Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH

------

PHẠM ĐÌNH ĐÀI

TÁC ĐỘNG CỦA
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐỐI VỚI KINH TẾ TRI THỨC

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Tác động của Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với Kinh tế tri thức” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2016



Phạm Đình Đài

ii


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu và Quý thầy
cô đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn người hướng dẫn khoa học của tôi - Tiến sĩ
Phạm Đình Long đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện bài luận văn này.
Và tôi cũng chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên với kiến thức và thời gian có hạn nên
luận văn của tôi chắc chắn còn nhiều hạn chế và sai sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy cô để bổ sung và hoàn thiện bài luận văn này
một cách tốt nhất có thể.
Kính chúc Quý thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc và thành đạt.

iii


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

TÓM TẮT

Những thập niên gần đây các nước trên thế giới ngày càng đề cập nhiều đến
Kinh tế tri thức và phát triển Kinh tế tri thức. Các diễn đàn kinh tế đều cho rằng
hiện nay các quốc gia đang hướng đến nền kinh tế tri thức. Một số quốc gia tiên
tiến có nền khoa học công nghệ phát triển đã đạt đến trình độ của nền kinh tế tri
thức (chỉ số Kinh tế tri thức KEI > 8.0) như: Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch,
Canada, Đức, Pháp, Mỹ, Anh …. Bên cạnh đó các quốc gia khác cũng định hướng
phát triển theo nền kinh tế tri thức. Để phát triển kinh tế tri thức thì các quốc gia
phải phát triển bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức đó là: Môi trường kinh doanh
và thể chế; Đổi mới công nghệ; Giáo dục và đào tạo; Công nghệ thông tin và
truyền thông.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh quan trọng tác động đến các thành
phần của chỉ số Kinh tế tri thức. Theo Chu Tiến Quang (2013) Đầu tư nước ngoài
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
đầu tư trong nước; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao
động; Đầu tư nước ngoài còn là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần
nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế; có tác động nâng cao năng lực cạnh
tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm; góp phần nâng cao năng
lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện
môi trường kinh doanh.
Trong nghiên cứu này tác giả tập trung tìm hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có tác động đến kinh tế tri thức hay không và tác động như thế nào. Trong đó tác
động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế tri thức được xem xét theo hai
chiều hướng: chiều hướng tiếp nhận Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI in) và
hướng ngược lại là thực hiện Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI out). Ngoài ra
tác giả cũng xem xét sự tác động của một số yếu tố khác đối với kinh tế tri thức

iv



Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

như: đầu tư trong nước, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu và phát triển, công nghệ
thông tin và truyền thông.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong các năm 2007-2009 từ các quốc gia
được công bố chỉ số KEI và các số liệu liên quan khác. Phân tích định lượng bằng
phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata, ước lượng
mô hình nghiên cứu bằng các phương pháp bình phương tối thiểu thông thường,
mô hình các ảnh hưởng cố định, mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên. Kết quả hồi
quy cho thấy Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI in) ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ
số Kinh tế tri thức, không đúng như kỳ vọng. Ở chiều ngược lại, việc các nước đi
đầu tư ra nước ngoài lại có tác động cùng chiều đến chỉ số Kinh tế tri thức.
Phân tích sâu hơn bằng cánh phân thành hai nhóm quốc gia để nghiên cứu,
bao gồm nhóm quốc gia đã phát triển kinh tế tri thức (có KEI ≥ 8) và nhóm quốc
gia đang phát triển kinh tế tri thức (có KEI < 8). Cả hai nhóm quốc gia đều cho
kết quả Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI in) có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số
Kinh tế tri thức. Ngược lại, việc Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI out) có ảnh
hưởng tích cực đến chỉ số Kinh tế tri thức đối với nhóm quốc gia có KEI ≥ 8
nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với nhóm quốc gia có có KEI < 8. Ngoài ra
còn có một số yếu tố khác có tác động đến kinh tế tri thức như: giáo dục và đào
tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thông tin.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị và hàm ý chính
sách đối với FDI của các quốc gia.

v


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

MỤC LỤC


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. iii
TÓM TẮT .................................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3

1.6.


Ý nghĩa của nghiên cứu..............................................................................................3

1.7.

Kết cấu luận văn .........................................................................................................3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................... 5
2.1.

Tổng quan về FDI.......................................................................................................5

2.1.1.

Khái niệm FDI ..........................................................................................................5

2.1.2.

Các hình thức FDI....................................................................................................6

2.1.3.

