Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.76 KB, 25 trang )

Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn thần kinh tự chủ gặp trong rất nhiều bệnh lý các cơ quan
trong đó có bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân suy thận.Cơ chế
bệnh sinh của rối loạn thần kinh tự chủ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 tương đối phức tạp. Bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thận, rối
loạn thần kinh tự chủ còn biến đổi nặng nề hơn do rối loạn quá trình
bài tiết qua thận.
Holter điện tim 24 giờ là một kỹ thuật không xâm lấn theo dõi
điện tim liên tục cho bệnh nhân cả khi nghỉ ngơi và khi hoạt động,
nhằm phát hiện biến đổi bất thường trên điện tim. Việc phát hiện các
rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ giúp cho các bác sỹ lâm
sàng có thái độ điều trị và dự phòng tốt hơn cho bệnh nhân ĐTĐ có
và chưa có tổn thương thận.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu Holter điện tim
24giờ trên bệnh ĐTĐ có và chưa có biến chứng thận, các tác giả đều
ghi nhận có một tỉ lệ khá cao những rối loạn nhịp, biến thiên nhịp
tim, và tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim thầm lặng …và những
biến đổi này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Những
rối loạn nhịp tim và biến thiên nhịp tim liên quan đến mức độ kiểm
soát glucose máu và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, khi
có biến chứng thận lại liên quan đến mức độ tổn thương thận. Tại
Việt nam, các nghiên cứu về biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim
ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận chỉ mới được
nghiên cứu với số lượng ít bệnh nhân. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp tim và
rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương
thận” với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số chỉ số biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim bằng
Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa một số chỉ số biến thiên nhịp tim,


rối loạn nhịp tim với đặc điểm tổn thương thận trên lâm sàng, mức
lọc cầu thận, một số yếu tố nguy cơ tim mạch và mức độ kiểm soát
bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Mô tả được tình trạng rối loạn một số chỉ số biến thiên nhịp và
rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận.
2. Tìm được mối liên quan giữa rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp
và rối loạn nhịp tim với đặc điểm lâm sàng và mức độ tổn thương
thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
3. Tìm được mối liên quan giữa rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp
và rối loạn nhịp với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 129 trang (Không kể tài liệu tham khảo và phụ lục),
với 4 chương, 45 bảng, 7 biểu đồ, 8 đồ thị, 3 hình ảnh, 34 tài liệu tham
khảo tiếng Việt và 116 tài liệu tiếng Anh, 1 tài liệu tiếng Pháp. Đặt vấn
đề 2 trang, tổng quan 33 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
16 trang, kết quả nghiên cứu 35 trang, bàn luận 36trang, kết luận 2
trang, kiến nghị 1 trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Bệnh thận do đái tháo đường týp 2
1.1.1. Các thể lâm sàng tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo
đườngtýp 2
Trên thực hành lâm sàng tổn thương thận do ĐTĐ được chia làm
3 thể: microalbumin niệu(MAU (+)), protein niệu(MAC (+)) bao
gồm cả hội chứng thận hư và suy thận mạn tính (STMT).
Các cách xác định mức độ protein niệu trên lâm sàng:

Bảng 1.1. Đặc điểm protein niệu trong bệnh thận đái tháo đường
Microalbumin niệu

Nồng độ albumin (mg/l)
Tỷ lệ albumin/creat (mg/mml)
Albumin niệu qua đêm (μg/phút)
Albumin niệu 24giờ (mg/24g)
Protein niệu 24g (mg/24g)

20- 200
2,5- 30
3,5- 30
20- 200
30- 300
-

*Nguồn: IDF 2003, Diabetes and Kidney Disease. Time to Act [83]

Protein
niệu

> 200
> 30
> 200
> 300
> 500


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
1.1.2. Các giai đoạn bệnh thận đái tháo đường

Mức creatinin huyết tương phản ánh ít chính xác mức lọc cầu thận
(MLCT), tuy nhiên để đo chính xác mức lọc cầu thận trong thực hành
lâm sàng thì rất phức tạp, do đó, người ta khuyên nên dùng chỉ số
mức lọc cầu thận “ước lượng” (estimated glomerular filtration rateeGFR). Có hai cách tính dựa vào công thức Cokcroft-Gault hoặc dựa
vào công thực của Hội thận học Hoa Kỳ đề nghị năm 2007
(Modification of Diet in Renal Disease study equations-MDRD).
Có 5 giai đoạn bệnh thận mạn tính do ĐTĐ:
Bảng 1.2 Các giai đoạn của bệnh thận đái tháo đường theo Hội đái
tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2013
Có tổn thương thận, MLCT bình thường hoặc tăng ≥
Giai đoạn 1
90 ml/ph
Giai đoạn 2
Tổn thương thận với giảm nhẹ MLCT (60-89 ml/ph)
Giai đoạn 3
MLCT giảm vừa (30-59 ml/ph)
Giai đoạn 4
MLCT giảm nặng (15-29 ml/ph)
Suy thận với MLCT <15 ml/ph hoặc lọc máu chu
Giai đoạn 5
kỳ.
*Nguồn: theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (2013) [42]
1.2. Rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp ở bệnh
nhân đái tháo đườngtýp 2 có tổn thương thận
1.2.1. Cơ chế rối loạn
* Cơ chế bệnh sinh bệnh thần kinh tự chủ(TKTC) ở bệnh nhân đái
tháo đườngtýp 2
Cơ chế bệnh sinh của bệnh TKTC tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp
2 tương đối phức tạp với ít nhất 7 giả thuyết liên quan được đề cập.
- Giả thuyết về liên quan chuyển hoá theo đường polyols, gia tăng

sản xuất và tích lũy sorbitol dẫn đến khiếm khuyết myoinositol nội
bào, giảm hoạt tính của protein kinase C và Na/K-ATPase.
- Rối loạn chuyển hóa acid béo: tích lũy acid linoleic và bị mất đi
acid linolenic dẫn đến thay đổi tính chất màng tế bào, giảm tổng hợp
các chất hoạt mạch làm giảm tưới máu các sợi tế bào thần kinh.
- Tích lũy các proteins “đường hóa” (glycated proteins): sự đường
hóa các protein không enzym sẽ dẫn đến tạo thành các sản phẩm cuối


