Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Bí kíp viết khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 38 trang )

MỤC LỤC

I – CÁC BƯỚC VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Lựa chọn và đặt tên đề tài luận văn
Đề tài luận văn có thể do Khoa, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh
viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó.
Hoạch là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở ý
thích, năng lực, sở trường, mối quan hệ … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó
của mình.
Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc
sách báo; trao đổi, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực tế tại
các cơ quan, công ty; suy nghĩ ngược lại những quan điểm thông thường; nhận dạng
những vướng mắc trong hoạt động thực tế; nghe thấy sự kêu ca phàn nàn của những
người khác; đi dạo …
Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho
đề tài. Để đảm bảo cho chất lượng luận văn, đề tài phải:
-

-

-

-

Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng cơ
sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại … ; những phát
triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …
Có giá trị thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản
xuất, kinh doanh, quản lý … ; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển
kinh tế-xã hội của ngành, của địa phương …;
Có tính khả thi: có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông


tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa
học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian…;
Phù hợp với sở thích, sở trường của người nghiên cứu.

Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trọng vì tên đề tài chỉ rõ đối
tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái
gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của
vấn đề nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng
nhiều thông tin nhất. Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể
được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa.
Không nên đặt tên đề tài luận văn bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin,
như:
- Vài suy nghĩ về …


- Thử bàn về …
- Về vấn đề …
- Góp phần vào …
Cách đặt tên đề tài mập mờ trên đây chỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích
hợp cho một công trình khoa học, như luận văn, luận án và các công trình khoa học
khác. Trong quá trình xác định tên đề tài, sinh viên nên tham khảo ý kiến của các
thầy cô giáo hoặc người hướng dẫn.
2. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu:
2.1. Xây dựng đề cương:
Trên cơ sở tên đề tài đã được thông qua, sinh viên xác định đối tượng, mục tiêu, phạm
vi nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu cũng chính là bố
cục của luận văn, bao gồm các chương, mục phản ánh đối tượng và phạm vi
nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic.
Nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương phải phù hợp với
(thể hiện) tên đề tài; tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương; tên

các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn …
Đối với một khóa luận, đề cương nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, thường
gồm 3 (ba) chương.
Chương 1 thường đề cập đến những vấn đề lý luận chung, cụ thể:

• - Tính cấp thiết của đề tài hay lý do chọn đề tài. Nội dung phần này trả lời cho
câu hỏi: vì sao người viết lại chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác?

• - Mục đích nghiên cứu của đề tài. Phần này trả lời câu hỏi: việc nghiên cứu đề
tài này nhằm đạt được cái gì, nghiên cứu để làm gì ?

• - Đối tượng nghiên cứu. Nội dung phần này trả lời câu hỏi: đề tài sẽ nghiên
cứu cái gì?

• - Phạm vi nghiên cứu. Phần này cần làm rõ 3 loại phạm vi: phạm vi nghiên cứu
về mặt thời gian, tức là sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian nào; phạm vi
nghiên cứu về không gian, tức là sự kiện diễn ra ở đâu; và, phạm vi nội dung


nghiên cứu, tức là nghiên cứu những vấn đề cụ thể nào trong số hàng loạt vấn
đề có liên quan đến đề tài đã chọn.

• - Phương pháp nghiên cứu. Nội dung phần này cần trả lời cho câu hỏi là, trong
quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ áp dụng những phương pháp cụ thể
nào để chứng minh giả thuyết khoa học do mình đặt ra. Tùy theo yêu cầu của
từng đề tài và đối tượng nghiên cứu mà các phương pháp áp dụng có thể là
phân tích - tổng hợp; diễn giải - quy nạp; đối chiếu - so sánh; khảo sát - chuyên
gia; khái quát hóa đối tượng nghiên cứu v.v.

