Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG: Những thách thức trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 73 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU XÃ HỘI, KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

CÂY CA CAO Ở ĐẮK LẮK VÀ LÂM ĐỒNG:
Những thách thức trong phát triển bền vững ở Việt Nam

Hà Nội, tháng 01 năm 2014

1


Tập thể tác giả
Ths. Lê Quang Bình
TS. Đào Thế Anh
TS. Hoàng Cầm
Cn. Hoàng Anh Dũng
Ths. Nguyễn Trung Dũng
TS. Đào Thế Đức
Ths. Trần Hoài
KS. Niê Y Hoàng
Ths. Phạm Công Nghiệp
TS. Vũ Hồng Phong
TS. Phạm Quỳnh Phương
TS. Lê Kim Sa
TS. Mai Thanh Sơn
Ths. Nguyễn Quang Thương

2


Danh mục các từ viết tắt
ACDI/VOCA Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận của Hoa Kỳ


AusAID
Cơ quan Phát triển quốc tế Australia
BCHTW
Ban chấp hành trung ương
CASRAD
Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
DANIDA
Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch
DFID
Cơ quan phát triển quốc tế Anh
GDP
Tổng thu nhập kinh tế quốc nội
GTZ
Cơ quan phát triển quốc tế Cộng hòa liên bang Đức
HĐND
Hội đồng nhân dân
ICS
Viện Nghiên cứu Văn Hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
iSEE
Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
LHQ
Liên hợp quốc
Mars Inc.
Nhà sản xuất Sô cô la lớn của Mỹ
NGOs
Các tổ chức phi chính phủ
NN & PTNN Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn
NTM

Nông thôn mới
SA
Liên minh vì sự thành công (SUCCESSAlliance)
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
USDA
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VASS
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
VCCC
Ban Điều phối Ca cao Việt Nam
VND
Đồng Việt Nam
WASI
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên
WCF
Quỹ Ca cao thế giới

3


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................................6
A. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................................................ 11
1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 11
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................... 13

3. KHUNG PHÂN TÍCH ............................................................................................................................. 13
4. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 14
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 16
B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 20
PHẦN I: CÂY CA CAO Ở LĂK .................................................................................................... 20
1.1 Thực trạng cây cacao ở huyện Lăk .............................................................................. 20
1.2 Các rào cản tộc người thiểu số tại chỗ tham gia vào sản xuất ca cao ......................... 22
1.2.1 Cây cacao không có lợi thế so sánh ................................................................................. 22
1.2.2 “Cacao kén người trồng” - Kỹ thuật chăm sóc, chế biến khó và rủi ro cao .................... 26
1.2.3. Thiếu sự tương thích với văn hóa tộc người .................................................................. 29
1.2.4. Thiếu niềm tin bởi lợi ích chưa được kiểm chứng .......................................................... 33
1.2.5 Địa phương chưa thực sự đầu tư nguồn lực .................................................................... 37
PHẦN II: CÂY CA CAO Ở EA KAR VÀ ĐẠ HUOAI....................................................................... 39
2.1 Thực trạng cây ca cao ở Ea Kar và Đại Huoai ............................................................. 39
2.2 Các nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm diện tích cacao ............................................ 47
2.2.1 Sự yếu thế về hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 47
2.2.2 Là cây trồng mới và thứ yếu trong cơ cấu sản xuất và thu nhập của người dân .......... 49
2.2.3 Ca cao được phát cho các hộ không có đất phù hợp ...................................................... 50
2.2.4 Thiếu cơ chế hỗ trợ nông dân về giá và vốn .................................................................... 51
2.2.5. Chú trọng đến việc mở rộng diện tích và bỏ qua chất lượng chăm sóc ......................... 54
2.2.6 Là cây 'nhạy cảm', 'khó tính' và vượt qua tầm kiểm soát về kỹ thuật của người dân ... 55
2.2.7 Thiếu hiểu biết tâm lý nông dân trong sản xuất nông nghiệp ....................................... 60
PHẦN III. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ......................................................................... 63
1. Nhà nước và các chính sách phát triển cacao .......................................................................... 63
2. Vai trò của các tổ chức tư nhân................................................................................................. 63
3. Sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và nhà tài trợ quốc tế .............................................. 66
4. Vai trò của các cơ quan khoa học .............................................................................................. 66
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 71


4


5


Lời nói đầu
Nghiên cứu này do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tổ chức thực
hiện hai đợt trong giai đoạn từ nửa cuối 2011 đến nửa đầu năm 2013. Đây là một nghiên
cứu liên ngành, với sự tham gia của các nghiên cứu viên đến từ Viện Nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường (Lê Quang Bình, Hoàng Anh Dũng, Vũ Hồng Phong, Nguyễn Quang
Thương), Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lắk (KS. Niê Y Hoàng),
Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Đào Thế Anh, Phạm Công Nghiệp), và các viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam như Viện Nghiên cứu Văn hóa (Đào Thế Đức, Phạm Quỳnh Phương,
Hoàng Cầm, Trần Hoài, Nguyễn Trung Dũng), Trung tâm Thông tin - Dự báo (Lê Kim Sa),
và viện Phát triển Bền vững vùng Trung Bộ (Mai Thanh Sơn).
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của UBND Tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Lâm Đồng, Ban Dân tộc, Trung tâm Khuyến nông và chính quyền huyện Lắk; Ủy Ban nhân
dân huyện Ea Kar (Đắk Lắk), Ủy ban nhân dân huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), chính quyền
và nhân dân các xã Yang Tao và Đắk Phơi (huyện Lắk, Đắk Lắk), Ủy Ban nhân dân các xã
Cư Huê, Cư Ni và Ea Sar (Ea Kar, Đắk Lắk), Ủy ban nhân dân các xã Đoàn Kết, Phước Lộc
và Đọa Ploa (Đạ Huoai, Lâm Đồng), các cán bộ dự án của ACDI/VOCA và Mars Inc tại các
địa bàn nghiên cứu, những cán bộ địa phương và những người nông dân trồng ca cao
thuộc các tộc người khác nhau vì đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình thu thập thông tin.
Kinh phí để thực hiện dự án nghiên cứu này do Oxfam Novbid (Văn phòng Hà Nội) tài trợ.
Các kết quả của nghiên cứu có thể được xem như những đóng góp của iSEE và Oxfam
Novbid vào việc tìm hiểu khả năng phát triển bền vững ngành ca cao ở Việt Nam. Nói cách

khác, chúng tôi hy vọng rằng những phát hiện của nghiên cứu này sẽ góp phần đảm bảo
rằng những người nông dân trồng ca cao ở Việt Nam, nhất là những người thuộc các tộc
người thiểu số và những người nghèo, sẽ được hưởng lợi, và không phải chịu những hậu
quả không mong muốn, từ các dự án thúc đẩy loại cây trồng này.
Chúng tôi xem những phát hiện trình bày trong báo cáo là một phần của một cuộc thảo
luận mở, liên tục, và có tính xây dựng về việc phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam. Mặc
dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng báo cáo này không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót nhất định. Do vậy, chúng tôi mong muốn nhận được những ý kiến góp ý, phản
biện, của tất cả các tổ chức hữu quan và những người quan tâm đến đề tài thú vị này.
Chúng tôi tiếp nhận các ý kiến phản hồi tại địa chỉ thư điện tử của Viện nghiên cứu Xã hội,
Kinh tế và Môi trường
Tập thể tác giả

6


Danh mục các bảng và biểu đồ
Bảng 1. Số người tham gia phỏng vấn sâu theo giới tính và tộc người ...................................... 17
Bảng 2. Số người sản xuất ca cao trả lời bảng hỏi phân theo giới tính và tộc người ............ 18
Bảng 3. Hiện trạng trồng cacao ở sáu thôn, buôn tại Đắc Lắc và Lâm Đồng ............................ 46
Bảng 4. Phân tích so sánh hiệu quả kinh tế của cacao, cà phê và tiêu ở Ea Kar, Đắk Lắk .... 48
Bảng 5. Đầu tư cho cacao ở giai đoạn thiết kế cơ bản (VND/ha).................................................. 48
Bảng 6. Đầu tư cho cacao ở giai đoạn kinh doanh ở Ea Kar, Đắk Lắk (VND/ha) .................... 48
Bảng 7. Thu nhập từ một số cây trồng chính của các hộ nông dân ở Eakar, Đắk Lắk (triệu
VND/năm) ......................................................................................................................................................... 49
Bảng 8. Tiêu chuẩn chất lượng ca cao Việt Nam (TCVN 7519) ..................................................... 59
Bảng 9. Diện tích trồng ca cao tại xã Ea Sar phân theo tộc người ................................................ 62
Bảng 10. Một số đặc điểm đất canh tác của nông dân Eakar, Đắk Lắk ....................................... 50
Biều đồ 1. Biến động giá ca cao thế giới từ 01/1995-11/2013 (USD/tấn hạt khô) .............. 52


