Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán việt nam (VN INDEX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.24 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ
CHỨNG KHOÁN VN-INDEX
Ngành: TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

GVHD:
TS. Lê Đức Thắng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Đạt
MSSV: 1211190243 Lớp : 12DTDN06

TP. Hồ Chí Minh, 2016

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ
CHỨNG KHOÁN VN-INDEX
Ngành: TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

GVHD:


TS. Lê Đức Thắng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thành Đạt
MSSV: 1211190243 Lớp : 12DTDN06

TP. Hồ Chí Minh, 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong
báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT
(FPTS), không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…..
Ký tên

Nguyễn Lê Thành Đạt

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Đức Thắng
đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành bài nghiên cứu cũng như quý thầy cô và nhà
trường đã truyền thu kiến thức cho tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán FPT (FPTS)
đã tạo mọi cơ hội và điều kiện tốt nhất cũng như cung cấp số liệu cần thiết cho tôi hoàn
thành tốt bài nghiên cứu này.
Tuy đã rất cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên có thể nghiên cứu của tôi

còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của qúy thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…..
Ký tên

Nguyễn Lê Thành Đạt

3


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
1.2 Mục đính nghiên cứu............................................................................................ 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 2
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.6 Bố cục đề tài .......................................................................................................... 4
Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán. .. 5
2.1 Thị trường chứng khoán: .................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm........................................................................................................ 5
2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán:......................................... 5
2.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán ............................................................... 6
2.1.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán .................................... 8
2.1.5 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán ................................. 10
2.2 Chỉ số giá chứng khoán ...................................................................................... 13
2.2.1 Khái nhiệm ................................................................................................... 13
2.2.2 Phương pháp tính ........................................................................................ 14
2.3 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-INDEX ............ 15
2.3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam............................................................ 15

2.3.2 Chỉ số VN-INDEX........................................................................................ 17
2.4 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán ........ 17
2.4.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán ................................. 18
2.4.2 Mức cung tiền M2 ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán ....... 19
2.4.3 Lãi suất cơ bản ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán .... 21
2.4.4 Ảnh hưởng của tỷ giá đô đến chỉ số giá chứng khoán .............................. 22
2.4.5 Ảnh hưởng của giá dầu tới thị trường chứng khoán................................ 23
2.4 Một số nghiên cứu trước đây............................................................................. 24
Chương 3: Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 26
3.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 26
3.2 Dữ liệu nghiên cứu và mô tả .............................................................................. 27
Chương 4: Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 32
4.1 Thực hiện mô hình hồi quy ................................................................................ 32
4.1.1 Kiểm định tính dừng ................................................................................... 32
4.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................ 33
4.1.3 Kiểm định tự tương quan............................................................................ 35
4.1.4 Kết quả mô hình........................................................................................... 36
4.2 Phân tích kết quả hồi quy .................................................................................. 39
Chương 5 Kết luận và giải pháp ................................................................................. 45
5.1 Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới chỏ số giá chứng khoán VN-INDEX
.................................................................................................................................... 45
5.2 Một só gốp ý và để xuất về các chính sách nhằm giúp thị trường chứng
khoán Việt Nam phát triển bền vững và ổn định .................................................. 45
5.3 Giới hạn của nghiên cứu .................................................................................... 49

4


Danh sách các bảng sử dụng


Bảng 2.1 : Tóm tắt tăng trưởng của thi trường chứng khoán 2000-2005
Bảng 3.1 : Tóm tắt dữ liệu nghiên cứu
Bảng 3.2 : Tóm tắt kỳ vọng tương quan của các nhân tố tới VN-INDEX
Bảng 4.1 : Kiểm định ADF
Bảng 4.2: Kết quả VIF
Bảng 4.3: Kết quả VIF sau khi loại bỏ biến M2
Bảng 4.4: Công thức kiểm định tự tương quan
Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình hồi quy
Bảng 4.6: Tóm mức ý nghĩa của mô hình
Bảng 4.7: Tốc độ tăng trưởng CPI giai đoạn 2010-2015

