Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG XƯƠNG KHỚP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG XƯƠNG
KHỚP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ
ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y TP.HCM

Sinh viên thực hiện : PHẠM HUỲNH THANH TRÚC
Lớp

: DH08TY

Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2008 – 2013

THÁNG 08/2013

1


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

PHẠM HUỲNH THANH TRÚC

KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG HỢP TỔN THƯƠNG XƯƠNG
KHỚP TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI
TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ
ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y TP.HCM
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUANG THÔNG

THÁNG 08/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: PHẠM HUỲNH THANH TRÚC
Tên luận văn “Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó
và hiệu quả điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú
Y TP.HCM”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú
Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Ngày ….. tháng ….. năm 2013
Giáo viên hướng dẫn


TS. Lê Quang Thông

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến ba m ẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo
mọi điều kiện cho con học tập, rèn luyện tri thức và đạo đức.
Xin chân thành biết ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm

TP. Hồ

Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô
Trường Đại Học Nông Lâm TP . Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS . Lê Quang Thông và BSTY
Trương Đức Dũng đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh, Ban lãnh
đạo Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị
trong Tổ Điều Trị thuộc Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn đã luôn luôn chia

sẻ, động

viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.

TP.HCM, 08/2013
Phạm Huỳnh Thanh Trúc


iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả
điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.HCM”
được thực hiện trong thời gian từ ngày 21/02/2013 đến ngày 22/06/2013. Qua thời
gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã ghi nhận trong 5.869 trường hợp chó đến khám
có 125 trường hợp bị tổn thương xương khớp, chiếm tỷ lệ 2,13 %.
Các trường hợp tổn thương xương khớp xảy ra ở con đực nhiều hơn so với
con cái; ở nhóm giống chó nội cao hơn nhóm chó ngoại và gặp nhiều nhất là ở lứa
tuổi < 12 tháng, kế đến là lứa tuổi 12 - 36 tháng và thấp nhất là ở lứa tuổi > 36
tháng. Trong các loại tổn thương thì trường hợp gãy xương chiếm tỷ lệ cao nhất,
cao thứ hai là viêm khớp, kế đến là trật khớp, viêm bao khớp, hoại tử xương và thấp
nhất là trường hợp u xương. Các trường hợp tổn thương xương khớp ở chi sau cao
hơn so với ở chi trước và ở vùng khác.
Các trường hợp gãy xương chủ yếu là gãy kín và gãy hoàn toàn. Các trường
hợp gãy ngang chiếm tỷ lệ cao hơn dạng gãy xéo và gãy nhiều đoạn. Tất cả các
trường hợp gãy trên xương dài đều ở vị trí thân xương.
Có 60,8 % các trường hợp tổn thương xương khớp được điều trị ngoại khoa,
các trường hợp còn lại được điều trị nội khoa. Các trường hợp tổn thương trên khớp
có hiệu quả điều trị tốt hơn so với các trường hợp tổn thương trên xương. Nhìn
chung, hiệu quả điều trị các trường hợp tổn thương xương khớp ở đây là khá cao.
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị gãy xương là phương
pháp bó bột, kế đến là phương pháp nội khoa, phương pháp phẫu thuật đinh xuyên
tủy và thấp nhất là phương pháp nẹp vít. Đối với các trường hợp gãy xương dạng
đơn giản thì phương pháp bó bột vẫn cho hiệu quả điều trị cao mà chi phí điều trị lại
thấp trong khi phương pháp phẫu thuật đinh xuyên tủy và nẹp vít thường được áp
dụng trong những trường hợp gãy xương nặng, phức tạp và cũng mang lại hiệu quả

