Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Quy trình thẩm định của ngân hàng phát triển việt nam bảo lãnh cho doanh nghiệp có dự án đầu tư vay vốn của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.97 KB, 8 trang )

CHỦ ĐỀ: “QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM BẢO LÃNH CHO DOANH NGHIỆP CÓ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Hà Nội
01/2011

1


Đề bài:
1. Lựa chọn một quy trình tác nghiệp thông thường nhất tại doanh
nghiệp hoặc tổ chức của anh/chị mà hiện nay anh/chị đang tham gia vào. Hãy
mô tả quy trình này theo các bước công việc đang được thực hiện hiện nay.
Theo anh/chị, quy trình này có những bất cập hay nhược điểm gì cho công tác
quản lý. Vì sao? Theo anh/chị quy trình này cần cải thiện như thế nào để việc
thực hiện trở nên tốt hơn.
2.Theo anh /chị những nội dung nào trong môn học quản trị Tác
nghiệp này là có thể áp dụng vào công việc của anh/chị hoặc của doanh
nghiệp anh/chị hiện nay? Anh/chị dự định sẽ áp dụng những kiến thức đó vào
những hoạt động gì và sẽ áp dụng như thế nào?
Bài làm:
Để đạt được mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội năm 2009;
một trong năm nhóm giải pháp trọng tâm của Chính phủ đưa ra là: Thực hiện
chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, một mặt đảm bảo kiểm soát được lạm
phát, mặt khác chủ động ngăn ngừa khả năng suy giảm kinh tế, đồng thời thực
hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế
hợp lý. Trước mắt, cần tiến hành giảm lãi suất tín dụng hợp lý theo nguyên tắc
vừa bảo đảm mục tiêu chống lạm phát, vừa bảo đảm nguồn vốn, lợi ích và tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu,


doanh nghiệp tạo nhiều việc làm...
Ngày 28/11/2008 Thủ tướng Chính Phủ có Công văn số 2081/TTgKTTH; Giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) thực hiện bảo lãnh
tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) khi vay vốn của các tổ chức
tín dụng để sản xuất kinh doanh. Đồng thời giao Bộ Tài Chính phối hợp Ngân
hàng Nhà nước hướng dẫn NHTP tổ chức thực hiện.

2


Đây là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục
đích kích cầu nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để các DNNVV tiếp cận
được nguồn vốn vay, trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ về mặt tài chính cho
DNNVV; là nhiệm vụ mới mà NHPT được Chính phủ giao, thể hiện sự tin
tưởng của Chính phủ vào hoạt động NHPT. Bên cạnh đó nhiệm vụ này cũng
có không ít thách thức, khó khăn. Trong bài viết này tôi muốn bàn đến những
vấn đề liên quan đến quy trình thẩm định bảo lãnh cho doanh nghiệp:
Việc bảo lãnh cho các doanh nghiệp được chia theo 2 hình thức:
- Bảo lãnh đối với doanh nghiệp/hợp tác xã có phương án sản xuất kinh
doanh đề nghị bảo lãnh (doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn)
- Bảo lãnh đối với doanh nghiệp/hợp tác xã có dự án đề nghị bảo lãnh
vay vốn (doanh nghiệp vay vốn đầu tư trung dài hạn)
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta đi sâu phân tính đối với hình thức
bảo lãnh cho doanh nghiệp có dự án trung dài hạn đề nghị vay vốn có bảo
lãnh của NHPT.
Trình tự thực hiện được quy định như sau:
1. Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay
vốn.
2. Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay
vốn.
3. Sau khi thẩm định, Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT thực hiện kiểm

tra thực tế tại doanh nghiệp, xác minh số liệu và các nội dung liên quan đến
hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn; lập Biên bản kiểm tra có xác nhận của các
bên.
4. Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT có thông báo chấp thuận bảo lãnh
(có giá trị trong phạm vi 30 ngày làm việc đối với bảo lãnh vay vốn thực hiện
dự án đầu tư) hoặc không chấp thuận bảo lãnh (nêu rõ lý do) gửi doanh
nghiệp.
3


- Cách thức thực hiện: Tại trụ sở của Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1. Giấy đề nghị bảo lãnh của Doanh nghiệp (bản chính).
2. Hồ sơ doanh nghiệp:
- Điều lệ hoạt động của Doanh nghiệp - trừ Doanh nghiệp tư nhân (bản
sao y của Doanh nghiệp);
- Nghị quyết về việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản
trị; Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng; (bản
sao y của Doanh nghiệp);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực);
- Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề pháp luật quy định
phải có giấy phép (bản sao chứng thực);
3. Hồ sơ tài chính:
- Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm gần nhất
(bản sao y của Doanh nghiệp); kèm theo kết luận của đơn vị kiểm toán - nếu
có (bản sao chứng thực).
4. Hồ sơ dự án đầu tư:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc dự án đầu tư xây dựng công trình)/
Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình (trường hợp dự án có vốn đầu

tư nhỏ hơn 15 tỷ đồng) được lập theo quy định của pháp luật (02 bộ);
- Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có
tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng trở lên (bản sao chứng thực);
- Quyết định đầu tư - nếu có (bản chính);
- Văn bản của cơ quan thẩm quyền về các nội dung liên quan dự án:
+ Giấy phép xây dựng;
4


+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất trong
khu công nghiệp (bản sao chứng thực);
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê
duyệt - nếu phải có theo quy định (bản sao chứng thực);
+ Giấy phép khai thác tài nguyên - đối với dự án khai thác tài nguyên
(bản sao chứng thực);
+ Các giải pháp thiết kế về phòng cháy chữa cháy được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt (bản sao chứng thực);
* Đối với dự án đầu tư mua sắm thiết bị lẻ, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp:
Tuỳ từng trường hợp, nếu không phải xin thêm đất thì Hồ sơ dự án thông
thường chỉ gồm báo cáo phương án đầu tư và quyết định phê duyệt phương án
đầu tư hoặc dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án đầu tư trong trường
hợp các công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư trên 15
tỷ đồng.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: Tối đa không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Đối tượng thực hiện thủ tục: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục: Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT
- Kết quả thực hiện thủ tục:
Thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận bảo lãnh vay vốn.

