Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.39 KB, 28 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ HÒA
TRƯỜNG THCS TRẦN HÀO

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
“ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ”

Giáo viên: BÙI THỊ HỒNG THUÂN

Năm học: 2013- 2014

1


MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI .................................................................................................... 03
II. GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 04
1. Thực trạng ......................................................................................................... 04
2. Vai trò, tác dụng của phương pháp .................................................................... 05
3. Vấn đề nghiên cứu ..............................................................................................
05
4. Dữ liệu sẽ được thu thập ....................................................................................
05
5. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 06
III. PHƯƠNG PHÁP …..…………………………………………............................... 06
1. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 06
2. Thiết kế nghiên cứu .……………………………………………….................... 06
3. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………….............. 07
4. Đo lường và thu thập dữ liệu ............................................................................... 07
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUA…………….....……........... 08
1. Phân tích dữ liệu........……………………………………………..…........... 08
2. Bàn luận kết quả ....………………………………………………..…........... 08


V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ.............…………………………........................ 09
1. Kết luận …………………………………………………….………....................09
2. Khuyến nghị………………………………………………………….…............. 09
VI. TÀI LIỆU THAM KHAO…………………………………………...………...... 09
VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI……………………………………...…………. . 10
PHỤ LỤC I: Giáo án tiết 36 - bài 31- Địa lý …………………………................... 10
PHỤ LỤC II: Giáo án tiết 39 - bài 35- Địa lý........................................................... 14
PHỤ LỤC III: Giáo án tiết 44 - bài 38- Địa lý ....................................................... 17
PHỤ LỤC IV: Đề và đáp án bài kiểm tra trước tác động ....................................... 21
PHỤ LỤC V: Đề và đáp án bài kiểm tra sau tác động .......................................... 24
PHỤ LỤC VI: Bảng điểm trước và sau khi tác động của lớp đối chứng ................ 26

2


Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
“ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỈ THUẬT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ”
Giáo viên nghiên cứu: BÙI THỊ HỒNG THUÂN
Đơn vị: Trường THCS Trần Hào
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI :
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang có sự chuyển mình thì nguồn lực con
người càng trở nên quan trọng. Hơn bao giờ hết giáo dục đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, tham gia quyết định vào việc cung cấp những con người có đủ phẩm chất và
năng lực để hoàn thành tốt sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá
trình ấy, môn Địa lý là một môn học có vị trí rất đặc biệt, bởi lẽ đây không chỉ là môn
cung cấp cho học sinh những kiến thức mà nó còn có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành kỹ năng của học sinh. Cùng với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế tri thức
ngày càng chiếm ưu thế. Chính trong xu hướng ấy, nhiều bậc phụ huynh, nhiều học sinh
chỉ chú tâm vào học những bộ môn: Toán, Văn, Anh..., xem nhẹ và coi đây là bộ môn
phụ. Quả đúng như mọi người chúng ta thường nói: "Có chí thì nên”-”Có công mài

sắt,có ngày nên kim".
Như chúng ta đã thấy trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang trên đường hội
nhập và phát triển, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều nền văn hoá bên ngoài
cũng du nhập vào nước ta. Ở đó có những mặt tốt, tích cực nhưng cũng có không ít hạn
chế, không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, một số bạn tre
vẫn tiếp thu một cách không chọn lọc làm cho văn hoá Việt dường như bị "hoà tan" trong
giới tre. Hiện nay, bộ môn Địa lý trong nhà trường THCS trong tỉnh Phú Yên nói chung
và trường THCS Trần Hào nói riêng, việc sử dụng các biện pháp kỉ thuật dạy học địa lí
cuarGV có phần lơ là.Vậy nguyên nhân từ đâu ? Trách nhiệm thuộc về ai ? Có phải từ
việc thiếu quan tâm của một số thầy cô giáo hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ học sinh
và bản thân tự học của học sinh. Bộ môn Địa lý ở trường THCS là một môn học rất quan
trọng trong ,nên việc sử dụng biên pháp này là rất phù hợp...Mặc dù vậy hiện nay học
sinh không hứng thú học tập môn học này. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên chính là
việc sử dụng phương pháp dạy học môn Địa lý còn quá đơn điệu. Trước đây, bộ môn Địa
lý không được coi trọng ở trường phổ thông, người dạy thường trái tay, không đúng với
chuyên môn. Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung
bài dạy đơn điệu, sơ sài. Thậm chí giờ dạy chỉ qua loa, chiếu lệ để giáo viên chủ nhiệm
còn giải quyết việc khác của lớp. Hiện nay, bộ môn Địa lý có các phong trào cải tiến về
phương pháp dạy học hay những đợt thi giáo viên giỏi qua từng cấp, đặc biệt hằng năm
Phòng giáo dục có thanh tra giáo viên dạy bộ môn này. Qua những đợt hội giảng, thi giáo
viên giởi các cấp hay những đợt thanh tra chuyên môn, giáo viên được cọ sát, học hỏi rất
nhiều. Song nếu chỉ qua những đợt thi đó thì chưa đủ mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng
tạo phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong
giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, háo hức của học sinh với bộ môn. Đặc biệt với
đặc thù trường THCS Trần Hào là trường có học sinh tập trung ở sáu thôn (Đại Bình, Đại
Phú, Nho Lâm, Quang Hưng, Phú Thạnh và Mậu Lâm), điều kiện kinh tế gia đình của học
3


