Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 162 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHONESANGA PHIMMASONE

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHONESANGA PHIMMASONE

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG
Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 60 31 02 03

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS,TS. LÂM QUỐC TUẤN
2. PGS, TS. PHẠM TẤT THẮNG



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.
Tác giả Luận án

KHONESANGA PHIMMASONE


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của Lào
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Huyện và đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào
2.2. Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào - Khái niệm, nội dung, phương thức
Chương 3: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TỪ NĂM 2010
ĐẾN NĂM 2017 - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH
NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2010 đến năm 2017
3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ BÍ THƯ - HUYỆN TRƯỞNG Ở CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn tác đọng, mục tiêu, phương
hướng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào đến năm 2030
4.2. Giải pháp chủ yếu về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
1
7
7
20
24


27
27
47

74
74
87

103

103
110
133
135
136
147


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTHU

:

Bí thư huyện ủy

BTV

:


Ban Thường vụ

CHDCND

:

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

NDCM

:

Nhân dân Cách mạng

HTCT

:

Hệ thống chính trị


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác cán bộ là vấn đề lớn, có tính chất đặc biệt quan trọng trong
việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước. Sự
thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng phụ thuộc rất lớn vào công
tác cán bộ. Vì vậy, trong suốt tiến trình cách mạng của mình Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào cùng với Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn

coi trọng và quan tâm đến công tác cán bộ, xem đây là vấn để then chốt có
tính chất chiến lược, lâu dài. Bởi vì, cán bộ là khâu quan trọng nhất liên quan
trực tiếp đến việc thành công cũng như thất bại của sự nghiệp cách mạng, sự
ổn định và phát triển của đất nước [105]. Khi có được đội ngũ cán bộ trung
thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn gương mẫu trong mọi hoạt
động và có lí tưởng trong sáng, một bản lĩnh chính trị vững vàng thì nhất định
sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào sẽ đi đến thắng lợi. "Dù
đường lối đúng đắn, nhưng thiếu cán bộ, đảng viên có trình độ và thể chế lãnh
đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả thì đường lối đó cũng sẽ chỉ nằm trên giấy
tờ mà thôi" [105].
Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản từng nói: "Cán bộ là người lãnh đạo
nhân dân, là người phục vụ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và quần chúng";
"Đảng có đường lối đúng đắn thì thắng lợi hay thất bại tất cả là do cán bộ
quyết định" [99]. Vì vậy, trong đường lối của mình, Đảng và Nhà nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí
hàng đầu của sự nghiệp cách mạng
Công cuộc đổi mới đất nước đang chuyển dần từ phát triển chiều rộng
sang phát triển chiều rộng kết hợp với phát triển theo chiều sâu; thực hiện hội
nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện trong bối cảnh tình hình thế giới có những
biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Tình hình này đặt ra những yêu
cầu ngày càng cao đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành ở CHDCND
Lào, trong đó có cấp huyện.


2
Cấp huyện là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp bản (cấp cơ sở), là cấp
có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, là cấp trực tiếp lãnh đạo quản lý cấp bản về mọi hoạt động.
Người bí thư - huyện trưởng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ
thống chính trị (HTCT) huyện. Bí thư - huyện trưởng vừa là người đứng đầu

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có chức năng lãnh đạo, phát huy trí tuệ tập thể
của Huyện ủy, của Ban Thường vụ Huyện ủy, Trường trực Huyện ủy…; phát
huy vai trò của các phó bí thư; xử lý đúng đắn các mối quan hệ phối hợp công
tác với tập thể lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị ở huyện; phải chịu trách nhiệm cao nhất về quá trình ra quyết
định và tổ chức thực hiện quyết định của huyện ủy, của Ban Thường vụ
Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy… Đồng thời, bí thư - huyện trưởng là
người đứng đầu chính quyền huyện - một cấp chính quyền địa phương ở nước
CHDCND Lào, chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý, điều hành phát triển
kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng và đối ngoại theo thẩm quyền quy định.
Do đó, đội ngũ bí thư - huyện trưởng phải giữ vai trò hạt nhân, chủ chốt, là
"linh hồn", là tinh hoa của Ban Chấp hành Đảng bộ và chính quyền cấp
huyện. Muốn vậy, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và phương pháp
công tác, kỹ năng làm việc của đội ngũ bí thư - huyện trưởng phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi trong điều kiện, hoàn cảnh đất nước Lào giai đoạn hiện nay. Thực
tế cho thấy, từ khi hợp nhất hai chức danh bí thư huyện ủy và chủ tịch ủy ban
nhân dân huyện, đội ngũ bí thư - huyện trưởng đã làm chuyển biến các mặt
công tác cán bộ ở địa phương: thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư - huyện
trưởng được nâng lên; thời gian giải quyết các nhiệm vụ chính trị của huyện
và cơ sở được nhanh chóng; chủ trương của Đảng và chính sách, kế hoạch của
chính quyền được thống nhất,… Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư - huyện trưởng, cho nên không ít
địa phương và bản thân một số bí thư - huyện trưởng bối rối trong việc cùng