• - Kết cấu của đề tài. Phần này có thể chỉ cần giới thiệu tên các chương mục

chủ yếu của đề tài, không cần ghi quá chi tiết.
Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu, trong phần mở đầu có
thể trình bày thêm về tình hình nghiên cứu đề tài, tức là người nghiên cứu có thể
làm rõ rằng đã có ai nghiên cứu đề tài này chưa, nghiên cứu ở mức độ nào, sự
khác biệt giữa việc nghiên cứu của mình với việc nghiên cứu của các tác giả khác ở
chỗ nào.
Chương 2 thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu,
nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm …
Chương 3 nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát
triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề.
Chú ý: Nên xây khung gồm các ý chính cơ bản, sau đó hoàn thiện và bổ sung nội dung
chi tiết trong quá trình nhiên cứu và thu thập dữ liệu.
2.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu:
Cùng với đề cương, sinh viên phải xây dựng kế hoạch nghiên cứu, chỉ rõ nội dung công
việc và thời gian hoàn thành.
Đối với Khóa luận tốt nghiệp, kế hoạch nghiên cứu thường rơi vào 8-10 tuần. Ví dụ:
- Đăng ký đề tài, nhận đề tài, gặp giáo viên hướng dẫn để xác nhận


- Tìm tài liệu, lập đề cương:

2 tuần

- Nộp đề cương nhờ giáo viên hướng dẫn sửa, góp ý:

1 tuần

- Viết Khóa luận (3 chương):

3-4 tuần


- Nộp đề giáo viên hướng dẫn sửa lần 1:

1 tuần

- Nhận bản sửa, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện:

1 tuần

- Nộp để giáo viên hướng dẫn sửa lần 2:

1 tuần

- Nhận bản sửa lần 2, hoàn thiện, đóng quyển

1 tuần

* Nộp lên Khoa (Tùy theo lịch thực tập của từng trường, sinh viên cân đối và sắp xếp
thời gian hoàn thiện khóa luận của mình)
2.3 Trình đề cương cho người hướng dẫn để xin ý kiến:
Sinh viên gặp người hướng dẫn khoa học với đề cương đã được chuẩn bị sẵn để xin ý
kiến. Người hướng dẫn có thể góp ý để chỉnh sửa, bổ sung cho đề cương nhằm đảm
bảo tính chuẩn xác của tên đề tài, sự đúng đắn và đầy đủ của nội dung nghiên cứu,
tính hợp lý và logic của bố cục, tính cập nhật của các thông tin khoa học có liên quan …
. Trên cơ sở đó sinh viên, học viên sửa chữa, hoàn thiện đề cương.
2.4. Sưu tầm, lưu trữ tài liệu, lập danh mục tư liệu, điều tra…
Nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể tìm thấy tại thư viện, hiệu sách,
trên tạp chí chuyên ngành, báo cáo, thông tin khoa học, báo chí, qua internet, các cơ
quan, công ty … thông qua bạn bè, người quen …
Trong quá trình thu thập tài liệu phải ghi chép, lưu trữ cẩn thận, đặc biệt là nguồn của

các tài liệu, bài viết có liên quan, như: tên tác giả, tên tạp chí hay báo đã đăng tải, số,
ngày tháng, phát hành, năm xuất bản … để lập thành Danh mục tư liệu và sau này
đưa vào Danh mục tài liệu tham khảo.


Tài liệu tham khảo bao gồm tất cả các tác phẩm kinh điển, giáo trình, sách tham
khảo, luật lệ, nghị quyết, thông tư, báo cáo, các bài báo … bằng các thứ tiếng khác
nhau mà tác giả đã tham khảo khi nghiên cứu và có dẫn chiếu trong luận văn.
- Tài liệu tham khảo phải xếp riêng theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự Việt, Anh, Pháp,
Nga (đánh số liên tục)… Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn;
- Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt phải xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả, bằng
tiếng nước ngoài xếp theo ABC của họ tác giả. Nếu tài liệu không có tên tác giả thì xếp
theo chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành hay phát hành ấn phẩm đó.
Về cách trích dẫn tài liệu tham khảo, đối với khóa luận tốt nghiệp, nguồn tài liệu
phải có các thông tin: tên tác giả hoặc cơ quan phát hành; năm xuất bản (để trong
ngoặc đơn); tên sách (in nghiêng) hoặc tên bài báo (đặt trong ngoặc kép, không in
nghiêng); nhà xuất bản, nơi xuất bản (đối với sách); tên tạp chí (in nghiêng), số (trong
ngoặc), trang … (nếu là bài báo).
Ví dụ cách ghi như sau:
1. Hoàng Văn Châu (2003), Vận tải-Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, TP HCM.
2. Võ Nhật Thăng (2002), “Trách nhiệm của người giao nhận khi phát hành vận đơn
FBL”, Visaba Times, (42), tr. 14-15.
3. Đinh Xuân Trình (2002), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
Các tài liệu tham khảo đánh số như trên phải được trích dẫn vào khóa luận ở những
những chỗ cần thiết bằng cách dùng dấu móc vuông [ … ] hoặc dùng footnote, trong đó
có ghi rõ số trang (nếu tài liệu tham khảo là sách, giáo trình).
Nội dung của mỗi nguồn tài liệu được trình bày theo cách thức: số thứ tự, tên tác giả,
tên công trình (sách/bài báo/đề tài nghiên cứu khoa học – phần này được in nghiêng),



