Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ GIAO BAN CLB KHUYẾN NÔNG ĐÔ THỊ KẾT HỢP HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “KHUYẾN NÔNG VỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN TẠI CÁC ĐÔ THỊ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.04 KB, 106 trang )

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUÔC GIA

CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG ĐÔ THỊ

TÀI LIỆU
HỘI NGHỊ GIAO BAN CLB KHUYẾN NÔNG ĐÔ THỊ
KẾT HỢP HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “KHUYẾN NÔNG VỚI
CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN
TẠI CÁC ĐÔ THỊ”

Vĩnh Phúc, tháng 10 năm 2016


TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUÔC GIA

CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG ĐÔ THỊ

TÀI LIỆU
HỘI NGHỊ GIAO BAN CLB KHUYẾN NÔNG ĐÔ THỊ
KẾT HỢP HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ “KHUYẾN NÔNG VỚI
CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN
TẠI CÁC ĐÔ THỊ”

Vĩnh Phúc, tháng 10 năm 2016
2


MỤC LỤC
TT

Tên Trung tâm



Nôi dung

Trang

1

Câu lạc bộ

Báo cáo tổng hợp

3

2

Khuyến nông Hà Nội

Báo cáo tham luận

13

3

Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo tham luận

21

4


Khuyến nơng - Khuyến ngư Quảng Ninh

Báo cáo tham luận

25

5

Khuyến nông Lâm Đồng

Báo cáo tham luận

30

6

Khuyến nông Thừa Thiên Huế

Báo cáo tham luận

35

7

Khuyến nông Vĩnh Long

Báo cáo tham luận

39


8

Khuyến nông Bắc Ninh

Báo cáo tham luận

48

9

Khuyến nông Bình Dương

Báo cáo tham luận

56

10 Khuyến nơng Bình Phước

Báo cáo tham luận

62

11 Khuyến nông Cần Thơ

Báo cáo tham luận

65

12 Khuyến nông - Khuyến ngư Vĩnh Phúc


Báo cáo tham luận

70

13 Khuyến nơng Hải Phịng

Báo cáo 9 tháng…

73

14 Khuyến nơng Đà Nẵng

Báo cáo 9 tháng…

82

15 Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Nam

Báo cáo 9 tháng…

88

16 Khuyến nông Trà Vinh

Báo cáo 9 tháng…

96

17 Khuyến nông Bà Rịa Vũng Tàu


Báo cáo 9 tháng…

100

3


BÁO CÁO TỔNG HỢP
Kết quả hoạt động Câu lạc bộ khuyến nông đô thị 9 tháng đầu năm 2016,
nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2016 và định hướng hoạt động năm 2017

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH

Trong 9 tháng đầu năm, các thành viên Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị đã
xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến nơng phù hợp để giúp nông dân
trong đô thị và ven đô thay đổi tập quán canh tác truyền thống, tiếp cận và ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng
hóa, nơng nghiệp đơ thị sinh thái, tạo vành đai xanh, góp phần phát triển du lịch
dịch vụ gắn với bảo vệ mơi trường, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhiều mơ hình nơng nghiệp đơ thị, kỹ thuật cao được hình thành thơng
qua chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để đưa các giống cây, giống con có năng suất,
chất lượng cao vào sản xuất; các mơ hình sản xuất mới gắn với khoa học kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại phát huy sức sáng tạo của người dân đã nâng cao năng
suất cây trồng, vật nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao để góp phần thực hiện
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

1. Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tổ chức sự kiện

1.1. Công tác thơng tin tun truyền:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền; phổ biến
kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển
nông nghiệp cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến với người dân trên
các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, Đài PTTH, Cổng thông tin điện
tử, Website ngành,... Nội dung tuyên truyền, tập huấn tập trung vào các tiến bộ
KHKT công nghệ mới về cây, con giống; vật tư, thiết bị, máy nông cụ,… hình
thức liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ nơng sản tại các đô thị. Một số kết quả
đạt được cụ thể như sau:
- Thực hiện 301 chuyên mục truyền hình, phóng sự kỹ thuật tun
truyền về hoạt động khuyến nơng, mơ hình tiêu biểu và hoạt động mang tính
chất thời sự của ngành trên Đài PTTH của Trung ương, địa phương.
- Một số tỉnh đã phát huy tốt công tác tư vấn dịch vụ thông qua tổng đài
1900585815, tổ tư vấn dịch vụ tư vấn trực tiếp tại vườn là địa điểm tin cậy cho
bà con nơng dân tìm đến khi có nhu cầu.
- In 26.701 cuốn thơng tin, tập san về hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
- Viết gần 5.300 tin, bài về hoạt động khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật,
mơ hình sản xuất tiêu biểu trên Báo Trung ương, địa phương; Cổng thông tin
4


điện tử; Website ngành nông nghiệp các tỉnh, Khuyến nông Quốc Gia.
(Chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo)
1.2. Về tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới:
- Đã tổ chức được 1.145 lớp tập huấn cho hơn 59.000 lượt nông dân
tham gia về kỹ thuật chăm sóc các giống cây trồng, vật ni mới, các biện
pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất nông nghiệp,...
- Tổ chức 64 lớp tập huấn TOT về bồi dưỡng phương pháp khuyến nông
và kỹ thuật chuyên ngành cho 1.920 cán bộ khuyến nơng, cộng tác viên khuyến
nơng; Ngồi ra, các tỉnh còn tổ chức nhiều lớp duyệt giảng cho cán bộ khuyến

nông cấp tỉnh, huyện, xã để đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nơng có chun mơn
sâu về kỹ năng và phương pháp khuyến nông.
- Tổ chức các hội nghị thăm quan đầu bờ, đầu chuồng cấp tỉnh và khu vực
cho hơn 10.000 lượt nông dân tham gia, thông qua các hội nghị này đã giúp cho
người sản xuất được trao đổi, học tập kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất và
nhân ra diện rộng.
- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức các sự kiện như:
Hội thi, Hội chợ, Diễn đàn nông nghiệp để tạo điều kiện cho cán bộ khuyến
nông được giao lưu, học tập kinh nghiệm, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn trong sản
xuất và tiêu thụ nông sản của từng tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho bà con nông
dân được học tập kinh nghiệm sản xuất giữa các vùng qua đó tạo được niềm tin
từ hệ thống khuyến nông đến bà con nông dân.
(Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo)
2. Cơng tác xây dựng mơ hình trình diễn
2.1. Các mơ hình trồng trọt:
Đã xây dựng 1.483 ha các mơ hình đưa các giống lúa mới có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với các giống
lúa đang cấy tại địa phương từ 10 - 15%. Các mơ hình sản xuất vùng hàng hóa tập
trung như: Bí đỏ, Khoai tây, Dưa hấu, Thanh long,… giúp cho hộ nông dân thay
đổi tập quán sản xuất, tạo sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập, góp phần vào phát
triển sản xuất nơng nghiệp và xây dựng nơng thơn mới của tỉnh. Mơ hình trình diễn
các giống hoa mới giúp cho bà con nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp. Các mơ hình trình diễn đều đem lại hiệu quả kinh tế cao và triển
vọng nhân rộng, cụ thể:
- Mô hình làm mạ khay và cấy lúa bằng máy được Trung tâm Khuyến nông
tỉnhVĩnh Phúc và Tp. Hà Nội đưa vào trình diễn vào năm 2016 với quy mơ trên
100 ha đã giảm công lao động, tăng năng suất lao động; Ngoài ra, lúa cấy bằng
máy sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, đẻ nhánh khỏe, qua đánh giá năng

