Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.59 KB, 37 trang )

Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

TÓM TẮT
Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy
học bằng cách rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
- Giáo viên thực hiện: Huỳnh Chí Thiện Em
- Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên
Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 17/9/2017 đến ngày 17/3/2018
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
- Theo phương án thi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì kiểm tra, đánh giá theo
hình thức tự luận không còn phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc
nghiệm có nhiều ưu điểm như tránh được việc học sinh học tủ, học vẹt... đồng thời
giúp cho học sinh trong quá trình học tập cần chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng
(quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; xử lí
và sử dụng số liệu thống kê, phân tích biểu đồ, sử dụng bản đồ, Atlat,..) và yêu cầu
học sinh phải biết vận dụng tri thức địa lí đã học được trong nhà trường để giải thích
các hiện tượng, sự vật của thực tiễn cuộc sống về tự nhiên, dân cư, lao động, kinh tế,
môi trường, cuộc sống,…Từ đó giúp cho học sinh hình thành các năng lực cần thiết
để bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này.
- Sáng kiến sẽ đưa ra cách rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm và cách xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm.
2. Mô tả sáng kiến:
- Đề tài sẽ đưa ra cách rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm và xây dựng câu hỏi
trắc nghiệm.
- Nhằm tạo thêm hứng thú cho học sinh trong học tập, nâng cao khả năng tư duy
thông qua các câu hỏi gắn liền với thực tiễn và nâng cao kết quả học bộ môn.
- Giải pháp: xây dựng ma trận trắc nghiệm, những kỹ năng khi làm bài, ứng dụng
cụ thể vào bài học.
- Đánh giá kết quả làm bài của học sinh, rút kinh nghiệm.



1

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

3. Phạm vi triển khai thực hiện:
- Về không gian: Lớp 11 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục tx Tân Biên.
- Về thời gian: Thực hiện trong năm học 2017- 2018
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Việc chuyển từ kiểm tra tự luận sang trắc nghiệm, giáo viên không thể dạy theo
“chủ điểm”, học sinh cũng không thể “học tủ”. Do đó, giáo viên phải làm quen dần
với việc dạy, biên soạn và thi trắc nghiệm khách quan trong địa lý. Đồng thời giúp
cho học sinh trong quá trình học tập cần chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng (quan
sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá sự vật, hiện tượng địa lí; xử lí và sử dụng
số liệu thống kê, phân tích biểu đồ, sử dụng bản đồ, Atlat,..) và yêu cầu học sinh
phải biết vận dụng tri thức địa lí đã học được trong nhà trường để giải thích các hiện
tượng, sự vật của thực tiễn cuộc sống về tự nhiên, dân cư, lao động, kinh tế, môi
trường, cuộc sống,…Từ đó giúp cho học sinh hình thành các năng lực cần thiết để
bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến.
- Nếu được áp dụng rộng rãi đề tài sẽ góp phần làm tăng kết quả dạy và học đối với
môn địa lí 11
- Đề tài có thể áp dụng ở hệ GDTX và THPT .
6. Kiến nghị, đề xuất:

Tân Biên, ngày

tháng năm 2018

Người viết

Huỳnh Chí Thiện Em

2

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

A. MỞ ĐẦU
1. Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả
dạy học bằng cách rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Theo phương án thi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì kiểm tra, đánh giá theo
hình thức tự luận không còn phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc
nghiệm có nhiều ưu điểm như tránh được việc học sinh học tủ, học vẹt... đồng thời
giúp cho học sinh trong quá trình học tập cần chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng
(quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; xử lí
và sử dụng số liệu thống kê, phân tích biểu đồ, sử dụng bản đồ, Atlat,..) và yêu cầu
học sinh phải biết vận dụng tri thức địa lí đã học được trong nhà trường để giải thích
các hiện tượng, sự vật của thực tiễn cuộc sống về tự nhiên, dân cư, lao động, kinh