7


Giá trị hiện tại thuần và tỷ lệ nội hoàn
Nghiên cứu này sử dụng giá trị hiện tại thuần (NPV) và tỷ lệ nội hoàn (IRR) để xác định
hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất khác nhau. NPV và IRR càng lớn thì việc đầu tư
vào sản xuất của hệ thống đó càng hiệu quả.
n

NPV = ∑
n

Trong đó:


0

Bt-Ct
(1+r)t

(Bt -Ct)
0

(1+IRR)t

=0

Bt là thu nhập trên 1 ha trong năm thứ t
Ct là chi phí trên 1 ha trong năm thứ t
r là tỷ suất chiết khấu (12%)

n là vòng đời của cây trồng (20 năm)
t là năm thứ t trong vòng đời của cây trồng
Một số mặc định:
+ Giả thiết rằng, tới năm thứ 6 thì sản lượng, các dòng chi phí và doanh thu ở tình
trạng ổn định của cây trồng nghiên cứu.
+ Giá công lao động trung bình là 120.000 đồng/công.
+ Giá ca cao lên men: 44.000 đồng/kg.
+ Giá hạt điều: 19.000 đồng/kg.
+ Giá café nhân: 40.000 đồng/kg.
+ Tỷ lệ chiết khấu là 12%.

8


Vài lưu ý về các thông số kỹ thuật
1 sào ở Tây Nguyên:
1 ha (mẫu) ở Tây Nguyên:
Mật độ trồng tiêu chuẩn:
Tỷ lệ che bóng cho cây đến 9 tháng tuổi:
Tỷ lệ che bóng cho cây từ 10 đến 18 tháng tuổi:
Tỷ lệ cho bóng cho cây từ 19 tháng tuổi trở lên:
Vận tốc gió cần phải chắn gió cho ca cao:
Các giống ca cao được công nhận:
Từ 0 đến 6 tháng tuổi, 1 cây cần được bón:
lần
Từ 7 đến 18 tháng tuổi, 1 cây cần được bón:
lần
Từ 19 đến 30 tháng tuổi, 1 cây cần được bón:
Từ tháng thứ 31, 1 cây cần được bón:


1000m2
10000m2
~800 cây/ha
75%
50%
25%
>12 km/h (gió cấp 3)
TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10,
TD14
100 gram phân NPK, chia nhiều
400 gram phân NPK, chia nhiều
600 gram phân NPK, chia nhiều lần
1920 gram NPK để thu 2,5kg hạt/năm

9


10


A. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Bối cảnh nghiên cứu
Tại Việt Nam, cacao không phải là loại cây trồng mới. Trong khoảng hơn một thế kỷ qua,
sự phát triển của cây trồng này đã trải qua nhiều thăng trầm. Ca cao đã được người Pháp
đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, ngay sau khi họ nắm được quyền kiểm soát bán đảo
Đông dương. Dường như do nhận thấy những khó khăn của việc phát triển ca cao ở Việt
Nam, bắt đầu ngay từ năm 1890 chính quyền Pháp đã tổ chức một chương trình lớn nhằm
trợ cấp cho nông dân trồng ca cao. Tuy nhiên, sau 17 năm, chương trình này đã bị hủy bỏ
do người Pháp nhận thấy cây ca cao không đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, và điều này có
lẽ đã kéo theo sự đi xuống của ngành ca cao non trẻ của Việt Nam (Marou Chocolate

Company, 2011).
Cây ca cao không được quan tâm trở lại cho đến cuối những năm 1950 thế kỷ thứ XX, khi
chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tìm cách phát triển ngành nông nghiệp ở miền Nam Việt
Nam. Với việc Nha Canh nông tổ chức biên soạn và ấn hành sách hướng dẫn nông dân
trồng ca cao, dường như cây trồng này lại một lần nữa được xem là có tiềm năng phát
triển (Nha Canh Nông, 1959). Cho dù chúng tôi không tìm thấy tài liệu nào khác nói về
việc phát triển ca cao ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, song hướng đi này của
chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rất có thể đã không thể đạt đến một kết quả đáng kể nào
do tình trạng xung đột kéo dài và khốc liệt với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền
Bắc. Sau khi Việt Nam trở thành một quốc gia thống nhất vào năm 1975, ca cao lại được
khuyến khích trồng để xuất khẩu sang Liên Xô và các quốc gia Đông Âu thuộc khối xã hội
chủ nghĩa vào những năm 1980. Sự sụp đổ nhanh chóng sau đó của Liên Xô và khối Đông
Âu vào đầu những năm 1990 có thể đã là nguyên nhân cơ bản khiến cho ca cao thêm một
lần nữa lỡ cơ hội trở thành một cây trồng chính trong cơ cấu của ngành trồng trọt Việt
Nam (Marou Chocolate Company, 2011).
Trong khoảng 10 năm gần đây, cây ca cao lại thu hút được sự chú ý mạnh mẽ ở Việt Nam.
Sự suy giảm kéo dài trong giai đoạn 2000-2005 của giá cà phê, cây trồng chủ lực của Việt
Nam với giá trị xuất khẩu đạt vài tỉ đô la Mỹ mỗi năm, có thể là lý do chính dẫn tới sự chú
ý này (Dang Thanh Hà & Shively, 2005). Tuy nhiên, các đánh giá về triển vọng của ca cao ở
Việt Nam bao gồm cả các ý kiến lạc quan lẫn thận trọng. Nhìn chung, đánh giá của các đại
diện các công ty trong và ngoài nước có kinh doanh mặt hàng ca cao, hoặc các cán bộ
trong ngành ca cao Việt Nam, thường là lạc quan. Với họ, cây ca cao thường được cho là
một hướng thoát nghèo mới cho nông dân (Lê Tuấn, 2012), hay là một cây trồng mà Việt
Nam sẽ thành công giống như đã thành công đối với cây lúa và cây cà phê trong quá khứ
(Ái Vân, 2011).
Bên cạnh những phát biểu lạc quan và những kế hoạch tham vọng, các ý kiến bày tỏ thái
độ thận trọng đối với việc phát triển ca cao cũng đã xuất hiện không ít. Vào năm 2008,
Agrifood Consulting International đã có một báo cáo trình bày những nhận định tích cực
về triển vọng của cây ca cao ở Việt Nam nhưng cũng đồng thời cảnh báo về nguy cơ sâu
bệnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển cây ca cao. Theo báo cáo này, ‘mặc dù hiện nay sâu


11


bệnh vẫn chưa ở mức đáng báo động, sự bùng phát sâu bệnh là một rủi ro nghiêm trọng
mà ngay bây giờ, trong thời kỳ vẫn còn sơ khai của ngành sản xuất ca cao, Việt Nam cần có
sự chuẩn bị để đối phó’ (Agrifood Consulting International, 2008: 3). Trong một hội thảo
quốc tế về ca cao ở Việt Nam, một Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, sau khi lắng nghe nhiều báo
cáo về thực trạng phát triển cây ca cao ở nhiều địa phương, đã không đề cập đến việc mở
rộng diện tích, mà nhấn mạnh rằng “trong thời gian tới, việc phát triển cây ca cao cần phải
theo hướng bền vững trên cơ sở thâm canh nhằm tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa,
tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ
môi trường” (Bộ NN&PTNT, 2011). Cũng đã có cảnh báo rằng sau gần mười năm tham gia
vào thị trường ca cao thế giới, Việt Nam vẫn chưa phát triển được công nghiệp chế biến ca
cao thành phẩm (bánh, kẹo làm từ cacao), vốn đem lại lợi ích lớn gấp nhiều lần so với việc
bán ca cao thô (hạt lên men). Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ thu được lợi nhuận
khiêm tốn từ việc thu mua ca cao tươi từ nông dân rồi sơ chế, lên men, và bán lại cho các
công ty lớn như Cargill (thu mua đến 80% sản lượng ca cao Việt Nam) và ED & Man (Phan
Lê, 2012).
Những khoản hỗ trợ có giá trị hàng triệu đô la của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Cơ quan
Phát triển Hoa Kỳ, sự tăng liên tục của giá ca cao thế giới giai đoạn 2005-2007 và sự thành
công ban đầu của các dự án do SUCCESS Alliance hỗ trợ từ năm 2003 ở một số tỉnh thuộc
Tây Nam Bộ có thể được xem là những yếu tố thúc đẩy nhà nước Việt Nam ban hành các
chính sách lớn về ca cao trong một thời gian tương đối ngắn. Cụ thể, Bộ NN&PTNN đã
thành lập ra Ban điều phối Ca cao Việt Nam (VCCC) vào năm 2005 nhằm hỗ trợ việc xây
dựng và thực hiện cách chính sách liên quan tới việc phát triển ngành ca cao. Cũng trong
năm 2005, bộ tiêu chuẩn về chất lượng ca cao đã được xây dựng và ban hành (Bộ Khoa
học và Công nghệ, 2005) với sự tư vấn, giúp đỡ của SUCCESS Alliance. Chỉ hai năm sau,
khi những bằng chứng về sự thành công của cây ca cao mới chỉ dừng lại ở các dự án do
SUCCESS Alliance hỗ trợ, Bộ NN&PTNN đã ban hành quyết định số 2678/2007/QĐ-BNNKH, trong đó đặt ra mục tiêu đạt được 60,000 ha ca cao vào năm 2015 và 80,000 ha vào