5



suất và hiệu quả kinh tế cho thấy lúa cấy bằng máy cho năng suất cao hơn cấy
thông thường từ 1,6 đến 6,2 tạ/ha tương đương 2,8 đến 5,7 triệu đồng/ha.
- Mơ hình trình diễn các giống lúa, ngơ mới như: LTh31, LTh35, ĐD2,
VS8, LDA1, RG3.3, PAC558, P4296,... đã thấy rõ được vai trị của cơng tác
khuyến nơng trong sản xuất nơng nghiệp trong việc khảo nghiệm, tìm ra các
giống cây trồng có năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng
của từng vùng miền, địa phương nhằm bổ sung vào danh mục giống của các tỉnh.
- Mơ hình trình diễn các giống hoa mới, trồng hoa kiểng, trồng và tạo dáng
bon sai đã được Trung tâm Khuyến nơng các tỉnh Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh,
Hà Nội,... chuyển giao mạnh mẽ cho bà con nông dân, qua đó giúp bà con nơng
dân có thu nhập cao hơn từ trồng hoa.
- Ngồi ra, các mơ hình sản xuất nấm, sản xuất rau an toàn theo VietGap
đã được Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành triển khai rộng rãi đến bà con
nông dân để tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đưa vào hệ thống chợ, siêu
thị tại các thành phố.
2.2. Các mơ hình chăn ni:
Để giúp hộ nông dân nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật về con
giống, thức ăn, biện pháp pháp kỹ thuật mới áp dụng vào chăn nuôi tạo ra sản
phẩm an tồn, có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời xử lý môi trường trong chăn
nuôi; các thành viên Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị đã triển khai xây dựng 113
mơ hình trình diễn/738 hộ tham gia như: Vỗ béo bò thịt, lợn nái sinh sản; gà đẻ
trứng, gà thịt thả vườn an toàn sinh học; vịt biển, ngan pháp, xử lý chất thải trong
chăn nuôi... Từ những mơ hình chăn ni đã được triển khai đã góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ, trang trại mạnh dạn đầu tư phát triển
mở rộng sản xuất và bước đầu hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu
thụ thực phẩm sạch cung cấp cho thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
2.3. Các mơ hình thủy sản:
Nhằm khai thác tối đa tiềm năng diện tích mặt nước ni trồng thủy sản

của các tỉnh và chuyển giao các tiến bộ KHKT về nuôi trồng thủy sản cho các hộ
dân. Năm 2016, Trung tâm các tỉnh đã xây dựng 67 mơ hình sử dụng một số
giống cá có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và đưa phương thức nuôi cá
lồng, nuôi kết hợp 2 đối tượng trong cùng một diện tích như: Nuôi cá chép lai,
trắm đen trong ao, lồng bè; cá Diêu hồng trong lồng trên sông, hồ chứa; nuôi kết
hợp trê và ếch trong lồng; nuôi cá trắm cỏ ghép cá nheo; nuôi tôm sú - cá đối
mục; nuôi cua bột sản xuất nhân tạo trong ao,...với diện tích 3.425ha/98 hộ tham
gia mơ hình. Sau thời gian triển khai các mơ hình cho kết quả tốt, cho hiệu quả
kinh tế cao từ nuôi trồng thủy sản và cho thấy khả năng nhân rộng của từng mơ
hình đối với bà con nông dân từng tỉnh.
(Chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo)
6


2.4. Các mơ hình khuyến cơng: Nhằm đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất
nơng nghiệp để giảm cơng lao động, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích và tạo
ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, nhiều mơ hình cơ giới hóa về làm đất, gặt
đập liên hợp, máy xới đất đa năng, máy chế biến thức ăn đã được áp dụng.
3. Đánh giá hiệu quả thực hiện các hoạt động khuyến nông đô thị
Xây dựng nền nông nghiệp đô thị tiên tiến, hiện đại, năng suất cao là
hướng đi tất yếu của nông nghiệp cả nước nói chung và thành viên CLB nói
riêng. Các hoạt động khuyến nơng thời gian qua từng bước có sự chuyển dịch
phù hợp với cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập.
3.1. Thuận lợi:
- Trong quá trình thực hiện hoạt động khuyến nông, các thành viên Câu
lạc bộ luôn nhận được sự ủng hộ, quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền
tại địa phương như: Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành; chỉ đạo trực tiếp,
sát sao của Sở Nông nghiệp &PTNT; sự quan tâm, giúp đỡ của Trung tâm
Khuyến nơng Quốc gia; các ban ngành, đồn thể liên quan từ đó có nhiều cơ
chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nơng nghiệp được ban

hành.
- Công tác Khuyến nông luôn nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích
cực của người sản xuất.
- Cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều tiến bộ
khoa học, kỹ thuật công nghệ mới được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp.
- Hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng
nghiệp đa dạng, phong phú nên có điều kiện phát huy được tính năng động, sáng
tạo của cán bộ cũng như người dân tham gia.
- Sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Khuyến
nông các tỉnh, thành là thành viên của CLB từ đó đã phát huy được sức mạnh
trong cơng tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
3.2. Khó khăn:
- Trong q trình triển khai một số mơ hình mới, ứng dụng cơng nghê cao
cũng cịn gặp nhiều khó khăn do tâm lý nơng dân cịn e ngại chưa mạnh dạn tiếp
cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ở mức thấp, kinh phí dành
cho hoạt động Khuyến nơng cịn hạn hẹp, khơng có đủ kinh phí để thực hiện các
mơ hình nhân rộng cũng như triển khai các chương trình, dự án khuyến nơng ở
quy mơ lớn.
- Cơng tác quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp đô thị chưa
được quan tâm và đầu tư đúng mức.
7


- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nơng nghiệp
cịn hạn chế.
- Việc liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo, hầu như các sản
phẩm nông sản của nông dân sản xuất ra phải tự tiêu thụ, thường bị thương lái
ép giá. Giá cả đầu ra sản phẩm còn bấp bênh, giá cả đầu vào luôn tăng cao, hiệu

quả kinh tế từng loại cây, con biến động qua từng năm, nông dân chưa yên tâm
đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
3.3. Những tồn tại, ngun nhân:
- Việc nhân rộng các mơ hình khuyến nơng có hiệu quả cịn hạn chế do nguồn
kinh phí cấp cho cơng tác chuyển giao tiến bộ KHKT cịn hạn hẹp.
- Hiệu quả của một số mơ hình chưa cao do công tác phối hợp lãnh, chỉ đạo ở
một số địa phương chưa quyết liệt; nhất là khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất.
- Quá trình triển khai thực hiện các hoạt động khuyến nơng gặp khó khăn do
số lượng cán bộ làm công tác chuyên môn ở một số tỉnh cịn thiếu, tổ chức khuyến
nơng cơ sở chưa được kiện tồn.
- Ngồi ra, các mơ hình nơng nghiệp đơ thị địi hỏi chi phí đầu tư cao, kỹ
thuật cao, chậm thu hồi vốn, ... nên tốc độ phát triển còn chậm.
III. NHIỆM VỤ 03 THÁNG CUỐI NĂM 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
NĂM 2017
1. Kế hoạch 3 tháng cuối năm 2016
- Triển khai hoàn tất nội dung thực hiện các mơ hình, chương trình, dự án
đã được phê duyệt và thực hiện các thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
- Tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các tiến bộ kỹ thuật mới phù
hợp với nông nghiệp đô thị để đề xuất cho triển khai thực hiện trong năm 2017.
- Duy trì các hoạt động thơng tin quảng bá, xúc tiến thương mại để góp phần
hỗ trợ người sản xuất tiêu thụ sản phẩm,…
2. Định hướng năm 2017
Bám sát chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp của Nhà nước,
trên cơ sở quy hoạch phát triển của từng địa phương, trong đó tập trung vào một
số nhiệm vụ chính như sau:
2.1. Cơng tác thơng tin tun truyền:
- Đa dạng hóa các hình thức, cách thức tun truyền; thường xuyên cung
cấp tới người dân những thông tin về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn vệ
sinh thực phẩm; nâng cao ý thức cho người dân gắn phát triển sản xuất với bảo
vệ môi trường.

