Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH PHÒNG BỆNH TẠI MỘT SỐ TRẠI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.71 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
*****************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH PHÒNG BỆNH TẠI MỘT SỐ
TRẠI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TẤN ĐẠT
Lớp: DH08DY
Ngành: Dược Thú Y
Niên khóa: 2008 – 2013

THÁNG 08/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
*****************

NGUYỄN TẤN ĐẠT

KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH PHÒNG BỆNH TẠI MỘT SỐ
TRẠI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y chuyên ngành dược

Giáo viên hướng dẫn


PGS.TS.LÂM THỊ THU HƯƠNG

i


PHIẾU XÁC NHẬN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Tấn Đạt
Tên đề tài:“Khảo sát các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại một số trại heo trên địa
bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét,
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt Nghiệp khóa ngày06/09/2013.
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Lâm Thị Thu Hương

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn:
Công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ.
Chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu,quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ môn Khoa học Sinh Học Thú Y
cùng toàn thể quí thầy cô đã tận tình chỉ dạy giúp đỡ,nâng cao trình độ tri thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập.
Lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Lâm Thị Thu Hương
BSTY.Đinh Trường Sinh
Đã tận tình hướng dẫn,truyền đạt kiến thức,kinh nghiệm quí báu và tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và bảo vệ luận văn.
Chân thành cảm ơn:
Anh Trần Đức Minh và cô Đặng Thị Hạnh- công ty thuốc thú y Bayer Việt Nam
Cám ơn tất cả bạn bè lớp Dược Thú Y 34 đã động viên chia sẽ những khó khăn
trong suốt quá trình học tập.

iii


TÓM TẮT
Qua thời gian thực hiện đề tài: “khảo sát các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại một
số trại heo trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”. Từ ngày 1/12/2012 đến
30/5/2013, chúng tôi ghi nhận kết quả khảo sát 114 trại heo từ 50 nái trở lên như sau:


Nhóm trại 100 nái trở lên kiểm soát phương tiện ra vào trại tốt hơn so vớinhóm

trại từ 50 đến 100 nái về phun thuốc sát trùng (58,70 %), hạn chế ra vào tự do (39,13
%) nhưng cả 2 nhóm đều không chú trọng đến việc cho phương tiện vận chuyển qua hố
sát trùng. Về kiểm soát khách tham quan, công nhân thì nhóm trại trên 100 nái quản lý
tốt hơn nhóm còn lại về tắm, thay quần áo,giày ủng, cho ra vào tự do.


Đa số các trại sử dụng giếng khoan (trên 77 %) nhưng rất ít xử lý ( dưới 16 %).

Hầu hết chú trọng đến việc phun thuốc sát trùng định kì (trên 88%). Làm hố nhúng
chân trước mỗi dãy chuồng với tỉ lệ thấp (5,88 %). Hầu hết không chú trọng đến việc
diệt côn trùng, kiến, gián (93,88 %).



Cả 2 nhóm trại đều chú trọng đến việc tiêm phòng bắt buộc 2 chương trình

vaccine là dịch tả heo và lở mồm long móng (100 %). Ngoài ra cũng quan tâm đến việc
tiêm phòng các bệnh khuyến cáo như: giả dại, khô thai, hội chứng rối loạn sinh sản và
hô hấp, bệnh tiêu chảy do E.coli, bệnh viêm phổi địa phương, hội chứng còi cọc sau cai
sữa với tỉ lệ tương đối nhưng sử dụng không theo khuyến cáo thay đổi từ 0-50 %.


Cả 2 nhóm trại đều rất chú trọng đến việc phòng ngừa thiếu máu trên heo con do

thiếu sắt. Trại trên 100 nái có tỉ lệ tẩy giun (69,57 %) cao hơn trại từ 50 đến 100 nái.
Phần lớn cả nhóm trại đều chú trọng việc phòng cầu trùng (trên 83%) nhưng xem nhẹ
việc dùng kháng sinh phòng tiêu chảy và hô hấp ở cả 2 nhóm trại.