năm 2020.
Nếu những mục tiêu nói trên trở thành hiện thực, thì Việt Nam sẽ đứng vào hàng ngũ năm
quốc gia xuất khẩu ca cao nhiều nhất thế giới, xếp sau Bờ Biển Ngà, Ghana, Brazil và
Cameron. Tuy nhiên, cho đến nay, diện tích ca cao của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 25
ngàn ha (hơn 1/3 mục tiêu đặt ra), trải rộng trên 15 tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở Tây
Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên phương diện lý thuyết, để chuẩn bị cho việc phát triển cây
cacao, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Những năm
1990, các nhóm cán bộ Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ đã
tiến hành nhiều đợt đánh giá về triển vọng phát triển cây cacao tại các tỉnh miền Tây Nam
bộ và Tây Nguyên. Sau khi thực hiện các mô hình thí điểm ở các tỉnh Đắk Lắk và Đắk
Nông, nhóm cán bộ khoa học thuộc Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã có báo
cáo khuyến nghị giải pháp mở rộng diện tích cacao ở các địa phương này. Trên phương
diện thực tiễn, cây cacao được đánh giá là phát triển tương đối tốt ở các tỉnh miền Đông
và nhất là ở miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, tại các tỉnh Tây Nguyên, tình hình không khả
quan như dự tính ban đầu. Chẳng hạn như ở Đắc Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk (cũ) ban hành
Quyết định số 821/QĐ-UB năm 2002 về việc phê duyệt dự án quy hoạch vùng phát triển
cây cacao trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 là 10,000ha (sau này, khi tách tỉnh, diện tích

12


cacao được quy hoạch nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 6,000ha). Mặc dù đã có nhiều nỗ
lực, lại được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế cũng như các cơ sở khoa học trong nước,
nhưng đến năm 2010, diện tích cacao toàn tỉnh chỉ đạt 1,935ha, xấp xỉ 1/3 kế hoạch đề ra
trong Quyết định số 821/QĐ-UB.
Thực tế này tại Tây Nguyên đòi hỏi phải có những nghiên cứu lý giải. Đặc biệt, việc tìm
hiểu khả năng tham gia chuỗi giá trị cacao của các tộc người thiểu số tại chỗ cũng như
những tộc người di cư, cho đến nay vẫn còn là mảng trống.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này do Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường (iSEE) khởi xướng với

hai đợt nghiên cứu nhằm hai mục tiêu cụ thể:




Nghiên cứu đợt 1 (2011-2012) đặt mục tiêu tìm hiểu sự tham gia của người dân
tộc thiểu số tại chỗ vào chuỗi sản xuất cacao; những nguyên nhân và rào cản (nếu
có) cho sự tham gia của họ vào việc trồng một loại cây vốn đã được hậu thuẫn từ
chính sách và các nhà tài trợ. Nghiên cứu này được tiến hành tại cộng đồng người
M'nông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu đợt 2 (2012-2013) đặt mục tiêu tìm hiểu thực trạng phát triển cây
cacao ở các vùng được đánh giá là "thành công" tại Tây Nguyên. Với sự gợi ý giới
thiệu của cán bộ ACDI/VOCA cũng như phòng nông nghiệp địa phương, nghiên cứu
đợt 2 được chọn tiến hành ở huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk và huyện Đạ Huoai tỉnh
Lâm Đồng.

Như vậy, nếu như nghiên cứu tiến hành năm 2011 tập trung khảo sát ở các tộc người
thiểu số tại chỗ, thì nghiên cứu năm 2012-2013 của chúng tôi tìm hiểu cả các tộc người
thiểu số di cư từ phía Bắc và người Kinh di cư vào Tây Nguyên. Trên cơ sở này, chúng tôi
mong muốn có cái nhìn so sánh để đưa ra một số đánh giá chung về việc phát triển cacao
ở Tây Nguyên nói riêng, ở Việt Nam nói chung. Cuốn sách này là kết quả tổng hợp khái
quát nghiên cứu của cả 2 đợt tại huyện Lăk, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) và Đạ Huoai (Lâm
Đồng).
3. Khung phân tích
Các nghiên cứu trước đây về cacao chủ yếu tập trung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
cacao: dịch vụ cung ứng đầu vào (đất đai, lao động, vườn ươm và cây giống, các dòng tiền
đầu tư, phân bón, thuốc trừ sâu hại dịch bệnh, sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học
trong nước và ủng hộ tài chính của các tổ chức quốc tế); sản xuất cacao (trồng, chăm sóc
và thu hái); dịch vụ đầu ra (thu mua trái tươi, lên men, phơi, sấy) và thị trường tiêu thụ.
Cách tiếp cận này giúp hình dung rõ ràng các mắt xích trong chuỗi sản phẩm, cũng như sự

tham gia của người dân trong các mắt xích đó. Tuy nhiên, việc tiếp cận theo chuỗi giá trị
có thể bỏ qua yếu tố văn hóa bản địa và những rào cản về văn hóa đối với sự chấp nhận
cây cacao trong đời sống của tộc người thiểu số. Là một cây trồng ngoại lai được du nhập
từ bên ngoài, cây cacao có chỗ đứng trong đời sống của người dân tộc thiểu số hay không,
không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố môi trường và kinh tế, mà còn phụ thuộc rất lớn vào
bối cảnh văn hóa.

13


Từ góc độ lý thuyết, theo một số nhà nhân học văn hoá, việc tiếp nhận các thực hành và
thành tố văn hoá (cây trồng, ý tưởng, tri thức, vật dụng, mẫu hành vi, v.v...) từ một nền
văn hoá khác là một hiện tượng phổ biến trong hầu hết các xã hội của loài người từ trước
đến nay. Linton (1936) cho rằng 90% thực hành văn hoá của các truyền thống văn hoá
đều có nguồn gốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bản chất của quá
trình ‘cho - nhận’ văn hoá mang tính lựa chọn cao, tức là không phải thực hành hay thành
tố văn hoá mới nào cũng được chủ nhân của các nền văn hoá khác tiếp nhận một cách
nhanh chóng và dễ dàng. Quá trình tiếp biến văn hóa ở các tộc người là sự tiếp xúc, chọn
lọc, tái tạo và bản địa hóa/bản tộc hóa các tri thức được đưa đến từ bên ngoài.
Theo Rogers trong tác phẩm Sự khuếch tán của đổi mới (Diffusion of Innovations) (1962),
có bốn yếu tố tác động đến sự lan truyền của một ý tưởng hay thực hành mới: sự đổi mới,
kênh thông tin/giao tiếp, thời gian, và hệ thống xã hội. Nói cách khác, một sự đổi mới hay
thực hành mới được truyền bá/giao tiếp thông qua những kênh nhất định và trong
khoảng thời gian nhất định để tác động đến các thành viên của một hệ thống xã hội. Quá
trình để một cá nhân chấp nhận một sự đổi mới thường thông qua 5 giai đoạn: có kiến
thức (knowledge), bị thuyết phục (persuasion), ra quyết định (decision), thực hành
(implementation), và khẳng định (confirmation). Theo Roger (1962), một hay các thực
hành và thành tố văn hoá mới chỉ thuyết phục được và có ảnh hưởng đến việc ra quyết
định của một cá nhân trong việc chấp nhận hay từ chối thực hành đó khi được hội tụ 5
điều kiện: 1) được người dân coi là có giá trị vượt trội hơn so với những thực hành đã và