- Hỗ trợ thông tin, thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng cách tạo mối liên kết
chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp thông qua các diễn đàn,
hội chợ triển lãm, hội thi; phát huy hiệu quả hệ thống thông tin khuyến nông.
8


- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông của Trung
ương và địa phương để xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến
chuyên sâu về phát triển nông nghiệp đô thị gắn với xây dựng nơng thơn mới.
- Thúc đẩy xã hội hóa cơng tác khuyến nông, huy động tối đa các nguồn
lực xã hội tham gia vào các hoạt động khuyến nông; thực hiện lồng ghép nghiên
cứu trong công tác khuyến nông; tăng cường mối liên kết với các cơ quan ban
ngành để đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, gắn
với nâng cao giá trị cho người sản xuất.
- Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thảo, tham quan,... để tun
truyền, quảng bá các mơ hình sản xuất tiên tiến có hiệu quả, nêu gương các nơng
dân sản xuất giỏi.
2.2. Công tác đào tạo, tập huấn:
- Phối hợp với các viện, trường để tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng
công tác cho cán bộ khuyến nông nói riêng và cán bộ ngành nơng nghiệp nói
chung, đảm bảo cán bộ khuyến nông “giỏi 1 việc, biết nhiều việc“.
- Xây dựng chương trình tập huấn kỹ thuật cho nông dân phù hợp với đặc
thù từng địa phương, phù hợp với từng đối tượng cần được tập huấn.
2.3. Xây dựng mơ hình trình diễn, chương trình, dự án:
- Bám sát quy hoạch, định hướng phát triển của ngành, địa phương, nghiên
cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và phù hợp với từng địa
phương để xây dựng các mơ hình, chương trình, dự án sản xuất theo VietGAP, an
toàn sinh học... theo hướng năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và
nâng cao giá trị và hiệu quả cho người sản xuất trong đó tập trung phát triển các đối
tượng cây, con chủ lực, sản phẩm đặc thù của từng địa phương.

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến
và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các mơ hình nơng nghiệp đơ thị có sự gắn kết
chặt chẽ giữa 4 nhà trong đó cơng tác khuyến nơng đóng vai trị làm cầu nối.
- Tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp tập trung theo hướng đồng bộ, tổ chức liên kết sản xuất; thúc đẩy phát
triển sản xuất, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nơng nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân.
IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Các chương trình, dự án, mơ hình, nội dung khuyến nơng đã triển khai
phù hợp với điều kiện của đơ thị góp phần tăng thu nhập cho bà con nơng dân
tham gia mơ hình. Qua đó đã giúp các nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
thay đổi kỹ thuật canh tác theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất và liên kết lại với nhau để tìm đầu ra cho sản phẩm ổn định.
9


- Các thành viên CLB đã tập trung xây dựng và thực hiện các mơ hình
khuyến nơng trong chương trình trọng điểm của tỉnh, của ngành, chú trọng đầu
tư phát triển kinh tế trang trại, hợp tác sản xuất, liên minh sản xuất, tổ liên kết
sản xuất, các xã nông thôn mới,... theo hướng liên kết sản xuất gắn với thị
trường đầu ra cho sản phẩm.
2. Kiến nghị
2.1. Câu lạc bộ khuyến nông đô thị:
- Xây dựng chuyên mục CLB khuyến nông đô thị trên trang Website
Khuyến nông Quốc gia để gắn kết và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các
thành viên và đối tượng quan tâm. Đồng thời tổ chức tham quan học tập các mơ
hình khuyến nơng đơ thị có hiệu quả để các thành viên Câu lạc bộ Khuyến nơng
đơ thị có dịp học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau.

- Có kế hoạch tổ chức tham quan học tập nước ngồi về mơ hình nông
nghiệp Đô thị cho cán bộ chủ chốt, chủ trang trại lớn để học tập và áp dụng.
- Các thành viên CLB Khuyến nông đô thị cần kết nối, trao đổi thông tin,
chia sẻ kinh nghiệm cho nhau thường xuyên nhất là khâu liên kết, tiêu thụ đầu ra
sản phẩm.
2.2. Đối với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia:
- Tiếp tục ban hành và tham mưu để Nhà nước ban hành nhiều cơ chế,
chính sách, đồng thời hướng dẫn việc tổ chức thực hiện chương trình khuyến
khích phát triển, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bền vững cho từng vùng, khu vực
phù hợp với thực tế tại địa phương; có những cơ chế, chính sách riêng cho nơng
nghiệp đơ thị và xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường cập nhật và phổ biến những thành tựu, kết quả nghiên cứu
khoa học để chuyển giao các ứng dụng về kỹ thuật công nghệ mới thuộc các lĩnh
vực sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; mơ hình chuỗi cung ứng sản phẩm,... và
kiến thức thị trường cho khuyến nông các cấp ở từng vùng sinh thái.
- Quan tâm hơn các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.
CÂU LẠC BỘ KHUYẾN NÔNG ĐÔ THỊ

10


Phụ lục 1: Kết quả công tác thông tin tuyên truyền
T
T

Nội dung

Số lượng tin,bài


Chuyên mục,
phóng sự

Bản tin
(Cuốn)

1

TP. Hà Nội

900

36

9.000

2

TP. Hồ Chí
Minh

600

104

81.000

3

TP. Cần Thơ


31

0

0

4

TP. Hải Phịng

2.635

10

2.600

5

TP. Đà Nẵng

23

0

0

6

Bắc Ninh


0

10

4.800

7

Vĩnh Phúc

50

25

0

8

Quảng Ninh

50

10

6.000

9

Huế


100

11

0

10 Quảng Nam

50

14

0

11 Lâm Đồng

420

10

4.800

12 Bình Dương

60

06

3.200


13 Bình Phước

100

19

3.600

14 Trà Vinh

100

9

1.500

15 Vĩnh Long

43

27

2.105

16 Bà Rịa - Vũng
Tàu

120


10

4.000

5.282

301

26.701

Tổng cộng

11


Phụ lục 2: Kết quả đào tạo, tập huấn, tham quan, tổ chức sự kiện
Quy mơ
TT

Nội dung

Kinh phí thực hiện

Số
lớp
(lớp)

Số lượt người
tham gia
(người)


Trung ương
(đồng)

Địa phương
(đồng)

1

TP. Hà Nội

241

17.399

105.000.000 2.236.954.600

2

TP. Hồ Chí
Minh

263

8.830

90.000.000 1.451.180.000

3


TP. Cần Thơ

0

0

4

TP. Hải Phòng

13

5

TP. Đà Nẵng

6

0

0

730

141.380.000

248.000.000

11


490

120.000.000

30.000.000

Bắc Ninh

105

9.390

165.000.000

689.060.000

7

Vĩnh Phúc

105

2.090

455.000.000 2.545.000.000

8

Quảng Ninh


0

0

0

0

9

Huế

0

0

0

0

10

Quảng Nam

6

440

235.000.000


61.400.000

11

Lâm Đồng

5

712

224.789.000

292.567.000

12

Bình Dương

0

0

0

0

13

Bình Phước


7

210

165.000.000

103.000.000

14

Trà Vinh

378

18.870

82.700.000

288.900.000

15

Vĩnh Long

11

165

0


13.345.000

16

Bà Rịa - Vũng
Tàu

0

0

0

0

1.145

59.326

Tổng cộng

12

1.783.869.000 7.959.406.600


Phụ lục 3: Thống kê mơ hình Khuyến nơng đơ thị

TT


Tỉnh

Trồng
trọt
(máy)

