ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM
--------------
ĐỖ QUỐC HUY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG BƯỞI ĐỎ
TÂN LẠC TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Liên thông
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2015 - 2017
Thái Nguyên,
2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM
--------------
ĐỖ QUỐC HUY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG BƯỞI ĐỎ
TÂN LẠC TẠI HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
: Liên thông
: Khoa học cây
trồng
Lớp
: LTTT-K12
Khoa
: Nông học
Khóa học
: 2015 - 2017
Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Duy
Trường
Thái Nguyên,
2017
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hà Duy Trường
cùng với các thầy cô giáo khoa Nông học đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, hướng
dẫn em trong quá trình học tập và hoàn thành thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Tân Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành thực tập.
Thành thực cảm ơn gia đình, người thân và các bạn bè gần xa đã tạo niềm tin
và động lực giúp tôi hoàn thành tốt đề tài thực tập này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng trong quá trình thực tập song do
thời gian và kiến thức còn hạn chế, mặt khác đây cũng là lần đầu tiên tôi được
trực tiếp thực hiện một đề tài khoa học nên sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong
quý thầy cô giáo, bạn bè đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện kiến thức hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, 27 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Đỗ Quốc Huy
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố............................................................... 4
2.3. Đặc điểm thực vật học................................................................................ 5
2.3.1. Bộ rễ ........................................................................................................ 5
2.3.2. Đặc điểm sinh trưởng thân, cành ........................................................... 5
2.3.3. Lá............................................................................................................. 7
2.3.4. Đặc tính sinh lý ra hoa đậu quả............................................................... 7
2.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây bưởi ............................................................................................................. 8
2.3.5.1. Nhiệt độ ................................................................................................ 8
2.3.5.2. Nước và độ ẩm ..................................................................................... 9
2.3.5.3. Ánh sáng............................................................................................... 9
2.3.5.4. Đất đai và dinh dưỡng. ....................................................................... 10
2.4. Những nghiên cứu về cây bưởi ................................................................ 10
3
2.4.1. Những nghiên cứu về giống bưởi trên thế giới ..................................... 10
2.4.2. Những nghiên cứu về giống bưởi ở Việt Nam...................................... 11
2.5. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới .................................. 13
2.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trong nước .................................... 16
2.5.3. Tình hình sản xuất bưởi tại Yên Bái ..................................................... 19
2.5.4. Điều kiện tự Nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Yên Bái ........................... 20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...
22
3.1. Đối tượng và phạm vi, địa điểm nghiên cứu............................................ 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Công thức thí nghiệm............................................................................ 22
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 23
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 25
4.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi thí nghiệm.... 25
4.1.1. Tình hình sinh trưởng lộc của 2 giống bưởi thí nghiệm ....................... 25
4.1.1.1. Thời gian sinh trưởng của các đợt lộc................................................ 25
4.1.1.2. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc................................................ 26
4.1.2. Khả năng tăng trưởng đường kính gốc ................................................. 32
4.1.3. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây..................................................... 34
4.1.4. Đặc điểm hình thái lá của 2 giống bưởi nghiên cứu ............................. 35
4.1.5. Đặc điểm phân cành của 2 giống bưởi.................................................. 36
4.2. Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................. 36
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Đề Nghị .................................................................................................... 39