5


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả và sự phát triển của thị
trường được đánh giá qua chỉ số giá chứng khoán . Các công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán đều là các công ty lớn, đầu ngành với giá trị vốn hóa cao chiếm thị phần
lớn trong nền kinh tế vì thế có thể coi thị trường chứng khoán là thước đo tiêu biểu của
nền kinh tế . Chỉ số giá chứng khoán phản ánh một phần sức khỏe của các công ty,
niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế. Không chỉ là kênh huy động vốn hàng đầu mà
trong bối cảnh hiện nay(giá vàng thất thường, thị trường bất động sản đi ngang, lãi tiền
gởi tiết kiệm thấp,...) thì thị trường chứng khoán đang là một kênh đầu tư hấp dẫn và
được quan tâm .
Vậy chỉ số giá chứng khoán thay đổi như thế nào? Nhân tố nào là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại thị trường Việt Nam? Đây là vấn đề
quan trọng đối với những nhà hoạch định chính sách: những yếu tố nào tác động trực
tiếp đến thị trường và nó tác động như thế nào để có thể đưa ra các chính sách phù hợp
phát triển bền vững thị trường chứng khoán làm đòn bẩy để phát triển nền kinh tế. Các

nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay đa phần là đầu tư dựa vào tin đồn, theo
đội lái, các tin ngắn hạn mà không có một cơ sở chắc chắn nào để dự đoán thị trường .
Đây là cách đầu tư không hiệu quả rất dễ dẫn đến thị trường như những năm 20072008 lên xuống không theo một quy luật nào. Thực tế, đây là đề tài đã được nghiên cứu
không chỉ một mà là rất nhiều lần trên thế giới.
Tuy nhiên tại những thị trường khác nhau lại đưa ra những kết quả khác nhau vì
mỗi quốc gia với đặc điểm kinh tế khác nhau sẽ bị tác động bởi các yếu tố khác nhau
và mức tác động của các nhân tố đến thị trường cũng khác nhau. Như những quốc gia
xuất khẩu dầu và nhập khẩu dầu chịu ảnh hưởng khác nhau bởi giá dầu. Không những
thế trong cùng một thị trường tại những thời điểm khác nhau lại cho ra những kết quả
khác nhau. Việc sử dụng những mô hình trước đây để phân tích thị trường chứng
khoán Việt Nam trong thời điểm hiện tại sẽ cho ra những kết quả không thật sự chính
xác.
Do đó cần phải cấp thiết sử dụng những số liệu mới để đánh giá, nghiên cứu lại các
nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
1


Đối với các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu này sẽ giúp họ đưa ra các chính sách
can thiệp vào thị trường theo đúng mục đích, đối với nhà đầu tư nghiên cứu này sẽ giúp
họ có thể dự đoán được thị trường trong trung và dài hạn, làm cơ sở để lập danh mục
đầu tư hiệu quả và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý phát triển bền vững với thị
trường. Chính vì thế tôi quyết định nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá
chứng khoán Việt Nam”
1.2 Mục đính nghiên cứu
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam. Trong
ngắn hạn chỉ số chịu ảnh hưởng bởi các thông tư, thông tin ban ra . Các yếu tố vĩ mô
ảnh hưởng lên thị trường về trung và dài hạn.
Mục đích của đề tài là:
-Hệ thống lại lý thuyết và phân tích xem yếu tố nào thật sự tác động trực tiếp lên chỉ
số giá chứng khoán tại Việt Nam.

-Thực nghiệm thống kê, phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng
khoán tại Việt Nam.
-Đo lường và đánh giá được sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá chứng
khoán tại Việt Nam.
-Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp xây dựng TTCK Việt Nam thành kênh huy
động vốn hiệu quả và phản ánh đúng giá trị thật của các công ty cũng như sức khỏe của
cả nền kinh tế.
-Cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ tham khảo để dự toán tình hình thị trường
trong trung và dài hạn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu thành công các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại
Việt Nam cần làm rõ các vấn đề sau:
Vấn đề 1: Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam
trong thời điểm hiện tại.
Vấn đề 2: Yếu tố tác động theo chiều hướng nào và mức độ tác động như thế nào
lên chỉ số giá chứng khoán Việt Nam.
2


Vấn đề 3: Nên dùng những chính sách nào để ổn định TTCK Việt Nam, phát triển
bền vững.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam VN-INDEX và
các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng: CPI, lãi suất cơ bản, mức cung tiền M2, giá dầu
thế giới và tỷ giá hối đoái.


Phạm vi nghiên cứu: Do giai đoạn 2000-2008 là giai đoạn sơ khai của chứng
khoán Việt Nam, thị trường nhỏ, bong bóng nên sẽ nghiên cứu thị trường

trong giai đoạn 2009-2015. Các số liệu được thu thập từ các nguốn: Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), tổng cục thống kê (GSO), Ngân hàng nhà nước, Ủy ban
chứng khoán nhà nước,...