đang tồn tại; 2) có sự tương thích với hệ thống văn hoá bản địa; 3) đủ đơn giản để hiểu và
thực hành; 4) có khả năng kiểm chứng được thông qua thực hành; và 5) thành công có thể
quan sát được.
Dựa vào cách tiếp cận này, chúng tôi sẽ phân tích thực trạng của cây cacao ở một số cộng
đồng ở Đắk Lắk và Lâm Đồng, từ đó soi chiếu xem liệu cây cacao có điều kiện để phát triển
bền vững tại các địa bàn nghiên cứu, cũng như những nguyên nhân của thực trạng đó.
Những câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu bao gồm việc tìm hiểu những khó khăn hay thuận
lợi nào thúc đẩy người dân tộc thiểu số nói riêng và người dân tại các địa bàn nghiên cứu
nói chung tham gia và hưởng lợi từ sản xuất cacao? Liệu cây cacao có lợi ích vượt trội hơn
các cây trồng đang được canh tác? Cây cacao có sự tương thích với bối cảnh văn hóa và
môi trường của địa bàn? Kỹ thuật canh tác có đủ dễ hiểu để người dân làm theo? Và sự
"thành công" của việc trồng cacao có được những người khác thừa nhận, và là động lực
cho họ cùng tham gia sản xuất?..vv Trả lời những câu hỏi này sẽ góp phần tìm ra lời giải
phần nào cho vấn đề cây cacao ở vùng Tây Nguyên.
4. Địa bàn nghiên cứu
Huyện Lắk
Huyện Lắk nằm ở phía đông nam của tỉnh Đắk Lắk, cơ bản là một huyện thuần nông với
phần lớn diện tích tự nhiên là đất nông - lâm nghiệp. Thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Lắk
thích hợp cho việc trồng lúa nước, các loại hoa màu (ngô, sắn) và các loại cây công nghiệp
ngắn ngày (mía, lạc, đậu đỗ). Vì vậy, nông nghiệp huyện Lắk chủ yếu dựa vào hệ thống

14


canh tác các loại cây lương thực có hạt,1 diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê,
tiêu, điều…) chỉ có 2.515ha.2 Là hai địa bàn được chọn trong nghiên cứu đợt 1, xã Yang
Tao nằm ở khu vực phía Bắc và xã Đắk Phơi nằm ở phía Nam trung tâm huyện Lắk. Tính
đến tháng 6 năm 2011, xã Yang Tao có 1.707 hộ gia đình với 7.779 nhân khẩu, hơn 92.5%
dân số của cả xã là người M’nông, số còn lại là người Kinh, người Ê-đê và một bộ phận
,nhỏ người Thái mới di cư đến.3 Tính đến tháng 9 năm 2011, xã Đắk Phơi có 3.093 hộ gia

đình với hơn 5.500 nhân khẩu; khoảng 61,7% dân số của cả xã là người M’nông, số còn lại
là người Kinh và các tộc Tày, Nùng, Mường, Thái mới di cư đến trong những năm 1980 từ
các tỉnh miền núi phía Bắc.4
Với quyết định số 821/QĐ-UB vào năm 2002, huyện Lắk là một trong những huyện nằm
trong vùng dự án quy hoạch vùng phát triển cây cacao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghiên
cứu tại huyện Lắk chỉ tập trung vào việc canh tác cây cacao ở cộng đồng người M'nông ở
hai xã kể trên.
Huyện Eakar
Ea Kar là huyện được đánh giá là có mô hình phát triển cây ca cao thành công nhất trong
tỉnh Đắk Lắk, nơi có diện tích trồng ca cao lớn nhất (chiếm 47,9% tổng diện tích ca cao
của tỉnh) với tốc độ mở rộng diện tích ca cao nhanh nhất (chiếm 50% diện tích trồng mới
trong năm 2011 của tỉnh). Một số vườn ca cao tại Ea Kar đã được lựa chọn làm mô hình
trình diễn và Trung tâm Phát triển Ca cao (CDC) đầu tiên cũng đã được xây dựng tại đây.
Ea Kar còn là nơi định cư lâu đời của người Êđê, tộc người có dân số lớn nhất trong số các
nhóm tộc người thiểu số tại chỗ của tỉnh. Trong huyện Ea Kar, ba xã được lựa chọn để
nghiên cứu theo tiêu chí xã có diện tích trồng ca cao lớn nhất (xã Ea Sar, 126 hecta), xã có
diện tích ca cao ở mức trung bình (xã Cư Ni, 88 hecta) và xã có diện tích ca cao ít nhất
trong huyện (xã Cư Huê, 9 hecta).
Huyện Đạ Huoai
Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng có bốn câu lạc bộ trồng cacao phần lớn là người dân tộc
tại chỗ (Châu Mạ, Cơ Ho). Nhờ có dự án “Phát triển sản xuất Ca cao bền vững tại các nông hộ
tại huyện Đạ Huoai” do ACDI/VOCA thực hiện, diện tích ca cao ở Đạ Huoai đã tăng nhanh
chóng từ 64,4 ha vào năm 2007 tới 522,9 ha vào năm 2012. Với diện tích cacao chiếm gần
một nửa diện tích cacao của toàn tỉnh, Đạ Huoai cũng được các cán bộ khuyến nông địa
phương coi là một nơi thành công trong việc trồng cacao. Hai xã mà chúng tôi là lựa chọn
để làm khảo sát là Phước Lộc và Đoàn Kết. Đây là những địa bàn có diện tích ca cao lớn và
đang có các câu lạc bộ ca cao hoạt động. Hơn nữa, tại các địa bàn này ca cao đã đến thời
gian thu hoạch nên có thể bước đầu đánh giá được hiệu quả kinh tế.

Toàn huyện có khoảng 7,618ha ruộng nước 2 vụ; 5,796ha đất trồng mầu, các loại cây công nghiệp hàng năm và

rau đậu.
2
Phòng Thống kê huyện Lắk (2011) “Niên giám thống kê 2010”, tr.15.
3
UBND xã Yang Tao (2011): Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng – an ninh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011.
4
Chi cục Thống kê huyện Lắk (2011): Niên giám Thống kê huyện Lắk năm 2010.
1

15


5. Phương pháp nghiên cứu
Tại huyện Lăk
Nghiên cứu đợt 1 tại huyện Lắk được thực hiện theo phương pháp định tính, chủ yếu sử
dụng các phương pháp nghiên cứu nhân học (quan sát tham gia, thảo luận nhóm, phỏng
vấn sâu), có sự kết hợp với việc tham khảo tài liệu thành văn (lưu trữ ở trung ương và địa
phương). Trong quá trình viết báo cáo, nguồn tài liệu nghiên cứu thực địa được coi là chất
liệu ưu tiên.
Các nguồn tài liệu thành văn được nhóm nghiên cứu tham khảo gồm có: i) Các báo cáo
công tác thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - đảm bảo an ninh quốc phòng của
các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện và xã; ii) Báo cáo Tình hình thực hiện đề án
6,000ha Cacao năm 2011 và văn kiện Đề án Phát triển cây Cacao tỉnh Đắk Lắk đến năm
2015 của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk; iii) Báo cáo Tổng kết thực hiện dự án “Phát triển sản
xuất Cacao bền vững tại các nông hộ” của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk; iv)
Những nghiên cứu về cây cacao ở Việt Nam đã được thực hiện bởi các tổ chức trong và
ngoài nước; và v) Các bài báo phản ánh những vấn đề xung quanh cây cacao tại tỉnh Đắk
Lắk và các địa phương khác.
Nguồn tư liệu thực địa được thu thập thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm trong

chuyến nghiên cứu tại địa bàn vào tháng 11/2011. Có hai nhóm đối tượng chính được lựa
chọn để phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.


Nhóm đối tượng thứ nhất là cán bộ của các cơ quan ban ngành và các tổ chức,
doanh nghiệp (từ cấp tỉnh đến cấp xã) tham gia trực tiếp vào việc triển khai các
hoạt động giới thiệu và phát triển cây cacao ở địa bàn như Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ban dân tộc, Hội Phụ nữ, UBND (tỉnh, huyện, xã), công ty
Cargill, Cao Nguyên Xanh, Adivoca, v.v...



Nhóm đối tượng thứ hai được lựa chọn phỏng vấn là người dân ở hai xã Yang Tao
và Đăk Phơi. Trong nhóm đối tượng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các cuộc
phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm (2 cuộc thảo luận ở xã Đắk Phơi và 2 cuộc ở
Yang Tao) với chủ nhiệm và các thành viên của các câu lạc bộ cacao (được thành
lập từ năm 2007) cũng như một số người dân đã từng tham gia nay đã bỏ hoặc
chưa tham gia trồng cây cacao. Nội dung của các cuộc phỏng vấn và thảo luận tập
trung xoay quanh các vấn đề như tập quán sinh kế và sinh hoạt văn hoá truyền
thống của tộc người, trải nghiệm cá nhân và cộng đồng trong việc tiếp nhận và
phát triển các loại cây công nghiệp phi bản địa như cà phê, điều và cacao, đặc biệt
là các trải nghiệm về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, thị trường (đầu ra và đầu vào), tri
thức địa phương về điều kiện tự nhiên và cây trồng ở địa bàn, v.v...

Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chủ yếu được tiến hành bằng tiếng Kinh với sự
trợ giúp của các phiên dịch là người địa phương. Riêng hai cuộc thảo luận nhóm với chủ
nhiệm và các thành viên của các câu lạc bộ cacao ở xã Yang Tao được thực hiện bằng tiếng
M’nông do một số thành viên của câu lạc bộ không nói được tiếng phổ thông. Sau đó, các
phát hiện chính từ hai cuộc thảo luận nhóm này được các nhóm trưởng trình bày lại cho
đoàn nghiên cứu bằng tiếng Kinh. Do đạo đức nghiên cứu, chúng tôi không đưa tên tuổi cụ

thể những người trả lời phỏng vấn vào công trình này.
16


Nghiên cứu tại huyện Eaka và Đạ Huoai
Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu đợt 2 bằng việc xem xét một cách tổng quan những phát
hiện nghiên cứu liên quan đến ca cao, các báo cáo, kế hoạch phát triển cacao của các cấp
tỉnh, huyện, xã, và những số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế có quan tâm đến cacao.
Ngoài ra, nếu như nghiên cứu cộng đồng người M'nông ở huyện Lắk chỉ sử dụng phương
pháp định tính, thì nghiên cứu đợt 2 ở huyện Ea Kar và Đạ Huoai đã sử dụng cả các
phương pháp thu thập thông tin và phân tích dữ liệu định tính (thông qua các phỏng vấn
sâu và các thảo luận nhóm tập trung) và định lượng (thông qua các bảng hỏi cấu trúc),
như trình bày dưới đây.
Về nghiên cứu định tính: Chúng tôi đã thực hiện 88 phỏng vấn sâu với người dân trồng ca
cao và một số ít cán bộ địa phương và đại diện doanh nghiệp ở các xã thuộc huyện Đạ
Huoai (Lâm Đồng) và Ea Kar (Đắk Lắk). Trong đó, 46 người là dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê
đê, Xơ đăng, Châu Mạ, K’ho), 16 người là dân tộc thiểu số di cư từ miền Bắc vào, và 26
người là dân tộc Kinh. Các thông tín viên này bao gồm những người trồng cacao ‘thành
công’, người đã trồng nhưng thất bại, một số ít người không trồng, thuộc cả các cộng đồng
tộc người tại chỗ và di cư từ Bắc vào. Sự khác biệt về giới (nam/nữ) và thế hệ (già/trẻ)
cũng được lưu ý khi lựa chọn thông tín viên và được trình bày trong bảng 1 dưới đây.
Dân tộc
Châu Mạ
Cơ Ho
Ê đê
Kinh
Nguồn (Mường)
Tày, Nùng

Nữ

Nam
Tổng số
9 (29%) 13 (22.8%)
22
1 (3.2%)
1 (1.8%)
2
7 (22.6) 15 (26.3%)
22
6 (19.4%) 20 (35.1%)
26
2 (6.5%)
1 (1.8%)
3
6 (19.4%) 7 (12.3%)
13
31
Tổng số
(100%)
57 (100%)
88
Bảng 1. Số người tham gia phỏng vấn sâu theo giới tính và tộc người
Phỏng vấn sâu cũng được tiến hành đối với các cán bộ địa phương (cán bộ của các phòng
Nông nghiệp, Địa chính, Văn hoá và Dân tộc, cán bộ Trạm Khuyến nông, cán bộ Mặt trận
Tổ quốc, và Hội Phụ nữ), các doanh nghiệp (đại diện của tập đoàn Mars, chủ các công ty
cung cấp giống, phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thu mua và chế biến nông sản, chủ
nhiệm hợp tác xã ca cao …), và thành viên các tổ chức phi chính phủ tại địa phương.
Phương pháp này cung cấp những thông tin cụ thể về thực hành, trải nghiệm cũng như
quan điểm của các tác nhân khác nhau và những ngôn thuyết hiện tại về phát triển ca cao.
Trong khi phân tích các thông tin định tính, chúng tôi đã chú ý tới các ý kiến hay quan

điểm xuất hiện lặp đi lặp lại qua các phỏng vấn sâu và đối chiếu chúng với những thông
tin thu được từ các phương pháp khác để làm tăng mức độ tin cậy cho các giải thích trong
báo cáo.

17


Bên cạnh các phỏng vấn sâu, chúng tôi đã tiến hành sáu thảo luận nhóm tại năm
thôn/buôn của các xã Cư Ni và Ea Sar (Ea kar, Đắk Lắk) và một thôn của xã Đoàn Kết (Đạ
Huoai, Lâm Đồng). Trung bình, mỗi thảo luận nhóm có khoảng 8 đến 10 người trồng
cacao tham gia (nhóm ít nhất có 4 người, nhóm nhiều nhất có 15 người). Cùng với thông
tin từ các phỏng vấn sâu, thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm giúp chúng tôi xác định
được nhận thức chung của người dân về thực trạng phát triển ca cao ở từng thôn, buôn.
Người tham gia thảo luận nhóm được đề nghị vẽ bản đồ thôn, buôn, và xác định những hộ
trồng cao cao và những hộ đã không còn trồng ca cao. Sau đó, họ được yêu cầu thảo luận
về những lý do dẫn đến quyết định trồng cacao, những thành công, thách thức họ gặp phải
và những giải pháp đối với những trở ngại đó.
Về nghiên cứu định lượng: Chúng tôi đã sử dụng một bảng hỏi gồm nhiều câu hỏi được
xây dựng nhằm mục đích đo lường hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng có cacao. Bảng
hỏi này gồm có bốn phần chính: thông tin chung của hộ (giới tính, tuổi, trình độ học vấn,
thu nhập gia đình, số nhân khẩu trong gia đình); hệ thống sản xuất của hộ (gồm diện tích
đất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa); chi phí và thu nhập của một số loại cây công
nghiệp (ca cao, cà phê, điều, và tiêu); các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất ca cao (chính
sách, đất đai, khí hậu, thị trường, tín dụng). Chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi này để thu thập
thông tin từ 50 tác nhân, bao gồm 44 người sản xuất ca cao (15 người Êđê, 13 người Tày,
16 người Kinh), hai nhân viên công ty và bốn nhà quản lý ở địa phương. Tuy nhiên, chỉ có
thông tin từ 44 trường hợp sản xuất ca cao được đưa vào phân tích. Phân bố theo giới
tính và tộc người của những người này được trình bày trong bảng 2 dưới đây.
Ê đê


Tày

Kinh

Trung bình
Số
Giới tính Số người
% Số người
%
Số người
%
người
%
Nam
15
100
8
61,5
9
56,2
32
72,7
Nữ
0
0
5
38,5
7
43,8
12

27,3
Tổng
15
100
13
100
16
100
44
100
Bảng 2. Số người sản xuất ca cao trả lời bảng hỏi phân theo giới tính và tộc người
Việc chọn mẫu điều tra được tiến hành có chủ định: mẫu nghiên cứu được lựa chọn trong
ba xã theo tiêu chí xã trồng nhiều ca cao, xã trồng vừa, và xã trồng ít (dựa theo số liệu
thống kê của huyện). Trong mỗi xã, các hộ trồng ca cao được lựa chọn phỏng vấn theo
cách thuận tiện do chúng tôi đã không thể có được một danh sách đầy đủ và cập nhật về
các hộ hiện đang trồng ca cao ở các địa bàn nghiên cứu để có thể chọn một cách hoàn toàn
ngẫu nhiên. Các số liệu thu được đã được dùng để tính toán giá trị hiện tại thuần (NPV) và
tỷ lệ nội hoàn (IRR) để xác định hiệu quả kinh tế của các hệ thống sản xuất khác nhau
(NPV và IRR càng lớn thì việc đầu tư vào sản xuất của hệ thống đó càng hiệu quả - xin xem
chi tiết ở phần phụ lục). Các giá trị này, cùng với các phát hiện từ phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm và các quan sát thực địa, cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống nông
nghiệp có cacao và rộng hơn là vai trò của cây ca cao trong hoạt động kinh tế địa phương.
Như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng có một số điểm hạn chế, chủ yếu liên
quan đến phần thu thập và phân tích số liệu định lượng. Thứ nhất, thời điểm tiến hành
18


nghiên cứu chưa thật phù hợp do cây ca cao hiện còn ở Đắk Lắk nói chung và huyện Ea
Kar nói riêng chủ yếu trồng nhiều trong 2 năm: 2007 và 2008. Tuổi của cây ca cao ở thời
điểm nghiên cứu là khoảng 5 – 6 tuổi nên mới cho thu hoạch được 2-3 năm và năng suất

