Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

xây dựng một hệ thống e leaning cho trường đại học công nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.29 KB, 47 trang )

E-LEARNING

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG...............................................................................3
I. Giới thiệu chung....................................................................................................................3
II. Mô tả bài toán......................................................................................................................4
1.
Chức năng...................................................................................................................4
2.
Xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ...........................................................4
3.
Xác định các yêu cầu của hệ thống..........................................................................5
4.
Xác định các tác nhân của hệ thống........................................................................6
5.
Đặc tả các ca sử dụng................................................................................................7
5.1. Đăng nhập hệ thống..............................................................................................7
5.2. Đăng kí môn học.....................................................................................................7
5.3. Chọn môn học để giảng dạy................................................................................10
5.4. Duy trì thông tin giảng viên................................................................................11
5.5. Duy trì thông tin sinh viên..................................................................................14
5.6. Duy trì thông tin môn học...................................................................................16
5.7. Lập bản giới thiệu các môn học.........................................................................17
PHẦN IV: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG......................................................................................20
I. Phân tích yêu cầu...............................................................................................................20
1. Xác định tác nhân (Các Actor tác động vào hệ thống)..............................................20
2. Sơ đồ use – case...............................................................................................................21
2.1. Sơ đồ use-case nghiệp vụ tiết kiệm......................................................................21
2.2. Sơ đồ use – case tổng quát.....................................................................................22
2.3. Sơ đồ use-case của kiểm soát................................................................................24


2.4. Sơ đồ use-case người quản lý................................................................................26
2.5. Sơ đồ use-case kế toán...........................................................................................26
3. Sơ đồ lớp (Class diagram).............................................................................................27
3.1 Danh sách các quan hệ trong sơ đồ trên...............................................................28
4. Biểu đồ lớp tham gia ca sử dụng..................................................................................31
4.1 Biểu đồ thêm khách hàng........................................................................................32
4.2 Đăng nhập.................................................................................................................33
4.3 Mở sổ Tiết Kiệm.......................................................................................................33
4.4 Tìm Nhân viên...........................................................................................................34
4.5 Tìm sổ Tiết Kiệm......................................................................................................35
4.6 Thêm phòng Giao dịch............................................................................................36
5. Sơ đồ tuần tự...................................................................................................................37
5.1 Đăng nhập.................................................................................................................37
5.2 Mở sổ Tiết Kiệm.......................................................................................................38
5.3 Tìm Khách hàng.......................................................................................................40
5.4 Tìm sổ Tiết Kiệm......................................................................................................41
5.5 Thêm phòng giao dịch..............................................................................................43
5.6 Tìm Nhân viên...........................................................................................................45
5.7 Thêm Khách hàng....................................................................................................46

Trang 1


E-LEARNING

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, e-Learning ngày càng được
ứng dụng nhiều ở các trường Đại học, Cao đẳng. Với những ưu điểm vượt trội
cùng với sự phát triển của hệ thống internet chất lượng cao, e-learning ngày
càng phổ biến, phát triển và chiếm một vị trí không nhỏ trong nền giáo dục tại

mỗi quốc gia.
Qua quá trình tham gia học liên thông tại trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội, chúng em nhận thấy rằng: việc áp dụng e-Learning vào quá trình đào tạo
trong trường là một kế hoạch cần thiết và khả năng thành công cao. E-Learning
sẽ rất hữu ích cho sinh viên, đặc biệt là đối với sinh viên hệ liên thông và tại
chức (những người vừa đi học vừa đi làm). Vì vậy, chúng em đã lựa chọn đề
tài…
Qua đồ án này, chúng em hi vọng kế hoạch xây dựng một hệ thống eLeaning cho trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đặc biệt là khoa Công nghệ
thông tin (Khoa học máy tính) được triển khai và thành công.

Trang 2


E-LEARNING

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
I. Giới thiệu chung
E-learning (Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan
điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning.
Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng
các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,
Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng
video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể
giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực
tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…

Hình 1.1: Mô hình E-learning (TLTK1)
Hình 1.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning. Trong mô hình
này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, được chuyển tải tới người học
thông qua các phương tiện truyền thông điện tử.

- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các
phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ: một file hướng dẫn sử
dụng thiết bị viễn thông được tạo lập bằng phần mềm adobe pdf, bài giảng CBT
viết bằng phần mềm công cụ Toolbook, Director, Flash,...