sinh ở mỗi thôn có sự khác biệt, điều kiện đi lại ở một số thôn có sự khó khăn,đặc biệt

trong mùa mưa lũ.Vì vậy phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều. Hơn nữa, học sinh
đến trường với một quãng đường khá xa nên các em cảm tháy uể oải, nhàm chán khi tiếp
thu một lượng kiến thức khá lớn ở các môn học bằng một số phương pháp đơn điệu như :
thuyết trình, diễn giải, vấn đáp ...
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tôi nhận thấy một bộ phận giáo viên đã áp dụng
nhiều phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy, trong đó có phương pháp
dùng các biện pháp kỉ thuật ở bậc THCS. Điều này đã làm cho giờ học trở nên sôi nổi,
học sinh tham gia một cách tích cực và hiệu quả mang lại là rất lớn. Từ đó cho thấy việc
sử dụng phương pháp dạy học đơn điệu chưa linh hoạt, mang nặng tính lý thuyết, dạy
chay là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện trạng trên. Như vậy để phát
huy vai trò học tập, tính tích cực chủ động sáng tạo & rèn luỵện kỹ năng tạo ra sự hứng
thú cho học sinh khi học môn Địa lý. Giải pháp của tôi là vận dụng các biện pháp kỉ thuật
vào dạy học giúp học sinh có thể "học mà chơi, chơi mà học". Từ đó giúp các em giảm
bớt những căng thẳng, mệt mỏi và có thể tự mình rèn luyện, thực hành tốt những kỹ năng
và cùng giúp đỡ nhau trong học tập một cách có hiệu quả.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 9 trường THCS
Trần Hào. Lớp 9B (31 học sinh) được chọn làm lớp thực nghiệm; Lớp 9C (33 học sinh)
làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được vận dụng các biện pháp kỉ thuật trong các hoạt
động dạy học, còn lớp đối chứng không sử dụng biện pháp này. Kết quả cho thấy tác động
có ảnh hưởng lớn đến hứng thú và kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình sau tác
động của lớp thực nghiệm là 6,66 còn lớp đối chứng là 5,73 và kết quả kiểm chứng T-test
cho thấy p = 0,002 (P < 0,05) chứng tỏ tác động là có ý nghĩa. Điều này chứng minh rằng
việc vận dụng các biện pháp kỉ thuật vào dạy học môn Địa lý ở trường THCS Trần Hào
đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh.
II. GIỚI THIỆU :
1. Thực trạng :
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo dục và
đã phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ tre, đáp ứng phù hợp với yêu cầu của các
giai đoạn cách mạng mới. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn trăn trở là những chỉ giáo
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương pháp đào tạo tuy có được nghiên cứu, ứng

dụng vào thực tiễn cũng như đời sống hằng ngày nhưng chưa đạt kết quả như mong
muốn. Vì sao vậy? Có rất nhiều lí do dẫn đến việc học tập đối với bộ môn chưa thật sự
mang lại hiệu quả cao.
Trước hết phải kể đến đó là việc xã hội, gia đình và bản thân ngành giáo dục còn
chú trọng các môn khoa học tự nhiên mà chưa chú ý đến những bộ môn xã hội, đặc biệt là
môn Địa lý. Biểu hiện cụ thể mà ai cũng thấy rõ là môn Địa lý vào những năm gần đây
chưa được xếp vào thi chuyển cấp đối với môn thứ ba. Điều này làm cho giáo viên và học
sinh chủ quan, chỉ ý thức được rằng miễn là dạy học đủ bài, đúng chương trình.
Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tuần / 2 tiết đối
với học kỳ I; 1 tuần / 1 tiết đối với học kỳ II). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong
4


phú, hợp với trình độ học sinh nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư
thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực trạng cho
thấy, học sinh chưa hứng thú học bộ môn này. Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình
giảng dạy chung của giáo viên các khối lớp, tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở
phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho
giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh một
hình ảnh hoặc một ấn tượng nào. Mà đặc thù của việc dạy học môn Địa lý là phải luôn sử
dụng nhiều biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí----> Mới tạo được không khí học tập
sôi động của HS.
2. Vai trò, tác dụng của phương pháp:
Phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí là phương pháp tổ
chức cho học sinh thực hiện tốt những kỹ năng nhằm giúp học sinh biết cách học và khai
thác được hệ thống kiến thức về Địa lý Tổ quốc Việt Nam.Và đây cũng là một phương
pháp rất quen thuộc trong quá trình dạy học của người GV. Với phương pháp này, học
sinh ở các lứa tuổi rất thích. Nó tạo cho lớp học một không khí sôi động "học mà chơi,
chơi mà học".
Với phương pháp thảo luận nhóm mà biết kết hợp hướng dẫn học sinh sử dụng

