Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÀI LUẬN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.95 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM - ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề tài: BÀI LUẬN VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
(Học phần: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÀ VĂN HÓA)

Ðà Nẵng, tháng 1/2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2
Chương 1: Khái quát về Đền Hùng .................................................................. 3
1.1. Vị trí ......................................................................................................... 3
1.2. Quá trình phát triển .................................................................................. 3
Chương 2: Di tích Đền Hùng ............................................................................. 5
2.1. Các di tích chính ........................................................................................ 5
2.2. Lễ hội đền Hùng ........................................................................................ 9
2.3. Trống đồng tại Đền Hùng ........................................................................ 10
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng ........ 11
3.1. Phương hướng bảo tồn............................................................................. 11
3.2. Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống ........................................... 11
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 15

1


MỞ ĐẦU
Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng là một di sản văn hóa mang tính bản sắc của dân
tộc Việt. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua


Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, mỗi
người dân Việt Nam luôn nhớ về ngày giỗ Tổ qua câu ca được truyền tụng:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp nơi truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non mình ngàn năm
Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt
Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền
Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất
lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh
của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày
giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương – Việt Trì - Phú Thọ.
Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.Có lẽ không
một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như
dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển,
nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết
chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu
thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam. Lịch sử như một dòng chảy liên tục.
Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân
tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công
đức Tổ tiên. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về đền Hùng và phương hướng
bảo tồn và phát huy giá trị của nó.

2


Chương 1: Khái quát về Đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền
chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn
với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng

năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố
đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời
vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn
chỉnh theo quy mô như hiện tại.
1.1.

Vị trí

Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã
Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích đền Hùng nằm từ
chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như
Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo
Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong
khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao,
Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì
khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô
Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương,
đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa
Lĩnh này.
1.2.

Quá trình phát triển

Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc
gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh
vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử
Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình
hạng mục trong khu di tích.
Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số

82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ
hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ, ngày
giỗ Tổ Hùng Vương.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc
và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật
nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.

3


Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ
Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp
đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát
triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số
525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở
Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND
tỉnh.
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố
thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay,
thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc
đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc
tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

4


Chương 2: Di tích Đền Hùng

2.1. Các di tích chính
Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục
kiến trúc khác, được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí
thiêng của non sông hội tụ.
Cổng đền: được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ 2 (1917),
dạng vòm cuốn, cao 8,5m, gồm 2 tầng, 8 mái... Tầng dưới có một cửa vòm cuốn
lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc mái trang trí rồng, đắp
nổi hai con nghê. Mặt trước của cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ, một người cầm
giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hình hổ phù.

Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng. Trán cửa ghi bốn chữ: Cao sơn cảnh hành
Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành một
trăm người con, được xây dựng lại trên nền cũ, vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII,
kiểu chữ “nhị”, gồm tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m, kiến
trúc đơn sơ, kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước.
Đốc xây liền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên
ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí, mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói
mũi lợn.

5


Đền Hạ
Ngay chân đền Hạ là nhà bia, với kiến trúc hình lục giác, xây dựng năm 1917,
trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên
ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà
bia hiện nay đặt một bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi
Người về thăm đền Hùng ngày 19/9/1954:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Chùa Thiên Quang: được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các toà Tiền
đường (5 gian), Thiêu hương (2 gian), Tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành
lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu
vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lợp ngói mũi, có đầu đao cong. Bờ nóc tiền
đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo lối Đại thừa. Trước sân
chùa có 2 tháp sư, hình trụ, 4 tầng; trên nóc đắp hình hoa sen; lòng tháp xây rỗng;
cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên
tịch tại chùa.
Chùa còn có một gác chuông, được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng
mái, 4 vì kèo kiểu chồng rường kết hợp với bẩy kẻ. Các bẩy, kẻ hầu như để trơn,
không chạm trổ. Quả chuông treo trên gác không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ
ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây đạo, Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã,
Cổ Tích thôn cư phụng”.
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây theo kiểu
hình chữ nhất, có 3 gian, quay về hướng Nam, dài 7,2m, rộng 3,7m; mái hiên cao
1,8m. Bộ vì kiểu kèo cầu quá giang gối vào tường, phía trước mở 3 cửa. Tương
truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh
ngắm cảnh và họp bàn việc nước.

6


Đền Trung
Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các
Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp
thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân
khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của
người Việt phương Nam). Các công trình của đền được xây dựng qua ba cấp khác
nhau: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trống, tiền tế, đại bái và hậu
cung. Bên phía tay trái đền có một cột đá thề, hình vuông, cao 1,3m, rộng 0,3m,

tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để
thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương
khói trông nom miếu vũ họ Hùng. Năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo di
tích, làm bệ cho cột đá thề như hiện nay.