Nghiên cứu sử dụng giá cổ phiếu phổ thông niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán TP.HCM (HOSE)



Lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI của tháng này so với tháng
liền kề trước đó.

Tỷ giá USD/VND được niêm yết bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam hằng
tháng.
Giá dầu từ thị trường dầu thô thế giới.
Lãi suất cơ bản là lãi suất được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố hằng
tháng.


Các nhân tố khác như tâm lý nhà đầu tư, tỷ lệ chi trả cổ tức, chỉ số giá chứng
khoán nơi khác, quy mô thị trường,… Không thuộc phạm vi nghiên cứu của
đề tài .

1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng.



Phương pháp định tính: tổng hợp các nghiên cứu cũ lọc ra những yếu tố có
khả năng, tổng hợp thu thập các số liệu thông tin liên quan để quan sát sự
biến động của chỉ số giá chứng khoán thông qua tác động của các nhân tố đó.

3


Phân tích và đưa ra nhận xét tổng quan về mối tương quan của các yếu tố với
chỉ số giá chứng khoán.


Phương pháp định lượng: Thu thập số liệu của các biến cho chạy trên trương
trình Eviews theo mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các
kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết và tính tương quan,... Ngoài ra
còn áp dụng phương pháp thống kê miu tả để phân tích các biểu đồ thu thập
được.
1.6 Bố cục đề tài

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến giá chỉ số giá chứng khoán
Chương 3: Mô hình nghiên cứu
Chương4: Kiểm định và đánh giá kết quả
Chương5: Kết luận và khuyến nghị
Tóm tắt chương 1
Xác định đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến vĩ mô đến giá cổ phiếu là rất
quan trọng và được nhiều công trình trên thế giới thực hiện. Ở Việt Nam tuy có nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện nhưng đa số là các giai đoan 20002009. Ở chương một đã nêu ra được tính cấp thiết của vấn đề cần được nghiên cứu lại
nhằm cho ra được kết quả chính xác hơn với mỗi thời kỳ. Ở chương một đã nêu lên
những vấn đề, câu hỏi cần được giải quyết và tóm tắt, gói gọn phạm vi nghiên cứu của
đề tài tránh nghiên cứu lang mang sai mục đích . Từ đó làm tiền đề và định hướng

trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu.

4


Chương 2: Cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng
khoán.
2.1 Thị trường chứng khoán:
2.1.1 Khái niệm
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động
của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành
nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển
sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các
loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do
vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.
Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát
hành.
Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát
hành ở Thị trường sơ cấp.
Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ của các quỹ đầu tư, một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm.
Vị trí của Thị trường chứng khoán. Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn
là:
Thị trường tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ): Thị trường tiền tệ là thị trường
phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như
tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng
chỉ tiền gửi, thương phiếu,...
Thị trường tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm thị trường tín dụng dài hạn
(gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính) và thị trường

chứng khoán.
2.1.2 Đặc điểm chủ yếu của thị trường chứng khoán:
-Là hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp
tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính.

5


-Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham
gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở
đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu
-Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị
trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường

chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền
mặt bất cứ lúc nào họ muốn.
-Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho TTCK duy trì tính minh bạch trong các
giao dịch tài chính. Vì tính minh bạch nên tất cả những người tham gia đều nắm được
thông tin về giá cả của các cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường và những
người tham gia còn có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho họ có thể
giao dịch tự do và hiệu quả.
-TTCK cung cấp cho các nhà đầu tư một mức độ an toàn thông qua sự giám sát của
các tổ chức chuyên nghiệp giúp tạo một nền tảng giao dịch an toàn.
-TTCK được coi là kim chỉ nam của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp
chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
-Là thị trường cực kỳ nhạy cảm với thông tin. Bất kỳ thông tin nào đưa ra đều rác
động tới thị trường. Thị trường không chỉ thay đổi theo tháng, ngày mà là từng giây.
Chính vì thế các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận đầu tư một cách rủi ro vào TTCK nếu họ
muốn có được một lợi nhuận lớn.
-Vì tính rủi ro cũng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nên thị trường chứng khoán

tại Việt Nam chịu sự quản lý từ nhà nước thông qua Ủy Ban Chứng khoán với nhiệm
vụ giám sát, thanh tra. Vì thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ nên chưa có đầy
đủ các sản phẩm phái sinh như bán khống, quyền chọn mua, quyền chọn bán,.. cũng
như chưa được cấp phép hoạt động.
2.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán
a.Xét về phương diện pháp lý: thị trường chứng khoán được chia thành thị
trường tập trung và thị trường phi tập trung.


- Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định
của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt
được biệt lệ.
Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép
bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tức là
đã hội đủ các tiêu chuẩn quy định.
Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền
phát hành và bảo đảm. Loại chứng khoán này được miễn giấy phép của cơ quan có
thẩm quyền.
- Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán
nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người
kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào
sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng
khoán.
Các loại chứng khoán mua bán ở đây thường là những chứng khoán không được
đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.
b.Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán: thì thị trường chứng khoán
được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
-Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý
chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường
sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.

-Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói
đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói
cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát
hành qua thị trường sơ cấp.
c.Xét về loại hàng hóa: thì thị trường chứng khoán được chia thành thị
trường chứng khoán vốn và thị trường chứng khoán nợ.
-Thị trường chứng khoán vốn: là thị trường giao dịch mua bán các loại cổ phiếu,
bao gồm cổ phiếu thường và các loại cổ phiếu ưu đãi.


-Thị trường chứng khoán nợ: là thị trường giao dịch mua bán các loại trái phiếu bao
gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương,...
-Ngoài ra còn có các công cụ chứng khoán phái sinh: như quyền mua cổ phiếu,
chứng quyền, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.
d.Xét về hình thức giao dịch: thì thị trường chứng khoán được chia làm thị
trường giao ngay và thị trường giao sau.
-Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm
giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài
ngày theo thỏa thuận.
-Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng
định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao
hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.
Trong bài nghiên cứu ta tập trung vào thị trường chứng khoán tập trung vì đây là thị
trường có tính chất đại chúng dễ tiếp cận là thức đo của nền kinh tế. Chỉ số chứng khoán
thuộc về thi trường thứ cấp(tại thị trường sơ cấp lúc mới phát hành chỉ số là
100). Chỉ số chứng khoán ở đây là chỉ số chứng khoán của thị trường chứng khoán vốn
(thị trường chứng khoán vốn có tính đại chúng hơn thị trường chứng khoán nợ và nó
định giá trị của các công ty). Hiện nay thị trường chúng khoán Việt Nam là thị trường
chứng khoán giao ngay với hình thức giao dịch là T+2.
2.1.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán

a.Chức năng:


Chức năng thu hút vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển: muốn mở rộng đầu tư
phát triển nhanh thì cần phải huy động vốn. Vốn huy động chủ yếu qua kênh
tín dụng của các tổ chức và việc phát hành chứng khoán. Chứng khoán có
đặc điểm là có tính đại chúng, người dân dễ tiếp cận hơn và ít bị áp lực lãi
suất hơn. Do đặc điểm chu kỳ kinh doanh của một số ngành nên đôi khi vốn
tạm thời nhàn rỗi trong các DN là rất lớn, bên cạnh, còn có một lượng vốn
lớn nằm rải rác trong dân chưa được huy động. Tất cả những tiềm năng này
sẽ được phát huy hiệu quả nếu có thị trường chứng khoán .Vì thị trường
chứng khoán với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh và bộ máy quản lý hữu hiệu, với


sự phổ biến và hướng dẫn rộng rãi, người dân sẽ dễ dàng sử dụng nguồn tiết
kiệm của họ hơn. Đây là tác nhân kích thích ý thức tiết kiệm và tạo thói quen
đầu tư trong công chúng. Ngoài ra, trong xã hội còn có các khoản tiền tạm
thời nhàn rỗi như: quỹ bảo hiểm, quỹ phúc lợi tập thể…một phần vốn của
quỹ này được gửi vào ngân hàng để thực hiện vệc thanh toán, phần còn lại,
những người quản lý quỹ luôn tự hỏi làm thế nào cho vốn của họ có khả
năng sinh lãi nhiều nhất và vừa an toàn vừa có tính tạm thời…và thị trường
chứng khoán có khả năng đáp ứng yêu cầu này.
Tóm lại, thị trường chứng khoán có chức năng thu hút mọi nguồn vốn nhàn
rỗi trong xã hội để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô
doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp.


Chức năng điều tiết các nguồn vốn: luôn có những nơi thừa vốn và những
nơi thiếu vốn và thị trường chứng khoán là nơi điều tiết chuyển nguồn vốn
nhàn rỗi vào thị trường để phát triển thúc đẩy nền kinh tế.




