Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA NHÓM VI KHUẨN SINH ACID LACTIC ỨNG DỤNG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.92 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA NHÓM VI KHUẨN
SINH ACID LACTIC ỨNG DỤNG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM
SINH HỌC DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ THU HÀ

Niên khóa:

2010 – 2014

Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CỦA NHÓM VI KHUẨN


SINH ACID LACTIC ỨNG DỤNG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM
SINH HỌC DÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH

NGUYỄN THỊ THU HÀ

Tháng 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến cha mẹ đã
có công nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi thành người và tạo điều kiện cho tôi bước chân vào
ngưỡng cửa Đại học. Cám ơn các anh chị em trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi trong lúc khó khăn.
Cám ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo môi trường học tập cho tôi trong suốt 4 năm ngồi trên giảng đường.
Xin chân thành cám ơn Cô Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh - Trưởng Phòng Sinh Học
Thực Nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đã hướng dẫn tôi thực hiện
khoá luận, đồng thời giúp tôi chỉnh sửa và hoàn thành bài báo cáo khoá luận này.
Cám ơn thầy Lê Đình Đôn - Trưởng Bộ môn Công nghệ Sinh học - Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cô Tôn Bảo Linh – giáo viên chủ nhiệm đã
luôn quan tâm và đóng góp ý kiến để khoá luận của tôi được hoàn chỉnh. Cám ơn các
thầy cô trong Bộ môn cũng như các giảng viên đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho
tôi để tôi có thể áp dụng kiến thức trong quá trình thực hiện khoá luận.
Cám ơn anh Kiên, anh Chắc, chị Thúy đã giúp tôi trong thời gian tôi thực hiện

khoá luận tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II.
Cám ơn các bạn Nguyên, Hương, Trâm, Thảo, Hiếu, Thái cùng tập thể
DH10SH đã cùng tôi vượt qua khó khăn trong suốt 4 năm Đại học và chia sẻ cùng tôi
những niềm vui, nỗi buồn.

i


TÓM TẮT
Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản cùng với sự xuất hiện
của các vấn đề sức khỏe ở các trang trại nuôi thuỷ sản khuyến khích các nhà nghiên
cứu phát triển các phương pháp kiểm soát vi sinh vật trong môi trường. Một trong
những phương pháp được công nhận để kiểm soát mầm bệnh trong ngành nuôi trồng
thủy sản là sử dụng chế phẩm sinh học. Vi khuẩn sinh acid lactic trở thành mục tiêu để
sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản bởi vì chúng đã được
nghiên cứu rộng rãi và được coi là sinh vật GRAS. Đề tài “Phân lập và khảo sát đặc
tính của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học dùng
trong nuôi trồng thủy sản” tiến hành phân lập các chủng vi khuẩn sinh acid lactic có
tính cạnh tranh và ức chế tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh bằng cách sản xuất các
hợp chất đối kháng ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học .
Trong đề tài này, vi khuẩn sinh acid lactic được phân lập từ hệ tiêu hoá của cá
tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng thu từ các tỉnh Đồng Tháp và Cà Mau. Sau đó, hoạt
tính đối kháng được xác định bằng phương pháp thạch khuếch tán, phương pháp vạch
thẳng vuông góc và phương pháp nhỏ giọt.
Kết quả nghiên cứu phân lập được 34 chủng vi khuẩn sinh acid lactic. Trong
đó, 28 chủng có hoạt tính đối kháng với ít nhất một chủng vi khuẩn gây bệnh khi khảo
sát bằng phương pháp khuếch tán thạch, không có chủng nào có hoạt tính đối kháng
với vi khuẩn gây bệnh khi khảo sát bằng phương pháp vạch thẳng vuông góc và 19
chủng vi khuẩn tiết các hợp chất đối kháng ức chế với ít nhất một chủng vi khuẩn gây
bệnh khi khảo sát bằng phương pháp nhỏ giọt.

Từ khóa: nuôi trồng thủy sản, chế phẩm sinh học, vi khuẩn sinh acid lactic, các
hợp chất đối kháng.

ii


SUMMARY
The rapid development of aquaculture and the occurrence of health problems
on farms encourage researchers to develop alternative methods for controlling the
microbial environment. One of

the methods gaining recognition for controlling

pathogens within the aquaculture industry is the use of probiotic. Lactic acid bacteria
(LAB) have been proposed as good probiotic candidates to be used in aquaculture
because they have been extensively studied and are considered as GRAS (generally
recognized as safe) microorganisms. The study “Isolation and investigation of
antagonism activity of lactic acid bacteria with potential use as probiotic in
aquaculture” was conducted to isolate the lactic acid bacteria for use as probiotics
based on their competitive exclusion and inhibition of pathogenic bacteria growth by
production of antagonistic compounds.
In this study, lactic acid bacteria were isolated from the gastrointestinal tract of
Pangasianodon hypophthalmus, Penaeus monodon and Litopenaeus vannamei, which
were sampled from Dong Thap and Ca Mau provinces. Then, the antibacterial activity
was determined by agar diffusion, cross-streak and agar spot testing method.
As a result, we isolated 34 strains of lactic acid bacteria. Among them, 28
strains showed antibacterial activity against at least one pathogenic bacterium by agar
diffusion method; no strain showed antibacterial activity against all 5 pathogenic
bacteria by cross-streak method and 19 strains produced of antagonistic compounds
against at least one pathogenic bacterium by agar spot testing method.