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
của quá trình này, đó là các protein bị biến dạng làm thay đổi cấu
trúc, chức năng và tính miễn dịch.
- Giả thuyết về tổn thương vi mạch: thiếu máu cục bộ trong các
neuron thần kinh do giảm vi tuần hoàn.
- Ảnh hưởng stress oxy hóa: sự gia tăng các gốc tự do và các giảm
các chất chống oxy hóa làm tổn thương mô.
- Vai trò của các yếu tố miễn dịch: các phản ứng tự miễn, kể cả
các phản ứng viêm.
- Sự phá hủy các yếu tố tăng trưởng của tế bào thần kinh (nerve
growth factors-NGF) và sự dẫn truyền của sợi trục: giảm các NGFs
và các thụ thể của nó sẽ làm phá hủy tổng hợp các protein của neuron
thần kinh.
* Cơ chế bệnh sinh bệnh TKTC ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận
- Quá tải thể tích, rối loạn nước- điện giải, đặc biệt là tăng hoặc
giảm Kali máu
- Thay đổi can-xi, phosphat, cường phó giáp
- Thay đổi cân bằng acid- bazơ, pH máu và bicarbonat
- Thiếu máu, tăng huyết áp
- Mất trương lực phó giao cảm do tăng urê máu

1.2.2. Vai trò Holter điện tim 24 giờ trong đánh giá rối loạn thần
kinh tự chủ tim mạch
Holter điện tim là thiết bị y khoa ghi lại hoạt động điện của tim
giống như máy đo điện tim ECG trong suốt 24 giờ. Máy đo điện tim
chỉ ghi lại được trong vài giây nhưng Holter có thể ghi lại được đến 7
ngày vì vậy có thể chẩn đoán được những rối loạn nhịp xảy ra không
thường xuyên trong ngày.
Vai trò của Holter điện tim 24 giờ trong chẩn đoán rối loạn nhịp
tim như tim đập quá nhanh, đập quá chậm, hay đập không đều.
Holter được dùng để chẩn đoán thiếu máu cơ tim không triệu chứng
hoặc kiểm tra xem việc điều trị loạn nhịp tim hay thiếu máu cơ tim
đạt được hiệu quả chưa.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Chỉ định cụ thể khi bệnh nhân có các rối loạn sau: BN ngất hay
có cảm giác chóng mặt khi các nguyên nhân khác rối loạn nhịp tim
đã được loại trừ. Đánh trống ngực thường xuyên không rõ nguyên
nhân. Hoặc khi đang điều trị rối loạn nhịp xem đáp ứng của điều trị
như thế nào.
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2013, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu 277 đối tượng trong đó: 30 người khỏe mạnh làm chứng (nhóm
N1), 108 BN ĐTĐ không có biến chứng thận (nhóm N2) và 139 BN
ĐTĐ có biến chứng thận (nhóm N3). Trong nhóm N3 có 46 BN có
MAU (+), 39 BN MAC (+) và 54 BN STMT. Các bệnh nhân được
khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định
2.1.1. Tiêu chuẩn chọnbệnh nhânđái tháo đườngtýp 2
Theo tiêu chuẩn Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1998:

+ Glucose máu đói (sau bữa ăn cuối cùng 8-12 giờ) ≥ 7mmol/ (phải
làm ít nhất 2 lần) hoặc
+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng tăng
glucose máu (làm 2 lần) hoặc
+ Glucose máu giờ thứ 2 của nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1
mmol/l.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm 1
- Tiền sử và hiện tại khỏe mạnh.
- Bao gồm cả nam và nữ.
- Có tuổi, giới tương đồng với nhóm bệnh N2, N3.
- Không có người cùng huyết thống gần nhất bị bệnh ĐTĐ týp 2
hoặc rối loạn dung nạp glucose.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm 2
- Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2.
- Chẩn đoán lần đầu hoặc đang được điều trị bằng các biện pháp.
- Bao gồm cả nam, nữ.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
- Có tuổi, giới tương đồng với nhóm 1 và nhóm 3.
-Được điều trị nội trú tại bệnh viện ở thời điểm nghiên cứu.
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nhóm 3
- Gồm các tiêu chuẩn của nhóm 2
- Có một trong các biến chứng thận: MAU (+); MAC (+); STMT có
MLCT < 60 ml/phút
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nhóm 2, 3
- Đái tháo đường týp 1, đái tháo đường thai kỳ và có nguyên nhân.
- Đang có những biến chứng nặng như nhiễm khuẩn, hôn mê do
ĐTĐ, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ não cấp...
- Bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thận hư

- Bệnh nhân STMT giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ.
-Không làm đầy đủ các xét nghiệm theo mẫu nghiên cứu.
- Bệnh nhân có nồng độ glucose máu lúc đói <3 mmol/l hoặc >
25mmol/l.
- Bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tim.
- Bệnh nhân có rung nhĩ.
- Bệnh nhân có block nhĩ thất cấp II, cấp III.
- Bênh nhân có kết quả Holter điện tim có nhiều tín hiệu nhiễu
tạp, thời gian theo dõi dưới 20 giờ.
- Những bệnh nhân vẫn phải dùng các thuốc có ảnh hưởng đến rối
loạn TKTC như các thuốc ức chế thụ thể beta...mà không thể thay thế
bằng các thuốc khác cùng tác dụng.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh đối chứng với nhóm chứng
thường, chứng bệnh.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.2.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
+ Tuổi, giới, thời gian phát hiện ĐTĐ, tính BMI, đo huyết áp
+ Các chỉ số huyết học: HC, Hb, Hct
+ Sinh hóa máu: glucose, HbA1C, ure, creatinin, mỡ máu…


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
+ Đặc điểm tổn thương thận nhóm BN ĐTĐ có tổn thương thận:
thể lâm sàng, tính MLCT để phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính
do ĐTĐ
2.2.2.2. Khảo sát rối loạn một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn
nhịp

