Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn sử dụng mô hình VECM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
P. HỌC
Hồ ChíMỞ
Minh,
năm 2016
TRƢỜNG ĐẠI
THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐINH THỊ HUYỀN TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
SỬ DỤNG MÔ HÌNH VECM - FMOLS

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
Page | i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐINH THỊ HUYỀN TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN


SỬ DỤNG MÔ HÌNH VECM - FMOLS

Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên nghành

: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ HỒNG ĐỨC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
Page | ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng bài luận văn “Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
đến tăng trƣởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn sử dụng mô hình VECM FMOLS” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn theo đúng quy định trong
luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn bộ hay những phần nhỏ của luận văn này chưa
từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo khác.


TP.Hồ Chí Minh, năm 2016

ĐINH THỊ HUYỀN TRANG

Trang i


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên tôi xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến người Thầy của tôi - Tiến sĩ Võ
Hồng Đức. Cám ơn Thầy đã luôn theo dõi, động viên, nhắc nhở và tận tâm hướng
dẫn để em có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn này. Cám ơn Thầy đã cho em học
hỏi rất nhiều điều bổ ích trong công việc và cuộc sống từ chính con người Thầy, từ
quá trình học tập, làm việc chung với Thầy. Cám ơn Thầy đã cho em thêm niềm tin
và động lực. Gặp được Thầy là một may mắn với em, và em sẽ luôn trân trọng điều
này. Chúc Thầy luôn thật nhiều sức khỏe để chinh phục tất cả thử thách của cuộc
sống. Chúc Thầy vui vẻ, yêu đời và sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa trên mọi
lĩnh vực.
Xin gởi lời cám ơn đến gia đình của tôi, những người đã luôn bên cạnh tôi,
ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Cám ơn anh Phạm Minh Tiến, em Phạm Ngọc Thạch, em Võ Thế Anh, anh
Hoàng, anh Khoa, Kiên, Điệp, đã rất nhiệt tình hỗ trợ tôi, cho tôi những nhận xét,
góp ý và cả những kinh nghiệm quý báu trong lúc khó khăn nhất để có thể hoàn
thành tốt bài luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cám ơn đến quý Thầy cô khoa Sau đại học – Đại học
Mở TP HCM đã giảng dạy và cho tôi những kiến thức bổ ích để làm nền tảng hoàn
thành luận văn, cám ơn bạn bè lớp ME07A đã đồng hành cùng tôi, cám ơn những
đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong công việc để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình học
tập của mình.
Một lần nữa xin gởi lời cám ơn đến tất cả quý Thầy cô, gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp lời cám ơn chân thành nhất.


Trang ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................I
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................. II
MỤC LỤC ..................................................................................................... III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ VI
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... VII
TÓM TẮT ...................................................................................................VIII
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................ 1
1.1 Lý do nghiên cứu ................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................6
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
1.5 Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................6
1.6 Kết cấu luận văn .................................................................................................7

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................. 8
2.1 Đầu tư quốc tế.....................................................................................................8
2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................................8
2.3 Một số lý thuyết liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................10
2.3.1 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên ...................................................................10
2.3.2 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm ..........................................................................11
2.3.3 Những lý thuyết dựa trên sự không hoàn hảo của thị trường .....................12
2.3.4 Lý thuyết về động lực thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài .................................17
2.3.5 Lý thuyết quy mô thị trường ........................................................................19
2.3.6 Lý thuyết tỷ giá hối đoái ..............................................................................19
2.4 Một số lý thuyết về tăng trưởng .......................................................................20

2.4.1 Lý thuyết tăng trưởng cổ điển của Adam Smith (1723 – 1790) ..................21
2.4.2 Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo (1772 – 1823) ..........................21
2.4.3 Lý thuyết tăng trưởng của Keynes và Mô hình Harrod-Domar ..................22
2.4.4 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển ...............................................................23
2.4.5 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ....................................................................24
Trang iii


2.4.6 Một số mô hình tăng trưởng kinh tế khác....................................................26
2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến FDI và tăng trưởng kinh tế .........26

CHƢƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 37
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................37
3.2 Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................37
3.3 Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu ..............................................................38
3.4 Giả thiết nghiên cứu .........................................................................................40
3.5 Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................41
3.6 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................43
3.7 Khung phân tích kinh tế lượng .........................................................................45
3.7.1 Kiểm định nghiệm đơn vị .............................................................................45
3.7.2 Kiểm định đồng liên kết ...............................................................................48
3.7.3 Mô hình VECM ............................................................................................49
3.7.4 Phương pháp ước lượng FMOLS ................................................................49

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 51
4.1 Phân tích thống kê mô tả dữ liệu ......................................................................51
4.2 Phân tích tương quan ........................................................................................52
4.3 Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................................53
4.4 Xác định độ trễ tối ưu .......................................................................................55
4.6 Kiểm định đồng liên kết ...................................................................................56

4.7 Mô hình VECM ................................................................................................57
4.8 Ước lượng FMOLS ..........................................................................................60

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............ 63
5.1 Tóm tắt nghiên cứu ...........................................................................................63
5.2 Kết luận chủ yếu ...............................................................................................64
5.3 Kiến nghị ..........................................................................................................66
5.4 Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80
1.

Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................80

2.

Phân tích tương quan ........................................................................................80
Trang iv


3.

Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................................80

5.

Xác độ trễ tối ưu ...............................................................................................88

6.


Kiểm định đồng liên kết ...................................................................................89

7.

Kết quả mô hình VECM ...................................................................................90

8.

Phương pháp ước lượng FMOLS .....................................................................92

Trang v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment)

FDI

:

VECM

: Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vec-tơ (Vector Error Corection
Model)

FMOLS

: Phương pháp hiệu chỉnh toàn phần (Fully Modified Least Squares)


GMM

: Phương pháp mô ment tổng quát (The generalized method of
moments)

CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

PCI

: Thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

GNP

: Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Products)

ASEAN

: Cộng đồng các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)


OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)

MNEs

: Các công ty đa quốc gia (Multinational enterprises)

R&D

: Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)

IT

: Giao dịch bên trong (Internal Transaction)

MT

: Giao dịch bên ngoài (Market Transaction)

IDP

: Investment Development Path

Trang vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1


Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng nghiên cứu…... 41

Bảng 3.2

Bảng liệt kê 51 quốc gia đang phát triển thuộc nhóm thu nhập trung
bình thấp theo phân loại của World Bank. ....................................... . 42

Bảng 3.3

Bảng liệt kê 30 quốc gia đang phát triển thuộc nhóm thu nhập trung
bình thấp theo phân loại của World Bank có đủ số liệu tham gia
nghiên cứu. ........................................................................................ 43

Bảng 4.1

Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................... 51

Bảng 4.2

Phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu ................................ 52

Bảng 4.3

Kiểm định nghiệm đơn vị Unit Root Test trường hợp có hệ số chặn và
có tính xu hướng ................................................................................ 53

Bảng 4.4

Kiểm định nghiệm đơn vị Unit Root Test trường hợp không có hệ số

chặn và không tính xu hướng ............................................................. 54

Bảng 4.5

Xác định độ trễ tối ưu của mô hình ................................................... 55

Bảng 4.6

Kết quả của kiểm định vết (Trace Test) ............................................ 56

Bảng 4.7

Kiểm định giá trị riêng cực đại (Maximum Eigenvalue Test).. .......... 56

Bảng 4.8

Kết quả mô hình VECM .................................................................... 57

Bảng 4.9

Kết quả ước lượng tác động dài hạn FMOLS .................................... 61

Trang vii


TÓM TẮT
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn đóng vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển của nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát
triển. Vì thế, các vấn đề có liên quan đến tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế luôn thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà

nghiên cứu; các cơ quan chính sách; và cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều kết quả
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự không đồng nhất trong tác động của vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả từ một số nghiên cứu cho rằng
FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng đầu tư cho nước tiếp
nhận và những hiệu ứng lan tỏa tích cực. Đồng thời, các chính sách cải thiện cơ sở
hạ tầng của Chính phủ nhằm nỗ lực thu hút FDI cũng góp phần thúc đẩy các doanh
nghiệp trong nước hình thành và phát triển ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tồn tại
nhiều kết quả từ các nghiên cứu định lượng khác thể hiện rằng FDI tác động tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra
những cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trong
nước bị mất thị trường, mất nguồn lao động có kỹ năng, nhiều doanh nghiệp bị mất
cơ hội đầu tư hoặc có đầu tư nhưng kém hiệu quả do trình độ công nghệ kém và ít
vốn.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp thêm bằng
chứng khoa học định lượng về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cả trong
ngắn hạn và dài hạn, của các quốc gia đang phát triển thuộc nhóm thu nhập trung
bình thấp (theo phân loại của Ngân hàng Thế giới) trong giai đoạn 2000 - 2014.
Kiểm định nghiệm đơn vị sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Các kiểm định
đồng liên kết cũng được tiến hành để xem xét mối liên hệ đồng liên kết giữa các
nhân tố khác nhau đến FDI. Mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vec-tơ VECM (Vector
Error Correction Model) được sử dụng để phân tích tác động trong cả ngắn hạn và
dài hạn có liên quan đến tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, FDI lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, Tổng
Trang viii


đầu tư nội địa cho khu vực tư nhân cũng có khả năng tác động tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Nguồn vốn con người, Tổng nguồn vốn

cố định hay Tổng đầu tư trong nước đều mang ý nghĩa tích cực đối với tăng trưởng
trong dài hạn. Cung tiền là yếu tố được xác định có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Kết quả nghiên cứu này cung cấp thêm một bằng chứng khoa học định lượng
để khẳng định rằng FDI vẫn là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đối
với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp - nơi thu hút FDI luôn là một trong
những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ các quốc gia. Tuy nhiên, kết quả của nghiên
cứu cũng khẳng định rằng, nhằm đạt được những giá trị to lớn do FDI mang lại, các
chính sách thu hút FDI nên được xây dựng trên một tầm nhìn dài hạn, hơn là những
chính sách mang tính ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định lại những tác
động đáng kể từ quyết định Cung tiền cho đến các chính sách có liên quan đến việc
hình thành và xây dựng nguồn vốn cố định hay nguồn vốn con người đối với quá
trình tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Trang ix