Đền Thượng với bốn chữ Nam Việt triệu tổ
Lăng Hùng Vương: tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía
Đông của đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng
Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng

7


mái; tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng trong tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược,
đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”; mái đắp giả ngói
ống cổ; diềm 3 phía đều đắp mặt hổ phù; ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm,
2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, chất liệu bằng đá.
Trong lăng có mộ vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật, dài 1,3m, rộng 1,8m, cao
1,0m. Phía trong lăng còn có bia đá ghi: biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt
lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).
Đền Giếng: tên chữ là Ngọc Tỉnh, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây dựng vào
thế kỷ XVIII, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Công, gồm nhà tiền bái
(3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối
tiền bái với hậu cung. Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa
Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ mười tám) thường soi gương, vấn tóc khi
theo cha đi kinh lý qua vùng này.
Cổng đền Giếng được xây vào thời Nguyễn, theo kiểu kiến trúc 2 tầng, 8 mái. Ở
giữa tầng dưới có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ, trên đắp nghê
chầu. Trên cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi nhà nhỏ trong núi).


Đền Giếng
Đền Tổ mẫu Âu Cơ: được khởi dựng trên đỉnh Ốc sơn (thường gọi là núi Vặn)
vào năm 2001, khánh thành tháng 12 năm 2004. Các hạng mục kiến trúc gồm:
đền chính, tả, hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan, nhà tiếp khách và hệ thống sân,
vườn. Kiến trúc đền theo lối cổ, với cột, xà, hoành, rui bằng gỗ lim, mái được lợp
bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch. Đền chính kiểu chữ đinh, có diện tích 137m2.
Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được
xây bằng 553 bậc đá.
Đền thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh
Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long

8


Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc. Lạc Long Quân
và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền
thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang,
thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc
Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa
Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1 km về phía Đông Nam. Đền được khởi
công xây dựng năm 2007, với tổng diện tích đất sử dụng là 13,79ha, khánh thành
năm 2009, gồm các hạng mục: nghi môn, trụ biểu, nhà bia, đền chính (gồm tiền
tế, đại bái, hậu cung), tả, hữu vu. Trong đền đặt tượng Lạc Long Quân, đúc bằng
đồng, bệ tượng, lư hương được tạc bằng đá khối, họa tiết trang trí tinh xảo.
2.2. Lễ hội đền Hùng
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời Hồng Đức hậu Lê thì từ thời nhà Đinh,
nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền, ở
đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của Đấng Thánh Tổ
xưa…" Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau:
Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng ba
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc
quốc gia ở Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các
vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất
đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống
đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào
ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội
đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên
thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu,
trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới
đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống
tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói
thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Theo quan niệm của người
Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm
đỏ những chân hương.

9


Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo),
một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi
bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh
luyện chiến.
Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ năm 2007, ngày 10 tháng
3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú
Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội
đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn

ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà
Nẵng.v.v.
Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:
"Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", "năm tròn" là số năm
kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5"; Trung ương, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du
lịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, Ủy ban
Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
"Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng
hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
2.3. Trống đồng tại Đền Hùng
Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới
chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990[6] khi một gia đình người dân đào
hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm,
là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã
biết ở Việt Nam và Đông Nam Á[7]. Trống có hoa văn trang trí phong phú và
cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao
mười hai cánh đường kính đến 20 cm, tám con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng
ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công,
thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện
ra[8], nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân
núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử
dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn),
là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua
Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH
2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

10



Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng
3.1. Phương hướng bảo tồn
Theo quy hoạch, phạm vi Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng có tổng
diện tích 845 héc-ta, bao gồm các xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa và Vân Phú
(thành phố Việt Trì); Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù
Ninh). Trong đó, Khu vực I (vùng lõi) có diện tích 32,2ha, bao gồm các di tích
Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng, Chùa Thiên
Quang, Bảo tháp, Nhà thờ Tổ, gác Chuông. Khu vực này tiếp tục bảo tồn nguyên
trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh quan và rừng nguyên sinh.
Khu vực II (vùng đệm) có diện tích 812,8ha, bao gồm các khu Núi Vặn, núi Trọc;
khu Trung tâm lễ hội; khu cảnh quan Hồ Mẫu; khu rừng quốc gia Đền Hùng và
cảnh quan sinh thái phía Bắc; tháp Hùng Vương; đài tưởng niệm liệt sỹ và đền
thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và khu dân cư hiện trạng. Định hướng phát triển vùng
đệm chủ yếu là không gian kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên bảo vệ khu di tích,
không gian tổ chức lễ hội và dịch vụ du lịch.
Mục tiêu của quy hoạch nhằm bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị lịch
sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Khu di tích lịch sử Đền Hùng;
định hướng kế hoạch tổng thể quản lý và đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát
huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Đồng thời, tạo lập các không gian tưởng niệm, tôn vinh các vua Hùng và các bậc
tiền nhân thời đại Hùng Vương để Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi giáo dục
truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, điểm du lịch về với cội nguồn dân tộc
đặc biệt hấp dẫn; tổ chức hệ thống hạ tầng phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và
tôn tạo khu di tích.
3.2. Phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là tín ngưỡng đầu tiên của thế giới được
UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo thống kê,
cả nước hiện có trên 1.400 địa điểm có di tích thờ cúng các Vua Hùng và nhân vật
liên quan đến thời đại Hùng Vương. Riêng Phú Thọ có hơn 300 di tích liên quan

đến thời Hùng Vương, trong đó có trên 100 di tích thờ Vua Hùng. Tỉnh đã thông
qua công tác kiểm kê để nắm được tổng thể và thực trạng không gian Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương, từ đó có biện pháp bảo tồn, khôi phục và phát huy đồng
thời đề xuất Bộ VH-TT&DL ban hành văn bản bổ sung nội dung hướng dẫn tổ
chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại các di tích thờ cúng Vua Hùng và các nhân vật liên
quan đến thời đại Hùng Vương trong cả nước để thực hành thống nhất.

