Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

TRẦN HỒNG LỢI

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

TRẦN HỒNG LỢI

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề ......................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................3

1.5.

Phương pháp hồi quy .....................................................................................3

1.6.


Nội dung đề tài ..............................................................................................4

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM
2.1.

................................................................................................................5

Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................5

2.1.1.

Lý thuyết cấu trúc – thực thi – hiệu suất ................................................5

2.1.2.

Lý thuyết hiệu quả - cấu trúc ..................................................................7

2.1.3.

Lý thuyết chi phí – ưa thích ....................................................................8

2.2.

Các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng ..................................................9

2.2.1.

Hiệu quả chi phí ......................................................................................9


2.2.2.

Quy mô ngân hàng ................................................................................11

2.2.3.

Rủi ro tín dụng ......................................................................................12

2.2.4.

Đa dạng hóa ..........................................................................................14

2.2.5.

Vốn ngân hàng ......................................................................................16

2.3.

Tổng quan nghiên cứu trước đây .................................................................17


2.3.1.

Nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài......................................................17

2.3.2.

Nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam ........................................................25

CHƯƠNG 3.MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................29

3.1.

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................29

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................33

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................34

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU....36
4.1.

Phân tích mô tả thống kê và ma trận tương quan ........................................36

4.2.

Kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi .......................................42

4.3.

Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................44

4.3.1.

Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROA ............................................44

4.3.2.


Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROE ...........................................511

4.3.3.

Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc NIM ...........................................544

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN ........................................................................................57
5.1.

Kết luận........................................................................................................57

5.2.

Hàm ý chính sách ........................................................................................58

5.3.

Hạn chế nghiên cứu .....................................................................................61

5.4.

Hướng nghiên cứu sau này ..........................................................................62

PHỤ LỤC 01. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Mô tả biến sử dụng trong phương trình nghiên cứu .................................32
Bảng 4.1. Mô tả sơ bộ các biến trong luận văn .......................................................366
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa hiệu quả kinh doanh và các biến độc lập .........40
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bởi hệ số VIF ......................................41
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Wooldridge khi phân tích tự tương quan các mô hình
nghiên cứu .................................................................................................................43
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Modified Wald khi phân tích phương sai thay đổi các
mô hình nghiên cứu .................................................................................................444
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy các yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của các ngân
hàng được đại diện bởi ROA .................................. Error! Bookmark not defined.5
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy các yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của các ngân
hàng được đại diện bởi ROE ...................................................................................511
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy các yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của các ngân
hàng được đại diện bởi NIM ...................................................................................544


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Đặt vấn đề

Ngành ngân hàng là một trong các ngành quan trọng của hệ thống tài chính ở
hầu hết các quốc gia (San và Heng, 2013). Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bằng cách huy động các
nguồn vốn từ các đối tượng có vốn nhàn rỗi và sử dụng các nguồn vốn này để tài trợ
cho hầu hết các ngành sản xuất của nền kinh tế (Alkhazaleh và Almsafir, 2014).

Chẳng hạn như các ngân hàng thương mại là rất quan trọng đối với giới tài chính,
cụ thể, ở các quốc gia đang phát triển, thị trường vốn ở các quốc gia này vẫn chưa
thật sự phát triển cũng như chưa đủ mạnh mẽ. Ở các quốc gia mà thị trường tài
chính vẫn đang trong quá trình phát triển thì các tổ chức tài chính và các ngân hàng
thương mại sẽ thể hiện vai trò chính trong việc cung cấp nguồn vốn cho các doanh
nghiệp (Ntow và Laryea, 2012). Do đó, mức lợi nhuận của ngân hàng thường được
sử dụng như là một tiêu chí dùng để đo lường mức độ hiệu quả kinh doanh của các
định chế tài chính và các ngân hàng thương mại và điều này cũng cần thiết cho các
cổ đông lẫn các khách hàng của họ cũng như đối với việc các ngân hàng tồn tại và
mở rộng kinh doanh (Nkegbe và Yazidu, 2015).
Đồng thời, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng rất là quan trọng đối với
sự an toàn của ngành ngân hàng và có liên kết chặt chẽ với sự an toàn của toàn nền
kinh tế (Lipunga, 2014). Sức mạnh tài chính của một ngân hàng thì gần như có liên
quan với mức lợi nhuận của ngân hàng, do đó, mong muốn quan trọng nhất đối với
bất kỳ lãnh đạo và quản lý ngân hàng nào cũng đều là tạo ra lợi nhuận vì điều này
sẽ đảm bảo sự tại liên tục cho các ngân hàng. Như vậy, việc đạt được mục tiêu lợi
nhuận là rất quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào (Adeusi và các cộng sự,
2014). Lợi nhuận của ngành ngân hàng cũng là yếu tố trung tâm đối với sự thịnh
vượng của ngành ngân hàng nói riêng cũng như gắn liền với sức khỏe của toàn bộ


2

nền kinh tế nói chung (Alkhazaleh và Almsafir, 2014). Do đó, một ngành ngân hàng
hiệu quả và năng suất thì có thể là hấp thụ tốt những cú sốc tiêu cực trong nền kinh
tế (Ally, 2014).
Từ đây có thể thấy rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại có
ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và đồng thời có tác động mạnh mẽ đến
tình hình nền kinh tế. Cho nên cần thiết phân tích mức độ hiệu quả kinh doanh của
các ngân hàng thương mại cổ phần nội địa đang hoạt động tại Việt Nam bị phụ

thuộc vào những yếu tố nào để từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho các nhà
hoạch định chính sách lẫn như các nhà quản lý của các ngân hàng có thể chủ động
hơn trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Đó chính là
lý do học viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài luận
văn thạc sỹ của học viên.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn nhằm tìm ra bằng chứng về các yếu tố ảnh hưởng tới
hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam bằng cách sử dụng các phương
pháp định lượng dựa vào các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các
ngân hàng thương mại cổ phần nội địa.
Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách lẫn
như các nhà quản lý của các ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cải thiện
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn tiếp theo.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đang khám phá, luận văn cũng đặt
một số câu hỏi nghiên cứu nhằm trả lời mục tiêu nghiên cứu này. Theo đó các câu
hỏi nghiên cứu được thể hiện như sau:


3

Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP đang hoạt động tại Việt Nam? Nếu có thì chiều hướng

ảnh hưởng như thế nào, cùng chiều (+) hay ngược chiều (-)?
1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu
Bộ dữ liệu nghiên cứu của luận văn có 243 quan sát, trong đó có 27 ngân
hàng thương mại cổ phần đang kinh doanh ở Việt Nam, đồng thời giai đoạn nghiên
cứu của các ngân hàng trong bộ dữ liệu này từ năm 2009 đến năm 2017.
 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam
bao gồm các yếu tố đặc điểm ngân hàng như quy mô của các ngân, vốn của ngân
hàng, dư nợ cho vay của ngân hàng, rủi ro tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ thu nhập
ngoài lãi so với tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên
thu nhập hoạt động cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ lạm phát.
Hiệu quả hoạt động các NHTMCP thông qua ba đại diện bao gồm (i) tỷ số
thu nhập sau thuế so với tổng tài sản, (2) tỷ số thu nhập sau thuế so với tổng vốn
chủ sở hữu và (3) tỷ số thu nhập lãi thuần so với tổng tài sản của ngân hàng.
1.5.

Phương pháp hồi quy

Luận văn sử dụng dữ liệu dạng bảng và từ đó áp dụng phương pháp ước
lượng dữ liệu dạng bảng để giải thích hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng.
Trong đó, dựa vào các tài liệu nghiên cứu trước đây, luận văn đề cử sử dụng 03
phương pháp lần lượt mang tên là phương pháp hồi quy OLS, 2SLS và GMM để


4


ước lượng phương trình nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của các ngân
hàng.
Theo đó, sự khác biệt đáng kể giữa các phương pháp này chính là các giả
định hồi quy. Cụ thể, phương pháp hồi quy OLS yêu cầu phảI (1) Không có nội
sinh, (2) Không có tự tương quan và (3)Không có phương sai thay đổi. Trong khi
đó, phương pháp 2SLS thì chỉ yêu cầu (i) Không có tự tương quan và (ii) Không có
phương sai thay đổi. Cuối cùng phương pháp hồi quy GMM thì không yêu cầu ràng
buộc nào trong số các yêu cầu này.
Cho nên luận văn sẽ tiến hành kiểm tra phương sai thay đổi, tự tương quan
để có cơ sở lựa chọn phương pháp hồi quy thích hợp đối với dữ liệu và mô hình mà
luận văn nghiên cứu
1.6.

Nội dung đề tài

Luận văn bao gồm 05 phần:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan bằng chứng thực nghiệm
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1.


Cơ sở lý thuyết

Trong thời gian gần đây các lý thuyết liên quan đến hiệu quả kinh doanh của
các ngân hàng đã và đang đánh giá xem rằng có tồn tại hoặc không tồn tại mối quan
hệ giữa cấu trúc thị trường lợi nhuận của các ngân hàng. Quan điểm kinh tế vi mô
truyền thống cho rằng các ngân hàng tồn tại và thực hiện các quyết định nhằm mục
đích tối đa hóa lợi nhuận. Dựa trên giả định truyền thống này, các nhà nghiên cứu
đã đưa ra rất nhiều dự đoán để có thể kiểm tra hành vi tối đa hóa lợi nhuận của các
ngân hàng mà theo đó hiệu quả hoạt động của ngành có thể là nguyên nhân cho
hành vi này. Bên cạnh đó, có nhiều lý thuyết đã được mô hình hóa nhằm giải thích
hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên, theo
Rasiah (2010), lý thuyết cấu trúc – thực thi – hiệu suất là lý thuyết có khả năng giải
thích tốt nhất trong số các lý thuyết này. Một số lý thuyết khác bao gồm lý thuyết
hiệu quả - cấu trúc và lý thuyết chi phí – ưa thích.
2.1.1. Lý thuyết cấu trúc – thực thi – hiệu suất
Mason (1939) ban đầu đã đề xuất lý thuyết cấu trúc – thực thi – hiệu suất và
sau đó Bain (1951) đã điều chỉnh lại lý thuyết này. Lý thuyết cấu trúc – thực thi –
hiệu suất dựa trên giả định rằng: khi có một ít ngân hàng nhưng chiếm thị phần cao
trong thị trường, thì điều này sẽ tạo nên sự thông đồng giữa các ngân hàng trong
ngành. Khả năng các ngân hàng thực hiện thông đồng với nhau sẽ tăng lên khi thị
trường càng tập trung trong tay của một ít ngân hàng và tỷ lệ tập trung thị trường
càng cao thì hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng càng cao (Gilbert, 1984). Lý
thuyết cấu trúc – thực thi – hiệu suất giả định một mối tương quan dương giữa mức
độ tập trung thị phần và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng do vấn đề độc quyền


