Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Một số bài viết về hiệu quả trong công tác quản lý hộ tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.81 KB, 17 trang )

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác hộ tịch
Thứ Năm, 27/9/2018 09:45 GMT+7

(PLO) - Sáng nay (27/9), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Hộ
tịch, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó cho thấy
qua 3 năm triển khai thực hiện Luật tại Hà Nội, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa
bàn thành phố đã đạt nhiều kết quả quan trọng, từng bước ổn định và đi vào nề nếp.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê
Hồng Sơn cùng tham dự Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Chủ 
tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư
pháp và UBND các quận, huyện, Phòng Tư pháp trên địa bàn thành phố.
Giảm thiểu tình trạng “sinh không khai, tử không báo” 
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thanh Cao
cho biết Sau 3 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn
thi hành, cơ sở vật chất phục vụ công tác ký và đăng ký hộ tịch đã và đang 
ngày càng được cải thiện. UBND các cấp đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, 
trang bị các phương tiện làm việc đảm bảo đáp ứng thực hiện  nhiệm vụ  
công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn thành phố như trang bị máy vi 
tính, máy in riêng cho công chức làm công tác hộ tịch, máy photocopy, phòng 
lưu trữ tài liệu, tủ đựng hồ sơ đảm bảo phục vụ cho việc quản lý, khai thác và 
bảo quản hồ sơ.
Công chức làm công tác hộ tịch xác định được tầm quan trọng của công tác 
này nên đã tuân thủ trình tự, thủ tục của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng 
dẫn thi hành; tham gia đầy đủ các lớp đào tạo nghiệp vụ, luôn nghiên cứu tìm 


tòi, học hỏi, nâng cao khả năng, trình độ, nghiệp vụ. Nhờ vậy đã phục vụ 


ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Nhận thức của người dân về vai 
trò, ý nghĩa của công tác đăng ký hộ tịch ngày càng được nâng cao. Tình 
trạng “sinh không khai, tử không báo” đã được giảm thiểu. Đa số người dân 
đã tự giác thực hiện đi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo đúng thời gian quy 
định.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội Phạm Thanh Cao cho biết một trong những điểm nổi bật
trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch trên địa bàn thành phố là Hà Nội đã chú trọng ứng dụng
công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch.

Một trong những điểm nổi bật trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch trên địa 
bàn thành phố là Hà Nội đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong 
đăng ký, quản lý hộ tịch. Theo Sở Tư pháp Hà Nội, đến nay, 100% đơn vị cấp
xã trên địa bàn Hà Nội đã triển khai áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh. 
Việc này không những đảm bảo thi hành một cách đồng bộ Luật Hộ tịch và 
Luật Căn cước công dân mà còn giúp các cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, 
đăng ký khai sinh có thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực thi của các cơ 
quan trực tiếp thực hiện. Ngoài ra có thể tra cứu chéo, không để xảy ra 
trường hợp một công dân được đăng ký khai sinh tại nhiều nơi.
Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã 
mang lại những hiệu quả thiết thực, cụ thể trong công tác cải cách hành chính
như giảm thao tác, rút ngắn thời gian tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho công
chức trong thực thi nhiệm vụ. Đồng thời giảm chi phí đi lại của người dân khi 
thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch.
Cam kết phục vụ người dân ngày càng tốt hơn
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Hà Nội cũng nhìn nhận, công tác 
đăng ký hộ tịch tại cơ sở còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Trong đó có 
những khó khăn, vướng mắc từ các quy định hiện hành. Mặt khác, thực tiễn 
cũng cho thấy, các việc hộ tịch luôn phát sinh những tình huống hết sức đa 
dạng, phức tạp. Nhiều trường hợp tuy các sự kiện hộ tịch thường xuyên xảy 
ra như việc sinh, tử, thay đổi họ, tên, việc xác nhận tình trạng hôn nhân cho 

công dân… nhưng lại có nhiều tình tiết phức tạp mà Luật Hộ tịch và các văn 
bản quy định chi tiết thi hành chưa dự liệu và chưa có quy định điều chỉnh, 
dẫn đến yêu cầu đăng ký hộ tịch vẫn nảy sinh khó khăn, vướng mắc cần giải 
quyết kịp thời.


Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc qua 03 năm triển khai thực hiện Luật
Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội đã đưa ra nhiều kiến 
nghị, đề xuất. Trong đó có kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định 
còn bất cập như đã nêu ở trên của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ­
CP, Thông tư số 15/2015/TT­BTP nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
về hộ tịch trong thời gian tới. Hà Nội cũng sẽ phát huy những kết quả đạt 
được, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tư pháp ­ Hộ tịch, phục vụ ngày 
càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã báo cáo làm rõ thêm nhiều vấn đề trong thực 
tiễn triển khai Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phó Chủ tịch 
UBND quận Ba Đình Nguyễn Quang Trung chia sẻ về việc đăng ký kết hôn có
yếu tố nước ngoài được chuyển về UBND cấp huyện theo quy định của Luật 
Hộ tịch. Đây là một trong những quy định mới của Luật, thể hiện bước tiến rõ 
nét trong cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu của người dân, tiến tới xây 
dựng quản lý, đăng ký hộ tịch chuyên nghiệp hiện đại. Qua 3 năm, Ba Đình 
đã giải quyết 103 hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cơ bản đúng 
trình tự, được người dân hài lòng.
Tuy nhiên, theo ông Trung việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ba 
Đình cũng phát sinh những vướng mắc. Trong đó phức tạp hàng đầu là liên 
quan đến nhiều quốc gia có quy định pháp luật khác nhau khiến cán bộ cơ sở
gặp khó khăn, lúng túng; một số giấy tờ xác minh bên thứ 3 có yếu tố nước 
ngoài không kịp thời… Từ đó, ông Chung nêu lên một số kinh nghiệm như 
tăng cường tuyên truyền, sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan cấp
trên, cơ quan chức năng có liên quan. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ cơ sở cần 