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 40
I. Tài liệu trong nước....................................................................................... 40
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 41
III. Tài liệu internet ......................................................................................... 41
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới ......................... 13
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất bưởi ở 1 số nước tiêu biểu trên thế giới năm
2014 ................................................................................................................. 14
Bảng 2.3: Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2006 - 2013) ....... 17
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam (2005 - 2014) . 18
Bảng 4.1: Thời gian xuất hiện và kết thúc của 2 đợt lộc ................................ 25
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân năm 2017 .................... 26
Bảng 4.3: Động thái ra lá của lộc Xuân năm 2017 ......................................... 28
Bảng 4.4: Đặc điểm và kích thước cành Xuân năm 2017............................... 28
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Hè năm 2017 ........................ 29
Bảng 4.6: Động thái ra lá của lộc Hè năm 2017 ............................................. 31
Bảng 4.7: Đặc điểm và kích thước cành Hè năm 2017................................... 31
Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng đường kính gốc ghép và cành ghép của 2
giống bưởi nghiên cứu .................................................................................... 33
Bảng 4.9: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 2 giống bưởi.................. 34
Bảng 4.10: Động thái tăng trưởng phân cành của 2 giống bưởi ..................... 36
6
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Xuân năm 2017 ..................... 27
Hình 4.2: Động thái tăng trưởng chiều dài lộc Hè năm 2017 ......................... 30
Hình 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao của 2 giống bưởi......................... 35
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC
: Đối chứng
ĐVT
: Đơn vị
tính CT
: Công
thức
CV
: Hệ số biến động
LSD
: Sai khắc nhỏ nhất có ý nghĩa
FAO
: Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc
NXB
: Nhà xuất bản
TP
: Thành phố
UBND
: Ủy ban nhân
dân
1
2
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là loại cây ăn quả rất quen thuộc
với người dân Việt Nam. Quả bưởi tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều
ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất.
Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, làm tăng giá trị sử dụng đất,
tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đồi
núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái. Đặc biệt trong tương lai gần ngành
trồng cây ăn quả là một trong những ngành sản xuất hàng hóa lớn có giá trị
xuất khẩu cao.
Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi, chanh) là những loài cây ăn quả
có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người
ưa chuộng. Trên thế giới quả có múi đã trở thành loại quả quan trọng đối với
đời sống của người dân và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Giá trị dinh dưỡng mà cây ăn quả có múi đem lại đặc biệt từ quả bưởi
là không nhỏ, hàm lượng và thành phần các chất trong quả với 100g phần ăn
được thì có 38 Kcal năng lượng, 9,62g tinh bột, 20IU vitamin A. Trong 1g
chất xơ thực phẩm có: 0,76g protein, 0,04g chất béo, 0,034 mg vitamin B1,
0,027 mg vitamin B2, 0,22 mg vitamin B3, 0,036 mg vitamin B6,44 mg
vitamin C ngoài ra còn có: sắt, magiê, mangan, photpho, kali, natri, kẽm;
trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều có tinh dầu. Vỏ quả bưởi còn có pectin,
naringin (một loại glucozid), men tiêu hóa amyraza, và các loại men khác. Vì
vậy mà bưởi giúp cho việc bảo vệ và ổn định sức khỏe con người.
Bưởi còn là nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến quả
tươi còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao đóng góp vào GDP cho
nền kinh tế đất nước.
Cây bưởi có khả năng thích ứng rộng, được trồng ở nhiều vùng khác
nhau từ Nam ra Bắc, đã có những thương hiệu rất nổi tiếng như bưởi Đoan
Hùng, Đại Minh, Năm Roi, bưởi Đỏ, Phúc Trạch… Cho đến nay tại Việt Nam
đã có gần 70 giống bưởi.
Giống bưởi Đại Minh là giống bưởi địa phương mang nhiều đặc tính
tốt. Tuy nhiên do tập quán canh tác cũ, thường là trồng rồi bỏ đấy, không đầu
tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chiệt tận thu… nên các vườn có biểu hiện
suy thoái, suy kiệt, sâu bệnh nhiều cho năng suất thấp.
Giống bưởi Đỏ Tân Lạc có quả hình tròn, vỏ màu vàng khi chín múi
bưởi có màu hồng đỏ, quả có khối lượng trung bình từ 0,9– 1,4kg. Tép bưởi
Tân Lạc có màuđỏ hồng, mọng nước , ăn rất giòn ngọt và không bị he đắng.
Cây bưởi đỏ Tân Lạc Hòa Bình (bưởi đào Tân Lạc) cho năng xuất rất cao và
ổnđịnh, với cây 7 năm tuổi cho năng xuất từ 260 – 320 quả/cây.