Các nhân tố thúc đẩy FDI ........................................................................................9

2.1.4.

Vai trò của FDI đối với nền kinh tế ....................................................................... 11

2.1.5.

Tác động tràn của FDI .......................................................................................... 15


2.2.

Kinh tế tri thức ........................................................................................................ 18

2.2.1.

Khái niệm .............................................................................................................. 18

2.2.2.

Nhận diện nền kinh tế tri thức ............................................................................... 20

2.2.3.

Phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức ................................... 21

2.2.4.

Đánh giá nền kinh tế tri thức theo Bộ tiêu chí của WB ......................................... 23

2.2.5.

Chỉ số kinh tế tri thức (KEI) .................................................................................. 30

vi


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức


2.3.

Các nghiên cứu trước .............................................................................................. 31

2.3.1.

Những nghiên cứu của nước ngoài ....................................................................... 31

2.3.2.

Những nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................. 33

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 35
3.1.

Xây dựng khung phân tích ..................................................................................... 36

3.2.

Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 38

3.3.

Định nghĩa các biến, cách đo lường, kỳ vọng dấu ................................................ 39

3.4.

Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 41

3.5.


Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 41

3.6.

Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng ......................................................................... 42

3.6.1.

Khái niệm dữ liệu bảng: ......................................................................................... 42

3.6.2.

Ước lượng các mô hình hồi qui dữ liệu bảng: Cách tiếp cận các ảnh hưởng cố

định

................................................................................................................................... 42
3.6.3.

Ước lượng các mô hình hồi qui dữ liệu bảng: Cách tiếp cận ảnh hưởng ngẫu nhiên
................................................................................................................................... 45

3.6.4.

Lựa chọn Mô hình ảnh hưởng cố định (hay mô hình LSDV) hay mô hình ảnh

hưởng ngẫu nhiên ............................................................................................................................ 47
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...... 49
4.1.


Thống kê mô tả ........................................................................................................ 49

4.2.

Phân tích tương quan và đa cộng tuyến ................................................................ 52

4.3.

Phân tích định lượng ............................................................................................... 53

4.3.1.

Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy ........................................................................ 55

4.3.2.

Kiểm định đối với mô hình FE .................................................................................. 55

4.3.3.

Phân tích kết quả ước lượng ...................................................................................... 57

4.3.4.

Phân tích định lượng theo nhóm quốc gia ................................................................. 58

4.3.5.

Thảo luận kết quả ...................................................................................................... 61


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 64
5.1.

Kết luận .................................................................................................................... 64

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................................. 65

vii


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

5.3.

Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................... 67

5.4.

Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 68
PHỤ LỤC.................................................................................................................................... 71

viii


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1 - Biểu đồ FDI toàn thế giới giai đoạn 2005-2014 ...........................................................2
Hình 2.1 - Biểu đồ FDI Việt Nam giai đoạn 2005- 2014 ...............................................................6
Hình 2.2 - Biểu đồ các hình thức FDI tại Việt Nam năm 2014 .....................................................8
Hình 2.3 - Bốn trụ cột của nền kinh tế tri thức ........................................................................... 23
Hình 3.1 - Sơ đồ tác động của FDI đến Kinh tế tri thức ............................................................. 37
Hình 3.2 - Sơ đồ tác động của các yếu tố khác đến Kinh tế tri thức ........................................... 38
Hình 4.1 – Vốn đầu tư trực tiếp nhận từ nước ngoài và Kinh tế tri thức .................................... 49

ix


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 - So sánh khái quát các thời đại kinh tế ....................................................................... 19
Bảng 2.2 - Kết quả đánh giá chỉ số môi trường kinh doanh và thể chế của một số quốc gia Châu
Á năm 2000-2012 .................................................................................................................................. 25
Bảng 2.3 - Kết quả đánh giá Hệ số đổi mới công nghệ của một số quốc gia Châu Á năm 20002012 ....................................................................................................................................................... 26
Bảng 2.4 - Kết quả đánh giá Giáo dục và nguồn nhân lực của một số quốc gia Châu Á năm 20002012 ....................................................................................................................................................... 28
Bảng 2.5 - Kết quả đánh giá Công nghệ thông tin và truyền thông của một số quốc gia Châu Á
năm 2000-2012...................................................................................................................................... 29
Bảng 2.6 - Kết quả đánh giá chỉ số Kinh tế tri thức (KEI) của một số quốc gia Châu Á năm 20002012 ....................................................................................................................................................... 30
Bảng 2.7 – Tóm tắt các nghiên cứu trước ................................................................................... 34
Bảng 3.1 - Tổng hợp các biến và kỳ vọng dấu............................................................................ 40
Bảng 4.1 - Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng ............................................................. 50
Bảng 4.2 - Ma trận hệ số tương quan các biến độc lập ............................................................... 52
Bảng 4.3 - Kết quả phân tích hệ số VIF ...................................................................................... 53