tế,môi trường, cuộc sống,…Từ đó giúp cho học sinh hình thành các năng lực cần
thiết để bước vào cuộc sống lao động và học tập sau này.
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy
học dự án, dạy học giải quyết vấn đề...; các kĩ thuật dạy học như động não, bản đồ
tư duy... không còn xa lạ với giáo viên hiện nay. Hầu hết giáo viên đều áp dụng tốt
và có trọng tâm đối với từng nội dung kiến thức. Tuy nhiên việc chuyển từ hình
thức thi tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm đối với một số môn trong đó có môn
Địa lí, thì thực sự không chỉ học sinh mà cả giáo viên cũng lúng túng không biết nên
dạy thế nào để có hiệu quả.
Qua công tác giảng dạy và kiểm tra, khảo sát chất lượng ở các năm học tại
các khối lớp. Tôi thấy hầu hết học sinh được hỏi về các phương pháp làm bài
trắc nghiệm thì trả lời là không biết cách làm hoặc là làm theo cảm tính, khi làm bài
trắc nghiệm rất lúng túng hoặc bị động.

3

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xây dựng
nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng rèn
kĩ năng làm bài trắc nghiệm cho học sinh.
Vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11
nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm.”.

Đề tài này sẽ chỉ ra được các kĩ năng cơ bản khi làm bài trắc nghiệm. Qua đó áp
dụng vào bài 5: Một số vấn đề của Châu lục và khu vực, qua đó kiểm tra hiệu quả
mà nó mang lại.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề tài tập trung vào các kỹ năng làm việc với bảng số liệu, biểu đồ, cách giải
nhanh và chính xác các bài tập trắc nghiệm
- Học sinh lớp 11, Trung tâm GDNN- GDTX Tân Biên.
- Xây dựng ma trận các câu hỏi trắc nghiệm
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Học sinh lớp 11 tại Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên.
- Về thời gian: Thực hiện trong năm học 2017 – 2018 đối chiếu so sánh kết quả trên
với kết quả năm học 2016 – 2017.
- Đề tài có thể áp dụng ở hệ GDTX và THPT
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc toàn bộ các bài tập trên sách giáo khoa, sách bài tập của các khối lớp.
- Tham khảo các bài tập ở các sách tham khảo, các đề thi thử và các tạp chí khác có
nội dung tương tự dạng trắc nghiệm.
- Phân các dạng bài tập theo chủ đề tự chọn, theo trình độ nhận thức của học sinh.
- Xây dựng ma trận đề trắc nghiệm có tính phân loại mức độ nhận thức
- Tương tác với học viên thông qua bài kiểm tra và rút kinh nghiệm.

4

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019


B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Để đáp ứng với những yêu cầu của xã hội tri thức và toàn cầu hoá đặt ra cho giáo
dục, đặc biệt trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có khả năng hội nhập và cạnh tranh
trong thị trường lao động quốc tế.
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
và báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại;
nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT về Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và
xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Thông tư có nhiều điểm mới đáng lưu
ý: Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình
thức trắc nghiệm khách quan; Riêng bài thi Ngữ văn thí sinh thi theo hình thức tự
luận.
Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí
thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng nâng cao kỹ năng làm
bài tập trắc nghiệm cho người học.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay việc dạy và học bộ môn Địa lí ở các trường trung học phổ thông nói
chung và TTGDTX Tân Biên nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh xem
môn Địa lí là môn thuộc lòng nên học tập thiên về ghi nhớ, học tủ, ít quan tâm vận
dụng kiến thức. Từ đó, học sinh không hiểu bài, học bài lâu thuộc và tỉ lệ không
thuộc bài còn nhiều, kết quả học tập của học sinh ở bộ môn Địa lí chưa cao. Trong
những năm gần đây, giáo viên đã cố gắng trong việc đổi mới PPDH và đã đạt được
những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, từ hình thức

5


Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

kiểm tra tự luận sang trắc nghiệm găp không ít khó khăn cho giáo viên đòi hỏi nội
dung phải bao quát nhiều vấn đề cho nên cần phải có một phương pháp làm bài trắc
nghiệm thật hiệu quả .
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Cách rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm
a) Đọc và phân loại các bài tập
Câu trắc nghiệm bao gồm 2 loại, hỏi về lý thuyết và đòi hỏi tính toán, tư duy.
Chỉ có điều bài tập trong câu trắc nghiệm không đòi hỏi học sinh phải mất nhiều
thời gian tính toán, thường là bài toán suy luân cơ bản.
Đối với mỗi câu hỏi, học sinh sẽ có khoảng 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án
trả lời. Tuy nhiên, sẽ có những câu thuộc vào phần kiến thức cơ bản, thuần túy
lý thuyết trong sách giáo khoa, học sinh không cần đến 1 phút mà có thể trả lời
ngay sau khi đọc đề. Bên cạnh đó, cũng có những câu cần phải phân tích, tổng
hợp, suy luận mới hoặc những bài toán cần có sự tính toán. Thông thường những
câu này phải mất tới gần 5 phút. Đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy" đưa ra nhiều
đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi
và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sách hướng dẫn làm bài thi trắc
nghiệm, bộ đề thi trắc nghiệm. Mỗi môn có tới hàng chục đầu sách hướng dẫn
khiến thí sinh "loạn" không biết phải ôn tập theo cuốn nào. Vì vậy, học sinh
không nên sử dụng quá nhiều sách tham khảo cùng một lúc. Nếu đã chọn cuốn