Để nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
khả năng sinh trưởng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích:
Đánh giá khả năng sinh trưởng của bưởi Đỏ Tân Lạc trong điều kiện
trồng tại xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
* Yêu cầu:
- Theo dõi và mô tả đặc điểm hình thái của 2 giốngbưởi nghiên cứu.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của 2 giống bưởi nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Rèn luyện và nâng cao khả năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cho sinh viên, là một cơ sở và tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng sinh viên
của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở cho việc thực hiện các đề tài
nghiên cứu tiếp theo về cây bưởi tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, là tư
liệu, nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo
trong và ngoài nhà trường.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Bước đầu đưa ra được các đánh giá về khả năng sinh trưởng của
giống bưởi đỏ Tân Lạc nghiên cứu khi trồng tại xã Tân Nguyên, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái.
- Tính chống chịu và đánh giá triển vọng của các giống.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để xây dựng và mở rộng mô hình diện
tích trồng bưởi tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tất cả các loại cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng đều chịu tác
động và ảnh hưởng bởi các nhân tố sinh thái. Khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây trồng phản ánh mức độ biểu hiện của cây trồng đó với các yếu tố
tác động và ảnh hưởng tới nó thông qua năng suất và chất lượng sản phẩm
cây tạo ra. Tùy vào từng môi trường cụ thể, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
là nhiều hay ít mà cây trồng sẽ có sự thích nghi tương ứng. Do đó, việc theo
dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống bưởi thí nghiệm là rất
cần thiết trong công tác chọn giống, nhất là với những giống cây mới được
tuyển chọn. Qua đó đánh giá được khả năng thích nghi của chúng, nhằm chọn
ra được giống bưởi phù hợp để bổ sung vào cơ cấu giống của sản xuất.
2.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong hệ thống
phân loại, bưởi thuộc họ cam (Rutaceae), họ phụ Aurantioideae, chi Citrus, chi
phụ: Eucitrus, loài grandis (Đỗ Đình Ca và cs, 2008) [2] ;(Đoàn Văn Lư và
cs,
2002) [10]
Bưởi (C. grandis L), tên tiếng Anh là Pummelo, có nguồn gốc từ
Malaysia và quần đảo Ấn Độ và được phân bố rộng tới quần đảo Fiji, Châu Âu
và cả các nước vùng Địa Trung Hải (Vũ Công Hậu, 1996) [9]. Có một loài
khác gọi là bưởi chùm (C. paradisi), có thể là biến dị hoặc một dạng lai của
chúng. Bưởi chùm chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc Châu Mỹ, vùng Địa
Trung Hải, Úc và Châu Phi. Các nước Châu Á rất ít trồng loài bưởi này.
Bưởi đôi khi còn được gọi là Shaddock(Bùi Huy Đáp, 1960) [6], là loại
quả có múi to điển hình của vùng nhiệt đới. Một số nước như Thái Lan, Trung
Quốc, Indonexia phân chia bưởi làm 2 nhóm: nhóm quả ruột trắng và nhóm
quả ruột hồng (sắc tố). Cũng cần phân biệt giữa bưởi Pummelo và
Pummeloes, Pummeloes là những giống có quả cực lớn (bòng hoặc kỳ đà),
hàm lượng axit thấp tương tự như nhóm cam không axít (hàm lượng axít
khoảng 0.2%). Bưởi là những giống có kích thước quả nhỏ hơn so với
Pummeloes và hàm lượng axit cao hơn nên còn gọi là bưởi chua, phần lớn các
giống bưởi là bất tự tương hợp (self-incompatible) và lai với nhau một cách
dễ dàng nên trong tự nhiên có rất nhiều giống đã được phát sinh do lai.