Bảng 4.4 - So sánh kết quả hồi quy bằng 03 mô hình FE, RE, OLS .......................................... 54
Bảng 4.5 - Kết quả hồi quy bằng mô hình FE............................................................................. 57
Bảng 4.6 - Kết quả hồi quy theo nhóm dữ liệu ........................................................................... 59

x


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CIEM

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDIin

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI in)

FDIout

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI out)

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

KEI

Chỉ số kinh tế tri thức

KHCN

Khoa học công nghệ

OECD


Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

R&D

Nghiên cứu và phát triển

TCTK

Tổng cục Thống kê

TNCs

Công ty xuyên quốc gia

UNCTAD

Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

VAR

Mô hình vec tơ tự hồi quy

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


xi


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Kinh tế tri thức là khái niệm được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây. Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định “Đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất,
hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát
triển kinh tế tri thức”. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), một quốc gia
muốn chuyển sang nền kinh tế tri thức cần hình thành bốn trụ cột chính đó là: hệ thống
thể chế các chính sách kinh tế; đổi mới công nghệ; giáo dục và nguồn nhân lực; cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.
Mỗi trụ cột của Kinh tế tri thức lại bao gồm các tiêu chí nhỏ hơn. Trụ cột Hệ thống
thể chế các chính sách kinh tế bao gồm: hàng rào thuế quan và phi thuế quan; chất lượng
quản lý; nền pháp trị. Trụ cột Đổi mới công nghệ bao gồm: tiền phí và tiền nhận được
từ bản quyền và giấy phép, ứng dụng bằng sáng chế, nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa
học kỹ thuật. Trụ cột Giáo dục và nguồn nhân lực bao gồm: Số năm đi học trung bình
(từ 15 tuổi trở lên), tỷ lệ tuyển sinh trung học, tỷ lệ tuyển sinh đại học. Trụ cột Công
nghệ thông tin và truyền thông bao gồm: Số người sử dụng điện thoại trên 1.000 người,
số người sử dụng máy tính trên 1.000 người, số người sử dụng internet trên 1.000 người.
Để đánh giá mức độ phát triển Kinh tế tri thức của các quốc gia, ngân hàng thế
giới đã đưa ra chỉ số Kinh tế tri thức (KEI), giá trị KEI là trung bình các chỉ số của bốn
trụ cột nền kinh tế tri thức. Một quốc gia được coi là đạt đến nền kinh tế tri thức khi có
chỉ số kinh tế tri thức (KEI) đạt từ 8.0 trở lên (thang điểm từ 0-10).
Đối với những quốc gia như Việt Nam với trình độ khoa khọc công nghệ còn hạn
chế thì việc phát triển kinh tế tri thức là cả một chặng đường dài, đòi hỏi phải có chiến
lược đi tắt đón đầu, tiếp cận được với trình độ phát triển khoa học công nghệ của các

nước tiên tiến. Ngoài việc chú trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học
thì việc học hỏi, tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs) cũng
là một kênh quan trọng. Theo Trương Quang Hùng (2012), các TNCs thực hiện phần
lớn R&D và tạo ra, sở hữu và kiểm soát công nghệ tiên tiến trên thế giới, và 80% lượng
FDI toàn cầu xuất phát từ 6 quốc gia chiếm lĩnh hoạt động R&D. Hầu hết luồng FDI
1