Chức năng hòa nhập với kinh tế thế giới: một doanh nghiệp có thể thu hút
vốn bất cứ nơi nào và bằng bất cứ con đường nào mà họ có thể thu hút một
cách dễ dàng thông qua thị trường chứng khoán. Nhờ vào hệ thống máy tính
mà thị trường chứng khoán cho phép bất cứ ai, ở nơi nào trên thế giới mua
một loại cổ phiếu của bất kỳ một công ty nào mà họ thích. Từ đó hình thành
mối liên hệ tiền tệ quốc tế, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển nguồn vốn giữa các
nước, thực hiện quan hệ vay mượn lâu dài trên thế giới tạo điều kiện cho
việc hoà nhập nền kinh tế thế giới.



Chức năng điều tiết vĩ mô: thị trường chứng khoán là công cụ của nhà nước
thông qua Uỷ ban chứng khoán nhà nước, và Ngân hàng trung ương. Nghiệp
vụ chủ yếu là thắt chặt hay nới lỏng sự đầu tư trên thị trường. Khi sản xuất sa
sút, thiếu vốn, Nhà nước tung tiền ra mở rộng cho vay để khuyến khích sản
xuất thông qua việc mua vào những lô chứng khoán có giá trị lớn. Khi hiện
tượng đầu tư quá mức, đầu cơ thịnh hành, thì bán chứng khoán nhằm thắt
chặt tín dụng giảm bớt đầu tư kinh tế.Vậy thị trường chứng khoán là công cụ
hữu hiệu để nhà nước kịp thời điều tiết nguồn vốn trên thị trường.


b. Vai trò c ủa thị t rườ n g chứng kho án


Tạo vốn cho nền kinh tế: do có thị trường chứng khoán nên việc đầu tư các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dễ dàng hơn. Từ việc nguồn vốn bị ứ đọng từ
nhiều nơi, không có khả năng sinh lời, cho đến khi có thị trường chứng

khoán việc đầu tư, tích luỹ vốn sôi động và dồi dào hẳn lên. Thông qua đó
nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, công ăn việc làm được giải quyết, thất
nghiệp giảm. Bên cạnh, thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom
mọi nguồn vốn từ dân chúng, như một nam châm cực mạnh hút các nguồn
vốn từ nước ngoài. Ngoài ra còn giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt
ngân sách, có thêm vốn xây dựng hạ tầng cơ sở.



Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả hơn: khi
doanh nghiệp cần vốn để mở rộng qui mô sản xuất họ có thể phát hành
chứng khoán vào thị trường để huy động vốn. Đây là phương thức tài trợ vốn
qua phát hành và lúc đó nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên. Lúc này rủi
ro đối với doanh nghiệp là rất nhỏ vì những cổ đông của họ đã gánh đỡ thay.
Một điều thuận lợi nữa, khi doanh nghiệp chưa có cơ hội sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp có thể dự trữ chứng khoán như là một tài sản kinh
doanh và các chứng khoán đó sẽ được chuyển nhượng thành tiền khi cần
thiết thông qua thị trường chứng khoán. Ngoài ra, khi doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán, có nghĩa là đã có chữ tín đối với công chúng
đầu tư. Như vậy các công ty chứng khoán sẽ là tác nhân kích thích giúp
doanh nghiệp tạo vốn nhanh chóng hơn.



Là thước đo, đánh giá doanh nghiệp và dự đoán xu hướng trong tương lai:
thị trường công bằng, mức giá cổ phiếu phản ánh sức khỏe của công ty và
những gì công ty đã làm được. Không những thế ta có thể quan sát được
dòng vốn dịch chuyển về đâu thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư và xu
hướng phát triển của nền kinh tế.


2.1.5 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
Bất kỳ thị trường nào cũng thế đều phải có người mua và người bán. Người bán
là nhà phát hành chủ yếu nhằm mục đích huy động vốn. Còn người mua bao gồm nhà


đầu tư và các công ty tài chính đầu tư với nhiều mục đích khác nhau như: kiếm lời,
thâu tóm đối thủ, tăng giá trị chuỗi công ty,.. Ngoài ra đây là một thị trường đặc thù
nên còn có thêm có cơ quan trung gian và cơ quan quản lý như trung tâm môi giới
chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khóa,…
a.Nhà Phát Hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường
chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương,
Công ty.


Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù
đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện nhưng công trình quốc gia lớn.



Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền
đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.



Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất thường phát hành
trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu.
b.Nhà đầu tư




Nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bán
trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi
nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do
vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình.



Nhà đầu tư có tổ chức: các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán
với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có
kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu
tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và
các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên
cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở
thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.
c.Các tổ chức kinh doanh chứng khoán




Các công ty chứng khoán: Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là
bảo lãnh phát hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn
đầu tư chứng khoán.