còn thấp, chưa ổn định. Thứ hai, mẫu nghiên cứu định lượng là nhỏ và không thực sự đại
diện cho toàn bộ các hộ trồng ca cao trong khu vực nghiên cứu. Cụ thể, tổng số mẫu điều
tra là 50 người, trong đó chỉ có 44 hộ sản xuất ca cao và được chọn lựa theo cách thuận
tiện ở các xã được chọn. Thứ ba, số liệu thu thập được bằng phương pháp điều tra hồi cố
(hỏi về các sự kiện đã xảy ra vài năm trước) thường có thể bao gồm cả những ước đoán
sai hoặc nhầm lẫn của người trả lời.
Mặc dù có những hạn chế này, các kết quả phân tích định lượng về hiệu quả kinh tế của
cây cacao dựa trên mẫu này vẫn đáng tin cậy bởi hai lý do. Thứ nhất, các phát hiện từ
phân tích định lượng là khá trùng hợp với các phát hiện từ phân tích thông tin thu được
từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, và các quan sát thực địa. Sự trùng hợp này cho thấy
thông tin từ 44 hộ trồng cacao mà chúng tôi đã chọn ra một cách thuận tiện đã không bị
sai lệch nhiều so với thực tế. Thứ hai, các mẫu nghiên cứu tuy đã không được chọn ra một
cách ngẫu nhiên theo đúng quy tắc thống kê (do chúng tôi đã không có được một danh
sách hoàn chỉnh các hộ sản xuất ca cao), nhưng chúng đều nằm trong các địa bàn được coi
là ‘thành công’ về phát triển cây ca cao. Nhiều hộ trong số này đã được những cán bộ
khuyến nông hay cán bộ dự án phát triển cacao ở địa phương giới thiệu cho chúng tôi như
là mô hình thành công. Do vậy, thông tin từ mẫu nghiên cứu này là không quá sai lệch so
với thực tế.
Để đảm bảo rằng quyền lợi của những người tham gia nghiên cứu này không bị ảnh
hưởng bởi những thông tin họ cung cấp, chúng tôi cũng đã đổi tên hoặc không đề cập đến
tên của đa số người trả lời có ý kiến được trích dẫn trong công trình. Chúng tôi chỉ nêu tên
thật của họ khi họ đã cho phép chúng tôi làm điều này, và khi chúng tôi biết chắc rằng việc
tiết lộ tên thật không làm ảnh hưởng tới họ dưới bất kỳ hình thức nào.

19


B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN I: CÂY CA CAO Ở LĂK
1.1 Thực trạng cây cacao ở huyện Lăk

Tại Đắk Lắk (cũ), những cây cacao đầu tiên được người Pháp đưa vào trồng thử ở Buôn
Hồ, nhưng vì nhiều lý do, cacao đã không thể phát triển. Giữa những năm 1980, hai kỹ
thuật viên của tỉnh được gửi đến Cuba để tìm hiểu kỹ thuật trồng cacao. Năm 1987, phong
trào trồng cacao được phát động và diện tích trồng cacao của tỉnh có lúc đã đạt khoảng
1.000 ha. Tuy nhiên, với những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường thế giới, cây cacao
đã dần dần bị chặt phá. Đến năm 1999, trong khuôn khổ của chương trình phát triển
cacao của Quỹ Cacao thế giới và DANIDA (hợp tác với NLU), các mô hình cacao đã hình
thành ở Đức Lập, Đăk Min, Krông Bông, Cư M'nga, Ma Drak, Krông Nô, Ea Kar và huyện
Lắk. Giống cacao được trồng trong giai đoạn này chủ yếu là giống lai nhập khẩu từ
Malaysia. Cacao được trồng độc canh với các loại cây che bóng tạm thời như muồng hoa
vàng và chuối.
Được sự khuyến khích bởi chủ trương của tỉnh, năm 2002, Công ty ED&F Man thực hiện
chương trình phát triển cacao ở huyện Đắk Min (lúc đó còn thuộc về tỉnh Đắk Lắk), trên
những diện tích đất màu mỡ, phù hợp nhưng không thuận lợi cho việc phát triển cà phê
(cây cacao cần ít nước hơn cà phê). Trong chương trình này, ED&F Man và NLU cung cấp
cây giống vô tính cho nông dân và ký kết hợp đồng mua hạt cacao. Các giống cacao có
năng suất cao đã được giới thiệu trên một quy mô lớn. Nhiều hộ nông dân bắt đầu phát
triển cacao để thay thế cây cà phê cũ. Một số công ty cà phê đã chuyển những diện tích cà
phê cũ sang trồng cacao5. Năm 2003, một Chương trình hợp tác Hà Lan với các thị trường
gắn kết (PSOM) được thực hiện, có sự kết hợp giữa sự bảo trợ của chính phủ Hà Lan với
NLU và tập đoàn Cargill. Trong chương trình này, các chuyên gia của NLU phụ trách đào
tạo kỹ thuật cho nông dân trồng trọt, thu hoạch và lên men để đảm bảo chất lượng hạt
cacao. Công ty Cargill đã thiết lập một hệ thống thu mua với mạng lưới ở nhiều
huyện. Cargill cũng đã ký hợp đồng mua phân bón cung cấp cho các hộ nông dân trồng
cacao.
Trong năm 2007, chương trình Success Alliance được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ bắt
đầu hoạt động ở huyện Lắk, Ea Hleo và Ea Kar. Trong 2 giai đoạn của dự án, 84 câu lạc bộ
nông dân trồng cacao đã được thành lập với 3.440 hộ tham gia. Mỗi hộ nông dân tham gia
câu lạc bộ được cấp 150 cây giống cacao ghép, được đào tạo kỹ thuật về trồng và chế biến
cacao. Các khóa đào tạo được thực hiện hàng tháng trong những năm mà dự án triển khai.

Kết thúc dự án (tháng 9/2011), toàn tỉnh vẫn duy trì được 79 câu lạc bộ cacao, với sự
tham gia của 2.577 hộ nông dân.6

Công ty Krông Ana 240ha; Công ty cà phê Buôn Hồ 144ha; Công ty cà phê Tháng Mười 150ha.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk – Dự án Phát triển sản xuất Cacao bền vững tại các nông hộ (2011): Báo
cáo Tổng kết thực hiện “Dự án Phát triển sản xuất Cacao bền vững tại các nông hộ giai đoạn 2010-2011”.
5
6

20


Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng đến năm 2010, diện tích cacao toàn tỉnh chỉ đạt
1.935ha, xấp xỉ 1/3 kế hoạch đề ra trong Quyết định số 821/QĐ-UB, ngày 2/4/2002 về
việc phê duyệt dự án “Quy hoạch vùng phát triển cây Cacao trên địa bàn tỉnh đến năm
2010” là 6.000ha (sau khi đã trừ diện tích do chia tách tỉnh Đắk Nông). Những trở ngại
chính cho sự phát triển của cacao được chỉ ra là: i) Cacao là cây trồng mới, chưa thể hiện
tính hiệu quả vượt trội so với các cây trồng khác; ii) Chưa có bộ giống đảm bảo chất
lượng; iii) Dự án chỉ triển khai tại các huyện nghèo, nông dân thiếu vốn đầu tư; iv) Thiếu
các chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ nông dân, nhất là chính sách hỗ trợ vốn; và v) Chưa
chú trọng tới việc lồng ghép kế hoạch phát triển cacao với các chương trình/dự án của
Nhà nước như chương trình 134, chương trình 135 hoặc chương trình xóa đói giảm
nghèo.7
Riêng tại huyện Lắk, hiện có 5 xã tham gia dự án “Phát triển sản xuất Cacao bền vững tại
các nông hộ”: Đắk Phơi, Yang Tao, Bông Krang, Đắk Nuê và Đắk Liêng. Từ năm 2007 đến
nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng 3 mô hình trình diễn ở huyện Lắk, thành
lập và duy trì 39 câu lạc bộ sản xuất cacao với 1.332 hộ nông dân tham gia. Một đội ngũ
tập huấn viên là người dân tộc thiểu số được xây dựng với hơn 20 cán bộ nòng cốt. Các
tập huấn viên được đào tạo bài bản, liên tục theo chu trình phát triển của cây trồng và
những tình huống sâu bệnh phát sinh. Đặc biệt, trong khuôn khổ của dự án lần này, công