6

hoặc thông đồng, các ngân hàng kinh doanh trong một thị trường tập trung sẽ đạt
được nhiều lợi nhuận nhiều hơn so với các ngân hàng kinh doanh trong một thị

trường ít tập trung hơn (Lloyad – Williams và các cộng sự, 1994).
Mối quan hệ giữa cấu trúc – thực thi – hiệu suất trong ngành ngân hàng đã
được giải thích nhiều trong các đề tài nghiên cứu trước đây và đa số nghiên cứu
thực nghiệm đều cung cấp các bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết cấu trúc – thực thi –
hiệu suất. Các nghiên cứu nổi bật nhất trong số các nghiên cứu ủng hộ cho lý thuyết
cấu trúc – thực thi – hiệu suất bao gồm Rose và Fraser (1976), Gilbert (1984) và
Lloyad – Williams và các cộng sự (1994). Lloyad – Williams và các cộng sự (1994)
đã kiểm tra ngành ngân hàng ở Tây Ban Nha và tìm thấy bằng chứng thực nghiệm
ủng hộ cho lý thuyết cấu trúc – thực thi – hiệu suất. Gilbert (1984) cũng cho thấy 32
nghiên cứu trong tổng số 44 nghiên cứu trước đây đều tìm thấy bằng chứng thực
nghiệm ủng hộ cho việc thị trường tập trung sẽ có tác động tích cực và đáng kể đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Ngược lại, một số nghiên cứu khác cho rằng hiệu quả kinh doanh của các
ngân hàng không thể giải thích theo các lập luận của lý thuyết cấu trúc – thực thi –
hiệu suất. Theo đó, nghiên cứu của Smirlock (1985) và Miller và VanHoose (1993)
chính không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho lý thuyết cấu trúc – thực
thi – hiệu suất hoặc bác bỏ giả thuyết thị trường tập trung có tác động tích cực đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Qua đây có thể thấy rằng ngành ngân hàng có tập trung vào một ít ngân hàng
(các ngân hàng này có quy mô lớn) thì sẽ cải thiện hiệu quả kinh doanh. Do đó, quy
mô ngân hàng sẽ có thể có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh bởi lẽ các
ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ dễ dàng thông đồng với nhau. Khả năng các ngân
hàng thực hiện thông đồng với nhau sẽ tăng lên khi thị trường càng tập trung trong
tay của một ít ngân hàng có quy mô lớn và tỷ lệ tập trung thị trường càng cao thì
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng càng cao.


7

2.1.2. Lý thuyết hiệu quả - cấu trúc

Lý thuyết Hiệu quả - Cấu trúc được lập luận bởi một số nhà nghiên cứu như
là một kết quả của lý thuyết truyền thống Cấu trúc – Thực thi – Hiệu suất (Aguirre
và các cộng sự, 2008), tuy nhiên, lý thuyết Hiệu quả - cấu trúc lại được xem như là
một thách thức và thay thế cho lý thuyết Cấu trúc – Thực thi – Hiệu suất (Demsetz,
1973; McGee, 1984). Lý thuyết Hiệu quả - Cấu trúc cho rằng các ngân hàng có hiệu
quả quy mô càng cao và hiệu quả quản lý càng tốt thì sẽ có thể làm gia tăng quy
mô và thị phần của họ trong thị trường mà họ hoạt động bởi vì khả năng tạo ra thu
nhập của các ngân hàng này sẽ cao tương đối hơn so với các ngân hàng khác
(Demsetz, 1973). Động lực chính đối với quá trình đạt được thị phần lớn chính là
hiệu quả của ngân hàng. Các ngân hàng có hiệu quả nhất sẽ đạt được thị phần và thu
được lợi nhuận kinh tế tương đối cao hơn so với các ngân hàng khác (Samad, 2008).
Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành nhằm kiểm tra lý
thuyết Hiệu quả - Cấu trúc có thể giải thích hiệu quả kinh doanh và thu nhập của
các ngân hàng hay không. Theo Rasiah (2010), thì Smirlock (1985) là nhà nghiên
cứu đầu tiên phân tích lý thuyết Hiệu quả - Cấu trúc trong ngành ngân hàng ở Mỹ
và không tìm thấy kết quả thực nghiệm nào cho thấy mối tương quan đáng kể giữa
mức độ tập trung của ngành ngân hàng và lợi nhuận nhưng lại cho thấy mối tương
quan đáng kể giữa thị phần và lợi nhuận của các ngân hàng. Tác giả lập luận rằng
mức độ tập trung thị trường không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà là kêt quả của
các ngân hàng có hiệu quả vượt trợi hơn các ngân hàng khác bằng cách đạt được
một thị phần lớn trong thị trường.
Một số nghiên cứu thực nghiệm khác như Gillini và các cộng sự (1984) và
Evanoff và Fortier (1988) đã kiểm tra cả hai lý thuyết cấu trúc – thực thi – hiệu suất
và lý thuyết hiệu quả - cấu trúc và tìm thấy rằng yếu tố hiệu quả của ngân hàng là
yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của ngân hàng đang kinh
doanh ở Mỹ.