Trang 3


E-LEARNING

- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail,
học viên học trên website, học qua đĩa CD-ROM multimedia,…
- Quản lý: Quá trình quản lý học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ
phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng
bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh), thi kiểm tra đánh
giá được thực hiện qua mạng Internet,...
- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng
được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo
luận thông qua email, chatting, forum trên mạng,…
Tóm lại, E-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thông
qua các phương tiện điện tử như internet, intranet... Ngày nay, với sự hội tụ của
máy tính và truyền thông, E-learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá
trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web.
II. Mô tả bài toán
Chức năng

1.

Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo

bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công nghệ
này. Với phần mềm “E-LEARNING” một chương trình sử dụng mà ở đó người
dùng có thể dễ dàng tham gia các khóa học trực tuyến, tìm kiếm tài liệu học tập,
…người sử dụng còn có thể trao đổi trực tuyến với nhau và với giảng viên và
bất cứ lúc nào.
2.

Xác định và phân tích các giá trị nghiệp vụ

Dựa vào mô tả bài toán ở trên, có thể thấy hệ thống E-learning sẽ đem lại
một số lợi ích sau:
a. Quan điểm của cơ sở đào tạo:
Cơ sở đào tạo là một tổ chức thiết kế và cung cấp các khóa học trực tuyến
E-learning.

Trang 4


E-LEARNING

- Giảm chi phí đào tạo: Sau khi đã phát triển xong, một khoá học Elearning có thể dạy 1000 học viên với chi phí chỉ cao hơn một chút so với tổ
chức đào tạo cho 20 học viên.
- Rút ngắn thời gian đào tạo: Việc học trên mạng có thể đào tạo cấp tốc cho
một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giảng viên hướng
dẫn hoặc lớp học.
- Cần ít phương tiện hơn: Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học
trên mạng có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phòng học, bảng, bàn ghế, và các cơ
sở vật chất khác
- Giảng viên và học viên không phải đi lại nhiều.
- Tổng hợp được kiến thức: Việc học trên mạng có thể giúp học viên nắm

bắt được kiến thức của giảng viên, dễ dàng sàng lọc, và tái sử dụng chúng.
b. . Quan điểm của người học:
Người học là cá nhân hoặc tổ chức tham gia các khoá học E-learning.
- Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu.
- Không phải đi lại nhiều và không phải nghỉ việc: Học viên có thể tiết
kiệm chi phí đi lại tới nơi học. Đồng thời, họ có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian
học phù hợp với thời gian làm việc của mình.
- Có thể tự quyết định việc học của mình. Học viên chỉ học những gì mà họ
cần.
- Khả năng truy cập được nâng cao. Việc tiếp cận những khoá học trên
mạng được thiết kế hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người không có khả
năng nghe, nhìn; những người học ngoại ngữ hai; và những người không có khả
năng học như người bị mắc chứng khó đọc.
3.

Xác định các yêu cầu của hệ thống

- Hệ thống phải cung cấp cho Sinh viên một danh sách các khóa học cùng
với các thông tin liên quan (nội dung, thời lượng, thời điểm bắt đầu, người
dạy...) để người học có thể xem và lựa chọn.

Trang 5


E-LEARNING

- Khi Sinh viên có yêu cầu đăng kí một khóa học, hệ thống phải cung cấp
cho họ mẫu Form để họ điền những thông tin cần thiết, giúp cho họ có thể thực
hiện được việc đăng kí dễ dàng.
- Sau khi nhận được thông tin đăng kí của Sinh viên, hệ thống sẽ xử lý

thông tin nhận được một cách tự động và gửi thông tin phản hồi tới họ để xác
nhận việc đăng kí thành công hay không. Thông tin phản hồi phải nhanh chóng
và chính xác.
- Hệ thống hỗ trợ việc hiển thị lịch giảng dạy của từng Giảng viên và lịch
học cho từng Sinh viên.
- Hệ thống sẽ tạo ra cho mỗi Sinh viên, Giảng viên một tài khoản đăng
nhập. Căn cứ vào đó hệ thống có thể nhận biết Sinh viên, Giảng viên đó thuộc
khóa học nào… để hiển thị thông tin về khóa học cho phù hợp.
- Khi hết hạn đăng kí, danh sách các khóa học mà Sinh viên đã đăng kí sẽ
được gửi cho Hệ thu học phí để tính học phí.
- Thông tin đăng kí khóa học của sinh viên và thông tin đăng kí dạy của
giảng viên sẽ được gửi cho người quản trị để xếp thời khoá biểu, tổ chức lớp
học, tổ chức thi.
-Trong quá trình học cần có diễn đàn nội bộ, thư điện tử cục bộ và chat trực
tuyến để sự trao đổi thông tin học tập giữa các học viên và giáo viên được thuận
lợi.
- Sau khi kết thúc mỗi khóa học hệ thống phải cho phép học viên xem kết
quả học tập của mình.
4.