biến quá trình phục vụ người dân, quá trình nghiên cứu, triển khai Luật thành 
quá trình tự học của mỗi người.
Trưởng Phòng Tư pháp huyện Ba Vì Phùng Hữu Lộc phát biểu tham
luận

Trưởng Phòng Tư pháp huyện Ba Vì Phùng Hữu Lộc cũng đánh giá cao quá 
trình thi hành Luật Hộ tịch tại địa bàn huyện, người dân tự giác hơn so với 
thời gian triển khai Nghị định 158. Chính quyền rất quan tâm kiện toàn đội 
ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch, tất cả các xã đều đã bố trí cán bộ chuyên 
trách, giải quyết đúng và kịp thời các sự kiện hộ tịch, không có đơn thư phản 
ánh về quản lý, đăng ký hộ tịch.


Ông Lộc nói sâu về những mặt tích cực, khó khăn khi thực hiện liên thông thủ
tục hành chính trong đăng ký khai sinh, thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế 
cho trẻ dưới 6 tuổi theo Thông tư số 05. Từ đó, ông Lộc mong muốn Trung 
ương tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hộ tịch; thành phố phân bổ nguồn ngân 
sách nhằm số hóa dữ liệu hộ tịch, tạo điều kiện cho công tác đăng ký, quản lý
hộ tịch được chặt chẽ; Sở Tư pháp thường xuyên tập huấn, tọa đàm để kịp 
thời tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở trong triển khai công tác này...
Các cấp chính quyền đã vào cuộc với công tác hộ tịch 
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhận thấy sự nỗ
lực, cố gắng của TP Hà Nội trong triển khai Luật Hộ tịch và Nghị định số 23, 
đồng thời đánh giá cao báo cáo toàn diện, sâu sắc, nhiều thông tin và các ý 
kiến tâm huyết tại Hội nghị.
Theo Thứ trưởng, việc triển khai thi hành Luật Hộ tịch nói chung nhận được 
sự hài lòng của người dân, nhiều quy định của Luật đưa công tác hộ tịch với 
chính quyền cấp cơ sở, sát với người dân hơn.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ghi nhận những nỗ lực trong công tác hộ tịch của
Tư pháp Hà Nội


Việc thi hành Luật Hộ tịch đã nhận được sự vào cuộc của chính quyền các 
cấp từ thành phố đến xã, phường, thị trấn tại Hà Nội, sự quan tâm kiện toàn 
đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất. Thứ trưởng cũng đặc biệt đánh giá việc ứng 
dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đăng ký hộ tịch mà Luật Hộ tịch rất kỳ
vọng đã được Hà Nội chú trọng tăng cường, nhất là trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghệ 4.0. Từ đó, Thứ trưởng biểu dương Hà Nội là một trong số 
địa phương đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin đối với lĩnh vực
hộ tịch
Tuy nhiên, Thứ trưởng chia sẻ rằng việc số hóa dữ liệu hộ tịch hiện nay đang 
phải đối mặt với thách thức lớn về nguồn kinh phí triển khai. Bên cạnh đó, 
Thứ trưởng ghi nhận các phản ánh vướng mắc, khó khăn và các đề xuất, 
kiến nghị để tổng hợp chung, có tham mưu, hướng dẫn để làm tốt hơn công 
tác này.
Thứ trưởng cam kết sẽ cùng các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện cơ chế 
phối hợp, nâng cao trách nhiệm của từng ngành trong thực hiện chức năng, 
nhiệm vụ có liên quan đến công tác hộ tịch. Song Thứ trưởng nhấn mạnh 


điều quan trọng vẫn là trách nhiệm, thái độ của đội ngũ cán bộ làm trực tiếp 
công tác hộ tịch tại cơ sở nhằm phục vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của người 
dân. 
Năm 2016, Luật Hộ tịch chính thức có hiệu lực thi hành. Với nhiều quy định mới
mang tính đột phá, việc triển khai thi hành Luật được kỳ vọng sẽ là tạo ra một
cuộc cách mạng trong quản lý và đăng ký hộ tịch.
Tại Hà Nội, qua 3 năm triển khai thực hiện Luật, công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên
địa bàn TP được đánh giá đã đạt nhiều kết quả quan trọng, từng bước ổn định và đi vào
nền nếp.
Đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
Theo quy định của Luật Hộ tịch, thời gian giải quyết đối với hầu hết các việc hộ tịch