tác liên kết thị trường và thông tin được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. NLU đã
tổ chức nhiều lớp tập huấn lên men cho nông dân và hình thành mạng lưới thu mua cacao
tươi tại chỗ. Với 8 điểm thu mua và lên men, đầu ra của nông dân sản xuất cacao huyện
Lắk cơ bản được giải quyết. Tính đến năm 2011, huyện Lắk đã trồng được 205ha cacao
thuần. Các vườn cacao trồng trong những năm 2007-2008 đã bắt đầu cho thu hoạch và
sản lượng hạt cacao năm 2010 ở huyện Lắk đã đạt hơn 5.000kg.8
Mặc dù được Ban Quản lý Dự án đánh giá là thành công, câu chuyện về cây cacao ở huyện
Lắk vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề. Những kết quả khảo sát bước đầu này cho thấy tộc
người tại chỗ ở huyện Lăk (cụ thể là hai địa bàn nghiên cứu ở xã Yang Tao và Đăk Phơi)
không thực sự mặn mà với việc trồng cây cacao. Những hộ chưa trồng thì nghi ngờ về lợi
ích kinh tế của loại cây trồng này. Các hộ đang trồng thì chủ yếu là vì được dự án tài trợ,
và cũng không muốn đầu tư để mở rộng diện tích. Ban đầu, Ban Quản lý Dự án đã thành
lập ở đây 40 câu lạc bộ sản xuất cacao với 2.106 hộ nông dân, chủ yếu là người dân tộc
thiểu số tại chỗ; nhưng kết thúc dự án, chỉ còn 39 câu lạc bộ hoạt động với sự tham gia của
1.332 nông hộ (63,24%). Sức lan tỏa của cây cacao không lớn và nếu không có sự hỗ trợ
của Dự án, không có hộ nông dân dân tộc thiểu số tại chỗ nào chủ động trong việc trồng
cacao.

Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk (2011): “Báo cáo tình hình thực hiện dự án 6.000ha Cacao”.
Các số liệu trên được tổng hợp từ Báo cáo Tình hình công tác 9 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 3
tháng cuối năm của Phòng NN&PTNT huyện Lắk và Báo cáo Tổng kết thực hiện dự án “Phát triển sản xuất
Cacao bền vững tại các nông hộ” của Trung tâm Khuyến nông Tỉnh.
7
8

21


1.2 Các rào cản tộc người thiểu số tại chỗ tham gia vào sản xuất ca cao
1.2.1 Cây cacao không có lợi thế so sánh

Yang Tao là một trong những xã không có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây
công nghiệp lâu năm. Người M'nông ở Yang Tao từ nhiều đời nay chỉ sống dựa vào trồng
lúa và hoa màu. Các khu vườn tạp mà ngày nay một số hộ gia đình đã chuyển sang trồng
cacao vốn không cho nhiều thu nhập kinh tế. Thực tế là hầu hết các vườn trồng cacao mới
ra quả bói nên người dân cũng chưa hạch toán được hết các chi phí về kinh tế. Trong một
cuộc thảo luận nhóm, khi xếp hạng ưu tiên, nhóm nam nông dân tham gia các câu lạc bộ
của dự án SA đã coi cây cacao là loại cây ưu tiên số 2, sau cây lúa. Theo họ, cây cacao tuy
không cho nhiều lợi nhuận, nhưng chí ít cũng cho các khoản thu nhập tiền mặt có ý nghĩa
nào đó đối với đời sống gia đình.
Tuy nhiên, bộ phận người dân không tham gia câu lạc bộ, chưa trồng cây cacao, hoặc có
trồng nhưng chưa nhiều lại tỏ ra nghi ngờ về lợi ích kinh tế của cây cacao so với các
loại cây trồng khác. Một nông dân 28 tuổi, người Ê-đê đến ở rể tại buôn Yooc Đuôn đã
được 5 năm thì đưa ra nhận xét rằng, người M'nông ở Yang Tao không thích trồng cây
công nghiệp mà chỉ thích trồng lúa. Khi về làm rể, anh đã là người đầu tiên trồng sắn, thu
hoạch được năng suất cao. Theo anh, trồng sắn (và cả lúa mỳ) dễ hơn cacao nhiều, mà sản
phẩm lại nhìn thấy rõ. “Trồng sắn không cần bón phân, chỉ cần làm cỏ, làm dễ hơn cả trồng
ngô. Mấy sào sắn nhà em có khi thu được đến 30-40 triệu”. Anh cũng cho biết nếu được
chọn cũng thích trồng tiêu, vì dễ bán, bán tươi cũng được, khô cũng được, còn “thực ra cây
cacao vì cho không nên dân mới trồng thử thôi”.
Cây cacao dường như không có lợi thế so sánh so với một số cây công nghiệp, đặc
biệt là café. Tại Đắk Phơi, một nhóm nông dân người M’nông và người Tày đã giúp các
nghiên cứu viên phân tích lợi nhuận của việc sản xuất cacao qua việc xem xét dòng doanh
thu và chi phí theo thời gian, từ lúc đầu tư ban đầu cho việc hình thành vườn cacao tới chi
phí cho cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và chi phí sản xuất, bao gồm cả chi phí vật tư và
nhân công. Phân tích được tiến hành theo giá cố định ở thời điểm điều tra và dựa trên
kinh nghiệm trồng cà phê và tài liệu kỹ thuật trồng cacao để ước tính các chi phí và doanh
thu trung bình trên một đơn vị diện tích là 1.000m2. Giả định rằng tới năm thứ 6 thì sản
lượng Cacao ở trạng thái ổn định, các dòng chi phí và doanh thu cũng ở tình trạng ổn định.
Kết quả phân tích như sau:
Năm

1

Bảng 1: So sánh giá trị kinh tế giữa hai cây café và cacao
Công việc
Chi phí cho cacao
Chi phí cho café
(đơn vị: 110 cây/1 sào – 1000
(đơn vị: nghìn
(đơn vị: nghìn
m2)
đồng)
đồng)
Đào hố
200.000
200.000
Xử lý hố, xục bồn
300.000
200.000
Cây giống
660.000
330.000
Cố định cây, trồng
300.000
100.000
Phân bón
132.000
324.000
Tưới nước
200.000
200.000

Làm cỏ
800.000
800.000
Thuốc mối, rầy, rệp
550.000
175.000
22


2

3

Làm túp
Tổng chi
Làm cỏ vườn
Trồng giặm
Thuốc rệp
Phân bón
Làm cỏ bồn
Tưới nước
Tỉa chồi
Tổng chi
Làm cỏ
Thuốc sâu
Tỉa chồi
Tưới nước
Phân bón

200.000

3.342.000
400.000
190.000
500.000
265.000
400.000
600.000
100.000
2.455.000
400.000
650.000
100.000
800.000
850.000

2.329.000
400.000
80.000
250.000
650.000
500.000
800.000
300.000
2.980.000
400.000
600.000
400.000
1.200.000
1.400.000


Tổng chi
2.800.000
4.000.000
Thu bói
350.000
840.000
4
Làm cỏ
200.000
300.000
Thuốc sâu
130.000
130.000
Tỉa chồi
100.000
400.000
Tưới nước
800.000
1.200.000
Phân bón
800.000
1.200.000
Thu hoạch
100.000
400
Phơi khô
200
Tổng chi
2.130.000
2.631.200

Bán
2.310.000
6.000.000
5
Làm cỏ
200.000
300.000
Thuốc sâu
130.000
130.000
Tỉa chồi
100.000
400.000
Tưới nước
800.000
1.200.000
Phân bón
800.000
1.200.000
Thu hoạch
100.000
400.000
Phơi khô
200.000
Tổng chi
2.130.000
2.631.200
Tổng thu
3.850.000
9.000.000

TỔNG CHI 5 NĂM
13.037.000
14.571.400
TỔNG THU 5 NĂM
6.510.000
15.480.000
(Nguồn: thảo luận nhóm của đại diện các hộ trồng cây cacao tại xã Đắc Phơi, huyện Lăk
ngày 3/11/2011).
Bảng 1 cho thấy, nếu dựa trên phân tích chi phí – thu nhập giữa cà phê và cacao thì nhóm
người dân trồng cacao tại Đăk Phơi sẽ lựa chọn cà phê để phát triển chứ không phải
cacao. Trên cùng diện tích 1000m2, tổng chi phí trồng cà phê cao hơn so với chi phí trồng
cacao tương ứng với 14.571.000 đồng và 13.037.000 đồng. Trong khi đó doanh thu thì