nhà xuất bản/tên tạp chí, năm xuất bản/số tạp chí và năm xuất bản, lần tái bản (nếu là
sách và nếu có), từ trang… - trang … (nếu là tạp chí).
Ví dụ đối với tài liệu tham khảo là sách: Pressman, Steven, 50 nhà Kinh tế tiêu biểu,
NXB Lao động, Hà Nội 2003, (trích dẫn Pressman 2003). Đối với tài liệu tham khảo là
bài báo trên tạp chí chuyên ngành: Nguyễn Văn A, Bàn về chính sách cạnh tranh, Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, Số … tháng …/2009, tr. 55 – 60; (trích dẫn Nguyễn Văn A
2009).
Việc trích dẫn nguồn tài liệu trong luận văn, luận án được thực hiện theo hình thức ghi
tên tác giả và năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo; ví dụ: Pressman 2003,
tr. 18 (trang số phải được ghi khi trích nguyên văn); đối với trích dẫn nguồn từ tạp chí
thì không cần ghi trang số, chẳng hạn: Nguyễn Văn A 2009.
Nếu trích dẫn nguồn từ trang web thì chỉ trích dẫn những bài có tên tác giả và theo
cách thức như đối nguồn từ tạp chí. Danh sách các web (bao gồm cả địa chỉ đường
link) được đưa xuống phần cuối của danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục: Phụ lục là những bảng, biểu, số liệu, sơ đồ, hình vẽ, kết quả điều tra, khảo sát
… có tác dụng chứng minh, minh họa cho các nội dung của luận văn mà nếu đưa vào
luận văn thì không đẹp và chiếm nhiều trang nên được đưa vào phần cuối cùng của
luận văn và không tính số trang. Phụ lục này cũng có thể được đánh số thứ tự và phải
đánh số trang.
3. Văn phong của khóa luận:
Khóa luận phải được viết bằng môt thứ tiếng Việt chuẩn xác, rõ ràng, mạch lạc. Khác
với các bài phóng sự, tả cảnh, bút chiến … , văn phong của luận văn phải thể hiện sự
nghiêm túc, giản dị, khoa học. Trong luận văn, người nghiên cứu chủ yếu đưa ra, trình
bày các sự kiện, những luận cứ, luận chứng, một cách khách quan, rồi phân tích, lập
luận, chứng minh để rút ra những kết luận có sức thuyết phục, tránh thể hiện tình cảm
yêu, ghét đối với đối tượng nghiên cứu và tránh dùng nhiều tính từ, lối so sánh, ẩn dụ,
ví von … Lời văn trong khóa luận chủ yếu được dùng ở thể bị động, nên tránh dùng đại



từ nhân xưng, như tôi, chúng tôi, em … mà thay vào đó có thể dùng tác giả, người viết
luận văn này …
Một luận văn được đánh giá là tốt, không những phải có nội dung (có giá trị khoa học
và thực tiễn) mà còn phải có bố cục hợp lý, cân đối, hình thức đẹp, trình bày và đánh
máy, viết kết luận, trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo đúng quy định cũng tức là thể hiện
tác giả biết cách nghiên cứu.
Ngoài ra, đề tài mới mẻ, có tính thời sự, ít người nghiên cứu, người viết có viết có
những ý tưởng sáng tạo và độc lập … cũng được đánh giá cao.
II – NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (KLTN)
Nội dung của KLTN cần cố gắng làm rõ các điểm mới, các đóng góp mới trong nghiên
cứu được trình bày trong Khóa luận. KLTN, ngoài Lời mở đầu và Kết luận, được kết
cấu tối thiểu là 3 chương, tối đa là 5 chương. Nếu kết cấu thành 3 chương thì nội dung
của KLTN nên là:
-

Chương 1:

Viết về phần lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà đề tài cần giải quyết
như: Khái niệm, định nghĩa, các quan điểm, trường phái nội dung, các nhân tố ảnh
hưởng tới lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu…
-