Các ngân hàng : Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư
chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định để bảo vệ ngân hàng
trước những biến động của giá chứng khoán.

d.Các cơ qua tổ chức liên quan tới chứng khoán



Cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. cơ quan này có
những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng
khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và
Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission) hay ở
Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC
- Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến
năm 1998 đổi tên thành FSA - Financial Supervision Agency. Và ở Việt
Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số
75/CP ngày 28/11/1996.



Sở giao dịch chứng khoán: tại Việt Nam có 2 sở giao dịch chứng khoán lớn
là sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX). Hiện tại đang có dự án gộp 2 sở giao dịch chứng khoán lại
thành sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Tuy các sở giao dịch chứng
khoán trên thế giới đa số dưới hình thức công ty cổ phần nhưng ở Việt Nam
sở giao dịch chứng khoán hoạt động dưới dạng hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Nước .



Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội các nhà kinh doanh
chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành
viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có

một số các chức năng chính sau: Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh
doanh chứng khoán. Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ
sở các quy định pháp luật về chứng khoán. Điều tra và giải quyết tranh chấp


giữa các thành viên. Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành
chứng khoán.


Tổ chức ký gởi và thanh toán chứng khoán: Tổ chức ký gửi và thanh toán
chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành
nghiệp vụ thanh toán bù trừ. Ở Việt Nam là trung tâm lưu ký chứng khoán
(VSD)



Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm: Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm
là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các
công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm. Các công ty này được xem như
thước đo để tham khảo tình hình công ty . Như các công ty: Moody’s
Investors Service, Fitch Group, Standard&Poor’’s

2.2 Chỉ số giá chứng khoán
2.2.1 Khái nhiệm
Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số được dùng để phản ánh sự thay đổi của giá cổ
phiếu tại thời điểm hiện tại so với thời điểm lần đầu niêm yết. Chỉ số giá chứng khoán
cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và các nhà hoạch định để đưa ra những quyết định
chính xác. Chỉ số giá chứng khoán là số tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự quan
hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳ
gốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000).

Chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi 2 yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) và
giá của từng chứng khoán cấu thành. Thí dụ, ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ số
VN-INDEX là chỉ số duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên Thị trường
giao dịch chứng khoán. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng số giá thị trường
trên cơ sở các cổ phiếu được giao dịch sau đó được mở rộng cho các trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà nội (HA STC).
Ý nghĩa và mục đích của chỉ số giá chứng khoán: Chỉ số giá chứng khoán cung
cấp thông tin cho các nhà đầu tư đánh giá và phân tích thị trường chứng khoán một
cách tổng quát, chỉ số giá chứng khoán chỉ r tình hình biến động giá chứng khoán, là
cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Đây là thông tin rất
quan trọng đối với các công ty niêm yết, đối với nhà đầu tư và đánh giá thị trường, là


phong vũ biểu của nền kinh tế. Mục đích cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói
chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ
số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời
gian.
2.2.2 Phương pháp tính
Có ba công thức tính chỉ số giá chứng khoán thường được sử dụng là : phương pháp
Passcher, phương pháp Laspeyres, Phương pháp Fisher. Hiện tại chỉ số giá chứng
khoán tại Việt Nam được tính theo phương pháp Passcher :
Chỉ số hiện tại = (Tổng giá trị thị trường của các cô phiếu niêm yết tại thời điểm
hiện tại * 100) / ( Tổng gía trị thị trường của các cổ phiếu tại thời điểm niêm yết).
Hay VNIndex (điểm) = [(P1i * Q1i ) * 100]/[(P0i * Q1i )] Trong đó:
P1i : Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo
P0i: Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm gốc,
Q1i:Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo,
Q0i: Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm gốc,
N :Số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số.
Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay

đổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi như cơ cấu số cổ phiếu niêm
yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính
không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với chỉ số
ngày trước đó. Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công
thức trên. Trường hợp có các cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, hay tổ chức niêm yết tiến
hành

nâng

vốn,

hệ

số

chia

mới

được

tính

như

sau:

Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ
+ Giá trị thị trường của các CP niêm yết mới Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết
cũ Trường hợp một số loại cổ phiếu niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn,

hệ số chia mới như sau:
Hệ số chia mới (d) = Hệ số chia cũ x Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ
- Giá trị thị trường của các CP huỷ bỏ Tổng giá trị thị trường các CP niêm yết cũ


