MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TẦM
QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ
Ở THỪA THIÊN HUẾ
NHÓM 2
NHÓM 2
Công Anh
Quốc Cường
Tiến Dũng
Phú Hào
Thành Nhân
Đức Nguyên
Thiên Phước
Hoàng Lan
Thảo Chi
TÔM SÚ
Tôm sú là một loài động vật giáp xác đại dương
được nuôi để lấy thực phẩm. Tôm sú là đối tượng
thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hiện nay tôm sú được
nuôi phổ biến ở hơn 22 quốc gia trên thế giới. Ở Việt
Nam, nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ từ Bắc
tới Nam, đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi
bộ mặt vùng nông thôn ven biển. Những thành tựu
đạt được đã khẳng định vai trò chủ lực của tôm sú
trong nuôi trồng thủy sản hiện tại và tương lai.
CẤU TẠO
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:
chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía
trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng.
mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho
tôm
3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
cặp chân bụng: bơi
đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi
lên cao hay xuống thấp.
bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
Thừa Thiên Huế có sẵn lợi thế phát triển thuỷ sản: Có những
làng nghề cá nổi tiếng như Lăng Cô, Thuận An, Tư Hiền và vùng
đầm phá Tam Giang- Cầu Hai rộng gần 22.000 ha dồi dào nguồn
lợi thuỷ sản. Ở Thừa Thiên Huế, tôm sú dược nuôi ở ven Phá
Tam Giang, các huyện như Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà.
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển
chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn
giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ,
loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là
giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15%
là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi
tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều
tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để
gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.
GÀ THẢ VƯỜN
Quy trình chăn nuôi:
1. Tập hợp con giống
2. Làm chuồng nuôi,
vườn nuôi
3. Thức ăn
4. Chăm sóc
Gà thả vườn có ba dòng nhập từ Trung Quốc là Tam Hoàng dòng
Jangcun, Tam Hoàng dòng 882 và Lương Phượng. So với gà công
nghiệp, gà thả vườn rất dễ nuôi, có sức chống chịu bệnh cao, có khả
năng tận dụng thức ăn, thịt gà thơm, ngon, đầu tư chuồng trại thấp, phù
hợp với điều kiện nuôi nông hộ, kể cả tại các vùng sâu, vùng xa, nơi mà
điều kiện đầu tư vốn liếng khó khăn.
Người ta có thể nuôi gà thả vườn theo hai phương thức: nuôi nhốt và
nuôi thả, tùy điều kiện của người nuôi. Về nuôi thả, có những mô hình
kết hợp như mô hình Ruộng-Ao-Vườn: dưới ao nuôi cá, tôm, trên ruộng
trồng lúa, thả gà vào lúc thu hoạch, còn trong vườn trồng cây ăn trái, cây
cảnh... Thời gian nuôi phụ thuộc vào các yếu tố: giống (lớn nhanh hoặc
chậm), phương thức nuôi (nhốt hoàn toàn, thả, hoặc kết hợp nhốt - thả)
và giá cả thị trường