Các nhóm đều được ghi điện tim 24 giờ, tính toán các chỉ số sau:
+ Các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số và theo thời gian gồm:
Chỉ số biến thiên theo thời gian: SDNN, SDANN, ASDNN, rMSSD
(đơn vị milimet.giây-ms), pNN50 (đơn vị phần trăm-%). Chỉ số theo
phân tích phổ tần số: verylow (VLF), low (LF), High (HF) (đơn vị
milimet.giây-ms), tỷ số LF/HF.
+ Các rối loạn nhịp được tính toán: Tổng số nhịp tim 24h, nhịp
tim trung bình, nhịp thấp nhất, nhịp nhanh nhất kéo dài bao nhiêu
phút. Số lượng NTT trên thất/24h, cơn nhịp nhanh trên thất.Số lượng
NTTT/24h, đặc điểm NTT thất: đơn dạng, đa dạng, nhịp đôi, nhịp ba,
nhịp chuỗi đôi, nhịp chuỗi ba, dạng R trên T.Các biểu hiện khác:
ngừng xoang, rối loạn dẫn truyền,…
+ Liên quan giữa rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp tim và rối
loạn nhịp
2.2.2.3. Liên quan một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp với
thể lâm sàng tổn thương thận, mức lọc cầu thận và một số yếu tố
nguy cơ tim mạch
+ Liên quan với thể MAU (+), MAC (+), STMT
+ Liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch như: tuổi, giới,
tăng huyết áp, rối loạn lipid máu và mức độ kiểm soát các yếu tố
bệnh nhân ĐTĐ.
2.2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đánh giá sử dụng trong nghiên
cứu
+ Chẩn đoán ĐTĐ týp 2: theo WHO 1998
+Chẩn đoán THA theo JNC 7 (2003)
+ Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo Hội tim mạch Việt nam 2008.
+ Chẩn đoán thừa cân, béo phì theo WHO cho người châu Á
+ Đánh giá hiệu quả điều trị theo khuyến cáo của Hội Nội tiết –
ĐTĐ Việt nam



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
+ Chẩn đoán biến chứng thận: MAU (+), MAC (+), STMT theo
Hội Thận học quốc tế 2007
+ Đánh giá mức tăng giảm các chỉ số biến thiên nhịp theo nhị phân
vị các kết quả nhóm chứng khỏe mạnh
+ Các chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa theo hằng số sinh
học người Việt nam
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu
+ Thu thập số liệu vào bảng phần mềm Ecxel
+ Xử lý số liệu bằng SPSS 15.0
+ Vẽ đồ thị tự động trên Ecxel
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, BMI và một số chỉ số sinh hóa, huyết
học, các biến chứng nhóm đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình theo giới, tỷ lệ nam/nữ ở các nhóm nghiên cứu đều
không có sự khác biệt có ý nghĩa, p> 0,05.
Không có sự khác biệt giữa các nhóm về tỷ lệ các bệnh nhân có
BMI khác nhau, giá trị trung bình BMI các nhóm không khác biệt, p>
0,05. So sánh một số chỉ số sinh hóa và huyết học ở nhóm bệnh nhân
có và không có tổn thương thận thấy: nhóm có biến chứng thận giá trị
trung bình của Hb, MLCT thấp hơn, ure, creatinin cao hơn nhóm
chưa có biến chứng thận có ý nghĩa, p< 0,01.
Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim mạch gặp trong nhóm ĐTĐ có tổn
thương thận là: tuổi ≥ 60 là 69,1%; BMI ≥ 23 là 45,3%; tăng HA
56,1% và RLLP máu 68,3%. Có tới 78,4% bệnh nhân kiểm soát các
yếu tố ĐTĐ mức kém.
3.1.1. Đặc điểm về tổn thương thận nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh thận mạn dựa

vàophân loại NKF/KDOQI
N3 (n=139)
Giai đoạn bệnh thận
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
1
05
1
2
80
2
3
24
3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
4
16
4
5
14
5
Chủ yếu gặp ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 2,3.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo thể lâm sàng bệnh thận mạn tính
Nhận xét: Gặp với tỷ lệ cao nhất là BN STMT, ít nhất là MAC (+).
3.2. Đặc điểm một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp ở
nhóm bệnh nhân đái tháo đườngtýp 2 có tổn thương thận
3.2.1. Đặc điểm một số chỉ số biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân đái

tháo đường týp 2 có tổn thương thận
Bảng 3.2. Đặc điểm các giá trị biến thiên nhịp tim theo phổ tần số và
phổ thời gian của nhóm chứng (n=30)
Chỉ số giới hạn
Các chỉ số biến
Giá trị trung
Min - Max
thiên nhịp
bình
( X –SD)
VLF
32,6 ± 20,2 10,17– 87,96
12,4
LF
16,3 ± 7,5
4,17 – 31,72
8,8
HF
15,6 ± 8,8
4,46 – 36,28
6,8
SDNN (ms)
105,7 ± 43,6 46 – 266
62,1
SDANN (ms)
89,5 ± 41,2 37 – 252
48,3
ASDNN (ms)
49,7 ± 23,5 19 – 115
26,2



Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
rMSSD (ms)
28,3 ± 13,8 11 – 75
14,5
pNN50 (%)
9,1 ± 4,0
0,4 - 19
5,1
Bảng 3.3. So sánh các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số của các
đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số
N1 (n=30)
N2 (n=108)
N3 (n=139)
p
VLF (Hz) 32,6 ± 20,2
28,7 ± 24,5
25,8 ± 25
> 0,05
LF (Hz)
16,3 ± 7,5
14,9 ± 11,1
12,5 ± 11,9
< 0,001
HF (Hz)
15,6 ± 8,8
11,3 ± 6,9
9,0 ± 6,6

< 0,001
LF/HF
1,14 ± 0,4
1,37 ± 0,6
1,51 ± 1,7
> 0,05
Các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số của bệnh nhân ĐTĐ có tổn
thương thận thấp hơn nhóm ĐTĐ chưa tổn thương thận và càng thấp
hơn so với nhóm chứng khỏe mạnh, p< 0,001. Tuy nhiên, không thấy
khác biệt ở VLF và tỷ lệ LF/HF.
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm phổ tần số các biến thiên nhịp tim
so với chỉ số giới hạn nhóm chứng
N2 (n=108)
N3 (n=139)
Các chỉ số
p
n
%
n
%
VLF < 12,4
21
19,4
46
33,1
< 0,05
LF < 8,8
39
36,1
70