3
một lúc đảm nhiệm hai trọng trách cao nhất trong HTCT huyện; nguy cơ về
lạm quyền, lộng quyền, cục bộ, bè phái có biểu hiện ngày càng phức tạp
hơn,.. Vấn đề quan trọng là phải xây dựng được người bí thư - huyện trưởng
thực sự là người lãnh đạo, quản lý có đủ tài, đủ sức để cố kết các thành viên

trong tổ chức để thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó phải xây dựng cơ
chế giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhất là vấn đề
kiểm soát quyền lực của bí thư - huyện trưởng. Cần ngăn ngừa tối đa những
tiêu cực do tập trung quyền lực bằng cách phân định thẩm quyền giữa các cấp
theo hướng tăng cường phân cấp, yêu cầu xây dựng quy chế mới, trong đó
quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu từng chức danh.
Đây là vấn đề quan trọng, cần phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận
và thực tiễn, đặc biệt là phải tìm ra phương hướng và những giải pháp xây
dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào. Vì vậy, tác giả chọn
vấn đề: "Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính
trị chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội
ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào, luận án đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc xây dựng đội ngũ bí thư huyện trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm thực hiện những mục đích đề ra, luận án xác định một số nhiệm
vụ sau cơ bản sau:
- Thứ nhất, khảo sát những công trình khoa học tiêu biểu của các tác
giả, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.
- Thứ hai, luận án tập trung làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn


4
trong việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn
2010 - 2017.
- Thứ ba, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng

ở CHDCND Lào; làm rõ nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Thứ tư, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp xây dựng
đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
và việc xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào từ năm 2010
đến năm 2017 (bao gồm 1 thủ đô, 18 tỉnh và 148 huyện). Phương hướng và
những giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp của đề tài nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản, quan điểm, đường lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng (ĐNDCM) Lào
về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư huyện trưởng ở CHDCND Lào và thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác -


5
Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên
ngành và các chuyên ngành. Trong đó, sử dụng các phương pháp cụ thể như:
lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát, thống kê, đặc biệt chú
trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.

5. Đóng góp khoa học của luận án
- Chỉ ra 4 đặc điểm về huyện ở nước CHDCND Lào; 4 đặc điểm về đội
ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào.
- Quan niệm, nội dung và phương thức xây dựng đội ngũ bí thư - huyện
trưởng ở CHDCND Lào.
- Những kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở
CHDCND Lào từ 2010 đến 2017.
- Hai giải pháp có tính khả thi cao để xây dựng đội ngũ bí thư huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030: Một là, đổi mới, kiện toàn
các khâu của công tác cán bộ trong xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng
gồm: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư - huyện trưởng;
đổi mới công tác luân chuyển cán bộ quy hoạch đội ngũ bí thư - huyện
trưởng; đổi mới công tác quản lý đội ngũ bí thư - huyện trưởng; nâng cao
chất lượng quy hoạch tạo nguồn cho đội ngũ bí thư - huyện trưởng; đổi mới
công tác đánh giá đội ngũ bí thư - huyện trưởng; về lựa chọn bí thư - huyện
trưởng; Hai là, tạo môi trường thuận lợi và đề cao ý thức trách nhiệm, ý
thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ bí thư - huyện trưởng gồm:
đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện
đạo đức cách mạng; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ bí
thư - huyện trưởng về tự tu dưỡng, rèn luyện gắn với việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Cay-sỏn Phôm-vi-hản và thực hiện
nghiêm túc các quan điểm, đường lối của ĐNDCM Lào về công tác cán bộ
và xây dựng đội ngũ cán bộ.


