Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh gía hệ thống quản lý chất lượng tại công ty CP xi măng bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.96 KB, 11 trang )

ĐÁNH GÍA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY
CP XI MĂNG BỈM SƠN
Mở bài.
1. Giới thiệu tóm tắt về Tên Công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN.
- Tên gọi tắt : Công ty xi măng Bỉm Sơn.
- Tên giao dịch Quốc tế: BIMSON JOINT
STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt : BCC.
- Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình-Thị xã Bỉm Sơn-tỉnh Thanh Hóa.
- Tel/Fax : 037.824.242/037.824.046
2. Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
3. Vốn điều lệ : 956.613.970.000 đồng Việt Nam.
Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi măng
Bỉm Sơn theo QĐ số 486/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
và đăng ký kinh doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày
01/5/2006). Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp Nhà nước, trực
thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Hiện Công ty đang tập trung nỗ lực phấn
đấu hoàn thành dự án dây chuyền mới, nâng công suất lên 2 triệu tấn sản
phẩm/năm vào cuối năm 2008, đưa công suất của Nhà máy lên 3.8 triệu tấn xi
măng/năm.
Trải qua gần được 30 năm xây dựng và phát triển, công ty Xi măng Bỉm
Sơn đã sản xuất và tiêu thụ hơn 27 triệu tấn sản phẩm.Công ty đã được Nhà nước
tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới,


huân chương Độc Lập hạng 3. Công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9000-2001
cho hệ thống quản lý chất lượng. Sản phẩm của Công ty từ 1992 đến nay liên tục
được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.


Nội dung chính.
Các công đoạn chính của quy trình sản xuất xi măng Bỉm Sơn được
mô tả một cách tổng quát như sau.
Đá vôi

Than + Đất sét

Thạch cao + Phụ gia

Vận chuyển

Phơi

Định lượng

Silô chứa

Si lô chứa

Phối trộn

Nghiền xi măng
Cân định lượng

Si lô chứa
Nghiền bột liệu
Đóng bao
Si lô chứa
Kho chứa xi măng
bao

Vê viên

Nung clinker

Xuất sản phẩm cho
khách hàng

Si lô chứa clinker

Tôi là một trong những cổ đông của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
Sau khi chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đang ngày càng đẩy


mạnh sản xuất - kinh doanh, khẳng định được vị thế của mình trong mô hình hoạt
động mới. Dù phải cạnh tranh khá gay gắt trên thị trường, thời gian qua Công ty
Cổ phần (CTCP) Xi măng Bỉm Sơn vẫn tiếp tục khẳng định vững vàng thương
hiệu của mình trên thị trường, tiếp tục phát huy hiệu quả cao trong sản xuất - kinh
doanh. Trong các năm 2006, 2007 và những tháng đầu năm 2008, các lĩnh vực
như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách... đều đạt và vượt so với kế hoạch, đời
sống của người lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao, các hoạt động
văn hóa, xã hội được tiếp tục được phát huy. Công việc của tôi là được tham gia
đóng góp ý kiến, xây dựng vào tất cả các quá trình từ khâu chuẩn bị sản xuất đến
khi sản xuất ra thành phẩm và bán ra thị trường cho khách hàng, nhằm mục tiêu
cho công ty ngày càng phát triển hơn nữa; đó là.
1. Lập kế hoạch và triển khai mua sắm, dự trữ hàng hóa phục vụ cho
sản xuất kinh doanh gồm những chủng loại sau:
Nguyên nhiên liệu: Phục vụ cho quá trình sản xuất như sấy lò, đốt lò và
làm phụ gia cho sản xuất Clinker, xi măng như: Dầu DO, FO, than, Bazan, quặng
sắt, quặng cát, thạch cao. Những loại nguyên nhiên liệu này có giá trị lớn chiếm
tới 45% trong giá thành sản phẩm.