Ở trại từ 50 nái đến 100 nái thì các vấn đề thường xảy ra với tỉ lệ cao như: sẩy

thai (58,82 %), viêm tử cung (48,53 %), phối nhiều lần (67,65 %), còi cọc (66,18 %).

iv


MỤC LỤC

TRANG
Trang bìa ...................................................................................................................... i
Phiếu xác nhận giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... v

Danh sách các bảng .................................................................................................. viii
Danh sách các biểu đồ - hình ...................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu địa bàn huyện thống nhất, đồng nai ....................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 3
2.1.2 Khí hậu – thời tiết ............................................................................................... 4
2.1.3 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 4
2.1.4 Tình Hình chăn nuôi ........................................................................................... 4

v


2.2 Một số biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi ................................................ 5
2.2.1 Khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi........................................................ 5
2.2.2 Các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi .................................................. 6
2.3 Một số chương trình vaccine tiêm phòng theo quy định ....................................... 11
2.3.1 Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc .................................................................. 11
2.3.2 Chương trình vaccine bắt buộc phòng chống dịch tả heo................................... 11
2.3.3 Chương trình vaccine bắt buộc phòng chống lở mồm long móng trên heo ........ 12
2.3.4 Chương trình vaccine khuyến cáo phòng chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô
hấp (PRRS) ............................................................................................................... 13
2.4 Một số bệnh thường gặp trên heo ......................................................................... 14
2.4.1 Dịch tả heo ....................................................................................................... 14
2.4.2 Bệnh lở mồm long móng .................................................................................. 15
2.4.3 Bệnh khô thai.................................................................................................... 17
2.4.4 Bệnh giả dại ...................................................................................................... 19

2.4.5 Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) ................................................. 20
2.4.6 Bệnh tiêu chảy do E.coli ................................................................................... 22
2.4.7 Bệnh viêm phổi do Mycoplasma ....................................................................... 24
2.4.8 Hội chứng còi cọc sau cai sữa (PMWS) ............................................................ 26
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 28
3.1 Thời gian và đại điểm .......................................................................................... 28
3.2 Đối tượng khảo sát............................................................................................... 28
3.3 Vật liệu ................................................................................................................ 28

vi


3.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 30
3.5 Phương pháp tiến hành ........................................................................................ 30
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 32
4.1 Kết quả khảo sát việc quản lý ra vào trại .............................................................. 32
4.2 Điều kiện vệ sinh thú y trong trại ......................................................................... 36
4.3 Tình Hình phòng bệnh bằng vaccine tại các trại ................................................... 39
4.3.1 Kết quả khảo sát phòng bệnh bằng vaccine cho heo nái .................................... 39
4.3.2 Kết quả khảo sát phòng bệnh bằng vaccine cho heo con ................................... 43
4.4 Sử dụng thuốc phòng bệnh................................................................................... 45
4.5 Các vấn đề đang tồn tại trong trại ........................................................................ 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 53
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 53
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54
MỤC LỤC................................................................................................................ 57

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố địa bàn điều tra.............................................................................. 31
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát việc quản lý ra vào trại..................................................... 32
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát điều kiện vệ sinh thú y trong trại ...................................... 36
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát phòng bệnh bằng vaccine cho heo nái .............................. 39
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát phòng bệnh bằng vaccine cho heo con ............................. 43
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát phòng bệnh ...................................................................... 45
Bảng 4.6 Kết quả các vấn đề còn tồn tại trong trại ..................................................... 48

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất
Hình 2.2 Thận bị xuất huyết
Hình 2.3 Heo bị lở loét vùng da miệng
Hình 2.4 Thai chết ở nhiều giai đoạn khác nhau
Hình 2.5 Heo cai sữa bị chứng giật cầu mắt
Hình 2.6 Sẩy thai giai đoạn cuối ở heo nái
Hình 2.7 Tiêu chảy heo con theo mẹ
Hình 2.8 Bệnh tích viêm đối xứng
Hình 2.9 Heo còi cọc chậm lớn
Hình 4.1 Xe vận chuyển qua hố sát trùng trước khi vào trại
Hình 4.2 Nhà tắm trước khi vào khu vực chăn nuôi
Hình 4.3 Thay giày ủng trước khi vào khu chăn nuôi
Hình 4.4 Phun thuốc sát trùng định kì
Hình 4.5 Các loại thuốc sát trùng sử dụng trong trại
Hình 4.6 Hố nhúng chân trước mỗi dãy chuồng

