Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.83 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thông qua việc cạnh
tranh, người kinh doanh không ngừng cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ để giành, giư
và nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng tác động tích
cực, cạnh tranh cũng có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu
dùng. Trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh để nâng cao vị thế của mình
trên thị trường, doanh nhiệp sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó có hoạt động
quảng cáo. Luật Cạnh tranh 2004 đã được thực thi mười ba năm, đã có nhiều quy định
không còn phù hợp với thực tiễn vì vậy em xin phân tích đề tài “Thực trạng pháp luật
cạnh tranh Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”

NỘI DUNG

I.

Lý luận chung
1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.1. Định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh
• Theo pháp luật nước ngoài
Khoản 1 Điều 10 bis Công ước Paris quy định “Bất kỳ hành vi cạnh tranh đi ngược lại
các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc thương mại đều là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh”



Theo pháp luật trong nước
Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 đã đưa ra định nghĩa về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo
đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.”


Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt kê ra nhưng hành vi được coi là hành vi cạnh
tranh không lành mạnh

1


Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:
1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;
3. ép buộc trong kinh doanh;
4. Gièm pha doanh nghiệp khác;
5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;
9. Bán hàng đa cấp bất chính;
10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4
Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

1.2.

Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ nhất hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể
kinh doanh trên thị trường thực hiện với mục đích là lợi nhuận.
Khái niệm doanh nghiệp ở đây được hiểu rộng hơn so với Luật Doanh Nghiệp 2014. Đó
là doanh nghiệp ở đây là bao gồm tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh. Để
thu được lợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong
cùng lĩnh vực nhằm giành giật, thu hút khách hàng về phía mình.
Thứ hai là hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi

ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, có thể hiểu là nhưng
nguyên tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh
doanh trên thị trường.
Thứ ba là hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn
chặn khi nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại
cho người khác.

2


2. Khái niệm quảng cáo
Khoản 1- Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 có định nghĩa “Quảng cáo là việc sử dụng
các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục
đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh
doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội;
thông tin cá nhân.”

3. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 45Luật Cạnh tranh 2004
Điều 45. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:
1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác;
2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung
sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất,
thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi
gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm
*Có ba dạng hành vi có bản chất cạnh tranh không lành mạnh khác nhau, mặc dù cùng
thể hiện qua hoạt động thị trường quen thuộc là quảng cáo

3.1.

Quảng cáo so sánh

3


Quảng cáo so sánh là quảng cáo trong đó có nội dung so sánh giưa hàng hóa, dịch
vụ, khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp ( người quảng cáo ) với đối tượng cùng
loại của một hay một số doanh nghiệp cạnh tranh khác. 1
Ví dụ: Khi ra mắt dòng điện thoại Bphone, trên sân khấu ra mắt sản phẩm, ông Nguyễn
Tử Quảng cho biết: “Bphone là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có thiết kế phẳng về kiểu
dáng". Sau đó, ông sử dụng hình ảnh so sánh với hai mẫu smartphone cao cấp nhất hiện
nay là iPhone 6 Plus (Apple)2

Bkav liên tục so sánh trực tiếp cấu hình của Bphone với chiếc iPhone 6 Plus
– Ảnh: T.Luân
Hay chẳng hạn như là Viettel khi thực quảng cáo đã so sánh bảng giá cước dịch vụ
của mình với bảng giá cước dịch vụ của VNPT để khách hàng thấy được ưu điểm dịch vụ
của mình. Hoặc quảng cáo nồi áp suất Mart Cooker là loại nồi tốt nhất có thể thay thế
“các loại nồi khác” trên thị trường và tiết kiệm năng lượng, thời gian nấu nhanh hơn các
loại nồi “ truyền thống”3

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011
2 />

4


Về bản chất hành vi quảng cáo so sánh có thể bị xem xét dưới góc độ lợi dụng uy
tín hoặc công kích, gièm pha đối thủ cạnh tranh.
Về nội dung quảng cáo so sánh có thể bao gồm quảng cáo so sánh về giá và quảng
cáo so sánh về đặc điểm của hàng hóa dịch vụ ( tính năng, công dụng, chất lượng,..)
Về hình thức, quảng cáo so sánh có thể bao gồm so sánh tương đối và so sánh
tuyệt đối.

3.2.