Vật tư phụ tùng: Phục vụ cho công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa
lớn định kỳ của công ty. Các loại vật tư phụ tùng thường phải nhập khẩu từ nước
ngoài, hàng hóa đặc chủng có giá trị tương đối cao.
Hàng hóa phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm như: vỏ bao, mua
clinker, …..
2. Tổ chức quản lý nhập xuất hàng hóa và quản lý hàng tồn kho
nguyên nhiên vật liêu, vật tư phụ tùng.
Đối với các hàng hóa là vật tư phụ tùng: Được tiếp nhận theo hợp đồng
được ký kết hoặc các hình thức mua sắm đặc biệt phục vụ kịp thời cho sửa chữa,
thay thế. Các đơn vị liên quan sẽ tổ chức kiểm tra về số lượng, nghiệm thu về
chất lượng nếu đạt yêu cầu tổ chức làm nghiệm thu và thủ tục nhập kho đưa vào


nơi lưu giữ cần thiết. Nơi lưu giữ hiện nay là các kho được chia thành kho kín và
kho trần. Kho kín là kho trong nhà có mái che và tường bao kín, một số kho có
điều hòa nhiệt độ để bảo quản hàng hóa có yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện bảo
quản. Kho trần là kho ngoài trời không có mái che, chỉ có tường rào bao quanh;
đây là kho thường để các hàng hóa như sắt thép không rỉ, vật tư phụ tùng có thể
để ngoài trời. Đối với vật tư phụ tùng hiện nay, công ty đang triển khai xây dựng
danh điểm cho từng nhóm vật tư, cụ thể cho từng mã vật tư theo thông số kỹ
thuật, chức năng thiết bị. Mỗi vật tư phụ tùng nhập kho sẽ có một mã danh điểm,
và trên mỗi vật tư phụ tùng đều được dán mã danh điểm vật tư. Từng nhóm vật tư
phụ tùng được lưu trữ ở những vị trí nhất định. Có như vậy việc nhập xuất, quản
lý hàng tồn kho mới được thuận tiện và nhanh chóng.
Khó khăn của việc quản lý hàng hóa vật tư phụ tùng tồn kho hiện nay;
đó là làm sao đưa mức dự trữ hàng hóa vật tư phụ tùng tồn kho về mức dự trữ
thấp nhất và an toàn phục vụ cho sản xuất. Công việc này gặp một số khó khăn
nhất định; đó là.
- Không thể dự báo chính xác được thời gian cần phải sửa chữa, thay thế
các thiết bị trong dây chuyền hoạt động của nhà máy. Đây là công việc khó khăn

nhất đối với việc xây dựng kế hoạch dự trữ vật tư phụ tùng cho thiết bị làm sao
đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, năng suất cao và không ảnh hưởng đến tình
hình hoạt động sản xuất.
- Đối với các vật tư phụ tùng phần lớn là hàng đặc chủng được nhập khẩu
từ nước ngoài mà trong nước chưa sản xuất được. Chính vì vậy công ty sẽ phụ
thuộc rất lớn về tiến độ sản xuất của các nhà sản xuất nước ngoài, thời gian giao
hàng, giá cả, … và khó lường trước được các yếu tốt bất ngờ có thể xảy ra làm
ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp.
- Dây chuyền sản xuất xi măng là hoạt động gần như liên tục nên việc kiểm
tra, đánh giá chính xác tình trạng của thiết bị là hết sức khó khăn và cần phải có
nhiều kinh nghiệm.


Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch Ngân sách trong đó có kế hoạch Ngân
sách cho vật tư phụ tùng phục vụ sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Tuy
nhiên có đến 45% danh mục vật tư phụ tùng là phát sinh ngoài ngân sách và tổng
giá trị mua sắm cũng có sự thay đổi tăng/giảm. Việc mua sắm theo quy định của
Công ty bắt buộc phải theo ngân sách đã được phê duyệt. Đây là công việc tôi
cho rằng là khoa học và hợp lý. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ có những
phát sinh cần bổ sung sửa đổi. Nếu thực hiện theo ngân sách thì có những sự cố
phát sinh khó lường không thể không xử lý. Nếu không kịp thời xử lý sẽ làm ảnh
hưởng đến kế hoạch sản xuất của công ty mà bắt buộc phải triển khai mua sắm.
Nếu thực hiện theo Ngân sách thì không được phép mua sắm nhưng nếu không
mua sắm thì ảnh hưởng đến sản xuất. Vì vậy Ngân sách mua sắm cũng cần phải
có những khoảng cho phép nhất định.
Có những vật tư phụ tùng mà giá trị tương đối lớn, phải đặt hàng thời gian
dài, có thể dự trữ trong nhiều năm, nếu không có dự phòng thì ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất. Nếu gặp sự cố về thiết bị này nhà máy có thể phải dừng sản
xuất dài ngày, có thể hàng tháng, thậm chí hàng quý. Chính những loại vật tư phụ
tùng này làm cho giá trị hàng tồn kho ngày càng tăng lên làm ảnh hưởng đến hiệu

quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Từ những khó khăn trên, tôi đã đề xuất với Công ty triển khai xây dựng
định mức dự trữ hàng tồn kho đối với vật tư phụ tùng. Biết rằng đây là công việc
hết sức khó khăn, tuy nhiên nếu triển khai được công việc này thì sẽ giải quyết
được vấn đề giảm chi phí hàng tồn kho và xây dựng được định mức dự trữ hàng
tồn kho.
3. Tổ chức lên kế hoạch tiếp nhận và gia công các vật tư công nghệ đầu
vào để phục vụ sản xuất như thạch cao, Bazan, cát silic, quặng sắt, than, ….
Việc nhập hàng hóa là vật tư công nghệ: Đó là than, dầu, phụ gia Bazan,
thạch cao, quặng sắt, cát silíc. Việc nhập vật tư công nghệ được triển khai kế
hoạch theo từng tuần, từng tháng. Kế hoạch nhập vật tư công nghệ được xây


dựng trên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty. Việc quản lý hàng tồn kho
vật tư công nghệ được thuận lợi hơn nhiều so với vật tư phụ tùng vì các loại vật
tư công nghệ được nhập từ các nguồn có sản lượng ổn định, gần khu vực nhà máy
sản xuất. Việc nhập vật tư công nghệ được các đơn vị cung cấp vận chuyển chủ
yếu bằng ô tô hoặc tàu. Vật tư công nghệ nhập vào được công nhân phòng KCS
lẫy mẫu. Sau khi lấy mẫu thí nghiệm của phòng Thí nghiệm KCS thì số vật tư
công nghệ được nhập vào kho để phục vụ sản xuất. Kết quả thí nghiệm thường có
được sau 2 đến 3 ngày kể từ ngày lấy mẫu. Đây chính là vấn đề khó khăn cho
Công ty trong việc quản lý chất lượng hàng hóa. Kết quả thí nghiệm không có
được ngay tức thì mà phải chờ sau 2 đến 3 ngày trong khi đó việc nhập vật tư
công nghệ lại được thực hiện sau đó. Nếu như phiếu kiểm tra chất lượng sau 2
đến 3 ngày đối với mẫu vật liệu không đạt yêu cầu của hợp đồng thì việc nhập
vào kho cũng đã được thực hiện và có thể đã được đưa vào sử dụng phục vụ cho
sản xuất. Để xử lý những lô hàng không đạt chất lượng này thường được quy
định trong hợp đồng là đưa về mặt bằng tiêu chuẩn và trừ hoặc phạt giá trị.
Ở đây vấn đề cần quan tâm là chưa có biện pháp ngăn chặn ngay từ khâu
kiểm tra chất lượng, lẫy mẫu vật liệu, kết quả phân tích mẫu không kịp thời để có

những quyết định tức thì như không nhập những lô hàng không đảm bảo chất
lượng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sản xuất. Những lô
hàng không đảm bảo chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc
tiêu hao nguyên vật liệu tăng lên làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là
khâu trong quan trọng quá trình quản trị chất lượng sản phẩm, thiết nghĩ cần phải
trang bị những thiết bị lấy mẫu để thay thế phần lớn công việc của con người (con
người cũng có thể tác động đến chất lượng các mẫu kiểm tra) và các thiết bị để
phân tích vật liệu kịp thời, có những không tin xử lý tức thì trong quy trình nhập
xuất vật tư công nghệ.
Với một số những tồn tại nêu trên; trong quy trình quản lý nhập xuất và
bảo quản vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu. Chính những tồn tại này là
những lãng phí mà công ty hoàn toàn có thể kiểm soát được để làm giảm chi phí