2.3. Đặc điểm thực vật học
2.3.1.
rễ
Bộ
Bưởi thuộc loại rễ trụ có rễ nhánh phát triển. Nhìn chung rễ bưởi ăn
nông từ (0-30 cm) và hoạt động mạnh sau khi trồng từ 1-8 năm, sau đó giảm
dần và khả năng tái sinh kém, ở Việt Nam rễ bưởi phát triển rất mạnh từ tháng
2 đến tháng 9 và hoạt động mạnh vào 3 thời kỳ: tháng 2 - 3, tháng 6 - 8 và
tháng 10.
Dựa vào đặc điểm của bộ rễ ta có biện pháp kỹ thuật như sau: Trước
tiên là trồng nông, khi bón phân nên bón nông (tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể), bón theo hình chiếu của tán cây (sâu từ 10-40cm) bón tập trung vào 3
thời kì rễ hoạt động mạnh nhất, trước lúc cây ra các đợt lộc thì cây sẽ hấp thụ
được hiệu quả nhất.
2.3.2. Đặc điểm sinh trưởng thân,
cành
Sinh trưởng cành của cây có múi nói chung và bưởi nói riêng phụ thuộc
vào tuổi cây, điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc. Nhìn chung những
cây trẻ chưa cho quả sinh trưởng của cành (phát sinh lộc) thường xảy ra quanh
năm, nghĩa là một năm thường có nhiều đợt cành xuất hiện. Khi cây trưởng
thành đã cho quả thì thường chỉ có 4 đợt lộc trong năm, đó là lộc xuân, lộc hè,
lộc thu và lộc đông. Ở những vùng khô hạn, hoặc rét sớm thì chỉ có 3 đợt lộc
xuân, hè và thu, không có lộc đông (Lý Gia Cầu, 1993)[2], (Davies F.S,
Albrigo L.G, 1998) [14].
- Lộc xuân: xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Số lượng cành
xuân thường nhiều, chiều dài cành tương đối ngắn. Thường cành xuân là cành ra
hoa và cho quả nên gọi là cành quả (Davies F.S, Albrigo L.G, 1998)[14].
- Lộc hè: xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, thường xuất hiên
không tập trung, sinh trưởng không đều, cành thường to, dài, đốt thưa. Cành hè
là cành sinh dưỡng có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng cho cành quả và là cành
mẹ của cành thu. Tuy nhiên nếu cành mùa hè nhiều sẽ dẫn tới sự cạnh tranh
dinh dưỡng đối với quả và có thể gây rụng quả nghiêm trọng, do vậy cần phải
cắt tỉa để lại một số lượng cành thích hợp (Davies F.S, Albrigo L.G, 1998) [14].
- Lộc thu: xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, mọc đều và
nhiều hơn cành mùa hạ. Cành thu thường mọc từ cành mùa xuân không mang
quả và phần lớn từ cành mùa hè, có vai trò quan trọng trong việc mở rộng tán,
tăng cường khả năng quang hợp của cây và là cành mẹ của cành xuân, do vậy
số lượng và chất lượng của cành thu có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và
chất lượng cành xuân, cành mang quả của năm sau (Davies F.S, Albrigo L.G,
1998) [14].
- Lộc đông: xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12 hàng năm, đợt cành
này ít, cành ngắn, lá vàng xanh. Nếu xuất hiện nhiều sẽ làm tiêu hao dinh
dưỡng, ảnh hưởng đến sự phân hoá mầm hoa của cành quả ) (Davies F.S,
Albrigo L.G, 1998) [14].
- Căn cứ vào chức năng của các loại cành, người ta phân cành bưởi ra
các loại:
+ Cành mẹ: là cành sinh ra cành quả. Nó có thể là cành xuân, hè, thu
năm trước. Qua theo dõi cho thấy tuỳ theo giống, thường cành thu hoặc cành
hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao.