Hình 4.7 Các loại vaccine sử dụng trong trại
Hình 4.8 Các loại thuốc sử dụng trong trại
Hình 4.9 Viêm vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh
Hình 4.10 Heo sau cai sữa bị còi cọc do PCV2 gây ra
Hình 4.11 Heo thịt bị triệu chứng

hô hấp

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển mạnh về số
lượng và chất lượng nhằm đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu
dùng trong nước và hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Vì thế các nhà nghiên cứu nông
nghiệp nước ta luôn tìm kiếm các giải pháp chăn nuôi - thú y khoa học phù hợp với
điều kiện thực địa để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành. Bên cạnh đó
song song với việc mở rộng quy mô, thì việc nâng cao ý thức và trình độ chuyên
môn cho người chăn nuôi là công việc hết sức quan trọng nhằm phát triển ngành
chăn nuôi nước ta.
Theo các báo cáo của Cục thú y gần đây, thì tình hình dịch bệnh vẫn xảy ra
thường xuyên và có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát gây thiệt hại nghiêm trọng.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hiện nay rằng vẫn còn một bộ phận không nhỏ
các nhà chăn nuôi vẫn chưa thấy được hết tầm quan trọng của việc thực hiện các
biện pháp“an toàn sinh học” một cách triệt để vì thế mà dịch bệnh vẫn xảy ra
thường xuyên. Thêm vào đó trong thời gian vừa qua, thị trường sản phẩm chăn nuôi
gặp nhiều khó khăn, giá bán ra thị trường thấp hơn giá thành sản phẩm, người chăn
nuôi hiện không có lời thậm chí là lỗ vốn. Do đó các nhà chăn nuôi phải tìm cách

để cắt giảm chi phí trong đó có thể có việc cắt giảm chi phí cho các biện pháp“an
toàn sinh học”.
Xuất pháp từ tình hình thực tế trên, được sự chấp thuận của Khoa Chăn nuôi
Thú y,trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Lâm Thị Thu Hương, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát các biện pháp

1


vệ sinh phòng bệnh tại một số trại heo trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh
Đồng Nai”.
1.2 Mục đích
Đánh giá tình hình áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và phòng bệnh bằng
vaccine tại một số trại heo, nhằm tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại ở các trại trên.
1.3 Yêu cầu


Điều tra tình hình việc thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh



Điều tra tình hình sử dụng vaccine và kháng sinh



Ghi nhận thực trạng dịch bệnh và các vấn đề đang tồn tại trong trại.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu địa bàn huyện Thống Nhất, Đồng Nai
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thống Nhất có địa giới hành chính phía bắc giáp huyện Định Quán,
phía đông giáp thị xã Long Khánh, phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ và Long Thành,
phía tây giáp huyện Trảng Bom (Hình 2.1). Với vị trí địa lý thuận lợi, huyện Thống
Nhất là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông quốc gia quan trọng nối liền các vùng
trung tâm kinh tế lớn, nên huyện có lợi thế trở thành vành đai thực phẩm phục vụ
cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp. Đồng thời do gần các khu công nghiệp
nên có điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch lao động, tranh thủ sự giúp đỡ của các
cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi vào phát triển mạnh chăn nuôi tập trung. Huyện có
tổng diện tích tự nhiên là 24,721 ha và tổng dân số là 155,790 người (2006) với 10
đơn vị hành chính cấp xã.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất
(Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, 2013)

3


2.1.2 Khí hậu – thời tiết
Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trưng nắng
nhiều, nhiệt độ cao (trung bình 25 – 260C) rất ít khi bị thiên tai và bão lũ nên ít tốn
kém cho việc xây dựng chuồng trại so với các vùng khác trong cả nước.Lượng mưa
lớn (2.139 mm/năm), nhưng phân hóa sâu sắc theo mùa, trong đó mùa mưa kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm trên 85 % tổng lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi trung bình 1.100 – 1.400 mm/năm, mùa khô lượng bốc hơi
thường chiếm 64 – 67 % tổng lượng bốc hơi cả năm.
Với đặc điểm thời tiết – khí hậu nắng nóng quanh năm, nhưng ôn hòa, thích