sách nào thì nên trung thành với cuốn sách đó và làm hết toàn bộ các đề trong
sách. Nhưng quan trọng nhất là phải nắm thật vững kiến thức bởi thi trắc
nghiệm đồng nghĩa với việc kiến thức trải dài trên diện rộng. Khi có kiến thức
bao trùm cả chương trình, học sinh có thể làm được bất cứ đề thi nào.
b) Cách làm bài hợp lý nhất
Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng.

6

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

Khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: là các câu hỏi mà thí sinh có thể trả lời được ngay.
+ Nhóm 2: là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận.
+ Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân và vượt quá khả năng của mình
thì học sinh cần đọc kỹ và dành thêm thời gian.
Ngay khi nhận được đề thi, học sinh nên lướt qua toàn bộ đề thật nhanh
trong vòng vài phút và lựa chọn những câu cảm thấy dễ nhất và chắc chắn nhất
để làm trước. Đồng thời, đánh dấu những câu chưa làm được trong đề thi. Sau
khi đó quay lại một lượt nữa để giải quyết những câu đã bỏ qua.
Lưu ý trong số những câu của vòng 2 học sinh vẫn nên lựa chọn các câu dễ
hơn để làm trước, những câu quá khó vẫn tiếp tục gác lại để ở vòng 3. Vì thi trắc
nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất
kỳ một câu hỏi nào.

Với những câu hỏi không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại
trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi loại được 2 phương án
cơ hội sẽ là 50/50. Nếu khi ấy vẫn chưa có đáp án thì học sinh buộc phải lựa chọn
theo cảm tính. Tuyệt đối không nên để trống một câu hỏi nào kể cả với những câu
không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án. Bởi nếu
may mắn học sinh có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.
c) Điều cần lưu ý khi làm bài thi với hình thức trắc nghiệm
- Điều đầu tiên học sinh cần ghi nhớ đó là đừng cố gắng hoàn thành một
câu hỏi trước khi chuyển sang một câu hỏi tiếp theo. Điều này là rất quan trọng.
Nếu học sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa
thể trả lời được tức là đang gây ra cho mình ít nhất hai khó khăn sau:
+ Mất thời gian: Mỗi một câu hỏi chỉ được 0,2 đến 0,25 điểm vì vậy nếu học
sinh dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi mà học sinh không thể
trả lời những câu hỏi sau đó thì sẽ còn mất nhiều điểm hơn rất nhiều.

7

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

+ Mất tinh thần: Học sinh sẽ cảm thấy lo lắng và sự lo lắng này rất có thể sẽ
làm mất tập trung, do đó sẽ không thể mang lại một kết quả cao được.
- Nên xem qua một lượt các câu hỏi và trả lời trước các câu chắc chắn
câu trả lời của mình là đúng. Việc này sẽ giúp học sinh thoải mái hơn và cảm
thấy tự tin hơn để tiếp tục làm những câu hỏi khác.

