Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

luận văn hình sự: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản? Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.84 KB, 11 trang )

A.MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển, vấn đề lợi ích vật chất luôn là tâm điểm của mọi
xung đột trong xã hội. Bởi vậy, vấn đề bảo đảm quyền sở hữu các lợi ích vật
chất cũng luôn được các nhà nước trên thế giới quan tâm. Ở nước ta, quyền sở
hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp
luật trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự...
Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định
về các tội phạm xâm phạm sở hữu. Đây cũng là một trong những nhóm tội được
quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và ở nước ta
nói riêng. Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, các tội phạm xâm phạm đến sở
hữu luôn chiếm một số lượng lớn và rất phổ biến tại các địa phương, đặc biệt là
các thành phố lớn. trong các tội xâm phạm sở hữu, tội cướp giật là tội đang có
diễn biến ngày càng phức tạp về lẫn quy mô, thủ đoạn và mức độ nguy hiểm. Để
làm rõ hơn về tội phạm này, em xin tìm hiểu đề tài: “Phân tích các dấu hiệu
pháp lý của tội cướp giật tài sản? Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản.”.

1


B.NỘI DUNG
I.Dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản
1.Khái niệm
Tại Điều 171 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 quy định: tội cướp giật tài
sản là hành vi công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản
lý mà không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực hay thủ đoạn uy hiếp tinh thần
nào khác
2.Các dấu hiệu pháp lý
a) Mặt khách khách quan:
Đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản là người phạm tội lợi dụng sơ hở của
người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản mà người quản lý khó có thể


giữ được hoặc giằng lại được, hành vi công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản
đang do người khác quản lý mà không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực hay
thủ đoạn uy hiếp tinh thần nào khác.Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi
cướp giật tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội
của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay
người giật tài sản của mình.
Có thể nói, đặc trưng của tội cướp giật tài sản là hành vi giật, tức là giằng mạnh
lấy tài sản về mình một cách nhanh chóng ( ngay tức khắc). Thông thường do hành
vì giật mang tính nhanh chóng và bất ngờ nên làm cho người đang quản lý tài sản
không thể giữ lại được tài sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp, dù người phạm
tội muốn tạo yếu tố bất ngờ cho nạn nhân nhưng hành vi của người phạm tội không
làm cho người đang quản lý tài sản bị bất ngờ. Do đó không thể thực hiên thành
công hành vi chiếm đoạt được tài sản.
2


Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai, tức là
không có ý thức che giấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách
nhiệm quản lý tài sản và những người khác. Đây cũng là một đặc trưng để phân biệt
với những trường hợp phạm tội khác như hành vi trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản không có tính công khai, trắng trợn.
Để thực hiện được hành vi giật tài sản, người phạm tội thường sử dụng nhiều
thủ đoạn khác nhau mà điển hình nhất là lợi dụng sơ hở chủ sở hữu hay người đàn
quản lí tài sản không đề phòng để thực hiện nhanh chóng hành vi giật tài sản và tẩu
thoát hoặc lợi dụng người đang quản lý tài sản đang tập trung điều khiển phương
tiện giao thông không chú ý để áp xát và thực hiện hành vi phạm tội.
Trong các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng, có một số thủ đoạn mà
hành vi dễ gây nhầm lẫn với các nhóm tội liền kề như tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản, tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu không xem xét kĩ hành
vi khách quan. Thủ đoạn phạm tội cướp giật tài sản cũng chính là dấu hiệu đặc

trưng để phân biệt tội cướp giật tài sản với các tội phạm khác gần kề.
b.Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp
hoặc cá nhân.Trong một sô trường hợp diễn ra trong thực tiễn, hành vi cướp giật có
thể cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân
thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay nhiều
vụ cướp giật tài sản đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khoẻ của người bị hại như các vụ cướp giật của người đang điều khiển xe đạp, xe
máy làm cho những người này ngã xe gây tai nạn. Mặc dù những thiệt hại về tính
mạng, sức khoẻ không phải là đối tượng mà người phạm tội nhằm vào, nhưng trước
khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy
hiểm của hành vi và hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện, muốn ra
sao thì ra. Cũng chính vì vậy Bộ luật hình sự năm 2015 khi quy định tội cướp giật
3


