Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận kinh tế học quản lý, ước lượng hàm cầu về xăng dầu, đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.9 KB, 13 trang )

Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

Phần I: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1. Khái niệm
1.1 Một số khái niệm
- Thị trường là một cơ chế mà trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác
định giá cả và sản lượng của hàng hoá hay dịch vụ.
- Cầu (D) là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng
mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định các yếu tố khác
không đổi.
- Lượng cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả năng chi
trả ở một mức giá có thể
- Tổng cầu là lượng hang hoá và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một quốc gia (GDP) mà
các tác nhân trong nền kinh tế sẵn sang và có khả năng mua ở mọi mức giá
1.2 Hàm cầu tổng quát và các nhân tố tác động tới hàm cầu.
- Qua phân tích cầu trên thị trường, người ta khái quát có 6 nhân tố ảnh hưởng tới cầu hàng
hóa. Ta có hàm cầu tổng quát được xác định:
Qd = a + bP + cM + dPr + ET + fPe + gN
Trong đó : a: Hệ số chẵn.
b, c,d, e, f, g : Hệ số góc đo lường sự thay đổi của Q d khi các biến tương ứng
thay đổi trong khi các biến khác cố định.
Dấu của các hệ số góc cho biết mối quan hệ của các biến tương ứng với Q d. (dấu dương chỉ
quan hệ thuận; dấu âm: quan hệ nghịch)
Biến

Mối quan hệ với lượng cầu

Dấu của các hệ số


P

Tỷ lệ nghịch

b = Qd / P (âm)

M

Tỷ lệ thuận với hàng hóa thông thường
Tỷ lệ nghịch với hàng hóa thứ cấp

c = Qd / M (dương)
c = Qd / M(âm)

Pr

Tỷ lệ thuận với hàng hóa thay thế
Tỷ lệ nghịch với hàng hóa bổ sung

d = Qd / Pr (dương)
= Qd / Pr (âm)

T

Tỷ lệ thuận

e = Qd / T (dương)

Pe


Tỷ lệ thuận

f = Qd / Pe (dương)

N

Tỷ lệ thuận

g = Qd / N (dương)

Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại

d


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

a). Giá cả của bản thân hàng hóa (P)
- Đối với hầu hết các hàng hóa thì giá cả có ảnh hưởng rất lớn tới lượng cầu.
- Giá có quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng cầu (hệ số b mang dấu âm) điều đó có nghĩa: Khi
giá cả của hàng hóa tăng lên 1 đơn vị tiền tệ thì cầu về hàng hóa đó giảm b đơn vị sản
phẩm và ngược lại.
- Sự thay đổi trong lượng cầu: Xảy ra khi giá của bản thân hàng hóa đó thay đổi
b). Thu nhập của người tiêu dùng (M)
- Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng cầu hàng hóa. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới lượng cầu về hàng hóa.

- Thu nhập tỷ lệ thuận với hàng hóa thông thường (hệ số c mang dấu dương) và tỷ lệ
nghịch với hàng hóa thứ cấp (hệ số c mang dâu âm) có nghĩa là:
+ Với hàng hóa thông thường: Khi thu nhập tăng lên một đơn vị tiền tệ thì cầu về hàng hóa
đó tăng lên c đơn vị hàng hóa và ngược lại.
+ Với hàng hóa thứ cấp: Khi thu nhập tăng lên một đơn vị tiền tệ thì cầu về hàng hóa đó
giảm c đơn vị hàng hóa và ngược lại.
+ Thu nhập thay đổi: Làm cho đường cầu dịch chuyển song song sang phải hoặc sang trái.
c). Dân số (N)
- Đối với hầu hết các mặt hàng quy mô dân số tác động không nhỏ tới lượng cầu hàng hóa.
- Dân số có quan hệ tỷ lệ thuận với lượng cầu (hệ số g mang dấu dương) có nghĩa là khi số
người tăng lên một đơn vị dân số thì cầu về hàng hóa tăng lên g đơn vị hàng hóa và ngược
lại.
- Dân số thay đổi tăng (giảm) làm cho đường cầu dịch chuyển sang phải (trái).
d). Giá hàng hóa có liên quan (Pr)
- Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa mà còn phụ thuộc
vào giá của hàng hóa có liên quan bao gồm giá hàng hóa bổ sung và giá hàng hóa thay thế.
+ Giá của hàng hóa bổ sung có quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng cầu (d mang dấu âm) tức là
khi giá của hàng hóa bổ sung tăng lên 1 đơn vị tiền tệ thì cầu về hàng hóa đó giảm đi d đơn
vị sản phẩm và ngược lại.

Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

+ Giá của hàng hóa thay thế có quan hệ tỷ lệ thuận với lượng cầu (d mang dấu dương) tức

là khi giá của hàng hóa thay thế tăng lên 1 đơn vị tiền tệ thì cầu về hàng hóa đó tăng lên d
đơn vị sản phẩm và ngược lại.
+ Giá của hàng hóa có liên quan thay đổi làm cho đường cầu về hàng hóa đó dịch chuyển
song song sang phải hoặc trái.
e). Kì vọng về giá hàng hóa trong tương lai.
- Có quan hệ tỷ lệ thuận với cầu về hàng hóa (hệ số f mang dấu dương) tức là nếu kì vọng
về giá của hàng hóa trong tương lai tăng lên 1 đơn vị tiền tệ thì cầu về hàng hóa đó ở hiện
tại giảm đi f đơn vị sản phẩm và ngược lại.
- Kì vọng về hàng hóa trong tương lai tăng (giảm) sẽ làm cho đường cầu về hàng hóa đó
dịch chuyển sang phải (trái)
f). Thị hiếu của người tiêu dùng.
- Có quan hệ tỷ lệ thuận với hàng hóa (hệ số e mang dấu dương) tức là nếu thị hiếu của
người tiêu dùng về hàng hóa tăng 1 đơn vị sẽ làm cho cầu về hàng hóa đó tăng thêm e đơn
vị sản phẩm và ngược lại.
- Thị hiếu của người tiêu dùng tăng (giảm) sẽ làm chi đường cầu dịch chuyển sang phải
(trái).
Tuy nhiên trong khi ước lượng cầu về hàng hóa, dịch vụ người ta thường bỏ qua biến T và
Pe do khó khăn trong việc định lượng thị hiếu và xác định kì vọng về giá cả.
2. Ước lượng và dự đoán cầu
2.1 Các phương pháp ước lượng.
Có hai phương pháp chính:
- Phương pháp bình quân nhỏ nhất thông thường (OLS).
+ Được sử dụng để ước lượng cầu của ngành cho hãng định giá: Giá do người quản lí quyết
định, giá là biến ngoại sinh.
+ Các điều kiện của phương pháp OLS: Tuyến tính, không chệch, có phương sai nhỏ nhất.
+ Dạng hàm ước lượng: Q = f(P,M,Pr,T,Pe,N).
Trong đó: P: Giá cả bản thân hàng hóa.
M: Thu nhập.

Lớp HQ1A – K5


Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

N : Dân số
Pr: Giá hàng hóa có liên quan.
T: Thị hiếu của người tiêu dùng
Pe: Kì vọng vào giá của hàng hóa trong tương lai.
- Phương pháp bình phương nhỏ nhất 2 bước (2SLS)
+ Được sử dụng để ước lượng cầu của ngành cho hãng chấp nhận giá: Giá cả được xác
định bằng sự tương tác đồng thời giữa cung và cầu, giá cả là biến nội sinh của hệ phương
trình cung – cầu.
+ Dạng hàm ước lượng gồm hai hàm cung – cầu.
Cầu: Q = a + bP + e
Cung: Q = c + dP + f
Trong đó: P là giá của bản thân hàng hóa.
e: Đại diện cho các biến tác động đến hàm cầu
f: Đại diện cho các biến tác động đến hàm cung.
2.2 Dự đoán cầu.
- Dự đoán cầu là việc đưa ra các kết quả phỏng đoán, nhận định về cầu hàng hóa, dịch vụ
trong tương lai.
- Dự đoán cầu hàng hóa có vai trò giúp doanh nghiệp và chính phủ chủ động hơn trong
việc đối phó với những rủi ro, bất lợi có thể xảy ra trong tương lai, đồng thời chủ động
trong các kể hoạch phát triển của mình.
- Phương pháp dự đoán:
+ Dự đoán theo chuỗi thời gian.