50,4
< 0,05
HF < 6,8
24
22,2
63
45,3
< 0,001
Tỷ lệ bệnh nhân có các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số
giảm so nhóm chứng khỏe mạnh ở bệnh nhân ĐTĐ týpe 2 có tổn
thương thận cao hơn nhóm bệnh nhân chưa có tổn thương thận, p<
0,05 và < 0,001.
Bảng 3.5. So sánh các chỉ số biến thiên nhịp theo thời gian của các
đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số
N1 (n=30)
N2 (n=108) N3 (n=139)
p
SDNN (ms)
92,2 ±
78,9 ± 39,2 < 0,001
105,7 ± 43,6
37,3
SDANN (ms)
89,5 ± 41,2 78,2 ± 28,2 68,4 ± 36,1 < 0,001
ASDNN (ms)
49,7 ± 23,5
43,8 ± 22,7 35,6 ± 26,2 < 0,01
rMSSD (ms)
28,3 ± 13,8 25,8 ± 10,9 22,3 ± 10,2 < 0,01

pNN50 (%)
9,1 ± 4,0
7,5 ± 7,9
5,8 ± 6,4
< 0,001


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Các chỉ số biến thiên nhịp theo thời gian ở nhóm ĐTĐ týpe 2 có
tổn thương thận giảm so với nhóm ĐTĐ chưa có tổn thương thận và
càng giảm so với nhóm chứng khỏe mạnh có ý nghĩa, p< 0,01 và p<
0,001.
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm thời gian các biến thiên nhịp tim
so với chỉ số giới hạn nhón chứng
Các chỉ số
SDNN < 62,1
SDANN < 48,3
ASDNN < 26,2
rMSSD < 14,5
pNN50% < 5,1

N2 (n=108)
n
%
23
21,3
19
17,6
30
27,8

15
13,9
54
50

N3 (n=139)
n
%
53
38,1
43
30,9
62
44,6
33
23,7
79
56,8

p
< 0,05
< 0,05
< 0,05
> 0,05
> 0,05

Tỷ lệ bệnh nhân có các chỉ số biến thiên nhịp theo thời gian
giảm so nhóm chứng khỏe mạnh ở bệnh nhân ĐTĐ týpe 2 có tổn
thương thận cao hơn nhóm bệnh nhân chưa có tổn thương thận,
p<0,05, không thấy khác biệt ở chỉ số rMSSD và pNN50%.

3.2.2. Đặc điểm rối loạn nhịp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận
Bảng 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân theo các rối loạn nhịp nhĩ và thất
Đặc điểm rối loạn nhịp
Số bệnh nhân (n)
Tỷ lệ %
Có ít nhất một loại rối loạn nhịp
99
71,2
Không rối loạn
40
28,8
Tổng
139
100,0


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp trên ECG holter
(n=139)
Tỷ lệ rối ít nhất một loại trong nghiên cứu là 71,2% bằng phương
pháp ECG holter 24 giờ.
Bảng 3.8. So sánh tỷ lệ rối loạn nhịp ở các nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu
Số bệnh nhân có ít nhất Tỷ lệ %
một rối loạn nhịp (n)
Nhóm chứng (N1, n=30)
04
13,3

Nhóm chứng bệnh (N2,
47
43,5
n=108)
Nhóm bệnh (N3, n=139)
99
71,2
p
< 0,01
Nhóm chứng gặp 4 BN có ít nhất 1 rối loạn nhịp, tỷ lệ rối loạn
nhịp nhóm bệnh cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm
bệnh nhân nhóm chứng bệnh và nhóm người khỏe mạnh, p< 0,01.
Bảng 3.9. Đặc điểm rối loạn nhịp ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ tổn
thương thận
Đặc điểm rối loạn nhịp
Số bệnh nhân (n)
Tỷ lệ %
Chỉ rối loạn nhịp nhĩ
55
39,6
Chỉ rối loạn nhịp thất
85
61,2
Rối loạn cả nhĩ và thất
47
33,8


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Dạng rối loạn nhịp phổ biến trong nghiên cứu là rối loạn cả

nhịp nhĩ và thất, tỷ lệ bệnh nhân chỉ rối loạn nhĩ là 39,6%, chỉ rối
loạn nhịp thất là 61,2% trong tổng số bệnh nhân có rối loạn nhịp.
Bảng 3.10. So sánh tỷ lệ bệnh nhân có các rối loạn nhịp nhĩ ở nhóm
bệnh và chứng bệnh
N2 (n=108)
N3 (n=139)
Dạng rối loạn
p
n
%
n
%
Ngoại tâm thu nhĩ 9
8,3
14
10,1
> 0,05
Ngưng xoang
32
29,6
41
29,5
> 0,05
Nhịp nhanh kịch
35
32,4
34
24,5
> 0,05
phát trên thất

Không có sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ ở nhóm bệnh
nhân ĐTĐ có hoặc chưa có tổn thương thận, p> 0,05.
Bảng 3.11. So sánh tỷ lệ bệnh nhân có các rối loạn nhịp thất ở nhóm
bệnh và chứng bệnh
Dạng rối loạn
N2 (n=108)
N3 (n=139)
p
n
%
n
%
Ngoại tâm thu thất
35
32,4
80
57,6 < 0,001
Nhịp nhanh kịch phát 29
26,9
46
33,1 > 0,05
thất
Nhóm bệnh nhân ĐTĐ týpe 2 có tổn thương thận có tỷ lệ rối loạn
nhịp thất cao hơn nhóm bệnh nhân ĐTĐ chưa có tổn thương thận, tuy
nhiên chỉ thấy khác biệt về NTTT, p< 0,001.
3.3. Liên quan giữa một số chỉ số biến thiên nhịp, rối loạn nhịp
với một số đặc điểm bệnh nhân, một số yếu tố nguy cơ tim mạch
và mức độ kiểm soát bệnh
3.3.1. Liên quan giữa biến thiên nhịp với mức độ tổn thương thận.
Bảng 3.12. Liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số

với thể lâm sàng tổn thương thận (n=139)
Chung
MAU (+)
MAC (+)
STMT
P (1-2Các chỉ số
(n=139)
(n=46) (1) (n=39) (2)
(n=54)(3)
3)
VLF (Hz)
25,8 ± 25 37,1 ± 32,6 22,1± 17,4 18,8± 18,3 < 0,01


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
LF (Hz)
HF (Hz)
LF/HF

12,5 ± 11,9
9,0 ± 6,6
1,51 ± 1,7

17,2 ± 16,1
11,1 ± 8,98
1,7 ± 1,2

11,6 ± 9,3
9,6 ± 5,4
1,3 ± 0,55


9,0 ± 7,4
7,2± 4,1
1,51 ± 2,51

< 0,01
< 0,05
< 0,05

Giá trị trung bình các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số liên
quan đến thể lâm sàng tổn thương thận. Nhóm bệnh nhân STMT có
giá trị trung bình các chỉ số này thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm
MAC (+), MAU (+), p< 0,05 và < 0,01.