được rút ngắn so với trước. Trong đó những việc hộ tịch đơn giản, Luật quy định được
giải quyết ngay trong ngày, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được
ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Người dân cũng có thể lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch mà không phụ thuộc vào nơi cư
trú như trước đây. Đáng chú ý, Luật quy định công dân được cấp số định danh cá nhân
ngay từ khi đăng ký khai sinh. Đây là quy định mang tính đột phá trong công tác quản lý
hộ tịch và quản lý dân cư, là tiền đề quan trọng để tiến tới mục tiêu cắt giảm nhiều loại
giấy tờ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân khi tham gia giao dịch, thực hiện thủ tục
hành chính...
Sau 3 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, cơ sở vật
chất phục vụ công tác ký và đăng ký hộ tịch đã và đang ngày càng được cải thiện. UBND
các cấp đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện làm việc đảm bảo
đáp ứng thực hiện nhiệm vụ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên địa bàn TP như:
Trang bị máy vi tính, máy in riêng cho công chức làm công tác hộ tịch, máy photocopy,
phòng lưu trữ tài liệu, tủ đựng hồ sơ đảm bảo phục vụ cho việc quản lý, khai thác và bảo
quản hồ sơ.
Công chức làm công tác hộ tịch xác định được tầm quan trọng của công tác này nên đã
tuân thủ trình tự, thủ tục của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; tham gia
đầy đủ các lớp đào tạo nghiệp vụ, luôn nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, nâng cao khả năng,
trình độ, nghiệp vụ. Theo đó đã phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa của công tác đăng ký hộ tịch ngày càng
được nâng cao. Tình trạng “sinh không khai, tử không báo” đã được giảm thiểu. Đa số
người dân đã tự giác thực hiện đi đăng ký các sự kiện hộ tịch theo đúng thời gian quy
định.


3 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch, công tác hộ tịch trên địa bàn TP Hà Nội ngày càng đi vào nề nếp, phục vụ tốt nhu cầu người
dân. Ảnh: T. Hải

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hộ tịch

Một trong những điểm nổi bật trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch trên địa bàn Hà Nội
là TP đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch. Theo
Sở Tư pháp Hà Nội, đến nay, 100% đơn vị cấp xã trên địa bàn Hà Nội đã triển khai áp
dụng phần mềm đăng ký khai sinh. Việc này không những đảm bảo thi hành một cách
đồng bộ Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân mà còn giúp các cơ quan quản lý, đăng
ký hộ tịch, đăng ký khai sinh có thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực thi của các cơ
quan trực tiếp thực hiện; ngoài ra có thể tra cứu chéo, không để xảy ra trường hợp một
công dân được đăng ký khai sinh tại nhiều nơi.
Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đã mang lại
những hiệu quả thiết thực, cụ thể trong công tác cải cách hành chính như: Giảm thao
tác, rút ngắn thời gian tra cứu, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong thực thi
nhiệm vụ. Đồng thời giảm chi phí đi lại của người dân khi thực hiện các thủ tục hành
chính trong lĩnh vực hộ tịch.
Hà Nội đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại địa chỉ
với tổng số hơn 260.000 hồ sơ hộ tịch đã
giải quyết trong 9 tháng đầu năm 2018 (trong đó khai sinh 90.000, khai tử 25.000, kết
hôn 30.000, xác nhận tình trạng hôn nhân 70.000, trích lục hộ tịch 50.000 hồ sơ). Từ
ngày 1-8-2018, Hà Nội đã triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 4 đối với thủ tục cấp
bản sao trích lục hộ tịch tại 17 đơn vị quận, huyện. Theo đó, công dân có thể nộp hồ sơ


trực tuyến qua mạng internet và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ cung
cấp, không phải đến cơ quan Nhà nước để thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Hiện TP đang từng bước số hóa toàn bộ sổ hộ tịch với dữ liệu của hơn 7,3 triệu người
dân; đã có 3 đơn vị số hóa sổ hộ tịch, gồm: quận Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm và Long
Biên (tại các quận này, khi công dân có nhu cầu tra cứu thông tin hộ tịch chỉ cần khai
thông tin về họ tên, năm sinh là công chức tư pháp- hộ tịch có thể tra cứu trên cơ sở dữ
liệu hộ tịch nhanh chóng, thuận tiện). Các đơn vị còn lại đang triển khai rà soát các loại
sổ hộ tịch để chuẩn bị số hóa.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Hà Nội cũng nhìn nhận, công tác đăng ký hộ

tịch tại cơ sở còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Trong đó có những khó khăn, vướng
mắc từ các quy định hiện hành. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy, các việc hộ tịch luôn
phát sinh những tình huống hết sức đa dạng, phức tạp. Nhiều trường hợp tuy các sự kiện
hộ tịch thường xuyên xảy ra như việc sinh, tử, thay đổi họ, tên, việc xác nhận tình trạng
hôn nhân cho công dân, … nhưng lại có nhiều tình tiết phức tạp mà Luật Hộ tịch và các
văn bản quy định chi tiết thi hành chưa dự liệu và chưa có quy định điều chỉnh, dẫn đến
yêu cầu đăng ký hộ tịch vẫn nảy sinh khó khăn, vướng mắc cần giải quyết kịp thời.
Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc qua 3 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và
các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất. Trong đó có
kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập như đã nêu ở trên của Luật
Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP nhằm nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về hộ tịch trong thời gian tới. Hà Nội cũng sẽ phát huy những kết
quả đạt được, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch, phục vụ ngày càng
tốt hơn nhu cầu của người dân.

