Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Anh chị hãy tìm một vụ việc thực tế hoặc xây dựng một tình huống giả định về tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Phân tích vụ việc đó, xác định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.88 KB, 15 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ thì sự phát sinh
các quan hệ có yếu tố nước ngoài ngày càng phong phú, đa dạng và phức
tạp. Việc thiết lập nhiều hơn các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó
cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều hơn các tranh chấp dân sự có yếu
tố nước ngoài. Những mối quan hệ vượt ra ngoài khuôn khổ biên giới, pháp
luật quốc gia mang những đặc tính hoàn toàn khác biệt đòi hỏi những
phương thức giải quyết mang tính đặc thù hơn. Khi một tranh chấp dân sự
có yếu tố nước ngoài được khởi kiện tại Toà án của một quốc gia, vấn đề
đầu tiên là phải xác định xem mình có thẩm quyền thụ lý giải quyết hay
không. Vì vậy, xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án luôn là vấn đề đầu
tiên đặt ra và có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình giải quyết
tranh chấp.
Tôi xin trình bày sự nghiên cứu của mình về đề tài: “Anh/ chị hãy tìm
một vụ việc thực tế hoặc xây dựng một tình huống giả định về tranh chấp
dân sự có yếu tố nước ngoài. Phân tích vụ việc đó, xác định tư cách đương
sự? Căn cứ pháp lý? Xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ việc đó.”


B. NỘI DUNG
I. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
Tình huống:
- Bên mua : Công ty chuyên xuất nhập khẩu thép Ai Cập ở Ai Cập.
Bên bán: Công ty chuyên sản xuất thép Việt Đức ở Việt Nam.
- Ngày 20/8/2015 hai bên ký hợp đồng theo đó công ty XNK thép Ai Cập mua
của công ty sản xuất thép Việt Đức 80.000 tấn thép với giá 190 USD/tấn.
Hàng được giao trong khoảng thời gian từ 15/12/2015 đến 31/01/2016 tại
Cảng Hải Phòng.
- Theo hợp đồng bên công ty XNK thép Ai Cập có “quyền mua đặc biệt” –
quyền tăng số lượng mua hàng lên đến 100.000 tấn thép với cùng giá mua
80.000 tấn thép và điều kiện chung quy định trong hợp đồng và phải tuyên


bố thực hiện quyền này chậm nhất vào ngày 15/12/2015 và mở L/C cho
chuyến hàng đầu tiên vào ngày 31/12/2015.
- Ngày 26/11/2015 công ty XNK thép Ai Cập thông báo cho công ty sản xuất
thép Việt Đức rằng họ sẽ thực hiện “quyền mua đặc biệt” theo quy định của
hợp đồng và sẽ mở L/C trong khoảng 15/12/2015 đến 31/12/2015. Do giá
thép trên thị trường thế giới tăng cao ngày 9/12/2015 công ty sản xuất thép
Việt Đức đề nghị mở cuộc họp trong tháng 12/2015 để thỏa luận về việc tăng
mức giá áp dụng cho lượng hàng mua thêm nếu không thỏa thuận được
Công ty Việt Đức sẽ chỉ giao 80.000 tấn thép giá 190 USD/tấn, nhưng công ty
XNK thép Ai Cập không chấp nhận.
-Ngày 31/12/2015 công ty XNK thép Ai Cập có văn thư gửi công ty sản xuất
thép Việt Đức khẳng định công ty sản xuất thép Việt Đức đã vi phạm hợp


đồng và nếu đến 06/01/2016 công ty sản xuất thép Việt Đức không chấp
nhận yêu cầu của bên mua thì bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm đối với toàn
bộ thiệt hại do vi phạm hợp đồng xảy ra. Sau đó bên mua đã có văn thư kéo
dài thời hạn này đến 25/01/2016.
- Ngày 01/02/2016 công ty XNK thép Ai Cập quyết định mua 80.000 tấn thép
thanh cùng loại của một công ty sản xuất thép ở Rumani với giá 216 USD/tấn
với lý do chi phí vận chuyển đường biển từ Rumani đến Ai cập thấp hơn 2
USD/tấn so với từ Việt Nam đến Ai Cập.
- Ngày 15/02/2016 sau khi không thỏa thuận bằng phương thức trọng tài
thương mại Công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập kiện ra tòa án Việt Nam đòi
bồi thường thiệt hại phần chênh lệch giá đối với phần thép mua thêm từ
Rumani.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Xác định tư cách đương sự
Tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là những tranh chấp dân sự
phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy định tại

Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015:
2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước
ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;


c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Trong tình huống trên, hợp đồng mua bán sắt thép được kí kết bởi
bên mua là Công ty chuyên xuất nhập khẩu thép Ai cập ở Ai cập và bên bán
là Công ty chuyên sản xuất thép Việt Đức ở Việt Nam. Vì có sự tham gia của
bên mua là Công ty chuyên xuất nhập khẩu thép ở Ai Cập là pháp nhân
nước ngoài nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá trên là quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp
đồng trong tình huống trên là tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi
Công ty xuất nhập khẩu thép Ai cập kiện ra toà án Việt Nam đòi bồi thường
thiệt hại phần chênh lệch giá đối với phần thép thêm từ Rumani thì tranh
chấp dân sự có yếu tố nước ngoài này trở thành vụ án dân sự có yếu tố
nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đương
sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong vụ án dân sự, nguyên
đơn là người được giả thiết có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại nên đã
khởi kiện hoặc được cá nhân, tổ chức khác khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Bị đơn là người buộc phải tham gia tố tụng
do bị nguyên đơn hoặc bị cá nhân, tổ chức khác khởi kiện theo quy định của

pháp luật vì cho rằng họ đã xâm phạm quyền, lợi ích của nguyên đơn hoặc
có tranh chấp với nguyên đơn. Trong vụ án dân sự trên thì nguyên đơn là
Công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập, họ đã khở kiện công ty chuyên sản


xuất thép Việt Đức để đòi bồi thường thiệt hại và bị đơn là Công ty chuyên
sản xuất thép Việt Đức.
2. Xác định thẩm quyền của Toàn án giải quyết vụ việc đó.
Theo Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền
chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài:
“1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan,
tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc
liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ
chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc
các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt
Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt
Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú
tại Việt Nam.”



Theo đó bị đơn trong vụ kiện này là công ty thép Việt Đức ở Việt Nam
nên sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 26 về “Những tranh chấp về dân sự
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”, tranh chấp giữa công ty xuất nhập
khẩu thép Ai Cập và công ty Việt Đức là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Việc xác định đây là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng bởi vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập kiện công ty thép Việt
Đức đòi bồi thường thiệt hại phần chênh lệch giá đối với phần thép mua
thêm từ Rumani.
Thứ hai, giữa công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập và công ty Việt Đức
tồn tại một hợp đồng, theo đó công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập mua của
công ty sản xuất thép Việt Đức 80.000 tấn thép với giá 190 USD/tấn. Hàng
được giao trong khoảng thời gian từ 15/12/2015 đến 31/01/2016 tại Cảng
Hải Phòng. Công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập có “quyền mua đặc biệt” –
quyền tăng số lượng mua hàng lên đến 100.000 tấn thép với cùng giá mua
80.000 tấn thép và điều kiện chung quy định trong hợp đồng và phải tuyên
bố thực hiện quyền này chậm nhất vào ngày 15/12/2015 và mở L/C cho
chuyến hàng đầu tiên vào ngày 31/12/2015. Việc công ty Ai Cập mua 80.000
tấn thép thanh cùng loại của một công ty sản xuất thép ở Rumani với giá
216 USD/tấn với lý do chi phí vận chuyển đường biển từ Rumani đến Ai cập
thấp hơn 2 USD/tấn so với từ Việt Nam đến Ai Cập dẫn tới thiệt hại phần
chênh lệch giá đối với phần thép mua thêm từ Rumani do giá thép tăng cao
không liên quan đến hợp đồng giữa công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập và
công ty Việt Đức