tài sản đã đưa vào trong cấu thành dấu hiệu về thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và
coi đây là những tình tiết định khung hình phạt.
c.Mặt chủ quan của tội phạm
Cũng như đối với tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng
đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người
phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng xuất hiện trước khi
hành vi cướp giật được thực hiện,mục đích chiếm đoạt không thể xuất hiện sau bởi
vi hành vi giật tài sản đã bao hàm mục đích chiếm đoạt.
d.Chủ thể thực hiện tội phạm
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản thuộc trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 171, vì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật
hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu trách

nhiệm hình sự về tội phạm tại khoản 1 Điều 171 BLHS.
Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình
điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi
của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 171 Bộ luật hình
sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm
hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
170 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm
hình sự.
e.Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra
còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc những thiệt hại khác. mặc dù
4


điều luật không quy định, nhưng về lý luận tội cướp giật tài sản là tội phạm có cấu
thành vật chất, do đó, chỉ khi nào người phạm tội giật được tài sản thì tội phạm mới
hoàn thành, nếu có hành giật nhưng chưa giật được tài sản thì thuộc trường hợp
phạm tội chưa đạt. Tội cướp giật tài sản là tội phạm nghiêm trọng nên nhà làm luật
không quy định mức tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu cấu thành tội phạm như đối
với các tội khác như tội trộm cắp, tội công nhiên chiếm đoạt, tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản… Do đó người phạm tội cướp giật tài sản có giá trị lớn hay chỉ có giá trị rất
nhỏ ( hoa tai giả, dây chuyền giả) vần là phạm tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, nếu
chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn thì thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2,
khoản 3 hoặc khoản 4 của Điều 171 tuỳ theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc các thiệt hại khác là những dấu hiệu
định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản.
II.Phân biệt tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tội cướp giật tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hai tội hay bị
nhầm lẫn trong thực tế bởi vì dấu hiệu hành vi, thủ đoạn phạm tội có những nét

tương đồng. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không xem xét kĩ hành vi khách
quan của tội phạm thì rất dễ nhầm lẫn. Dưới lý luận pháp luật hình sự Việt Nam thì
hai tội này có những sự khác biệt nhất định sau:
Đối với tội cướp giật tài sản: tội cướp giật tài sản đòi hỏi người cướp giật
phải có hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu
hiệu để phân biệt với những hành vi chiếm đoạt ở các tội phạm khác:
Tội cướp giật tài sản phải có dấu hiệu công khai, là hình thức thực hiện cho
phép chủ tài sản có khả năng biết ngay khi hành vi xảy ra. Có nghĩa rằng người
phạm tội có ý thức công khai và không có ý thức che đậy hành vi phạm tội đó.
Tội cướp giật tài sản phải có dấu hiệu nhanh chóng: Đó là lợi dụng sơ hở của
chủ tài sản (sơ hở này có thể sẵn sàng có hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra).
5


Nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh.
Thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt tài sản có thể diễn ra ở nhiều hình thức khác
nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản
cũng như những hoàn cảnh bên ngoài khác, hình thức này có thể là nhanh chóng
giật lấy giành lấy và tẩu thoát…Với thủ đoạn như vậy người phạm tội muốn chủ tài
sản không thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của mình và không có ý định
dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản.
Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
là lợi dụng lúc chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản ngang nhiên chiếm đoạt tài
sản của họ. Hành vi trong tội này phân biệt với hành vi chiếm đoạt của các tội khác
dấu hiệu công nhiên, Ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì hành vi chiếm đoạt
này có tính công khai như hành vi cướp giật nhưng hành vi này xảy ra trong hoàn
cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản, do vậy, người phạm tội không cần và
không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản, người
phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhanh
chóng, nhanh chóng chiếm đoạt và lẩn tránh.

Cả hai tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản một cách
công khai. Tuy nhiên, hành vi chiếm đoạt tài sản giữa hai tội khác nhau ở chỗ:
Thứ nhất, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là ngang nhiên chiếm
đoạt tài sản đang do người khác quản lý, bất chấp sự có mặt của chủ tài sản. Đặc
trưng của tội này là hành vi công khai, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản, khi thực
hiện hành vi chiếm đoạt. Trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, người phạm tội
thường lợi dụng chủ tài sản không có khả năng, điều kiện để chống trả , bảo vệ nên
khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội không cần nhanh chóng
chiếm đoạt cũng như không cần phải nhanh chóng lẫn trốn và không sợ bị bắt giữ
vì người chủ tài sản không có khả năng ngăn cản việc chiếm đoạt. Đây là điểm
khác biệt với tội cướp giật tài sản. Còn đối với tội cướp giật tài sản, thủ đoạn phạm
6