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng vẫn là chủ đề quan
trọng trong các nền kinh tế đang phát triển. Theo một lập luận “truyền thống” từ rất
nhiều các nghiên cứu, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng, và trong thực tế, dòng
vốn FDI được xem là một yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
(Bosworth, Collins và Reinhart, 1999). Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho rằng
FDI có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong nước (Schoors và cộng
sự, 2002). Tăng trưởng kinh tế cũng là mục tiêu hướng đến của mọi quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế, thương
mại và ranh giới công nghệ đang dần biến mất, các nước đang phát triển tập trung
vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi những tác dụng tích cực của nó

(Demirsel và cộng sự, 2014). Trong thực tế, mỗi quốc gia có một đặc thù riêng, thế
mạnh riêng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, trong số các nhân tố tác
động chủ yếu và trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, FDI đóng một vai trò quan trọng.
Bên cạnh đó, FDI là chìa khóa chính để hội nhập kinh tế quốc tế. FDI có thể cung
cấp sự ổn định tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi của xã hội
(Borensztein và cộng sự, 1998).
Sau cuộc khủng hoảng nợ năm 1980 và những biến động trên các thị trường
tại các quốc gia mới nổi, vào cuối những năm 1990, các nước đang phát triển đã
thay đổi thái độ của họ đối FDI. Lý do chủ yếu cho sự thay đổi về nhận thức này do
các quốc gia này tin rằng FDI có thể góp phần vào nỗ lực phát triển kinh tế của một
quốc gia (Alfaro và cộng sự, 2004). Mặc dù tỷ trọng của FDI trong tổng luồng vốn
đã tăng lên rất nhiều kể từ năm 1980 (Omran và Bolbol, 2003; Alfaro và cộng sự,
2004), các nền kinh tế đang phát triển vẫn đang cố gắng thu hút FDI để gặt hái lợi
ích từ hiệu ứng tích cực của tài trợ vốn trực tiếp mà trong kết quả có thể góp phần
vào tăng trưởng kinh tế.
Về mặt lý thuyết, những tác động tích cực của FDI đối với đất nước là đa
chiều. FDI không chỉ trực tiếp làm gia tăng cơ cấu vốn của nước tiếp nhận mà còn
Trang 1


tạo ra các yếu tố ngoại ứng tích cực, lan tỏa công nghệ và lan tỏa tri thức (Mansfield
và Romeo, 1980; Blomstrom, 1989; Markusen và Venables, 1999; Caves, 1974;
Blomstrom và cộng sự, 1994; Koko và Blomstrom, 1995). FDI được nhận thức là
có một tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước sở tại thông qua các kênh
đầu tư trực tiếp và gián tiếp. FDI làm tăng đầu tư trong nước, đó là điều rất quan
trọng để đạt đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững (Olokoyo, 2002). FDI cũng
cần thiết để giảm sự khác biệt trong tổng đầu tư và tiết kiệm trong nước để hướng
đến mục tiêu tăng trưởng (Eravwoke và Eshanake, 2012).
FDI có vai trò khác nhau trong quá trình phát triển của một quốc gia. Ở các
quốc gia đang phát triển FDI giúp giảm bớt thâm hụt ngân sách tiết kiệm trong

nước, cung cấp và làm tăng chuyển giao công nghệ để duy trì sản xuất hàng hóa và
dịch vụ. FDI cũng làm tăng nguồn thuế vì nó làm tăng giá trị gia tăng, góp phần
nâng cao chất lượng sản xuất và năng suất lao động (Gorgun, 2004). Dòng vốn FDI
cũng góp phần tích lũy vốn và làm tăng thêm vốn con người thông qua giáo dục và
đào tạo (Buckley, 2002). FDI chủ yếu được thực hiện thông qua các công ty đa
quốc gia (Silvio, 2009), góp phần vào tăng trưởng công nghệ cao và do đó nó thúc
đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn. Trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển, FDI
thúc đẩy sáng tạo cho nhiều phương diện sản xuất, thúc đẩy nguồn vốn cổ phần.
Dòng chảy FDI hiệu quả cao hơn do công nghệ vượt trội hơn, góp phần vào tăng
trưởng kinh tế. Hiệu quả của FDI không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn (Roman,
2012).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, hay được gọi là quá trình toàn cầu hóa. FDI cung cấp một phương
tiện để gia tăng các mối liên kết trực tiếp, ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế.
Trong một môi trường chính sách phù hợp, FDI có thể phục vụ như là một phương
tiện quan trọng cho phát triển doanh nghiệp địa phương, và nó cũng có thể giúp
nâng cao vị thế cạnh tranh của nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Đặc biệt, FDI
khuyến khích việc chuyển giao công nghệ và bí quyết giữa các nền kinh tế. FDI
cũng cung cấp một cơ hội cho các nền kinh tế chủ nhà quảng bá sản phẩm của mình
rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế.