+ Cành dinh dưỡng: cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh, có nhiệm
vụ là quang hợp. Thuộc loại cành dinh dưỡng có một loại cành đặc biệt
thường mọc vào mùa hè đó là “cành vượt”.Cành này mọc từ trong thân chính
đâm thẳng ra, dài 30cm đến 1,5m, có gai dài và to, đốt lá dài và lá to màu
xanh nhạt. Đây là cành xung sức nhất.
+ Cành quả: cành quả phần lớn ra vào vụ xuân, có thể có lá hoặc
không có lá. Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả không có lá.
Ngoài ra còn có thêm cành vượt, cành vô hiệu. Đây là các cành thường
không đem lại hiệu quả cho cây trồng nên cần được loại bỏ.
- Các biện pháp kĩ thuật cần được chú ý:
+ Cắt tỉa hợp lý để duy trì số lượng quả hàng năm đồng thời điều chỉnh
số lượng cành cần thiết.
+ Năm nào cây sai quả thì nên thu hoạch sớm hơn và tăng lượng phân
bón để cây phục hồi nhanh.
+ Khi thu hoạch không bẻ cành quá đau và cần theo dõi phòng trừ sâu
bệnh kịp thời để cây luôn xanh tốt.
2.3.3. Lá
Lá bưởi thuộc loại lá đơn, mép có răng cưa và có eo lá.
Một cây trưởng thành thường có từ 150.000 đến 200.000 lá tương ứng
2
với diện tích lá là 200m .Tuổi thọ lá từ 15 - 24 tháng, số lượng lá có sự tương
quan đến năng suất và khối lượng quả.
Eo lá là bộ phận thường có ở lá xong cũng có lá không có, và nó phụ
thuộc vào đặc điểm của giống, kích thước của eo lá có thể chịu sự phụ thuộc
vào các yếu tố sinh thái khác nhau mà cho các kiểu lá khác nhau. Lá có quan
hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả. Vì vậy cần chú ý bảo
vệ bộ lá, giữ tán lá xanh đen và cần rút ngắn giai đoạn chuyển lục của các đợt
lá mới.
2.3.4. Đặc tính sinh lý ra hoa đậu quả
- Hoa bưởi là hoa chùm hoặc tự bông. Nụ, hoa bưởi to hơn so với cam
quýt. Tràng hoa có từ 3 - 5 cánh tách biệt, cánh hoa có từ 3 - 6 cánh, dầy có
màu trắng.
Nhị đực có từ 22 - 47 cái, nhụy cái có một do các bộ phận đầu nhụy, vòi nhụy
và bầu nhụy cấu tạo thành. Đầu nhụy thường to, cao hơn bao phấn. Với cấu tạo
này bưởi được coi là cây thụ phấn, khai hoa dễ dàng. Hoa bưởi từ khi nở đến
khi tàn khoảng hơn một tháng, khả năng ra hoa của bưởi rất cao, tuy nhiên tỷ lệ
đậu quả lại thấp (1-2%). Thời điểm ra hoa của mỗi giống là khác nhau và phụ
thuộc vào thời tiết của từng năm (Lý Gia Cầu, 1993) [2], (Davies F.S, Albrigo
L.G, 1998) [14].
Cần chú ý các biện pháp kĩ thuật:
Cân đối dinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự thụ phấn được hiệu quả nhất,
sử dụng chất điều hòa sinh trưởng ở mức độ cho phép.
- Quả bưởi thuộc loại quả mọng, khi còn xanh chứa nhiều axit đến khi
chín thì lượng axit giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả
gồm 2 phần: vỏ quả và thịt quả. Vỏ quả gồm vỏ ngoài và vỏ giữa, thịt quả là
các tép.
Quả có 2 đợt rụng sinh lý:
+ Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (khoảng tháng 3 đến tháng 4)
quả còn nhỏ khi rụng mang theo cả cuống.
+ Đợt 2: khi quả đạt kích thước 3 - 4 cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
- Hạt: Hạt của quả có múi thường là đa phôi, nhưng hạt bưởi là đơn phôi.
