Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giải quyết tình huống, So sánh quyền kiến nghị và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát trong việc giải quyết vụ án dân sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.51 KB, 17 trang )

Đề bài
Câu 1:
So sánh quyền kiến nghị và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát trong việc
giải quyết vụ án dân sự.
Câu 2:
Ngày 21/01/2015, anh Nguyễn Văn Cường cùng vợ là chị Trần Thị Hoa
đều có hộ khẩu thường trú tại phường Láng Hạ, quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội (Bên A) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 60 m2 đất và tài sản gắn liền
trên đất là ngôi nhà cấp 4 tại số 21 phố Khương Hạ, phường Khương Đình,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội của vợ chồng anh Trần Thanh Hải và Lê
Thị Lan đều có hộ khẩu thường trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội (Bên B). Diện tích đất trên, vợ chồng anh Hải, Lan đã được
UBND quân Thanh Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang số
hiệu A23407886 năm 2009. Giá chuyển nhượng được hai bên thống nhất là
2.100.000.000 VND. Việc chuyển nhượng đã được hai bên lập thành Hợp
đồng và có chứng thực của Công chứng viên Văn phòng Công chứng Phương
Đông. Trong Hợp đồng chuyển nhượng nhà gắn liền với quyền sử dụng đất
trên, tại Điều 6 có ghi: “Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày Hợp đồng này được
công chứng, Bên B có quyền chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng
đất quy định tại Điều 1 của hợp đồng này với giá chuộc lại là 2.600.000.000
VND.”
Thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất nêu trên, các bên đã tiến
hành làm thủ tục đăng ký sang tên nhà đất theo đúng quy định của pháp luật
và Bên A đã được UBND quận Thanh Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất nêu trên.
Ngày 16/08/2015, do cần tiền để hùn vốn làm ăn nên vợ chồng anh
Nguyễn Văn Cường và chị Trần Thị Hoa đã chuyển nhượng ngôi nhà gắn liền
với 60 m2 đất tại số 21 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội cho vợ chồng anh Trần Văn Quang, chị Nguyễn Thị
Hồng với giá là 2.500.000.000 VND. Việc chuyển nhượng nhà đất giữa hai



bên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và vợ chồng anh Quang, chị
Hồng đã được UBND quận Thanh Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
Ngày 19/01/2016, vợ chồng anh Hải, chị Lan đến gặp vợ chồng anh
Cường, chị Hoa yêu cầu được chuộc lại ngôi nhà gắn liền với 60 m 2 đất tại số
21 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội theo đúng thỏa thuận thì mới biết anh Cường, chị Hoa đã chuyển nhượng
nhà đất trên cho người khác. Do không thống nhất được với nhau về cách giải
quyết. Vì vậy, anh Hải, chị Lan đã khởi kiện ra TAND quận Thanh Xuân yêu
cầu vợ chồng anh Cường, chị Hoa thực hiện đúng thỏa thuận trong Hợp đồng
chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên. Ngày 01/07/2016, TAND quận Thanh
Xuân đã thụ lý vụ án trên để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện
kiểm sát cùng cấp. Ngày 20/10/2016 Tòa án quận Thanh Xuân đã mở phiên
Tòa xét xử sơ thẩm dân sự tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Hải,
chị Lan, buộc vợ chồng anh Cường, chị Hoa phải thực hiện đúng Điều 6 hợp
đồng như đã ký kết ngày 20/1/2015. Tuyên hợp đồng chuyển nhượng nhà và
đất giữa anh Cường, chị Hoa với vợ chồng anh Quang, chị Hồng vô hiệu. Tòa
án đã gửi bản án sơ thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Yêu cầu: Là kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tiến hành công tác
kiểm sát giải quyết vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và ở tại phiên tòa, anh
chị sẽ kiểm sát những vấn đề gì ở bản án sơ thẩm mà Tòa án đã gửi cho Viện
kiểm sát cùng cấp? Anh chị có đề xuất gì với lãnh đạo, nội dung đề xuất?
(Biết rằng trong quá trình kiểm sát giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa,
Viện kiểm sát đã có kiến nghị về việc tuân theo pháp luật như thẩm quyền giải
quyết, thiếu người tham gia tố tụng, quan điểm giải quyết vụ án tại phiên tòa
không được Tòa án chấp nhận).