Keywords: aquaculture, probiotic, latic acid bacteria, antagonistic compounds.

iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ i
Tóm tắt ................................................................................................................................ ii
Summary ............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh sách các bảng ........................................................................................................... vii
Danh sách các hình ........................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
2.1. Chế phẩm sinh học (Probiotic) ..................................................................................... 3
2.1.1. Định nghĩa ................................................................................................................. 3
2.1.2. Các nhóm vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm probiotic ................................... 3
2.1.3. Cơ chế tác động của probiotic ................................................................................... 4
2.1.4. Tác dụng của chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thủy sản .................................... 5
2.1.5. Một số chế phẩm probiotic đã được sử dụng cho động vật thủy sản ........................ 5
2.2. Vi khuẩn sinh acid lactic .............................................................................................. 8
2.2.1. Đặc điểm nhóm vi khuẩn sinh acid lactic.................................................................. 8
2.2.2. Sự phân bố của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic ........................................................ 9
2.2.3. Ứng dụng của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic ........................................................ 10
2.2.4. Các chi điển hình trong nhóm vi khuẩn sinh acid lactic ......................................... 10
2.2.5. Một số nghiên cứu chứng minh vi khuẩn LAB kháng các loài vi khuẩn gây bệnh

trong nuôi trồng thủy sản ................................................................................................... 12
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 13
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................... 13
3.2. Vật liệu ....................................................................................................................... 13
3.2.1. Nguồn gốc mẫu khảo sát ......................................................................................... 13
iv


3.2.2. Hóa chất ................................................................................................................... 15
3.2.3. Dụng cụ và thiết bị .................................................................................................. 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 16
3.3.1. Phương pháp xử lí mẫu và lưu giữ hỗn hợp vi sinh vật .......................................... 16
3.3.2. Phương pháp phân lập nhóm vi khuẩn sinh acid lactic (vi khuẩn LAB) ................ 16
3.3.3. Phương pháp thử catalase ........................................................................................ 17
3.3.4. Phương pháp nhuộm Gram...................................................................................... 17
3.3.5. Phương pháp khảo sát hoạt tính đối kháng với vi khuẩn gây bệnh ........................ 18
3.3.5.1. Phương pháp khuếch tán thạch (agar diffusion)................................................... 18
3.3.5.2. Phương pháp vạch thẳng vuông góc (cross-streak) .............................................. 19
3.3.5.3. Phương pháp nhỏ giọt (agar spot testing)............................................................. 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 21
4.1. Kết quả ........................................................................................................................ 21
4.1.1. Kết quả phân lập ...................................................................................................... 21
4.1.2. Kết quả thử catalase và nhuộm Gram...................................................................... 23
4.1.3. Kết quả khảo sát hoạt tính đối kháng với vi khuẩn gây bệnh ................................. 25
4.1.3.1. Hoạt tính đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa tôm ........... 25
4.1.3.2. Hoạt tính đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa cá tra ........ 28
4.2. Thảo luận .................................................................................................................... 31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 34
5.1. Kết luận....................................................................................................................... 34
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................... 34

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 35
Phụ lục

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐKVVK: đường kính vòng vô khuẩn
GRAS: Generally recognized as safe
LAB: Lactic Acid Bacteria
MRSA: de Man, Rogosa, Sharpe Agar
MRSB: de Man, Rogosa, Sharpe Broth
NA: Nutrien Agar
NB: Nutrien Broth

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Nguồn gốc các mẫu tôm dùng trong nghiên cứu ............................................... 14
Bảng 3.2 Nguồn gốc các mẫu cá tra dùng trong nghiên cứu ............................................ 15
Bảng 4.1 Hình thái các khuẩn lạc phân lập từ hệ tiêu hóa tôm thu tại Cà Mau................ 22
Bảng 4.2 Hình thái các khuẩn lạc phân lập từ hệ tiêu hóa cá tra thu tại Đồng Tháp ........ 23
Bảng 4.3 Kết quả catalase và nhuộm Gram các khuẩn lạc phân lập từ hệ tiêu hóa tôm ....24
Bảng 4.4 Kết quả catalase và nhuộm Gram các khuẩn lạc phân lập từ hệ tiêu hóa cá tra ........ 25
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát tính đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu
hóa tôm bằng phương pháp khuếch tán thạch ................................................................... 27
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát tính đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu
hóa tôm bằng phương pháp nhỏ giọt ................................................................................. 28
Bảng 4.7 Giá trị pH dịch nuôi cấy các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa tôm ....... 28

Bảng 4.8 Kết quả khảo sát tính đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu
hóa cá tra bằng phương pháp khuếch tán thạch................................................................. 30
Bảng 4.9 Kết quả khảo sát tính đối kháng của các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu
hóa cá tra bằng phương pháp nhỏ giọt. ............................................................................. 31
Bảng 4.10 Giá trị pH dịch nuôi cấy các chủng vi khuẩn phân lập từ hệ tiêu hóa cá tra .....31

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát quá trình lên men đường glucose ở LAB .............................. 9
Hình 3.1 Mẫu tôm sú thương phẩm .............................................................................. 16
Hình 3.2 Mẫu cá tra thương phẩm và cá tra giống ....................................................... 16
Hình 3.3 Phương pháp khuếch tán thạnh ...................................................................... 20
Hình 3.4 Phương pháp vạch thẳng vuông góc .............................................................. 21
Hình 4.1 Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn trên môi trường MRS Agar ............... 23
Hình 4.2 Vi khuẩn Gram dương quan sát dưới kính hiển vi ........................................ 25

viii


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với hệ thống sông ngòi dày đặc cùng với đường bờ trải dài, Việt Nam có rất
nhiều tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nhờ lợi thế đó, ngành nuôi
trồng thủy sản đã ra đời, phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Các
loại hóa chất như kháng sinh thường được sử dụng để kiểm soát hoặc loại bỏ ảnh
hưởng của mầm bệnh, kết quả là sự xuất hiện các loài kháng thuốc và tác động tiêu
cực đến người tiêu dùng (Huys và ctv, 2007; Smith và ctv, 1994). Đồng thời, việc lựa
chọn thuốc kháng sinh không đúng cách cùng việc sử dụng tràn lan các loại thuốc của