Chương 2:

Viết về thực trạng, kiểm chứng, đánh giá và phân tích tình hình thực tiễn vấn đề mà
khóa luận nghiên cứu. Thực chất, Chương 2 là phần dùng lý luận ở Chương 1 để
soi sáng, đánh giá thực tiễn; đồng thời dùng thực tiễn để kiểm chứng lý luận, kết
hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ tình hình thực tế chỉ ra những
tồn tại, hạn chế của thực tiễn cũng như nguyên nhân cần phải sửa đổi, bổ sung,

thay thế. Trong đó, sinh viên phải thu thập tư liệu, số liệu từ những nguồn tin cậy để
phân tích, đánh giá một cách thuyết phục.
-

Chương 3:

Viết về giải pháp, kiến nghị, đễ xuất để khắc phục những hạn chế hoặc cải thiện
thực tiễn mà nội dung ở chương thứ hai đã chỉ ra, đồng thời khóa luận cũng có thể
đưa ra những xu hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu, những ý kiến hay quan
điểm để hoàn thiện lý luận liên quan đến đề tài. Các giải pháp và đề xuất phải rõ
ràng, có cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn), làm rõ tác dụng và tính khả thi của
từng giải pháp


III – CÁC CÔNG CỤ + KỸ NĂNG BỔ TRỢ ĐỂ LÀM KHÓA LUẬN (Phần kiến thức này
có thể phục vụ rất nhiều trong cuộc sống và công việc sau này nếu bạn phải làm việc
với máy tính, văn bản, thuyết trình)
1. Hướng dẫn sử dụng Microsoft Word để trình bày Khóa luận
1.1 Định dạng trang A4 và căn lề
Page Layout  Margins  Custom Margins  Chọn các lề trên dưới phải trái  OK


Đặt định dạng trang A4 – default
Page Layout  Margins  Custom Margins  Chọn tab Paper  Chọn A4 rồi chon
Default (góc dưới bên phải) để định dạng mặc định cho văn bản là cỡ giấy A4
Lưu ý: Khi in ấn, cần điều chỉnh trên máy in kích thước cũng là A4 thì in ra mới
chuẩn.


1.2 Trình bày bìa và đường viền

Có nhiều cách để tạo đường viền cho trang bìa dưới đây xin trình bày với các bạn 2
cách thường dùng nhất để tạo viền cho trang bìa:
Cách 1: Chon page layout page border 1 hộp thoại mở ra có 3 thẻ ta chon thẻ page
border để tùy chỉnh theo ý muốn


Ở mục seting chon (Box) để tạo viền - Mục Style để chọn (đường viền) - Mục Art để
chọn (kiểu đường viền cách điệu) - Mục Apply to chọn (this section-First page only) để
đường viền chỉ ở trang thứ nhất vì nếu không chọn mục này thì đường viền sẽ chạy
toàn bộ khóa luận của bạn.
Vẫn ở hộp thoại này ta chọn Options sẽ có hộp thoại sau:


Ở mục Measure from chọn (Text) sau đó chon (OK) chọn như vậy thì đường viền của
trang bìa sẽ nằm theo page setup mà bạn đặt
Không dùng chức năng page border sẵn có vì khó chỉnh kích thước
Cách 2: Chèn 1 cell của table: Insert  Table
Sau đó format đường viền cho table bằng cách chuột phải và cell đã tạo  Chọn table
properties  Chọn border  chọn đường kẻ phù hợp



1.3 Chia Section để đánh dấu trang các phần khác nhau
Phần đầu đánh dấu i, ii, iii…
Phần bắt đầu từ Chương 1, 2, 3 và Kết luận đánh số trang 1, 2, 3
Phần danh mục tài liệu tham khảo lại đánh dâu i, ii, iii…
Cách làm như sau:


Đặt con trỏ chuột vào cuối cùng của ví trí cần chia (có 2 vị trí thường dùng là sau phần

Các danh mục hình, danh mục bảng và trước phần lời nói đầu – đoạn đầu này thường
đánh số la mã; từ lời nói đầu đến hết phần kết luận đánh số 1, 2, 3… đến hết, đoạn này
theo quy định dưới 100 trang; phần thứ 3 từ danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đánh
số la mã i, ii, iii, iv…)
Chọn Page Layout  Breaks  Section Breaks  Chọn Next Page
Làm như vậy với các phần tiếp theo (thường là với phần TLTK nữa là đủ)
Sau đó điền số trang cho từng phần, như sau:
Insert  Page number  Top of the page 
Sau đó chọn Format Page number  chọn kiểu số trang i, ii, iii hoặc 1,2,3…

Lưu ý:
Để bỏ trang số i (trang đầu) kích đúp vào phần header của trang đang đánh số  sau
đó tích chọn ô Different First Page – để bỏ đánh số trang ở trang đầu tiên!