Quảng cáo bắt chước
Khoản 2- Điều 45 Luật Cạnh tranh quy định về quảng cáo bắt chước như sau
“Cấm doanh nghiệp bắt chước một sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách
hàng.”
Tính chất không lành mạnh của quảng cáo bắt chước được thể hiện chủ yếu ở việc
lợi dụng thành quả đầu tư, lợi thế cạnh tranh của người khác. Tác động không lành mạnh
cũng thể hiện ở việc gây nhầm lẫn cho khách hàng, như quy định tại điều luật. Ảnh
hưởng nhầm lẫn phát sinh từ quảng cáo bắt chước có thể được đánh giá tương tự như
trường hợp chỉ dẫn gây nhầm lẫn

• Nhầm lẫn về nguồn gốc: khi tiếp nhận các quảng cáo giống nhau, người xem có thể ngộ
nhận rằng hai loại hàng hóa dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng một chủ sản xuất.
• Nhầm lẫn về liên hệ: rộng hơn trường hợp trên ngay cả khi không nhầm lẫn hai loại hàng
hóa, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng một nguồn gốc, người tiếp nhận quảng cáo có
thể cho rằng giưa hai nhà sản xuất có mối liên hệ, quan hệ trong kinh doanh thuộc cùng
một tập đoàn có quan hệ đối tác, ủy thác hay nhượng quyền,...
Ví dụ: Chương trình mang tên “Captured on Galaxy S7” được so sánh với “Shot on
iPhone” - chiến dịch quảng cáo nhận nhiều giải thưởng của Apple. Cả hai đều hướng tới

việc giới thiệu nhưng hình ảnh hoặc video ghi bởi sản phẩm cao cấp của hãng. 4

3 />4 />
5


3.3.

Quảng cáo gây nhầm lẫn
Quảng cáo gây nhầm lẫn được quy định tại Khoản 3- Điều 45 của Luật Cạnh tranh
2004
3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung
sau đây:
a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất,
thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi
gia công;
b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;
c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.
Ví dụ: Trường hợp nhãn hiệu trà xanh Oo của công ty trách nhiệm hưu hạn Thương
Mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát đã được đăng ký nhãn hiệu. Nhưng trên thị trường hiện
nay xuất hiện nhãn hàng trà xanh O2 đang được quảng cáo rộng rãi làm khách hàng dễ
nhầm tưởng đó là sản phẩm của Công ty trách nhiệm hưu hạn Thương Mại và dịch vụ
Tân Hiệp Phát. Hay trên thị trường hiện nay rất nhiều cửa hàng treo biển quảng cáo “ở
đây có bán sản phẩm Kymdan, Kydan, Kimdan hay Kymda...” làm khách hàng nhầm
tưởng đây là sản phẩm của công ty cổ phần cao su Sài Gòn – Kymdan.

6


Đã có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân biệt giưa quảng cáo gian dối và

và quảng cáo gây nhầm lẫn. Trên thực tế, đa số các quốc gia đã chọn giải pháp quy định
hai dạng hành vi gian dối và gây nhầm lẫn cùng chung trong một điều luật, với cách thức
và chế tài xử lý giống nhau và Việt Nam cũng đi theo hướng này.

• Quảng cáo gian dối có thể hiểu là quảng cáo đưa ra nội dung thông tin sai lệch so với
thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dùng.
• Quảng cáo gây nhầm lẫn không đưa ra thông tin sai, nhưng nội dung không đầy đủ,
không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo ra sự hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Tổng kết từ thực tiễn, các nội dung quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn rơi vào
một trong các trường hợp sau đây

- Gian dối, gây nhầm lẫn về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: bao gồm cả giá cả, chất lượng,
đặc điểm khả năng và tình trạng cung ứng.
- Gian dối, gây nhầm lẫn về uy tín, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Gian dối, gây nhầm lẫn về bản chất của giao dịch.
4. Xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh thì hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý như sau:
Điều 33. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:
a) So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác;
b) Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa
thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số
lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử
dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;
cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc
gây nhầm lẫn khác.


7


3. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi
phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp
khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.
Xử lý hình sự: Ngoài ra, đối với nhưng hành vi có dấu hiệu tội phạm quảng cáo
gian dối theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý
vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này thì Cục quản lý cạnh tranh sẽ chuyển
toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, mức xử phạt đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh được áp dụng đối với từng hành vi cụ thể. Ngoài hình thức
xử phạt bằng tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện
pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện
hành vi hoặc buộc cải chính công khai.