Trang 2


Sự tăng trưởng đáng kể và tốc độ lan tỏa quốc tế của FDI trong những thập kỷ
qua, phản ánh cả sự gia tăng quy mô và số lượng giao dịch FDI, cũng như sự đa
dạng ngày càng tăng của các doanh nghiệp trên khắp các nền kinh tế và các ngành
công nghiệp, đây là điều được thừa nhận rộng rãi. Các doanh nghiệp đa quốc gia với
quy mô lớn (MNE) theo truyền thống chiếm ưu thế trong các giao dịch FDI xuyên
biên giới. Sự phát triển này đã trùng hợp với một xu hướng gia tăng số lượng các

doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) để tham gia vào thương mại nước ngoài. Trong
những năm gần đây, người ta tin rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào
FDI ngày càng nhiều (OECD, 2008).
FDI mang lại tác động cạnh tranh và liên kết với các nhà sản xuất trong nước.
Những tác động thuyết phục của họ là đã nâng cấp công nghệ, đặc biệt cho những
nền kinh tế mới nổi và những chủ doanh nghiệp đang phải đối mặt với các vấn đề
tài chính. Trong tình huống này, phát triển ngành tài chính có thể đóng một vai trò
quan trọng của trong việc đảm bảo tiếp cận tài chính bên ngoài và phân bổ, giám sát
các quỹ này tốt hơn. Sự hiện diện của mức độ phát triển tài chính trong nước cũng
rất quan trọng trong việc xác định mức độ vay doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng
các hoạt động sáng tạo của họ cho nền kinh tế trong nước (Omran và Bolbol, 2003).
Nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một tác động tích cực đến nền kinh
tế nước tiếp nhận ở cả vĩ mô và vi mô. Barry và Bradley (1997) cũng đã chứng
minh thêm cho điều này trên cơ sở dữ liệu của Iceland, Jensen (2002) với nghiên
cứu ở Balan, Schmerer (2014) cũng tìm thấy tác động tích cực cho 19 quốc gia
OECD. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy hiệu ứng khác nhau của
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên cạnh những hiệu ứng lan tỏa tích cực đó,
còn có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của FDI đối với tăng trưởng
kinh tế.
Theo trường phái phụ thuộc, về lâu dài, FDI có xu hướng cản trở tăng trưởng
và phát triển của nền kinh tế nhận đầu tư FDI. Mặc dù các nước kém phát triển thiếu
vốn và công nghệ, họ thường rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi
dào mà giá lao động lại rẻ. Trong khi thu nhập hoặc của cải là tạo ra ở nước sở tại,
nó không dẫn đến sự tích tụ của cải cho nền kinh tế chủ nhà. Ngược lại, sự giàu có
này được chuyển giao cho các nước chủ đầu tư FDI (Han X. Wu, 2004).
Trang 3


Nghiên cứu của Konings (2001) cũng cho thấy không có tác động lan tỏa tích
cực của FDI đối với tăng trưởng tại Balan, và FDI tác động âm ở Romania và

Bulgaria. Toàn cầu hóa đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Về mặt lý thuyết, tác động tiêu cực có thể có do sự gia tăng nhập khẩu
ròng của các doanh nghiệp trong nước, khả năng đạt đến vị trí độc quyền trên thị
trường làm giảm sản xuất trong nước, hoặc đảo ngược chuyển giao kiến thức, công
nghệ (Wisniewski và Pathan, 2014).
Theo nghiên cứu của Schoors và cộng sự (2002), tại giai đoạn đầu của sự phát
triển hoặc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, vốn FDI có thể có một tác động
tiêu cực đến tăng trưởng do dòng vốn FDI bổ sung trong các công ty có thể đẩy
công ty ra khỏi thị trường của công ty khác không có FDI, thực tế này gọi là hiệu
ứng “ ăn cắp thị trường”, điều này làm suy yếu vị thế cạnh tranh của địa phương và
dẫn đến thất nghiệp. Một vấn đề quan trọng nữa là FDI cũng là nơi tổ chức và phát
triển các nghiên cứu. Nếu FDI đi kèm nghiên cứu và phát triển (R và D) nó sẽ có
hiệu ứng lan tỏa lớn hớn, nhưng nếu R và D ở lại trong một số quốc gia khác, làm
giảm công việc cho những người nghiên cứu trình độ cao, do đó có thể gây ra chảy
máu chất xám. Stanisic (2008) phân tích nền kinh tế mới nổi ở Đông Âu cũng
không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ tích cực nào giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng
kinh tế. Một nghiên cứu nữa của Pelinescu và cộng sự (2009) tại Romania cho thấy
rằng ảnh hưởng của FDI trực tiếp vẫn đang ở mức thấp, nhưng ảnh hưởng gián tiếp,
thông qua sự gia tăng năng suất và khả năng cạnh tranh có giá trị hơn cho Romania.
Sự ảnh hưởng của FDI đến nền kinh tế còn phụ thuộc đầu tư vào lĩnh vực nào
(sản xuất, nông nghiệp, vv…). Nhận định này được tìm thấy bởi Alfaro (2003) cho
47 quốc gia trong giai đoạn 1981-1999. Dòng vốn FDI vào ngành chính yếu có xu
hướng tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Ngược lại các dòng vốn FDI trong lĩnh
vực sản xuất mang lại hiệu quả tích cực. Aitken và Harrison (1999), tìm thấy kết
quả tương tự, cho thấy một ảnh hưởng tiêu cực của FDI tới năng suất của doanh
nghiệp trong nước trong ngành công nghiệp sản xuất tại Venezuela. Bằng chứng từ
các khoản đầu tư nước ngoài tại khu vực dịch vụ là mơ hồ. Lĩnh vực Nông nghiệp
và khai thác mỏ ít có tiềm năng và ít có hiệu quả lan tỏa. Campos (2002) đã phân
tích ảnh hưởng của FDI tại các nền kinh tế mới nổi và thấy rằng tác động của FDI
Trang 4