người nuôi thủy sản khiến cho động vật nuôi kháng thuốc, dịch bệnh lan tràn và môi
trường nuôi trồng bị suy thoái nghiêm trọng, dư lượng thuốc trong thủy sản vượt mức
cho phép. Các biện pháp quản lí được đưa ra để giải quyết vấn đề trên và một trong
những lựa chọn được khuyến khích là sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotic) (Brunt và
Austin, 2005; Balcázar và ctv, 2006; Vine và ctv, 2006; Gatesoupe, 2008).
Hiện nay, một số nghiên cứu ứng dụng các vi sinh vật sống thuộc nhóm vi
khuẩn sinh acid lactic, nhóm Bacillus, nhóm nấm men… tạo chế phẩm vi sinh dùng để
xử lí môi trường nuôi trồng thủy sản, trộn vào thức ăn thủy sản sẽ tốt cho đường ruột
của động vật nuôi. Đồng thời, sử dụng probiotic giúp động vật nuôi kháng lại một số
loại vi khuẩn gây bệnh, giảm được việc sử dụng kháng sinh phòng bệnh.
Vi sinh vật là mắt xích quan trọng trong các chu trình chuyển hóa vật chất và
năng lượng trong tự nhiên, được sử dụng làm phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh và các
chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi và thủy sản. Trong nuôi trồng thủy sản, vi sinh
vật giúp làm sạch nền đáy ao nuôi bằng việc phân hủy các chất hữu cơ trong ao như
thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của động vật thủy sản...giúp đáy ao không bị
trơ mà luôn tơi xốp qua các vụ nuôi; giúp ổn định tảo và tạo được màu nước tốt cho ao
nuôi. Chúng còn chuyển hóa các khí độc gây độc cho tôm cá như NH3, NO2, H2S…
trong ao nuôi sang dạng không độc. Một số chủng vi sinh vật khi sử dụng sẽ làm tăng
hàm lượng oxy, ổn định pH, đồng thời giúp phòng bệnh cho tôm cá nuôi bằng cách ức
chế tăng trưởng của nhóm vi sinh vật gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

1


Nhóm vi khuẩn sinh acid lactic trở thành mục tiêu để sản xuất chế phẩm sinh
học dùng trong nuôi trồng thủy sản bởi chúng được nghiên cứu rộng rãi và được xem
là vi sinh vật GRAS (công nhận là an toàn) (Holzapfel, 1995). Vì thế, đề tài: “Phân lập
và khảo sát đặc tính của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic ứng dụng sản xuất chế phẩm
sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản” được thực hiện để tìm ra các chủng vi khuẩn
sinh acid lactic có tiềm năng sản xuất chế phẩm sinh học.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân lập và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic
phân lập từ hệ tiêu hóa cá tra và hệ tiêu hoá tôm nhằm ứng dụng trong sản xuất chế
phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn nuôi thủy sản và cải thiện chất lượng môi trường
nuôi trồng thủy sản.
1.3. Nội dung thực hiện
-

Phân lập các chủng vi khuẩn sinh acid lactic từ hệ tiêu hóa cá tra và hệ tiêu hóa
tôm nuôi quảng canh cải tiến.

-

Khảo sát hoạt tính đối kháng của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic với nhóm vi
khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản: Vibrio harveyi, V. alginolyticus, V.
parahaemolyticus, Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Chế phẩm sinh học (Probiotic)
2.1.1. Định nghĩa
Thuật ngữ probiotic lần đầu tiên được đưa ra bởi Lilly và Stillwell (1965) dùng
để mô tả những nhân tố kích thích sinh trưởng do vi sinh vật tạo ra. Năm 1989, Fuller
mở rộng định nghĩa: Probiotic là các vi sinh vật sống được bổ sung vào thực phẩm, tạo
ra các ảnh hưởng có lợi cho cơ thể vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh
vật đường ruột vật chủ. Theo Havenaar (1992): probiotic là một loại hay hỗn hợp các
vi sinh vật sống ảnh hưởng có lợi đối với động vật và con người bằng cách cải thiện
những tính chất của hệ vi sinh vật có sẵn trong đường ruột vật chủ. Các nghiên cứu về

probiotic và ứng dụng của nó đã được nhận thấy từ năm 1908, khi Elie Metnhicoff đề
nghị sử dụng vi khuẩn lactic (Lactobacterium delbruekii spp bulgaricus) để kéo dài
tuổi thọ con người.
Ngày nay, chế phẩm probiotic được sử dụng khá hiệu quả trong chăn nuôi,
trồng trọt, cải thiện sức khỏe, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, động vật thủy sản có mối
quan hệ gần gũi hơn với môi trường, vì thế chế phẩm probiotic sử dụng cho thủy sản
phải được quan tâm hơn đến các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Các tác nhân gây
bệnh có thể tồn tại, phát triển độc lập trong môi trường bên ngoài của động vật thủy
sản, đồng thời cũng có thể tác động đến hệ vi sinh vật của động vật thủy sản. Vì thế,
định nghĩa về probiotic cho thủy sản có sự thay đổi: probiotic bao gồm một hay nhiều
vi sinh vật sống phụ trợ có tác động có lợi cho vật chủ bằng cách thay đổi các cộng
đồng vi sinh vật bên trong vật chủ hoặc hệ vi sinh vật của môi trường, cải thiện hay
nâng cao giá trị dinh dưỡng, kích thích miễn dịch hoặc cải thiện chất lượng môi trường
xung quanh (Verschuere và ctv, 2000).
2.1.2. Các nhóm vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm probiotic
Verschuere và ctv (2000) đã đưa ra các tiêu chí để chọn lọc probiotic: (1) an
toàn và hiệu quả; (2) không gây bệnh đối với vật chủ; (3) có thể sống sót trong hệ tiêu
hóa, có khả năng bám vào biểu mô ruột và hình thành quần thể trong hệ tiêu hóa;
(4) hoàn toàn không mang gen kháng kháng sinh và tạo độc tố.
3