II.

Thực tiễn áp dụng pháp luật cạnh tranh về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh
Luật Cạnh tranh đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và khó khăn khi đưa vào thực tế áp
dụng. Trong đó có hoạt động quảng cáo, minh chứng là hoạt động quảng cáo không lành
mạnh đang ngày có xu hướng gia tăng.
Các vụ việc thực tế điển hình
Vụ việc thứ nhất
Ngày 14/11/2008, Panasonic Việt Nam giới thiệu dòng máy điều hòa không khí
mới Envio I2 và Envio P2. Dòng máy điều hòa Envio I2 và P2 mới không chỉ làm lạnh
hiệu quả, tiết kiệm đến 50% lượng điện năng tiêu thụ mà còn có khả năng lọc không khí
tuyệt vời, làm sạch đến hơn 99% bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc. Hệ thống lọc khí e-ion

đã chứng tỏ khả năng thu gom bụi nhanh 5,5 lần so với thông thường và hiệu quả hơn
10% so với các model năm 2007,… Bên cạnh đó, Panasonic còn cho ra đời sản phẩm tủ
lạnh mới mà theo quảng cáo thì tủ lạnh này có tính năng tăng cường thành phần vitamin
của thực phẩm lên tới 12%. Sau khi điều tra, kết quả điều tra cho thấy, Quảng cáo của
Panasonic với tính năng “bất hoạt đến 99,9% vi khuẩn và nấm mốc” là không đúng thực

8


tế, trong khi doanh nghiệp mới chỉ thử nghiệm tác động kháng khuẩn với đối với 02 loại
vi khuẩn là Staphylocccus và Escherichia Coli mà không thể diệt hay vô hiệu hóa tất cả
các loại virus, vi khuẩn. Đối với Mẫu quảng cáo tủ lạnh, kết quả thử nghiệm mà công ty
cung cấp lại chỉ áp dụng với rau quả chứ không phải thực phẩm nói chung. 5
Đây là hành vi là quảng cáo đưa ra thông tin giả dối, gây nhầm lẫn. Nội dung quảng
cáo là hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn về các thông tin liên quan công dụng của sản
phẩm. Các quảng cáo gây nhầm lẫn thường cung cấp nhưng thông tin mập mờ, không
đầy đủ, không rõ ràng, làm cho người tiêu dùng có nhưng hiểu nhầm về hàng hóa, dịch
vụ của doanh nghiệp. Với nhưng nhận thức thông thường của mình về sản phẩm, dịch vụ,
người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là nhưng thông tin chính xác, đâu là
nhưng thông tin gây hiểu nhầm.
Vụ việc thứ hai
Năm 2014, Công ty trách nhiệm hưu hạn Thương mại Á Nguyên đã tổ chức buổi
hội thảo giới thiệu sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh và mời nhiều khách hàng tham
dự. Tại buổi hội thảo, thuyết trình viên của Công ty đã làm thí nghiệm qua đó so sánh
trực tiếp sản phẩm của Công ty mình với sản phẩm của Công ty trách nhiệm hưu hạn
SPRAYWAY-TPR với ngụ ý cho rằng sản phẩm của công ty trách nhiệm hưu hạn
Sprayway-TPR có chứa chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe. Sau quá trình điều tra, VCA đã xử phạt Công ty Á Nguyên về hành vi quảng cáo
nhằm cạnh tranh không lành mạnh dưới hình thức quảng cáo so sánh trực tiếp. 6
Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), hình thức xử phạt đối với hành

vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh khá nặng nhưng chưa đủ răn đe. Giai đoạn 20062012, riêng hành vi quảng cáo 95 vụ. Theo số liệu khảo sát năm 2013 của Cục quản lý
cạnh tranh, trong số 500 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 1,6% doanh nghiệp “hiểu rất
rõ” Luật cạnh tranh, trong khi đó có tới 92,8% doanh nghiệp “chưa hiểu rõ” về luật này 7.
5 />6 />7 Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo rà soát các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2013.

9


Liên quan đến thực tiễn xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực quảng cáo, Cục quản lý cạnh tranh cho biết thời gian số vụ việc bị điều tra liên
quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tăng từ 20 vụ (năm
2010) lên tới 33 vụ (năm 2011) và 37 vụ (năm 2012), đứng đầu danh sách trong số
các vụ việc điều tra về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.8
III.