Bảng 3.13. Liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp theo thời gian
với thể lâm sàng tổn thương thận (n=139)
Chung
MAU (+)
MAC (+)
STMT
Các chỉ số
p
(n=139)
(n=46)
(n=39)
(n=54)
SDNN (ms)
78,9 ± 39,2 89,2 ± 44 81,7± 38,7 68,2 ± 32,7 < 0,05
SDANN (ms) 68,4 ± 36,1 81,4 ± 42 71,1 ± 34,4 55,4 ± 27,1 < 0,001
ASDNN (ms) 35,6 ± 26,2 46,7± 34,4 34,2± 22,3 27,1 ± 15,6 < 0,01

rMSSD (ms) 22,3 ± 10,2 24,7 ± 11,5 23,97± 10,2 18,98± 8 < 0,01
pNN50 (%)
5,8 ± 6,4
7,8 ± 7,3
5,4± 5,9
3,6± 4,9 < 0,001
Giá trị trung bình các chỉ số biến thiên nhịp theo thời gian giảm
dần từ nhóm MAU (+), MAC (+) đến STMT, khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p< 0,05, < 0,01 và < 0,001.
Bảng 3.14. Tương quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần
số và theo thời gian với mức lọc cầu thận (n=139)
Chỉ số đánh
MLCT
giá tương
(ml/phút/1,73m2)
Phương trình tương quan
r
p
quan
VLF (Hz)
0,31
< 0,05 VLF = 0.2929 x MLCT + 9.7168
LF (Hz)
0,34
< 0,05 LF = 0.151x MLCT + 4.158
HF (Hz)
0,32
< 0,05 HF = 0.0812 x MLCT + 4.4839
SDNN (ms)
0,33

< 0,05 SDNN = 0.4755 x MLCT + 52.874


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
SDANN (ms)
ASDNN (ms)
rMSSD (ms)
pNN50 (%)

0,38
0,34
0,32
0,35

< 0,01
< 0,05
< 0,05
< 0,01

SDANN = 0.5522 x MLCT + 38.038
ASDNN = 0.3583 x MLCT + 15.862
rMSSD = 0.1308 x MLCT + 15.095
pNN50% = 0.0898 x MLCT + 0.8998

3.3.4. Liên quan giữa một số chỉ số biến thiên nhịp tim với một số
yếu tố nguy cơ tim mạch và kiểm soát các chỉ số bệnh đái tháo
đường
Hầu hết không thấy sự liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp với các
yếu tố nguy cơ tim mạch nhưu: tuổi, rối loạn lipid máu, tăng HA…
Bảng 3.15. Liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số với

mức độ kiểm soát bệnh nhân đái tháo đườngtýp 2 có tổn thương thận

Kiểm soát kém
(n=109)

VLF
(Hz)

LF
(Hz)

HF
(Hz)

<
12,4
(n=46)

12,4
(n=93)
<
8,8
(n=70)

8,8
(n=69)
<
6,8
(n=63)
≥ 6,8

(n=76)

Kiểm soát
chấp nhận
được +
tốt(n=30)
n
%
5
10,9

n
41

%
89,1

68

73,1

5

26,9

63

90,0

7


10,0

46

66,7

23

33,3

57

90,5

6

9,5

52

68,4

4

31,6

OR

p


3,01

< 0,05

4,5

< 0,01

4,38

<0,05

Nhóm bệnh nhân kiểm soát các chỉ số bệnh ĐTĐ kém có tỷ lệ BN
có rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phổ tần số cao gấp từ


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
3,01 đến 4,5 lần so với nhóm BN kiểm soát ở mức chấp nhận được và
tốt, p< 0,05.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Bảng 3.16. Liên quan giữa các chỉ số biến thiên nhịp theo phổ tần số
với mức độ kiểm soát bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thận
Kiểm soát
chấp nhận
Kiểm soát
được + tốt

kém (n=109)
OR
p
(n=30)

SD
NN
(ms)

n
49

%
92,5

n

%
7,5

< 62,1
4
<
(n=53)
5,31
≥ 62,1
60
69,8
26
30,2

0,01
(n=86)
SD
< 48,3
39
90,7
4
9,3
AN
(n=43)
<
3,62
≥ 48,3
70
72,9
26
27,1
N
0,05
(n=96)
(ms)
AS
< 26,2
57
91,9
5
8,1
DN
(n=62)
<

5,48
≥ 26,2
52
67,5
25
32,5
N
0,01
(n=77)
(ms)
rMS
< 14,5
30
90,9
3
9,1
<
SD
(n=33)
3,42
≥ 14,5
79
74,5
27
25,5
0,05
(ms)
(n=106)
pN
< 51

72
91,1
7
8,9
<
N50
(n=79)
6,39
≥ 51
37
61,7
23
38,3
0,01
(%)
(n=60)
Nhóm bệnh nhân kiểm soát các chỉ số bệnh ĐTĐ kém có tỷ lệ BN
có rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian cao gấp từ
3,42 đến 6,39 lần so với nhóm BN kiểm soát ở mức chấp nhận được
và tốt, p< 0,05.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
3.3.1. Liên quan giữa rối loạn nhịp với mức độ tổn thương thận
Bảng 3.17. Liên quan giữa rối loạn nhịp nhĩ với thể lâm sàng tồn
thương thận
MAU (+) MAC (+) STMT
p
Dạng rối loạn
(n=46)