Chăn
ni
(con)

Thủy Khuyến
sản
cơng
(máy) (máy)

Kinh phí
(đồng)

1

TP. Hà Nội

6,8

27

14.465.462.305

2


TP. Hồ Chí
Minh

54,3

3,365

9.660.038.000

3

TP. Cần Thơ

42

5.000

1

0

4

TP. Hải
Phịng

78

490


23

8.442.498.600

5

TP. Đà Nẵng

16,4

6

Bắc Ninh

2,5

7.820

4

7

Vĩnh Phúc

218

8.744

3,5


4

3.321.726.300

8

Quảng Ninh

52

6.000

5

1

0

9

Huế

185

6.300

3,6

0


10

Quảng Nam

24

4.000

4,5

1.175.630

11

Lâm Đồng

0,83

12

Bình Dương

6,2

0

13

Bình Phước


706

4.200

14

Trà Vinh

15

Vĩnh Long

116

8.300

1,8

1.965.793.500

16

Bà Rịa - Vũng
Tàu

60

7.540

1,6


0

Tổng cộng

2

782.000.000
2.610.382.000

379.788.000
3,6

0
982.122.000

2

299.800.000

1.483 58.394 3.425

13

7

42.910.786.335


BÁO CÁO THAM LUẬN - HÀ NỘI

Chuyên đề “Khuyến nông với công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ
nông sản tại các đơ thị”
I. KHÁI QT CHUNG
1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn Hà Nội
Thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 3.345 km 2 với 30 đơn vị hành
chính cấp quận, huyện, thị xã (trong đó có 17 huyện, 01 thị xã và 06 quận có sản
xuất nơng nghiệp). Diện tích đất nơng nghiệp của Hà Nội hiện nay có 1.886 km 2
chiếm 56,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất trồng lúa có 114.780 ha
(chiếm 34,5%); Đất lâm nghiệp có 24.258 ha (chiếm 7,2%); Đất ni trồng thủy
sản có 10.710 ha (chiếm 3,2%); Đất nơng nghiệp khác có 38.617ha (chiếm
11,5%). Nơng thơn Hà Nội có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của Thủ đô, là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho xây dựng Thủ đô, đất
đai cho phát triển hạ tầng và đơ thị, cung cấp lương thực, thực phẩm, góp phần
quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng cho Thành phố.
Theo số liệu thống kê, dân số hiện nay của thành phố Hà Nội có khoảng
trên 10 triệu người đang sinh sống cơng tác, học tập và làm việc; trong đó có
trên 3 triệu người trong độ tuổi lao đơng ở khu vực nơng thơn. Trung bình đón
trên 20 triệu lượt khách du lịch đến thăm viếng thủ đô mỗi năm. Để đảm bảo
nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đơ hàng năm cần 890 nghìn
tấn gạo; 139 nghìn tấn thịt lợn; 42 nghìn tấn thịt gà; 900 triệu quả trứng các loại;
54 nghìn tấn hải sản tươi sống và chế biến; 900 nghìn tấn rau các loại; trên 400
nghìn tấn quả tươi,…
Trong khi khả năng sản xuất tại chỗ của Hà Nội hiện nay mới đảm bảo
khoảng 69% thịt gia súc, gia cầm; 32% thủy sản các loại; 38% gạo tẻ chất lượng;
60% rau, củ, quả. Lượng còn lại phải nhập từ các tỉnh thành trong cả nước và
nhập khẩu ở nước ngồi. Các loại nơng sản thực phẩm từ các tỉnh, thành phố cung
cấp cho Hà Nội chiếm một tỷ trọng lớn được các thương lái thu gom tại các ruộng
sản xuất, các trang trại chăn nuôi, cơ sở chế biến và tập kết tại các chợ đầu mối rồi
được chuyển đi các chợ dân sinh, cửa hàng bán thực phẩm, các bếp ăn… do đó
việc quản lý chất lượng nơng sản thực phẩm này rất khó khăn và nguy cơ mất

VSATTP luôn tiềm ẩn, khiến cho người tiêu dùng hoang mang.
Chính vì vậy, để góp phần khắc phục những hạn chế và từng bước đưa
nông sản thực phẩm an toàn đến với người tiêu dùng trên địa bàn thủ đơ nói riêng
và cả nước nói chung, để từ đó tăng cường cơng tác quản lý VSATTP, trong
những năm qua Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã giao các đơn vị trực thuộc
như Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tham
mưu thực hiện nhiều các hoạt động để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
hợp tác với các tỉnh, thành trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp, công
tác thông tin truyền thông, tập huấn, hội nghị, hội thảo, tham gia Hội chợ triển
lãm do Hà Nội và các địa phương tổ chức đồng thời xây dựng nhiều mơ hình
14


khuyến nông gắn với hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các địa phương thông qua
liên kết hợp tác với các cơ sở, doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố để
kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất.
Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng được 11 chuỗi liên kết sản phẩm rau an
toàn, 21 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Tổng sản lượng sản phẩm
các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hàng nghìn tấn rau, 4,5
nghìn tấn thịt lợn, 3,1 nghìn tấn thịt gia cầm, 140 triệu quả trứng gia cầm, 29
nghìn tấn sữa tươi.
Ngồi ra, Hà Nội hiện có trên 152 nghìn doanh nghiệp, trong đó có
khoảng trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có quy mơ vừa và nhỏ. Các
doanh nghiệp hoạt động chính trong 2 nhóm lĩnh vực: Cung cấp sản phẩm vật tư
đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
2. Một số kết quả trong sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua, Thành phố đã quan tâm chỉ đạo công tác phát triển
nông nghiệp, nông thôn. Công tác dồn điền đổi thửa được chỉ đạo quyết liệt và
được coi là khâu đột phá, với tổng diện tích dồn điền 76,540ha đạt 100,34% so

với kế hoạch. Trên cơ sở đó kết hợp với việc triển khai các chương trình, đề án
như: Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; Đề án phát triển cây ăn quả giá trị
kinh tế cao; Đề án phát triển chè; Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa
chất lượng cao; Đề án phát triển sản xuất hoa; Đề án phát triển chăn nuôi theo
vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mơ lớn ngồi khu dân cư; Chương trình
phát triển ni trồng thủy sản… đã hình thành nên các vùng sản xuất chất lượng,
hàng hóa, tập trung như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng; vùng sản xuất
rau an tồn; vùng sản xuất chè an toàn; vùng hoa chất lượng; vùng chăn ni an
tồn ngồi khu dân cư…
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2015 đạt trên 294.000 ha,
trong đó lúa: trên 200.000 ha, năng suất bình qn ước đạt 58,42 tạ/ha, sản
lượng 1,172 triệu tấn; ngô: trên 21.000 ha, năng suất ước đạt 48,54 tạ/ha, sản
lượng trên 102.000 tấn; rau, đậu, hoa, cây cảnh: trên 38.000 ha; cây ăn quả, cây
lâu năm: 20.304 ha; chè: 3.093ha sản lượng đạt 11.717 tấn. Diện tích sản xuất
rau trên 12.000ha, hàng năm gieo trồng khoảng 29.000 ha rau một vụ. Đã hình
thành 157 cánh đầu mẫu lớn, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 14
huyện ngoại thành Hà Nội sản xuất lúa chất lượng; 170 ha cây ăn quả VietGap;
trên 80ha chè VietGap; diện tích RAT được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy chứng
nhận đạt 5.000 ha, diện tích giám sát sản xuất theo VietGap đạt 352,7 ha và trên
40 ha sản xuất rau hữu cơ…
- Chăn nuôi: Công tác phát triển chăn nuôi được duy trì ổn định. Tổng
đàn lợn đạt 1,52 triệu con, đàn trâu 25.000 con, đàn bị trên 142.957 con, trong
đó bị sữa 14.710 con, tổng đàn gia cầm 25,4 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi
xuất chuồng các loại ước đạt 340.000 tấn, sản lượng sữa tươi ước đạt trên
35.000 tấn, sản lượng thịt bò ước đạt 10.100 tấn, sản lượng thịt gia cầm hơi ước
đạt 87.000 tấn, sản lượng trứng các loại ước đạt 1,25 triệu quả. Đã hình thành rõ
15