8


Qua đây có thể thấy rằng khi ngân hàng chiếm thị phần càng lớn thì sẽ có thể
đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Mà hoạt động của các ngân hàng chủ yếu
xuất phát từ hoạt động kinh doanh truyền thống (huy động và cho vay) và hoạt động
kinh doanh phi truyền thống. Do đó, luận văn cho rằng cho vay và đa dạng hóa thu
nhập sẽ có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
2.1.3. Lý thuyết chi phí – ưa thích
Lý thuyết chi phí – ưa thích được phát triển như một phần mở rộng cho “lý
thuyết về ngân hàng” (Blair và Placone, 1988). Lý thuyết này cho rằng các nhà
quản trị của các ngân hàng sẽ tối đa hóa lợi ích thay vì tối đa hóa lợi nhuận như
mong muốn của các cổ đông và các nhà quản trị có khuynh hướng ưa thích việc chi
tiêu vào các khoản mục như nâng cao quy mô nhân viên (chi lương), nội thất văn
phòng làm việc, và sự sang trọng của không gian của ngân hàng (Hannan và
Mavinga, 1980). Trường hợp này sẽ xảy ra càng nhiều khi có sự phân tách giữa
quyền sở hữu và quyền kiểm soát của ngân hàng cũng như sự không hoàn hảo của
thị trường hàng hóa và vốn (Hannan và Mavinga, 1980).
Lý thuyết này đã được kiểm định rộng rãi trong các ngành nghề khác nhau
bao gồm ngành tiện ích, ngân hàng, tổ chức tài chính… (Edwards, 1977; Hannan và
Mavinga, 1980; Blair và Placone, 1988). Trong đó Edwards (1977) tìm thấy rằng
quy mô nhân viên, chi phí lương và thưởng trong ngành ngân hàng sẽ gia tăng theo
sức mạnh độc quyền ở Mỹ và điều này cho thấy sự tồn tại của lý thuyết chi phí – ưa
thích. Giống như vậy, Hannan và Mavinga (1980) và Verbugge và Jahera (1981) đã
ủng hộ lý thuyết này bằng cách kiểm định tương tự với phương pháp tiếp cận của
Edwards (1977) và kết luận giống như nghiên cứu trước đây khi cho rằng số lượng
nhân viên của ngân hàng trong thị trường có sức mạnh độc quyền dường như cao
hơn so với số lượng nhân viên của các ngân hàng hoạt động kinh doanh trong một
môi trường có tính cạnh tranh cao.


9


Qua đây có thể thấy rằng chi phí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải
thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, luận văn cho rằng chi phí hoạt
động và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng.
2.2.

Các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng

2.2.1. Hiệu quả chi phí
Hiệu quả chi phí đo lường mức độ chi phí mà ngân hàng đang sử dụng để
trang trải cho các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được thu nhập cho ngân hàng,
trong đó các loại chi phí này không liên quan với chi phí từ lãi của ngân hàng. Các
ngân hàng càng có hiệu quả chi phí càng cao, chi phí hoạt động càng thấp thì có khả
năng tạo ra thu nhập nhiều hơn bằng cách khai thác các nguồn lực một cách hiệu
quả hơn. Do đó việc cải thiện hiệu quả chi phí luôn là yếu tố quan trọng để các ngân
hàng có thể cải thiện tính cạnh tranh của ngân hàng so với các đối thủ cạnh tranh
trong ngành. Cách tốt nhất để cải thiện hiệu quả chi phí là cải tiến công nghệ và mở
rộng quy mô. Bằng vào việc mở rộng quy mô ngân hàng, các ngân hàng có thể giảm
thiểu chi phí hoạt động và gia tăng hiệu quả chi phí bằng cách khai thác tốt hiệu quả
quy mô nền kinh tế. Trong khi đó, sự đổi mới công nghệ có thể giúp ngân hàng tối
thiểu chi phí giao dịch và vấn đề bất cân xứng thông tin tăng lên khi thực hiện cấp
tín dụng cho các khách hàng (Mishkin và Strahan, 1999). Chẳng hạn như, phần lớn
các khoản vay được duyệt thuận trong thời gian gần đây thì phụ thuộc vào điểm số
xếp hạng tín dụng, mà điểm số này thì dựa vào lịch sử tín dụng của người đi vay và
đặc điểm cá nhân của người đi vay. Sự đổi mới công nghệ có thể giảm thiểu vấn đề
bất cân xứng thông tin và thời gian mà ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng cho các
khách hàng. Tương tự như vậy, việc sử dụng công nghệ điện tử cho mục đích thanh
toán cũng như chuyển khoản của các khách hàng sẽ có thể giúp các ngân hàng gia
tăng hiệu quả trong thời gian vừa qua (Jonas và King, 2008).



10

Dựa vào các tài liệu học thuật và các bằng chứng thực nghiệm, một ngân
hàng có mức chi phí hoạt động tương đối cao thì sẽ có lợi nhập tương đối thấp và
cho nên sẽ có mong muốn đạt được thu nhập lãi thuần biên cao hơn để có thể trang
trải phần chi phí hoạt động tương đối cao mà họ đang phải gánh chịu. Thậm chí
ngay cả trong trường hợp không đủ sức mạnh thị trường, thì một thu nhập lãi thuần
biên cao sẽ cần thiết để ngân hàng có thể trang trải được chi phí hoạt động của họ
(Maudos và De Gueavara, 2004). Mặt khác, một ngân hàng có hiệu quả chi phí càng
cao (chi phí hoạt động thấp) thì ngân hàng này có thể chấp nhận mức thu nhập lãi
thuần thấp hơn thông qua việc cấp tín dụng tại mức lãi suất cho vay thấp hơn và huy
động tiền gửi với mức lãi suất huy động cao hơn, điều này phản ánh được chất
lượng quản trị của ngân hàng này tương đối tốt hơn so với các ngân hàng khác
(Clayes và Vennet, 2008).
Baszynski (2014) tiến hành nghiên cứu 20 quốc gia ở khu vực Trung, Đông
và Đông Nam của khu vực Châu Âu. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng tỷ lệ
chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động như là một cách tính toán cho hiệu
quả chi phí của ngân hàng và tìm thấy rằng các ngân hàng ở khu vực này có hiệu
quả chi phí tương đối yếu kém. Nói cách khác, các ngân hàng này đang quản trị chi
phí tương đối không hiệu quả. Hơn thế nữa, tác giả cũng kết luận rằng dựa trên giá
trị của tỷ lệ thu nhập hoạt động trên chi phí hoạt động, các ngân hàng ở khu vực này
đang hoạt động một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Điều này hàm ý rằng bởi
vì thiếu áp lực cạnh tranh trong thị trường, cho nên các ngân hàng có thể không nhất
thiết phải có hiệu quả chi phí bằng việc có chi phí hoạt động cao hơn so với thu
nhập hoạt động.
Jemric và Vujcic (2002) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm nhằm phân
tích hiệu quả chi phí của các ngân hàng hoạt động ở Croatia và tìm thấy rằng hiệu
quả chi phí của các ngân hàng trong năm 1995 dường như không được tất cả các
nhà quản trị quan tâm khi trong năm này chỉ có một số ít ngân hàng tư nhân và nhỏ