Xác định các tác nhân của hệ thống
Dựa vào văn bản mô tả bài toán, ta xác định được các tác nhân của hệ

thống như sau:


Tác nhân Giảng viên: Xuất phát từ những kết quả dự kiến khóa

học của phòng quản lý đào tạo, giảng viên cung cấp nội dung bài giảng trong
khóa học cho phòng xây dựng chương trình. Ngoài ra, họ sẽ tham gia tương tác

với học viên thông qua hệ thống quản lý học tập.
Trang 6


E-LEARNING



Tác nhân Sinh viên: sử dụng hệ thống để đăng kí các môn học, sử

dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên qua hệ
thống quản lý học tập , sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập để học tập và trao đổi
với giảng viên và trao đổi với các học viên khác.


Người quản trị hệ thống : Các kỹ thuật viên của bộ phận này có

nhiệm vụ: lấy nội dung bài giảng từ các giảng viên thông qua hệ thống quản lý
nội dung học tập , sau đó xây dựng các bài giảng thành bài giảng điện tử tuân
theo một tiến trình thiết kế kịch bản, soạn thảo nội dung, sử dụng kỹ thuật tích
hợp multimedia để xây dựng bài giảng) và chuẩn đã quy định (chuẩn SCORM).
Trong quá trình xây dựng, họ có thể sử dụng những đơn vị kiến thức có sẵn
trong Ngân hàng kiến thức hoặc dùng các công cụ thiết kế để thiết kế các đơn vị
kiến thức mới. Sản phẩm cuối cùng là các bài giảng điện tử được đưa vào ngân
hàng bài giảng điện tử .


CB Phòng quản lý đào tạo: Các chuyên viên đảm trách nhiệm vụ

quản lý việc đào tạo qua hệ thống quản lý học tập. Ngoài ra, thông qua hệ thống

này, họ cần phải tập hợp được các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về
chương trình và nội dung học tập, sau đó đưa ra những yêu cầu cho đội ngũ
giảng viên, tạo nên một chu trình kín góp phần liên tục cập nhật, nâng cao chất
lượng giảng dạy
5.

Đặc tả các ca sử dụng

5.1.

Đăng nhập hệ thống

- Mô tả cách một người sử dụng đăng nhập vào hệ thống.
- Hệ thống yêu cầu tác nhân nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập.
- Tác nhân nhập tài khoản và mật khẩu đăng nhập của mình.
- Hệ thống xác nhận tài khoản và mật khẩu đăng nhập có hợp lệ không, nếu
không hợp lệ thì :
 Hệ thống hiển thị một thông báo lỗi.
 Người sử dụng có thể chọn hoặc là đăng nhập lại hoặc là huỷ bỏ đăng
nhập, khi đó ca sử dụng kết thúc .
- Nếu việc đăng nhập thành công, người sử dụng sẽ đăng nhập được vào hệ
thống.
Trang 7


E-LEARNING

- Hệ thống ghi lại quá trình đăng nhập.
5.2.


Đăng kí môn học

- Giúp cho Sinh viên có thể đăng kí những môn học mà mình có thể học
trong một học khóa học.
- Sinh viên chọn các môn học để đăng kí hoặc có thể huỷ bỏ, thay đổi các
môn học mà mình đã đăng kí trong khoảng thời gian cho phép trước khi bắt đầu
khóa học.
 Hệ thống yêu cầu Sinh viên chọn học kỳ.
 Sinh viên chọn một học kỳ.
 Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Xoá
- Xem
- In
- Thoát
 Hệ thống yêu cầu sinh viên lựa chọn chức năng mà họ muốn thực hiện.
- Nếu Sinh viên lựa chọn “Thêm một môn học” thì luồng sự kiện con Thêm
sẽ được thực hiện.
- Nếu Sinh viên lựa chọn “Xoá một lớp giảng đã đăng kí theo học” thì
luồng sự kiện con Xoá sẽ được thực hiện.
- Nếu Sinh viên chọn “Xem lịch học” thì luồng sự kiện con Xem sẽ được
thực hiện.
- Nếu Sinh viên chọn “In lịch học” thì luồng sự kiện con In sẽ được thực
hiện.