hợp cho việc phát triển các ngành chăn nuôi heo, gà, bò, dê… một số giống cao sản
chất lượng cao của thế giới như heo và gà nhập nội đều phát triển tốt.
2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Huyện Thống Nhất có điều kiện tự nhiên rất tốt cho phát triển ngành chăn
nuôi. Đất đai phân bố địa Hình tương đối bằng phẳng, ít dốc, thuận lợi để Hình
thành các vùng chăn nuôi tập trung.
Nguồn nước dồi dào từ nước bề mặt đến hệ nước ngầm, đồng thời có hệ
thống thủy lợi tốt nên phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp nói chung hay ngành
chăn nuôi heo nói riêng.
Nhìn chung, vị trí địa lý và mặt bằng cho phát triển chăn nuôi tập trung của
huyện Thống Nhất là thuận lợi, hiệu quả của chăn nuôi cao hơn so với trồng trọt,
nguồn nước ngầm đảm bảo, nhưng vị trí cụ thể và quy mô phát triển còn phải phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như phân bố dân cư, đường trục, cơ sở vật chất và phân
bố các nguồn nước cần được bảo vệ.
2.1.4 Tình Hình chăn nuôi
Từ năm 2000 đến này, chăn nuôi cả nước nói chung và tại địa phương nói
riêng đã có biểu hiện khởi sắc do ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật – công

4


nghệ, và có vai trò tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân hằng năm cao hơn 2 lần tốc độ phát triển
ngành trồng trọt, nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và công nghệ khá hiện
đại được hình thành và phát triển ngày một nhiều hơn.
Các loại vật nuôi tăng đàn nhanh gồm có heo và bò (bò thịt và bò sữa), trong
đó theo thống kê của phòng nông nghiệp huyện thì tổng đàn heo của huyện vào
khoảng 201.050 con (năm 2012). Trong giai đoạn 1995 – 2006 đàn heo của huyện
có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng bị giảm mạnh vào cuối năm 2006 và đầu 2007
do ảnh hưởng của giá bán giảm mạnh. Sau đó đàn heo của huyện đã phát triển và

phục hồi trở lại, cho đến cuối năm 2011 do giá bán giảm mạnh nên tổng đàn heo
cũng đã giảm khá mạnh. Các xã Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia
Tân 3 và Xã Lộ 25 là những xã chăn nuôi tập trung của huyện Thống Nhất chiếm
gần 90 % tổng đàn của huyện.
Cộng với lợi thế về vị trí địa lý và mặt bằng, định hướng phát triển chăn nuôi
của tỉnh Đồng Nai đã xác định Thống Nhất là một trong những huyện trọng điểm
chăn nuôi của tỉnh về phát triển chăn nuôi tập trung, thuận lợi về thu hút đầu tư cho
phát triển chăn nuôi công nghiệp.
2.2 Một số biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi
2.2.1 Khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi
An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các
biện pháp vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các
cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó.
Theo VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi heo an toàn tại Việt
Nam) để đảm bảo tính an toàn sinh học trong chăn nuôi, ta phải đảm bảo an toàn
quy trình với nhiều khâu như: chọn địa điểm nuôi, thiết kế chuồng trại, nhà kho,
thiết bị chăn nuôi; con giống và quản lý giống; vệ sinh chăn nuôi; quản lý thức ăn,
nước uống và nước vệ sinh; quản lý đàn heo; xuất bán heo; chu chuyển đàn và vận
chuyển đàn; quản lý dịch bệnh; bảo quản và sử dụng thuốc thú y; phòng trị bệnh;
5


quản lý chất thải và vệ sinh môi trường; kiểm soát côn trùng,loài gậm nhắm và động
vật khác.
2.2.2 Các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi
2.2.2.1 Quản lý vật nuôi mới nhập trại - ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh dịch
Bệnh truyền nhiễm thườnglan truyền trực tiếp từ con vật mang mầm bệnh
sang con vật chưa mắc bệnh. Có 3 chỉ dẫn chung để ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập
vào trại khi có lứa vật nuôi mới:
Đóng kín đàn vật nuôi