VNIndex (điểm) = 100 x Tổng giá trị thị trường các CP sau khi thay đổi Hệ số chia
mới.
2.3 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam và chỉ số VN-INDEX
2.3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ký quyết định số
48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán . Chính thức khai sinh thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Cùng ngày chính phủ cũng ký nghị định thành lập Trung Tâm giao dịch chứng
khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội . Việc chuẩn bị cho thị trường chứng khoán Việt
Nam ra đời đã cho Ủy ban chứng khoán Việt Nam ra đời bằng nghị định 75/CP ngày
28/11/1996.
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM được thành lập theo quyết định số
127/1998/QĐ-TTg ngày 117/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên
giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Khi mới đi vào hoạt động, tại Trung tâm giao
dich chứng khoán TP.HCM chỉ có hai loại cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điện
lạnh) và SAM (Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom) với tổng số vốn là 270 tỷ
đồng cùng một số ít trái phiếu chính phủ khác được niêm yết giao dịch. REE và SAM
không chỉ là hai công ty trên sàn HOSE mà còn là hai công ty đầu tiên niêm yết và có ý
nghĩa lịch sử với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 5 năm thành lập thì trường chứnng khoán Việt Nam thu được kết quả rất khả
quan.


Bảng 2.1 : Tóm tắt tăng trưởng của thi trường chứng khoán 2000-2005
N 2 2 2 2 20 20

ă 0 0 0 0 04 05
S 5 5 2

0
Ct
y
V 0. 0. 0.
ố 2 3 4

2 26 32
2

0. 0. 1.
3 64 21

S 3 8 9 11 13 14

S 2 8 1 1 21 31
ô 9 7 3 5 61 31
Nguồn: (Ủy ban chứng khoán Việt Nam)
Tính đến hết năm 2005 tổng mức vốn hóa cổ phiếu đã đạt hơn 4500 tỷ đồng
Đến năm 2006 là giai đoạn bùng nổ với mức tăng trưởng trên 60%. Đứng thứ 2 thế
giới chỉ sau Zimbabwe.
01/01/2007 Luật chứng khoán có hiệu lực, góp phần giúp thị trường tăng trưởng và
hòa nhập với quốc tế. Vốn ngoại đổ vào thị trường ào ạt và đạt đỉnh.
2008 cùng xu hướng với nền kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều này cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đã là một phần của nền kinh tế thế giới.
Có mối liên quan mật thiết.
2009 đến nay: Cuối năm 2009 thị trường thoát khỏi tâm lý khủng hoảng và phát
triển bền vững cho tới nay. Tuy có những lúc biên độ dao động cao nhưng không có

dấu hiệu của bong bóng và khủng hoản.
Đến nay thị trường chứng khoán Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể:


Quy mô đạt 54% GDP (1,121,000 tỷ đồng) trong đó vốn hóa cổ phiếu chiếm
31% GDP



Có 675 công ty được niêm yết



81 công ty chứng khoán hoạt động ổn định



27 quỹ đầu tư, 41 công ty quản lý quỹ




Gần 1.5 triệu tài khoản đầu tư

(Số liệu tham khảo từ Ủy ban chứng khoán đến cuối năm 2015)
2.3.2 Chỉ số VN-INDEX
Chỉ số VN-INDEX thể hiện biến động giá cổ phiếu được giao dịch tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng với toàn bộ các cổ
phiếu được niên yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán nhằm thể hiện xu hướng giá
cổ phiếu hằng ngày.

Chỉ số giá VN-INDEX so sánh giá thị trường hiện hành với giá thị trường cơ sở vào
năm gốc ngày 28/07/2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động .
Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các
trường hợp như niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm
yết như chia tách cổ phiếu, phát thưởng bằng cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu,
chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu,…
Có thể xem chỉ só VN-INDEX có ba giai đoạn chính: trước 2006, 2006-2008, 2009
đến nay.
Trước 2006 : số lượng công ty niêm yết ít. Đến cuối năm 2006 trên sàn đạt 32 công
ty niêm yết. Thị trường cũng không có nhiều chuyển biến tích cực.
2006-2008: Thị trường phát triển nhanh chóng tạo thành bong bóng khi Việt Nam
gia nhập WTO và đổ vỡ cùng với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2006 đạt mốc
809.86 điểm . Ngày 12/03/2007 đạt đỉnh 1170.6 điểm, cũng trong năm thị trường lao
dóc không phanh. 2008 thị trường hồi phục trong ngắn hạn và tiếp tục đi xuống.
2009 đến nay: Sau khi tạo đáy vào tháng 03/2009 thị trường bắt đầu phục hồi và
phát triển ổn định, phản ánh được nền kinh tế Việt Nam.
2.4 Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay với mức độ liên kết chặt chẽ và nhanh
chóng. Bất kỳ một thông tin, số liệu ở bất kỳ đâu đều có ảnh hưởng đến nền kinh tế dù
là ở đâu trên thế giới dù ít hay nhiều. Tổng hợp lại những gì đã học và tìm hiểu thì có
những nhân tố chính sau tác động nhiều nhất đến nền kinh tế qua đó được phản ánh