Các nhóm vi sinh vật sử dụng làm chế phẩm probiotic: Nhóm LAB, Bacillus,
nấm men (Sacharomyces), Bifidobacterium, vi khuẩn quang dưỡng khử H2S – vi
khuẩn tía có lưu huỳnh, vi khuẩn tía không có lưu huỳnh, vi khuẩn xanh khử H2S,
nhóm vi khuẩn nitrit hóa và nitrat hóa (Nitrosomonas, Nitrobacter), nhóm xạ khuẩn và
nhóm nấm mốc.
2.1.3. Cơ chế tác động của probiotic
Vi sinh vật trong probiotic có khả năng đối kháng với vi khuẩn gây bệnh bằng
cách: cạnh tranh chất dinh dưỡng và vị trí bám dính, sản sinh các hợp chất ức chế bao

gồm: bacteriocin (nisin, carnocin, reuterin), acid hữu cơ (acid lactic, acid acetic),
hydroperoxydase, lactocidin. Bacteriocin được tạo ra bởi các loài thuộc Lactobacillus
có khả năng ức chế được nhiều loài vi khuẩn gây bệnh (Lewus và ctv, 1991). Nisin có
thể ức chế một vài vi khuẩn gây bệnh như Listeria monocytogenes, Aeromonas
hydrophila và Staphylococcus aureus (Lewus và ctv, 1991). Carnocin có khả năng ức
chế sự tăng trưởng của L. monocytogenes, A. hydrophila (Lewus và ctv, 1991).
Vi sinh vật góp phần nâng cao dinh dưỡng cho cơ thể vật chủ bằng cách cung
cấp axit béo và vitamin (Sakata, 1990). Một số vi khuẩn có thể tham gia vào các
quá trình tiêu hóa bằng cách sản xuất các enzym ngoại bào như protease , lipase , cũng
như cung cấp các yếu tố tăng trưởng cần thiết ( Prieur và ctv ,1990).
Một số chủng probiotic có khả năng cải thiện chất lượng nước, đặc biệt là nhóm
vi khuẩn Bacillus. Lý do là vi khuẩn Gram dương chuyển đổi các chất hữu cơ thành
CO2 tốt hơn vi khuẩn Gram âm. Trong sản xuất, mật độ vi khuẩn Gram dương cao có
thể giảm thiểu sự tích tụ các carbon hữu cơ. Một báo cáo rằng sử dụng Bacillus sp.
giúp chất lượng nước được cải thiện, tốc độ tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của
động vật thủy sản được cải thiện, giảm thiểu các Vibrio gây bệnh (Dalmin, 2001).
Nikoskelainen và ctv (2003) cho rằng vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus (dòng
ATCC 53103) mật độ 105cfu/g giúp kích thích hô hấp ở cá hồi vân (Oncorhynchus
mykiss), tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch cho cá. Các nghiên cứu cho thấy một
số hợp chất sinh học (các chất ngoại bào của vi khuẩn) có thể làm bất hoạt virus.

4


2.1.4. Tác dụng của chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thủy sản
Vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước và giảm bớt sự gia tăng
lớp bùn đáy, làm mỏng độ dày hữu cơ của tầng đáy, ổn định môi trường nước; giảm
các độc tố trong môi trường nước do các chất khí (NH3, NO2, H2S…) phát sinh, do đó
sẽ giảm mùi hôi trong nước, giúp cho thủy sản phát triển tốt hơn; Hấp thu chất dinh
dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế sự phát triển của tảo, ổn định pH và màu của

nước, giảm chi phí thay nước.
Các vi sinh vật có lợi sẽ ức chế hoạt động và sự phát triển của vi sinh vật gây
bệnh bằng cách cạnh tranh thức ăn và vị trí bám dính, đồng thời phát triển mạnh lấn át
các vi sinh vật gây hại, khi đó tôm cá sẽ mau lớn và khoẻ mạnh, tránh được việc nhiễm
các loại bệnh rút ngắn quá trình nuôi, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Các chế phẩm probiotic trộn vào thức ăn có chứa các enzyme giúp hỗ trợ tiêu
hóa và nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của tôm cá, mang lại hiệu quả kinh tế: tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm bớt sự dư thừa thức ăn trong môi trường nuôi, tôm cá
sẽ phát triển nhanh hơn, tỉ lệ sống cao hơn, giảm chi phí sử dụng kháng sinh và thuốc
điều trị bệnh, cải thiện môi trường nuôi trồng thủy sản.
2.1.5. Một số chế phẩm probiotic đã được sử dụng cho động vật thủy sản
Lê Tấn Hưng, Võ Thị Hồng Hạnh và ctv (2003) đã nghiên cứu sản xuất hai chế
phẩm probiotic BIO I và BIO II. Chế phẩm BIO II gồm các nhóm vi khuẩn
Latobacillus, Bacillus và nấm men Sacharomyces phối hợp với các enzyme α-amylase
và protease dùng trong xử lí môi trường nước nuôi tôm, cá đã được ứng dụng rộng rãi.
Nguyễn La Anh và ctv (2003) đã phân lập được chủng vi khuẩn lactic BC 5.1 từ nước
bắp cải muối chua và xác định chủng vi khuẩn này có thể sử dụng làm probiotic tạo ra
chế phẩm Biochie dạng dung dịch (gồm Bacillus và Lactobacillus) mật độ 108 CFU/ml
có tác dụng cải thiện môi trường nước nuôi tôm, cá.
Chế phẩm EM (Effective Microoganims – chế phẩm các vi sinh vật hữu hiệu)
do giáo sư, tiến sĩ TeRuo Higa, Trường Đại học Ryukyus, Okinawa, Nhật Bản đề xuất
năm 1980. Chế phẩm này chứa khoảng 80 loài vi sinh vật hiếu khí và kị khí thuộc các
nhóm: LAB, vi khuẩn quang hợp, nấm men, nấm mốc và xạ khuẩn được tuyển chọn từ
các loài sử dụng trong thực phẩm, lên men, chăn nuôi, trồng trọt và bảo vệ môi trường.
5