(n=39)
(n=54)
các
nhịp
n
%
n
%
n
%
nhóm

4
8,7
3
7,7
7
10,1
NTT
>
Không 42 91,3
36 92,3
47 89,9
nhĩ
0,05
Tổng
46 100,0 39 100,0 54 100,0

14 30,4
9

23,1
18 33,3
>
Không 32 69,6
30 76,9
36 66,7
0,05
Tổng
46 100,0 39 100,0 54 100,0
NNKP Có
10 21,7
7
17,9
17 31,5
>
Không 36 78,3
32 82,1
37 68,5
trên
0,05
Tổng
46 100,0 39 100,0 54 100,0
thất
Không thấy sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn nhịp nhĩ ở các thể lâm
sàng tổn thương thận khác nhau, p > 0,05.
Bảng 3.18. Liên quan giữa rối loạn nhịp thất với thể lâm sàng tồn
thương thận
STMT
MAU (+)
MAC (+)

(n=54)
Dạng rối loạn nhịp
p
(n=46)
(n=39)
Ngưng
xoang

n
%
n
%
n
%
NTT thất

26
56,5 24
61,5 30
55,6 > 0,05
Không 20
43,5 15
38,5 24
44,4
Tổng
46
100,0 39
100,0 54
100,0
NNKP thất Có

16
34,8 11
28,2 19
35,2
Không 30
65,2 28
71,8 35
64,8 > 0,05
Tổng
46
100,0 39
100,0 54
100,0
Không thấy sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn nhịp thất ở các thể lâm sàng
tổn thương thận khác nhau, p > 0,05.
3.3.4. Liên quan giữa rối loạn nhịp với một số yếu tố nguy cơ tim
mạch và mức độ kiểm soát bệnh của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Chỉ có liên quan giữa tỷ lệ rối loạn nhịp với giới, không thấy liên
quan với tuổi, rối loạn lipid máu và tăng HA, thiếu máu
Những BN kiểm soát các chỉ số bệnh ĐTĐ kém có rối loạn nhịp
gấp 13,9 lần nhóm BN kiểm soát bệnh ĐTĐ mức chấp nhận được và
tốt, p< 0,001.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi, giới và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm chứng người khỏe mạnh,

nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chưa có tổn thương thận và nhóm ĐTĐ
có tổn thương thận có tuổi trung bình là khác nhau, nhưng không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p> 0,05. Đối tượng nữ chiếm đa số
với 71,9% trong tổng số 139 bệnh nhân ĐTĐ týpe 2 có tổn thương
thận.Trong nghiên cứu này nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận có thời gian phát hiện bệnh < 5 năm thấp hơn và tỷ lệ
bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh > 10 năm cao hơn, tuy nhiên
không có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân ĐTĐ không có tổn thương
thận, p> 0,05. BMI trung bình nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không có
tổn thương thận là cao nhất, tiếp đến là nhóm ĐTĐ có tổn thương
thận và thấp nhất là nhóm chứng, tuy nhiên không thấy sự khác biệt
có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ THA
nhóm bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương thận là 56,1% cao hơn so với
nhóm ĐTĐ không có tổn thương thận 43,5%, tuy nhiên khác biệt
không có ý nghĩa với p> 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
nhóm ĐTĐ có tổn thương thận tỷ lệ RLLP máu là 68,3%, nhóm
không có tổn thương thận tỷ lệ này là 69,4%, tuy nhiên không thấy sự
khác biệt có ý nghĩa, p> 0,05. Nhóm ĐTĐ có tổn thương thận có tới
61,9% bệnh nhân thiếu máu với các mức độ khác nhau trong khi đó
nhóm chưa tổn thương thận tỷ lệ này là 28,7%, sự khác biệt có ý
nghĩa, p< 0,01. Nồng độ Hb trung bình nhóm ĐTĐ có tổn thương
thận là 111,8 ± 23,2 g/l thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chưa tổn
thương thận 129,4 ± 18,1g/l, p< 0,001. Trong số 139 bệnh nhân
chúng tôi có tới 109 bệnh nhân (chiếm 78,4%) kiểm soát các chỉ số


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
bệnh ĐTĐ ở mức kém theo khuyến cáo của Hội nội tiết đái đường
Việt nam.
4.1.2. Đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi nếu phân chia bệnh nhân theo tỷ
lệ biểu hiện lâm sàng các mức độ MAU, MAC và suy thận mạn tính
chúng tôi có các tỷ lệ như sau: tỷ lệ bệnh nhân có MAU không kèm
theo STMT là 33,1%, trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân có MAC không
kèm theo suy thận mạn tính là 28,1% và tỷ lệ bệnh nhân suy thận
mạn tính trên lâm sàng, tức là có creatinin máu tăng là 38,8%. Sử
dụng công thức tính MLCT, phân chia theo giai đoạn bệnh thận mạn
tính kết quả của chúng tôi cho thấy có 3,5% bệnh nhân bệnh thận
giai đoạn 1 tức MLCT ≥90 ml/phút/1,73m 2, 57,6% bệnh nhân BTMT
giai đoạn 2 tức MLCT từ 60 đến 89 ml/phút/1,73m 2, 38,9% bệnh
nhân có BTMT từ giai đoạn 3 đến 5 trong đó 10,1% bệnh nhân có
MLCT < 15 ml/phút/1,73m2 cần điều trị thay thế thận suy. MLCT
trung bình nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận là 54,99 ±
24,9 ml/phút/1,73m2 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân
ĐTĐ không có tổn thương thận MLCT là 78,7 ± 12,4
ml/phút/1,73m2.
4.2. Đặc điểm một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp tim ở
bệnh nhân đái tháo đườngtýp 2 có tổn thương thận
4.2.1. Đặc điểm một số chỉ số biến thiên nhịp tim
Sử dụng đánh giá một số chỉ số BTNT theo phổ tần số và theo
thời gian ở các nhóm bệnh nhân nghiên cứu và nhóm chứng cho
những kết quả sau: Giá trị trung bình của các chỉ số LF và HF ở
nhóm bệnh nhân ĐTĐ chưa tổn thương thận giảm hơn so với nhóm
chứng khỏe mạnh, và nhóm ĐTĐ có tổn thương thận lại càng thấp
hơn có ý nghĩa so với cả hai nhóm chứng thường và chứng bệnh, p<
0,001. Tuy nhiên, giá trị trung bình của VLF và tỷ số LF/HF lại chưa
thấy sự khác biệt. Tỷ lệ bệnh nhân có các giá trị theo phổ tần số thấy
hơn nhóm chứng thường trong nghiên cứu là 33,1%, 50,4%, và
45,3% lần lượt cho các chỉ số VLF, LF và HF. Khi so sánh tỷ lệ bệnh
nhân giảm các chỉ số này so với nhóm chứng bệnh thấy rằng tỷ lệ này