Quá trình triển khai thi hành Luật Hộ tịch, với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND TP quản
lý Nhà nước về hộ tịch, Sở Tư pháp đã chủ động tổ chức thực hiện Kế hoạch của Bộ Tư pháp, Kế
hoạch của UBND TP. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện và các cơ quan có liên
quan.
Sau khi Luật Hộ tịch có hiệu lực thi hành, Sở Tư pháp đã tổ chức nhiều Hội nghị quán triệt,
tuyên truyền, phổ biến Luật Hộ tịch; biên soạn và phát hành tài liệu để hướng dẫn cơ sở. Tổ chức
nhiều hội nghị truyên truyền có nội dung liên quan đến công tác hộ tịch như: Bộ luật Dân sự,
Luật Hôn nhân gia đình, Luật Cư trú,... cho cán bộ chủ chốt của các phòng, ban, công chức tư
pháp- hộ tịch, công chức tiếp nhận hồ sơ hành chính cấp huyện, cán bộ chủ chốt của các xã,
phường, thị trấn và công chức tiếp nhận hồ sơ hành chính về công tác hộ tịch.
Quá trình triển khai và thực hiện Luật Hộ tịch, Sở Tư pháp cũng luôn quan tâm chú trọng công
tác hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch theo đề nghị của UBND cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo Phòng Tư
pháp khi tham mưu giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch nếu có vướng mắc, trao đổi ý kiến với Sở để
có hướng xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo hồ sơ của công dân được giải quyết đúng thời
hạn quy định.

Hàng quý, Sở Tư pháp đều tổ chức giao ban với lãnh đạo Phòng Tư pháp để nắm bắt vướng mắc
trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, định hướng các nhiệm vụ chuyên môn, trao đổi, rút kinh
nghiệm và giúp công chức tư pháp hạn chế những sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ, góp


phần nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ về hộ tịch.

Một trong những điểm đáng lưu ý của Luật Hộ tịch đó là quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ
của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch là phải có trình độ trung cấp Luật trở lên (đối
với cấp xã); cử nhân Luật trở lên (đối với công chức làm việc tại Phòng Tư pháp) và đều
phải được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Theo ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó phòng phụ trách
Phòng Quản lý hành chính tư pháp (Sở Tư pháp), việc quy định tiêu chuẩn như vậy, nhằm
nâng cao năng lực của đội ngũ này, tăng cường trách nhiệm và tính chuyên nghiệp, hạn
chế sai sót. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác hộ tịch ở
nhiều địa phương trong tỉnh chưa được chuẩn hoá về trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.
Đây sẽ là “rào cản” khi Luật có hiệu lực...
Từ năm 1987, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã được giao cho hệ thống cơ quan tư
pháp các cấp. Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cũng ban hành rất nhiều
các văn bản pháp luật để triển khai công tác này. Ngoài những quy định có tính nguyên
tắc liên quan đến hộ tịch và đăng ký hộ tịch tại Bộ luật Dân sự 2005; Luật Bảo vệ chăm
sóc và giáo dục trẻ em 2004; Luật Hôn nhân và gia đình 2000; Luật Nuôi con nuôi 2010
còn có 6 nghị định, 1 thông tư liên tịch và 5 thông tư điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực
hộ tịch. Bà Vũ Thị Lan, Phó Phòng Quản lý hành chính tư pháp (Sở Tư pháp) chia sẻ:
“Thực ra, công tác hộ tịch bị điều chỉnh bởi quá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật đã
tạo nên độ phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan hộ tịch và người dân khi áp dụng trong
thực tế. Vì thế, chúng tôi luôn mong muốn có một văn bản luật hoá những quy định hiện
hành để quá trình triển khai công tác hộ tịch được thống nhất, chuẩn hoá”.
Cũng theo chia sẻ của nhiều cán bộ công chức tư pháp ở một số địa phương: Hạ Long,
Cẩm Phả, Bình Liêu, rất nhiều thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
có sự bất cập. Có lúc, có thời điểm, liên quan đến công tác hộ tịch trong nước và nước

ngoài cũng có 5-6 nghị định, thông tư hướng dẫn, điều chỉnh; thậm chí, ngay trong cùng
một văn bản cũng có những quy định khiến cho thủ tục giải quyết thêm phần rườm rà,
phức tạp. Đơn cử như việc xin cấp lại bản chính giấy khai sinh. Trong Nghị định
158/NĐ-CP, ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định,
UBND cấp huyện nơi lưu trữ sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính giấy
khai sinh. Trong trường hợp UBND cấp huyện cấp lại bản chính giấy khai sinh nhưng sổ
đăng ký khai sinh chỉ lưu tại UBND cấp xã thì UBND cấp huyện yêu cầu UBND cấp xã
cung cấp thông tin để ghi vào nội dung bản chính giấy khai sinh. UBND cấp xã có trách
nhiệm trích lục thông tin trả lời bằng văn bản hoặc sao chụp trong sổ đăng ký khai sinh
có xác nhận của UBND cấp xã và gửi cho UBND cấp huyện...
Những khó khăn, bất cập nêu trên sẽ cơ bản được tháo gỡ, giải quyết kể từ ngày 1-12016, khi Luật Hộ tịch chính thức có hiệu lực thi hành. Với hướng đơn giản hoá thủ tục
hành chính, minh bạch, hiện đại gắn kết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
đăng ký và quản lý hộ tịch, nhằm bảo đảm lợi ích của người dân và tăng cường quản lý
nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, Luật Hộ tịch không chỉ đáp ứng niềm mong mỏi của đội