Tuy nhiên, chế phẩm EM dạng lỏng có mật độ tế bào vi sinh vật có lợi cho nuôi trồng
thủy sản thấp (<107 CFU/ml) nên hiệu quả sử dụng không cao. Với mục đích nâng cao
hiệu quả của chế phẩm EM, phòng Vi sinh ứng dụng – Viện Sinh học Nhiệt đới đã

nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm VEM sử dụng bổ sung với chế phẩm BIO II. Chế
phẩm VEM (Vietnamese Effective Microoganims) gồm tất cả các vi sinh vật có ích
trong chế phẩm EM. Ngoài ra, chế phẩm này còn được bổ sung một số loài nhóm vi
khuẩn Bacillus, vi khuẩn quang dưỡng giúp cải thiện môi trường, cạnh tranh và đối
kháng với các vi khuẩn gây bệnh cho tôm, cá (Võ Thị Hạnh và ctv, 2004).
Chế phẩm Lactobacillus feed của công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Dược
Nanogen được sử dụng để bổ sung vi khuẩn sống có lợi vào thức ăn cho tôm, cá. Chế
phẩm Enzym Subtyl B của công ty TNHH Dược Thú y – Thủy sản Long An được
dùng để phòng trị các bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính, loạn khuẩn đường ruột, rối loạn
tiêu hóa do sử dụng kháng sinh lâu ngày, kích thích tiêu hóa mạnh. Chế phẩm
Enzymbiosub của công ty Vaccin và Sinh phẩm số 2 được dùng để phòng và điều trị
các bệnh tiêu chảy cấp, mãn tính, rối loạn đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm và cá,
giúp tăng cường tiêu hóa, kích thích tăng trưởng.
Chế phẩm EM.ZEO được áp dụng trong mô hình nuôi tôm tại xã Tân Hưng
Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau bước đầu đã mang lại những hiệu quả khả quan,
giữ môi trường ao nuôi tôm sạch, tôm khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh mà không hề
sử dụng các hóa chất độc hại, kháng sinh. Vì thế, mô hình nuôi tôm sử dụng chủ yếu
chế phẩm vi sinh EM.ZEO là đã trở thành mô hình nuôi tôm công nghiệp mang tính
bền vững (FICen, 2007).
Chế phẩm BioF chứa Lactobacillus acidophillus được sử dụng trong nuôi trồng
thủy sản có tác dụng tăng khả năng hấp thu thức ăn của thủy sản và hạn chế bệnh do
Vibrio, Aeromonas…gây ra. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khi bổ sung BioF
vào thức ăn tôm làm tăng tỉ lệ sống và tăng đáng kể sản lượng tôm trong ao. Kết quả
bước đầu cho thấy sử dụng BioF để nuôi tôm giống rất hiệu quả, tôm tăng trưởng
nhanh, khỏe, đồng đều (Vũ Thị Thứ và ctv, 2004).
Chế phẩm Bokashi trầu được sản xuất tại Khoa Thủy sản – Trường Đại học
Nông Lâm Huế dựa trên công nghệ chiết suất từ dịch chiết lá trầu và lên men với các
vi sinh vật có lợi, chế phẩm tạo nên có thành phần chủ yếu: Eugenol, Chavicol,
6



Estradiol, Cadinen và các hợp chất phenol khác từ chất chiết lá trầu, và các vi sinh vật
chủ yếu nhóm Lactobacillus. Sản phẩm vừa có khả năng kháng khuẩn và có khả năng
tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của động vật thủy sản. Chế phẩm
không gây ô nhiễm môi trường, không gây tồn dư trong cơ thể động vật thủy sản. Là
chất có nguồn gốc từ nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, nâng cao sức
đề kháng bệnh cho động vật thủy sản. Ngoài ra, khi tôm được bổ sung chế phẩm có
màu sáng hơn, vỏ kitin cứng hơn so với tôm không được bổ sung.
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái của Công ty TNHH Thương Mại Trung
Việt là một sản phẩm hữu cơ sinh học, không có chất kích thích tố độc hại, không có
chứa các thành phần hóa học, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và hiện đại,
không gây ô nhiễm môi trường. Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm Vườn Sinh Thái
có tác dụng: tạo màu nước trước khi thả giống; cải thiện môi trường ao nuôi, kích thích
hệ vi sinh vật có lợi phát triển, ức chế các chủng vi sinh vật gây hại cho cá và môi
trường ao nuôi, hạn chế tối đa các nguồn phát sinh khí độc như H2S, CH4, CO2, NH3,
NO…; sử dụng thường xuyên liên tục theo quy trình hướng dẫn giúp động vật thủy
sản phát triển tốt, bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho tôm cá, hạn chế dịch
bệnh, tăng lượng oxi hoà tan làm cho cá mau lớn và khoẻ mạnh, rút ngắn quá trình
nuôi, tiết kiệm chi phí đầu tư; hạn chế ngộ độc hữu cơ và vô cơ đối với tôm, cá; hạn
chế sự tích tụ của tầng đáy, làm mỏng độ dày hữu cơ của tầng đáy, ổn định môi trường
nước. Đặc biệt đối với tôm, cá,… khi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái sẽ hạn chế
các bệnh liên quan đến thiếu Ca, Zn…ngoài ra còn giúp thủy sản hấp thu thức ăn một
cách tốt nhất, hạn chế việc dư thừa thức ăn trong môi trường ao nuôi.
Năm 2010, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II nghiên cứu, phân lập và sản
xuất chế phẩm vi sinh BioShrimp-RIA2 sử dụng cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng giai
đoạn giống và thương phẩm, có khả năng đối kháng Vibrio spp., cải thiện chất lượng
nước, giảm chất hữu cơ và giảm khí độc (NH3, H2S) ở lớp bùn đáy ao. Đây là sản
phẩm của đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp,
thủy sản “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh từ các dòng vi khuẩn có
khả năng đối kháng Vibrio spp. nhằm nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng cá biển và tôm sú”.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp cải thiện sức khỏe của động vật thủy sản,
kiểm soát vi sinh vật gây bệnh, cải thiện môi trường ao nuôi, đồng thời hạn chế tối đa
7