không phụ thuộc vào nguồn vốn con người. Điều quan trọng là cả hai FDI và tăng
trưởng GDP phụ thuộc vào ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể về mức thu nhập bình quân
đầu người (PCI).
Một số tác giả (Lipsey, Purvis và Courant, 1994; Krugman và Obstfeld, 1997)
lập luận rằng một tính năng đặc biệt của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nó liên quan
đến không chỉ chuyển giao nguồn lực mà còn là mua lại sự kiểm soát. Trong một số
trường hợp, mục đích quan trọng của mở rộng vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến
điều này. Điều này là mối quan tâm cần thiết đối với một số nền kinh tế trẻ trong
kiểm soát các khoản đầu tư nước ngoài về kinh tế. Kiểm soát là cần thiết để đảm
bảo các quốc gia đều hưởng lợi bởi đầu tư không chỉ đóng góp vào tăng trưởng mà
thậm chí nó có thể cản trở tăng trưởng (Snieska, 2008).
Trên phương diện nghiên cứu định lượng, mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện nhiều. Kết quả từ
các nghiên cứu được thực hiện cho các quốc gia trên thế giới cung cấp bằng chứng
thực nghiệm để kết luận rằng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế rất khác
nhau trong ngắn hạn và trong dài hạn. Tuy nhiên, nghiên cứu có liên quan đến vấn
đề này được thực hiện cho các quốc gia đang phát triển (với mức thu nhập trung
bình thấp theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới), đặc biệt cho Việt Nam, hiện tại
chỉ mới tập trung vào việc xác định những tác động của FDI đến tăng trưởng kinh
tế. Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này khá truyền thống với
những tác động của FDI đến tăng trưởng chưa được tìm hiểu, đánh giá và so sánh
mang tính hệ thống cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế Thế giới.
Cộng đồng kinh tế các khu vực ASEAN (AEC) đã được hình thành. Hiệp định
Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TTP đã được ký kết. Hơn bao giờ hết, cơ hội
và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này. Trong bối cảnh này,
FDI luôn mang đến những cơ hội cần được trân trọng nhưng những thách thức là
điều không thể tránh khỏi. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề

nghiên cứu, với mục đích tìm hiểu, đánh giá, và lượng hóa vai trò của FDI đến tăng
trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn tại các quốc gia có mức thu nhập trung
bình thấp, bao gồm Việt Nam trong những năm vừa qua, nghiên cứu “Tác động
Trang 5


của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế trong ngắn hạn và dài
hạn sử dụng mô hình VECM và FMOLS (Vector Error Correction Model)”
được lựa chọn để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thưc hiện với kỳ vọng đạt được hai mục tiêu sau đây:


Xác định và lượng hóa mức độ đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và các quốc gia
thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp, theo phân loại của Ngân hàng thế
giới, trong: (i) ngắn hạn; và (ii) dài hạn.



So sánh và phân tích sự khác biệt, nếu có, của vai trò FDI đến tăng trưởng
kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn nhằm mục đích cung cấp những khuyến
nghị cho chính sách thu hút FDI phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên, hai câu hỏi nghiên cứu sau đây
được hình thành:



Nguồn vốn FDI đã đóng góp như thế nào đến hình tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam và các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp trong thời
gian qua trong cả ngắn hạn và dài hạn?



Sự khác biệt, nếu có, trong ngắn hạn và dài hạn là gì? Chính sách thu hút
FDI nào là phù hợp cho Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn trong bối
cảnh hội nhập quốc tế?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam và các quốc gia thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp theo phân loại
của World Bank trong giai đoạn 2000 - 2014. Cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên
cứu là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).
1.5 Đóng góp của nghiên cứu
Trên phạm vi toàn thế giới và kể cả ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là
vấn đề nghiên cứu luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, trong các nghiên
Trang 6


cứu cho Việt Nam hay cho các quốc gia đang phát triển, có mức thu nhập trung bình
hay thấp, những tác động từ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngắn hạn và dài hạn
chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích
đánh giá vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia đang phát triển thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp cả trong ngắn hạn và
dài hạn. Nghiên cứu này cũng tiến hành ước lượng mức độ tác động trong mối quan
hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng để đưa ra những kiến nghị
chính sách phù hợp cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện tại. Kết quả của
nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung cho tài liệu nghiên cứu trong nước về mối quan hệ

giữa FDI và tăng trưởng.
1.6 Kết cấu luận văn
Bố cục luận văn gồm có 5 chương như sau:


Chương 1 trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu, cuối
cùng là kết cấu luận văn.