Câu 1:

Bài làm
Giống nhau:
- Quyền kiến nghị và quyền kháng nghị đều là quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân trong kiểm sát giải quyết vụ án dân sự.
- Quyền kiến nghị và quyền kháng nghị đều có mục đích nâng cao trách
nhiệm của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết các vụ án dân
sự.
- Đối tượng của quyền kiến nghị và quyền kháng nghị đều là sự vi phạm
trong văn bản tố tụng của Tòa án.
Khác nhau:
Tiêu chí

Kháng nghị

Kiến nghị

Khoản 1, Điều 5 Luật tổ Khoản 2, Điều 5 Luật tổ
Căn cứ

chức Viện kiểm sát nhân chức Viện kiểm sát nhân

Trường hợp áp dụng

dân năm 2014
dân năm 2014
Hành vi, quyết định của Hành vi, bản án, quyết
cơ quan, tổ chức, cá nhân định của cơ quan, cá
trong hoạt động tư pháp nhân có thẩm

quyền


có vi phạm pháp luật ít trong hoạt động tư pháp
nghiêm

trọng

không có vi phạm pháp luật

thuộc trường hợp kháng nghiêm trọng, xâm phạm
nghị thì Viện kiểm sát quyền con người, quyền
nhân dân kiến nghị cơ công dân, lợi ích của Nhà
quan, tổ chức, cá nhân đó nước, quyền và lợi ích
khắc phục vi phạm pháp hợp pháp của tổ chức, cá
luật và xử lý nghiêm nhân thì Viện kiểm sát
minh người vi phạm nhân dân phải kháng
pháp luật; nếu phát hiện nghị.
sơ hở, thiếu sót trong


hoạt động quản lý thì
kiến nghị cơ quan, tổ
chức hữu quan khắc phục
và áp dụng các biện pháp
phòng ngừa vi phạm
pháp luật và tội phạm.
Chỉ Viện trưởng Viện Viện trưởng Viện kiểm
kiểm sát nhân dân

có sát, kiểm sát viên.


quyền kháng nghị.
Thẩm quyền

Kiến nghị theo thủ tục

Cơ chế thực hiện: Viện đặc biệt chỉ thuộc Viện
trưởng Viện kiểm sát trưởng Viện kiểm sát
nhân dân trực tiếp kháng nhân dân tối cao.
nghị hoặc phân công (ghi
rõ: ký thay).
Bản án hoặc quyết định Tất cả các văn bản, hành
của cơ quan, người có vi tố tụng của cơ quan, tổ

Đối tượng

thẩm quyền trong hoạt chức, cá nhân trong hoạt
động kiểm sát giải quyết động giải quyết vụ án

Hình thức

vụ án.
dân sự.
Văn bản
Văn bản, lời nói
Đề nghị Tòa án nhân dân Yêu càu Tòa án nhân
cùng cấp hoặc cấp trên dân, cơ quan, tổ chức, cá

Nội dung

xem xét lại bản án, quyết nhân khắc phục vi phạm

định có vi phạm pháp và áp dụng các biện pháp
luật để quyết định

Hậu quả pháp lý

phòng ngừa vi phạm

pháp luật và tội phạm.
Cơ quan, người có thẩm Không phát sinh trình tự
quyền phải giải quyết mới trừ trường hợp kiến
kháng nghị của Viện nghị theo thủ tục đặc
kiểm sát nhân dân theo biệt.
quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá


Phát sinh một trình tự nhân liên quan có trách
mới (Phúc thẩn, giám nhiệm.
đốc thẩm, tái thẩm)
Câu 2:
Bài làm
Đối tượng tranh chấp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 60 m 2
đất và tài sản gắn liền trên đất là ngôi nhà cấp 4 tại số 21 phố Khương Hạ,
phường Khương Định, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
 Nguyên đơn:
- Anh Trần Thanh Hải
- Chị Lê Thị Lan
 Bị đơn
- Anh Nguyễn Văn Cường

- Chị Trần Thị Hoa
 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
- Anh Trần Văn Quang
- Chị Nguyễn Thị Hồng
- UBND quận Thanh Xuân
 Tòa án xét xử sơ thẩm: Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành
phố Hà Nội.
I. Nội dung kiểm sát bản án sơ thẩm của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 21 BLTTDS 2015, Khoản 5 Điều 27 Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 thì Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án khi kiểm sát việc giải quyết vụ việc
dân sự.
Là kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tiến hành công tác kiểm sát
giải quyết vụ án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và ở tại phiên tòa, những vấn đề
ở bản án sơ thẩm mà Tòa án đã gửi cho Viện kiểm sát cần kiểm sát là:
- Kiểm sát phần mở đầu.
- Kiểm sát nội dung của bản án và nhận định của Tòa án.
- Kiểm sát phần quyết định của bản án.
Cụ thể, khi tiến hành kiểm sát các vấn đề trên, Kiểm sát viên cần phải có
các kỹ năng kiểm sát đối với các nội dung sau đây:


1. Kiểm sát phần mở đầu
- Những nội dung Kiểm sát viên kiểm sát phần mở đầu bản án bao gồm:
Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án;
họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên,
người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người
đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; đối
tượng tranh chấp; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử;

xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử. (Điểm a,
khoản 2, Điều 266 BLTTDS 2015)
- Việc kiểm sát tên Tòa án xét xử cho thấy thẩm quyền giải quyết vụ án có
đúng không? Vụ án đó thuộc thẩm quyền của Tòa án hay của cơ quan khác,
Tòa án giải quyết có đúng loại việc được quy định tại Điều 26, Điều 28, Điều
30, Điều 32 BLTTDS năm 2015 không; vụ việc đó thuộc thẩm quyền của tòa
án cấp huyện hay cấp tỉnh được quy định tại Điều 35, Điều 36 BLTTDS năm
2015 và xác định trong số các tòa án cũng cấp thì có đúng thẩm quyền theo
lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS năm 2015 không, cụ thể:
Thứ nhất, căn cứ khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015, đây là tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nên thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thứ hai, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015, vụ án này thuộc
thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thứ ba, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, Tòa án có thẩm
quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trong tình huống này,
bị đơn ở đây là anh Cường, chị Hoa có hộ khẩu thường trú tại phường Láng
Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. tức là Tòa án quận Đống Đa.
Do đó, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân thụ lí là không đúng thẩm
quyền. Thẩm quyền thụ lý vụ án này thuộc về Tòa án nhân dân quận Đống
Đa.


- Việc kiểm sát số và ngày thụ lý vụ án có ý nghĩa cho việc quản lý án
nhằm không để sót và xác định thời hiệu giải quyết một số loại án, ví dụ: Thời
hiệu khởi kiện về hợp đồng theo quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015; thời
hiện khởi kiện về thừa kế được quy định tại Điều 623 BLDS 2015…
- Kiểm sát số và ngày tuyên án có ý nghĩa trong việc sắp xếp lưu giữ hồ sơ
và xác định thời hạn kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể theo Khoản 1
Điều 213, Khoản 1 Điều 280 BLTTDS năm 2015;

Theo quy định của pháp luật, họ, tên các thành viên của HĐXX phải được
thể hiện trong bản án là yêu cầu bắt buộc, nếu thiếu một trong các thành viên
của HĐXX hay Thư ký phiên tòa là vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Sự có mặt
của Kiểm sát viên còn phụ thuộc vào loại án được quy định tại Khoản 2 Điều
21 BLTTDS năm 2015. Đó là những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập
chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng. quyền
sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vì dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vì, những vụ án Tòa án thụ lý giải
quyết nhưng chưa có quy phạm pháp luật áp dụng để giải quyết. Đối với
những vụ án mà sự có mặt của người giám định, người phiên dịch là bắt buộc
họ tên của họ phải được thể hiện trong bản án.
- Kiểm sát tên, địa chỉ của nguyên đơn là anh Hải, chị Lan; tên, địa chỉ của
bị đơn là anh Cường, chị Hoa; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan là anh Quang, chị Hồng, UBND quận Thanh Xuân. Người đại diện
hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Kiểm sát xem Tòa án đã xác định đúng tư cách tham gia tố tụng chưa; xác
định đủ người tham gia tố tụng chưa vì nhiều trường hợp Tòa án không đưa
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.
Trong tình huống này, ta thấy Tòa án đã có thiếu xót khi chưa xác định đầy
đủ người tham gia tố tụng. Cụ thể ở đây, Tòa án đã xác định thiếu UBND
quận Thanh Xuân với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vào


tham gia tố tụng. Đây là một vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng theo
BLTTDS 2015.
- Kiểm sát đối tượng tranh chấp, ở đây là hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.
Việc xem xét đối tượng tranh chấp rất quan trọng vì chỉ khi nào xác định
đúng đối tượng tranh chấp thì mới xác định đúng quan hệ pháp luật. Xác định
sai đối tượng tranh chấp dẫn đến xác định sai quan hệ pháp luật và do đó dẫn

