phố Đà Nẵng

Hình 1.23. Nhà hàng trước

Hình 1.24. Trục đường Hồ Xuân

biển chia cắt cảnh quan biển.


Hương.

Hình 0.25. Tuyến Sơn Trà - Điện

Hình 0.26. Trục đường Phạm

Ngọc có lớp cây xanh mỏng.

Văn Đồng hướng biển.


14
Kết luận chương 1
Đà Nẵng là đô thị trung tâm của khu vực miền Trung và sự
phát triển kinh tế của nó sẽ có tác động thúc đẩy các tỉnh lân cận phát
triển. Hiện nay, Kiến trúc cảnh quan tuyến ven biển Đà Nẵng còn tồn
tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Không gian ven biển thiếu không gian nghỉ ngơi, giải trí cho
mọi người, sân chơi, sân thể thao, cơng viên biển. Không gian phúc
lợi xã hội không được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần có giải
pháp thích hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững vì mục tiêu phục
vụ con người, nâng cao mức sống, tái tạo sức lao động, tổ chức tốt
môi trường nghỉ ngơi.
Việc tổ chức hệ thống cây xanh cần được triển khai trên diện
rộng và có chiều sâu. Cây xanh dọc các tuyến ven biển hiện nay
thiếu rất nhiều, không phong phú về chủng loại cũng như hình thức.
Cây xanh khơng những mang lại vẻ đẹp cho khu phố mà nó cịn cải
thiện vệ sinh mơi trường, cải thiện vi khí hậu tạo nên một mơi trường
trong lành, xanh sạch đẹp..

Nhìn chung Kiến trúc cảnh quan ven biển của thành phố Đà Nẵng
vẫn chưa phát triển một cách tồn diện. Tuy có dựa vào các yếu tố địa
hình thiên nhiên, nhưng hình thức kiến trúc cịn nghèo nàn, mang nặng
tính hình thức, cơng năng sử dụng chưa được quan tâm..

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều giải pháp giải quyết tốt
hơn Kiến trúc cảnh quan ven biển. Ngoài những thành phần quen
thuộc không gian biển, thảm cỏ cây xanh, bờ cát, đồi núi, bậc dốc,
người ta còn quy hoạch quảng trường, sử dụng các tác phẩm tranh
tượng, điêu khắc để trang trí làm đẹp khơng gian, dùng các thủ pháp
chiếu sáng nhân tạo làm cho không gian Kiến trúc cảnh quan ven


15
biển trở nên sống động, lung linh huyền ảo, mang lại giá trị nghệ
thuật cao, tạo bản sắc riêng cho đơ thị.... Đó là những kinh nghiệm
tốt để chúng ta tiếp thu và học hỏi.


16
Chƣơng 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƢỜNG
VEN BIỂN PHÍA ĐƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết về cảm thụ cảnh quan
Không gian khứu giác
Không gian nhiệt
Không gian đa chiều

2.1.2 Cơ sở tạo hình cảnh quan
2.1.3 Lý thuyết về phát triển bền vững
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Hình 0.1. Vị trí chiến lược của Đà Nẵng.


17

2.2.2. Đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã hội
2.2.3. Cơ sở về mặt pháp lý

Hình 0.2. Quy hoạch chung thành phố Đà nẵng đến
năm 2030 tầm nhìn năm 2050


18

Hình 0.3. Quy hoạch phân khu phía Đơng và bán đảo Sơn Trà


19
2.2.4. Những định hướng phát triển chung phát triển thành phố
Đà Nẵng

Hình 0.3. Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.
Kết luận chƣơng 2
Cảnh quan tự nhiên của đô thị Đà Nẵng rất phong phú và đa
dạng: sông Hàn chảy uốn lượn trong lòng thành phố, bán đảo Sơn