Chương 2 trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết nền tảng của nghiên cứu
và các cơ sở nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh mối quan hệ giữa
đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế để từ đó củng cố lại
kiến thức và hình thành nên mô hình nghiên cứu trong chương 3.



Chương 3 trình bày cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, quy trình thực
hiện nghiên cứu, mô tả biến nghiên cứu, cơ sở dữ liệu nghiên cứu, giả
thiết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết kinh tế lượng mô hình VECM áp dụng
trong nghiên cứu.



Chương 4 tiến hành kiểm định các giả thiết nghiên cứu thông qua các
kiểm định kinh tế lượng và phân tích kết quả nghiên cứu sau khi chạy mô
hình trên ứng dụng EVIEWS 9.




Chương 5 dựa vào kết quả nghiên cứu, đánh giá vai trò của FDI đến tăng
trưởng kinh tế và đưa ra kết luận và những kiến nghị chính sách phù hợp
cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Trang 7


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương 2 sẽ trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết nền tảng để xây
dựng nên mô hình nghiên cứu. Chương 2 gồm có các phần sau:


Cơ sở lý thuyết liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài



Cơ sở lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế



Các nghiên cứu thực nghiệm trước về mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.

2.1 Đầu tƣ quốc tế
Mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia được biểu hiện cụ thể qua việc di
chuyển nguồn lực giữa các quốc gia thông qua trao đổi kinh tế, hướng tới cân đối
cung cầu các nguồn lực này trong nền kinh tế thế giới. Các nguồn lực trong nền
kinh tế thế giới tồn tại dưới dạng hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động, khoa học

công nghệ. Quá trình trao đổi quốc tế các nguồn lực, tạo nên sự phụ thuộc về kinh tế
giữa các quốc gia và sự ràng buộc về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế.
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển về vốn, trong đó vốn được di
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu
tư nhằm đem lại lại ích cho các bên tham gia. Vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính:
(i) đầu tư của tư nhân và (ii) hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ
chức quốc tế. Đầu tư của tư nhận được thực hiện dưới ba hình thức: (i) Đầu tư trực
tiếp nước ngoài; (ii) Đầu tư gián tiếp; (iii) Tín dụng thương mại (Nguồn:
Wikipedia).
2.2 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Hiện tại có rất nhiều định nghĩa về FDI, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu
các tài liệu liên quan đến FDI, tác giả trình bày một số khái niệm về FDI như sau:
FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số
vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều
hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư (Trịnh Thị Xuân Vân, 2012).

Trang 8


Theo Ngân hàng thế giới (2005), FDI được định nghĩa là dòng vốn đầu tư bởi
doanh nghiệp nước ngoài trong nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư có
được sự quản lý lâu dài.
Theo báo cáo của Hiệp hội đầu tư thế giới năm 2015 (UNCTAD, 2015), FDI
được định nghĩa là một khoản đầu tư liên quan đến một mối quan hệ lâu dài và phản
ánh mối quan tâm lâu dài và kiểm soát bởi một thực thể thường trú trong một nền
kinh tế (chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) trong một cư dân doanh
nghiệp trong một nền kinh tế nào khác hơn là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp hoặc chi nhánh nước ngoài). FDI
ngụ ý rằng các nhà đầu tư tạo nên một mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý
của các doanh nghiệp thường trú tại các nền kinh tế khác. Đầu tư này bao gồm cả

các giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và tất cả các giao dịch sau này giữa họ và
các chi nhánh nước ngoài, cả hai kết hợp và tách rời nhau. FDI có thể được thực
hiện bởi các cá nhân cũng như các tổ chức kinh doanh.
Sự quan tâm lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà
đầu tư trực tiếp và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh
hưởng đến việc quản lý của doanh nghiệp. Các quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián
tiếp của 10% hoặc nhiều hơn các quyền biểu quyết của một cư dân doanh nghiệp
trong một nền kinh tế của một cư dân đầu tư trong nền kinh tế khác là bằng chứng
về mối liên hệ đó (OECD, 2008 ). Dòng chảy của FDI bao gồm vốn được cung cấp
(hoặc trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp khác có liên quan) của nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài cho doanh nghiệp FDI, hoặc vốn thu được từ một doanh nghiệp
FDI do nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI có ba thành phần:


Vốn chủ sở hữu là của nhà đầu tư trực tiếp của nước ngoài mua cổ phần
của một doanh nghiệp trong một quốc gia khác hơn là của riêng của nó.



Thu nhập tái đầu tư bao gồm cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp của (theo tỷ
lệ tham gia cổ phần trực tiếp) của các khoản thu nhập không được phân
phối cổ tức của các chi nhánh, hoặc các khoản thu nhập không phải nộp
cho chủ đầu tư trực tiếp. Lợi nhuận được giữ lại bởi các chi nhánh được
tái đầu tư.

Trang 9





Các khoản vay trong nội bộ công ty hoặc giao dịch nợ nội bộ công ty
trong ngắn hạn hay dài hạn và cho vay vốn giữa các nhà đầu tư trực tiếp
(doanh nghiệp mẹ) và các doanh nghiệp liên kết.