thì có hiệu quả chi phí. Tuy nhiên, kết quả của của các tác giả cũng cho thấy rằng


11

trong suốt những năm 1999 đến năm 2000, số lượng ngân hàng trong ngành ngân
hàng bắt đầu gia tăng nhanh chóng. Điều này làm cho việc cải thiện hiệu quả chi phí
của các ngân hàng nhận được nhiều sự chú ý từ phía các nhà quản lý ngân hàng và
đây được xem là kết quả của mức độ cạnh tranh thị trường cao.
Jonas và King (2008) tìm thấy rằng các ngân hàng chi phí hoạt động càng
thấp (hiệu quả chi phí càng cao) dường như sẽ phản ứng tốt với các thay đổi trong
điều kiện thị trường và kiểm soát chi phí của các ngân hàng tốt hơn bằng cách giảm
độ nhạy cảm với các khách hàng có rủi ro khi lãi suất cho vay gia tăng.
Từ các điều này có thể thấy rằng các bằng chứng thực nghiệm tìm thấy rằng
chi phí hoạt động có mối tương quan dương với thu nhập lãi thuần biên nhưng lại
có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng.
2.2.2. Quy mô ngân hàng
Đa số nghiên cứu trước đây phân tích tầm quan trọng của quy mô ngân hàng
trong việc giải thích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và đều nhấn mạnh rằng
các ngân hàng có quy mô lớn hơn thì sẽ có thể khai thác ưu thế quy mô tốt hơn và
cho nên sẽ có chi phí trên mỗi đơn vị thu nhập tương đối nhỏ. Các nghiên cứu thực
nghiệm đều cho rằng việc khai thác quy mô nền kinh tế tốt sẽ là yếu tố có tác động
đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng (Kasman và các cộng sự, 2010;
Fungacova và Poghosyan, 2011; Hamdai và Awdeh, 2012).
Tuy nhiên, Kosak và Cok (2008) lại không ủng hộ cho tác động của quy mô
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở các quốc gia thuộc khu vực Nam và
Đông Âu khi nghiên cứu tìm thấy rằng quy mô và hiệu quả kinh doanh của các ngân
hàng có tương quan dương với nhau trong trường hợp tất cả các ngân hàng nhưng
trong trường các ngân hàng có sở hữu nước ngoài thì hiệu quả hoạt động và quy mô
ngân hàng lại cho thấy mối tương quan âm với nhau.



12

Ayaydin và Karaaslan (2014) tìm thấy mối tương quan dương giữa hiệu quả
hoạt động và quy mô của các ngân hàng ở Thỗ Nhĩ Kỳ. Kết quả của nghiên cứu cho
các ngân hàng lớn dường như có thể dễ dạng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và
chiến lược cho vay hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ và cũng có thể khai thác hiệu
quả quy mô nền kinh tế tốt hơn.
Một nghiên cứu khác phân tích các quốc gia ở Nam và Đông Âu lại tìm thấy
rằng các ngân hàng có thể mở rộng quy mô từ nhỏ đến trung bình thì có thể đạt
được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể mất đi một số hiệu quả khi
các ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô từ trung bình lên lớn (Staikouras và các
cộng sự, 2008). Một nghiên cứu tương tự, Eichengreen và Gibson (2001) tìm thấy
rằng quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tồn tại mối tương
quan âm với nhau. Các ngân hàng nhỏ sẽ khai thác quy mô nền kinh tế và đẩy
nhanh lợi nhuận, cải thiện hiệu quả kinh doanh khi các ngân hàng này trở nên lớn
hơn nhưng khi các ngân hàng có quy mô lớn cũng thực khai thác quy mô nền kinh
tế thì sẽ làm cho quy mô suy giảm nếu các ngân hàng này muốn cắt giảm chi phí.
Dumicic và Ridzak (2013) nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
của các quốc gia ở Trung và Đông Âu và tìm thấy rằng mối tương quan giữa thu
nhập lãi thuần biên và quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nghiên
cứu này lại rằng tác động của quy mô ngân hàng thì tương đối yếu.
2.2.3. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng phản ánh khả năng mà các khoản vay mà ngân hàng cấp cho
các khách hàng của nợ bị chuyển thành các khoản vay quá hạ do các khách hàng
gặp phải nhiều vấn đề trong quá trình thanh toán nợ vay và lãi vay. Theo đó, các
ngân hàng có thể giảm thiếu ruiir ro tín dụng thông qua việc hiểu hơn về vốn của
ngân hàng và việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại bất cứ thời điểm nào bởi vì
bất cứ sự thay đổi nào trong rủi ro tín dụng sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe



13

chung của tổ chức tài chính, điều này có nghĩa có tác tác động tiêu cực đến hiệu quả
và lợi nhuận của các ngân hàng.
Lý thuyết rủi ro – lợi nhuận hàm ý rằng có một mối tương quan dương giữa
rủi ro và thu nhập của các ngân hàng. Điều này nhận được sự đồng thuận giữa các
nhà nghiên cứu học thuật khi cho rằng tỷ lệ cho vay càng cao thì thu nhập lãi thuần
biên sẽ càng cao. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư e ngại rủi ro sẽ yêu cầu phần
bù rủi ro khi cấp tín dụng cho các đối tượng có rủi ro tiềm tàng tương đối cao.
Trong trường hợp này, thu từ lãi của ngân hàng sẽ gia tăng và do đó, thu nhập lãi
cận biên sẽ được cải thiện. Hơn thế nữa, trong suốt giai đoạn khủng hoảng kinh tế,
khả năng các khoản vay chuyển thành nợ xấu thì tương đối cao hơn. Khi đó, thu
nhập lãi cận biên phải đủ lớn để trang trải phần chi phí mà ngân hàng phải đối mặt
khi thực hiện gia tăng vốn với vai trò tậm đệm khi rủi ro của ngân hàng gia tăng
(Ayaydin và Karaaslan, 2014).
Angbazo (1997) cho rằng các ngân hàng nắm giữ nhiều các khoản vay có rủi
ro trong bảng cân đối kế toán thì sẽ mong muốn có thu nhập lãi cận biên cao hơn để
có thể bù đắp lại cho sự gia tăng trong rủi ro tín dụng của ngân hàng có liên quan
đến việc cấp tín dụng cho các khách hàng có rủi ro tiềm tàng. Hơn thế nữa nghiên
cứu cũng tìm thấy có sự khác biệt trong rủi ro tín dụng có liên quan đến quy mô
ngân hàng, khi cung cấp kết quả nghiên cứu ngụ ý các ngân hàng có quy mô lớn
trong ngành thì rủi ro tín dụng sẽ thể hiện tác động tích cực đến thu nhập lãi cận
biên, trong khi đó các ngân hàng có quy mô nhỏ thì rủi ro tín dụng và thu nhập lãi
cận biên có mối tương quan âm với nhau.
Barjas và các cộng sự (1999) cho rằng mặc dù mức thu nhập lãi thuần của
các ngân hàng cao thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng các tác giả
cũng minh chứng rằng các ngân hàng cũng có thể tạo ra một tấm đệm đối với danh
mục cho vay của ngân hàng thông qua việc tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Nghiên cứu



14

tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho thấy tầm quan trọng của rủi ro tín
dụng trong việc thay đổi thu nhập lãi thuần của các ngân hàng ở Colombia.
Maudos và De Gueavara (2004) thực hiện nghiên cứu mẫu nghiên cứu ngân
hàng ở các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu và tìm thấy rằng rủi ro tín dụng có xu
hướng đi xuống từ giữa những năm 1990. Nghiên cứu của các tác giả tìm tầm quan
trọng của rủi ro tín dụng trong việc thúc đẩy thu nhập lãi thuần của các ngân hàng.
Các tác giả đã lập luận rằng khi các ngân hàng đối mặt với rủi ro không thanh toán
các khoản vay đúng hạn bởi các khách hàng của ngân hàng, thì các ngân hàng sẽ
yêu cầu một phần bù rủi ro được cộng thêm vào lãi suất cho vay đối với các khoản
vay của các khách hàng này. Khi đó thu từ lãi của ngân hàng sẽ gia tăng và thu nhập
lãi cận biên sẽ được cải thiện.
Dựa trên các phát hiện này, có thể thấy rằng các ngân hàng thực hiện cấp tín
dụng cho các khách hàng có rủi ro tiềm tàng thì sẽ cần phải phải trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng nhiều, điều này sẽ dẫn đến một mối tương quan dương giữa rủi ro tín
dụng và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng nhưng suy cho cùng sẽ làm giảm lợi
nhuận của các ngân hàng.
2.2.4. Đa dạng hóa
Trong thời gian gần đây, các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện mở rộng
hoạt động kinh doanh của họ khi chuyển từ hoạt động kinh doanh truyền thống sang
việc vừa thực hiện hoạt động kinh doanh truyền thống và cả phi truyền thống. Mà
điều này đã làm thay đổi các thành phần thu nhập của họ bằng cách giảm bớt các
hoạt động kinh doanh truyền thống của họ một cách đáng kể (Stiroh, 2004; Lepetit
và các cộng sự, 2008).
Lepetit và các cộng sự (2008) đã nghiên cứu hơn 600 ngân hàng ở Châu Âu
trong giai đoạn 1996 – 200, và tập trung giải thích ảnh hưởng của các hoạt động phi
lãi đến lãi suất cho vay của ngân hàng. Các tác giả cho rằng việc bán chéo sản