việc sử dụng kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh thủy sản, tránh khả năng tạo ra
các dòng vi khuẩn kháng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người. Tuy
nhiên, hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó tính năng của các dòng vi khuẩn trong chế phẩm là yếu tố quan trọng nhất.
Người nuôi cần chú ý đến hướng dẫn sử dụng của chế phẩm và không lạm dụng quá
mức để việc sử dụng đem lại hiệu quả tốt.
2.2. Vi khuẩn sinh acid lactic
2.2.1. Đặc điểm nhóm vi khuẩn sinh acid lactic
Vi khuẩn sinh acid lactic (Lactic Acid Bacteria – LAB), thường được gọi là vi
khuẩn lactic, là vi khuẩn Gram dương, catalase âm tính, thường không di động, không
tạo bào tử và acid lactic được xem là sản phẩm chính hoặc duy nhất trong quá trình lên
men. Các thành viên thuộc nhóm LAB có dạng hình que (lactobacilli và
carnobacteria), hình cầu (streptococci, pediococci) (Ringo và Gatesoupe, 1998).
LAB là những vi sinh vật có yêu cầu dinh dưỡng phức tạp, để sinh trưởng bình thường
đòi hỏi nguồn cacbon, acid amin, peptide, acid nucleic và một số vitamin. LAB nằm
trong bộ Lactobacillales, trong đó bao gồm các chi điển hình: Lactobacillus ,
Lactococcus, Streptococcus, Leuconostoc và Pediococcus, ngoài ra còn có
Carnobacterium, Enterococcus, Aerococcus, Tetragenococcus, Vagococcus và
Weisella (Stiles và Holzapfel, 1997).
Vi khuẩn sinh acid lactic có thể chia làm hai nhóm dựa vào sản phẩm cuối cùng
được tạo ra trong suốt quá trình lên men đường glucose. Nhóm LAB lên men đồng
hình bao gồm: Lactococcus, Streptococcus, Pediococcus và một vài lactobacilli trong
đó acid lactic được xem là sản phẩm chính hoặc cuối cùng của quá trình lên men
đường glucose. Nhóm này sử dụng con đường Embden-Meyerhof-Parnas để tạo hai
phân tử lactate từ mỗi phân tử glucose. Nhóm LAB lên men dị hình như: Weisella,

Leuconostoc và một vài lactobacilli thì sản phẩm tạo ra ngoài lactate còn có CO2 và
ethanol (Axelsson, 1998).

8


Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát quá trình lên men đường glucose ở LAB (Caplice và
Fitzgerald, 1999).

2.2.2. Sự phân bố của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic
Các loài khác nhau trong nhóm LAB thích nghi dưới các điều kiện môi trường
khác nhau và phân bố rộng rãi trong tự nhiên. LAB thường được tìm thấy trong hệ tiêu
hóa của các loài động vật thu nhiệt (chuột, heo, gia cầm và con người) (Tannock và
ctv, 1982; Finegold và ctv 1983; Tannock, 1988), trong sữa và các sản phẩm từ sữa
(Sharp, 1981), các sản phẩm hải sản (Mauguin và Novel, 1994). LAB còn được phân
lập từ hạt ngũ cốc, thực vật xanh, rau củ lên men và bề mặt niêm mạc động vật
(Lindgren và Dobrogosz, 1990).
Một vài nghiên cứu chứng minh rằng LAB là một phần trong hệ vi sinh vật
đường ruột của cá. Một báo cáo cho rằng có sự hiện diện của Lactobacillus spp. trong
đường tiêu hóa của cá hồi (Ringo và ctv, 1995).

9


2.2.3. Ứng dụng của nhóm vi khuẩn sinh acid lactic
Vi khuẩn sinh acid lactic là những sinh vật công nghiệp quan trọng nhờ tính
chất lên men của chúng đem lại lợi ích về dinh dưỡng và sức khỏe (Gilliand, 1990).
LAB được sử dụng trong sản xuất và bảo quản thực phẩm như phomai, dưa cải, thịt,
sữa chua và các loại thức ăn lên men (Gibbs, 1987; McKay và Baldwin, 1990). Chúng
có vai trò trong việc tạo hương vị đặc trưng và kết cấu của sản phẩm lên men, đồng