Thực trạng quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh
Thứ nhất, quy định thống nhất về nguyên tắc áp dụng pháp luật để xử lý hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.
Cụ thể, Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012 có quy định về các hành vi cấm trong hoạt
động quảng cáo, trong đó có các hành vi về mặt khách quan rất gần với quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh như:

(i)
(ii)

Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân;
Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chư viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó

(iii)


đồng ý…;
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng
loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng
ký hoặc đã được công bố;...
Và một số hành vi khác.
Bên cạnh đó, Luật Quảng cáo 2012 cũng xác định rõ các hành vi cạnh tranh bị
cấm trong lĩnh vực quảng cáo tại khoản 12 Điều 8 là: “Quảng cáo có nội dung cạnh
tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”. Điều 109 Luật
Thương mại năm 2005 cũng quy định chi tiết thêm hai hành vi quảng cáo thương mại bị
nghiêm cấm vi phạm tính trung thực về nội dung quảng cáo như hành vi quảng cáo bằng
8 Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo thường niên năm 2013, Bảng thống kê điều tra vụ việc cạnh tranh không lành
mạnh từ 2009-2013

10


việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của
thương nhân khác; và hành vi quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng,
chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hoá, chủng loại, bao bì, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá dịch vụ.9
Như vậy, mặc dù có thể được quy định ở các văn bản pháp luật khác ngoài Luật
Cạnh tranh, song các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đều được xử
lý theo các quy định và trình tự của pháp luật về cạnh tranh.
Thứ hai là pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam đã quy
định và điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 thì cấm các doanh nghiệp

thực hiện các hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng
hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm
2004 quy định doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động quảng cáo “bắt chước một
sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng”. Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh
tranh năm 2004 quy định cấm các doanh nghiệp thực hiện các hành vi quảng cáo “đưa
thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng.10
Thứ ba, quy định thống nhất về các biện pháp chế tài đối với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo
Đối với biện pháp chế tài hành chính: Theo quy định của khoản 2 Điều 56 Luật
Cạnh tranh năm 2004, thì “việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh
tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định 95 của Luật này và pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính”.
Đối với biện pháp chế tài hình sự: Nếu hành vi cạnh tranh không lành mạnh có
dấu hiệu cấu thành tội phạm được qui định tại Bộ luật Hình sự thì sẽ truy cứu trách
nhiệm hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm
9 />10 />
11


của hành vi mà định tội danh và áp dụng chế tài hình sự thích hợp. Các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội “vi phạm quy định về cạnh tranh” theo quy định của Điều 217 Bộ luật Hình sự
năm 2015.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo cũng có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 của Bộ luật Hình
sự năm 2015.
Đối với biện pháp chế tài dân sự: Điều 6 Nghị định số 71/2014/NĐ- CP ngày
21/7/2014 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh quy định:
“Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường.

Việc bồi thường thiệt hại … được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự”

IV.

Những hạn chế của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam
hiện nay và kiến nghị hoàn thiện
1. Những hạn chế của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam
hiện nay
Thứ nhất là một số quy định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo
còn thiếu tính rõ ràng và minh bạch.
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là một trong chín hành vi cạnh tranh
không lành mạnh được quy định tại Điều 39 Luật Cạnh tranh. Nhưng văn bản luật này
không đưa ra định nghĩa thế nào là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
mà chỉ liệt kê các hành vi cụ thể tại Điều 45 Luật Cạnh tranh. Về quảng cáo so sánh, hiện
nay, ở Việt Nam chưa xây dựng khái niệm quảng cáo so sánh, Luật Cạnh tranh năm 2004
chỉ quy định ngăn cấm mọi hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp mà không phân định các
mức độ so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất
Về quảng cáo bắt chước, tại khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định
đơn giản như sau: “Cấm doanh nghiệp bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây
nhầm lẫn cho khách hàng”. Quy định này không làm rõ được nhưng khía cạnh phức tạp