15

phẩm có thể thúc đẩy các ngân hàng giảm lãi suất cho vay để thu hút các khách
hàng. Trong trường hợp này các ngân hàng có thể thực hiện bán thêm các sản phẩm
và dịch vụ khác cho khách hàng khi khách hàng đang vay tại ngân hàng với chi phí
vay tương đối thấp, điều này sẽ làm cho thu nhập từ các hoạt động kinh doanh phi
truyền thống sẽ gia tăng mạnh mẽ và điều này sẽ làm cho thu nhập lãi cận biên của
ngân hàng sẽ suy giảm tương ứng. Hơn thế nữa các ngân hàng có thể phụ thuộc vào
thu nhập phi lãi để đóng vai trò như là một tấm đệm chống lại rủi ro tín dụng khi
thực hiện cấp tín dụng cho các khách hàng. Các kiểm định thực nghiệm cũng ủng
hộ giả thuyết này khi cho rằng thu nhập phi lãi có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập
lãi cận biên của ngân hàng. Điều này có nghĩa là, thu nhập phi lãi đang thay thế thu
nhập lãi cận biên trong cơ cấu tổng thu nhập của ngân hàng.
Giống như vậy, Maudos và Solisa (2009) đã khẳng định rằng chiến lược đa
dạng hóa thu nhập của các ngân hàng đang gia tăng trong những năm gần đây ở
Mexico. Các tác giả lập luận rằng các ngân hàng đa dạng hóa các hoạt động kinh
doanh thì sẽ cố gắng thu hút các khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ truyền
thống với chi phí lãi cận biên thấp (cho vay với lãi suất thấp, huy động với lãi suất
cao), tuy nhiên, các ngân hàng có thể tìm kiếm được các lợi nhuận bổ sung cho
khoản sụt giảm của thu nhập lãi cận biên bằng cách thu được phần thu từ phí và
dịch vụ tăng, hay có thể xem như thu nhập phi lãi của ngân hàng gia tăng.
Theo Saunders và Walter (1994) các ngân hàng có khuynh hướng thực hiện
đa dạng hóa thu nhập hơn khi chiến lược này cho phép lợi nhuận của ngân hàng trở
nên ổn định hơn. Lown và các cộng sự (2000) thảo luận cách mà sự thay đổi trong
ngành tài chính đã khuyến khích các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm lẫn
đa dạng hóa địa lý . Theo đó các tác giả đã cho rằng hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng ở các quốc gia Châu Âu có thể thấy tốt hơn khi các ngân hàng thực hiện
vào việc bán chéo sản phẩm cũng như kinh doanh bảo hiểm.



16

Tương tự như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm khác đã thảo luận ảnh hưởng
đa dạng hóa thu nhập đến thu nhập lãi cận biên. Trong bất kỳ trường hợp này, các
ngân hàng có tỷ trọng thu nhập phi lãi trong cơ cấu thu nhập càng cao thì sẽ làm
giảm lãi suất cho vay hoặc gia tăng lãi suất huy động và cho nên điều này sẽ suy
giảm thu nhập lãi thuần cũng như thu nhâp lãi cận biên của ngân hàng (Maudos và
De Gueavara, 2004; Gunter và các cộng sự, 2013).
2.2.5. Vốn ngân hàng
Berger (1995) là nhà nghiên cứu đầu tiên đã khám phá mối tương quan giữa
vốn và lợi nhuận của ngân hàng ở Mỹ. Nghiên cứu của tác giả cho thấy một mối
tương quan dương giữa hai biến số này trong trường hợp ngành ngân hàng ở Mỹ
trong suốt những năm 1980. Phát hiện này ngụ ý rằng các ngân hàng có vốn hóa
càng cao thì có thể giảm thiểu chi phí rủi ro phá sản của ngân hàng, điều này sẽ có
thể giúp các ngân hàng tối thiểu hóa chi phí vốn và từ đó cải thiện lợi nhuận và hiệu
quả hoạt động của ngân hàng trong những năm tiếp theo. Mặt khác, trong giai đoạn
1990 – 1992, mối quan hệ này lại trở thành mối quan hệ ngược chiều với nhau và
lập luận rằng ngân hàng có thể đã vượt qua mức vốn tối ưu.
Ngược lại, Brock và Suarez (2000) lập luận trong, trong trường hợp ở Mỹ
Latin, các ngân hàng có tỷ lệ vốn càng thấp thì có khuynh hướng sẽ giảm lãi suất
cho vay hoặc tăng lãi suất huy động với mục đích đạt được thị phần lớn hơn. Như
vậy hành vi này có thể làm cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh trong một
trạng thái mức thu nhập lãi thuần tương đối thấp hơn so với khi tỷ lệ vốn hóa cao.
Schwaiger và Liebeg (2008) lập luận khi các ngân hàng có tỷ lệ vốn hóa
tương đối thấp thì càng có khuynh hướng thực hiện các dự án đầy tính rủi ro tiềm
tàng. Các tác giả tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ các ngân hàng có vốn
hóa thấp sẽ thực hiện các hành vi rủi ro.



17

Như đã đề cập trong nội dung trên, không phải luôn luôn rằng ngân hàng có
vốn hóa càng cao thì càng có tương quan với các hành vi e ngại rủi ro, bởi vì các
ngân hàng được yêu cầu cần phải duy trì mức vốn theo quy định an toàn vốn, nhưng
có thể thấy rằng đa số các ngân hàng lựa chọn tỷ lệ vốn trên mức tối thiểu được quy
định. Trong nhiều tình huống, các ngân hàng có thể gia tăng danh mục tài sản của
họ bằng cách cấp tín dụng nhiều hơn. Với các yếu tố khác không đổi thì thu nhập lãi
cận biên của các ngân hàng sẽ được cải thiệ do chấp nhận việc cho vay với rủi ro
cao hơn. Hơn thế nữa, các ngân hàng sẽ lựa chọn tỷ lệ vốn cao hơn như là một tín
hiệu tốt cho khả năng cấp tín dụng của họ. Bằng cách thực hiện điều này, các ngân
hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ có thể đạt được thu nhập lãi thuần cao hơn (Saunders và
Schumacher, 2000; Claeys và Vennet, 2008).
Ngược lại, một số nhà nghiên cứu khác lại lập luận rằng các ngân hàng có tỷ
lệ vốn hóa tương đối cao thì nhu cầu đối với các khoản tài trợ bên ngoài của ngân
hàng sẽ giảm, điều này có thể cải thiện lợi nhuận của họ (Pasiouras và Kosmidou,
2007; Kosak và Cok, 2008).
2.3.