FDI là một hoạt động đầu tư nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một
doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước
chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
(IMF, 1997, trích bởi Nguyễn Hồng Chung, 2012). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
hình thức đầu tư trong đó người chủ đầu tư có quyền kiểm soát đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như lợi ích của mình ở một hãng nước ngoài. Do vậy, đầu
tư trực tiếp nước ngoài bao gồm quyền sỡ hữu và kiểm soát kinh doanh ở nước
ngoài (Nguyễn Như Bình, 2004).
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam (2000), đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của luật này. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Đầu tư trực tiếp là
hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư
(Khoản 2, điều 3); Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Khoản 5, Điều 3) và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để
thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư
nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại (Khoản 6, Điều 3).
Có rất nhiều định nghĩa về FDI, nhưng chung quy lại FDI là một hình thức đầu
tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn nhất định (theo quy
định của nước tiếp nhận đầu tư) vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ, cho
phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.
2.3

Một số lý thuyết liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài


2.3.1 Lý thuyết về lợi nhuận cận biên
Năm 1960, Mac. Dougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ
những lý thuyết chuẩn của Hescher Ohlin - Samuaelson về sự vận động vốn. Ông
Trang 10


cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao
cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng (lãi suất hai nước bằng nhau). Sau đầu tư,
cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới
tăng lên so với trước khi đầu tư. Lý thuyết này được các nhà kinh tế thừa nhận
những năm 1950 dường như phù hợp với các lý thuyết trước. Mô hình trên không
giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có
dòng vốn chảy ra, không đưa ra được sự giải thích đầy đủ về FDI. Do vậy, lý thuyết
lợi nhuận cận biên chỉ có thể được coi là bước khởi đầu hữu hiệu để nghiên cứu
FDI.
2.3.2 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm do nhà kinh tế học Vernon đề xuất vào năm 1966.
Theo lý thuyết này thì bất kỳ một công nghệ sản phẩm mới nào đều tiến triển theo 3
giai đoạn: (1) Giai đoạn phát minh và giới thiệu; (2) Giai đoạn phát triển qui trình
và đi tới chín muồi; (3) Giai đoạn chín muồi hay được tiêu chuẩn hoá. Trong mỗi
giai đoạn này các nền kinh tế khác nhau có lợi thế so sánh trong việc sản xuất
những thành phần khác nhau của sản phẩm. Quá trình phát triển kinh tế, nó được
chuyển dịch từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác.
Theo Akamatsu Kaname (1962), sản phẩm mới ban đầu ở nước đầu tư, sau đó
được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản
phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nước nhập khẩu chuyển
sang thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng bằng cách dựa vào vốn, kỹ thuật của
nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường sản phẩm mới
trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản

phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình
thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai
đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm
này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến nên cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định
cắt giảm chi phí. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang
những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Giả thuyết chu kỳ sản xuất giải
Trang 11


thích sự tập trung công nghiệp hoá ở các nước phát triển, đưa ra một lý luận về việc
hợp nhất thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, giải thích sự gia tăng xuất khẩu
hàng công nghiệp ở các nưóc công nghiệp hoá. Tuy nhiên, lý thuyết này còn quan
trọng đối với việc giải thích FDI của các công ty nhỏ vào các nước đang phát triển.
2.3.3 Những lý thuyết dựa trên sự không hoàn hảo của thị trường
2.3.3.1 Tổ chức công nghiệp (hay còn gọi là lý thuyết thị trường độc quyền)
Lý thuyết tổ chức công nghiệp do Stephen Hymer (1976) nêu ra. Theo lý
thuyết này, sự phát triển và thành công của hình thức đầu tư liên kết theo chiều dọc
phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) quá trình liên kết theo chiều dọc các giai đoạn khác
nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm bớt chi phí sản xuất; (2) việc
sản xuất và khai thác kỹ thuật mới; (3) cơ hội mở rộng hoạt động ra đầu tư nước
ngoài có thể tiến hành được do những tiến bộ trong ngành giao thông và thông tin
liên lạc.
Chiến lược liên kết chiều dọc của các công ty đa quốc gia là đặt các công đoạn
sản xuất ở những vị trí khác nhau trên phạm vi toàn cầu, nhằm tận dụng lợi thế so
sánh ở các nền kinh tế khác nhau, hạ thấp giá thành sản phẩm thông qua sản xuất
hàng loạt và chuyên môn hoá, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Giả thuyết của tổ chức công nghiệp chưa phải là giả thuyết hoàn chỉnh về FDI. Nó
không trả lời được câu hỏi: vì sao công ty lại sử dụng hình thức FDI chứ không phải