lưu kho, tăng cường công tác quản trị chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Qua môn học Quản trị hoạt động; Đối với tôi việc nghiên cứu môn học này
là một trong 3 chức năng chính của tổ chức cùng với Marketing và tài chính.
Quản trị hoạt động và sản xuất thực sự bổ ích và hết sức cần thiết cho đơn vị sản
xuất. Nghiên cứu về OM cho chúng tôi thấy rằng trong quá trình hoạt động sản
xuất của đơn vị cần phải làm gì, phát hiện ra những vấn đề cần phải loại bỏ, cải
tiến để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt đông của doanh nghiệp, đặc biệt là
trong khâu sản xuất và phát triển xuất.
Sản xuất theo phương pháp Lean là một phương pháp sản xuất được xem
hiệu quả nhất hiện nay. Mục tiêu của phương pháp Lean là hoàn toàn loại bỏ lãng
phí xảy ra trong quá trình sản xuất từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản xuất tối
ưu, tinh gọn. Với phương pháp Lean là hoàn toàn phù hợp với Công ty Cổ phần
Xi măng Bỉm Sơn, áp dụng phương pháp Lean sẽ làm giảm chi phí sản xuất, tăng
sản lượng đầu ra và rút ngắn thời gian sản xuất. Phương pháp Lean tập trung vào
7 mục tiêu chính và công ty hoàn toàn có thể áp dụng được.

Với vị trí của tôi hiện nay áp dụng phương pháp sản xuất Lean, tôi sẽ tập
trung vào một số mục tiêu đó là:
- Giảm phế phẩm và lãng phí hữu hình không cần thiết, bao gồm cả việc sử
dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào.
- Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả các công đoạn khác, mức tồn kho
thấp hơn đồng nghĩa với việc yêu cầu vốn lưu động ít hơn.
- Chuẩn hóa các công việc của người lao động trong đơn vị.
- Cải thiện năng suất lao động, giảm thời gian nhàn rỗi của nhân viên và
đảm bảo nhân viên đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc.
- Quản trị chất lượng hàng hóa nhập xuất: Chất lượng là một trong 4 mục
tiêu then chốt của công ty, cùng với chi phí, tính linh hoạt và giao hàng. Điều này


đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ tổ chức để kiểm soát và quản lý chất lượng. Áp
dụng vào công việc của công ty Cổ phần xo măng Bỉm Sơn hiện nay là quản lý
chất lượng nguyên nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhập xuất để đảm bảo sản xuất ổn
định, chất lượng tốt đòi hỏi phải có phương pháp quản lý khoa học. Trong thời
gian tới cần phải dự kiến sẽ tập trung vào một số công việc đó là.
- Lập kế hoạch nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu sát với thực tế, giảm
lượng tồn kho.
- Xây dựng định mức dự trữ nguyên vật liệu tồn kho.
- Hoàn chỉnh lại quy trình giao nhận hàng hóa, kiểm tra chất lượng nguyên
nhiên vật liệu trước khi nhập kho. Giảm thiểu các lỗi có thể xẩy ra trong quá trình
giao hàng.
Dữ trữ; Chính sách dự trữ là hết sức quan trọng. Đối với Công ty việc sản
xuất gần như hoạt động liên tục, chỉ trừ các sự cố đột xuất, sửa chữa nhỏ và các
định kỳ sửa chữa lớn. Trong điều kiện hiện nay, giá cả luôn biến động, tình hình
kinh tế thế giới hết sức khó khăn, thiết bị của nhà máy phần lớn là nhập khẩu,
chính vì vậy công tác quản trị dự trữ vật tư phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu để
đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh hoạt động liên tục là rất quan trọng. Trong bối