ngũ cán bộ công chức tư pháp các cấp mà còn là tin vui đối với người dân khi thực hiện
các thủ tục liên quan đến công tác hộ tịch.
Tuy nhiên, để triển khai luật có hiệu quả, ngoài các yêu cầu được đầu tư về cơ sở vật chất
hiện đại; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin thì hệ thống cơ quan tư pháp các cấp, các
địa phương cũng cần được đầu tư nguồn nhân lực có chất lượng; trong đó, đội ngũ cán bộ
công chức tư pháp phải đảm bảo được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
cũng như tính ổn định lâu dài về vị trí việc làm. Theo thống kê mới đây nhất của Sở Tư
pháp, toàn tỉnh hiện có 6/60 cán bộ làm việc tại các phòng tư pháp (cấp huyện) chưa có
trình độ đại học Luật và 76/291 cán bộ tư pháp cấp xã chưa có trình độ trung cấp Luật trở
lên. Hầu hết, số cán bộ tư pháp chưa chuẩn hoá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ rơi vào
những huyện miền núi, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh; trong khi đó, nhận thức của người
dân ở những vùng này về công tác hộ tịch vẫn còn nhiều hạn chế. Đó còn chưa nói đến
tình trạng cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác và
thiếu tính ổn định khi thường xuyên phải luân chuyển công việc, gây nhiều khó khăn và

xáo trộn cho việc triển khai các quy định của công tác hộ tịch theo Luật Hộ tịch.
Ông Đỗ Mạnh Hùng cho biết thêm: “Thời gian qua, lãnh đạo Sở Tư pháp cũng đặc biệt
quan tâm, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ
công chức tư pháp các cấp. Tuy nhiên, do đội ngũ này thiếu tính ổn định, thường xuyên
phải luân chuyển nên việc lấp đầy tiêu chuẩn đối với đội ngũ này cũng là một khó khăn.
Tuy nhiên, triển khai Luật Hộ tịch, Sở Tư pháp đã đặt mục tiêu phấn đấu đến hết năm
2017, 100% cán bộ tư pháp làm công tác hộ tịch ở cấp huyện và cấp xã đạt chuẩn hoá
theo quy định. Hiện Sở Tư pháp cũng đang phối hợp chặt chẽ với Học viện Tư pháp để
mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ tư pháp hộ tịch trên địa bàn”.

hủ tục trong lĩnh vực hộ tịch được người dân hài lòng nhất
Nhìn lại ba năm thi hành Luật, Cục trưởng thấy đã đạt được kỳ vọng 
này chưa và mong ông chia sẻ một số kết quả mà ông ấn tượng 
nhất?
­ Luật Hộ tịch được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, ngày 
20/11/2014. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, với nhiều quy 
định có tính cải cách, đột phá như quy định việc cấp Số định danh cá 
nhân cho trẻ em khi đăng ký khai sinh, phân cấp mạnh mẽ về thẩm 
quyền đăng ký hộ tịch; đơn giản hóa về giấy tờ, hồ sơ. Cho đến thời 
điểm này, tôi đánh giá cao những kết quả đã đạt được sau ba năm 
triển khai thi hành Luật, các văn bản quy định chi tiết thi hành và cho 
rằng Luật đã đáp ứng được cơ bản kỳ vọng giúp người dân thuận lợi 
khi đăng ký các sự kiện hộ tịch.


Một số kết quả ấn tượng cụ thể là: Thứ nhất, việc xây dựng thể chế 
hoàn thành chất lượng, đúng tiến độ. Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ 
ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ­CP quy định chi tiết thi hành Luật
Hộ tịch; chủ trì xây dựng và ban hành Thông tư số 15/2015/TT­BTP 
hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật, Nghị định số 123/2015/NĐ­

CP. Luật, Nghị định, Thông tư có hiệu lực đồng thời, bảo đảm sự 
đồng bộ, không để tình trạng Luật chờ Nghị định, Thông tư.
Thứ hai, mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh phí, cơ 
chế triển khai, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được xây dựng
và đưa vào vận hành thống nhất nhưng thực hiện nhiệm vụ Luật Hộ 
tịch giao, ngành Tư pháp đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) có
hiệu quả, triển khai được Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ 
tịch, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để 
tiến hành cấp Số định danh cá nhân cho trẻ em được đăng ký khai 
sinh tại một số địa phương ngay từ ngày 1/1/2016, bước đầu xây 
dựng và hình thành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Đến nay đã có 51 tỉnh thành và được tập huấn sử dụng phần mềm 
đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung, trong đó đã có 42 địa phương 
chính thức triển khai áp dụng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác
đăng ký, quản lý, thống kê hộ tịch, thuận lợi cho người dân khi thực 
hiện quyền đăng ký hộ tịch.
Thứ ba, thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hộ tịch theo quy 
định của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/NĐ­CP thực sự đã có bước 
đơn giản thực chất, hiệu quả. Hầu hết các thủ tục đăng ký hộ tịch đều 
có sự đơn giản hóa, cắt giảm giấy tờ không cần thiết; cải tiến phương
thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn – nộp trực tiếp, gửi qua bưu 
chính hoặc qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến; tăng cường trách
nhiệm của công chức làm công tác đăng ký hộ tịch thông qua quy 
định về trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận, chủ động đối chiếu/chụp 
lưu giấy tờ do công dân xuất trình, không yêu cầu người có yêu cầu 
nộp bản sao (có công chứng, chứng thực) phần lớn các giấy tờ là 
thành phần hồ sơ…