6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Xây dựng và chỉ ra quan niệm, các nội dung và phương thức chủ yếu
xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho cấp ủy và chính quyền các tỉnh, các huyện ở CHDCND Lào trong
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung và đội ngũ bí thư huyện trưởng nói riêng.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm
tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy và học tập môn xây dựng Đảng
ở các học viện chính trị - hành chính ở CHDCND Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Đề tài khoa học, sách tham khảo, các bài viết đăng trên báo,
tạp chí chuyên ngành
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu đề cập đến những
yêu cầu đòi hỏi đối với các nhà lãnh đạo trong tương lai, chỉ rõ những phẩm
chất cần có của các nhà lãnh tạo trong tương lai nói chung, ít đề cập đến chức
năng, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo trong bộ máy nhà nước ở địa phương.
1.1.1.1. Đề tài khoa học
- Nghiên cứu, khảo sát thực tiễn xác định chức năng, nhiệm vụ và
phương pháp công tác của bí thư huyện ủy hiện nay của Đỗ Ngọc Ninh. Nội
dung của đề tài đã làm rõ vai trò của huyện, chức năng, nhiệm vụ của huyện
ủy; vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay; khảo sát thực
tiễn, đánh giá thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công
tác và kỹ năng làm việc của đội ngũ Bí thư huyện ủy (BTHU), chỉ rõ những

yêu cầu mới đối với chức danh BTHU trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập
quốc tế. Đồng thời, đề xuất về chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công tác và
kỹ năng làm việc của BTHU ở Việt Nam đến năm 2025.
1.1.1.2. Sách tham khảo
- Đỗ Ngọc Ninh, Bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện nay [62]. Tác giả
đi sâu nghiên cứu và làm rõ ba vấn đề cơ bản: Một là, nghiên cứu vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của huyện ủy, bí thư huyện ủy. Hai là, đánh giá thực
trạng hoạt động của cơ quan huyện ủy và bí thư huyện ủy trong giai đoạn hiện
nay; những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế. Ba là, đề xuất những chủ trương và giải pháp pháp để nâng cao chất


8
lượng cũng như hiệu quả hoạt động của huyện ủy bí thư huyện ủy. Điểm nổi
bật trong công trình này là tác giả đã phân tích chi tiết về vị trí, vai trò của
Ban thường vụ (BTV), thường trực, bí thư huyện ủy.
- Vũ Văn Phúc, Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay [65]. Tập thể tác giả đã đi sâu
nghiên cứu làm rõ hai vấn đề. Thứ nhất, những vấn đề cơ bản về người đứng
đầu cấp ủy, cơ quan tổ chức bao gồm quyền hạn, trách nhiệm của người đứng
đầu. thứ hai, mối quan hệ giữa người đứng đầu cấp ủy với tập thể lãnh đạo
của cấp ủy, tập thể cơ quan công tác, sự phối hợp trong quá trình thực hiện
chức trách nhiệm vụ
Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, gợi
mở nhiều vấn đề nhằm nâng cao khả năng thực thi hiệu quả thẩm quyền, trách
nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Tuy nhiên, chưa đi sâu, làm rõ
nội dung cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thẩm quyền,
trách nhiệm của BTHU.
- Ngô Kim Ngân và Lâm Quốc Tuấn, Phong cách làm việc của người
bí thư huyện ủy hiện nay - Qua khảo sát vùng đồng bằng sông Hồng [58].

Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến quan niệm và tiêu chí đánh giá
"phong cách làm việc của người bí thư huyện ủy". Đặc biệt, các tác giả nêu
mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp xây dựng phong cách làm việc
khoa học của đội ngũ BTHU.
- Lê Hữu Nghĩa, Bùi Đình Bôn, Thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng
cầm quyền và Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân [60].
Trọng tâm của cuốn sách là bàn đến những vấn đề về thẩm quyền, trách
nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. Cuốn sách gồm bốn chương: chương một, các nhà khoa học đi phân tích
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thẩm quyền, trách nhiệm của
đảng cầm quyền và nhà nước trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân;


9
chương hai, các tác giả phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những
vấn đề đặt ra về thẩm quyền, trách nhiệm của đảng cầm quyền và Nhà nước ta
trong hơn 25 năm đổi mới; chương ba, các tác giả đã xác định rõ tính chất,
phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong một số lĩnh vực
trọng yếu như: trong việc quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước,
trong lĩnh vực lập pháp, trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp…; chương bốn:
các nhà khoa học nêu lên hệ quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả
thẩm quyền, tăng cường trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc thực
hiện quyền lực của nhân dân.
Cuốn sách đi sâu phân tích khá rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của
Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước pháp quyền trong việc phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, còn mô số vấn đề chưa được bàn đến
như là thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan,
đơn vị của Đảng và Nhà nước.
- E.X. Cu-dơ-min, J.P. Vôn-cốp, I-u.N.Ê-mê-li-a-nốp, Người lãnh đạo
và tập thể [11]. Tác giả bàn về hai vấn đề, một là, những tiền đề tâm lý - xã