phương pháp này, học sinh sẽ được rèn luyện thói quen suy nghĩ độc lập, thói quen phát
hiện. Từ đó, tạo cho học sinh có thói quen học tốt bộ môn. Đặc biệt khi tiến hành áp dụng
phương pháp này; kết hợp với nhiều phương pháp khác trong quá trình dạy học thì hiệu
quả tiếp thu bài của học sinh càng sâu sắc hơn, có hiệu quả hơn.
Qua phương pháp này, học sinh được rèn luyện những kỹ năng sử dụng ngày càng
thành thạo các thao tác phân tích các đối tượng địa lí ngày càng có kỹ năng nhanh nhẹn
hơn. Giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng phân tích mối quan hệ nhân-quả & hình thành
năng lực quan sát. Như vậy, rõ ràng khi sử dụng phương pháp này cũng như các phương
pháp dạy học tích cực khác đã phát huy một cách tốt nhất tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng năng lực tự học, tự khám phá, tự tìm hiểu, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở học sinh. Không chỉ thế, nó còn tác động trực
tiếp đến tình cảm, thái độ đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho các em, làm cho các
em cảm thấy thích thú học tập, yêu môn học, yêu trường lớp hơn. Với tác dụng và hiệu
quả mà phương pháp mang lại đối với việc dạy và học môn Địa lý, vấn đề này cũng được
một số giáo viên quan tâm nghiên cứu.
3. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong
dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý có làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học
sinh ở trường THCS Trần Hào không ?
4. Dữ liệu sẽ được thu thập :
- Kết quả các bài kiểm tra môn Địa lý của học sinh.
- Bảng điều tra hứng thú học tập của học sinh

5


5. Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc sử dụng phương pháp áp dụng các biện pháp kỉ thuật
trong dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý có làm tăng hứng thú và két quả học tập của
học sinh
III. PHƯƠNG PHÁP :
1. Khách thể nghiên cứu :

Tôi lựa chọn hai lớp 9B và 9C để thực hiện nghiên cứu vì đó là hai lớp có sự tương
đồng về dân tộc, giới tính, trình độ và sĩ số lớp. Hơn nữa, đây là hai lớp được tôi trực tiếp
giảng dạy trong quá trình nghiên cứu. Những yếu tố đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.
Tôi chọn lớp 9C làm lớp đối chứng, lớp 9B làm lớp thực nghiệm. Học sinh hai lớp
này có thái độ và kết quả học tập là tương đương nhau.
Số HS các nhóm

Dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ

Kinh

Khác

Lớp 9B

31

21

10

31


0

Lớp 9C

33

17

16

33

0

2. Thiết kế nghiên cứu :
Chọn tất cả học sinh của 2 lớp 9B và 9C để thực hiện nghiên cứu. Lớp 9C là lớp
được chọn làm nhóm đối chứng, lớp 9B là lớp được chọn làm nhóm thực nghiệm. Tôi lấy
bài kiểm tra học kì I môn Địa lý làm bài kiểm tra trước tác động để so sánh. Sau khi lấy
kết quả và so sánh thì thấy có sự chênh lệch. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để
kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả: p = 0,38 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa. Do đó, hai nhóm được xem như là
tương đương.
Sử dụng thiết kế : Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Thiết kế nghiên cứu :
Nhóm

KT trước TĐ

Tác động


KT sau TĐ

O1

Vận dụng phương pháp áp
dụng các biện pháp kỉ
thuật trong dạy học địa lí

O3

O2

Không vận dụng phương
pháp áp dụng các biện pháp
kỉ thuât trong dạy học địa lí

O4

Thực nghiệm
(9B)
Đối chứng
(9C)

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu :
6


- Chuẩn bị bài của giáo viên : Tôi trực tiếp giảng dạy lớp đối chứng : Khi giảng dạy

lớp đối chứng tôi thiết kế giáo án không sử dụng phương này, các bước lên lớp và chuẩn
bị như bình thường
- Đối với lớp thực nghiệm : Tôi trực tiếp giảng dạy ở những tiết này. Tôi đã thiết kế
giáo án có sử dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào các hoạt động trong bài
và có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ hơn, chu đáo hơn
- Tiên hanh thưc hiên : Thơi gian tôi tên hanh day thưc nghi êm theo như kê hoach day hoc đa lên ơ lich
báo giảng.

Tiết theo

Tiết theo phân
phối chương trình

Thứ/ Ngày

Môn/ Lớp

lịch báo
giảng

Ba 08/01

Địa lý 9B & 9C

1&2

36

Vùng Đông Nam
Bộ


Ba 29/01

Địa lý 9B & 9C

1&2

39

Vùng đồng bằng
sông Cửu Long

Ba 12/03

Địa lý 9B & 9C

44

1&2

Tên bài dạy

Phát triển tổng
hợp kinh tế và
bảo vệ tài nguyên
môi trường biển
đảo

4. Đo lường và thu thập dữ liệu :
Tôi sử dụng bài kiểm tra kết thúc học kì I làm bài kiểm tra trước tác động và bài

kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi đã học xong ba bài : “Vùng Đông Nam Bộ ;
vùng đồng bằng sông Cửu Long ; Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản
xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long” do tôi trực tiếp thiết kế và giảng
dạy. Bài kiểm tra sau tác động gồm 12 câu trắc nghiệm và 03 câu tự luận
Tiến hành kiểm tra và chấm bài : Sau khi đã dạy xong 03 bài trên tôi đã cho học
sinh làm bài kiểm tra một tiết. Sau đó chấm bài theo đáp án

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LUẬN KẾT QUA :
1. Phân tích dữ liệu :
7


Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm

Đối chứng

Điểm trung bình cộng

6,66

5,73

Độ lệch chuẩn

1,33

1,15

Giá trị P của T-test


0,002

Mức độ ảnh hưởng

0,81

2. Bàn luận kết quả:
Như ở phần thiết kế nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu ta đã chứng minh được rằng
kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là tương đương nhau. Sau
quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị trung bình bằng phép kiểm chứng
t-test đã cho ta kết quả p=0,002 (mà p <=0,05 là có nghĩa). Như vậy sự chênh lệch là có ý
nghĩa giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động
bằng cách sử dụng phương pháp này vào dạy học là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm
trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng sau khi tác động không phải
là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 6,66 – 5,73 = 0,81
1,15