Có thể nói đây là một đạo luật rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày 

của dân và thực tế cũng ghi nhận sự hài lòng của người dân với công 
tác hộ tịch. Theo Cục trưởng, sự hài lòng đó thể hiện trên những khía 
cạnh nào?
­ Với việc tổ chức triển khai bài bản, hiệu quả Luật Hộ tịch và các văn 
bản quy định chi tiết thi hành, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thời 
gian gần đây đã có nhiều tiến bộ, được người dân, cơ quan, tổ chức 
ghi nhận, đánh giá tốt. Sự ghi nhận đó được thể hiện ở những khía 
cạnh sau:
Một là, chỉ số hài lòng của người dân đối với TTHC, theo Báo cáo chỉ 
số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan 
hành chính nhà nước năm 2017 (SIPAS 2017) do Bộ Nội vụ phối hợp 
với Ủy ban Trung ương MTTQ và Trung ương Hội Cựu chiến binh 
công bố thì TTHC thuộc lĩnh vực tư pháp có chỉ số cao nhất trong tám
lĩnh vực tiến hành đánh giá. Việc điều tra chỉ số Sipas được tiến hành 
trên sáu TTHC thuộc chức năng quản lý của ngành Tư pháp, trong đó
lĩnh vực hộ tịch có thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, thủ tục 
đăng ký kết hôn nhận được đánh giá cao nhất từ người dân.
Hai là, tỷ lệ đăng ký đúng hạn các việc hộ tịch cơ bản tại UBND cấp 
xã (khai sinh, khai tử) tăng dần qua từng năm.
Ba là, số vụ việc liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh 
vực hộ tịch theo báo cáo của các địa phương và kết quả thanh tra, 
kiểm tra là rất ít, không có vụ việc bức xúc, kéo dài, phần lớn các kiến
nghị của người dân, phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng về
vướng mắc trong đăng ký hộ tịch đều được cơ quan tư pháp chỉ đạo 
giải quyết kịp thời.
Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến, phương án nhằm cải cách TTHC của 
cơ quan hộ tịch có tác động tích cực, được người dân hưởng ứng, 
đánh giá cao (ví dụ như việc triển khai liên thông TTHC: đăng ký khai 
sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới sáu 
tuổi; TP Hà Nội triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với 



một số TTHC trong lĩnh vực hộ tịch; tỉnh Bình Dương tổ chức đăng ký 
lưu động ngày chủ nhật; TP Đà Nẵng tổ chức thực hiện trao Giấy khai
sinh, thẻ Bảo hiểm y tế, Hộ khẩu tại gia đình; tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu 
và một số địa phương khác gửi thiệp chúc mừng khi công dân làm thủ
tục đăng ký khai sinh, kết hôn và gửi thư chia buồn khi công dân làm 
thủ tục đăng ký khai tử...).
Hội nhập trong thời đại công nghệ 4.0
Là cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương về công tác hộ tịch, 
Cục trưởng cho rằng đâu là những nội dung mà cấp cơ sở cần lưu 
tâm để thời gian tới tiếp tục triển khai hiệu quả hơn Luật Hộ tịch?
­ Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch triển 
khai thi hành Luật Hộ tịch, các nhiệm vụ có liên quan đến công tác 
đăng ký, thống kê hộ tịch của Chương trình hành động quốc gia của 
Việt Nam về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2017­2024, trong thời
gian tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch ở địa phương cần lưu ý, 
quan tâm một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, biên chế 
công chức làm công tác hộ tịch ở cả cấp huyện và cấp xã; bồi dưỡng,
nâng cao năng lực công chức làm công tác hộ tịch địa phương; đặc 
biệt là việc bố trí kinh phí, chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với 
các cơ sở đào tạo và các đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp tổ chức 
các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ công 
chức làm công tác hộ tịch của địa phương theo quy định của Luật hộ 
tịch, bảo đảm hoàn thành trước ngày 1/1/2020.
Thứ hai, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm hơn nữa trong 
việc bố trí cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp, kinh phí đào tạo 
tập huấn công chức sử dụng Phần mềm để kết nối, đưa vào sử dụng 
Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp, đảm 

bảo việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.


Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về hộ tịch và các nhiệm vụ liên quan đến Chương trình hành động 
quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch.
Thứ tư, tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra việc đăng ký hộ 
tịch tại UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn nhằm nắm bắt những 
tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật Hộ tịch trên 
thực tế, phát hiện những sai phạm trong quá trình đăng ký để kịp thời 
chấn chỉnh, xử lý, đảm bảo tốt nhất quyền đăng ký hộ tịch của người 
dân, vai trò quản lý của Nhà nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều lĩnh vực 
của đời sống, trong đó có lĩnh vực hộ tịch. Ngành Tư pháp đã lưu tâm
đến vấn đề trên như thế nào để có thể tận dụng sức mạnh công nghệ,
tạo được sự bứt phá?
­ Để tận dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, phù hợp với tiến độ 
triển khai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Tư pháp đã 
triển khai, ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực hoạt động nhằm cải 
cách TTHC, bảo đảm quyền lợi của người dân khi thực hiện các 
TTHC thuộc chức năng quản lý của ngành Tư pháp. Đối với lĩnh vực 
hộ tịch, là lĩnh vực có nhiều khó khăn, phức tạp, phạm vi tác động 
rộng, cần được đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT, do đó, Bộ Tư pháp 
đã lưu tâm chỉ đạo: Triển khai việc xây dựng Đề án, báo cáo Thủ 
tướng cho phép phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn 
quốc.
Sớm triển khai thực hiện xây dựng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ 
tịch dùng chung, một trong các nội dung quan trọng, cốt lõi của Đề án 
và nhanh chóng mở rộng phạm vi áp dụng phần mềm.
Với việc ứng dụng CNTT, sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch

dùng chung giúp tăng cường quản lý thống nhất từ Trung ương đến 
địa phương, đảm bảo thống kê số liệu hộ tịch một cách nhanh chóng, 
chính xác, kịp thời; đồng thời tạo nguồn cung cấp dữ liệu có tính cập 
nhật cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ cho việc kết nối 


với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, thực hiện nhanh chóng, 
thuận lợi các TTHC cho người dân.
Đẩy nhanh việc triển khai đăng ký một số thủ tục hộ tịch theo phương 
thức trực tuyến. Chỉ đạo sớm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh 
việc khai thác, quản lý, sử dụng dữ liệu điện tử, thực hiện thủ tục 
đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Luật hộ tịch là đạo luật quan trọng liên quan đến việc bảo đảm thực
hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã
được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Đây là lần đầu tiên Việt Nam
có văn bản ở tầm Luật để điều chỉnh riêng về lĩnh vực hộ tịch sau
nhiều năm điều chỉnh bằng các Nghị định của Chính phủ.
Luật có nhiều điểm mới mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói
riêng và quản lý dân cư nói chung. Luật quy định việc cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai
sinh; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân và kết nối,
cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Để triển khai đồng bộ, hiệu quả và thống nhất trên toàn quốc các quy định mang tính đột phá của
Luật hộ tịch, Quốc hội đã quyết định dành thời gian hơn 1 năm để chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 59 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch.
Thực hiện Kế hoạch này, Bộ Tư pháp đã khẩn trương triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật hộ tịch
và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai các bước xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử toàn quốc.

Qua năm đầu tiên triển khai cho thấy, Luật hộ tịch năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý để người dân

được công nhận các quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân và để Nhà nước bảo hộ các
quyền, lợi ích hợp pháp của họ, có biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ thiết thực
cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất
nước.

*Tổng hợp các vướng mắc từ thực tiễn


Qua một năm triển khai, theo đánh giá của Cục trưởng Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng
thực (Bộ Tư pháp) Nguyễn Công Khanh công tác triển khai đăng ký hộ tịch đồng loạt diễn ra tại cơ
quan đăng ký trên cả nước. Riêng năm 2016, qua đợt kiểm tra, hầu hết các địa phương đều phản
ánh tính tích cực từ những quy định mới của Luật hộ tịch, đặc biệt là những địa phương ứng dụng
phần mền đăng ký hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp.

Tính đến trung tuần tháng 12/2016, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) cho biết đã tiến hành
đăng ký khai sinh mới cho 344.032 trường hợp, trong đó số đăng ký khai sinh được cấp số định
danh cá nhân là 281.609 trường hợp.

Qua báo cáo của các địa phương cho thấy công tác về đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử... được
tiến hành bình thường không có vấn đề nổi cộm. Tuy nhiên trong đăng ký hộ tịch, phát sinh một số
vướng mắc, cụ thể trong việc cấp giấy chứng nhận hôn nhân hiện đang nổi cộm hai vấn đề cụ thể,
đó là trường hợp trước đây đã được cấp giấy để kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài
nhưng giấy đó đã hết hạn hoặc không sử dụng, người dân đã bỏ đi, bây giờ có nhu cầu lại đề nghị
cấp mới. Để bảo đảm thận trọng trong việc xử lý những trường hợp này, ông Khanh nêu các địa
phương nên chụp lại các hồ sơ cũ của người có yêu cầu để phối hợp với các cơ quan nước ngoài
xác minh. Ông Khanh cho biết, trong thời gian qua mới phát hiện một, hai trường hợp công dân gian
dối, cụ thể là đã kết hôn rồi những khai là chưa, còn lại rất nhiều trường hợp do phía nước ngoài
không xác minh được vì lý do thông tin không đầy đủ. Trên cơ sở đó, về phía Cục có công văn đề
nghị vận dụng những quy định trong Nghị định 123 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật hộ tịch, Thông tư 15, cho phép đương sự được cam đoan, chịu trách nhiệm về lời khai

của mình.

Trường hợp thứ hai xảy ra đối với việc xin cấp xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng trước đây đã
qua nhiều nơi cư trú khác nhau. Đối với thời gian nửa đầu năm 2016, nhiều địa phương phản ánh
có vướng mắc trong triển khai. Nhận được phản ánh từ cơ sở, Cục đã báo cáo lãnh đạo Bộ Tư
pháp và thống nhất hướng dẫn địa phương vận dụng theo hướng, về phía chính quyền địa phương
tạo điều kiện cho người dân bằng cách phải có xác nhận. Mặt khác, trong trường hợp các địa
phương để quá hạn không trả lời hoặc không có cơ sở để trả lời thì vẫn phải cho phép người dân
được cam đoan về tình trạng hôn nhân ấy. Theo đánh giá của Cục trưởng đến nay, việc triển khai
ổn định, cơ bản không có gì vướng mắc.