hội của việc quản lý một cách sáng tạo các tập thể lao động, đến những đặc
điểm chức năng cơ cấu lãnh đạo và sự hình thành uy tín, trách nhiệm cá nhân
của người lãnh đạo trong điều kiện của cách mạng khoa học - kỹ thuật.
Hai là, làm rõ vai trò của tập thể, trong đó nhấn mạnh vai trò của các
nhóm nhỏ đối với hành vi của mỗi người và mối quan hệ giữa các cá nhân
trong tập thể. Tập thể giúp các cá nhân phát huy được tinh thần chủ động sáng
tạo của mỗi cá nhân đồng thời giúp người lãnh đạo phát huy được vai trò,
trách nhiệm của mình. Nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo là phải trờ
thành trung tâm gắn kết các thành viên trong nhóm, biết khích lệ để các thành
viên ra sức phấn đấu xây dựng tập thể.
- The Bass Handbook of Leadership: Theory, Research, and Managerial
Applications (Sổ tay của Bass về lãnh đạo: Lý thuyết, nghiên cứu và ứng


10
dụng quản lý) của Bernard Bass [2]. Tác giả trình bày các định nghĩa, khái
niệm và đánh giá về một số lý thuyết. Đặc biệt, tác giả tập trung phân tích các
đặc điểm cá nhân, xu hướng, các thuộc tính và giá trị của các nhà lãnh đạo và
những kiến thức, năng lực trí tuệ và kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho lãnh đạo.
- Leadership for the future: diversity, creativity and co-creation (Lãnh
đạo cho tương lai: sự đa dạng, sự sáng tạo và đồng sáng tạo) của Giles
Hutchins [12]. Tác giả phân tích những yêu cầu đòi hỏi đối với nhà lãnh đạo
trong tương lai. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tạo điều kiện cho sự sáng
tạo và hợp tác sáng tạo, lãnh đạo thông qua huấn luyện chứ không phải thông
qua sự sợ hãi.
- The leadership development: Pass, Present, and Future (Sự phát triển
lãnh đạo: quá khứ, hiện tại và tương lai) của Gina Hernez Broomer, Richard
L. Hughes [13]. Tác giả đã khái quát các xu hướng lãnh đạo trong lịch sử.
Đồng thời, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lãnh đạo trong điều
kiện mới: tiến trình toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ,

những tư duy mới về lãnh đạo... Từ đó, tác giả dự báo xu hướng lãnh đạo
trong tương lai. Đặc biệt, tác giả tập trung làm rõ vai trò chiến lược của của
nhà lãnh đạo (người đứng đầu) trong khâu tổ chức.
- Leadership: Current theories, Research and future direction (Lãnh
đạo: các lý thuyết đương đại, nghiên cứu và định hướng tương lai) của Bruce
J. Avolio, Fred O. Walumbwa, Todd J. Weber [4].
- The leadership of the future- Nhà lãnh đạo tương lai [3]. Cuốn
sách đề cập đến những thách thức, những yêu cầu, những xu hướng của
tổ chức trong tương lai và những phẩm chất cần có của người lãnh đạo
trong tương lai.
- Bí quyết: Điều nhà lãnh đạo tầm cỡ biết và làm của Ken Blanchard,
Mark Miller [22]. Cuốn sách này giới thiệu những cơ hội và những bí quyết
giúp định hình phương pháp lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo thành công.


11
- 108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh của Warren Blank [88]. Cuốn
sách giới thiệu các kỹ năng của nhà lãnh đạo, đặc biệt là khả năng nhận thức
về bản thân, khả năng thiết lập đường lối hành động, phát triển người khác
thành lãnh đạo, khả năng ảnh hưởng đến người khác. Đây là tài liệu tham
khảo hữu ích cho việc xây dựng hệ thống kỹ năng làm việc của Chủ tịch
huyện và BTHU.
- Cách cư xử giữa thủ trưởng và nhân viên của Chu Tôn, Hoàng Quý
[71]. Cuốn sách phân tích về các mối quan hệ cơ bản giữa cấp trên và cấp
dưới, đề xuất phương pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, khơi dậy tinh
thần nhiệt tình công tác của cấp dưới.
- Nguyễn Hoàng Nguyên, Đề xuất giải pháp góp phần xác định hiệu
quả công tác, sự đóng góp thực tế của cán bộ công chức, trách nhiệm công vụ
của cấp ủy và người đứng đầu [59]. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra
những yếu kém trong quản lý và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, trong đó có

người đứng đầu huyện ủy. Đặc biệt, công trình này đã đề xuất một số giải
pháp xác định trách nhiệm của người đứng đầu.
- Trần Xuân Sầm, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ
chốt trong hệ thống chính trị đổi mới [68]. Công trình này khái quát cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ
chốt trong HTCT; trình bày thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn
đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong HTCT. Trên cơ sở đó, các tác
giả đã xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong những
năm tới của HTCT đồng thời nêu phương hướng và giải pháp lớn xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn đổi mới trong những năm tới
của HTCT.
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước [72]. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp


12
hóa, hiện đại hóa đất nước ngoài việc có được đội ngũ những người lao
động lành nghề, nhất thiết phải có được một đội ngũ các nhà khoa học, các
chuyên gia giỏi, một đội ngũ cán bộ giỏi, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ.
Trên cơ sở này, tác giả đã nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Từ những cơ
sở khoa học, các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải quan tâm đầu tư
cho việc đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Tác giả cho rằng, công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ cần tập
trung vào bốn vấn đề gồm: Một là, việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải thấm
nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, có chính sách thu hút nhân tài thông qua cơ
chế đãi ngộ thỏa đáng. Ba là, tin tưởng, mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ

đồng thời có cơ chế giám sát để họ phát huy mặt tích cực, hạn chế những sai
lầm có thể xảy ra. Bốn là, công tác cán bộ được thống nhất dưới sụ lãnh đạo
của đảng, trực tiếp là cấp ủy của cơ quan, tổ chức.
Về giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, nhóm tác giả đưa ra 6 giải pháp
bao gồm: Một là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và rèn
luyện cán bộ; Hai là, tổng kết đánh giá chính sách đã thực hiện đối với cán
bộ; Ba là, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ; Bốn là, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các loài hình đào tạo, bồi
dưỡng; Năm là, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước khi đề bạt, bổ
nhiệm Sáu là, xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Những nội dung được đề cập trong cuốn sách mới chỉ là lý luận chung,
cần có những phân tích sâu hơn về các giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng
cho đội ngũ cán bộ của các lĩnh vực cụ thể. Đó cũng là một khoảng trống để
luận án nghiên cứu. Vì vậy, cuốn sách là tư liệu rất tốt cho việc thực hiện
những mục tiêu nhiệm vụ của luận án này.


13
- Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc của Trịnh Cư,
Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên [5]. Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu
công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và việc cải cách công tác cán bộ
tại Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2010. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong việc thực hiện chính sách cán bộ công
chức. Những nội dung có thể tham khảo, trong quá trình làm luận án cũng
như trong việc vận dụng vào xây dựng, đào tạo, quản lý đội ngũ cán bộ ở Lào
trong thời điểm hiện nay là: quan điểm, quy định về vấn đề đào tạo cán bộ,
tiến cử, lựa chọn, đề bạt, sử dụng và nhận xét, đánh giá và quản lý cán bộ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Vũ Văn Hiền [17].
Tác giả đề cập đến ba vấ đề bao gồm: một là, khái quát những quan điểm, chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý thời kỳ đổi mới nhất là giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Hai là, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ
đổi mới từ đó chỉ ra những tành tựu đã đạt được và những tồn tại, hạn chế cần
khắc phúc trong thời gian tới để có thể thcự hiện thắng lợi nhiệm vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ba là, nêu lên những yêu và đề xuất những
giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trần Đình Hoan, Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [18]. Tác giả nghiên
cứu công tác cán bộ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ
góc độ quy hoạch, luân chuyển cán bộ chủ chốt. Để làm rõ nội dung này, tác
giả đi sâu phân tích thực trạng luân chuyển cán bộ ở nước ta thời gian qua;
những kết quả đã làm được, những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết; đề xuất
một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác luân chuyển cán bộ, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


14
- Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Nguyễn Minh Tuấn [78]. Tác giả đánh giá cao
vai trò của công tác cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng. Đảng muốn đảm bảo
sự lãnh đạo của mình thì đảng phải là trí tuệ, đạo đức, văn minh. Vì vậy, cần
phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, coi đây vừa là
nhiệm vụ vừa là mục tiêu cả trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, công tác cán bộ
phải thống nhất với công tác xây dựng Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với hoạt động của HTCT từ trung ương tới cơ sở. từ đó, tạo sự
thống nhất quan điểm trong nhận thức và sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành
động, mang lại hiệu quả thiết thực, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh", nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