Trà nhơ ra biển phía Đơng Bắc tạo nên những dải bờ biển hình vịng
cung. Bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân ln xuất hiện trong tầm nhìn
khi chúng ta di chuyển trên những con đường ven sông, ven biển. Đó
là cảnh quan cần được khai thác trong việc tổ chức Kiến trúc cảnh
quan ven biển.
Biển có tác động lớn đến cuộc sống của người dân Đà Nẵng,
là nơi đem lại nguồn tài nguyên dồi dào cho cuộc sống, cũng là nơi
gây cho con người biết bao thảm họa. Từ đấy hình thành nên một lối
sống, phong tục tập quán mang nhiều tính biển. Khơng gian biển có
vai trị rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân, là nơi


20
diễn ra các hoạt động văn hóa thể thao, nghỉ ngơi giải trí. Trong mơi
trường biển con người có cơ hội tham gia các giao tiếp sinh hoạt
cộng đồng hơn.
Định hướng tổ chức Kiến trúc cảnh quan ven biển về bố cục
khơng gian, tầng cao, mật độ xây dựng, hình thức… dựa trên các cơ
sở chức năng, thẩm mỹ, môi trường.
Các điểm dân cư, khu du lịch tập trung và các hoạt động văn
hóa xã hội cấu tạo nên hình thái đơ thị biển. Xác lập các khơng gian
chính này để nhấn mạnh ý tưởng quy hoạch, làm cơ sơ để tổ chức hài
hòa hệ thống Kiến trúc cảnh quan.
Đường đô thị không chỉ làm chức năng giao thông mà một số
trường hợp còn làm thêm chức năng cảnh quan. Trong tổ chức Kiến
trúc cảnh quan, tuyến ven biển cần yếu tố thẩm mỹ cao hơn, các
tuyến hướng biển có yếu tố chức năng cao hơn.
Các không gian công cộng, khơng gian xanh có vai trị lớn
trong tổ chức Kiến trúc cảnh quan ven biển và các sinh hoạt của con
người, thể hiện đặc trưng văn hóa của cộng đồng dân cư vùng biển.

Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đa dạng đáp ứng yêu cầu sử
dụng, thẩm mỹ, phù hợp với đặc tính của khí hậu biển.
Tổ chức Kiến trúc cảnh quan để giải quyết các vấn đề môi
trường, đồng thời cũng xem xét các hoạt động của Kiến trúc cảnh
quan gây ra ơ nhiễm mơi trường để có giải pháp đồng bộ.


21
Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
TUYẾN ĐƢỜNG VEN BIỂN PHÍA ĐƠNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Định hƣớng tổ chức kiến trúc cảnh quan tuyến đƣờng ven
biển phía Đông thành phố Đà Nẵng
3.1.1. Nguyên tắc chung và yêu cầu tổ chức kiến trúc cảnh quan
3.1.2. Đề xuất tiêu chí thiết kế KTCQ tuyến đường ven biển phía
3.1.3. Giải pháp quy hoạch tuyến đường ven biển phía Đơng
3.1.4. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian cảnh quan dọc tuyến
đường resort 5 sao
3.1.5. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian KTCQ
3.1.6. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian cảnh quan cho khu
khách sạn, hoạt động thương mại, dịch vụ
3.1.7. Đề xuất giải pháp tổ chức các hoạt động giao thông
3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức thiết kế kiến trúc cảnh quan tuyến
ven biển phía Đơng thành phố Đà nẵng
3.2.1. Xác định không gian tổ chức thiết kế kiến trúc cảnh quan
3.2.2. Đề xuất tổ chức hình thái khơng gian một số tuyến ven biển
điển hình
3.2.3. Đề xuất giải pháp thiết kế nâng cao cảm nhận không gian
cảnh quan đô thị Đà Nẵng

3.2.4. Đề xuất tổ chức hình thức kiến trú
3.2.5. Đề xuất tổ chức khơng gian cây xanh công cộng
3.2.6. Đề xuất tổ chức nghệ thuật công cộng
3.2.7. Đề xuất tổ chức tiện nghi không gian đường phố
3.2.8. Đề xuất tổ chức chiếu sáng