Mặt khác, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 quy định về các trường hợp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân

dân cấp tỉnh:
“a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những
tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện
quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;”
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi công ty Việt Đức đặt trụ sở sẽ
có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
3. Xác định luật áp dụng
Quan hệ dân sự trong tình huống này là quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài nên cả hai hệ thống pháp luật của Việt Nam và Ai Cập đều có
khả năng áp dụng để điều chỉnh. Để chọn ra hệ thống pháp luật được áp
dụng thì chúng ta phải xem xét trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, hợp đồng được kí kết vào ngày 20/8/2015, mặt khác cho
tới ngày 18/12/2015 Việt Nam mới chính thức phê duyệt việc gia nhập Công
ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc
(“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Đồng thời, Công ước
Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Do đó
theo khoản 2 Điều 100 của Công ước viên về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa
Quốc tế 1980 thì không thể sử dụng CISG để giải quyết tranh chấp này.
Điều 100 của Công ước viên 1980 Liên hợp quốc:
“1. Công ước này áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng trong những trường
hợp khi một đề nghị ký kết hợp đồng được làm vào ngày Công ước bắt đầu
có hiệu lực hoặc sau ngày đó đối với các quốc gia thành viên nói tại đoạn a


khoản 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản
1 Điều thứ nhất.
2. Công ước này chỉ áp dụng cho các hợp đồng được ký kết vào đúng ngày
hoặc sau ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên
nói tại khoản a đoạn 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở

đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất”
Bên cạnh đó theo luật tư pháp quốc tế của Ai Cập, nếu các bên trong
hợp đồng mua bán có trụ sở ở nhiều nước khác nhau thì luật được áp dụng
là luật của nước nơi ký kết hợp đồng, trừ khi các bên có thoả thuận khác
(Điều 19 của Luật dân sự 1949).
Điều 683 BLDS 2015 của Việt Nam quy định về hợp đồng như sau:
“1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật
áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6
Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng
thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp
dụng.
2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên
hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành
lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;
b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân
hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;
c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi
thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng
hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;


d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc
đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện
công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người
lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối
liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người
sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân;
đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu
dùng.

3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật
được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì
pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.”
Trong tranh chấp trên, hai bên không có thỏa thuận về luạt áp dụng
đối với hợp đồng, như vậy theo Khoản 1, Khoản 2 Điều trên pháp luật được
áp dung với hợp đồng này khi có tranh chấp là pháp luật Việt Nam vì Việt
nam là nước gắn bó mật thiết nhất với hợp đồng (là nước nơi người bán cư
trú).
4. Phương án giải quyết tranh chấp
Như phần trên đã xác định luật áp dụng để giải quyết trong trường
hợp này sẽ là hệ thống pháp luật Việt Nam và chủ yếu sẽ áp dụng những
quy phạm pháp luật của Bộ luật dân sự năm 2015 để giải quyết.
Theo quy định tại Điều 419 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng:


“1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác
định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật
này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra
mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu
cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa
vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích
mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do
Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Trong tình huống trên, việc Công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập yêu
cầu công ty sản xuất thép Việt Đức bồi thường khoản lợi ích chênh lệch giá
đối với phần thép mua thêm mà lẽ ra công ty Ai Cập sẽ được hưởng khi

Công ty Việt Đức không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Do giá thép trên thị
trường tăng cao nên ngày 9/12/2015 công ty sản xuất thép Việt Đức đề nghị
mở cuộc họp trong tháng 12/2015 để thỏa luận về việc tăng mức giá áp
dụng cho lượng hàng mua thêm, nếu không thỏa thuận được Công ty Việt
Đức sẽ chỉ giao 80.000 tấn thép giá 190 USD/tấn, nhưng công ty XNK thép
Ai Cập không chấp nhận. Tuy bị đơn đã yêu cầu kéo dài thời hạn đến ngày
25/1/2016 nhưng vẫn không thực hiện hợp đồng là giao đủ 100000 tấn
thép với giá 190USD/tấn cho công ty xuất nhập khẩu thép Ai Cập và đã làm
ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và lợi ích của công ty này. Ngoài ra, việc


biến động của thị trường khiến giá thép tăng từ 190 USD/tấn đến 215
USD/tấn (tăng khoảng 13,6%). Theo đánh giá của uỷ ban trọng tài, việc bán
thép theo giá thoả thuận (giá bán theo “quyền mua đặc biệt”) thay vì giá
hiện tại trên thị trường với mức "thiệt" 13,6% hoàn toàn nằm trong phạm vi
rủi ro về giá cả theo tập quán.
Theo Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao
kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về
sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng
đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn
khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp
đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong
khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn

chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.