- Xem lại toàn bộ bài thi một lần nữa để cố gắng tìm ra câu trả lời cho
những câu hỏi khó. Bây giờ học sinh cảm thấy tự tin hơn vào mình, tuy nhiên
không nên quá tập trung vào 1 câu hỏi.
- Khi đã xem toàn bộ bài thi 2 lần, hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào
trong bài mà các em đã trả lời có thể giúp trả lời được những câu hỏi khó hơn
không? Mẹo này ít học sinh sử dụng khi làm bài thi. Các em phải lưu ý rằng,
trong bài thi đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong những
câu hỏi sau đó. Tóm lại, học sinh nên hoàn thành bài thi của mình (bỏ lại
những câu hỏi khó chưa trả lời được) sau đó dùng thời gian còn lại để tiếp tục
với những câu hỏi khó đó.
- Nếu như học sinh đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại
để thay đổi nó. Thông thường (tất nhiên không phải luôn luôn) khi chúng ta đã
chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta thực sự không cần phải suy nghĩ
nhiều về nó nữa. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn
và dễ làm bạn thay đổi ý kiến. Điều này rất hay xảy ra vì vậy hãy hết sức chú ý.
- Chọn ngẫu nhiên, nếu như thời gian làm bài đã gần hết mà các em vẫn
chưa thể tìm ra được đáp án hãy chọn một đáp án bất kỳ theo sự suy đoán của
bạn. Đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ một câu hỏi nào trong một bài thi trắc nghiệm
vì nếu bạn trả lời cơ hội của bạn có 25% đúng.
- Loại bỏ những đáp án không thích hợp. Có rất nhiều các bài thi trong
đó có 1 hay 2 đáp án không thích hợp. Loại bỏ những đáp án đó đã giúp học sinh
có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó.

8

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên


Năm học: 2018 - 2019

- Hạn chế bản thân mình trong phạm vi kiến thức mà mình biết. Học sinh
thường bị tắc khi cố gắng tìm ra đúng từ mà chúng chưa thể nhớ ra. Nếu không
thể nhớ ra từ đó, hãy dùng một từ khác cũng có ý nghĩa tương tự.
3.2. Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm môn Địa lí
a) Nội dung kiến thức
Nhìn tổng thể SGK Địa lý lớp 11 được chia ra làm 2 phần: Khái quát tình hình
kinh tế - xã hội thế giới và Địa lí khu vực, quốc gia. Các phần này đều có mối liên
hệ qua lại với nhau. Trước tiên hệ thống được kiến thức trong từng chủ đề, từng bài
cụ thể.
Sau khi đã hệ thống các bài, có thể đi vào chi tiết từng bài. Mỗi bài cũng có thể
hệ thống lại xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ...
dùng bút màu tô đậm những phần quan trọng hoặc gạch dưới những ý chính. Làm
theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Có thể ghi mỗi bài
ra từng tờ giấy riêng rồi sau đó tập hợp lại, cũng là một cách để nhớ, mà không nhất
thiết phải cầm cả cuốn SGK để học, vừa không gây cảm giác nặng nề mà còn giúp
hệ thống bài học.
Đối với môn Địa lí, thường các em sợ nhất chính là số liệu. Tuy nhiên, không
nhất thiết phải nhớ hết số liệu. Bởi đa phần các câu hỏi về số liệu là các dạng câu
hỏi suy luận từ bảng số liệu hoặc biểu đồ đã được cho sẵn. Nhìn chung, thi theo
kiểu trắc nghiệm thì học sinh không những cần nắm vững kiến thức mà phải thực sự
hiểu sâu sắc vấn đề.
b) Kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ để làm các câu hỏi trắc nghiệm
- Nắm chắc các ký hiệu: HS cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng
sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...
- HS cần biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan để đỡ phải
nhớ nhiều số liệu trong phần trắc nghiệm lý thuyết.


9

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

c) Cách nhận dạng các loại biểu đồ trong câu hỏi trắc nghiệm
- Biểu đồ tròn: khi đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng
mà dưới 2 năm. Ví dụ thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp, nông nghiệp, tuổi…
- Biểu đồ cột (đơn, đôi...): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự biến động của một đối
tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm.
Ví dụ thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai...
- Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): khi đề bài yêu cầu thể hiện sự thay đổi, tăng
trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ thể
hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số…
- Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: khi đề bài yêu cầu thể hiện các đối tượng
khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số
liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ. Ví dụ thể hiện sản lượng khai
thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất thì vẽ cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi
trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất...
- Biểu đồ miền: khi đề bài yêu cầu thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của
hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ thể hiện cơ cấu ngành
kinh tế hoặc cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ năm
1990 - 2005.
- Biểu đồ cột chồng: khi đề bài yêu cầu thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối
tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

- Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: thường dùng biểu đồ này
trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu,
tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên…
d) Học phải đi đôi với hành
Một trong điều cực kỳ quan trọng giúp các em vừa khắc sâu kiến thức, vừa rèn
luyện kỹ năng làm bài thi trong quá trình ôn thi, thí sinh cần phải làm các dạng câu
hỏi trắc nghiệm để củng cố, rèn luyện kiến thức và kĩ năng

10

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

3.3. Áp dụng cụ thể vào bài 5: Một số vấn đề của Châu lục và khu vực
a) Thiết kế bài dạy
Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi
Hoạt động 1: Vào bài
GV nêu các câu hỏi để HS gợi nhớ đến Châu phi:
-

World cup 2010 tổ chức tại đâu?

-

Nam Phi.


-

Nam Phi thuộc châu lục nào?

-

Châu Phi.

Chúng ta đã biết đến Châu phi qua quốc gia Nam Phi xinh đẹp, dòng sông Nin dài
nhất thế giới, xứ sở nổi tiếng của kim cương… Ngoài ra còn là lục địa nghèo nhất
thế giới, nạn xung đột sắc tộc, chiến tranh… Vậy để hiểu rõ hơn về Châu phi thì
hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tự nhiên và xã hội của châu phi.
Hoạt động 2 : Cả lớp
Mục tiêu: Tìm hiểu về vấn đề tự nhiên Châu Phi.
GV yêu cầu HS quan sát bản đồ tự nhiên Châu phi, cho biết vị trí địa lí, hình dạng
của Châu phi?
HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.
GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.1, nhận xét về cảnh quan và khoáng sản Châu phi?
HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.
GV yêu cầu HS dựa vào SGK, trình bày những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên
gây ra nêu giải pháp khắc phục.
HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.

I. Một số vấn đề về tự nhiên
- Khí hậu đặc trưng khô nóng.
- Cảnh quan đa dạng, phần lớn lãnh thổ là cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc
và xavan.

11


Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

- Tài nguyên đa dạng nhưng đang bị khai thác mạnh.
+ Khoáng sản: cạn kiệt.. Rừng ven các hoang mạc, bán hoang mạc bị khai thác quá
mức -> nhiều khu vực bị hoang hóa.
-> Môi trường bị suy thoái nghiêm trọng.
- Biện pháp: Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tăng cường thủy lợi hóa.
Hoạt động 3: Cả lớp
Mục tiêu: Tìm hiểu về vấn đề dân cư và xã hội của Châu Phi.
GV yêu cầu HS dựa vào bảng 5.1, nhận xét:
+ Tỉ suất sinh thô, tỉ suất gia tăng tự nhiên của Châu phi so với các nhóm nước
khác?
+ Tỉ suất tử thô và tuổi thọ trung bình của Châu phi so với các nhóm nước khác?
HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.
+ Xã hội Châu phi còn tồn tại những vấn đề khó khăn gì?
HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.
II. Một số vấn đề dân cư và xã hội
1. Dân cư: Dân số tăng nhanh, tỉ lệ sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp, trình độ
dân trí thấp.
2. Xã hội: Xung đột sắc tộc, bệnh tật, nghèo đói, chỉ số HDI thấp...
* Được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế. Việt Nam hỗ trợ về giảng dạy và tư
vấn kỹ thuật.
Hoạt động 4 : Cả lớp

Mục tiêu: Tìm hiểu về vấn đề kinh tế Châu Phi.
GV yêu cầu HS phân tích bảng 5.2 nhận xét tốc độ tăng trưởng của một số nước
Châu phi và trình bày thực trạng nền kinh tế Châu phi, nguyên nhân?
HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.

12

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

III. Một số vấn đề kinh tế
- Kinh tế kém phát triển.
- Tăng trưởng GDP thấp.
- Cơ sở hạ tầng kém.
* Ngun nhân:
- Bị các nước thực dân thống trị.
- Xung đột sắc tộc.
- Dân số tăng nhanh.
- Khả năng quản lí kém.
Tiết 2: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
Hoạt động 1: Vào bài
GV giới thiệu về khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới:
Rừng Amazon – Lá phổi của thế giới… vào bài.
Hoạt động 2: cá nhân
Mục tiêu: Tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở Mĩ La Tinh

(các vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội)
GV cung cấp cho HS tọa độ đòa lý của Mỹ la tinh: B: 28 0B,
N: 490N, T: 1080T, Đ: 350T.
Yêu cầu HS xác đònh vò trí tiếp giáp của Mỹ la tinh trên
bản đồ.
GV yêu cầu HS sử dụng BĐ “cảnh quan và khoáng sản
ở Mó Latinh” hình 5.3/24/ SGK để:
+ Kể tên cảnh quan và TN khoáng sản.
+ Nhận xét cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm
=> giá trò?
+ Đồng cỏ => giá trò?