+ Dự đoán theo mùa vụ.
+ Sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự đoán giá và doanh số của ngành trong tương lai
(Trải qua 3 bước)
Bước 1: Ước lượng các phương trình cầu và cung của ngành
Bước 2: Định vị cung và cầu của ngành trong giai đoạn dự đoán
Bước 3: Xác định giá của cung và cầu trong tương lai.

Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

Phần II: ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ ĐOÁN CẦU VỀ MẶT HÀNG XĂNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG HÀ NỘI
1. Ước lượng cầu xăng trên thị trường Hà Nội.
1.1 Phân tích mặt hàng xăng
a. Đặc điểm và tính chất của mặt hàng xăng
- Xăng là hàng hóa quan trọng và phổ biến trong sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày của
người Việt Nam do nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay nước ta phải nhập khẩu 95% giá
xăng và nguồn nhập khẩu phụ thuộc lớn vào nước ngoài.
- Xăng ngày nay được dùng chủ yếu làm nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao thông
vận tải như: ôtô, máy bay, xe máy…
- Xét trên phạm vi thị trường Hà Nội – trung tâm kinh tế văn hóa, xã hội của Việt Nam.
Dân cư có thu nhập tương đối cao, số lượng phương tiện giao thông nhiều, mạng lưới giao
thông thuận tiện. Vì vậy xăng được coi như mặt hàng thiết yếu rất quan trọng với đời sống
hàng ngày của người dân

b. Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu của mặt hàng xăng
- Giá xăng: đối với bất kỳ hàng hóa nào giá cả cũng là mối quan tâm đầu tiên của khách
hàng. Tính trung bình mỗi gia đình có 1-2 chiếc xe máy và mức chi tiêu tiền xăng khoảng
từ 200.000 - 250.000 VND/xe/tháng. Khoản tiền này chiếm 1 phần không nhỏ trong quỹ
tiêu dùng của mỗi gia đình. Mặc dù đã được nhà nước quản lý nhưng giá xăng vẫn liên tục
tăng trong thời gian qua. Năm 2008 có lúc xăng tăng lên đến 19.000 VND/lit. Giá xăng
tăng khiến cho các mặt hàng khác cũng tăng giá như thực phẩm, dịch vụ…giá xăng tăng
khiến cho người tiêu dùng sẽ phải trả một khoản cho chi phí tiền xăng tăng lên, do đó
người tiêu đùng có xu hướng tiết kiệm xăng, thay vì đi xe cá nhân người tiêu dùng sẽ có xu
hướng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, xe đưa đón nhân viên
của công ty. Như vậy giá xăng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới lượng cầu về xăng trên thị
trường Hà Nội.
- Thu nhập của người lao động: là yếu tố quyết đinh tới khả năng thanh toán của người tiêu
dùng. Qua bảng trên cho ta thấy:
Năm

Lớp HQ1A – K5

Thu nhập/người (triệu đồng)

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

1996
1997
1998
1999
2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Môn: Kinh tế quản lí

549.9207
648.9262
670.7216
680.3398
730.6171
788.4474
865.9273
896.9044
1064.457
1425.583
1545.102
1878.904
1936.687

Ta thấy GDP Hà Nội năm 2003 tăng 3,5 lần so với năm 1996, cơ cấu kinh tế dịch chuyển,
thu nhập tăng, đời sống của người dân được nâng cao. Với tốc độ tăng trưởng thu nhập cao
và ổn định, người dân Hà Nội không những đáp ứng được nhu cầu thiết yếu mà còn có thể
tiêu dùng những hàng hóa có giá trị cao như ôtô, xe máy. Do đó lượng ôtô, xe máy cũng
tăng lên và điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu về xăng cũng tăng theo. Bên cạnh đó thu