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0,81 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng phương pháp này là có ảnh hưởng và
kết quả mà nó mang lại là lớn. Như vậy giả thiết của đề tài là việc vận dụng phương pháp
áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý có làm tăng
hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường THCS Trần Hào hay không ? thì giờ đây
đã được kiểm chứng trong thực tế và cho thấy rằng việc vận dụng phương pháp này vào
dạy học môn Địa lý ở trường THCS Trần Hào làm tăng hứng thú và kết quả học tập của
học sinh mà mức độ ảnh hưởng của nó là lớn.
V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHI :
1. Kết luận :
8



- Trên cơ sở thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT : đổi mới phương pháp dạy học truyền
thống sang phương pháp dạy học hiện đại “lấy học sinh làm trung tâm”. Với tinh thần ấy,
đề tài “Áp dụng các biện pháp kỉ thuật trong dạy học địa lí vào dạy học môn Địa lý ở
trường THCS Trần Hào” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau :
+ Tìm hiểu điểm khái quát nhất về lí luận dạy học môn Địa lý trường THCS Trần Hào,
mục tiêu, chương trình khung của môn Địa lý 9 và những điểm chủ yếu nhất về lí luận
của việc vận dụng phương pháp này vào các hoạt động dạy học môn Địa lý sao cho phù
hợp nhằm đạt tới mục tiêu, yêu cầu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh
+ Tôi tiến hành khảo sát, thiết kế các bài học môn Địa lý 9 có sử dụng phương phápnày
và đã tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm. Sau đó tiến hành kiểm tra và thu thập dữ
liệu. Dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch và kiểm tra mức độ ảnh
hưởng bằng bảng tiêu chí Cohen thì cho thấy rằng việc áp dụng biện pháp này vào dạy
học môn Địa lý đã tạo ra giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm với mức độ ảnh hưởng của
nó là lớn.
Như vậy, việc vận dụng biện pháp này vào dạy học môn Địa lý ở trường THCS
Trần Hào đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh.
2. Khuyến nghị :
Giáo viên dạy bộ môn Địa lý nhất là phần kinh tế, số liệu hằng năm thường xuyên
thay đổi nên để có số liệu mới nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy của GV. Bản
thân và cùng tất cả các thành viên trong tổ khuyến nghị với Phòng GD và sở GD thường
xuyên cập nhật thông tin, mở nhiều chuyên đề liên quan đến phần kinh tế để trang bị cho
GV dạy bộ môn Địa lý kinh tế, nhất là đối với Địa lý kinh tế lớp 9.
VI. TÀI LIỆU THAM KHAO :
1. Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý ở nhà trường phổ thông (Nguyễn Trọng
Phúc).
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lý nhà trường (Nguyễn Đức Vũ).
3. Địa lý kinh tế xã hội thế giới (Ông Thị Đan Thanh).
4. Địa lý kinh tế xã hội đại cương (Nguyễn Viết Thịnh).

5. Những vấn đề Địa lý hiện nay (Nguyễn Đức Vũ, Lê Nam).
6. Nghiên cứu Địa lý địa phương (Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ).
7. Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam (PGS-PTS Lê Thông – PGS-PTS Nguyễn Minh Tuệ –
PTS Trần Văn Thắng).
8. Địa lý tự nhiên biển Đông (Nguyễn Văn Âu).

9


VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI :
PHỤ LỤC I
Tiết 36, bài 31 : VÙNG ĐÔNG NAM BÔ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển KTXH.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi và
khó khăn của chúng đối với sự phát triển KT-XH.
- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng và tác động của chúng đối với sự phát
triển KT-XH.
2. Kỹ năng :
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ địa lý tự nhiên; hoặc Atlat địa lý Việt Nam để biết
đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội của vùng.
- Phân tích các bảng số liệu, thống kê để biết đặc điểm dân cư xã hội của vùng.
II. Các thiết bị dạy học :
- Bản đồ vùng Đông Nam Bộ.
- Atlat địa lý Việt Nam.
III. Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định tổ chức : Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : (Đầu bài HK II  không kiểm tra)
3. Bài mới :

*) Mơ bai : Phần mơ đầu bai hoc trong SGK

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1 : Cá nhân

Bước 2:

Bước 1 :

- Học sinh trình bày chỉ
bản đồ

- Học sinh dựa vào Atlat địa lý
Việt Nam xác định vùng Đông
Nam Bộ, so sánh với các vùng
đã học về diện tích và dân số.
- Dựa vào hình 31.1, xác định

10

Nội dung ghi bảng
I.Vị trí địa lý giới hạn
lãnh thổ:
Đông Nam Bộ giáp Tây
Nguyên và duyên hải
Nam Trung Bộ ở phía
Bắc và Đông Bắc, nằm

kề với đồng bằng sông
Cửu Long ở phía Tây


các tỉnh và thành phố của vùng
Đông Nam Bộ.

và Nam, Đông và Đông
Nam giáp biển.