2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng
có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng
trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do
hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc
chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện
hợp đồng nếu được sửa đổi.”
Theo quy định tại điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015 các bên có thể
đàm phán lại hợp đồng trong thời gian hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp
này có được xác định là điều kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Việc tăng giá
cũng có thể dự đoán được. Một người bán hàng bình thường cần phải dự
liệu được rằng giá thép có thể tăng hơn so với tình hình thực tế, thậm chí
mức tăng còn có thể cao hơn nhiều so với mức tăng trong vụ việc đang xét.
Vì vậy có thể thấy đây không được coi là trường hợp điều kiện thay đổi cơ
bản.
Bị đơn giữ ý kiến của mình rằng việc mua 80.000 tấn thép từ một
công ty Rumania của nguyên đơn không thể coi là việc mua hàng thay thế,
vì bị đơn không được thông báo trước về ý định mua hàng cụ thể của
nguyên đơn. Hơn nữa, bị đơn đã chào giá thép là 215 USD/tấn và thấp hơn


giá mà nguyên đơn mua của công ty Rumani và thép của bên của bị đơn có
chất lượng tốt hơn.
Cả hai bên đều không phản đối thực tế là giá thép trên thị trường thế

giới (cùng loại hàng giao) đã tăng ít nhất tới 215 USD/tấn tại thời điểm thực
hiện “quyền mua đặc biệt”. Tuy nhiên, bị đơn cho rằng với các biểu hiện của
sự tăng giá này, nguyên đơn lẽ ra phải mua thép của bị đơn, việc nguyên
đơn trên thực tế đã mua thép từ Rumani với giá cao hơn. Trong bản giải
trình cuối cùng nguyên đơn khẳng định rằng họ đã thực sự mua được giá rẻ
hơn, họ đã trả 215.0 USD/tấn nhưng tiết kiệm được 2 USD/tấn cước phí vận
chuyển. Thiệt hại của họ vì vậy thấp hơn so với sự chênh lệch giá trên thị
trường thế giới. Số lượng thiệt hại chỉ là sự chênh lệch giữa 190 USD và 215
USD/ tấn là 25 USD/tấn. Cao hơn giá bị đơn chào bán là hết sức vô lý.
Bị đơn cho rằng nguyên đơn phải trả khoản thuế nhập khẩu hàng của
Rumani cao hơn hàng của Việt Nam, tuy nhiên điều này hoàn toàn không
liên quan vì nguyên đơn không hề đòi bồi thường bất kỳ khoản thiệt hại bổ
sung nào phát sinh từ việc mua hàng thay thế. Thắc mắc của bị đơn liên
quan đến việc liệu thép mua của công ty Rumani có chất lượng thấp hơn so
với loại thép mà bị đơn cung cấp không cũng không có liên quan gì trong vụ
việc này. Đối với nguyên đơn thì chất lượng thép là tương đương.
Từ các lập luận nêu trên, trọng tài đi đến kết luận rằng trong trường
hợp này nguyên đơn hoàn toàn có quyền yêu cầu bị đơn bồi thường khoản
chênh lệch giá do phải mua thép của một bên thứ ba thay thế cho số thép
đáng lẽ đã mua của bị đơn theo quyền mua đặc biệt. Tuy nhiên, nguyên
đơn chỉ có thể đòi bồi thường khoản thiệt hại thực tế mà họ phải chịu ở
đây, khoản thiệt hại được tính là mức chênh lệch giữa giá mua đặc biệt (190


USD/tấn) và giá mua thực tế mà nguyên đơn đã phải trả cho công ty
Rumani (215 USD/tấn) sau khi đã trừ đi khoản tiền mà nguyên đơn tiết
kiệm được từ việc vận chuyển (khoảng 2 USD/tấn). Như vậy, bị đơn sẽ phải
bồi thường cho nguyên đơn một khoản tiền là 80.000 x 23 USD = 1.840.000
USD.


C. KẾT LUẬN
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Toà án góp phần giải
quyết tranh chấp dân sự được nhanh chóng, chính xác hơn và đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Hệ thống cơ quan tư pháp
của các quốc gia phải tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cùng cơ chế
giải quyết tranh chấp hoàn thiện góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu quốc
tế.
Trên đây là sự tìm hiểu của nhóm 2 lớp K3D về đề tài. Do thời gian
nghiên cứu và tài liệu tìm hiểu còn hạn hẹp. Mong thầy cô và các bạn bổ
sung góp ý. Xin chân thành cảm ơn!




×