1.1.1.3. Bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành
- Nguyễn Văn Giang, "Từ thực tiễn bí thư kiêm chủ tịch huyện ở Mê
Linh" [14, tr.7-11]. Thông qua việc khảo sát và đánh giá mô hình nhất thể hóa
chức danh bí thư và chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp tại huyện mê Linh tỉnh
Vĩnh Phúc. Tác giả tập trung phân tích những kết quả đạt được trong quá
trình triển khai, đồng thời chỉ ra những những tồn tại hạn chế của mô hình
này. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để các địa phương khác
tham khảo. Những bài học kinh nghiệm được nêu ra cụ thể như sau: một là,
phải chọn đúng cán bộ có phẩm chất năng lực, đủ tâm, đủ tầm thực hiện
nhiệm vụ. Hai là, làm việc theo quy chế có chương trình công tác, có sự phân
công gắn với trách nhiệm rõ ràng. Ba là, xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết,
môi trường làm việc thân thiện. Bốn là lựa chọn cán bộ bộ làm công tác tham
mưu cho huyện ủy và ủy ban nhân dân có trình độ chuyên môn cao, phù hợp
với chức trách nhiệm vụ được giao.
- Bùi Đức Lại, "Về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ"
[26, tr.9-12]. Tác giả đi sâu nghiên cứu mô hình người đứng đầu được các
nước xã hội chủ nghĩa triển khai trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh


15
thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX. Tác giả phân tích những
ưu, khuyết điểm của mô hình, những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định
áp dụng mô hình. Từ đó cho rằng, ở Việt Nam, do đặc thù Đảng cộng sản
Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội HTCT và toàn
xã hội (điều này được luật hóa trong điều 4 của Hiến pháp), vì vậy, người
đứng đầu được giao quyền nhưng thực quyền lại rất hạn chế.
Tác giả phân tích quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ của hai chức
danh gồm bí thư cấp ủy và chủ tịch, từ đó chỉ ra những nguyên nhân làm giảm
hiệu quả hoạt động của họ bao gồm: sự bất cập giữa quyền hạn và trách
nhiệm; giữa quyền hạn pháp định và quyền hạn thực tế. Trong một số trường

hợp, do tính đặc thù của địa phương dẫn đến việc lạm dụng quyền lực để phục
vụ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, làm giàu bất chính. Tác giả đề xuất một số
biện pháp để khắc phục những bất cập của thực trạng bao gồm: một là, điều
chỉnh, bổ sung quy định để người đứng đầu có thực quyền tương xứng chức
trách được giao. Hai là, tăng cường giám sát để tránh tình trạng lạm quyền.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác cán bộ từ khâu quy
hoạch tới đào tạo và bổ nhiệm.
Tác giả tập trung phân tích mối quan hệ giữa bí thư và tập thể cấp ủy.
Bởi vì, đây là mối quan hệ chủ yếu, quan trọng nên cần được quy chế hóa.
Tác giả phân tích mới quan hệ này dưới ba khía cạnh: Một là, làm rõ vị
trí, vai trò bí thư. Bí thư là chức danh được bầu lên từ thành viên trong cấp ủy,
giữ vai trò là người thay mặt cấp ủy. Vì vậy, đây không phải là một cấp lãnh
đạo trong hệ thống tổ chức của Đảng. Bí thư làm việc theo quy định của điều
lệ đảng, quy chế làm việc của cấp ủy; Hai là, phân tích những vướng mắc
trong thực tế thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", trong
đó nhấn mạnh nguyên nhân của vướng mắc là do chưa xác định rõ thẩm
quyền, trách nhiệm của bí thư với cấp ủy; Ba là, xác định rõ quyền và trách
nhiệm của cấp ủy và bí thư. Coi đây là vần đề trọng tâm cần giải quyết.


16
- Nguyễn Hữu Thành, "Trách nhiệm người đứng đầu trong lựa chọn và
xây dựng tập thể lãnh đạo" [68, tr.37-38]. Từ thực tiễn triển khai Nghị quyết
số 12-NQ/TW, "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" - Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tại tỉnh
Bắc Ninh. Tác giả cho rằng, hiện nay, các quy định về trách nhiệm người
đứng đầu chưa đầy đủ, rõ ràng, người đứng đầu được giao quyền còn hạn chế,
chưa tương xứng với vị trí đứng đầu của họ. Từ đó, tác giả kiến nghị, trong
thời gian tới, việc xác định rõ về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người
đứng đầu cần tập trung một số nội dung: phải có cơ chế giám sát để lựa chọn