2.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây bưởi
Cây bưởi là cây có tính thích ứng rộng, thích nghi với khí hậu nóng ẩm
vùng nhiệt đới và yếu tố khí hậu thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
của cây.
2.3.5.1.
độ
Nhiệt
Cây bưởi có thể trồng được ở các vùng có nhiệt độ trung bình từ 12 0
0
0
39 C, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 - 25 C, nhiệt độ thấp hơn 12,5 C và cao
0
hơn 40 C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ để bắt đầu phát sinh các đợt lộc
0
là lớn hơn 12,5 C và khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng các đợt lộc
0
0
vào khoảng 25 - 30 C, cho hoạt động của bộ rễ là 17 - 30 C, nhiệt độ ngưỡng
0
tối thiểu để cây ra hoa là 9,4 C.
Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hưởng khá lớn đến phẩm
chất bưởi, thông thường bưởi vùng á nhiệt đới lạnh có chất lượng, mã quả tốt
hơn so với bưởi vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thường làm vỏ
bưởi vẫn còn xanh khi quả đã chín.
2.3.5.2. Nước và độ
ẩm
Theo nhận định chung thì cây bưởi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
nóng, ẩm. Do đó bưởi là cây ưa ẩm, ít chịu hạn và cần nhiều nước nhất là lúc
nảy mầm, giai đoạn cây non, phân hóa mầm hoa, giai đoạn phát triển của quả,
Trong một năm, bưởi cần nhiều nước hơn hẳn vào thời gian từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Khả năng chịu úng của rễ bưởi kém, khi bị ngập úng rễ bưởi
sẽ dần bị thối, hỏng và chết.
Bưởi cần độ ẩm không khí là 75%, độ ẩm đất là 60%. Đây là độ ẩm tốt
nhất để cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, mã quả
đẹp. Khi độ ẩm này quá cao hoặc quá thấp (như những khi gặp nắng to dài
ngày) thì quả có thể bị rám nắng, nứt vỏ gây thiệt hại cho người trồng bưởi.
Lượng mưa thích hợp cho trồng bưởi từ 1000 - 2400 mm/năm. Các
vùng trồng bưởi có chuyên môn và kĩ thuật cao đều có xây dựng các hệ thống
tưới nước hiện đại để có thể chủ động được nguồn nước và chủ động điều
khiển được cả sự sinh trưởng và phát triển của cây, ví dụ như tại Việt Nam,
một số nơi sử dụng biện pháp xiết nước để điều chỉnh sự ra hoa ở bưởi.
2.3.5.3.
sáng
Ánh
Ánh sáng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, ảnh
hưởng và quyết định đến sự tổng hợp vật chất hữu cơ để tạo ra sản phẩm thu
được ở cây trồng. Bưởi là cây ưa ánh sáng tán xạ có cường độ từ 10.000 đến
2
15.000 lux, ứng với 0,6 calo/cm . Cường độ và chất lượng ánh sáng ảnh
hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng sinh dưỡng ở cây bưởi thông qua việc cố
định CO2 điều đó tác động mạnh đến sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra,ánh
sáng còn điều chỉnh sự phát triển của tán cây.
2.3.5.4. Đất đai và dinh
dưỡng.
Ở Việt Nam bưởi có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên,
nên trồng trên đất nhiều mùn, màu mỡ, dễ thoát nước, mực nước ngầm sâu
dưới mặt đất ≥1,5m sẽ tốt hơn như đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ...
Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của bưởi từ 5,5 - 6,5; đất quá
chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc do một số
nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm, cây khó hút một số nguyên tố và
thường có biểu hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe).
Về dinh dưỡng, theo nguyên tắc chung của cây trồng và bưởi cũng vậy.
Bưởi cần cung cấp đủ và cân đối các yếu tố đa lượng đạm, lân, kali... các yếu
tố vi lượng.