tội phải thực hiện một cách nhanh chóng và phải gây yếu tố bất ngờ đối với chủ sở
hữu hay người đang đang quản lý tài sản, và sau khi thực hiện được hành vi chiếm
đoạt thì người phạm tội phải nhanh chóng thực hiện thủ đoạn khác để nhanh chóng
tẩu thoát.
Thứ hai, ở tội công nhiên chiếm đoạt thì không cần thiết phải hành vi “nhanh
chóng” bởi vì người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan người đang sở hữu
tài sản hoặc người đang quản lý tài sản đang trong tình trạng không có khả năng,
điều kiện chống trả để bảo vệ tài sản, đang bị vướng mắc vì công việc nào đó (ví dụ
leo lên cột điện để sửa điện và bỏ xe máy ở dưới nhưng không khóa xe) hoặc do
tình trạng thể chất, sức khỏe của chủ tài sản mà không thể ngăn cản được việc
chiếm đoạt tài sản. Do đó, người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình
một cách ngang nhiên, hành động không cần phải nhanh chóng. Sau khi thực hiện
xong hành vi chiếm đoạt cũng vậy, vì người chủ sở hữu không thể ngăn cản được
nên không cần phải nhanh chóng tẩu thoát.
Đối với tội cướp giật tài sản, hành vi phải nhanh chóng bởi vì chủ sở hữu vẫn
còn có khả năng bảo vệ hoặc giữ lại, giật lại tài sản, bắt giữ người phạm tội. Do đó

để thực hiện thành công hành vi cướp giật của mình, người phạm tội thường sử
dụng các thủ đoạn khác để làm cho chủ sở hữu hay người đang quản lý tài sản bị
bắt ngờ mà không thể chống trả, bảo vệ tài sản để công khai, nhanh chóng chiếm
đoạt tài sản. Người phạm tội biết rõ chủ tài sản hoàn toàn có khả năng ngăn cản
việc chiếm đoạt, có khả năng lấy lại tài sản nên ngay sau khi công khai chiếm đoạt
được tài sản, người phạm tội nhanh chóng tẩu thoát- nhanh chóng lẩn trốn.
Ta có một ví dụ điển hình cho tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
Anh A để xe trên bờ sông, rồi nhảy xuống tắm sông. Anh B đi qua thấy liền
dắt xe của anh A và nổ máy đi. Hành vi của anh B cấu thành tội phạm công khai
chiếm đoạt tài sản chứ không phải tội cướp giật tài sản. Bởi vì, anh B đã lợi dụng
sự mất cảnh giác của anh A, anh B biết rõ anh A đang tắm sông nên không thể đuổi
7


bắt anh B ngay được nên anh B không cần phải nhanh chóng tẩu thoát. Còn đối với
tội cướp giật tài sản, người phạm tội biết rõ chủ tài sản hoàn toàn có khả năng ngăn
cản việc chiếm đoạt, có khả năng lấy lại tài sản nên ngay sau khi công khai chiếm
đoạt được tài sản, người phạm tội nhanh chóng tẩu thoát- nhanh chóng lẩn trốn.
Việc phân biệt giữa tội cướp giật tài sản và các tội phạm khác có ý nghĩa rất
quan trọng trong vấn đề định tội danh, xác định trách nhiệm hình sự một cách chính
xác và đúng đắn.

8


C.KẾT LUẬN
Bài tiểu luận tuy còn sơ sài và mang ý chí chủ quan của cá nhân của em
nhưng thông qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, các đặc điểm và bản
chất về phương diện lý luận, qua đó thể hiện phần nào sự quan tâm của em đối với
đề tài và hy vọng bài tiểu luận có thể góp một phần nhỏ vào việc xác định đúng đắn

những điều kiện cụ thể của trường hợp phạm tội cướp giật tài sản, đồng thời đưa ra
phân biệt với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; góp một phần nhỏ nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm cướp giật nói
riêng ở nước ta hiện nay.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ts.Phạm Mạnh Hùng,Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam(phần các tội phạm)
tập 1, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,2016
2. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi bổ sung 2009), nxb Lao Động
3. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), nxb Lao Động
4.ths. Ngô Hồng Sơn, tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật trên
địa bàn thành phố, />
10


Mục lục

11



×