- Lệ phí (nếu có): không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có, đính kèm theo thủ tục này):
Giấy đề nghị bảo lãnh vay vốn dự án (mẫu số 01a/BL-GĐN).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có):

5


1. Là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có vốn điều lệ tối đa
20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động. Không bảo lãnh cho các doanh
nghiệp vay vốn để thực hiện dự án, phương án SXKD trong lĩnh vực tư vấn,
kinh doanh bất động sản (trừ các dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu
nhập thấp; nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang), kinh
doanh chứng khoán; vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng
khác.
2. Có dự án đầu tư, phương án SXKD hiệu quả. Quy mô dự án tối thiểu
là 100 triệu đồng.
3. Không có nợ quá hạn tại các TCTD. Trường hợp Doanh nghiệp có
nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án SXKD
và cam kết trả được nợ quá hạn thì được NHPT thẩm định, quyết định bảo
lãnh vay vốn theo quy định hiện hành.
4. Có vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án SXKD tối thiểu
bằng 10%
5. Sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tư để thế
chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh.
- Căn cứ thực hiện quy trình:
1. Nghị Quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.
2. Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của
Ngân hàng thương mại.

3. Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy
chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng thương mại.

6


4. Công văn số 1097/NHPT-BL-HTUT ngày 21/4/2009 của NHPT về
việc hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng
thương mại.
5. Công văn số 1914/NHPT-BL-HTUT ngày 18/6/2009 về việc sửa đổi
bổ sung công văn số 1097/NHPT-BL-HTUT ngày 21/4/2009 của NHPT về
việc hướng dẫn nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng
thương mại./.
Một số bất cập của Quy trình:
Quy trình thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho
doanh nghiệp có dự án đầu tư vay vốn của Ngân hàng thương mại sau một
thời được ban hành đã bộc lộ một số bất cập:
- Quy trình thẩm định bảo lãnh đã phần nào giúp các doanh nghiệp và
cán bộ NHPT tiếp cận và thực hiện quy trình một cách rõ ràng tuy nhiên quy
trình mới được ban hành theo hình thức công văn hướng dẫn do đó tính pháp
lý chưa cao.
- Việc quy định cứng quy trình thẩm định bảo lãnh phải bắt đầu từ
NHPT sau đó mới đến việc quyết định cho vay của NHTM làm kéo dài thời
gian thực hiện, thực tế thì doanh nghiệp không làm theo quy trình đó. Doanh
nghiệp sẽ tiếp xúc thẩm định từ phía ngân hàng thương mại sau đó khi có yêu
cầu liên quan đến bảo đảm tiền vay theo hình thức bảo lãnh thì Doanh nghiệp
sẽ liên hệ với NHPT.
*)Một số kiến nghị trong quá trình thực hiện quy trình:

Cần linh hoạt hơn trong việc quy định nơi tiếp nhận hồ sơ thẩm định
là Ngân hàng phát triển hay Ngân hàng thương mại để tạo sự thuận lợi, tiết
kiệm về thời gian và kinh phí cho khách hàng.
Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHTM và NHPT để thực
hiện quy trình thẩm định một cách thông thoáng, tránh trùng lắp và tránh
phiền hà cho doanh nghiệp.
7


Tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định bảo lãnh cho
doanh nghiệp hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho hệ thống NHPT và NHTM.
*) Vận dụng môn học Quản trị Tác nghiệp vào thực tế công việc:
Khách hàng ngày nay ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các hàng hoá
và dịch vụ có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, được liên tục đổi mới và
cải tiến. Do vậy, khi nghiên cứu về quản trị hoạt động, cụ thể hơn về quản trị
chất lượng, tôi đã hiểu được chất lượng và quản trị chất lượng…
Chất lượng theo nghĩa rộng là khả năng của một sản phẩm hoặc dịch vụ
thoả mãn được hoặc vượt những mong đợi của khách hàng; Chất lượng chính
là nhận thức của khách hàng. Để đạt được chất lượng cần có chi phí. Thực
chất chi phí cho chất lượng là những khoản đầu tư nhằm làm cho sản phẩm
phù hợp với mục đích và yêu cầu của khách hàng. Đó chính là giá phải trả để
chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn được nhu cầu của khách hàng.
Những chi phí cho chất lượng đôi khi rất lớn, tuy nhiên hiệu quả của nó đem
lại cũng rất cao.
Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng
quản lý chung, nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm
và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất
lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống
chất lượng. Quản trị chất lượng thực hiện trong suốt chu kỳ sống của sản
phẩm từ thiết kế, chế tạo đến sử dụng. Hơn nữa, Quản lý chất lượng là trách

nhiệm của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Quản lý chất lượng phải
được thực hiện ở mọi cấp, mọi khâu, mọi quá trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo trình thống kê trong Kinh doanh – Đại học Griggs
- Bộ thủ tục giải quyết công việc của Ngân hàng phát triển Việt Nam
- Các quy quyết định, quy trình, văn bản hướng dẫn có liên quan.

8



×