2.4. Những nghiên cứu về cây bưởi
2.4.1. Những nghiên cứu về giống bưởi trên thế
giới
Các giống bưởi triển vọng phát triển tốt ở các nước châu Á như: Thái
Lan 3 giống, Trung Quốc 3 giống, Indonexia 5 giống.
- Ở Trung Quốc có 3 giống bưởi ngon: bưởi Văn Đán, Trung Quốc,
bưởi ngọt Quan Khê... Đây là những giống đã được Bộ nông nghiệp Trung
Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao và cấp huy chương
vàng. Trong đó có giống bưởi Văn Đán rất nổi tiếng ở Đài Loan, do có đặc
tính tự thụ, phôi không phát triển nên không có hạt, chất lượng rất tốt được
nhiều người ưa chuộng (Hoàng A Điền, 1999) [7].
Theo W.C.Zhang (1981) [16] có 7 giống bưởi chùm là những giống có
nguồn gốc từ cây lai. Ở Trung Quốc dùng phương pháp lai tạo đã tạo ra được
các giống bưởi có ưu thế lai nổi trội có triển vọng cho chiến lược phát triển
cây ăn quả có múi hàng hoá của nước này với chất lượng cao, giá thành hạ,
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
- Ở Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Tuy nhiên, các giống
bưởi ở Philippine đều là các giống nhập nội từ các nước như Trung Quốc,
Thái Lan... Ví dụ: giống Khao phuang từ Thái Lan, giống Amoy và
Sunkiluk.V gốc Trung Quốc, chỉ có giống Fortich là giống địa phương.
Tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế, tác giả N.T.Estellena và
cộng sự vào năm 1992 đã nghiên cứu khá sâu về tập đoàn giống bưởi, kết quả
đã xác định được ở Philippin có 4 giống bưởi có năng suất cao, chất lượng tốt
và khả năng chống chịu với sâu bệnh khá tốt như Delacruzp - Pink,
Magallanes và Amoymanta, Siamese.
- Ở Malaysia có 24 giống được trồng phổ biến trong sản xuất, bao gồm
cả giống trong nước và nhập nội.
2.4.2. Những nghiên cứu về giống bưởi ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu về cây ăn quả cũng đã được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Các nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành cũng
đã thu được những kết quả không nhỏ trong công tác nghiên cứu, góp phần
đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả của nước ta, trong đó cây
có múi có một vị trí quan trọng và được đông đảo bà con nông dân các vùng
miền quan tâm, hưởng ứng.
- Tại Trạm nghiên cứu cam Tây Lộc (Huế) và Trạm nghiên cứu cam
Vân Du (Thanh Hóa):
+ Thu thập 34 giống cam, trong đó có 19 giống nhập nội từ Pháp và
một số nước thuộc Địa Trung Hải và 15 giống trong nước. Đó là những giống
đã và đang được trồng phổ biến ở một số vùng sản xuất như cam sành Bố Hạ
(Bắc Giang), cam Sông Con (Nghệ An), cam Vân Du (Thanh hóa), cam Xã
Đoài (Nghệ An)...
+ Thu thập 16 giống quýt, trong đó có 03 giống nhập nội từ Satsuma,
Clementina và số giống còn lại là những giống trong nước... Ngoài ra có 5
giống chanh, 6 giống bưởi..
Trong nhiều năm qua, Viện nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu, tuyển
chọn và thi tuyển giống cây có múi: 13 giống bưởi (Bưởi chùm, Đoan Hùng,
Thanh Trà, PT3.10; PT3.36, PT3.13…) và 11 giống cam sành. Những giống
này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là những
giống tiến bộ kỹ thuật.
- Nguyễn Văn Dũng (1997) [5] từ tập đoàn cây ăn quả của Viện nghiên
cứu rau quả đã thu thập được 22 chủng gồm 170 giống. Trong đó cây có múi
gồm 9 giống cam, 12 giống quýt, 8 giống chanh và 5 giống bưởi (có 1 giống
bưởi nhập nội từ Ai Cập).