- Xác định ranh giới vùng và nêu
ý nghĩa vị trí địa lý

* Ý nghĩa:
- Đông Nam Bộ là cầu
nối liền giữa Tây
Nguyên và duyên hải
Nam Trung Bộ với
đồng bằng sông Cửu
Long, vùng lương thực
thực phẩm lớn nhất
nước.

Bước 3:
Giáo viên chuẩn kiến thức và
chuyển ý…sang phần II

- Đầu mối giao thông
quan trọng của các tỉnh
phía Nam, cả nước và

quốc tế.

II.Điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên
nhiên:
Hoạt động 2 : Nhóm
Bước 1:
_ GV yêu cầu HS thaỏ luận
nhóm/kỉ thuật bể cá(sắp xếp một
nhóm nồi giữa- thảo luận, các
nhóm còn lại ngoiif xung quanh
theo dõi cuộc thảo luận đó. Sau
khi kết thúc thảo luận thì đưa ra
những nhận xét về cách ứng xử
của những HS thảo luận.Nếu
trong nhóm thảo luận có vị trí
không có người ngồi. HS nhóm
ngoài có thể ngoài vào chỗ đó và
đóng góp ý kiến thảo luận).

Bước 2: Các nhóm làm
việc, đại diện nhóm lên
trình bày kết quả (kết hợp
chỉ bản đồ)

1.Đặc điểm: Độ cao địa
hình giảm dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam,
giàu tài nguyên.
2.Thuận lợi: Nhiều tài

nguyên thiên nhiên để
phát triển kinh tế: Đất
bazan, khí hậu cận xích
đạo, biển nhiều hải sản,
nhiều dầu khí ở thềm
lục địa…
3.Khó khăn: Trên đất
liền ít khoáng sản, nguy
cơ ô nhiễm môi trường
 cần bảo vệ môi
trường đất liền và biển.

+ Dựa vào kênh chữ, kênh hình
SGK và Atlat cho biết:
11


.Điều kiện tự nhiên và tài ngyên
thiên nhiên ảnh hưởng như thế
nào đến sự phát triển kinh tế ở
Đông Nam Bộ.
Bước 3:
GV áp dụng kỉ thuật tia chớp
yêu cầu thành viên các nhóm lần
lượt trả lời ngắn gọn nhanh
chóng về:
+Vấn đề môi trường được đặt
lên hàng đầu ở Đông Nam Bộ là
gì? Vì sao?


Bước 2: HS lên bảng chỉ
bản đồ và phân tích.

+Vai trò của rừng Đông Nam
Bộ.

Hoạt động 3:
III.Đặc điểm dân cư
XH:

Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo
luận theo kỉ thuật động não viết (
Yêu cầu thành viên các nhóm
viết ra giấy ý kiến của mình trên
1 đến 2 tờ giấy của nhóm.Sau
khi thu thập xong ý kiến thì đánh
giá, lựa chọn ý kiến trong nhóm)
trả lời câu hỏi sau:

- Đông dân, mật độ dân
số khá cao, tỉ lệ dân
thành thị cao nhất cả
nước; thành phố HCM
là 1 trong những thành
phố đông dân nhất cả
nước.

+ Qua bảng 31.2, nhận xét trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của
vùng Đông nam Bộ.

+ vì saovungf có sức hút mạnh
mẽ đối với lao động cả nước và
đầu tư nước ngoài?
Hoạt động 4 : Cá nhân

- Thuận lợi:
Bước 2: Sau 5 phút đại
diện các nhóm trình bày,
bổ sung, GV chốt kiến
thức.

+ Lực lượng LĐ dồi
dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, người LĐ có
tay nghề cao và năng
động.
+ Nhiều di tích lịch sử,
văn hóa có ý nghĩa lớn
để phát triển du lịch

Bước 1: HS dựa vào bảng 31.2,
kênh chữ SGK nhận xét tình
hình dân cư XH của vùng
Quan sát Atlat trang 20, nêu tài
nguyên du lịch nhân văn của
12


vùng
Bước 3: GV chuẩn kiến thức,

HS ghi bảng
IV. Đánh giá :
GV sử dụng câu 1-2 trang 116 SGK địa lý 9 để đánh giá học sinh.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập 3/116 SGK địa lý 9.
- Soạn bài 32/116,117,118,119,120 SGK địa lý 9.
(GV hướng dẫn)
* Phần rút kinh nghiệm:

PHỤ LỤC II
Tiết 39, bài 35 :

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
13


I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với sự phát triển KT-XH.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của
chúng đối với sự phát triển KT-XH.
- Trình bày được đặc điểm dân cư XH và tác động của chúng đối với sự phát triển KTXH.
2. Kỹ năng :
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ, Atlat.
- Phân tích bản đồ, lược đồ địa lý tự nhiên hoặc Atlat địa lý Việt Nam và số liệu…ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế vùng.
3. Thái độ :
- Làm quen với khái niệm “chủ động sống chung với lũ”.
II. Các thiết bị dạy học :
- Bản đồ tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long.

- Atlat địa lý Việt Nam
III. Các hoạt động trên lớp :
1. Ổn định tổ chức : Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng của
vùng Đông Nam Bộ ?
- Vai trò của Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước ?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới :
*) GV vào bài phần mở đầu SGK.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1 : Cá nhân/cặp

Bước 2:

Bước 1 :

- Gọi 1 HS lên bảng xác
định vị trí địa lý và giới
hạn lãnh thổ của
vùng.Đồng thời nêu ý

- Xác định ranh giới vùng đồng
bằng sông Cửu Long qua hình

14


Nội dung ghi bảng
I.Vị trí địa lý giới hạn
lãnh thổ:
- Nằm ở phía Tây vùng
Đông Nam Bộ, phía
Bắc giáp Campuchia,


6.2 và hình 35.1 (sử dụng Atlat).

nghĩa.