Tổng quan nghiên cứu trước đây

2.3.1. Nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài
Nghiên cứu đầu tiên giải thích hiệu quả hoạt động của ngân hàng được tiến
hành bởi Molyneux và Thornton (1992). Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao
gồm các ngân hàng đang kinh doanh ở 18 quốc gia ở Châu Âu từ năm 1886 đến
năm 1989. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như mức độ thanh khoản, hiệu
quả quản trị, sở hữu nhà nước, lãi suất thực và chỉ số tập trung của ngành ngân hàng
làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết
quả của nghiên cứu tìm thấy rằng hiệu quả quản trị, mức độ sở hữu nhà nước, lãi

suất thực,và chỉ số tập trung của ngành ngân hàng đều cho thấy mối tương quan
dương với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng
có hiệu quả quản trị càng tốt, mức độ sở hữu nhà nước càng cao, lãi suất thực cao


18

và ngành ngân hàng tập trung thì có hiệu suất kinh doanh cao hơn so với các ngân
hàng khác. Ngược lại, mức độ thanh khoản lại cho thấy mối tương quan âm với hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này có nghĩa là khi ngân hàng càng cho vay
nhiều (thanh khoản giảm) thì hiệu quả hoạt động sẽ được cải thiện.
Demirguc – Kunt và Huizinga (1999) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
nhằm giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân
tích bao gồm các ngân hàng đang kinh doanh ở 80 quốc gia trải dài từ năm 1998
đến năm 1995. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như quy mô ngân hàng,
biến giả ngân hàng nước ngoài và chỉ số tập trung của ngành ngân hàng làm đại
diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu
của các tác giả cung cấp bằng chứng cho thấy quy mô ngân hàng, chỉ số tập trung
của ngành ngân hàng thể hiện mối tương quan dương với hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng ở mức ý nghĩa cao. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng có quy mô ngân
hàng càng lớn, và ngành ngân hàng tập trung thì có hiệu suất kinh doanh cao hơn so
với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng nước ngoài sẽ cao hơn so với các ngân hàng trong nước đối
với mẫu các thị trường đang phát triển, và ngược lại trong trường hợp các ngân
hàng nước ngoài hoạt động ở các thị trường đang đã phát triển.
Ben Naceur (2003) tiến hành nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao gồm các ngân hàng đang kinh
doanh ở Tunisia trong giai đoạn 1980 – 2000. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các
yếu tố như quy mô của ngân hàng, dư nợ cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hiệu quả
chi phí, giá trị vốn hóa thị trường, và chỉ số tập trung của ngành ngân hàng làm đại

diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả
của nghiên cứu tìm thấy rằng dư nợ cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hiệu quả chi phí,
giá trị vốn hóa thị trường thể hiện mối tương quan dương với hiệu quả kinh doanh
của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng
cao trong tổng tài sản, cấp tín dụng cho khách hàng càng nhiều, hiệu quả chi phí


19

càng kém, giá trị vốn hóa thị trường càng cao thì có hiệu quả kinh doanh cao hơn so
với các ngân hàng khác. Ngược lại, quy mô của ngân hàng và chỉ số tập trung của
ngành ngân hàng lại cho thấy mối tương quan âm với hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng. Kết quả này có nghĩa là khi quy mô của ngân hàng càng được mở rộng và
ngành ngân hàng càng tập trung thì hiệu quả kinh doanh bị suy giảm. Ngoài ra,
nghiên cứu này không tìm thấy ảnh hưởng đáng kể của các biến đại diện cho tình
hình kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.
Goddard và các cộng sự (2004) tiến hành nghiên cứu giải thích hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao gồm các ngân hàng
đang hoạt động ở 6 quốc gia Anh, Đan Mạc, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý từ năm
1992 đến năm 1998. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như vốn chủ sở hữu,
quy mô của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh ngoại bảng của ngân hàng làm
đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả
của nghiên cứu tìm thấy rằng vốn chủ sở hữu cho thấy mối tương quan dương với
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này hàm ý rằng, ngân hàng có vốn chủ
sở hữu càng lớn thì có hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các ngân hàng khác.
Ngược lại, các hoạt động kinh doanh ngoại bảng của ngân hàng lại cho thấy ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong hầu hết các quốc gia
trong mẫu nghiên cứu. Kết quả này có nghĩa là khi ngân hàng càng hoạt động kinh
doanh ngoại bảng của ngân hàng càng lớn thì hiệu quả kinh doanh bị suy giảm.
Ngoài ra, các tác giả không tìm thấy tác động đáng kể của quy mô của ngân hàng.

Athanasoglou và các cộng sự (2006) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm giải
thích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bộ dữ liệu mà nghiên cứu phân tích bao
gồm các ngân hàng đang hoạt động ở Hy Lạp từ năm 1985 đến năm 2001. Đồng
thời, nghiên cứu sử dụng các yếu tố như quy mô của ngân hàng, rủi ro tín dụng, vốn
chủ sở hữu, hiệu quả chi phí, chỉ số tập trung của ngành ngân hàng, tỷ lệ lạm phát
và chu kỳ kinh doanh của Hy Lạp làm đại diện cho các biến độc lập giải thích hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy rằng vốn chủ sở


×