13

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

+ TN khoáng sản => giá trò?
GV bổ sung đa số nguồn tài nguyên, trang trại đều nằm trong tài chủ TB,
người lao động hưởng lợi ích không đáng kể.

I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Tự nhiên
* Thuận lợi:
- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng,
chăn nuôi gia súc, trồng cây CN và cây ăn quả nhiệt
đới.
* Khó khăn:
- Khai thác nhiều
Dựa vào bảng 5.3/26/SGK, nhận xét tỉ trọng thu nhập
của các nhóm dân cư ở Mó Latinh?
- Vì sao có sự chênh lệch giàu nghèo ở Mó latinh lớn?
=> khó khăn đặt ra?
- Nêu những khó khăn do quá trình đô thò hóa tự phát?
2. Dân cư và xã hội:
Cải cách ruộng đất không triệt để, dân cư

còn

nghèo đói, thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự
chênh lệch rất lớn. Đô thò hóa tự phát => đời sống
dân cư khó khăn => ảnh hưởng vấn đề XH và phát
triển KT
Hoạt động 3 : cá nhân
Mục tiêu: Tìm hiểu một số vấn đề kinh tế của các quốc gia ở Mĩ La Tinh
- Dựa vào biểu đồ 5.4/26/SGK nhận xét tốc độ tăng GDP
của Mó Latinh từ 1985-2004?

14

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm



Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

- Dựa vào bảng 5.4 - Tính tổng nợ nước ngoài so với
tổng GDP của mỗi nước.
- Những quốc gia nào có tỉ lệ nợ nước ngoài cao so với
GDP?
- Vì sao phải vay nợ nhiều? => hậu quả vay nợ nhiều?
=> Giải pháp.
II. Một số vấn đề Kinh tế
- Tốc độ phát triển KT không đều, chậm thiếu ổn đònh
- Nợ nước ngoài lớn
- Nguyên nhân:
+ Duy trì chế độ phong kiến lâu dài.
+ Các thế lực thiên chúa giáo cản trở
+ Chưa xây dựng được đường lối phát triển KT-XH
đúng đắn.
- Giải pháp:
+ Củng cố bộ máy nhà nước.
+ Phát triển giáo dục.
+ Cải cách kinh tế.
+ Tiến hành công nghiệp hóa, tăng cường mở cửa.
Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Hoạt động 1 : Vào bài
Liên hệ hiểu biết thực tế tình hình một số nước như hạt
nhân của Iran, xung đột ở Iraq, Israel-Palestine… vào bài.

Hoạt động 2 : Nhóm


15

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

Mục tiêu: Tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở khu vực
Trung Á và Tây Nam Á ( thơng qua các đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á)
- Chia lớp thành 2 nhóm hoàn thành bảng sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khu vực Trung Á

Các đặc điểm

Tây

Trung

Nam Á

Á

Vò trí đòa lý
Diện tích
Số quốc gia

Dân số
Ý nghóa vò trí đòa
lí.
Điều kiện tự
nhiên
Tài nguyên thiên
nhiên
Đặc điểm XH
- HS đại diện trình bày.
GV bổ sung, sửa chữa.
GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm của 2 khu vực rút ra
những điểm giống nhau.
- Có vò trí chiến lược
- Cùng có nhiều dầu mỏ.
- Tỷ lệ dân cư theo đạo hồi cao.
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á:
1/ Tây Nam Á