Thêm
- Nếu hết hạn đăng kí, thực hiện luồng A2.
- Hệ thống hiển thị một danh sách các môn học có trong học kì đó để Sinh
viên lựa chọn.
- Sinh viên chọn một môn học. Nếu việc lựa chọn của sinh viên không thoả

mãn điều kiện tiên quyết hoặc là môn học đó đã đủ số lượng Sinh viên đăng kí
thì thực hiện luồng A1.
- Hệ thống hiển thị các lớp giảng sẽ tổ chức cho môn học đó.
- Sinh viên chọn một lớp giảng và xác nhận. Nếu Sinh viên chọn Huỷ
(không đăng kí nữa), ca sử dụng bắt đầu lại.
- Hệ thống sẽ kết nối Sinh viên với lớp giảng đó.
Trang 8


E-LEARNING


Xoá lớp giảng đã đăng kí học
- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Sinh viên đã đăng kí theo
học.
- Sinh viên lựa chọn một lớp giảng và xác nhận xoá. Nếu sinh viên chọn
Huỷ (không xoá nữa), thì sẽ bắt đầu lại.
- Hệ thống xoá bỏ kết nối giữa Sinh viên và lớp giảng đó.

Xem lịch học
- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Sinh viên đã đăng kí theo
học.
- Sinh viên lựa chọn một lớp giảng.
- Hệ thống sẽ hiển thị lịch của lớp giảng đó gồm các thông tin sau: tên môn
học, mã môn học, mã số lớp giảng, các ngày lên lớp trong tuần, thời gian, địa
điểm.


In lịch học


- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Sinh viên đã đăng kí theo
học.
- Sinh viên lựa chọn một lớp giảng và chọn In.
- Hệ thống sẽ in lịch học của lớp giảng đó. Nếu không in được lịch học,
thực hiện luồng A3.



Các luồng rẽ nhánh
Luồng A1: Môn học mà Sinh viên đăng kí không thoả mãn các

điều kiện tiên quyết, hoặc là môn học đó đã đủ số lượng sinh viên đăng kí.
- Hệ thống hiển thị thông báo lỗi.
- Sinh viên có thể lựa chọn một môn học khác và đăng kí lại hoặc là thoát
khỏi ca sử dụng này.


Luồng A2: Hết hạn đăng kí.

- Hệ thống hiển thị thông báo lỗi.
- Ca sử dụng kết thúc.


Luồng A3: Lịch học không in được.

- Hệ thống hiển thị thông báo cho người dùng.
Trang 9


E-LEARNING


- Ca sử dụng bắt đầu lại.
5.3.

Chọn môn học để giảng dạy

 Giúp Giảng viên chọn môn học mà mình sẽ giảng dạy trong một học kì
nào đó.
 Giảng viên có thể thực hiện thêm, xóa, xem, hoặc in danh sách các lớp
giảng mà mình đã đăng kí dạy trong khoảng thời gian cho phép trước khi bắt
đầu kì học.
 Hệ thống yêu cầu Giảng viên chọn học kỳ.
 Giảng viên chọn một học kỳ.
 Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Xoá
- Xem
- In
- Thoát
 Hệ thống nhắc Giảng viên chọn chức năng mà họ muốn thực hiện:
- Nếu Giảng viên lựa chọn Thêm thì luồng sự kiện con Thêm một lớp
giảng được thực hiện.
- Nếu Giảng viên chọn Xoá thì luồng sự kiện con Xoá một lớp giảng được
thực hiện.
- Nếu Giảng viên chọn Xem thì luồng sự kiện con Xem lịch giảng dạy của
từng lớp giảng được thực hiện.
- Nếu Giảng viên chọn In thì luồng sự kiện con In lịch giảng dạy cho từng
lớp giảng sẽ được thực hiện.
Thêm một lớp giảng
- Hệ thống hiển thị một danh sách các môn học có trong kì đó để Giảng