Trong lĩnh vực về đăng ký khai sinh có một số vướng mắc ban đầu liên quan đến biểu mẫu (thứ tự
thông tin lệch giữa biểu mẫu chính thức với thông tin trong phần điện tử). Tới đây triển khai thi hành
Bộ luật Dân sự, các cơ quan liên quan sẽ phải phối hợp với nhau để thống nhất hướng dẫn. Cục
trưởng lấy những ví dụ cụ thể, trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra trong thời kỳ hôn
nhân nhưng người chồng không phải bố đẻ thì việc khai sinh cho trẻ, ghi tên bố vào trong giấy khai
sinh như thế nào, mặc dù đã có hướng dẫn nhưng nhiều địa phương vẫn thấy vướng. Theo Luật
hôn nhân và gia đình, phải ghi tên người chồng trong hôn nhân của mẹ, nhưng người mẹ không
đồng ý vì thực tế không phải con của người chồng ấy, nếu ghi tên của người khác thì lại vướng Luật
hôn nhân và gia đình. Trong Luật hôn nhân và gia đình quy định thẩm quyền xác định một người
không phải là con mình hoặc là xác định một đứa con trong thời kỳ hôn nhân lâu nay tưởng là con
mình do tòa án giải quyết. Nhưng về phía tòa án cho biết không có tranh chấp thì toà án không giải
quyết. Những vấn đề vướng mắc cụ thể như thế này đã được Cục báo cáo với lãnh đạo Bộ Tư
pháp và đã có hướng dẫn về các địa phương, nếu những trường hợp nào ông bố với đứa con có
kết quả giám định AND đúng thì vẫn hướng dẫn cho đăng ký khai sinh. Tuy nhiên những nơi như
miền núi, dân tộc xa xôi không có điều kiện giám định AND, có những trường hợp nhiều bà mẹ
muốn đăng ký khai sinh cho con diện ngoài giá thú không phải là ông bố trong thời kỳ hôn nhân với
mẹ, những trường hợp này vẫn chưa giải quyết được, Cục trưởng cho biết. Những vướng mắc ở
khâu tòa án, tới đây, Bộ Tư pháp sẽ đề nghị tiếp tục phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao để hướng

dẫn các trường hợp này. Cục sẽ tổng hợp lại và báo cáo với lãnh đạo Bộ Tư pháp, cũng có thể về
mặt tổng thể phải sửa đổi Thông tư 15, điều chỉnh thêm một số vấn đề thực tiễn đặt ra.

Năm 2017, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả
Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phối hợp với Cục Lãnh sự tổ chức thực hiện thông
tư liên tịch hướng dẫn việc đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt
Nam ở nước ngoài và xây dựng dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ
tịch thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Cục sẽ phối hợp với Cục công nghệ
thông tin (Bộ Tư pháp)trong việc mở rộng thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh
cá nhân; tổ chức triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc; chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, các đơn vị liên quan thuộc Bộ, UBND các cấp tổ chức thực hiện Chương trình hành động
quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

*Quan tầm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin

Luật hộ tịch tại Điều 59 đã xác định: Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lập để lưu giữ, cập nhật,
quản lý, tra cứu thông tin hộ tịch, phục vụ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến; được kết nối để cung


cấp, trao đổi thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Luật đã
giao trách nhiệm cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch, trong đó quy định: Ứng
dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch; xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử, đồng thời giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Bộ Tư pháp xây dựng và quản lý thống nhất
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hướng dẫn, chỉ đạo địa phương trong việc quản lý, sử dụng phần
mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản
của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Về triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, Cục trưởng Nguyễn Công Khanh đánh
giá đã có sự đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin dù kinh phí cấp cho lĩnh vực này
còn hạn chế. Cục công nghệ thông tin đã rất nỗ lực phối hợp cùng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng

thực triển khai thí điểm tại 12 tỉnh, chính thức sử dụng phần mềm đầy đủ dùng chung của Bộ Tư
pháp. Qua theo dõi, ông Khánh đánh giá phần mềm hộ tịch dùng chung rất tốt, về phía trung ương
thì tập trung quản lý tại Bộ Tư pháp, còn về mặt địa phương tới đây phân cấp cho Sở Tư pháp,
Phòng Tư pháp quản lý toàn bộ thông tin hộ tịch của tỉnh, của huyện mình. Theo Đề án giai đoạn thí
điểm sẽ thực hiện đến hết tháng 6/2017. Từ tháng 7/2017 trở đi đến hết tháng 12/2019 sẽ là giai
đoạn triển khai trên toàn quốc cũng như ra cơ quan đại diện ở nước ngoài.

Theo Cục trưởng, điều quan trọng nhất và đáng quan tâm nhất hiện nay là hạ tầng về công nghệ
thông tin của Bộ Tư pháp. Hiện hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ yếu, trong năm 2017, 2018 nếu
không được đầu tư căn bản để nâng cấp thêm thì rất khó có thể triển khai ra toàn quốc. Nếu cố
gắng, trong năm 2017 sẽ triển khai toàn quốc phân hệ đăng ký khai sinh, đảm bảo kết nối với Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để lấy số định danh cá nhân.



×