những người đứng đầu; tiếp tục phân công, phân cấp mạnh hơn nữa về thẩm
quyền quản lý cán bộ; xem xét cơ chế hoạt động của ban cán sự đảng trong
các cơ quan, tổ chức, thực hiện chế độ người đứng đầu cho phù hợp.
- Trần Ngọc Đức, "Xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm" [10, tr.9-12]. Nghiên cứu thực tiễn ở một địa phương, tác
giả cho rằng việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của người đứng đầu có tình
trạng quyền hạn không gắn với trách nhiệm, việc kiểm tra giám sát có lúc bị
buông lỏng dẫn đến tình trạng lạm quyền của một số cán bộ giữ vị trí chủ
chốt. Một số địa phương lại có những quy định quá chặt dẫn đến việc cán bộ
chủ chốt sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, dám làm. Để khắc phục tình
trạng này, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có
tâm, có tầm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Trần Đình Huỳnh, "Quyền lực và kiểm soát quyền lực" [21, tr.40-41].
Tác giả phân tích về quyền lực và kiểm soát quyền lực qua thực tiễn của Đảng
Cộng sản Liên xô và chính quyền Xô Viết. Sức mạnh quyền lực được thể hiện
ở chế độ chuyên chính vô sản. Bằng cách này, Đảng Cộng sản Liên xô và
Chính quyền xô viết đã tạo nên những thành quả vô cùng to lớn trong thế kỷ
XX. Đó là bằng chứng thuyết phục nhất về tính ưu việt của mô hình xã hội
chủ nghĩa. Tuy nhiên, như Lênin từng nói: một ưu điểm nếu được duy trì quá


17
lâu sẽ thành nhược điểm. Vì thế, sau một thời gian dài thực hiện chuyên chính
vô sản, những dấu hiệu tha hóa quyền lực trong hệ thống bắt đầu xuất hiện.
Đó là tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa, giải quyết các vấn đề bằng mệnh
lệnh hành chính, chủ quan duy ý chí, coi thường quy luật kinh tế, tệ sùng bái
lãnh tụ,...
Tác giả khái quát lại nhựng giải pháp kiểm soát quyền lực của Đảng,
Nhà nước trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền của Lênin gồm: Một
là, kiên quyết thanh đảng, kiên quyết loại bỏ những kẻ tha hóa biến chất,

những "kẻ lưu manh giả danh cộng sản" ra khỏi hàng ngũ của đảng; Hai là,
những cơ quan có chức năng, nhiệm vụ giống nhau giữa cơ quan đảng và
chính quyền thì tiến hảnh hợp nhất; Ba là, kiên quyết tinh giản biên chế, tổ
chức; Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng đảng viên, cán bộ công chức về phẩn chất
chính trị và năng lực chuyên môn, đồng thời có chính sách sử dụng, đãi ngộ
cán bộ hợp lý.
- Nguyễn Thành Lợi với bài viết, "Kinh nghiệm của Trung Quốc trong
hoạt động giám sát người đứng đầu" [51, tr.75-78]. Người đứng đầu luôn có
vị trí và vai trò hết sức quan trọng, là trung tâm, có tính chất then chốt trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức. Họ có quyền lực rất
lớn, khác biệt so với các thành viên lãnh đạo khác nên cũng rất dễ xảy ra tình
trạng lạm dụng quyền lực. Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định,
giám sát quyền lực người đứng đầu là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng chỉnh đốn Đảng. Việc làm này một mặt để
hạn chế đến mức tối đa tình trạng tham nhũng, thiếu trách nhiệm của người
đứng đầu, mặt khác trán tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước,
của nhân dân.
Tác giả giới thiệu bốn bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc
giám sát quyền lực của người đứng đầu: một là, coi trọng việc tự giám sát.
Hai là, tăng cường giám sát lẫn nhau. Ba là, tăng cường giám sát của cấp trên.


18
Bốn là, mở rộng thành phần tham gia giám sát (khích lệ, tạo điều kiện để tất
cả các cấp, ngành, đoàn thể, hiệp hội, nhân dân tiến hành giám sát), mở rộng
hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh về người đứng đầu.
- Tác giả Cao Duy Hạ với bài viết, "Những yêu cầu cơ bản đối với cán
bộ chủ chốt cấp huyện" [15, tr.18-19]. Tác giả Phạm Đình Đạt với bài viết,
"Về tư duy lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện". [9, tr.2122]. Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn với bài viết, "Nâng cao trí thức của cán bộ
chủ chốt cấp huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long" [74, 35-36].