23


ngược lại, tổng doanh thu từ cà phê trong 5 năm là 15.480.000 đồng so với 6.510.000
đồng từ cacao. Đa. Dễ dàng nhận thấy là mặc dù chi phí lớn hơn, nhưng cây cà phê cũng
mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhiều so với cacao.
Bản thân cán bộ trạm thu mua của công ty Cargill tại Buôn Ma Thuột cũng thẳng thắn
thừa nhận rằng, trên cùng một đơn vị diện tích, cây cacao không thể so sánh được với cây
cà phê về sản lượng và hiệu quả kinh tế. Thảo luận nhóm cán bộ xã Đăk Phơi cũng cho biết,
hiện nay cây cacao không phải là cây mang tính chất hàng hóa ở đây, mà là điều và cà phê.
Một cán bộ địa chính cho biết tính ra cây điều lãi hơn và ít rủi ro hơn cây cacao. Cây điều
chịu được thời tiết, chỉ cần bón phân vừa phải, không cần che chắn, một hectar có thể thu
được khoảng 60 triệu. Tuy nhiên cây điều phải trồng cách nhau 10m, nên có thể xen cây
cacao vào trồng cùng được. Còn cây café được trồng tại các đồn điền từ thời Pháp thuộc,
qua một thời gian dài đã trở thành một loại cây bản địa. Theo một cán bộ ở Sở Nông
nghiệp tỉnh, người dân ở đây hiểu cây cà phê như người đồng bằng hiểu cây lúa. Cà phê
đồng thời lại là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất tại địa phương. Do đó cà phê

luôn là loại cây được chọn trồng đầu tiên trong các loại cây công nghiệp. Theo đánh giá
của Agrifood Consulting International (2008), những trở ngại cho việc người dân chuyển
từ cây café sang cây cacao là rất rõ ràng:
Trong khi giá cacao cao và đang gia tăng thì tình hình cũng tương tự đối với
cà phê. Đặc biệt là tại những khu vực sản xuất lớn như Tây Nguyên, động lực
thúc đẩy nông dân bỏ cà phê để chuyển sang trồng cacao hay thậm chí chỉ
trồng xen canh với cà phê là thấp. Với giá cả hiện nay thì cà phê mang lại thu
nhập cao hơn; thời gian thu hoạch tập trung trong khi đó thời gian thu hoạch
đối với cacao kéo dài trong vài tháng. Ngoài ra, hầu hết nông dân đều đã quen
với cây cà phê trong khi đó cacao là một cây trồng khá mới mẻ. Cao su có thể
là cây trồng thay thế cacao. Có một số điểm khiến mọi người ủng hộ cacao
như cacao ít rủi ro, sử dụng ít phân hoá học và nước hơn, đòi hỏi ít công chăm
sóc hơn, vốn đầu tư ban đầu ít hơn, mang lại lợi ích về đa dạng sinh học và
linh hoạt hơn trong việc thích nghi với các điều kiện sinh thái nông nghiệp có
phạm vi rộng hơn so với cà phê và cao su. Chính phủ có chương trình cho vay
vốn ưu đãi để trồng cây cao su nhưng lại chưa có một chương trình như vậy
đối với cây cacao. Ngoài cà phê và cao su, còn có những cây trồng khác cũng
có thể thay thế cho cacao. Minh chứng về những lợi thế của cacao so với các
cây trồng cạnh tranh khác cần được trình diễn, giới thiệu và phổ biến tới
người nông dân. Sự phát triển của ngành sản xuất cacao có thể bị làm chậm
lại trừ khi thực hiện một nỗ lực liên tục theo hướng này.
Do cacao không có những lợi thế ‘siêu việt’ hơn cây cafe, theo đánh giá của một số bên liên
quan, nên chỉ có thể được trồng tại những vùng đất không thích hợp hoặc quá hẹp để
trồng cà phê. Về điều này, một lãnh đạo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk phân
tích: nếu trên các khu vực thuận lợi cho việc trồng cà phê, cao su và hồ tiêu, cây cacao
không thể cạnh tranh được. Nhưng ở các khu vực khác, cây cacao có thể là sự lựa chọn
hợp lý hơn của người dân. Lý do được đưa ra là các nghiên cứu so sánh trước đó đã tính
đến tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của dòng sản phẩm cacao.
Cacao không phải là cây dành cho người nghèo vì nó không chỉ đòi hỏi phải có đất canh
tác mà trong giai đoạn kiến thiết vườn (3-4 năm) nó đòi hỏi phải có nguồn vốn tài chính

24


lớn. Các yếu tố kỹ thuật thì người nông dân có thể học hỏi và khắc phục được, nhưng tiền
vốn luôn là một thách thức không dễ vượt qua đối với người nghèo và người dân các tộc
người thiểu số tại chỗ. Dưới góc độ này, cacao không thể cạnh tranh với lúa và hoa màu,
những loại cây trồng có thể cho thu hoạch chỉ trong một thời gian ngắn.
Sản xuất cacao đòi hỏi phải có vốn lớn, đặc biệt là trong những năm đầu. Kết quả đánh
giá tại thực địa, các tập huấn viên cho biết: Đối với cacao thì chi phí vật tư bao gồm phân
bón (cả phân hữu cơ và hoá học) và việc xử lý đất (như vôi), thuốc diệt nấm, thuốc trừ
sâu, điện cho tưới tiêu và đầu tư cho cây chắn gió và che bóng tạm thời và lâu dài. Trong
các năm thứ 1, 2, và 3, mỗi cây cacao cần một lượng phân NPK 16-16-8 tương ứng là 200,
400, và 600 gram. Bắt đầu năm thứ 4, công thức bón phân thay đổi sang sử dụng NPK 1616-26 với tỷ lệ 0,9 và 1,5 kg/cây tương ứng trong các năm thứ 5 và năm thứ 6 trở đi. Vôi
cần được sử dụng với tỷ lệ 0,5kg/cây trong năm đầu và 0,3kg/cây từ năm 2 trở đi. Bên
cạnh đó, phân chuồng cũng luôn cần được sử dụng nhằm duy trì chất hữu cơ cho đất với
tỷ lệ là 10kg/cây trong năm đầu và 5kg/cây từ năm 2 trở đi. Đó sẽ là một chi phí rất lớn
nếu người nông dân canh tác cacao trên diện rộng. Theo một chủ nhiệm câu lạc bộ, một
trong những người đầu tư trồng cacao nhiều nhất Yang Tao với 1000 cây, cho biết giá
phân NPK 16-16-8 hiện nay là 600 nghìn đồng/1 bao 50kg. Phân chuồng chỉ bón được
trong mùa khô, còn mùa mưa bắt buộc phải dùng phân hóa học. Vườn cacao nhà bà còn
một năm nữa mới bói quả, hiện đang bị thiếu phân nhưng bà không biết vay mượn ở đâu
để mua.
Chi phí cho thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu cũng rất đáng kể. Theo một cán bộ
khuyến nông huyện Lắk, cây cacao ở đây thường gặp khá nhiều loại sâu bệnh. Đối với sâu
hại, trong năm đầu tiên mối là nguy cơ lớn nhất; trong giai đoạn cacao cho sản lượng, bọ
xít muỗi là vấn nạn chính. Điều này cũng được tất cả các nông dân trồng cacao xác nhận.
Để ngừa mối, bà con nông dân thường sử dụng thuốc Chlorpyrifos; để king trồng cacao tại buôn Easar, xã Easar, huyện Eakar, Đắc Lắc. Đa
số người dân trong buôn là người Êđê, là tộc người bản địa ở Tây Nguyên. Cũng giống như
buôn của người Xê Đăng, buôn của người Ê đê tương đối tách biệt với các thôn của người
Kinh và người Tày, Nùng di cư từ phía Bắc vào. Đất canh tác trong buôn của người Ê đê

cũng kém màu mỡ và xa nguồn nước hơn so với đất canh tác của người Kinh, Tày, Nùng.
Yếu tố nào đã khiến cho những người dân tộc thiểu số bản địa phải cư trú và sản xuất
nông nghiệp ở những nơi kém thuận lợi hơn rõ ràng là một chủ đề nghiên cứu quan trọng
trong tương lai. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở đây rằng nhiều hộ dân ở buôn Easar
cũng đã tham gia trồng cacao từ năm 2007 và cũng gặp phải những khó khăn liên quan
đến nước tưới. Nhiều người tham gia thảo luận nhóm kể rằng cán bộ địa phương đã phát
miễn phí cây giống cacao cho họ với mục đích xóa đói giảm nghèo. Có 21 hộ gia đình trong
thôn được xác định là đã tham gia trồng cacao, với số lượng là 200 cây mỗi hộ. Trong số
này, có 10 hộ đã chặt bỏ. Trong số 11 nhà còn lại, chỉ có 3 nhà còn giữ nguyên được số cây
ban đầu. Tình trạng sâu bệnh, giá thấp, và thiếu nước tưới được cho là các nguyên nhân
chính khiến nhiều hộ không muốn tiếp tục trồng cây cacao.

44


×