viên lựa chọn. Nếu Giảng viên không lựa chọn được môn giảng dạy, thực hiện
luồng A1.
- Giảng viên chọn một môn mà mình có thể giảng dạy và xác nhận việc lựa
chọn. Nếu Giảng viên lựa chọn Huỷ, ca sử dụng bắt đầu lại.
- Hệ thống hiển thị các lớp giảng đối với môn học đã chọn.
- Giảng viên chọn một lớp giảng.
- Hệ thống sẽ tạo kết nối giữa Giảng viên và lớp giảng đó.
Xoá một lớp giảng
- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Giảng viên đã đăng kí.
- Giảng viên chọn một lớp giảng và xác nhận xoá. Nếu giảng viên chọn
Trang
10


E-LEARNING

Huỷ, ca sử dụng bắt đầu lại.
- Hệ thống sẽ huỷ bỏ liên kết giữa giảng viên và lớp giảng đó.

Xem lịch giảng dạy
- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Giảng viên đã đăng kí.
- Giảng viên chọn một lớp giảng.
- Hệ thống sẽ hiển thị lịch giảng dạy của lớp giảng đó gồm các thông tin
sau: tên môn học, mã môn học, mã số lớp giảng, các ngày lên lớp trong tuần,
thời gian, địa điểm.

In lịch giảng dạy
- Hệ thống hiển thị danh sách các lớp giảng mà Giảng viên đã đăng kí.
- Giảng viên chọn một lớp giảng.
- Hệ thống sẽ in lịch giảng dạy của Giảng viên. Nếu không in được lịch

giảng dạy, thực hiện luồng A2.

Các luồng rẽ nhánh:

Luồng A1: Giảng viên không lựa chọn được môn giảng dạy.
- Giảng viên chọn Thoat.
- Ca sử dụng kết thúc.

Luồng A2: Lịch giảng dạy không in được.
- Hệ thống hiển thị thông báo cho người dùng.
- Ca sử dụng bắt đầu lại.
5.4.


Duy trì thông tin giảng viên

Ca sử dụng này cho phép cán bộ tuyển sinh duy trì thông tin của Giảng
viên trong hệ thống. CB Phòng quản lý đào tạo có thể thực hiện việc
Thêm, Sửa, và Xoá thông tin Giảng viên từ hệ thống.
 Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Sửa
- Xoá
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo chọn công việc mà họ muốn

thực hiện.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Thêm một giảng viên”, luồng sự
kiện con Thêm một giảng viên sẽ được thực hiện.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Sửa thông tin giảng viên”, luồng
sự kiện con Sửa thông tin giảng viên sẽ được thực hiện.

 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Xoá một giảng viên”, luồng sự
kiện con Xoá một giảng viên sẽ được thực hiện.

Thêm một giảng viên
Trang
11


E-LEARNING

 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập thông tin giảng viên,
bao gôm:
- Họ tên
- Ngày sinh
- Giới tính
- Khoa
- Nhóm ngành giảng dạy
- Số điện thoại
- Email
 CB Phòng quản lý đào tạo nhập thông tin được yêu cầu.
Hệ thống tạo ra mã số tự động (duy nhất) và gán cho giảng viên. Trong đó
mã giảng viên được qui định như sau:
- Mã Giảng viên có độ dài tối đa 7 kí tự:
- 2 kí tự đầu qui định mã khoa
- 3 kí tự tiếp theo qui định mã nhóm ngành
- 2 kí tự cuối qui định số thứ tự của giảng viên trong nhóm ngành đó.
 Giảng viên được thêm vào hệ thống.
 Hệ thống cung cấp cho CB Phòng quản lý đào tạo mã số mới của giảng
viên.


Sửa đổi thông tin giảng viên
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số giảng viên.
 CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào mã số giảng viên.
 Hệ thống kiểm tra mã số giảng viên vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu
không tồn tại thì thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin về giảng viên có mã số vừa nhập.
 CB Phòng quản lý đào tạo sửa những thông tin cần thiết về giảng viên và
xác nhận việc sửa đổi.
 Hệ thống cập nhật những thay đổi vừa được thực hiện.