Tây Nam là vịnh Thái
Lan còn phía Đông
Nam là biển Đông.

- Nêu ý nghĩa vị trí địa lý vùng
Bước 3:

* Ý nghĩa:

Giáo viên chuẩn kiến thức và
chuyển ý…sang phần II

Hoạt động 2 : Nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành các
nhóm áp dụng kỉ thuật vẽ sơ đồ
tư duy thể hiện rõ những thuận
lợi và khó khăn của điều kiện tự

nhiên và tài nguyên thiên nhiên
trong việc phát triển kinh tế của
vùng Đồng bằng sông Cửu long.

- Thuận lợi cho giao lưu
trên đất liền và biển với
các vùng và các nước
trong tiểu vùng sông
Mê Kông.

Bước 2: Các nhóm làm
việc, đại diện nhóm lên
gắn sơ đồ tư duy trên
bảng phụ và trình bày

II.Điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên
nhiên:
- Giàu tài nguyên để
phát triển nông nghiệp:
đồng bằng rộng, đất
phù sa, khí hậu nóng
ẩm, nguồn nước dồi
dào, sinh vật phong phú
và đa dạng (HS học
thuộc hình 35.2/127).
- Khó khăn: Lũ lụt, diện
tích đất phèn, đất mặn
lớn, thiếu nước ngọt
trong mùa khô


Bước 3: GV chuẩn kiến thức 
HS ghi bảng.

15


.
III.Đặc điểm dân cư
XH:

Hoạt động 3 : Cá nhân
Bước 1: Dựa vào bảng 35.1,
nhận xét tình hình dân cư XH ở
đồng bằng sông Cửu Long (so
sánh các chỉ tiêu của vùng so với
cả nước).Sắp xếp thành 2 nhóm Bước 2: HS phát biểu
chỉ tiêu: Nhóm khá hơn và nhóm
kém hơn so với cả nước.Sau đó
rút ra nhận xét tổng quát.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức 
HS ghi bảng.

- Đông dân, ngoài
người Kinh còn có
người Khơme, người
Chăm và người Hoa.
- Thuận lợi: nguồn LĐ
dồi dào, có kinh nghiệm
sản xuất nông nghiệp

hàng hóa, thị trường
tiêu thụ lớn.
- Khó khăn: mặt bằng
dân trí chưa cao (tỉ lệ
người lớn biết chữ của
vùng là 88,1% còn cả
nước là 90,3%)

IV. Đánh giá:
- GV sử dụng câu hỏi 1-2-3/128 SGK Địa lý 9 để đánh giá học sinh.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài cũ và làm bài tập/128 SGK địa lý 9.
- Soạn bài 36: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (tiếp theo)  GV hướng dẫn.
* Phần rút kinh nghiệm:
PHỤ LỤC III
Tiết 44, bài 38 : PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BAO VỆ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐAO
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
16


- Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí).
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển-đảo đối với việc phát triển kinh tế và ANQP.
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển tổng hợp kinh tế
biển.
2. Kỹ năng :
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam trên Atlat và bản đồ.
- Kể tên và xác định trên bản đồ vị trí 1 số đảo, quần đảo lớn từ Bắc vào Nam.
- Phân tích được trên bản đồ, lược đồ, sơ đồ, số liệu thống kê,Atlat  nhận biết tiềm năng

kinh tế biển đảo Việt Nam.
3. Thái độ :
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
II. Các thiết bị dạy học :
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Atlat địa lý Việt Nam.
- Lược đồ SGK.
- Một số tranh ảnh (nếu có).
III. Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định tổ chức : Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : (Không kiểm tra, lý do vừa kiểm tra 1 tiết).
3. Bài mới :
*) Vào bài: Nước ta có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo.Biển nước ta là 1 bộ
phận của biển Đông  biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng;
nhưng lại thường xuyên bị các cơn bão nhiệt đới tàn phá, gây không ít khó khăn cho sản
xuất và đời sống nhân dân…

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1 : Cá nhân/cặp

Bước 2:

Bước 1 :


- HS lên bảng trình bày
kết hợp với chỉ bản đồ (2- 1.Vùng biển nước ta:
3 em)
xem SGK

- HS dựa vào hình 38.1,38.2 kết
hợp với Atlat Địa lý Việt Nam và
kiến thức đã học:

17

I.Biển và đảo Việt
Nam:


+ Cho biết chiều dài đường bờ
biển và diện tích vùng biển nước
ta.

2.Các đảo, quần đảo:
- Các đảo lớn: Cát Bà,
Cái Bầu, Bạch Long Vĩ,
Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn
Đảo, Phú Quý, Phú
Quốc, Thổ Chu;2 quần
đảo Hoàng Sa, Trường
Sa.

+ Xác định trên sơ đồ và nêu
giới hạn từng bộ phận của vùng

biển nước ta.
+ Tìm trên Atlat địa lý các đảo
và quần đảo lớn ở vùng biển
Việt Nam.

- Ý nghĩa: Phát triển
kinh tế, ANQP.