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

đến từ các quốc gia có nền kinh tế tri thức phát triển cao. Ngoài các mục tiêu phát triển
kinh tế, tạo công ăn việc làm... thì nước tiếp nhận đầu tư FDI cũng kỳ vọng sẽ nhận được
sự chuyển giao và phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao nhờ học thông qua làm (learning by doing), nâng cao trình độ quản lý từ đó góp
phần đẩy nhanh phát triển kinh tế tri thức.
Trong những năm gần đây luồng vốn FDI toàn cầu tăng liên tục mà đỉnh điểm là
năm 2007 với tổng lượng vốn FDI toàn cầu đạt hơn 1.800 tỷ USD. Sau khủng hoảng
kinh tế toàn cầu năm 2008 thì lường vốn FDI có giảm sút nhưng vẫn luôn duy trì ở mức
cao. Từ 2010 trở lại đây luồng vốn FDI toàn cầu vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh và luôn
duy trì ở mức trên 1.200 tỷ USD. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra vốn FDI có rất
nhiều vai trò như góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng
nguồn thu ngân sách, ... trong đó có một vai trò quan trọng là chuyển giao, phát triển và
lan tỏa khoa học công nghệ đến các quốc gia tiếp nhận FDI. Vì vậy đề tài nghiên cứu
“Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức” có ý nghĩa
quan trọng, nhằm phân tích đánh giá xem liệu FDI có giúp nâng cao trình độ khoa học
công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần phát triển nền kinh tế tri thức
như kỳ vọng của các quốc gia đó.
Hình 1.1 - Biểu đồ FDI toàn thế giới giai đoạn 2005-2014
2 000 000,0
1 800 000,0

1 600 000,0

FDI - Triệu USD

1 400 000,0
1 200 000,0
1 000 000,0
800 000,0
600 000,0
400 000,0
200 000,0
2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đầu tư toàn cầu 2015 (WIR2015)


2

2014


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định tác động của việc FDI đến kinh tế tri thức.

-

Đề ra các giải pháp đối với FDI góp phần phát triển nền kinh tế tri thức.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

-

Có sự tác động của FDI đối với kinh tế tri thức hay không? Nếu có thì mức độ tác

động như thế nào?
-

Các giải pháp nào đối với FDI để góp phần phát triển nền kinh tế tri thức?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các quốc gia và vùng lãnh thổ được WB điều tra,

công bố chỉ số kinh tế tri thức năm trong các năm 2007 - 2009.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định lượng. Đề tài sử dụng
phần mềm Excel, Stata 13 để tính toán các bài toán về thống kê mô tả và phân tích hồi
quy dữ liệu bảng.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu giúp tìm ra tác động của FDI đối với các thành phần của chỉ số kinh tế
tri thức qua đó giúp nâng cao chỉ số kinh tế tri thức của nước thực hiện/tiếp nhận đầu tư.
Trên cơ sở đó sẽ đưa ra giải pháp nhằm phát huy tối đa tác động của FDI đối với kinh
tế tri thức.
1.7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm năm chương.
Chương 1: giới thiệu chung trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu
và tóm tắt kết cấu của luận văn.

3


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

Chương 2: trình bày cơ sở lý thuyết, các khái niệm chủ yếu của đề tài như FDI,
Kinh tế tri thức và tóm lược các nghiên cứu trước có liên quan.
Chương 3: trình bày về thiết kế và xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến,
xây dựng thang đo, nguồn dữ liệu và cách thức thu thập dữ liệu.
Chương 4: trình bày kết quả nghiên cứu thông việc việc phân tích dữ liệu và kiểm
định mô hình hồi quy.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu
ở chương 4 và đưa ra các kiến nghị chính sách. Ngoài ra chương này cũng chỉ ra các hạn
chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.


4


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này sẽ trình bày khái quát về Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Kinh tế tri thức,
vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế.
2.1. Tổng quan về FDI
2.1.1. Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một khái niệm rất quen thuộc. Nhiều tổ chức
trên thế giới đã đưa ra các định nghĩa khác nhau để giúp chúng ta có thể hiểu một cách
cụ thể, rõ ràng về FDI.
Theo WTO “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ
tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản
lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp chủ đầu tư là doanh nghiệp
ở nước đầu tư thì được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đầu tư ở nước nhận đầu tư
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" (trích bởi CIEM, 2010).
Theo IMF, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đầu tư có lợi ích lâu dài của một
doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại
nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích
quản lý có hiệu quả doanh nghiệp”, (trích bởi Đặng Hoàng Thanh Nga, 2011).
Theo UNCTAD, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đầu tư có mối liên hệ, lợi
ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân đối với doanh nghiệp ở
một nền kinh tế khác, (trích bởi Đặng Hoàng Thanh Nga, 2011).
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) định nghĩa "Đầu tư trực tiếp nước
ngoài" là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài
sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này.