Xoá một giảng viên
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số giảng viên.
 CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào mã số giảng viên.
 Hệ thống kiểm tra mã số giảng viên vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu
Trang
12


E-LEARNING

không tồn tại thì thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin về giảng viên có mã số vừa nhập.
 Hệ thống nhắc CB Phòng quản lý đào tạo xác nhận việc xoá giảng viên.
 CB Phòng quản lý đào tạo xác nhận việc xoá.
 Giảng viên đó sẽ bị xoá khỏi hệ thống.

Các luồng rẽ nhánh

Luồng A1: Nhập mã số giảng viên không tồn tại.
 Hệ thống thông báo lỗi.

 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào một mã số giảng
viên khác hoặc huỷ bỏ thao tác xoá hoặc sửa.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số giảng viên khác thì quay lại
luồng Xoá hoặc Sửa.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn Huỷ, ca sử dụng kết thúc.
5.5.

Duy trì thông tin sinh viên

 Ca sử dụng này cho phép cán bộ tuyển sinh duy trì thông tin của Sinh viên
trong hệ thống. Cán bộ tuyển sinh có thể thực hiện việc Thêm, Sửa, và
Xoá thông tin sinh viên từ hệ thống.
 Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Sửa
- Xoá
 Hệ thống yêu cầu Phòng quản lý đào tạo chọn công việc mà họ muốn
thực hiện.
 Nếu Phòng quản lý đào tạo chọn “Thêm một sinh viên”, luồng sự kiện
con Thêm một sinh viên sẽ được thực hiện.
 Nếu Phòng quản lý đào tạo chọn “Sửa thông tin sinh viên”, luồng sự kiện
con Sửa thông tin sinh viên sẽ được thực hiện.
 Nếu Phòng quản lý đào tạo chọn “Xoá một sinh viên”, luồng sự kiện con
Xoá một sinh viên sẽ được thực hiện.
 Thêm một sinh viên
 Hệ thống yêu cầu Phòng quản lý đào tạo nhập thông tin sinh viên, bao
gôm:
- Họ tên
- Ngày sinh
Trang

13


E-LEARNING

- Giới tính
- Khoa
- Khoá học
- Ngành học
- Số điện thoại
- Email
 Phòng quản lý đào tạo nhập thông tin được yêu cầu.
 Hệ thống tạo ra mã số tự động (duy nhất) và gán cho sinh viên, trong đó
mã số Sinh viên được qui định như sau:
- Độ dài tối đa 10 kí tự
- 2 kí tiếp theo qui định khoá Sinh viên đó nhập học
- 2 kí tự tiếp theo qui định khoa quản lý Sinh viên đó
- 3 kí tự tiếp theo qui định ngành học
- 3 kí tự tiếp theo qui định số thứ tự của Sinh viên trong ngành học đó.
 Sinh viên được thêm vào hệ thống.
 Hệ thống cung cấp cho Phòng quản lý đào tạo mã số mới của sinh viên.
 Sửa đổi thông tin sinh viên
 Hệ thống yêu cầu Phòng quản lý đào tạo nhập mã số sinh viên.
 Phòng quản lý đào tạo nhập vào mã số sinh viên.
 Hệ thống kiểm tra mã số sinh viên vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu
không tồn tại thì thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin về sinh viên có mã số vừa nhập.
 Phòng quản lý đào tạo sửa những thông tin cần thiết về sinh viên và xác
nhận việc sửa đổi.
 Hệ thống cập nhật những thay đổi vừa được thực hiện.

 Xoá một sinh viên
 Hệ thống yêu cầu Phòng quản lý đào tạo nhập mã số sinh viên.
 Phòng quản lý đào tạo nhập vào mã số sinh viên.
 Hệ thống kiểm tra mã số sinh viên vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu
không tồn tại thì thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin về sinh viên có mã số vừa nhập.
 Hệ thống nhắc Phòng quản lý đào tạo xác nhận việc xoá sinh viên.
 Phòng quản lý đào tạo xác nhận việc xoá.
 Sinh viên đó sẽ bị xoá khỏi hệ thống.
 Các luồng rẽ nhánh
 Luồng A1: Nhập mã số sinh viên không tồn tại.
 Hệ thống thông báo lỗi.
 Hệ thống yêu cầu Phòng quản lý đào tạo nhập vào một mã số sinh viên
Trang
14


E-LEARNING

khác hoặc huỷ bỏ thao tác xoá hoặc sửa.
 Nếu Phòng quản lý đào tạo nhập mã số Sinh viên khác thì quay lại
luồng Xoá hoặc Sửa.
 Nếu Phòng quản lý đào tạo chọn Huỷ, ca sử dụng kết thúc.
5.6.