Sử dụng vật nuôi sinh trưởng trong trại của mình để duy trì và phát triển quy
mô chăn nuôi.
Không cho vật nuôi tiếp xúc "qua hàng rào" với động vật bên ngoài.
Không cho con đực từ ngoài vào để giao phối.
Không đưa vật nuôi ra ngoài trại rồi lại đưa vào trại.
Không nuôi hỗn độn nhiều lứa, nhiều giống và vật nuôi có nhiều độ tuổi khác
nhau trong cùng chuồng, dãy.
Trong cùng một ngăn, một dãy nên thực hiện nguyên tắc "cùng nhập, cùng
xuất", không nuôi gối đầu, luân chuyển trong một khu chuồng.
Cách ly vật nuôi mới nhập trại
Sử dụng chuồng nuôi, hệ thống cấp thức ăn và bãi nuôi (nếu có) riêng biệt để
nuôi lứa mới.
Không cho vật nuôi cũ và mới tiếp xúc nhau.
Chất thải đàn vật nuôi mới nhập không được đưa qua khu vực nuôi chung.
Nuôi cách ly đủ thời gian cần thiết (tuỳ thuộc vào loại vật nuôi) và theo dõi
mọi biểu hiện của bệnh dịch.
Kiểm tra bệnh dịch trước khi thả lứa mới vào chuồng nuôi chung.

6


Biết rõ nguồn gốc lứa mới và qua kiểm tra thú y
Cần biết rõ lai lịch của lứa mới, tình trạng bệnh dịch của nơi bán và các loại
vaccine đã được tiêm vào vật nuôi.
2.2.2.2 Hạn chế sự dịch chuyển trong trại của các vật chủ mang bệnh - ngăn
ngừa bệnh dịch phát tán
Mầm mống bệnh dịch như vi khuẩn, virus, nấm... có thể được mang theo từ
người và các loại động vật khác vào trại và trong điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và
phát tán trong khắp trại. Cần thực hiện các biện pháp sau:
Kiểm soát chim

Loại bỏ tất cả các lỗ, hốc nhỏ chim có thể làm tổ trong các mái nhà, bức
tường, bụi cây trong trại.
Các lỗ thông hơi và quạt gió cần có lưới chắn.
Không cho chim đậu vào khu vực chế biến thức ăn chăn nuôi của trại.
Loại bỏ những vật gần chuồng nuôi mà chim có thể đậu.
Kiểm soát loài gặm nhấm, chuột và chó, mèo
Các chuồng nuôi được thiết kế chống sự xâm nhập của các loài gặm nhấm.
Loại bỏ các ổ chuột, nơi trú ẩn của loài gặm nhấm trong trại nuôi.
Kho chứa thức ăn và bể nước cách xa chuồng nuôi.
Thường xuyên tổ chức diệt chuột và các loài gặm nhấm trong và xung quanh
trại nuôi.
Kiểm tra sự di chuyển của chó và mèo trong trại.
Hạn chế chó mèo tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi hoặc vào khu vực cho vật
nuôi ăn.
Chó và mèo nuôi trong trang trại phải tiêm vaccine.

7


Kiểm soát người
Kiểm soát khách thăm
Thông báo cho mọi nhân viên, khách thăm hoặc lái xe vào trại về các biện
pháp phòng dịch và đề nghị họ hợp tác thực hiện.
Không khuyến khích khách thăm vào chuồng nuôi và nơi vật nuôi ăn.
Hạn chế tối đa khách đã đi thăm trại chăn nuôi khác 1-5 ngày trước khi đến
trại.
Ngoài cổng trại nuôi treo biển "cấm vào" và không cho người lạ tự do vào
trại.
Không cho khách thăm tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi.
Cho khách vào những khu vực nhất định trong trại.

Bắt buộc khách thăm quan rửa giày khi vào và ra trại bằng cách nhúng chân
vào hố chứa dung dịch sát trùng.
Cấp ủng cao su hoặc túi bó giầy bằng chất dẻo, áo khoác sạch cho khách.
Kiểm soát nhân viên
Công nhân sau khi tiếp xúc với vật nuôi bằng tay phải rửa tay.
Công nhân làm việc trong chuồng nuôi phải mặc trang phục và đội mũ bảo
hiểm lao động. Quần áo lao động trong trại cần được khử trùng trước khi giặt.
Hạn chế tối đa công nhân đi từ khu vực chăn nuôi này sang khu vực chăn
nuôi khác trong trại hay tiếp xúc với quá nhiều nhóm vật nuôi trong một ngày.
Nhân viên trại nuôi không nên chăn nuôi thêm ở gia đình mình. Cán bộ thú y
của trại không hành nghề thú y bên ngoài.
Không mang các loại thực phẩm sống vào khu vực quanh chuồng nuôi để
nấu ăn. Nhìn chung không mang thức ăn có nguồn gốc sản phẩm thịt vào trại nuôi.