nét các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm: 76 xã chăn ni trọng điểm, bao gồm 15

xã chăn ni bị sữa, 19 xã chăn ni bị thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn
nuôi gia cầm và 3.232 trại quy mơ lớn ngồi khu dân cư.
- Thủy sản: Tổng diện tích mặt nước có khả năng ni trồng thủy sản
21.130ha, sản lượng thủy sản đạt 100 nghìn tấn/năm, năng suất bình quân đạt 68 tấn/ha. Mặc dù phát triển thủy sản không phải là thế mạnh của Hà Nội, tuy
nhiên trên địa bàn Thành phố đã hình thành được nhiều vùng thủy sản tập trung
như ở Ba Vì, Ứng Hòa…; Nhiều giống mới được đưa một số giống thủy đặc sản
vào sản xuất: Chẽm, nheo, ba ba, ếch, ốc nhồi, cá sấu Cá Tầm; Cá Chình hoa...
Bên cạnh đó đã sản xuất với số lượng cá giống chất lượng cung cấp cho Hà Nội
và các tỉnh lân cận.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố đạt 33.640 tỷ đồng (giá
cố định) và đạt 45.190 tỷ đồng (giá thực tế). Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu
hoạch trên 1ha đất nông nghiệp (giá thực tế) ước đạt 233 triệu đồng/ha. Cơ cấu
nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: Giá trị chăn nuôi, thủy sản:
50,0%; Trồng trọt, lâm nghiệp: 46,1%; Dịch vụ nơng nghiệp: 3,9%.
3. Tình hình hoạt động Khuyến nông
Hệ thống khuyến nông của Thành phố Hà Nội hoạt động theo ngành dọc.
Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Thành
phố. Căn cứ đăng ký kế hoạch của các địa phương, Trung tâm Khuyến nơng xây
dựng kế hoạch trình Sở Nơng nghiệp & PTNT. Sở Nơng nghiệp & PTNT, Sở Tài
chính trình UBND Thành phố phê duyệt và giao Trung tâm Khuyến nơng thực
hiện theo kế hoạch.
Ngồi các chương trình, mơ hình khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông
Hà Nội thực hiện hai đề án là Đề án phát triển hoa, cây cảnh Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2012 – 2016 và Đề án “Phát triển cơ giới hố nơng nghiệp thành phố
Hà Nội giai đoạn 2012-2016, định hướng đến năm 2020”.
II. HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ĐÃ TRIỂN KHAI GẮN VỚI
SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Để thúc đẩy công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương, cơng
tác khuyến nơng của Thành phố đã có nhiều hoạt động như:
1. Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tổ chức sự kiện

Trong những năm qua, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã phối hợp với
các cơ quan thơng tấn báo chí ở Trung Ương và địa phương để thực hiện công
tác thông tin tuyên truyền ngành Nơng nghiệp & PTNT. Trong đó, Sở đã phối
hợp với Báo Hà Nội mới xây dựng chuyên mục "Mua gì, bán gì, ở đâu?" trên
trang Nơng nghiệp - Nông thôn ra số thứ hai hàng tuần. Nhằm giúp người tiêu
dùng nắm được thông tin và tiếp cận với nơi cung cấp nông sản, thực phẩm sạch
của thành phố, đồng thời giúp nông dân tiếp cận với nơi cung ứng và sản xuất
giống, vật tư nông nghiệp, từng bước tạo sự liên kết các "nhà" trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô.
16


Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, kênh truyền hình Nơng
nghiệp Nơng thơn VTC16 và nhiều đơn vị báo chí khác thực hiện các phóng sự
truyền hình, bài viết tun truyền kịp thời các thơng tin về hội chợ, hợp tác tiêu
thụ sản phẩm, các gương điển hình kết nối chuỗi, các hội nghị, hội thảo, tuần lễ
nhận diện nơng sản thực phẩm an tồn, minh bạch thơng tin, truy xuất nguồn gốc
điện tử,... Qua đó, các thông tin đã được chuyển tải đến cho đối tượng là người
sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong và ngồi thành phố Hà Nội, góp
phần quảng bá thương hiệu và khớp nối giao thương, đem lại hiệu quả cao trong
công tác thúc đẩy sản xuất và xúc tiến các sản phẩm nông nghiệp.
Từ đầu năm đến nay Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và phân bổ 180 lớp
tập huấn thời vụ cho nông dân cho các đơn vị trực thuộc. Tổ chức 03 lớp tập
huấn chuyên sâu về khoa học kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật, 03 lớp
tập huấn TOT cho nông dân. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ
chức lớp tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất lúa gạo cho 30 cán bộ
khuyến nông và nông dân chủ chốt huyện Thanh Trì. Thời gian thực hiện bắt đầu
từ ngày 25/2 kết thúc 15/6/2016. Phối hợp với các tổ chức xã hội như hội nông
dân, hội phụ nữ, hội cưu chiến binh... tổ chức được 194 lớp tập huấn cho hơn
15.000 lượt nông dân tham gia. Qua các lớp tập huấn, người nông dân đã nâng

cao được trình độ sản xuất, tư duy, kỹ năng liên kết nhóm với nhau từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm, từng bước xây dựng nhãn hiệu và tạo dựng thương hiệu
sản phẩm,...
Công tác tổ chức Hội thảo: Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm đã tổ chức
27 cuộc Hội thảo nhịp cầu nhà nông và 09 cuộc hội thảo toạ đàm giữa các nhà
khoa học, quản lý, doanh nghiệp và nhà sản xuất để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ
hoa, cây cảnh với sự tham gia của trên 7.200 đại biểu là nông dân, chủ trang trại,
cán bộ các đơn vị tham dự. Tại các buổi hội thảo, tọa đàm, người nơng dân có
dịp trao đổi và đặt ra các câu hỏi cho các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp
và nhà sản xuất về các vấn đề trong sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ hoa,
cây cảnh cũng như giải đáp về các chính sách của huyện, thành phố, các kỹ thuật
trong chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt - BVTV . Đồng thời, bà con cũng có cơ hội
đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất nơng nghiệp
nói chung và sản xuất hoa, cây cảnh tại các địa phương nói riêng.
Công tác tham gia hội chợ: Trong những năm qua, Trung tâm đã tổ chức
nhiều gian hàng tham gia các hội chợ chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp,
làng nghề, hội chợ xuân trên địa bàn thành phố Hà Nội và tham gia các hội chợ,
festival hoa tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tham gia các kỳ hội chợ chính là
dịp để giới thiệu các sản phẩm, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông
nghiệp, quảng bá các sản phẩm an toàn, hoa, cây cảnh đến người tiêu dùng. Thông
qua các kỳ hội chợ, người sản xuất, doanh nghiệp, người tiêu dùng có cơ hội gặp
gỡ trao đổi, kết nối giao thương.
2. Xây dựng mô hình gắn với tiêu thụ sản phẩm
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông đã chỉ đạo Trạm Khuyến
nông các huyện, thị xã xây dựng và thực hiện được nhiều mơ hình trình diễn áp
17


dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Năm 2016, tổng số có 20 dạng
mơ hình, trong đó trồng trọt: 13 dạng mơ hình, chăn ni: 04 dạng mơ hình, thủy

sản: 03 dạng mơ hình.
Nhiều mơ hình thực hiện đã đạt hiệu quả và bước đầu có gắn với tiêu thụ
sản phẩm như mơ hình sản xuất hoa lily có giá trị kinh tế cao, mơ hình sản xuất
lúa hữu cơ, mơ hình nhân giống khoai tây vụ xn,... Các mơ hình sản xuất gắn
với tiêu thụ sản phẩm đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nơng dân có
thu nhập cao từ sản xuất nơng nghiệp.
Mơ hình sản xuất hoa lily có giá trị kinh tế cao
Quy mơ: 0,13 ha tại 13 điểm
Giống trình diễn: Sorbonne, Pink Place, Concador, Robina
Số hộ tham gia: 169 hộ tham gia.
Kinh phí thực hiện: 4.825.046.760 đ
Kết quả: Mơ hình được triển khai theo đúng tiến độ và yêu cầu, 100% các
hộ tham gia mơ hình được tập huấn kỹ thuật, giống được cung cấp kịp thời và
đảm bảo qui cách chất lượng. Tỷ lệ sống đạt trên 95%, cây sinh trưởng phát triển
tốt. Mơ hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho lợi nhuận bình quân đạt 50 – 70
triệu đồng/1000 m2.
Trung tâm đã kết nối với HTX sản xuất và kinh doanh hoa Mê Linh,
HTX sản xuất và kinh doanh hoa Tây Tựu để tiêu thụ hoa cho các hộ tham gia
mơ hình.
Mơ hình sản xuất lúa hữu cơ
Quy mô: 40 ha/2 vụ (mỗi vụ 20 ha) tại Đồng Phú – Chương Mỹ.
Giống trình diễn: giống lúa bắc thơm số 7.
Số hộ tham gia: 108 hộ
Kinh phí thực hiện: 240.451.000 đ
Kết quả: Lúa Bắc thơm số 7 sản xuất theo phương pháp hữu cơ cho cây
lúa sinh trưởng phát triển cân đối, thân và lá lúa cứng, mầu xanh vàng, khả năng
chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt hơn. Trong suốt 2 vụ sản
xuất người nơng dân khơng phải phun thuốc phịng trừ sâu bệnh nhưng lúa vẫn
cho năng suất ổn định. Năng suất bình quân cả năm đạt 47 tạ/ha, giá bán cao gấp
2 lần so với sản xuất theo truyền thống, lúa sản xuất ra được tiêu thụ hết, thu

nhập của người sản xuất cao hơn 2 lần so với sản xuất thơng thường. Mơ hình
đã tạo tiền đề cho việc tìm ra hướng sản xuất mới đảm bảo chất lượng sản phẩm
sạch, an tồn bảo vệ mơi trường, tăng thu nhập cho người sản xuất. Đây là
hướng sản xuất hàng hóa bền vững, là cơ sở để phát triển thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hóa.
Để mở rộng diện tích cấy lúa theo hướng sản xuất hữu cơ, nâng cao hiệu
quả cho bà con nông dân hợp tác xã đã phát huy vai trò trong việc tổ chức sản
18


xuất, quảng bá giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm để sản phẩm gạo hữu cơ có
được thị trường ổn định giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Trung tâm mời
Công ty TNHH Hân Phát, Công ty TNHH TA XANH, Cơng ty TNHH
ƠGICHTA cùng tham gia chỉ đạo sản xuất và giúp bà con tiêu thụ sản phẩm.
Mơ hình sản xuất khoai tây giống vụ xn
Quy mơ: 8 ha tại xã Hương Ngải – Thạch Thất
Giống trình diễn: Solara
Số hộ tham gia: 28 hộ
Kinh phí thực hiện: 368.001.000 đ
Kết quả: Mơ hình được thực hiện đúng kế hoạch, khoai tây sinh trưởng
phát triển tốt. Năng suất trung bình đạt 20,83 tấn/ha, lợi nhuận đạt trên 135,380
triệu đồng/ha, cao hơn gần 6 lần so với sản xuất lúa vụ xn. Ngồi ý nghĩa về
mặt kinh tế, mơ hình sản xuất khoai tây giống vụ xn cịn có ý nghĩa rất lớn về
mặt xã hội và môi trường: Nâng cao nhận thức cho người sản xuất, chủ động
được nguồn giống khoai tây có chất lượng, cung cấp giống mở rộng diện tích
trồng Khoai tây vụ đơng. Đồng thời kết hợp trồng khoai tây gắn với tận dụng
nguồn rơm rạ dư thừa làm phân bón, dùng che phủ khoai tây sẽ hạn chế việc đốt
rơm rạ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng giao thông; trả lại cho đất một
lượng hữu cơ đáng kể, duy trì độ phì nhiêu của đất; Mở rộng diện tích trồng
khoai tây vụ xuân trên chân đất cao hạn trồng lúa kém hiệu quả không những

nâng cao được thu nhập cho người sản xuất cịn góp phần chống biến đổi khí
hậu do lượng nước tưới được tiết kiệm hơn.
Mục tiêu của các mơ hình đó là sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, Trung
tâm khuyến nông đã phối hợp với nhiều công ty, doanh nghiệp như Công ty cổ
phần Nhất Nam (chuyên thu mua các sản phẩm nông sản rau, củ, quả, sản phẩm
thủy hải sản chăn nuôi, sản phẩm chế biến yêu cầu đạt VSATTP); Công ty
TNHH Ba Huân (chuyên thu mua, sơ chế, chế biến trứng và các sản phẩm trong
chăn nuôi cung cấp cho các điểm phân phối trên địa bàn các tỉnh, thành phố
trong cả nước và xuất khẩu); Công ty TNHH Sản xuất TM&DV Liên Anh
(chuyên thu mua các loại rau củ quả an toàn của Hà Nội và các tỉnh thành phố
trong cả nước) ... để tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm của các mơ hình.
III. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NƠNG
NGHIỆP VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY
Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Thành phố
về việc ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển
sản xuất nơng nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn
2012-2016.
Quyết định số 2002/QĐ-UBND ngày 5/3/2013 của UBND Thành phố về
quy định “Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với hoạt động khuyến nông
trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND ngày 4/12/2013 của Hội đồng nhân dân
Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp
19


chuyên canh tập trung TP Hà Nội giai đoạn 2014-2020. Chính sách khuyến
khích phát triển làng nghề Thành phố Hà Nội; chính sách hỗ trợ đầu tư cơng
trình cấp nước sạch nông thôn Thành phố Hà Nội.
Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND ngày 8/7/2015 của Hội đồng nhân dân
thành phố về một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nơng nghiệp

ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích
tiêu thụ nơng sản thơng qua hợp đồng được triển khai từ năm 2002 (mới được
thay thế bằng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg) nhưng đến nay việc tiêu thụ
hàng hóa thơng qua hợp đồng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRỊ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
NƠNG TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Thuận lợi:
- Các chương trình, mơ hình khuyến nơng triển khai phù hợp chủ trương,
định hướng của ngành, cơ sở và nguyện vọng của bà con nông dân; khả năng đối
ứng, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của bà con nông dân ngày càng được nâng cao;
2. Khó khăn:
- Một số nội dung chính sách về Khuyến nơng, khuyến khích phát triển
nông nghiệp của Trung ương, thành phố chưa phù hợp với mục tiêu phát triển
các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các mơ hình khép kín từ sản xuất đến
tiêu thụ,...
- Chính sách dồn điền, đổi thửa đã được thực hiện nhưng vẫn cịn nhiều
diện tích đất manh mún với số lượng hộ lớn nên rất khó hình thành liên kết bền
vững giữa người sản xuất với doanh nghiệp.
3. Thành tựu:
- Xây dựng các mơ hình trình diễn theo hướng trọng tâm, trọng điểm, gắn
kết với đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền và định hướng đầu ra cho sản
phẩm; từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
- Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với sự tham gia của
khuyến nông đã phần nào giúp người dân ổn định được đầu ra, từng bước thay
đổi tập quán trong sản xuất và kinh doanh từ nhỏ lẻ manh mún, lạc hậu sang sản
xuất có tổ chức, theo quy hoạch, áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật tiến bộ.
4. Hạn chế:
- Hoạt động khuyến nông mới tập trung vào xây dựng mô hình trình
diễn để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chưa có nhiều mơ hình tổng hợp, liên

kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất, xúc
tiến thị trường,…
- Một số mơ hình chưa có nhà sơ chế đảm bảo điều kiện kỹ thuật để phân
loại, sơ chế, đóng gói trước khi đưa vào hệ thống phân phối, đây sẽ là cơ sở để
liên kết với các doanh nghiệp trong việc liên kết từ khâu sản xuất - Sơ chế đóng
gói - Tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
20


- Cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến nơng cịn hạn chế. Việc khai thác các
nguồn kinh phí ngồi nhà nước cho khuyến nông chưa nhiều.
V. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG GẮN VỚI
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Trong thời gian tới, để hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả và đi vào chất
lượng, Trung tâm khuyến nông Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực vào thực hiện các
mơ hình khuyến nơng theo hướng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo
tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm,
khuyến nông công nghệ cao, mở rộng các mô hình khuyến nơng hợp tác với
doanh nghiệp nhằm huy động các nguồn lực phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là
giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù
hợp. Xây dựng các mơ hình về tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm thơng
qua việc hình thành các nhóm, tổ thu mua.
Tăng cường cơng tác đào tạo tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất an tồn
cho các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm.
Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị
trường, liên kết bốn nhà để giúp nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn định,
bền vững, đặc biệt là các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh cao.
Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người trực tiếp tham gia
sản xuất, kinh doanh thực hiện đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy

định của pháp luật, sản xuất phải đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh
cơng tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm tốt, các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp uy tín tới người tiêu dùng để người tiêu dùng lựa chọn.
VI. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Đề nghị UBND Thành phố có các chính sách hỗ trợ trực tiếp và đồng bộ
đối với các khâu từ tổ chức sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến tiêu thụ
sản phẩm. Xây dựng tiêu chí hỗ trợ cụ thể, công khai; cơ chế hỗ trợ đơn giản,
thuận tiện nhằm khuyến khích mãnh mẽ đầu tư tư nhân; Đồng thời tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động tại các cơ sở sản xuất,
cơ sở kinh doanh.
Về phía các doanh nghiệp phải có trách nhiệm, quan tâm đến quyền lợi,
lợi ích của người sản xuất, đồng thời xây dựng chiến lược từ sản xuất đến kinh
doanh, đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định.
Ngoài ra, Nhà nước, nhà khoa học cũng cần nâng cao hơn nữa vai trò định
hướng, tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nông sản./.

21


BÁO CÁO THAM LUẬN TP. HCM
Khuyến nông với công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản tại các đơ thị.
I. KHÁI QT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 2.095,1 km 2, Thành phố
Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Mơn, Bình
Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè có diện tích 1.652,88km2, chiếm 78,9%.
Tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2016: Giá trị sản xuất nông lâm ngư
nghiệp ước đạt 13.290 tỉ đồng, tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó: Trồng trọt: ước
đạt 2.935 tỉ đồng, tăng 4,9% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,6%). Chăn nuôi: ước
đạt 5.315 tỉ đồng, tăng 5% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5%). Lâm nghiệp: ước

đạt 122 tỉ đồng, giảm 0,4% so cùng kỳ (cùng kỳ giảm 1,3%). Thủy sản: ước
đạt 3.572 tỉ đồng, tăng 4% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8%).
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp
đơ thị, giảm diện tích trồng lúa một vụ, hiệu quả kém sang các các loại cây
trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của thành phố như
hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an tồn, chăn ni bị sữa… Về chuyển dịch cơ
cấu trong 9 tháng đầu năm: trồng trọt chiếm tỉ lệ 22,1% (cùng kỳ 22,4%), chăn
nuôi: 40% (cùng kỳ 40,5%), dịch vụ nông nghiệp: 10,1% (cùng kỳ 8,7%), thủy
sản: 26,9% (cùng kỳ 27,5%). Trong đó, Trồng trọt chủ yếu là cây Rau với diện
tích gieo trồng đạt 12.350 ha, tăng 2,4% so cùng kỳ; hoa, cây kiểng có diện tích
đạt 1.730 ha, tăng 10,2% so cùng kỳ (mai: 520 ha, tăng 4% so cùng kỳ, lan: 290
ha, tăng 20,8% so cùng kỳ; hoa nền: 440 ha, tăng15,8% so cùng kỳ, kiểng,
Bonsai: 480 ha, tăng 6,7% so với cùng kỳ). Chăn nuôi: Tổng đàn bò
ước 147.438 con, giảm 1,6% so với cùng kỳ; trong đó, đàn bị sữa
93.819con, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Sản lượng sữa bò tươi ước khoảng
201.584 tấn, tăng 2,6% so cùng kỳ. Heo với tổng đàn 361.922 con, tăng 1,1% so
cùng kỳ. Thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 44.395 tấn, tăng 3,8% so
cùng kỳtrong đó: Sản lượng ni trồng: ước đạt 27.495 tấn, tăng 3,8% so cùng
kỳ. Sản lượng khai thác: ước đạt 16.900 tấn, tăng 4% so cùng kỳ. Cá cảnh: Đạt
33 triệu con, xấp xỉ cùng kỳ. Số lượng cá cảnh xuất khẩu quý I đạt 2,5 triệu con,
kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 2 triệu USD (tăng 11% so cùng kỳ
Về Tiêu thụ sản phẩm: Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có mức
tiêu thụ nơng sản cao, theo tính tốn của các sở, ngành cho thấy: mỗi ngày
thành phố có nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.000 tấn thịt, 9.000 tấn rau củ các loại.
Trong khi đó, thành phố chỉ tự cung ứng được khoảng 20% - 25% nhu cầu. Số
còn lại là do các tỉnh, thành khác cung cấp.
Bên cạnh sản xuất nông sản phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài
thành phố, các đơn vị, cá nhân trên địa bàn còn sản xuất một số sản phẩm chủ
22