nhập tăng lên tác động trực tiếp đến lượng xăng tiêu thụ trên thị trường vì sẽ tăng % lượng
tiền tiêu thụ cho xăng
Như vậy thu nhập có cả tác động trực tiếp và gián tiếp tới lượng cầu về xăng
- Nhiên liệu thay thế: nhiên liệu thay thế xăng ngày càng được nhắc tới nhiều hơn bởi
lượng khí thải do sử dụng xăng là rất lớn, là 1 trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường. Hiện nay có 2 loại nhiên liệu thay thế cho xăng đó là nhiên liệu sạch và dầu
diezen.
+ Nhiên liệu sạch có thể thay thế cho xăng ở thị trường Hà Nội nói chung và thị trường
Việt Nam nói riêng. Nhưng thực tế nó chỉ là bước đầu gia nhập thị trường chưa có thể thay
thế cho xăng
+ Dầu diezen giá rẻ hơn so với xăng và có kênh phân phối rộng rãi như xăng nhưng chủ
yếu dành cho các phương tiện vận tải kinh doanh sử dụng còn phần lớn mọi người vẫn sử
dụng xăng do kết cấu ôtô và xe máy là dùng nhiên liệu xăng. Như vậy xăng vẫn là nguyên
liệu chủ yếu của thị trường. Vì vậy giá dầu diezen không ảnh hưởng tới cầu về xăng

Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

- Số lượng phương tiện giao thông sử dụng xăng: Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới
cầu về xăng trên thị trường Hà Nội. Cùng với sự gia tăng dân số và thu nhập thì lượng xe
máy và ôtô trên thị trường Hà Nội cũng tăng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu đi lại của
người dân. Qua bảng thống kê lượng phương tiện giao thông đăng ký qua các năm trên địa
bàn Hà Nội:
Loại phương tiện

1990
2000
2003

Xe máy
195447
785969
1180151

Ôtô
34222
96697
122818

+ Qua số liệu cho ta thấy lượng phương tiện giao thông tăng lên nhanh chóng, năm 2000 số
xe máy tăng 4 lần so với năm 1990, năm 2003 tăng 1,5 lần so với năm 2000. Hiện nay xe
máy vẫn là loại phương tiện giao thông chính vì với mức thu nhập bình quân đã nói ở trên
thì không phải ai cũng đủ điều kiện để mua được ôtô. Xe máy phù hợp với túi tiền của người
dân, đi lại dễ dàng hơn và phù hợp với cơ sở hạ tầng Hà Nội
- Dân số cũng tác động đến lượng tiêu thụ xăng, nhưng đó là tác động gián tiếp. Dân số
tăng làm nhu cầu đi lại tăng kéo theo lượng ôtô, xe máy tăng lên làm nhu cầu về xăng cũng
tăng lên.
- Những nhân tố khác:
+ Mạng lưới giao thông thành phố
+ Dịch vụ vận tải công cộng
+ Chính sách của chính phủ…
1.2. Ước lượng cầu xăng.
a. Xây dựng mô hình hàm cầu
- Trong phân tích ở trên, cầu về xăng trên thị trường Hà Nội phụ thuộc vào yếu tố giá xăng,
thu nhập của người dân Hà Nội, số lượng ôtô xe máy trên thị trường Hà Nội và dân số của

Hà Nội…
Tuy vậy để tránh hiện tượng đa cộng tuyến tính trong mô hình và đảm bảo độ chính xác,
đồng nhất trong mô hình ước lượng nên hàm cầu về xăng trên thị trường Hà Nội được xác
định như sau:

Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

Q = c + bP + dX + eY
Trong đó: Q: số lượng xăng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội (triệu lít)
P: Giá xăng (VND)
X: Số lượng xe máy đăng ký thêm qua các năm của Hà Nội
Y: Số lượng ôtô đăng ký thêm qua các năm của Hà Nội
b: hệ số góc mang dấu âm
e,d: hệ số góc mang dấu dương
b. Thu thập số liệu
- Số lượng ôtô, xe máy đăng ký thêm qua các năm trên thị trường Hà Nội
Q
1996
1997
1998
1999
2000
2001

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Số xe máy (nghìn chiếc)
521.76
588.285
643.657
701.334
795.969
958.18
1083.583
1160.151
1662.316
1114.016
1761.305
2302.23
2323.604

Số ôtô (nghìn chiếc)
75.35
80.46
85.967
90.011
96.697
103.05

112.858
122.818
147.227
146.005
175.476
183.469
208.478

- Giá xăng: tính trung bình theo năm
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

Lớp HQ1A – K5

P
2.8
3
4
4.5
4

4.3
5
5.8
8
10
10.5

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

2007
2008

12
15

- Lượng xăng tiêu thụ trên thị trường Hà Nội
Công ty xăng dầu khu vực 1 là công ty chiếm lĩnh thị phần rộng lớn nhất trên thị trường Hà
Nội hiện nay. Do đó căn cứ vào thị phần chiếm lĩnh và lượng cung của công ty để xác định
lượng tiêu thụ cho toàn thị trường
Năm