cảnh đó đòi hỏi người làm công tác quản lý vật tư hết sức linh hoạt, nắm bắt
thông tin nhanh nhạy để đảm bảo dự trữ an toàn và hợp lý nhất.
Vẫn biết dự trữ càng nhiều thì gây ra sự lãng phí càng lớn. Vấn đề hiện nay
của công ty xác định nhu cầu dự trữ bao nhiêu là vừa? Đây có sự xung đột về
quan niệm dự trữ hàng tồn kho. Các đơn vị khối tài chính muốn dự trữ ở mức
thấp nhất trong khi các đơn vị khối sản xuất lại muốn dự trữ ở mức an toàn nhất
cho máy móc, thiết bị hoạt động liên tục ổn định. Hiện nay lượng vật tư phụ tùng,
nguyên nhiên vật liệu mà công ty đang dự trữ là tương đối cao. Trong thời gian
tới công ty dự định triển khai một số công việc để giảm lượng hàng dự trữ đó là:


- Giảm bớt lượng dự trữ vật tư phụ tùng. Xác định những loại vật tư phụ
tùng nào không cần thiết phải dự trữ hoặc số lượng dự trữ tương đối lớn thì có thể
triển khai bán thanh lý để thu hồi vốn.
- Rà soát, triển khai xây dựng danh điểm vật tư cho tất cả các loại hàng
hóa, có thể áp dụng phương pháp thẻ Kanban cho các vật tư phụ tùng.
- Áp dụng các mô hình dự trữ tiên tiến vào công việc của mình như mô
hình đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ hoặc mô hình đặt hàng theo lô POQ, ứng dụng
mô hình phân tích biên tế để xác định lượng dự trữ.
Kết luận.
Qua nghiên cứu, học tập môn học Quản trị hoạt động. Đã cho tôi thấy được
những nội dung: Tổng quan về quản trị sản xuất; Chiến lược tác nghiệp; Dự báo
nhu cầu; Hệ thống kế hoạch sản xuất và tác nghiệp; Kế hoạch nguồn nguyên liệu;
Hệ thống hàng dự trữ/tồn kho; Quản trị chất lượng; Phương thức sản xuất hiện
đại JIT/Lean có thể áp dụng vào công việc của đơn vị hiện nay, theo mức độ khác
nhau theo lĩnh vực hoạt động. Nâng cao năng lực quản lý, phát huy nguồn vốn
đầu tư để tạo ra sản phẩm, dịch vụ năng suất hơn trên cơ sở những luận cứ khoa
học đã được kiểm chứng trong thực tế. Đồng thời qua phân tích cho chúng ta thấy
được quá trình sản xuất, kinh doanh của chúng ta đang có vấn đề ở những khâu
nào, đang để xảy ra lãng phí ở những công đoạn nào và cũng chỉ ra cho chúng ta

chi tiết nhỏ cần khắc phục, cải tiến để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty. Đặc biệt đối với bản thân tôi, môn học đã cung cấp cho tôi rất nhiều
kiến thức bổ ích. Chắc chắn rằng trong thời gian tới, tôi sẽ áp dụng một số
phương pháp quản lý tiên tiến vào công việc của mình chẳng hạn như quản trị dự
trữ, phương pháp sản xuất Lean, quản trị chất lượng TQM, áp dụng một số mô
hình phân tích hàng tồn kho như ABC, mô hình đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ
hoặc mô hình đặt hàng theo lô POQ. Tôi tin tưởng rằng việc áp dụng những kiến
thức này sẽ làm cho công việc giảm sản xuất thừa, không để phải chờ đợi làm
lãng phí thời gian và chi phí liên quan, tiết kiệm từ vận chuyển, lưu kho cân bằng
hàng dự trữ và dịch vụ khách hàng, loại bỏ thao tác thừa, gia công thừa, tránh


hoặc giảm sản phẩm hỏng. Nhằm tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và
phát triển tầm nhìn lên một tầm cao mới./.


Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu giảng dạy của giáo viên môn Quản trị Hoạt động.
- Thông tin liên quan đăng tải trên các báo, truyền thông.
-



×