thời ức chế các vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm bằng việc tạo chất ức chế tăng trưởng
và một lượng lớn acid lactic. Tuy nhiên, một số loài có thể làm hỏng bia, rượu vang và
thịt chế biến.
LAB trở thành mục tiêu để sản xuất probiotic dùng trong nuôi trồng thủy sản
bởi chúng được nghiên cứu rộng rãi và được xem là vi sinh vật GRAS (công nhận là
an toàn) (Holzapfel, 1995). LAB sản xuất các hợp chất ức chế sự tăng trưởng của sinh
vật bằng cách tiết ra các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là acid lactic), H2O2 và bacteriocin
(Shahani và ctv, 1977; Hurst, 1981; Stoffels và ctv, 1992) và một số chất khác.
Bacteriocins được sản xuất bởi các loài vi khuẩn khác nhau trong đó bao gồm
nhiều thành viên thuộc nhóm LAB (Jack và ctv, 1995). Bacteriocins là các peptide có
hoạt tính kháng hoặc ức chế các vi sinh vật gây bệnh (Bruno và Montville, 1993).
Bacteriocins khác với hầu hết các kháng sinh dùng trong y học do chúng là các phân tử
protein nên dễ bị phân hủy bởi enzyme protease trong hệ tiêu hóa. Bacteriocin được
tạo ra bởi các loài thuộc Lactobacillus có khả năng ức chế được nhiều loài vi khuẩn
gây bệnh (Schillinger, 1989; Lewus và ctv, 1991; Karthikeyan và Santosh, 2009).
2.2.4. Các chi điển hình trong nhóm vi khuẩn sinh acid lactic
Lactobacillus là vi khuẩn gram dương, hình que, sống kỵ khí tùy ý (Makarova,
2006); là một chi quan trọng trong nhóm LAB, chúng có tên gọi là Lactobacillus bởi
vì hầu hết các thành viên trong chi này có khả năng chuyển hóa đường lactose. Các
loài trong chi Lactobacillus phổ biến rộng rãi trong tự nhiên và có thể được tìm thấy
trên thực vật hoặc nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, trong phân và môi trường sống
của con người tạo ra như nước thải, trong quá trình lên men hoặc là nguyên nhân gây
hư hỏng thực phẩm, trong đường ruột và màng nhầy nhiều loài động vật. Ở người,
chúng có mặt trong âm đạo (Dicks và ctv, 2000) và đường tiêu hóa. Lactobacillus
mang lại nhiều lợi ích cho vật chủ bởi chúng có khả năng: bám vào tế bào biểu mô
ruột, tồn tại và tăng mật số trong vật chủ, ngăn chặn hoặc giảm sự bám vào tế bào của
10


các tác nhân gây bệnh, cạnh tranh dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh, kích thích miễn

nhiễm cho vật chủ, tạo ra acid, H2O2 và bacteriocin để ức chế sự tăng trưởng của các
tác nhân gây bệnh (Reid, 1999; Vázquez và ctv, 2005). Một số loài thuộc chi
Lactobacillus được sử dụng để sản xuất sữa chua, phomai, dưa cải bắp, dưa chua, bia,
rượu vang, rượu táo, kim chi, ca cao, và thực phẩm lên men khác, cũng như thức ăn
chăn nuôi, chẳng hạn như thức ăn ủ chua. Bên cạnh đó, L. casei và L. brevis, là một
trong số các sinh vật làm hư hỏng bia phổ biến nhất.
Lactococcus là một chi của LAB, trước đây được xếp vào chi Streptococcus
(Schleifer, 1985). Các vi khuẩn thuộc nhóm này là dạng lên men đồng hình, nghĩa là
chỉ sản xuất một sản phẩm duy nhất, trong trường hợp này thì acid lactic được xem là
sản phẩm chính hoặc duy nhất của quá trình lên men đường glucose. Tính chất này có
thể được thay đổi bằng cách điều chỉnh các điều kiện của môi trường nuôi cấy như:
pH, nồng độ glucose và hạn chế chất dinh dưỡng. Lactococcus thuộc loại Gram dương,
catalase âm tính, không di động, dạng cầu khuẩn, tồn tại dưới dạng đơn lẻ, theo cặp
hoặc dạng chuỗi. Chi này bao gồm các chủng được biết đến có thể tồn tại và phát triển
được ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 70C (James, 1992). Bảy loài thuộc chi Lactococcus
hiện đã được công nhận là: L. lactis, L. garvieae, L. plantarum, L.raffinolactis, L.
piscium, L. chungangensis, L. fujiensis. Các loài này thường được sử dụng trong công
nghiệp chế biến sữa, điển hình là sản xuất các sản phẩm lên men sữa như phomai.
Chúng có thể được sử dụng làm giống khởi động (starter) độc lập hoặc có thể được
phối trộn các giống khởi động khác thuộc nhóm LAB như Lactobacillus và
Streptococus. Hai chủng được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là L. lactis subsp lactis
và L. lactis subsp cremoris vì chúng được sử dụng làm giống khởi động trong công
nghiệp lên men sữa (Simons, 1994). Mục đích của việc sử dụng vi khuẩn nhằm acid
hóa sữa nhanh chóng làm giảm pH của sản phẩm lên men giúp ngăn ngừa sự phát triển
của vi khuẩn gây hư hỏng, đồng thời tạo hương vị cho sản phẩm cuối cùng.
Streptococcus (liên cầu khuẩn) thường không liên quan đến lợi ích sức khỏe và
một số có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, Streptococcus thermophilus, một trong
những loài kỵ khí tuỳ ý, và là một trong hai loài chính được sử dụng trong các sản
phẩm sữa chua, ngoài Lactobacillus bulgaricus.