thông qua chỉ số giá chứng khoán : lạm phát, lãi suất, tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2, tỷ
giá đô, giá dầu.
2.4.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến chỉ số giá chứng khoán
Về căn bản, TTCK sẽ hoạt động mạnh dưới hai điều kiện: tăng trưởng kinh tế cao
và lạm phát thấp. Nhưng nếu nền kinh tế phát triển mà lạm phát tăng cao thì chưa chắc
đã là tốt. Khi mối nguy lạm phát tăng cao, các nhà phân tích đầu tư sẽ nghi ngờ về sự
thịnh vượng của nền kinh tế hay các báo cáo tăng trưởng việc làm. Lý do là họ lo sợ

rằng dường như đang có một sự bùng nổ lạm phát, một sự phát triển giả tạo đã được
tạo nên bởi việc dễ dãi trong tín dụng của chính quyền, do chính phủ chấp nhận một
mức thâm hụt ngân sách cao hơn và mở rộng cung tiền. Mối quan hệ thực sự của lạm
phát và giá cổ phiếu luôn là một câu hỏi thực nghiệm hóc búa và mối quan hệ này sẽ
thay đổi theo thời gian.
Kinh nghiệm từ TTCK các nước phát triển cho thấy lạm phát và giá cổ phiếu có
tương quan nghịch, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng. Lạm
phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng
kém bền vững, trong khi TTCK như chiếc nhiệt kế đo sức khỏe nền kinh tế. Khi lạm
phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong
ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... khiến
một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản chết. Thiếu
vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp
nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại. Lạm phát tăng cao còn ảnh
hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp: dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức
ở mức cao nhưng tỉ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao. Điều này khiến
đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi. Các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó có
biến quan trọng là lạm phát đều tác động tới dòng tiền trong tương lai và lợi suất yêu
cầu vì thế sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Những thông tin
về lạm phát và một số nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán được rất
nhiều các đối tượng quan tâm và thực sự hữu ích cho những nhà hoạch định chính
sách, các nhà đầu tư, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán.
Chính vì lẽ đó đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia dự báo mối quan hệ giữa
lạm phát, các biến kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán bằng việc sử dụng những


mô hình nghiên cứu khác nhau. Có thể thấy lạm phát và thị trường chứng khoán có mối
liên hệ chặt chẽ nhau. Về ngắn hạn sẽ đồng biến thị trường tăng kéo theo lạm phát, về
dài hạn lạm phát sẽ kéo thị trường đi xuống vì nhà đầu tư sẽ chuyển qua các tài sản
khác an toàn hơn. Tuy nhiên dù với bất cứ nghiên cứu nào đều cho kết quả lạm phát và

thị trường chứng khoán có mối liên quan mật thiết với nhau.
2.4.2 Mức cung tiền M2 ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán
Một tài sản đầu tư tốt nhưng nếu không có dòng tiền chảy vào thì giá vẫn sẽ nằm im
bất động. Việc dòng tiền được bơm vào và rút ra khiến cho giá của tài sản đầu tư tăng
hoặc giảm tương ứng.
Và một yếu tố quan trọng bậc nhất tác động tới dòng tiền chảy vào các loại tài sản
đầu tư đó chính là Mức cung tiền M2.
M2 gia tăng thể hiện sự mở rộng về chính sách tiền tệ nên nguồn cung tiền trên thị
trường cũng gia tăng. Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn
vốn. Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn để mở rộng kinh doanh nên khả năng tăng thu
nhập cũng tăng lên. Nhà đầu tư có thêm nguồn vốn để kinh doanh đầu tư nên cầu về
chứng khoán sẽ tăng. Mặt khác khi M2 tăng hàm ý lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ
giảm và theo nguyên tắc bình thông nhau giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn
lượng tiền nhàn rỗi sẽ dịch chuyển từ thị trường tiền tệ sang thị trường chứng khoán để
hưởng mức sinh lời cao hơn.
Ta có thể hình dung r hơn qua bản sau


×