8


Kiểm soát phương tiện chuyên chở trong trại
Tổ chức đường vận chuyển thức ăn không qua khu vực bị nhiễm phân.
Không dùng chung phương tiện vận chuyển phân với trại nuôi bên cạnh.
Không dùng phương tiện chở phân để chở thức ăn, trong trường hợp cần phải
dùng thì cần rửa rất sạch trước khi chở thức ăn.
Bố trí kho thức ăn cách xa hố chứa phân, tránh làm đường đi chung đến hai
nơi.
Kiểm soát thức ăn và đồ dùng cho vật nuôi ăn
Mua thức ăn có chất lượng bảo đảm và đã được kiểm tra.
Tránh để thức ăn bị nhiễm hóa chất, chất bảo vệ thực vật và thuốc chữa bệnh
trong quá trình bảo quản.
Không để thức ăn bị nhiễm phân.
Sắp xếp các loại thức ăn cẩn thận để không cho vật nuôi ăn nhầm thức ăn.

Bảo quản thức ăn đúng quy cách.
Cho vật nuôi uống nước có chất lượng đảm bảo, đã được khử trùng và luôn
làm sạch hệ thống cấp nước.
Làm sạch dụng cụ chăn nuôi
Mỗi khu chuồng nên có dụng cụ chăn nuôi riêng. Nếu cần luân chuyển trong
trại thì phải rửa sạch và sát trùng khi đưa từ khu chuồng này sang khu chuồng khác.
Dụng cụ chăn nuôi mang vào hoặc mang ra khỏi trại cần được rửa sạch và sát
trùng bên trong, bên ngoài và sau thời gian sát trùng cần thiết mới dùng.
2.2.2.3 Quản lý vệ sinh và sát trùng - Ngăn chặn sự phát sinh của dịch bệnh
Sự phát sinh của dịch bệnh từ bên trong trại nuôi giảm khi các biện pháp vệ
sinh phòng bệnh được thực hiệnnhư sau:

9


Xử lý xác động vật
Đưa ra ngoài trại xác động vật chết trong vòng 48 tiếng (sau khi động vật
chết).
Gọi đội chuyên xử lý xác động vật chết đến để mang xác đi.
Nếu phải chôn trong trại thì cần chôn xác vật nuôi tối thiểu ở độ sâu 0,6m.
Vệ sinh và sát trùng toàn bộ khu vực ngay sau khi đã đưa xác vật nuôi đi.
Mặc quần áo bảo hộ khi vệ sinh và sát trùng chuồng trại lưu giữ xác vật nuôi.
Giữ xác vật nuôi nhỏ trong những thùng chứa cho đến khi đem vứt bỏ.
Quản lý phân và chống ruồi nhặng
Xây dựng và láp đặt hệ thống chứa phân nhằm ngăn chăn sự ô nhiễm môi
trường phù hợp với các tiêu chuẩn về vệ sinh chăn nuôi.
Ủ và chứa đựng phân đúng qui cách để loại trừ hầu hết các loại dịch bệnh từ
vi khuẩn.
Thường xuyên lấy phân cũ trong các bể chứa để không cho động vật ký sinh
và ruồi sống qua chu kỳ sống ở đó.

Hạn chế sự phát triển của ruồi bằng cách dọn phân, sử dụng các loại bẫy, các
loại mồi và giấy dính ruồi, sử dụng thuốc diệt côn trùng.
Sát trùng chuồng nuôi
Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được sát trùng định
kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành sát trùng toàn bộ chuồng nuôi
theo chế độ tổng vệ sinh và sát trùng trước khi nuôi lứa mới.
Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực
hiện chế độ sát trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y.