16

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

- Diện tích 7 triệu km2 với 323 triệu người (2005). Có 20

quốc gia.
- Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào Xuyê,
có vò trí đòa lý chính trò quan trọng.
- Khí hậu khô nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang
mạc.
- Tài nguyên chủ yếu dầu khí 50% trữ lượng thế giới,
tập trung quanh vònh Pec-xich.
- Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
- Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bò chia rẽ
thành nhiều giáo phái => mất ổn đònh.
2/ Trung Á
- Nằm trung tâm lục đòa Á-Âu.
- Diện tích: 5,6 triệu km2, dân số: 61,3 triệu người. Có 6
quốc gia.
- Vò trí chiến lược quan trọng.
- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục đòa, nhiều thảo
nguyên và hoang mạc.
- Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng,
thủy điện, than, urani…
- Là nơi có con đường tơ lụa đi qua.
- Phần lớn dân cư theo đạo hồi.
Hoạt động 3 : cá nhân
Mục tiêu: Tìm hiểu một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á.
GV yêu cầu HS quan sát hình 5.8, nhận xét khả năng
cung cấp dầu mỏ cho TG của KV Tây Nam Á:

17

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách

rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

- Khu vực khai thác dầu thô nhiều nhất? Ít nhất?
- Khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất? Ít
nhất?
- Khu vực vừa có thể thõa mãn nhu cầu của mình vừa
có thể cung cấp dầu cho TG?
GV gọi HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.
- Qua đó thấy vai trò cung cấp dầu mỏ của 2 khu vực này như thế nào?
GV gọi HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.
GV u cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:
- Tình hình xung đột sắc tộc, xung đột tơn giáo và nạn khủng bố hiện nay ở 2 khu
vực này như thế nào?
- Ngun nhân?
- Hậu quả?
GV gọi HS trả lời. GV chuẩn lại kiến thức.
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu
vực Trung Á
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ:
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% TG =>
nguồn cung chính cho TG. => Trở thành nơi cạnh tranh ảnh
hưởng của nhiều cường quốc.
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố:
- Nguyên nhân: Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài
nguyên, do tư tưởng, đònh kiến, tôn giáo, dân tộc, can

thiệp của các thế lực bên ngoài.
- Hậu quả:
+ Mất ổn đònh.
+ Đời sống nhân dân bò đe dọa, kinh tế chậm phát

18

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

triển.
+ nh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế TG.
b) Thiết kế ma trận

19

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

c) Đề trắc nghiệm

Câu 1: Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở châu Phi, nhiều nơi bị
hoang mạc hóa là do:
A. Khí hậu khô hạn.

B. Quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.

C. Rừng bị khai phá quá mức.

D. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ.

Câu 2: Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã
A. Mang lại lợi nhuận cho các nước có tài nguyên.
B. Mang lại lợi nhuận cao cho người lao động.
C. Mang lại lợi nhuận cao cho các công ty tư bản nước ngoài.
D. Mang lại lợi nhuận cho một nhóm người lao động.
Câu 3: Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã
A. nhanh chóng tàn phá môi trường.
B. làm tăng diện tích đất trồng trọt.
C. giữ được nguồn nước ngầm.
D. thúc đẩy nhanh quá trình phong hóa đất.
Câu 4: Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là
cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do
A. Địa hình cao

B. Khí hậu khô nóng.

C. Hình dạng khối lớn

D. Các dòng biển lạnh chạy ven bờ.


Câu 5: Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do
A. Tỉ suất tử thô rất thấp

B. Quy mô dân số đông nhất thế giới

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao D. Tỉ suất gia tăng cơ giới lớn
Câu 6: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là
A. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động

20

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp
C. Trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột
D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và năm 2014
(Đơn vị: tuổi)
Năm

2010

2014


55
75
70
76
76
69

59
76
71
78
77
71

Châu lục
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Thế giới

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động
B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới
C. Tuổi họ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu
D. Tuổi thọ trung bình của dân số các châu lục là như nhau
Câu 8: Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của châu Phi là.
A. Không có tài nguyên khoáng sản

B. Hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân
C. Dân số già, số lượng lao động ít
D. Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác nhiều.

21

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

Câu 9: Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm
(Đơn vị: %)
Năm
Quốc gia
An – giê – ri
Nam Phi
Công - gô

2000

2005

2010

2013


2,4
3,5
8,2

5,1
5,3
6,3

3,3
2,9
8,8

2,8
2,3
3,4

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khá ổn định.
B. Không có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa các nước.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trên nhìn chung không ổn định.
D. Trong số các nước, An-giê-ri luôn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.
Câu 10: Cho bảng số liệu (Đơn vị: %)
Năm

2005

2014

Châu lục

Châu Phi
13,8
15,7
Châu Mĩ
13,7
13,4
Châu Á
60,6
60,2
Châu Âu
11,4
10,2
Châu Đại Dương
0,5
0,5
Thế giới
100
100
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và
năm 2014 là
A. Biểu đồ cột.