12


của hành vi này và cũng không đề cập đến việc bắt chước sản phẩm quảng cáo có cùng
hình thức quảng cáo hay không.
Thứ hai là pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo còn thiếu tính toàn diện khi
chưa bao quát hết các loại hành vi và chủ thể thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh
tranh không lành mạnh.
Luật Cạnh tranh chưa bao quát hết các chủ thể liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm

cạnh tranh không lành mạnh. một sản phẩm quảng cáo đến với người tiếp nhận có thể
bao gồm: người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng
cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Vậy khi phát sinh khiếu nại liên quan đến
một hành vi quảng cáo có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh như quảng cáo so sánh,
thông tin không trung thực, lừa dối, công kích, hạ thấp uy tín của doanh nghiệp khác…,
thì ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm?
Thứ ba là pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo còn thiếu tính khả thi.
Phương thức xử lý và mức xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực quảng cáo hiện nay là chưa thật sự phù hợp. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh đến 140 triệu đồng. Mức phạt này xét trên
thực tế chưa đủ sức răn đe và ngăn ngừa vi phạm khi mức phí quảng cáo. Đồng thời,
trong thời gian qua, việc khởi kiện chủ thể hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong
lĩnh vực quảng cáo ra Tòa án nhân dân để đòi bồi thường thiệt hại dân sự cũng dường
như không có trường hợp nào.11

2. Kiến nghị hoàn thiện
Một là Luật cạnh tranh năm 2004 cần được sửa đổi, bổ sung để mở rộng chủ thể
áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và nhất là những đối tượng
thực hiện
việc quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Điều 2 Luật Cạnh tranh 2004 quy định đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm các tổ
chức, cá nhân kinh doanh và các hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam. Như vậy,
đối tượng áp dụng của Luật đã không kể đến các đối tượng như các văn phòng đại diện,
11 />
13


chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; các loại hình bán kinh doanh khác
như các xưởng in, nhà xuất bản, tạp chí, báo (không được coi là doanh nghiệp)… Vậy
nếu các chủ thể đó thực hiện hành vi thoả mãn các dấu hiệu của hành vi quảng cáo nhằm

cạnh tranh không lành mạnh, nhưng không thoả mãn yếu tố chủ thể được quy định là đối
tượng áp dụng của Luật cạnh tranh năm 2004 thì phải xử lý theo quy định của văn bản
pháp luật khác. Điều đó không đảm bảo cho mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh
được xử lý một cách thống nhất.
Hai là Luật cạnh tranh nên quy định thêm một số trường hợp quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.
Luật Cạnh tranh có thể bổ sung hành vi quảng cáo quấy rầy vào nhóm hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh để đảm bảo tính toàn diện, thống nhất cũng
như có cơ sở cho việc xử lý hành vi vi phạm. Điều 45 Luật cạnh tranh đã liệt kê các hành
vi quảng cáo cấm doanh nghiệp thực hiện song không có quy định về hình thức quảng
cáo có tính quấy rầy. Người tiêu dùng là đối tượng để các doanh nghiệp hướng đến khai
thác và sẽ thuộc về doanh nghiệp nào có phương pháp để lôi kéo. Tuy nhiên, nhưng
phương pháp đó chỉ được thừa nhận nếu lành mạnh. Nhưng phương pháp mà doanh
nghiệp thực hiện nhằm có được khách hàng một cách không lành mạnh đã gián tiếp tước
đi quyền của người tiêu dùng trong việc tiếp cận và lựa chọn các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Ba là Luật Cạnh tranh cần hoàn thiện một số quy định về chế tài xử lý về hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Hiện nay chế tài xử lý các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn
chưa đủ sức răn đe. Cần phải tăng mức phạt tiền đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh
có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
KẾT LUẬN
Sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc xây
dựng và hoàn thiện hơn nưa hệ thống các văn bản pháp luật cho nền kinh tế thị trường ở

14


nước ta. Thế nhưng hiện nay Luật Cạnh tranh 2004 đã xuất hiện nhiều bất cập và không
còn phù hợp với thực tiễn. Hiện nay Luật Cạnh tranh đang được sửa đổi để khắc phục

nhưng tồn tại còn bất cập và để phù hợp với thực tiễn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Cạnh tranh 2014
Luật Quảng Cáo 2012
Bộ Luật Hình sự 2015

15


Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh
tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011
/> />
/> /> />Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo rà soát các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam năm
2013.
Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo thường niên năm 2013, Bảng thống kê điều tra vụ việc
cạnh tranh không lành mạnh từ 2009-2013
/>
16


MỤC LỤC



×