1.4 Cách soạn Mục lục (tự động)
Dùng 2 kỹ thuật
(1) – Đặt Style cho các đề mục trong Khóa luận sẽ đưa vào mục lục, bao gồm: Tên
Chương, các mục lớn cấp 1, 2, 3 và có thể đến cấp 4 theo các Style tương ứng từ
heading 1 đến Heading 5. Để dễ nhớ, cứ đánh số gồm mấy chữ số thì đặt cho heading
đó.
Lưu ý: Thêm Heading 6 – cho Bảng, Heading 7 – cho Hình và Biểu đồ
(2) – Đưa các Heading vào trong Mục lục
Cách làm:

Chọn

các

Heading




Chuột

phải



Modify



 Format  Font và Paragraph: đặt các tham số cỡ font 13, kiểu font Times New
Roman; chọn Paragrahp: 1,5 line.


Làm tương tự đối với các Heading 2, 3, 4, 5 và Heading 6, 7.
Đưa Style vào Mục lục tự động:
Chọn References (tab thứ 4)  Chọn Insert Table of Contents

 Chọn các ô: Show levels (4 hoặc 5) sau này có thể điều chỉnh giảm đi cho đẹp, có thể
để đủ 5 level để kiểm tra các đề mục.


Có thể Format các đề mục trong Mục lục bằng cách kích đúp vào từng level trong mục
lục, tại các Tab trong Style tương ứng sẽ hiện lên TOC (viết tắt của Table of Content)
tương ứng để chỉnh sửa Format.

Chọn TOC tương ứng từ 1 đến 4, hoặc 5, 6, 7… rồi chọn Modify, chỉnh sửa như đối với

các Style để được Mục lục như ý.


Ví dụ:

Lưu ý:
Nên soạn thảo Slide thật cẩn thận trước khi soạn nội dung Khóa luận.
Đặt chế độ view giống như màn hình mẫu dưới đây để kiểm soát các đề mục trong quá
trình soạn thảo.
Nêu phải Copy và Paste trong Khóa luận, trước khi Paste vào Khóa luận phải Paste
vào Note Pad trước rồi mới Copy từ đó dán vào Khóa luận. Đảm bảo các định dạng
không bị lộn xộn.
Chỉ được copy paste từng đoạn nhỏ.


1.5 Sử dụng chức năng Document Map

Chọn View  Chọn ô Document Map, Ruler để hiển thị đủ cả thước kẻ và Các đề mục
bên trái màn hình soạn thảo, dễ kiểm soát trong toàn bộ quá trình soạn thảo.
1.6 Tạo Danh mục Hình, Danh mục Bảng (tự động)
Để tạo danh mục Hình, Bảng tự động làm tương tự như tạo Mục lục
Chọn References  Insert Table of Contents  Lưu ý sau đó chọn Options


Bỏ chọn các Heading 1, 2,3 và 4 hoặc cả 5  Điền số 1 vào Heading 6 (như hình minh
họa) để chỉ tạo Mục lục cho các Heading 6 – tương ứng với các Tiêu đề của Hình
Làm tương tự như vậy, chỉ làm với Heading 7 – cho các Bảng.


1.7 Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh, 3 cột như sau:

Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt, 2 cột như sau:


Danh mục các Bảng

Danh mục các Hình

Lưu ý: Tất cả các Danh mục này nằm trong Section 1, đã được đánh số trang theo dịnh
dạng i, ii, iii…


1.8 Soạn thảo LỜI NÓI ĐẦU

Lưu ý: Trong lời nói đầu gồm nhiều mục, chỉ cần đặt Lời nói đầu là Heading 1 thôi.
Các mục khác không cần đưa vào mục lục.

Các nội dung chính trong Lời nói đầu gồm của Khóa luận tốt nghiệp:
1. Tính cấp thiết của đề tài


2. Tình hình nghiên cứu (nếu có thì tốt)


×