Duy trì thông tin môn học

 Ca sử dụng này cho phép cán bộ tuyển sinh duy trì thông tin các môn học
trong hệ thống. Cán bộ tuyển sinh có thể thực hiện việc Thêm, Sửa, và
Xoá thông tin môn học từ hệ thống.

 Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Sửa
- Xoá
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo chọn công việc mà họ muốn
thực hiện.
 - Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Thêm một môn học”, luồng sự
kiện con Thêm một môn học sẽ được thực hiện.
 - Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Sửa thông tin môn học”, luồng sự
kiện con Sửa thông tin môn học sẽ được thực hiện.
 - Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Xoá một môn học”, luồng sự
kiện con Xoá một môn học sẽ được thực hiện.
 Thêm một môn học
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập thông tin môn học,
bao gôm:
- Tên môn học
- Thuộc chuyên ngành
- Thuộc nhóm ngành
- Số tín chỉ
- Loại môn học (tự chọn hay bắt buộc)
 CB Phòng quản lý đào tạo nhập thông tin được yêu cầu.
 Hệ thống tạo ra mã số tự động (duy nhất) và gán cho môn học đó.
 Môn học được thêm vào hệ thống.
 Hệ thống cung cấp cho CB Phòng quản lý đào tạo mã số của môn học.
 Sửa đổi thông tin môn học
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số môn học.
 CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào mã số môn học.
Trang
15



E-LEARNING

 Hệ thống kiểm tra mã số môn học vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu
không tồn tại thì thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin về môn học có mã số vừa nhập.
 CB Phòng quản lý đào tạo sửa những thông tin cần thiết về môn học và
xác nhận việc sửa đổi.
 Hệ thống cập nhật những thay đổi vừa được thực hiện.
 Xoá một môn học
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số môn học.
 CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào mã số môn học.
 Hệ thống kiểm tra mã số môn học vừa nhập có tồn tại hay không? Nếu
không tồn tại thì thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin về môn học có mã số vừa nhập.
 Hệ thống nhắc CB Phòng quản lý đào tạo xác nhận việc xoá môn học.
 CB Phòng quản lý đào tạo xác nhận việc xoá.
 Môn học đó sẽ bị xoá khỏi hệ thống.
 Các luồng rẽ nhánh:
 Luồng A1: Nhập mã số môn học không tồn tại.
 Hệ thống thông báo lỗi.
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào một mã số môn
học khác hoặc huỷ bỏ thao tác xoá hoặc sửa.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số môn học khác thì quay lại
luồng Xoá hoặc Sửa.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn Huỷ, ca sử dụng kết thúc.
5.7. Lập bản giới thiệu các môn học

 Ca sử dụng này cho phép CB Phòng quản lý đào tạo lập bản giới thiệu
các môn học có trong học kì để sinh viên có căn cứ lựa chọn. Thông tin

về mỗi môn học bao gồm: tên môn học, thời gian học, số tín chỉ, thời
lượng học, giáo viên giảng dạy, điều kiện tiên quyết, nội dung môn học,
số lượng sinh viên tối đa.
 Hệ thống hiển thị các lựa chọn:
- Thêm
- Sửa
- Xoá
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo chọn công việc mà họ muốn
thực hiện:
Trang
16


E-LEARNING

 - Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Thêm thông tin chi tiết cho mỗi
môn học”, luồng sự kiện con Thêm sẽ được thực hiện.
 - Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn “Sửa thông tin chi tiết cho mỗi
môn học”, luồng sự kiện con Sửa sẽ được thực hiện.
 - Nếu CB Phòng quản lý đào tạo ạo chọn “Xoá thông tin chi tiết của mỗi
môn học”, luồng sự kiện con Xoá sẽ được thực hiện.
 Thêm thông tin chi tiết cho mỗi môn học
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số môn học.
 CB Phòng quản lý đào tạo mã môn học cần thêm thông tin. Nếu mã số
môn học không tồn tại, thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị các thông tin về môn học như tên môn học, số tín chỉ,
giáo viên giảng dạy, điều kiện tiên quyết.
 CB Phòng quản lý đào tạo chỉ có thể thêm, sửa, hoặc xoá các thông tin
như: thời gian học, thời lượng học, số lượng sinh viên tối đa, nội dung
môn học, tài liệu tham khảo, điều kiện tiên quyết.