11


Sau 4 năm kể từ năm 2014, cùng thời điểm tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào cả
nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày mùng 10 tháng 3 tại Điện Kính
Thiên trên đỉnh Nghĩa Lĩnh - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, các địa phương ở
Phú Thọ có di tích thờ cúng Hùng Vương, các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương
cũng đã đồng loạt làm lễ dâng hương, tri ân công đức các bậc tiền nhân có công
mở núi, đắp nền, dựng nên bờ cõi.
Sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh, UBND
tỉnh đã phê duyệt đề tài khoa học “Điều tra, nghiên cứu phục dựng và chuẩn hóa
nghi lễ thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, đây là căn cứ chuẩn hóa nghi lễ thờ
cúng Hùng Vương để thực hành tại các di tích thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ
và các di tích thờ cúng Hùng Vương trên cả nước. Tỉnh không chỉ quan tâm tôn
tạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng mà còn tăng cường đầu tư tu bổ nhiều di tích
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc các xã vùng ven Đền Hùng và trong tỉnh,
nhằm đảm bảo không gian thiêng cho quần chúng nhân dân thực hành, tổ chức
các nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đảm bảo trang nghiêm, đúng với
nghi thức truyền thống địa phương. Các ngành chức năng của tỉnh tiếp tục sưu
tầm các truyền thuyết, sắc phong, ngọc phả, tài liệu Hán Nôm; khôi phục và tổ
chức tốt một số lễ hội dân gian liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
như: Lễ hội Trò Trám, lễ hội làng He, lễ rước vua về làng ăn tết, lễ rước ông Khiu
bà Khiu, lễ hội ném chài, lễ hạ điền và tín ngưỡng phồn thực, lễ dâng bánh chưng

- bánh giầy.
Công tác tuyên truyền, quảng bá tổ chức các nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội
Đền Hùng trên phương tiện thông tin đại chúng được chú trọng, phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức. Tỉnh bước đầu đưa nội dung Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương vào chương trình giáo dục ngoại khóa trong các trường học phổ
thông; tổ chức cho các em học sinh chăm sóc, tham quan các di tích thờ cúng
Hùng Vương. Bên cạnh việc phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, kiểm
kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương, tỉnh còn thực hiện tu bổ, tôn tạo

12


Khu Di tích lịch sử Đền Hùng theo quy hoạch phát triển mở rộng; việc xây dựng
tạo sự đồng bộ, hài hòa giữa cảnh quan môi trường, mạng lưới giao thông nhằm
tạo điều kiện thuận lợi và ấn tượng tốt đẹp cho đồng bào hành hương về lễ Tổ.
Từ nguồn xã hội hóa của các cá nhân, tổ chức, nhiều hạng mục trong Khu Di tích
lịch sử Đền Hùng đã được tu bổ, tôn tạo hoặc xây dựng mới như thay mới toàn
bộ đường bậc từ cổng chính lên đền Thượng, tôn tạo sân đền Hạ, cải tạo chùa
Thiền Quang, xây dựng cảnh quan khu vực chân núi như hoàn thành đường trục
hành lễ, bãi đỗ xe, hồ sinh thái. Nhiều di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
trong tỉnh tiếp tục được bảo tồn, tu, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có
không gian tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đảm bảo trang
nghiêm, đúng với nghi thức truyền thống. Với các xã vùng ven Khu Di tích lịch
sử Đền Hùng, bên cạnh việc tham gia các hoạt động dịp lễ hội Đền Hùng, chính
quyền và người dân còn tích cực quản lý, bảo tồn quần thể di tích văn hóa có từ
thời Hùng Vương như miếu Giã, chùa Quan Mạc, trong đó tiêu biểu là Đình Cả,
nơi thờ tự Hùng Vương thứ 16, 17 và 18 ở xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao.
Để tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phát huy giá trị di sản, trong thời gian tới,
tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh việc thực hiện Chương
trình Quốc gia về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng

thờ cúng Hùng Vương” với phương châm: Vừa huy động sự tham gia tối đa của
cộng đồng trong việc giữ gìn, sáng tạo và chuyển giao di sản, vừa nâng cao năng
lực quản lý của chính quyền các cấp trong việc bảo vệ di sản, để việc bảo tồn Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành hình mẫu trong công tác quản lý, phát
huy giá trị di sản văn hóa truyền thống.

13


KẾT LUẬN
Không chỉ mang ý nghĩa di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của quốc gia, khu di tích
Ðền Hùng còn là một quần thể kiến trúc và tín ngưỡng độc đáo, thể hiện bản sắc
dân tộc và đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ và tri ân công lao dựng nước
của Tổ tiên người Việt.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />
15



×