- Phạm Thị Chữ (1998) [4] đã nghiên cứu tuyển chọn giống bưởi Phúc
Trạch- Hương Khê- Hà Tĩnh đã chọn được 3 giống đầu dòng là: M1, M4 và
M5 để nhân ra sản xuất đại trà. Theo tác giả thì giống bưởi ở Việt Nam rất đa
dạng và phong phú, mỗi giống có những đặc điểm riêng biệt và nổi trội, chính
những đặc điểm này đã tạo nên đặc sản của mỗi vùng. Nguồn gốc của các
giống bưởi đặc sản phần lớn là do biến dị tạo nên.
- Lương Thị Kim Oanh (2011) [11] đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đặc
điểm nông sinh học của giống bưởi Trung Quốc (Trung Quốc) tại một số
vùng sinh thái miền núi phía Bắc Việt Nam” nhận định bước đầu giống
bưởi Trung Quốc đã có biểu hiện thích nghi và sinh sống tốt ở Cao Bằng, Thái
Nguyên
Giang.
và
Bắc
Nhìn chung, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu
khắp các tỉnh, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống
đặc trưng mang tính đặc sản địa phương.
2.5. Cơ sở thực tiễn
2.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2016) [19], hàng năm trên thế giới sản
xuất khoảng 5,5 - 6,5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và
bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi, trong đó
chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởi chiếm một lượng
khá khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập
trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ
yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như
Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh... được sử dụng để
ăn tươi là chủ yếu.
Trong những năm qua, năng suất, diện tích và sản lượng bưởi trên thế
giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, bưởi vẫn giữ được vai trò và vị thế của nó
so với các cây trồng khác.
Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới một số năm gần
đây được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
315.551
317.887
322.089
320.018
324.491
321.091
238,367
238,256
246,535
257,963
257,573
261,520
7.521.703 7.573.842 7.940.623 8.263.010 8.358.007 8.397.156
(Nguồn: FAOSTAT, 2016)[19]
Qua bảng 2.1 ta thấy: năm 2009 diện tích bưởi của thế giới là
315.551nghìn ha, năng suất trung bình đạt 238,367 tạ/ha, sản lượng đạt
7.521.703 tấn. Trong vòng 5 năm (giai đoạn 2010 - 2014) diện tích, năng suất,
sản lượng của bưởi có sự biến động qua từng năm. Năm 2011 là có sự chuyển
biến rõ rệt nhất khi cả năng suất, diện tích, sản lượng tăng lên đáng kể đây là
biểu hiện tích cực cho một thời kì phát triển mới của cây bưởi. Cho đến năm
2014, so với năm 2009 thì diện tích trồng bưởi đã được tăng lên rõ rệt đạt
321.091ha, với năng suất đạt 261,520 tạ/ha. Và đặc biệt là sản lượng đạt
8.397.156 tấn, tăng gần 900.000 tấn.
Một số quốc gia sản xuất bưởi chủ yếu trên thế giới tập trung phần
lớn ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia, Thái Lan….
Kết quả được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất bưởi ở 1 số nước tiêu biểu trên thế giớinăm
2014
STT
Vùng,lãnh thổ
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(ha)
(tạ/ha)
(tấn)
1
Trung Quốc
75.904
498,293
3.782.246
2
Thái Lan
26.720
90,625
242.150
3
Mỹ
28.126
337,702
949.822
4
Mê xi cô
16.201
262,131
424.678
5
Ấn Ðộ
10.671
232,880
248.550
6
Nam Phi
14.000
298,295
417.613
(Nguồn: FAOSTAT, 2016) [19]
Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Theo một số
tài liệu mới đây cho rằng: các loại cây ăn quả có múi ở Trung Quốc phát triển
mạnh hơn so với các lọai cây ăn quả khác. Năm 1989 diện tích bưởi ở Trung
Quốc là 49.186 ha, sản lượng là 21,8 vạn tấn. Tuy nhiên đến năm 2014 điện