 CB Phòng quản lý đào tạo nhập thông liên quan cho mỗi môn học.
 Thông tin chi tiết về môn học được thêm vào hệ thống.
 Sửa đổi thông tin chi tiết cho mỗi môn học
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số môn học.
 CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào mã số môn học. Nếu mã số môn học
không tồn tại, thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin về môn học có mã số vừa nhập.
 CB Phòng quản lý đào tạo được phép sửa những thông tin chi tiết như:
thời gian học, thời lượng học, số lượng sinh viên tối đa, nội dung môn
học, tài liệu tham khảo, điều kiện tiên quyết và xác nhận việc sửa đổi.
 Hệ thống cập nhật những thay đổi vừa được thực hiện.
 Xoá thông tin chi tiết của mỗi môn học
 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số môn học.
 CB tuyển sinh nhập vào mã số môn học. Nếu mã số môn học không tồn
tại, thực hiện luồng A1.
 Hệ thống hiển thị thông tin chi tiết về môn học có mã số vừa nhập.
 CB Phòng quản lý đào tạo được phép xoá những thông tin như: thời gian
học, thời lượng học, số lượng sinh viên tối đa, nội dung môn học, tài liệu
tham khảo, điều kiện tiên quyết.
Trang
17


E-LEARNING

 CB Phòng quản lý đào tạo sinh xác nhận việc xoá.
 Thông tin chi tiết về môn học đó sẽ bị xoá khỏi hệ thống.
 Các luồng rẽ nhánh
 Luồng A1: Nhập mã số môn học không tồn tại.
 Hệ thống thông báo lỗi.

 Hệ thống yêu cầu CB Phòng quản lý đào tạo nhập vào một mã số môn
học khác hoặc huỷ bỏ thao tác thêm, xoá hoặc sửa.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo nhập mã số môn học khác thì quay lại
luồng Thêm, Xoá hoặc Sửa.
 Nếu CB Phòng quản lý đào tạo chọn Huỷ, ca sử dụng kết thúc.

PHẦN IV: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
I. Phân tích yêu cầu
1. Xác định tác nhân (Các Actor tác động vào hệ thống).
S

Tác nhân

Diễn giải

TT
1

Người quản trị hệ thống có
chức năng phân quyền, sao lưu và
Người quản trị

phục hồi cơ sở dữ liệu, chịu trách
nhiệm quản lý các thông số chung
của hệ thống.
Người sử dụng hệ thống.

2
Sinh viên


Trang
18


E-LEARNING

3

Người sử dụng hệ thống.
Giáo viên

4

Là người Duy trì thông tin sinh
viên
CB quản lý đào tạo

Duy trì thông tin giảng viên
Duy trì thông tin khóa học
Chuyển nội dung bài giảng của
giảng viên thành bài giảng điện tử.
Đưa bài giảng vào ngân hàng bài
giảng điện tử.
Lập bản giới thiệu các khóa học

2. Sơ đồ use – case
- Sơ đồ use-case nhằm mô tả một cách tổng quát các hoạt động trong hệ
thống của phần mềm quản lý.
- Biểu đồ use-case đưa ra các tình huống sử dụng, các tác nhân và các quan
hệ kết hợp giữa chúng. UC thể hiện các quan hệ và các tác động của người dùng

đến phần mềm quản lý.
2.1. Sơ đồ use-case nghiệp vụ tiết kiệm

Trang
19


E-LEARNING

Sơ đồ use-case cho quy trinh làm việc của hệ thống

Trang
20


E-LEARNING

2.2. Sơ đồ use – case tổng quát

Trang
21


E-LEARNING

Sơ đồ use-case tổng quát

2.3. Sơ đồ use-case của kiểm soát

Trang

22


E-LEARNING

Trang
23


E-LEARNING

Sơ đồ use-case của kiểm soát

2.4. Sơ đồ use-case người quản lý

Trang
24


E-LEARNING

Sơ đồ use-case người quản lý
2.5. Sơ đồ use-case kế toán

Trang
25


×