đều cao hơn nhóm chứng bệnh có ý nghĩa, p< 0,05 và 0,001. Như vậy


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
cả tỷ lệ và mức độ giảm LF và HF nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận đều cao hơn và nặng hơn so với nhóm ĐTĐ chưa có tổn
thương thận.
Đánh giá một số chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian của các
nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng chúng tôi cũng nhận thấy, tất cả
các chỉ số đánh giá đều giảm nhiều nhất ở nhóm ĐTĐ có tổn thương
thận, tiếp đến nhóm ĐTĐ chưa tổn thương thận so với nhóm chứng
khỏe mạnh, p < 0,01 và < 0,001. Và cũng như đánh giá BTNT bằng
một số chỉ số theo phổ thời gian, tỷ lệ bệnh nhân có giảm các chỉ số
SDNN, SDANN, ASDNN của nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận đều cao hơn so với nhóm bệnh nhân chưa có tổn thương
thận có ý nghĩa, p< 0,05. Một điều đặc biệt nữa khi tính giá trị trung
bình của hai chỉ số SDNN và SDANN ở hai nhóm Lown nặng (độ
4,5) và Lown nhẹ (độ 1,2,3) cho thấy có mối liên quan, những chỉ số
trung bình này ở nhóm Lown nặng đều thấp hơn nhóm Lown nhẹ có
ý nghĩa, p< 0,05 và < 0,01. Như vậy, tất cả các chỉ số biến thiên nhịp
tim cả theo phổ tần số và theo phổ thời gian ở nhóm ĐTĐ týp 2 có
tổn thương thận đều giảm hơn so với nhóm chứng và so với nhóm
ĐTĐ týp 2 chưa có tổn thương thận có ý nghĩa, kết quả khẳng định
bệnh cạnh rối loạn nhịp, những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương
thận có rối loạn thần kinh tự chủ nặng nề hơn.
4.2.2. Đặc điểm rối loạn nhịp tim
Sử dụng ghi điện tim bằng holter điện tim 24 giờ các các nhóm
đối tượng nghiên cứu cho chúng tôi một kết quả chính xác về rối loạn
nhịp trong 24 giờ. Nhóm chứng chúng tôi cũng ghi nhận được có một
tỷ lệ nhất định có rối loạn nhịp. Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một loại

rối loạn nhịp trong nghiên cứu của chúng tôi là 71,2%, trong đó có
39,6% chỉ rối loạn nhịp nhĩ, 61,2% chỉ rối loạn nhịp thất và 33,8%
bệnh nhân rối loạn cả nhịp nhĩ và nhịp thất. Các dạng rối loạn nhịp
nhĩ trong nghiên cứu của chúng tôi gồm NTT nhĩ chiếm 10,1%,
ngưng xong 29,5%, NNKP trên thất 24,5%. Khi chúng tôi so sánh tỷ
lệ các rối loạn nhịp nhĩ ở nhóm bệnh với nhóm chứng bệnh ĐTĐ
chưa có tổn thương thận chúng tôi thấy rằng tuy tỷ lệ có khác nhau
nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa, điều này chứng tỏ rằng các


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
biến đổi trên nhĩ ở bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương thận không có
nhiều so với nhóm ĐTĐ không có tổn thương thận trong nghiên cứu
này.
4.2.3. Liên quan giữa rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp và rối
loạn nhịp
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan này ở 139 bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận, kết quả cho thấy có mối liên
quan mật thiết giữa rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp và tỷ lệ rối
loạn nhịp ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Cụ thể với những rối loạn
các chỉ số biến thiên theo phổ tần số chúng tôi gặp tỷ lệ rối loạn nhịp
cao gấp từ 3,84 đến 5,53 lần so với nhóm không có rối loạn các chỉ
số này, p< 0,05. Tương tự, chúng tôi cũng thấy nhóm bệnh nhân có
rối loạn các chỉ số biến thiên theo phổ thời gian có tỷ lệ rối loạn nhịp
gấp 3,73 đến 8,31 lần nhóm không có rối loạn, p< 0,05. Kết quả này
của chúng tôi phản ánh đúng cơ chế rối loạn TKTC nói chung và ở
bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương thận nói riêng và khẳng định rối loạn
nhịp và rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp luôn đi cùng nhau, và
chúng là những yếu tố nguy cơ nặng bệnh lên và gây tử vong ở bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 có tổn thương thận.

4.3. Liên quan giữa một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp
tim với mức độ tổn thương thận và một số yếu tố nguy cơ tim
mạch, mức độ kiểm soát bệnh của bệnh nhân đái tháo đườngtýpe
2 có tổn thương thận
4.3.1. Liên quan giữa một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn
nhịp tim với mức độ tổn thương thận
Xét về các rối loạn nhịp thất, chỉ thấy khác biệt ở nhóm bệnh nhân
STMT trên lâm sàng với nhóm MAU (+) và MAC (+), không thấy
khác biệt giữa hai nhóm MAU (+) và MAC (+). Tuy nhiên, khi xét
đến liên quan giữa rối loạn nhịp với giai đoạn bệnh thận mạn tính kết
quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn nhịp nhĩ (NNKP trên thất)
tăng dần theo giai đoạn bệnh thận mạn tính, p < 0,05. Như vậy, với
mức độ bệnh thận mạn tính càng tăng, nguy cơ rối loạn nhịp cả nhĩa
và thất càng nhiều.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
Cũng tương tự như rối loạn nhịp, các chỉ số biến thiên nhịp tim
theo phổ tần số và theo thời gian ở nhóm bệnh nhân STMT đều thấp
hơn nhóm có protein niệu cả MAC và MAU, nhóm bệnh nhân MAC
(+) có các giá trị trung bình các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phổ
tần số và thời gian đều cao hơn nhóm MAU (+), tuy nhiên không có
ý nghĩa, p< 0,05, < 0,01 và < 0,001. Khi tính mối tương quan giữa
các chỉ số biến thiên nhịp tim với MLCT ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp
2 có tổn thương thận, chúng tôi nhận thấy tất cả các chỉ số này đều có
mối tương quan thuận có ý nghĩa với hệ số tương quan từ 0,31 đến
0,38, p< 0,05. Như vậy, rõ ràng có sự liên quan giữa biến thiên nhịp
tim với mức độ tổn thương thận.
4.3.2. Liên quan giữa một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn
nhịp với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, mức độ kiểm soát bệnh ở