10


Sử dụng các chất sát trùng
Phải có tác dụng diệt khuẩn, nấm và virus.
Có tác dụng sát trùng rác hữu cơ (nhiễm phân).
Không bị giảm tác dụng khi pha vào trong nước có độ cứng cao.
Lưu tác dụng trong một thời gian nhất định sau khi đã tiếp xúc với vật được
sát trùng.
Có thể kết hợp sử dụng với các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
Có thể sử dụng cho các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi (không ăn mòn, làm
hỏng).
Không làm ô nhiễm môi trường và được phép sử dụng.
Thích hợp với mục đích sử dụng (vì thông thường không phải chất sát trùng
nào cũng đều diệt được mọi vi sinh gây bệnh).
Thực hiện tốt an toàn sinh học kết hợp với tiêm vaccine cho vật nuôi là cơ sở
đảm bảo cho thành công trong việc phòng chống dịch bệnh.
2.3 Một số chương trình vaccine tiêm phòng theo quy định của Cục thú y
2.3.1 Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc trên heo theo quy định
Theo quyết định số 63/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn về việc ban hành quy định về tiêm phòng bắt buộc vaccine cho gia súc,
gia cầm thì các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc bao gồm:


Bệnh Lở mồm long móng



Bệnh Dịch tả heo



Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò, heo.

2.3.2 Chương trình vaccine bắt buộc phòng,chống dịch tả heo
Theo quyết định số 4/2011/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn về việc ban hành quy định phòng,chống bệnh dịch tả heo như sau:

11


Tiêm phòng bệnh dịch tả heo phải được thực hiện định kỳ mỗi năm 2 lần vào
tháng 3-4 và tháng 9-10. Tiêm phòng bổ sung đối với heo mới sinh, heo chưa được
tiêm trong thời gian tiêm định kỳ, tiêm nhắc lại đối với heo hết thời gian miễn dịch.
Tiêm phòng bệnh dịch tả heo phải thực hiện như sau:
Đối với heo con sinh ra từ heo mẹ đã được tiêm phòng: tiêm cho heo con từ
35 - 45 ngày tuổi.
Đối với heo con sinh ra từ heo mẹ chưa được tiêm phòng: có thể tiêm cho
heo con 7 ngày tuổi, sau 3 tuần sau tiêm nhắc lại hoặc tiêm cho heo con 14 ngày
tuổi, sau 2 tuần sau tiêm nhắc lại.

Đối với heo nái mang thai: tiêm phòng trong thời gian mang thai từ 30 - 85
ngày mang thai.
Các cơ sở chăn nuôi heo giống, cơ sở chăn nuôi heo quy mô tập trung (số
lượng heo nuôi từ 200 con trở lên) phải thực hiện giám sát huyết thanh sau tiêm
phòng để bảo đảm đàn heo được tiêm phòng có miễn dịch bảo hộ.
2.3.3 Chương trình vaccine bắt buộc phòng,chống lở mồm long móng trên heo
(FMD: foot and mouth disease)
Theo quyết định số 38/2006/QĐ-BNN của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn về việc ban hành quy định phòng,chống FMD qui định như
sau:
Tiêm phòng định kỳ vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm,lần sau cách lần
trước 6 tháng.
Tiêm bổ sung cho những con mới phát sinh,chưa được tiêm phòng trong 2
đợt chính:
Tiêm phòng lần đầu cho heo từ 2 tuần tuổi trở lên và tiêm nhắc lại sau 4
tuần.Sau đó cứ sau 6 tháng sau tiêm nhắc lại một lần cho heo nái và đực giống.
Đối với heo nái cần tiêm nhắc lại trước khi đẻ 2-3 tuần để tăng miễn dịch thụ
động cho heo con.

12


Việc sử dụng vaccine phải đảm bảo các yêu cầu:
Vaccine phải có trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ban hành.
Trong trường chống dịch khẩn cấp,được sử dụng các loại vaccine ngoài danh
mục theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đảm bảo điều kiện bảo quản vaccine, kỹ thuật tiêm, liều lượng, đường tiêm,
quy trình tiêm phòng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine.
2.3.4 Chương trình vaccine khuyến cáo phòng,chống hội chứng rối loạn hô hấp