là hình thức sản xuất trong nước rồi xuất khẩu sản phẩm hoặc hình thức cấp giấy
phép hoặc bán những kỹ năng đặc biệt của nó cho các công ty nước sở tại.
2.3.3.2 Giả thuyết nội hóa
Giả thuyết này được trình bày bởi Buckley và Casson (1976), giải thích sự tồn
tại của FDI như là kết quả của các công ty thay thế các giao dịch thị trường bằng
các giao dịch trong nội bộ công ty để tránh sự không hoàn hảo của các thị trường.
Theo học thuyết này, FDI gia tăng khi giao dịch bên trong công ty (Internal
Transaction, ký hiệu IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market Transaction,
ký hiệu MT), IT tốt hơn MT khi thị trường là thị trường không hoàn hảo, bao gồm:
thị trường không hoàn hảo tự nhiên (khoảng cách giữa các quốc gia làm tăng chi phí
vận tải); Thị trường không hoàn hảo cơ cấu (rào cản thương mại như các tiêu chuẩn
Trang 12


về sản phẩm, môi trường, các yêu cầu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, công
nghệ). Khi thị trường không hoàn hảo như vậy nên người ta mới tại ra giao dịch bên
trong nội bộ công ty: công ty mẹ giao dịch với công ty con, các công ty con giao
dịch công ty con. Tuy nhiên lý thuyết này chưa giải thích được lợi ích của nội bộ
hóa là gì, vẫn còn rất chung chung và khó kiểm chứng.
2.3.3.3 Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu
Mô hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Akamatsu đưa ra vào
những năm 1961 -1962. Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1)
sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2)
sản phẩm trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; (3) sản xuất để xuất khẩu,
FDI sẽ thực hiện ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối.
Osawa (1984) là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mô hình
“đàn nhạn”. Theo ông, một ngành công nghiệp của nước đang phát triển có lợi thế
tương đối về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên sau đó
tiền lương lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa phương đã
khai thác hết và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các công ty trong nước đầu tư ra nước

ngoài (nơi có lao động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối của nước này. Đó là
quá trình liên tục của FDI. Mô hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịp của các nước đang
phát triển: khi một nước đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng của một ngành công nghiệp
từ kinh tế thấp sang kỹ thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc
gia đứng đầu trong đàn nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và
nước khác sẽ thay thế vị trí đó.
Đóng góp đáng kể của mô hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong một
thời gian dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả
lời câu hỏi: vì sao các công ty thực hiện FDI, và đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau
về lợi thế so sánh tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI.
Tuy nhiên, mô hình “đàn nhạn” chưa thể trả lời các câu hỏi vì sao các công ty lại
thích thực hiện FDI hơn là xuất khẩu hoặc cung cấp kỹ thuật của mình, và không
dùng nó để giải thích vì sao FDI lại diễn ra giữa các nước tương tự về các nhân tố
và lợi thế tương đối, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh

Trang 13


tế khác. Vấn đề quan trọng hơn là mô hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu kinh
tế và thể chế.
2.3.3.4 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI (Lý thuyết lựa chọn thay thế)
Lý thuyết này do John H. Dunning, giáo sư trường đại học Reading ở Anh
phát triển và hoàn thiện trên cơ sở lý thuyết về tổ chức ngành nghề của Stephen
Hymer. Lý thuyết lựa chọn lợi thế đưa ra ba yếu tố là lợi thế về sở hữu (ownership)
hay là nội lực của một doanh nghiệp, lợi thế về vị trí ( location) - đây là yếu tố
quyết đinh địa điểm sản xuất và lợi thế về gắn kết nội bộ (internalization) của doanh
nghiệp để trả lời cho ba câu hỏi: tại sao các công ty đa quốc gia (MNEs) muốn đầu
tư ra nước ngoài; địa điểm nào được MNEs lựa chọn đầu tư và MNEs thực hiện đầu
tư như thế nào? Lý thuyết này cho rằng, một doanh nghiệp chỉ thực hiện đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) khi hội tụ ba điều kiện: (1) Lợi thế về sở hữu ( Ownership

advantages – O): doanh nghiệp phải sở hữu một số lợi thế so với các doanh nghiệp
khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi
suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của doanh nghiệp; (2) Lợi thế về khu vực
(Locational advantages – L): sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn
là sản xuất tại nước mẹ rồi đem xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương mại, chính sách khuyến
khuyến đầu tư và cả tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho doanh nghiệp
khi hoạt động tại đó; (3) Lợi thế về nội hóa (Internalisation advantages – I): việc sử
dụng những lợi thế đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các
doanh nghiệp khác thuê (Duning, 1993, trích bởi Ngô Thu Hà, 2008).
Theo cách lý giải của mô hình OLI, tại bất cứ thời điểm nào, các doanh nghiệp
của một nước, so với các doanh nghiệp của các nước khác, càng nắm giữ nhiều các
lợi thế về quyền sở hữu thì càng có động cơ mạnh để sử dụng chúng trong nội bộ
hơn là phổ biến ra bên ngoài, càng tìm được nhiều lợi ích khi sử dụng chúng ở một
nước khác thì càng có động cơ để phát triển sản xuất ở nước ngoài. Những thay đổi
về vị trí của dòng FDI vào hoặc ra của một nước có thể được giải thích bởi những
thay đổi về lợi thế địa điểm so với các nước khác, và những thay đổi trong chuẩn
mực mà doanh nghiệp thấy các tài sản này nếu được sử dụng trong nội bộ sẽ tốt hơn
so với khi đem bán trên thị trường.
Trang 14


×