bệnh nhân đái tháo đườngtýp 2 có tổn thương thận
Nhóm bệnh nhân tuổi ≥ 60 có tỷ lệ rối loạn nhịp cao hơn và tần
suất mắc rối loạn nhịp gấp 3,64 lần nhóm tuổi < 60, p> 0,05. Tương
tự, với BTNT nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi có các chỉ số biến thiên nhịp
tim theo phổ tần số và thời gian đều thấp hơn so với nhóm bệnh nhân
tuổi < 60, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm
bệnh nhân nam có giá trị trung bình các chỉ số đánh giá biến thiên
nhịp khác với nhóm bệnh nhân nữ, khác biệt có ý nghĩa, p< 0,05. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm bệnh nhân có thời gian
phát hiện ĐTĐ ≥ 5 năm hoặc BMI ≥ 23 có tỷ lệ bệnh nhân rối loạn
nhịp cao hơn, tuy nhiên không có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân có
thời gian phát hiện ĐTĐ < 5 năm hoặc BMI < 23, p> 0,05. Nghiên
cứu liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng huyết áp với tỷ lệ có rối
loạn nhịp và thay đổi chỉ số đánh giá BTNT chúng tôi nhận thấy,
nhóm bệnh nhân có RLLP máu có tỷ lệ bệnh nhân rối loạn nhịp và
giá trị trung bình các chỉ số đánh giá BTNT cao hơn so với nhóm
bệnh nhân không RLLP máu, tuy nhiên không thấy khác biệt p> 0,05.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có rối
loạn nhịp ở bệnh nhân thiếu máu là rất cao, tuy nhiên không có ý
nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở nhóm không thiếu máu, p > 0,05.
Khi so sánh tỷ lệ rối loạn nhịp giữa nhóm BN kiểm soát tốt và chưa


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
tốt chúng tôi nhận thấy nhóm BN kiểm soát các chỉ số bệnh ĐTĐ
chưa tốt theo khuyến cáo có tần suất xuất hiện rối loạn nhịp cao gấp
13,9 lần so với nhóm BN kiểm soát các chỉ số bệnh ĐTĐ mức chấp
nhận được và tốt. Khi so sánh từng chỉ số biến thiên theo phổ tần số
và thời gian chúng tôi nhận thấy, ở những BN kiểm soát các chỉ số
bệnh ĐTĐ mức kém có các chỉ số biến thiên nhịp tim dưới mức tham

chiếu cao gấp từ 3,01 đến 6,39 lần, p< 0,05 so với nhóm BN kiểm
soát các chỉ số bệnh ĐTĐ mức chấp nhận được và tốt.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đặc điểm một số chỉ số biến thiên nhịp tim và rối loạn
nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở 139 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận so sánh với 108 bệnh nhân ĐTĐ chưa có tổn thương thận
và 30 người thuộc nhóm chứng khỏe mạnh có kết luận sau:
1. Đặc điểm một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp tim ở
bệnh nhân đái tháo đườngtýp 2 có tổn thương thận
+ Giá trị trung bình các chỉ số đánh giá biến thiên nhịp như LF,
HF, SDNN, SDANN, ASDNN, rMSSD và pNN50 đều thấp hơn
nhóm chứng khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân ĐTĐ chưa tổn thương
thận có ý nghĩa, p< 0,01.
+ Tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một loại rối loạn nhịp là 71,2%, trong
đó 39,6% chỉ rối loạn nhịp nhĩ, 61,2% chỉ rối loạn nhịp thất và 33,8%
bệnh nhân rối loạn cả nhịp nhĩ và nhịp thất.
+ Có mối liên quan giữa rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp với rối
loạn nhịp: Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp ở
nhóm có rối loạn nhịp cao gấp từ 3,73 đến 8,31 lần nhóm bệnh nhân
không có rối loạn nhịp, p< 0,05.
2. Liên quan một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp với
thể lâm sàng tổn thương thận, mức lọc cầu thận, một số yếu tố
nguy cơ tim mạch và mức độ kiểm soát bệnh
+ Có mối tương quan thuận, mức độ vừa có ý nghĩa giữa giá trị
các chỉ số biến thiên nhịp với MLCT, hệ số tương quan r từ 0,31 đến
0,38, p< 0,05.


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí
+ Chưa thấy liên quan giữa rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp, rối

loạn nhịp với các yêu tố nguy cơ tim mạch khác như: BMI, rối loạn
lipid máu, tăng huyết áp.
+ Nhóm BN kiểm soát kém có tỷ lệ rối loạn nhịp gấp 13,9 lần,
tỷ lệ rối loạn các chỉ số biến thiên nhịp gấp từ 3,01 đến 6,39 lần so
với nhóm BN kiểm soát các chỉ số bệnh ĐTĐ mức nhận được và
tốt, p< 0,05.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu một số chỉ số biến thiên nhịp và rối loạn nhịp tim
bằng Holter điện tim 24 giờ ở 139 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tổn
thương thận chúng tôi rút ra kiến nghị sau:
1. Cần sử dụng Holter điện tim 24 giờ để chẩn đoán các rối loạn
nhịp và đánh giá đặc điểm biến thiên nhịp ở những bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 có tổn thương thận.
2. Những bệnh nhân có mức độ kiểm soát các chỉ số bệnh ĐTĐ
mức kém hoặc những bệnh nhân ĐTĐ có tổn thương thận cần phải
chú ý phát hiện, điều trị các biến cố tim mạch để nâng cao chất lượng
điều trị và hạn chế tỷ lệ tử vong do biến cố tim mạch.


×