Khác với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996), Luật đầu tư (2005) không
đưa ra khái niệm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” mà chỉ đưa ra khái niệm “Đầu tư nước
ngoài”. Theo đó “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. Đồng thời
5


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

Luật này cũng đưa ra khái niệm “Đầu tư trực tiếp là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn đầu tư vào Việt
Nam và có tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Như vậy tuy có nhiều định nghĩa về FDI nhưng tựu trung lại FDI là hình thức mà
nhà đầu tư bỏ vốn vào một quốc gia khác và có sự tham gia quản lý, điều hành hoạt động
bỏ vốn đầu tư của mình.
Hình 2.1 - Biểu đồ FDI Việt Nam giai đoạn 2005- 2014
12.000

9.579

10.000

9.200

8.900
8.000

Triệu USD


8.000

7.600

8.368
7.519

6.981

6.000

4.000

2.000

2.400

1.954

1.956

85

65

184

300

900


700

950

1.200

1.150

2005

2006

2007

2008
FDI-in

2009

2010

2011

2012

2013

2014


FDI-out

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo đầu tư toàn cầu 2015 (WIR2015)

2.1.2. Các hình thức FDI
Có nhiều cách để phân loại FDI. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến.
- Theo bản chất đầu tư: Theo CIEM (2010) về bản chất đầu tư thì FDI được phân
thành các loại sau đây:
 Đầu tư phương tiện hoạt động: Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI
trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước
nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào nước tiếp nhận.

6


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

 Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay
nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một
doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới
tăng khối lượng đầu tư vào nước tiếp nhận.
- Theo tính chất dòng vốn: Theo CIEM (2010) thì FDI phân theo tính chất dòng
vốn bao gồm:
 Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu
doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham
gia vào các quyết định quản lý của công ty.
 Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ
hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
 Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con

trong cùng một công ty xuyên quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
- Theo hình thức góp vốn đầu tư, bao gồm:
 Hình thức doanh nghiệp liên doanh.
 Hình thức Công ty cổ phần.
 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
 Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT.
 Hình thức Công ty 100% vốn nước ngoài.

7


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

Hình 2.2 - Biểu đồ các hình thức FDI tại Việt Nam năm 2014
2% 2%
3%
25%

68%

100% Vốn nước ngoài

Doanh nghiệp liên doanh

Hợp đồng BOT, BTO, BT

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Công ty Cổ phần


Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2014

Theo Phạm Thị Hoàng Anh (2013), Hình thức FDI phổ biến hiện nay là doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài do đây là hình thức mang lại quyền quản lý cũng như tỷ
lệ phân chia lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư FDI. Thêm vào đó, khi các TNCs đã có
những hiểu biết nhất định về thị trường Việt Nam thì lợi thế của hình thức doanh nghiệp
liên doanh, hình thức đầu tư FDI chủ đạo tại Việt Nam trong giai đoạn 1988–1996, sẽ
bị mất đi. Và với sự mở rộng về hành lang pháp lý của Việt Nam với mọi loại hình đầu
tư FDI, sự đi lên về tỷ trọng của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là tất
yếu. Cùng với đó, hình thức đầu tư qua doanh nghiệp liên doanh dần trở nên kém hấp
dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Các hình thức đầu tư FDI còn lại là hợp đồng hợp
tác kinh doanh, hợp đồng BOT, BTO, BT và cổ phần có sự đóng góp nhỏ hơn. Đặc biệt,
cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi nước ta gia nhập
WTO, hình thức vốn cổ phần ngày càng được ưa chuộng.
- Theo động cơ của nhà đầu tư: theo CIEM (2010) thì FDI phân theo động cơ
của nhà đầu tư bao gồm:

8


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

 Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ
năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại
này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như
các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp
nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

 Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào
kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu
tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản
xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp lý v.v...
 Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc
giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn
nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu
vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và
toàn cầu.
2.1.3. Các nhân tố thúc đẩy FDI
Theo CIEM (2010), có nhiều nhân tố thúc đẩy dịch chuyển dòng vốn FDI giữa các
nước. Sau đây là các nhân tố cơ bản:
- Chênh lệch về năng suất cận biên vốn của các nước: Helpman và Sibert, Richard
S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một
nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường
có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi
dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước
thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất
cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư
sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ
vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp.