Lương tiêu thụ của

Thị phần


Lượng tiêu thụ

công ty (triệu lít)

chiếm lĩnh (%)

toàn thị trường

130.216
140.664
132.025
123.121
134.152
144.604
165.483
181.208
208.786
163.720
204.173
255.946
267.406

90%
88%
87%
85%
83%
77%
78%
80%

78%
76%
77%
78%
80%

144.684
159.845
151.753
144.848
182.472
207.797
212.158
226.954
267.675
215.421
312.615
328.136
334.258

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

2006
2007
2008
c. Xử lý số liệu và chạy
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Lớp HQ1A – K5

Q
144.684
159.845
151.753
144.848
182.472
207.797
212.158
226.954

267.675
215.421
312.615
328.136
334.258

P
2.8
3
4
4.5
4
4.3
5
5.8
8
10
10.5
12
15

X
521.76
588.285
643.657
701.334
795.969
958.18
1083.583
1160.151

1662.316
1114.016
1761.305
2302.23
2323.604

Y
75.35
80.46
85.967
90.011
96.697
103.05
112.858
122.818
147.227
146.005
175.476
183.469
208.478

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

Kết quả ước lượng:
Dependent Variable: Q

Method: Least Squares
Date: 05/22/10 Time: 12:57
Sample: 1 13
Included observations: 13
White Heteroskedasticity-Consistent Standard Errors & Covariance
Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

C
P
X
Y

-11.06876
-16.74707
0.049437
2.317421

24.90538
3.861253
0.013778
0.503226


-0.444433
-4.337211
3.588163
4.605132

0.6672
0.0019
0.0059
0.0013

R-squared
Adjusted R-squared
S.E. of regression
Sum squared resid
Log likelihood
Durbin-Watson stat

0.987734
0.983645
8.800005
696.9607
-44.32777
2.854571

Mean dependent var
S.D. dependent var
Akaike info criterion
Schwarz criterion
F-statistic
Prob(F-statistic)


222.2012
68.81159
7.435041
7.608872
241.5780
0.000000

d. Phân tích kết quả.
- Hệ số chặn c nhận giá trị = -11,06876 có ý nghĩa khi các yếu tố khác bằng không thì cầu
về xăng trên thị trường Hà Nội là -11,06876 triệu lít. Với P_value của c là 0,6672 có nghĩa
là hệ số c ước lượng có ý nghĩa thống kê đạt 33,28% hay xác suất mắc sai lầm loại 1 của c
là 66,72%
- Hệ số b nhận giá trị -16,74707, hệ số b mang dấu âm phù hợp với luật cầu và có ý nghĩa:
khi giá xăng tăng thêm 1 VND thì cầu về xăng giảm 16,74707 triệu lít và ngược lại ( giả sử
các yếu tố khác là không đổi). Với p_value của b ước lượng là 0,0019 có ý nghĩa hệ số ước
lượng b có ý nghĩa thống kê đạt tới 99,81% hay xác suất mắc sai lầm loại 1 chỉ có 0,19%

Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

- Hệ số d nhận giá trị 0,049437 có nghĩa khi số lượng xe máy của Hà Nội tăng lên 1000
chiếc thì cầu về xăng tăng 0,049437 triệu lít và ngược lại (giả sử các yếu tố khác không
đổi). Với p-value của d là 0,0059 có nghĩa hệ số ước lượng d có ý nghĩa thống kê ở mức