đến sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.
- Kiểm sát số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngày
1/7/2016 Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân đã thụ lý vụ án đến ngày
20/10/2016 Tòa án quận Thanh Xuân đã mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm dân sự.
Như vậy, đã đảm bảo thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 203 BLTTDS 2015 là 4 tháng đối với những vụ án quy định tại Điều
26 và Điều 28 BLTTDS 2015.
- Ngoài ra, Kiểm sát viên cần kiểm tra việc xét xử công khai hoặc xét xử
kín theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 15 BLTTDS năm 2015. Kiểm tra
thời gian và địa điểm xét xử theo qui định tại Điều 220 BLTTDS 2015 hay
không, xác định những nội dung này phải được thể hiện rõ trong bản án nhằm
đảm bảo tính minh bạch trong xét xử.
2. Kiểm sát phần nội dung của bản án và nhận định của Tòa án
Theo Điểm b khoản 2 Điều 266 BLTTDS năm 2015 thì trong phần nội
dung vụ án và nhận định của Tòa án phải ghi yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn, yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đề nghị, yêu cầu phản
tố của bị đơn; đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan, cụ thể:
- Nội dung bản án phải thể hiện được yêu cầu của nguyên đơn (anh Hải, chị
Lan) là gì, có thay đổi gì so với yêu cầu ban đầu không và các chứng cứ
chứng minh của nguyên đơn cho yêu cầu của mình là gì có phù hợp và có căn
cứ không?
Trong quá trình tham gia tố tụng dân sự, nguyên đơn thường trình bày quá
trình diễn biến sự việc sau đó đưa ra yêu cầu của minh và đề nghị Tòa án ra


quyết định buộc bị đơn thực hiện một nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự nào
đó. Trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn có thể thay đổi đề nghị của
mình.
Do đó, khi kiểm sát bản án, Kiểm sát viên cần lưu ý xem lời yêu cầu cuối

cùng của nguyên đơn là anh Hải và chị Lan tại phiên tòa theo qui định tại
Khoản 1 Điều 243 BLTTDS 2015 về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hay
toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Đây là cơ sở để kiểm sát việc HĐXX chấp nhận
toàn bộ, chấp nhận một phần hay bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn thì có đúng
không, có vi phạm nguyên tắc tự định đoạt của đương sự không. Nếu có, đây
là sự vi phạm nghiêm trọng Viện kiểm sát cần phải kháng nghị.
Ngoài ra, còn phải kiểm sát việc anh Hải, chị Lan có xuất trình các tài liệu
liên quan để chứng minh cho lời khai của mình và xem xét việc Tòa án chấp
nhận các tài liệu đó có giá trị chứng cứ hay không.
- Kiểm sát bản án có yêu cầu phản tố của bị đơn (anh Cường, chị Hoa)
không, lời đề nghị của bị đơn, thừa nhận hay không thừa nhận yêu cầu của
nguyên đơn, các chứng cứ bị đơn đưa ra có phù hợp và có căn cứ không?
- Nội dung bản án cũng phải thể hiện lời trình bày của người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan (anh Quang, chị Hồng). Họ có yêu cầu độc lập không,
có đề nghị gì không. Cẩn xem xét họ trình bày quan điểm của mình về lời
trình bày của nguyên đơn, bị đơn và yêu cầu của họ là gì. Ngoài việc trình bày
họ có xuất trình tài liệu có liên quan cho Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình
không.
- Kiểm sát phần nhận định của bản án để xem xét tính có căn cứ, tính logic
và tính hợp pháp trong những phân tích của Tòa án. Nhận định của Tòa án có
dựa trên nội dung của vụ án đã được phản ảnh hay không. Những nhận định,
đánh giá, phân tích, chứng minh có xuất phát từ những chứng cứ, tài liệu do
đương sự cung cấp, do Tòa án thu thập không. Nhận định này có là kết quả
của cả quá trình giải quyết vụ án, đặc biệt là kết quả hỏi, tranh luận tại phiên
tòa hay không. Đề ra được kết luận chấp nhận hay không chấp nhận toàn bộ,
một phần yêu cầu, đề nghị của các đương sự, HĐXX phải căn cứ vào sự phân


tích, đánh giá chứng cứ, tìm ra căn cứ pháp luật để áp dụng đúng pháp luật
vào giải quyết vụ án.