lực để xuất khẩu, trong 9 tháng đầu năm 2016, chủng loại và số lượng xuất
khẩu như sau:
- Giống cây trồng: các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sản xuất hơn
12.000 tấn hạt giống; trong đó xuất khẩu hơn 105 tấn hạt giống các loại (chủ yếu
là lúa: 100 tấn, rau: 5,3 tấn). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Philipines, Châu
Âu, Mỹ, Israel, Đài Loan, Campuchia.
- Rau, quả: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 16 đơn vị xuất
khẩu rau, quả các loại với tổng sản lượng khoảng 303.000 tấn/năm. Chủng loại
rau, quả xuất khẩu chủ yếu: ớt các loại (sản lượng 44 tấn/năm), nấm rơm (sản
lượng 80 tấn/năm), rau củ quả sấy giòn (sản lượng 288.004 tấn/năm), bắp cải
(sản lượng 1000 tấn/năm). Thị trường chủ yếu là Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ,
Thụy Điển, Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Mỹ, Ý, Đức, Anh, Nga, Canada,
Trung Đông, Bỉ, Thái Lan, Malaysia, Hà Lan, Hongkong.
- Cá cảnh: số lượng cá cảnh xuất khẩu là 10,89 triệu con; giá trị kim
ngạch xuất khẩu 11,388 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Châu
Âu, Châu Á, Châu Phi và Trung Đông.
- Cá sấu: các trại đã xuất khẩu 18.805 con (trong đó: 10.407 con cá sấu
sống, 7.398 tấm da muối và 1000 tấm da thuộc). Giá trị ước tính đạt được: đạt
56,4 tỷ đồng (giá cá sấu xuất chính ngạch giá 3 triệu/1con). Cá sấu sống chủ yếu
xuất qua thị trường Trung Quốc; thị trường Nhật và Hàn Quốc được xem là thị
trường truyền thống đối với da cá sấu thuộc và da cá sấu muối
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững
theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; là trung tâm sản
xuất giống cây trồng, giống vật ni có năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng
cao, an tịan khu vực, bảo vệ mơi trường và đáp ứng tốt hơn về nhu cầu rau sạch,
hoa tươi, cá kiểng, sữa của thị trường và gắn với phát triển du lịch mang đặc

trưng thành phố; Tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, xây dựng các
chuỗi liên kết và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp, họat động khuyến nông tập
trung vào các đối tượng cây trồng, vật ni chủ lực của thành phố, có giá trị cao,
có thị trường tiêu thụ trong và ngòai thành phố củng như thị trường ngòai nước
như rau, hoa kiểng, cá cảnh, bị sữa, ...Trong đó, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá
thành sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và mơi trường. Góp phần mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống nông dân. Cụ thể:
- Xây dựng và nhân rộng mơ hình cánh đồng rau VietGAP chuyển đổi từ
đất trồng lúa; Mô hình cánh đồng rau muống nước VietGAP với qui mơ 80 ha tại
23


Củ Chi, 60 ha tại Hóc Mơn; Mơ hình trồng rau theo VietGAP ứng dụng cơ giới
hóa, cánh đồng hoa lan 10 ha tại củ chi và 5 ha tại Hóc Mơn, cánh đồng mai 150
ha tại Bình Chánh, cơ giới hóa trong chăn ni bị sữa, ... Trong đó, chuyển giao
giống mới; quy trình VietGAP; máy xới, máy phun thuốc, hệ thống tưới phun
tiết kiệm, lưới che, phân hữu cơ sinh học,... trong trồng rau cung cấp sản phẩm
an tòan cho người dân trong và ngòai thành phố; nhà lưới, hệ thống tưới tiết
kiệm tự động trong vườn lan; quy trình ni cá kiểng trong hồ kiếng, bể xi
măng, ao đất; máy vắt sữa, máy băm thái cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại trong
chăn ni bị sữa, ... gắn với tiêu thụ.
- Đổi mới thực hiện các hoạt động thông tin quảng bá: tổ chức tập huấn,
tư vấn các hộ sản xuất; Tổ chức hội thảo các chuyên đề nuôi, trồng ứng dụng
công nghệ mới phù hợp với đô thị, …tổ chức tham quan cho bà con nông dân
tham quan các mơ hình sản xuất hiệu quả, mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao.
Nâng cao các chương trình khuyến nơng trên sóng phát thanh, ...
- Hỗ trợ hình thành vùng sản xuất tập trung, thành lập các tổ hợp tác, hợp
tác xã sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (9 HTX rau an tòan; 34 THT và 6 HTX lĩnh

vực hoa kiểng; 25 THT, 6 HTX lĩnh vực chăn ni bị sữa, 1 THT ni các cảnh
và 3 HTX lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nông sản: Khuyến nông cùng
với các đơn vị thuộc Sở hỗ trợ xây dựng thương hiệu (Thiết kế Website cho 139
đơn vị, logo cho 164 đơn vị, lũy kế 160 đơn vị, tờ bướm cho 132 đơn vị sản
xuất rau an toàn, hoa kiểng, ...), chứng nhận VietGAP; Kết nối cung- cầu giữa
nông dân sản xuất và tiêu thương, siêu thị, .. xúc tiến thương mại: Tổ chức hội
chợ - triển lãm các sản phẩm nông nghiệp của Thành phố; Hội nghị kết nối và
tiêu thụ nông sản VietGAP; Hội nghị kết nối tiêu thụ các sản phẩm hoa lan với
các chợ Hoa; Hội nghị giới thiệu đưa các sản phẩm hoa lan vào các siêu thị, Hội
nghị giới thiệu sản phẩm nơng nghiệp an tồn đến các trường học trên địa bàn
thành phố, .... Bên cạnh đó, cịn tổ chức cho các hộ sản xuất tham gia các Hội
chợ - Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm, Hội chợ
Nông sản xuất khẩu Việt Nam - Vietnam Farm Expo, Hội thi Trái ngon - An toàn
Nam Bộ, Hội thi - Triển lãm Bò sữa, Hội nghị kết nối các nhà sản xuất với các
doanh nghiệp xuất khẩu, Hội nghị “Sản xuất và cung ứng cây giống hoa lan nuôi
cấy mô tại Thành phố Hồ Chí Minh”, …
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG GẮN SẢN
XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI
Để hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Thành phố
đã ban hành nhiều Chính sách hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm như sau:
Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15/01/2014 về ban hành Kế hoạch
thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
24


tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định 04/2016/Q Đ-UBND quy định về khuyến khích chuyển dịch

cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016-2020;
Quyết định 48/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2012 về Ban hành
Quy định về nội dung chi và mức chi họat động khuyến nông trên địa bàn thành phố;
Quyết định 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 về Ban hành
Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định về phê duyệt 23 chương trình, đề án nơng nghiệp trọng điểm
giai đọan 2016 – 2020 như: Chương trình mục tiêu phát triển rau an tồn,
chương trình phát triển hoa cây kiểng; Chương trình phát triển cá cảnh;
Chương trình giống bị thịt, Đề án nâng cao chất lượng đàn bị sữa; Chương
trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng cao; Chương trình
ứng dụng, phát triển cơng nghệ sinh học theo quy hoạch sản xuất nơng nghiệp;
Chương trình phát triển sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo qui trình
thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt trên địa bàn thành phố; Chương trình xúc
tiến thương mại tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trên địa bàn thành phố,...
IV. KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, thành phố đã có những nỗ lực trong việc thực hiện hỗ
trợ sản xuất, tiêu thụ; tổ chức kết nối giữa các đơn vị, cá nhân sản xuất và tiêu
thụ nơng sản bằng nhiều hình thức, nhưng kết quả chưa tạo nét đột phá rõ rệt.
Nhằm giải quyết vấn đề “đầu ra” cho nông sản và an tồn thực phẩm cho người
tiêu dùng, việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi an tồn thực
phẩm trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản, đặc biệt phát triển các hình thức kinh
tế hợp tác như Hợp tác xã, Tổ hợp tác, ... xây dựng các vùng sản xuất tập trung
như cánh đồng lan, cánh đồng rau VietGAP, … là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu của ngành nơng nghiệp thành phố nói chung, của họat động khuyến
nơng nói riêng trong thời gian tới. Làm được như vậy, Riêng Khuyến nông cần
phải nâng cao năng lực họat động theo hướng nâng cao sản lượng, giá trị, phát
triển bền vững (liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ ổn định) và đặc biệt là phải
xuất phát từ nhu cầu của thị trường.


25


×