11


2.2.5. Một số nghiên cứu chứng minh vi khuẩn LAB kháng các loài vi khuẩn gây
bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Một báo cáo của Schroder và ctv (1980) cho thấy L. plantarum có tác dụng ức
chế Vibrio sp. khi vi khuẩn này sinh trưởng trong môi trường chọn lọc của Bacillus
thuringiensis. Tuy nhiên, khi nuôi cấy trong môi trường khác thì vi khuẩn này lại mất
khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh.
Năm 1988, Strom chứng minh rằng Carnobacterium divergens, được phân lập
từ cá hồi Đại Tây Dương, sản xuất các chất ức chế sự tăng trưởng của các loài vi
khuẩn gây bệnh trên cá như V. anguillarum và V. salmonicida.
Lactobacillus lactic sản xuất ra nisin – là loại bacteriocin có hiệu quả và được
nghiên cứu nhiều nhất. Nisin có thể ức chế một vài vi khuẩn gây bệnh như Listeria
monocytogenes, Aeromonas hydrophila và Staphylococcus aureus (Lewus, 1991).
Carnobacterium sp. phân lập từ cá có khả năng sản xuất carnocin có tính kháng
vi khuẩn gây bệnh tốt hơn các vi khuẩn lactic khác (Stoffels và ctv, 1992). Hai loại
bacteriocin được phân lập từ C. piscicola và C. divergens có khả năng ức chế sự tăng
trưởng của L. monocytogenes (Pilet và ctv, 1995). C. piscicola có tính kháng với A.
hydrophila nhưng hiệu quả thấp hơn so với kháng L. monocytogenes (Lewus, 1991).
Lactobacillus và Carnobacterium phân lập từ luân trùng làm gia tăng tính
kháng của ấu trùng cá bơn đối với Vibrio sp. (Gatesoupe, 1994).
Nghiên cứu của Galindo (2004) cho thấy các chủng vi khuẩn thuộc chi
Lactobacillus được phân lập từ dạ dày – ruột của một số loài cá nước ngọt có khả năng
ức chế mạnh một số loài vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở cá như: Aeromonas hydrophila,
Edwardsiella tarda 524362.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Ngọc Trai (2011) đã phân lập
các chủng vi khuẩn LAB từ dạ dày và ruột cá tra và cá rô phi có khả năng ức chế
Aeromonas hydrophila và Edwardsiella ictaluri.


12


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 11/2013 tại phòng Sinh Học
Thực Nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, 116 Nguyễn Đình Chiểu,
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Vật liệu
3.2.1. Nguồn gốc mẫu khảo sát
Mẫu hệ tiêu hóa tôm sú và tôm thẻ chân trắng được thu từ các ao nuôi tôm
quảng canh ở tỉnh Cà Mau. Tổng cộng gồm 9 mẫu (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Nguồn gốc các mẫu tôm dùng trong nghiên cứu
STT

1

2

3

4

Ký hiệu
mẫu
T.CM.1.1 T.CM.1.3

T.CM.2.1 T.CM.2.3

T.CM.3.1


T.CM.3.2 T.CM.3.3

Tên mẫu

Địa điểm thu mẫu

Hệ tiêu hóa tôm sú

Xã Tân Trung,

thương phẩm

huyện Đầm Dơi,

(40 g/con)

tỉnh Cà Mau

Hệ tiêu hóa tôm sú

Xã Ngọc Chánh,

thương phẩm

huyện Đầm Dơi,

(30 g/con)

tỉnh Cà Mau


Hệ tiêu hóa tôm sú

Xã Tân Việt, huyện

thương phẩm

Đầm Dơi, tỉnh Cà

(30 g/con)

Mau

Hệ tiêu hóa tôm thẻ
chân trắng (20 g/con)

Xã Tân Việt, huyện
Đầm Dơi, tỉnh Cà

Tổng cộng

13

Mau

Số tôm trong một
mẫu
10 con chia làm 3
mẫu


10 con chia làm 3
mẫu

5 con

10 con chia làm 2
mẫu
9 mẫu


Mẫu hệ tiêu hóa cá tra được thu từ các ao nuôi cá tra thương phẩm và cá tra
giống ở tỉnh Đồng Tháp. Tổng cộng gồm 9 mẫu (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Nguồn gốc các mẫu cá tra dùng trong nghiên cứu
STT

1

2

3

4

Ký hiệu
mẫu

T.ĐT.1

T.ĐT.2


T.ĐT.3

G.ĐT.1 –
G.ĐT.2

5

G.ĐT.3 –
G.ĐT.4

6

G.ĐT.5 –
G.ĐT.6

Tên mẫu

Địa điểm thu mẫu

Hệ tiêu hóa

Trang trại thủy sản Hồng Mỹ, xã

cá tra thương

An Phong, Huyện Thanh Bình,

phẩm

tỉnh Đồng Tháp


Hệ tiêu hóa

Công ty Tô Châu, xã Tân Thành,

cá tra thương

huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng

phẩm

Tháp

Hệ tiêu hóa

Công ty Hùng Cá, xã Tân Thành,

cá tra thương

huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng

phẩm

Tháp

Hệ tiêu hóa
cá tra giống

Hệ tiêu hóa
cá tra giống


Hệ tiêu hóa
cá tra giống

Cơ sở sản xuất giống Phú Thuận,
xã Phú Thuận B, huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Cơ sở sản xuất giống Út Phước,
xã Phú Thuận B, huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Cơ sở sản xuất giống Hai Chúng,
xã Phú Thuận B, huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Tổng cộng

14

Số cá trong
một mẫu

4 con

3 con

3 con

10 con chia
làm 2 mẫu

10 con chia

làm 2 mẫu

10 con chia
làm 2 mẫu
9 mẫu


Hình 3.1 Mẫu tôm sú thương phẩm

Hình 3.2 Mẫu cá tra thương phẩm và cá tra giống

3.2.2. Hóa chất
Môi trường tăng sinh chọn lọc de Man, Rogosa, Sharpe Broth (MRSB –
Himedia) môi trường phân lập de Man, Rogosa, Sharpe Agar (MRSA – Himedia), môi
trường Nutrient Broth (NB – Himedia), Nutrient Agar (NA – Himedia), NaCl,
glycerol, thuốc nhuộm Gram, …
3.2.3. Dụng cụ và thiết bị
Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ ống nghiệm, ống falcon, đĩa petri, pipette, đầu típ
vô trùng, que cấy trang, que cấy vòng, đèn cồn, ống đong, erlene các loại, cây đục lỗ,
nhíp, lame…

15


×