3. Kiểm sát phẩn quyết định của bản án
Quyết định của bản án là sự đánh giá, nhận định và khẳng định quyền,
nghĩa vụ của đương sự trong vụ án và các đương sự buộc phải thì hành khi
bản án có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 266 BLTTDS năm 2015 thì phần
quyết định của bản án phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội
đồng xét xử về từng vấn để phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời, án phí, chi phí tố tụng và quyền kháng cáo đối với bản án;
trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì phải ghi rõ quyết định đó.
Do đó, Kiểm sát viên kiểm tra phần quyết định của bản án xem có đáp ứng
một số yêu cầu sau không:
- Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hay bác yêu cầu của nguyên đơn (anh
Hải, chị Lan). Trường hợp chấp nhận thì chấp nhận toàn bộ hay chấp nhận
một phần. Nếu chấp nhận một phần thì chấp nhận những vấn đề gì. Khi đã
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn thì phần quyết định phải nêu rõ bị
đơn( anh cường, chị Hoa) và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (anh
Quang, chi Hồng) phải thực hiện những nghĩa vụ gì, cụ thể ra sao.
Trong trường hợp bị đơn phản tố thì có chấp nhận phản tố không? Nếu
chấp nhận thì buộc nguyên đơn thực hiện những gì?
- Ngoài ra, khi kiểm sát bản án, Kiểm sát viên phải lưu ý những vấn đề cần
phải có như: Mức án phí, quyền kháng cáo và vấn để thi hành án. Nếu trong
trường hợp có định giá, giám định thì phải có phần tuyên về chi phí định giá,
giám định theo quy định tại các điều 159, 160, 161, 162, 163. 164, 165, 166
BLTTDS năm 2015. Khi kiểm sát về vấn đề án phí, Kiểm sát viên cần phải
nắm được tổng giá trị tài sản có tranh chấp là bao nhiêu trên cơ sở đối chiếu
với quyết định án phí của bản án xem có đúng với loại có giá ngạch và không
giá ngạch nếu không đúng thì rút hồ sơ xem xét ban hành kháng nghị.


- Ngoài kiểm sát nội dung của bản án theo đúng quy định tại Điều 266

BLTTDS thì Kiểm sát viên còn kiểm tra về hình thức của bản án phải phù hợp
với mẫu bản án sơ thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,
mẫu số 52 ban hành kèm theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Khi kiểm sát bản án dân sự sơ thẩm, Kiểm sát viện phát hiện bản án có vi
phạm thì phải báo cáo ngay với Lãnh đạo viện và đề xuất hướng xử lý.
II. Đề xuất với lãnh đạo và nội dung đề xuất.
- Về quan điểm giải quyết vụ án tại phiên tòa của Kiểm sát viên không
được Tòa án chấp nhận.
Xét quyết định tuyên hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất giữa anh Cường,
chị Hoa với vợ chồng anh Quang, chị Hồng vô hiệu của Tòa án:
Căn cứ điều 454 BLDS 2015: “1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua
về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa
thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối
với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào,
nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là
giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển
quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong hợp đồng chuyển nhượng nhà gắn liền với quyền sử dụng đất của
anh Cường chị Hoa và anh Hải, chị Lan, tại Điều 6 có ghi: “Trong thời hạn 1
năm kể từ ngày Hợp đồng này được công chứng, Bên B có quyền chuộc lại
ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất quy định tại Điều 1 của hợp đồng
này với giá chuộc lại là 2.600.000.000 VNĐ”.
Như vậy, anh Hải, chị Lan hoàn toàn có thể thỏa thuận với anh Cường, chị
Hoa về việc chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tại số 21 phố



Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Trong thời hạn 1 năm trong hợp đồng, anh Cường, chị Hoa không được
chuyển nhượng ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất cho người khác,
ngoài ra giữa 2 bên không có thỏa thuận gì khác.
Trong vụ án trên, chưa hết thời hạn 1 năm như trong thỏa thuận mà anh
Cường, chị Hoa đã chuyển nhượng ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất
cho anh Quang, chị Hồng. Do đó đã vi phạm hợp đồng giữa anh Hải, chị Lan
và anh Cường, chị Hoa.
Hợp đồng giữa anh Cường, chị Hoa và anh Quang, chị Hồng đã phát sinh
trong thời hạn chuộc lại tài sản mà anh Hải, chị Lan và Anh Cường, chị Hoa đã
thỏa thuận với nhau nên hợp đồng đó đã vi phạm khoản 2 điều 454 BLDS 2015.
Vì vậy, căn cứ khoản 1 điều 407 và điều 123 BLDS 2015 thì hợp đồng đó vô
hiệu.
Do đó, theo em, bản án tuyên hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa anh
Cường, chị Hoa với anh Quang chị Hồng là vô hiệu là đúng.
Bản án chưa đưa ra hướng giải quyết hợp đồng vô hiệu này như thế nào.
Theo em cần phải đề nghị UBND quận Thanh Xuân hủy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp cho anh Quang và chị Hồng.
- Về thẩm quyền giải quyết vụ án.
Trong vụ án này anh Hải, chị Lan có hộ khẩu thường trú tại phường Định
Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân
quận Thanh Xuân yêu cầu vợ chồng anh Cường, chị Hoa có hộ khẩu thường
trú tại phường Láng Hạ, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thực hiện đúng
thỏa thuận trong Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên. Theo đó,
Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân là Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên
đơn (vợ chồng anh Hải, chị Lan), nhưng theo khoản 1, Điều 40 BLTTDS
2015 quy định về các trường hợp mà nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án giải
quyết thì trong vụ án này bên nguyên đơn không thuộc các trường hợp quy
định tại khoản 1 điều này.



Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 41 BLTTDS 2015 qui định: “Vụ việc dân sự
đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì
Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm
quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay
cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan.”
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 41 BLTTDS 2015 thì Tòa án quận Thanh
Xuân sau khi thụ lý vụ án dân sự này vào ngày 1/7/2016 thì cần phải chuyền
toàn bộ hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền ở đây là: Tòa án nhân dân quận
Đống Đa (Tòa án nơi bị đơn cư trú, theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều
39 BLTTDS 2015) và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Đồng thời quyết định
chuyển vụ án dân sự này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp ở
đây là: Viện kiểm sát quận Thanh Xuân cùng với các đương sự, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Do đó, Tòa án đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cụ thể ở đây là vi
phạm thẩm quyền giải quyết.
- Về việc thiếu người tham gia tố tụng.
Xem xét việc giải quyết vụ án, kiểm sát viên đã kiến nghị về việc thiếu
người tham gia tố tụng với Tòa án quận Thanh Xuân nhưng không được chấp
nhận.
Cụ thể, chưa đưa UBND quận Thanh Xuân vào tham gia tố tụng với tư
cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Điều này làm cho UBND quận
Thanh Xuân không được hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn
đến quyền và lợi ích hợp pháp không được bảo vệ theo đúng quy định của
pháp luật.
Việc Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân không đưa UBND quận Thanh
Xuân vào tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, không
đúng quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

=>> Do đó, là Kiểm sát viên được phân công kiểm sát vụ án này, do có
nhiều sai phạm về thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án:


Trường hợp 1: Bản án chưa có hiệu lực pháp luật và vẫn còn thời hạn
kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 280 BLTTDS 2015 thì sẽ đề xuất
với lãnh đạo Viện thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm. Nếu thời hạn kháng
nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp mình đã hết thì sẽ báo cáo lãnh đạo
Viện làm văn bản đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị theo
trình tự phúc thẩm. Nội dung đề xuất: hủy bản án sơ thẩm, xét xử theo thủ tục
phúc thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về thẩm quyền giải quyết
vụ án và thiếu người tham gia của người tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Trường hợp 2: Bản án đã có hiệu lực pháp luật và vẫn còn thời hạn kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo điều 334 BLTTDS 2015 thì sẽ báo cáo
Lãnh đạo viện, đồng thời đề xuất việc báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao (căn cứ khoản 2 điều 331 BLTTDS 2015) để xét kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
“Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện
được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ
không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.” (Điểm b, khoản 1, Điều
326 BLTTDS 2015).


BẢNG VIẾT TẮT

HĐXX

Hội đồng xét xử


UBND

Ủy ban nhân dân

BLTTDS 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

BLDS 2015

Bộ luật dân sự 2015


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Bộ luật dân sự 2015.
3. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
4. Giáo trình đào tạo nghiệm vụ kiểm sát, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội,
tập 6.


MỤC LỤC
Đề bài....................................................................................................................1
Câu 1:....................................................................................................................3
Câu 2:....................................................................................................................5
I. Nội dung kiểm sát bản án sơ thẩm của Tòa án...............................................5
1. Kiểm sát phần mở đầu.................................................................................6
2. Kiểm sát phần nội dung của bản án và nhận định của Tòa án....................8
3. Kiểm sát phẩn quyết định của bản án.......................................................10
II. Đề xuất với lãnh đạo và nội dung đề xuất...................................................11

BẢNG VIẾT TẮT..............................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................16



×