B. Biểu đồ đường.

C. Biểu đồ kết hợp (cột và đường).

D. Biểu đồ tròn.

Câu 11: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan.
A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ổm và nhiệt đới khô

B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô

22

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xavan
D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xavan
Câu 12: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi.
A. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn
B. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh
C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai
thác.
Câu 13: Năm 2005, tỷ suất tăng dân số tự nhiên của Châu Phi so với trung bình
của thế giới lớn gấp
A. 1,0 lần

B. 1,5 lần

C. Gần 2 lần
D. 2,5 lần
Câu 14: Châu Phi chiếm 14% dân số thế giới nhưng tập trung tới
A. 1/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới

B. 1/2 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới
C. gần 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới
D. hơn 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới
Câu 15: So với tổng số dân trên thế giới năm 2005, dân số Châu Phi chiếm
A. 12,8%

B. 13,8%

C. 13,5%

D.14,3%

Câu 16: Nhận xét đúng nhất khi so sánh một số chỉ tiêu về dân số Châu Phi với
thế giới vào năm 2005 là
A. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô cao hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ
trung bình thấp hơn
B. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô thấp hơn, tỉ suất gia tăng tự nhiên và tuổi thọ
trung bình cao hơn.
C. tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên cao hơn và tuổi thọ trung
bình thấp hơn

23

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm


Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019


D. tỉ suất sinh thô thấp hơn, tỉ suất tử thô, tỉ suất tăng tự nhiên và tuổi thọ cao
hơn
Câu 17: Cho bảng số liệu
Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia ở Mĩ La tinh qua các năm (Đơn vị: %)
Năm

2005

2010

Quốc gia
Grê – na - đa
13,3
-0,5
Ác – hen – ti - na
9,2
9,1
Chi - lê
5,6
5,8
Bra - xin
3,2
7,5
Vê – nê – xuê -la
10,3
-1,5
Pa – na - ma
7,2
5,9

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

2013
2,4
2,9
4,1
2,5
1,3
8,4

A. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều giảm
B. Các nước có tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định
C. Các nước có tốc độ tăng trưởng GDP đều cao như nhau
D. Không chênh lệch về tốc độ tăng trưởng GDP giữa các nước
Câu 18: Nhận xét đúng nhất về tài nguyên khoáng sản của Mĩ la tinh là
A. kim loại màu, sắt, kim loại hiếm, phốtphat
B. kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu
C. kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ
D. kim loại đen, kim loại mày, kim loại hiếm

Câu 19: Nhận xét đúng nhất về khu vực Mĩ la tinh là
A. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống
người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn

24

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm



Trung tâm GDNN – GDTX Tân Biên

Năm học: 2018 - 2019

B. nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống
người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít
C. nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân
ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn
D. nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân
được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh
Câu 20: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ
B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc
C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ
D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc
Câu 21: Cho tới đầu thế kỷ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ la
tinh còn khá đông, dao động từ
A. 26 – 37%

B. 37 – 45%

C. 37 – 62%

D. 45 – 62%

Câu 22: Cuối thập niên 90, FDI vào Mĩ La Tinh đạt
A. 35 tỉ USD

B. 70 - 80 tỉ USD


C. 40 tỉ USD

D. Trên 80 tỉ USD

Câu 23: Đầu thế kỷ XXI tỷ lệ dân thành thị của Mĩ la tinh chiếm tới
A. 55% dân số

B. 65% dân số

C. 75% dân số

D. 85% dân số

Câu 24: Trong tổng số dân cư đô thị của Mĩ la tinh có tới
A. 1/4 sống trong điều kiện khó khăn

B. 1/3 sống trong điều kiện khó khăn

C. 1/2 sống trong điều kiện khó khăn

D. 3/4 sống trong điều kiện khó khăn

Câu 25: Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ la tinh giảm mạnh trong thời
kỳ 1985-2004 là do
A. tình hình chính trị không ổn định

25

Đổi mới phương pháp dạy học địa lí 11 nhằm nâng cao kết quả dạy học bằng cách
rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm



×