9


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

- Chu kỳ sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc
tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản
phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu

Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước
đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu
điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập
khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa
vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường
của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện
(giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến
sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt
tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm
này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt
giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang
những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
- Lợi thế đặc biệt của các công ty xuyên quốc gia: Stephen H. Hymes (1960, công
bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) cho rằng các công ty
xuyên quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty
vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng Đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài (FDI out). Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty xuyên quốc gia sẽ chọn
nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế
đặc thù nói trên. Những công ty xuyên quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công
nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị
trường tiêu thụ tiềm năng...
- Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
(FDI out) là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản
hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các
nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Để đối phó, Nhật Bản đã
tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính
ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn
10



Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu
Âu.
- Khai thác chuyên gia và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước
phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ
hơn nữa. Bằng con đường đầu tư vào các nước phát triển, nhiều nước đang phát triển có
thể tiếp cận nhanh và khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ hiện đại từ
các nước phát triển. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội
ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế
xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng
vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có
chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI
out), trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty xuyên quốc gia quốc tịch Trung Quốc
là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty xuyên quốc gia mang
quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản
xuất máy tính ưu việt của IBM. Gần đây, thương vụ Lenovo mua lại mảng di động
Motorola Mobility năm 2014 cũng với mục đích khai thác chuyên gia, công nghệ và
bằng sáng chế của các tập đoàn danh tiếng.
- Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công
ty xuyên quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn
sóng Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI out) lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên
1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
2.1.4. Vai trò của FDI đối với nền kinh tế
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho thấy FDI có nhiều tác động tích cực lẫn
tiêu cực đối với nền kinh tế. Nghiên cứu của Đào Quang Thu (2013), Chu Tiến Quang
(2013) và các nghiên cứu tổng hợp của Đại Học Kinh tế Quốc Dân cho thấy rằng FDI
có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận. Có thể kể ra các vai trò của
FDI đối với nền kinh tế như:

• Tăng trưởng kinh tế: Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nước chủ nhà là
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực
của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: Bổ sung nguồn vốn
11


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tiếp nhận chuyển giao công nghệ
hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn
nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới;
tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp.
• Vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế: FDI là một trong những nguồn quan
trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng
luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả
lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các
nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều
nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được
điểm đột phá chính xác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để
thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư kỹ thuật. Vốn đầu
tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng
năng suất lao động… Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của
xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì
hậu quả khó tránh khỏi sẽ là tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn
nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt
FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho
nước nhận đầu tư. Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời
hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn
thời hạn của FDI thì thường linh hoạt hơn.

• Chuyển giao và phát triển công nghệ: FDI được coi là nguồn quan trọng để
phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện qua hai khía
cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng
công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục
tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chuyển giao
công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs, dưới các hình
thức: Chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa
các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây, các hình thức này thường đan xen
nhau với các đặc điểm rất đa dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi
12


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh
nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nuớc ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những
tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm
tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketting.
Nhìn chung, các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạnh
tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền
công nghệ do việc bắt trước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ
nhà. Mặt khác, do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ của
các TNCs.
Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp phần
tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ
nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước
ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vây,
các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều mối quan hệ
liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong
nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt

khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công
nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế tạo…công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho
phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình.
Nhờ có những tác động tích cực trên, khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng
cường, vì thế nâng cao năng suất các thành tố, nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng.
• Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực
tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc
cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khỏe, dinh dưỡng,
giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực, nâng cao được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng
trưởng.
Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp
phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến
tốc độ tăng trưởng. FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua
13


Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế tri thức

việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những
cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa
dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công
chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm
trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử, chế biến.
Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI còn
góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực
giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà ĐTNN đã đóng
góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết bị giảng dạy cho các
cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản
cho người lao động bản địa làm việc trong dự án (trong đó có nhiều lao động được đi

đào tạo ở nước ngoài).
FDI nâng cao năng lực quản lý của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như các
khóa học chính quy, không chính quy, và học thông qua làm. Tóm lại, FDI đem lại lợi
ích về tạo công ăn việc làm. Đây là một tác động kép: tạo thêm việc làm cũng có nghĩa
là tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước.
Tuy nhiên, sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong các nước nhận đầu tư phụ thuộc
rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó.
• Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới: Xuất nhập khẩu
có mối quan hệ nhân quả với tăng trưỏng kinh tế. Mối quan hệ này được thể hiện ở các
khía cạnh: xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy
mô, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất; nhập khẩu bổ sung các hàng hóa, dịch vụ khan
hiếm cho sản xuất và tiêu dùng; xuất nhập khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như
thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ, tăng cường kiến thức marketting cho các doanh
nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu. Tất cả các yếu tố này sẽ
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
Thông qua FDI, các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới bởi
vì, hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia thực hiện, mà các công
ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa

14


×