+ Vùng biển, đảo, quần đảo
nước ta có thuận lợi và khó khăn
gì cho phát triển kinh tế
Bước 3:
Giáo viên chuẩn kiến thức ghi
bảng
Hoạt động 2 : Cá nhân/cặp
- HS dựa vào hình 38.3 kết hợp
Atlat và kiến thức đã học:
+ Nêu tên các ngành kinh tế
biển.
+ Phân biệt khái niệm phát triển
tổng hợp kinh tế biển và phát
triển bền vững.

II.Phát triển tổng hợp
kinh tế biển:
Bước 2: HS phát biểu kết
hợp chỉ bản đồ

1.Khai thác, nuôi trồng
và chế biến hải sản

- Trữ lượng lớn, chủ
yếu là cá biển.

Hoạt động 3 : Cặp/nhóm

- Hình thức:

Bước 1: HS dựa vào Atlat địa lý
Việt Nam, kết hợp kênh chữ và
kiến thức đã học:

+ Đánh bắt ven bờ là
chủ yếu.
+ Hoạt động đánh bắt
xa bờ chưa tương xứng
với tiềm năng.

- CMR biển nước ta giàu có về
hải sản.

- Hải sản nuôi trồng vẫn
còn chiếm tỉ lệ nhỏ
trong sản lượng toàn
ngành.

- Đọc tên các bãi cá, bãi tôm dọc
bờ biển nước ta.
- Tình hình phát triển ngành
đánh bắt, nuôi trồng hải sản, các
trung tâm chế biến hải sản.


* Xu hướng: ưu tiên
phát triển đánh bắt xa
18


- Tại sao cần ưu tiên phát triển
khai thác hải sản xa bờ.

bờ, đẩy mạnh nuôi
trồng hải sản trên biển,
ven biển và ven các
đảo, phát triển đồng bộ
và hiện đại công nghiệp
chế biến

Bước 3: GV chuẩn kiến thức 
HS ghi bảng.

Hoạt động 4 : Cá nhân

.

2. Du lịch biển đảo:
- Phát triển mạnh, chủ
yếu là hoạt động tắm
biển

Bước 1: HS dựa vào Atlat kết
hợp kiến thức đã học:

- Xác định vị trí các bãi biển, các
vườn quốc gia dọc bờ biển và
trên các đảo.

Xu hướng: phát triển
nhiều loại hình du lịch
để khai thác tiềm năng
to lớn về du lịch của
biển đảo

- Trình bày tình hình phát triển
ngành du lịch biển đảo.
- Nêu những giải pháp, xu
hướng phát triển.

Bước 2: HS phát biểu kết
hợp chỉ bản đồ

IV. Đánh giá:
- Hãy sắp xếp các bãi biển, vườn quốc gia, hang động, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
thế giới theo đúng thứ tự từ Bắc vào Nam: vịnh Hạ Long, Trà Cổ, Cát Bà, Đồ Sơn, Cửa
Lò, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc ?
- Câu 1/139 SGK địa lý 9
V.Hoạt động nối tiếp:
- Học bài cũ dựa vào câu 1-2-3/139 SGK Địa lý 9..
- Soạn bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (tiếp theo)
 GV hướng dẫn cụ thể.
* Phần rút kinh nghiệm:

19



20


PHỤ LỤC IV
ĐỀ & ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐÔNG
A. TRẮC NGHIỆM (3đ)
* Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng đầu ý em cho là đúng:
Câu 1:Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc tiếp giáp với biển.
(0,5đ)
a. Bắc Kạn

b. Thái Nguyên

c. Phú Thọ d. Quảng Ninh.

Câu 2: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm địa các tỉnh và thành phố sau:

(0,5đ)

a. Hà Nội,Hải Phòng,Thái Nguyên,Hưng Yên,Quảng Ninh,Bắc Ninh,Nam Định,Hà
Tây.
b. Vĩnh Phúc,Hà Nội,Hải Phòng,Hải Dương,Hưng Yên,Quảng Ninh,Bắc Kạn,Hà Tây.
c. Hà Nội,Hải Phòng,Hải Dương,Hưng Yên,Quảng Ninh,Bắc Ninh,Hà Tây,Vĩnh Phúc.
d. Hà Tây,Vĩnh Phúc,Nam Định,Bắc Kạn,Hà Nội,Hải Phòng,Hải Dương,Hưng Yên.
Câu 3: Những trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ:
a. Thanh Hóa-Vinh-Hà Tĩnh

b. Vinh-Đồng Hới-Đông Hà


c. Thanh Hóa-Vinh-Huế

d. Vinh-Huế-Đông Hà.

(0,5đ)

Câu 4: Các địa danh của vùng duyên hải Nam Trung Bộ được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới:
(0,5đ)
a. Phố cổ Hội An,di tích Mỹ Sơn.
c. Nam Cát Tiên, Yo’k Đôn

b. Cố đô Huế,Bạch Mã
d. Di tích Mỹ Sơn, Phong Nha-Ke Bàng.

* Điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 5: (0,5đ) Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa ……………(1) với …………….
(2), giữa …………….. (3)với …………………….(4).Hàng năm, thiên tai còn gây thiệt
hại lớn, đời sống các dân tộc ở vùng phía Tây còn gặp………………………(5).
Câu 6: (0,5đ) Hãy xếp các cảng,bãi biển, các cơ sở sản xuất sau đây thành hai nhóm (Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ):
- Các cảng: Cửa Lò, Huế, Dung Quất, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Đồng Hới.
- Các bãi biển: Sầm Sơn, Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Nhật Lệ, Thiên
Cầm, Cảnh Dương, Cà Ná, Mũi Né, Thuận An, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang.
- Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.
B. TỰ LUẬN (7đ)
21



1. Kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.
(1,5đ)
2. Nêu những khó khăn và trở ngại đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ.
(1,5đ)
3. Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự
phát triển kinh tế – xã hội ?
(2đ)
4. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của đồng bằng Sông Hồng năm 1995 và năm
2002 (%) theo số liệu sau và nhận xét chuyển biến về tỉ trọng của các khu vực kinh
tế.
(2đ)
Năm

1995

2002

Nông – Lâm – Ngư

30,7

20,1

Công nghiệp – Xây dựng

26,6

36,0


Dịch vụ

42,7

43,9

Khu vực kinh tế

HẾT
ĐÁP ÁN
A – TRẮC NGHIỆM: 3đ ( Mỗi câu đúng: 0,5đ )
Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

D

C

C

A




Câu 5: (1): Bắc Trung Bộ; (2): Đông Nam Bộ; (3): Tây Nguyên; (4): Biển Đông; (5):
Nhiều khó khăn.
Câu 6:

Bắc Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ

Cảng biển: Cửa Lò, Huế, Đồng Hới.

Cảng biển:Dung Quất, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy
Nhơn

Bãi tắm: Sầm Sơn, Nhật Lệ, Thiên
Cầm, Cảnh Dương, Cửa Lò, Lăng
Cô, Thuận An.

Bãi tắm: Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Non
Nước, Cà Ná, Mũi Né, Nha Trang.
Các cơ sở sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.

B – TỰ LUẬN: 7đ
Câu 1: (1,5đ)
22


- Các loại đất ở đồng bằng sông Hồng: Feralit, đất phù sa, đất lầy thụt, đất mặn,

phèn….Nhưng giá trị cao nhất là đất phù sa sông Hồng.
- Phân bố:
+ Đất phù sa: đồng bằng sông Hồng.
+ Đất Feralit: vùng rìa Trung du.
+ Đất mặn, phèn: ven biển.
- Vai trò: Tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. (0,75đ)
Câu 2: (1,5đ)
Khó khăn và trở ngại của vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
- Vùng thường bị thiên tai, nhất là trong mùa mưa bão.
- Tài nguyên rừng bị suy giảm, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh
cực Nam Trung Bộ.
- Hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.
Câu 3: (2đ) Những thuận lợi – khó khăn của điều kiện tự nhiên:
-Thuận lợi:
+ Vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam, cửa ngõ thông ra biển  giao lưu,
hợp tác phát triển kinh tế.
+ Nhiều tài nguyên khoáng sản, rừng, biển, du lịch khá phong phú và đa dạng.
+ Người dân có truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, dũng cảm.
-Khó khăn:
+ Khí hậu khắc nghiệt (gió phơn), chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão,lũ lụt…).
+ Đời sống còn nhiều khó khăn, chênh lệch giữa các vùng dân cư, giữa miền núi và đồng
bằng.
Câu 4: (2đ) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng năm 19952002.
-Vẽ 2 biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của vùng năm 1995 và 2002.
-Vẽ chính xác, đầy đủ, có ký hiệu các khu vực kinh tế.
- Nhận xét: Đầy đủ 3 khu vực – Có dẫn chứng số liệu .
============
PHỤ LỤC V
ĐỀ & ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐÔNG

23


I. TRẮC NGHIỆM (3đ): Khoanh tròn vào các câu đúng (Mỗi đáp án đúng được 0,5đ)
Câu 1: Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện phát triển mạnh về kinh tế biển vì:
A. Tiềm năng khai thác dầu khí
B. Có ngư trường rộng, giàu hải sản
C. Gần đường giao thông hàng hải quốc tế, dịch vụ du lịch biển có điều kiện phát
triển.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 2: Giá trị sản xuất công nghiệp của tp.HCM chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm giá
trị sản xuất công nghiệp toàn vùng:
A. 30%

B. 40%

C. 50%

D. 60%

Câu 3: Cây công nghiệp lâu năm chiếm diện tích lớn của vùng Đông Nam Bộ là:
A. Cà phê

B. Cao su

C. Hồ tiêu

D. Điều

Câu 4: Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí tiếp giáp các nước, các vùng lãnh thổ:

A. Đông Nam Bộ

B. Campuchia, Thái Lan

C. Biển Đông

D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 5: Đất phèn tập trung chủ yếu:
A. Hà Tiên, Cần Thơ

B. Đồng Tháp Mười, Long Anh

C. Cả A,B đều đúng

D. Cả A,B đều sai

Câu 6: Trung tâm kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long:
A. Cần Thơ,Long Xuyên,Kiên Giang, Cà Mau
B. Cà Mau, Long Xuyên,Cần Thơ, Mỹ Tho
C. An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Mỹ Tho
D. Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Kiên Giang
II. TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò gì trong phát triển KT-XH của vùng
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long ? (3đ)
Câu 2: Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long được dựa trên
những điều kiện nào ? (2đ)
Câu 3: Dựa vào bảng: Sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
(đơn vị: nghìn tấn)
24



1995

2000

2002

Đồng bằng sông Cửu
Long

819,2

1169,1

1354,5

Cả nước

1584,4

2250,5

2647,4

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.Nêu
nhận xét và giải thích.

25



×