1.1.2. Các luận án, luận văn
* Các luận án
- Xây dựng đội ngũ Bí thư, Chủ tịch huyện vùng đồng bằng sông Cửu
Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước (1996 - 2020 của Huỳnh Văn Long [50]. Tác giả đã đề cập đến yêu
cầu, tiêu chuẩn đối với BTHU thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Đặc biệt, tác giả đã nêu rõ tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể
đối với từng chức danh, nhấn mạnh một số tiêu chuẩn như: bản lĩnh chính trị
vững vàng, đủ sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôn trung thành với
Đảng, Nhà nước và nhân dân, thống nhất giữa lời nói và việc làm, kiên định
đường lối đổi mới theo mục tiêu đã định, thể hiện bằng hành động gương mẫu
trong thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý
chí quyết tâm và năng lực làm giàu cho huyện, biến ý chí đó thành ý chí của
Đảng bộ và nhân dân huyện, xây dựng huyện văn minh, giàu mạnh, có tầm
nhận thức sâu sắc đối với những diễn biến chính trị trong nước, thế giới, có
tinh thần cảnh giác cao, nhanh nhạy đưa ra các biện pháp chỉ đạo, quản lý,
chủ động giải quyết mọi tình huống chính trị... Tác giả đề xuất hệ thống giải
pháp xây dựng đội ngũ chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, BTHU vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020.


19
- Nguyễn Thành Dũng, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay [6]. Tác giả phân
tích chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên thời gian
qua. Chỉ ra những điểm mạnh, điển yếu, nguyên nhân của những điểm yếu.
Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó nhấn mạnh việc cụ thể hóa tiêu
chuẩn các chức danh đội ngũ cán bộ chủ chốt phải xem xét đến yếu tố đặc thù
của khu vực Tây Nguyên, khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu,

rèn luyện, tu dưỡng.
- Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay của Nguyễn Đức Quyền [67]. Nhận thức rõ
tầm quan trọng của tư duy lý luận đến lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị
của đội ngũ cán bộ, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện của tỉnh dưới góc độ năng lực tư duy lý luận. Để khắc
phục những hạn chế tác giả đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ này, trong đó, tác
giả có đề cập đến giải pháp tiêu chuẩn hóa về trình độ và năng lực tư duy của
đội ngũ cán bộ này.
- Các thành tố tư duy giải quyết tình huống quản lý của người cán bộ
chủ chốt cấp huyện của Phạm Hồng Quý [66]. Tác giả xác định một số thành
tố tư duy của giải quyết tình huống dưới góc độ tâm lý học đồng thời phân
tích những nguyên nhân ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải
pháp góp phần nâng cao khả năng tư duy giải quyết tình huống cho cán bộ
chủ chốt cấp huyện.
- Năng lực động viên trong hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Tuyết Mai [52]. Tác giả
khảo sát trạng thái năng lực động viên của cán bộ chủ chốt cấp huyện, tiến
hành thử nghiệm bồi dưỡng kiến thức về động viên, đặc biệt kỹ năng động


20
viên cho đội ngũ này để nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp huyện trong
giai đoạn hiện nay.
- Thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của bí thư huyện ủy ở đồng bằng
sông Hồng giai đoạn hiện nay của Nguyễn Ngọc Ánh [1], tác giả đã nghiên
cứu làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, tìm ra những giải pháp phát
huy ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế về thực hiện thẩm
quyền, trách nhiệm của người BTHU ở Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam

nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những năm tới thực sự đang được đặt
ra cấp thiết hiện nay.
* Luận văn
- Vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong HTCT cấp huyện
(qua khảo sát tại tỉnh Bắc Ninh) của Nguyễn Văn Phong [64]. Tác giả đã đề
cập đến khái nhiệm trách nhiệm người đứng đầu HTCT cấp huyện là toàn bộ
những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được Đảng,
Nhà nước hoặc tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trao cho và những chế tài
xử lý nếu người đứng đầu đó không làm tròn hoặc vi phạm. Đặc biệt, tác giả
nêu rõ nội dung trách nhiệm của BTHU. Trên cơ sở phân tích thực trạng vai
trò và trách nhiệm của BTHU, tác giả đã đề xuất các quan điểm, phương
hướng và giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của BTHU. Tác giả có đề
cập đến giải pháp hoàn thiện các khung pháp lý về vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu HTCT cấp huyện trong đó có vai trò, trách nhiệm của BTHU.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN CỦA LÀO

Nhận thức rõ vai trò đặc biệt của công tác cán bộ, Đảng NDCM Lào từ
khóa IV đến khóa X, luôn coi trọng vấn đề này, nhiều Nghị quyết đã được
ban hành, nhiều chính sách về đào tạo cán bộ được triển khai, nguồn nhân lực,
vật lực đã, đang và sẽ triển khai là rất lớn. Tất cả là nhằm tạo ra một đội ngũ
cán bộ đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ nước CHDCND Lào, nâng cao


×