22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sự cần thiết phải nâng cấp và hoàn thiện kiến trúc cảnh quan
tuyến đường ven biển phía Đơng phù hợp với sự phát triển của thành
phố, đồng thời có bản sắc riêng.
Để tổ chức kiến trúc cảnh quan có hiệu quả, chất lượng và bền
vững phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Phù hợp với giải pháp quy hoạch chung của đô thị về các
phương diện chức năng, tổ chức không gian, môi trường.
- Bảo vệ sức khỏe, bảo vệ vệ sinh, hạn chế ô nhiễm và bảo vệ
môi trường.
- Bảo vệ và tận dụng các tài nguyên thiên nhiên: cây xanh, mặt
nước...
- Phù hợp truyền thống thẩm mỹ và văn hóa Việt Nam.
- Thu hút sự tham gia tự giác và tích cực của cộng đồng trong
tồn bộ q trình chuẩn bị và thực hiện tổ chức kiến trúc cảnh quan,
nhất là trong giai đoạn quản lý, bảo dưỡng kiến trúc cảnh quan.
Quy hoạch cảnh quan là một lĩnh vực rộng, có liên quan mật
thiết đến nhiều lĩnh vực khác nhau: thiết kế - quy hoạch, ban hành
quy chế, quản lý. Do đó để đưa quy hoạch vào thực tế, cần có sự
phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận có liên quan cũng như người dân
trong suốt các khâu của quy hoạch.

Kiến nghị
- Cần xác định rõ giá trị mang lại bản sắc cho đơ thị Đà Nẵng
chính là đặc trưng của hệ thống cảnh quan tự nhiên (cấu trúc đan xen
giữa các yếu tố núi - sông - biển) và sự đa dạng về văn hóa (con
người và lối sống đậm chất văn hóa xứ Quảng kết hợp hài hịa với


23
tính cách thời đại); Quy mơ phát triển phù hợp với một đơ thị có quy
mơ lớn, từ đó có những định hướng cho việc xây dựng một môi
trường đô thị theo hướng hài hòa với tự nhiên, tránh việc phát triển
tràn lan làm mất đi vĩnh viễn các giá trị tự nhiên đặc thù. Thay vì áp
dụng mơ hình phát triển đô thị theo kiểu đô thị vệ tinh - phát triển
theo chiều rộng, vốn đã khơng cịn thích hợp xu thế thời đại, thành
phố cần phát triển đô theo hướng tập trung nhằm tạo nên không khi
đô thị sống động đồng thời gìn giữ mơi trường tự nhiên, tạo ra những
hành lang xanh, thảm xanh, vành đai xanh góp phần nâng cao chất
lượng mơi trường sống
- Cần có những nghiên cứu sâu hơn về giải pháp tổ chức
KTCQ các khu vực chức năng đặc trưng đô thị: Khu bảo tồn tự
nhiên, khu STCQ đô thị biển, khu STCQ đơ thị ven sơng trên ngun
tắc duy trì tính ngun vẹn cảnh quan tự nhiên,
- Các nhà thiết kế, quản lý và khai thác cảnh quan đô thị cần
nhận thức rằng cảnh quan thông qua thiết kế và cảnh quan phát triển
tự nhiên đều mang lại giá trị thẩm mỹ cho đơ thị, trong đó cảnh quan
tự nhiên ln mang lại sự hài hịa, thân thiện và thích nghi với môi
trường.
- Mọi ý tưởng và giải pháp thiết kế (quy hoạch, thiết kế đô thị,
giải pháp kiến trúc, cây xanh, chiếu sáng) đều chú trọng sự hài hòa
với cảnh quan tự nhiên, các yếu tố nhân tạo không được lấn át yếu tố

tự nhiên nhằm tạo ra một hình ảnh thống nhất.
- Cần thực hiện công tác tổng đánh giá hiện trạng kiến trúc,
cảnh quan, chất lượng phục vụ và hiệu quả của tuyến đường.
- Rà soát lại quy hoạch Tổng thể phát triển thành phố Đà
Nẵng, xây dựng quy hoạch chi tiết tuyến du lịch ven biển.


×