99,41% hay xác suất mắc sai lầm loại 1 của hệ số d chỉ là 0,59%. Hệ số d mang dấu dương
phù hợp với luật cầu
- Hệ số ước lượng e nhận giá trị 2,317421 có nghĩa khi số xe ôtô của Hà Nội tăng 1000
chiếc thì cầu về xăng trên thị trường Hà Nội tăng 2,317421 triệu lít và ngược lại (giả sử các
yếu tố khác là không đổi). Với p_value của e là 0,0013 có nghĩa hệ số ước lượng e có ý
nghĩa thống kê đạt tới 99,87% hay xác suất mắc sai lầm loại 1 của hệ số e chỉ có 0,13%.
Dấu e dương phù hợp với luật cầu
- R2 = 0,987734 với p_value là 0,000000 có nghĩa mô hình hồi quy này giải thích được tới
98,7734 sự biến động của cầu xăng trên thị trường Hà Nội hay các biến: giá xăng, số xe
ôtô, số xe máy đã giải thích được tới 98,7734% sự thay đổi của cầu xăng trên thị trường Hà
Nội
- Hàm cầu ước lượng về cầu xăng trên thị trường Hà Nội có dạng:
Q = -11,06876 – 16,74707P + 0,049437X + 2,317421Y
2. Dự đoán cầu xăng của thị trường Hà Nội đến năm 2014.
2.1. Phương pháp mô hình kinh tế lượng
Năm
P
X
Y
2009
14
2725.029
211.347
2010
14.2
3045.234
235.547
2011
14.5
3528.485

254.586
2012
15
3712.378
278.495
2013
15.3
3899.463
298.475
2014
15.5
4058.473
301.465
Thay P, X, Y vào hàm cầu đã xác định được ở trên ta có dự báo về cầu xăng Hà Nội trong
tương lai. Hàm cầu:
Q = -11,06876 – 16,74707P + 0,049437X + 2,317421Y
Năm
2009
2010
2011
2012
Lớp HQ1A – K5

P
14
14.2
14.5
15

X

2725.029
3045.234
3528.485
3712.378

Y
211.347
235.547
254.586
278.495

Q
378.9694948
447.5316435
510.5193807
566.6441826

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

2013
15.3
2014
15.5
2.2 Phương pháp định lượng

Môn: Kinh tế quản lí


3899.463
4058.473

298.475
301.465

617.1710543
628.6117065

- Lượng cầu = Định mức x số lượng đối tượng tiêu dùng
Giả sử mỗi xe máy tiêu thụ bình quân hết 150 lít xăng/ năm và mỗi xe ôtô tiêu thụ hết 500
lít xăng/ năm. Kết quả ước lượng cầu xăng của thị trường Hà Nội trong tương lai được xác
định:
Q = Q (xe máy) + Q (ôtô) = 150X + 500Y
Năm
X
Y
2009
2725.029
211.347
2010
3045.234
235.547
2011
3528.485
254.586
2012
3712.378
278.495
2013

3899.463
298.475
2014
4058.473
301.465
Như vậy có thể thấy 2 phương pháp đưa ra cho 2 kết quả khác nhau

Q
514427.85
574558.6
656565.75
696104.2
734156.95
759503.45

2.3. Hạn chế của dự báo
- Dự báo bằng mô hình kinh tế lượng: phản ánh được mối quan hệ giữa các yếu tố tác động
đến cầu. Tuy nhiên, dự báo bằng mô hình này cũng có hạn chế.
+ Cầu có thể do nhiều yếu tố tác động mà không thể đưa hết vào trong mô hình (thị hiếu
cảu người tiêu dùng, kỳ vọng về giá cả hàng hóa trong tương lai…)
+ Số liệu có thể không chính xác với thực tế
+ Quá trình xử lý dữ liệu chưa chính xác vì có sự điều chỉnh
- Dự đoán bằng phương pháp định lượng: không phản ánh được mối quan hệ giữa giá xăng
và cầu về xăng
Kết luận
Xăng là nguồn nguyên liệu chính của Việt Nam. Nước ta phải có 95% lượng xăng tiêu thụ
nhập khẩu vì công nghệ chúng ta chưa cho phép tự sản xuất nhiên liệu này để đáp ứng nhu
cầu trong nước trong khi chúng ta không phải không có tài nguyên này. Chúng ta phải xuất
khẩu dầu thô ra nước ngoài rồi nhập về xăng thành phẩm. Do vậy lượng xăng trên thị
trường Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào giá và lượng cung ứng trên thị trường thế giới. Vì


Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại


Bài tập thảo luận nhóm 12

Môn: Kinh tế quản lí

thế nên việc ước lượng và dự đoán xăng có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cho thị
trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng để bình ổn sản xuất cũng như kinh tế,
chính trị, xã hội đảm bảo những mục tiêu kinh tế đặt ra

Lớp HQ1A – K5

Trường Đại Học Thương Mại



×