và sinh sản (PRRS: porcine reproductive and respiratory syndrome)
Theo quyết định số 80/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp Và Phát triển
Nông thôn về việc ban hành quy định phòng, chống PRRS như sau:
Người chăn nuôi chủ động tiêm vaccine phòng các bệnh cho heo theo quy
định; sử dụng các loại thuốc tăng sức đề kháng cho heo.
Cục Thú y hướng dẫn cụ thể việc sử dụng vắc xin nhược độc (chủng JXA1-R)
phòng PRRS theo quyết định số 2128/TY-DT của Cục Thú Y:
Đối tượng tiêm phòng
Lợn từ 14 ngày tuổi trở lên.
Lợn nái trước khi phối giống và đực giống (Lưu ý: ngừng khai thác tinh
trong vòng 2 tháng kể từ lúc tiêm phòng).
Tiêm phòng cho heo ở vùng có nguy cơ cao,trại heo giống,trại heo nuôi tập
trung.
Liều lượng
Đối với heo con từ 14 ngày tuổi đến dưới 30 ngày tuổi tiêm 1ml (1/2 liều),
sau 28 ngày tiêm nhắc lại 2ml (1 liều), sau đó cứ 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần với
lượng 2ml (1 liều).

13


Đối với heo trên 30 ngày tuổi tiêm lượng 2ml (1 liều), sau đó cứ 4 tháng tiêm
nhắc lại 1 lần với lượng 2ml (1 liều).
2.4 Một số bệnh thường gặp trên heo
2.4.1 Dịch tả heo
Đây là bệnh truyền nhiễm do virus lây lan rất mạnh, bệnh số và tử số cao trên
đàn nhạy cảm. Đặc điểm của bệnh là gây bại huyết, xuất huyết hoại tử ở nhiều cơ
quan tiêu hóa.
Căn bệnh:virus thuộc họ Flaviridae, giống Pestivirus. Không nhân lên ở
động vật không xương sống, có phản ứng chéo giữa các virus trong giống, kích

thước 40nm, đối xứng 2 mặt, có vỏ bọc.
Đường xâm nhập:qua đường tiêu hóa là chủ yếu, ngoài ra có thể theo đường
hô hấp, đường sinh dục hay qua da bị tổn thương.
Cách lây lan:lây trực tiếp qua nuôi nhốt chung, nhất là mật độ cao, chuyên
chở. Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, phân, nước tiểu, dụng cụ chăn nuôi,
động vật trung gian mang truyền mầm bệnh (chó, ruồi, muỗi..).
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 5 – 10 ngày
Thể quá cấp: heo sốt 41 – 420C, phần da mỏng ửng đỏ, chết nhanh 1 – 2
ngày. Có thể chết một vài heo con (5 – 30 kg) và những con khác có triệu chứng cấp
tính trong bầy.
Thể cấp tính: heo có biểu hiện ủ rủ, kém ăn, táo bón, thở mạnh, khát nước,
trên da xuất hiện những vết xuất huyết. Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, phân vàng, nâu
hoặc đỏ, giai đoạn cuối heo có triệu chứng thần kinh.
Thể mãn tính: heo có thể chết sau 30 – 95 ngày bắt đầu bệnh, heo gầy ốm,
lúc táo bón lúc tiêu chảy, thở khó, trên da có những vết đỏ và hoại tử ở tai.

14


Bệnh tích:trên da có những vết xuất huyết điểm hay xuất huyết đốm, sưng
hạch hầu họng, hạch dưới hàm, hạch bẹn. Thận xuất huyết điểm hay đốm (Hình
2.2), lách nhồi huyết ở rìa. . Giai đoạn cuối: ở ruột non, mảng Peyer, van hồi manh
tràng… xuất hiện những nốt loét Hình cúc áo. Số lượng bạch cầu giảm (< 10000),
phổi xuất huyết điểm hay nhồi huyết.

Hình 2.2 Thận bị xuất huyết
(Nguồn: Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y, 2010)
2.4.2Bệnh lở mồm long móng
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc Picornaviridae gây nên trên

heo và nhiều gia súc khác (trừ ngựa), với đặc điểm gây thủy hóa tế bào thượng bì
Hình thành viêm bọng nước dẫn đến lỡ mồm long móng. Tử vong thường không
cao, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao.
Căn bệnh: virus thuộc họ Picornaviridea, giống Aphthovirus,có kích thước
20-30nm,capside gồm 60 capsomeres tạo bởi 3 nhóm protein: VP1, VP2,
VP3.Không có vỏ bọc.
Đường xâm nhập:qua da và niêm mạc (đường tiêu hóa, hô hấp).
Cách lây lan
Trực tiếp: nuôi nhốt chung thú bệnh và thú khỏe.

15


×