điều trị khá cao. Hiệu quả điều trị của phương pháp nội khoa trong điều trị gãy
xương thì rất thấp.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .................................................................................................................. i
Phiếu xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................. ii
Lời cảm tạ .............................................................................................................. iii
Tóm tắt ................................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các bảng .............................................................................................. viii
Danh sách các hình ................................................................................................. ix
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ........................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về hệ xương ..................................................................................... 3
2.1.1 Chức năng của xương ..................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại xương .............................................................................................. 3
2.1.3 Cấu tạo của xương .......................................................................................... 4
2.1.4 Sự hình thành và phát triển của xương ............................................................ 5
2.2 Tổng quan về hệ khớp ....................................................................................... 6
2.2.1 Định nghĩa ...................................................................................................... 6
2.2.2 Phân loại khớp ................................................................................................ 7
2.2.3 Đặc điểm cấu tạo của bao khớp....................................................................... 8

2.3 Một số trường hợp tổn thương trên hệ xương khớp của chó ............................... 8
2.3.1 Gãy xương ...................................................................................................... 8
2.3.1.1 Định nghĩa ................................................................................................... 8
2.3.1.2 Nguyên nhân ................................................................................................ 9

v


2.3.1.3 Các yếu tố nguy cơ gây gãy xương .............................................................. 9
2.3.1.4 Phân loại .................................................................................................... 10
2.3.1.5 Triệu chứng ............................................................................................... 11
2.3.1.6 Quá trình lành xương ................................................................................. 12
2.3.1.7 Điều trị gãy xương ..................................................................................... 12
2.3.1.7.1 Phương pháp không phẫu thuật ............................................................... 12
2.3.1.7.2 Phương pháp phẫu thuật .......................................................................... 15
2.3.1.7.3 Chăm sóc hậu phẫu ................................................................................. 18
2.3.2 U xương........................................................................................................ 18
2.3.3 Hoại tử xương............................................................................................... 19
2.3.4 Trật khớp ...................................................................................................... 20
2.3.5 Viêm khớp .................................................................................................... 21
2.3.5.1 Viêm khớp thể tương dịch.......................................................................... 21
2.3.5.2 Viêm khớp hóa mủ .................................................................................... 21
2.3.5.3 Viêm thấp khớp ......................................................................................... 22
2.3.6 Viêm bao khớp ............................................................................................. 22
2.3.6.1 Viêm bao niêm dịch ................................................................................... 22
2.3.6.2 Viêm bao hoạt dịch .................................................................................... 23
2.4 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu trước đây ........................................ 23
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................... 25
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 25
3.2 Đối tượng khảo sát........................................................................................... 25

3.3 Nội dung khảo sát ............................................................................................ 25
3.4 Phương pháp thực hiện .................................................................................... 25
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ và phân loại các trường hợp tổn thương xương khớp .............. 25
3.4.1.1 Dụng cụ ..................................................................................................... 25
3.4.1.2 Phương pháp tiến hành............................................................................... 26
3.4.1.3 Chỉ tiêu khảo sát ........................................................................................ 26
3.4.2 Khảo sát các liệu pháp và hiệu quả điều trị ................................................... 27

vi


3.4.2.1 Dụng cụ và thuốc thú y .............................................................................. 27
3.4.2.2 Phương pháp tiến hành............................................................................... 28
3.4.2.3 Chỉ tiêu khảo sát ........................................................................................ 31
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 32
4.1 Kết quả khảo sát về tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp .................................. 32
4.1.1 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp trên tổng số chó đến khám ................... 32
4.1.2 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo nhóm giống .................................. 33
4.1.3 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo giới tính ....................................... 33
4.1.4 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo lứa tuổi......................................... 34
4.1.5 Tỷ lệ các loại tổn thương xương khớp ........................................................... 35
4.1.6 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp ở chi trước và chi sau ........................... 36
4.1.7 Tỷ lệ chó bị gãy xương theo các cách phân loại gãy xương ........................... 38
4.2 Kết quả khảo sát về hiệu quả điều trị ............................................................... 39
4.2.1 Hiệu quả điều trị các trường hợp tổn thương xương khớp ............................. 39
4.2.1.1 Tỷ lệ các trường hợp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa ..................... 39
4.2.1.2 Tỷ lệ khỏi bệnh .......................................................................................... 40
4.2.2 Hiệu quả điều trị gãy xương .......................................................................... 41
4.2.2.1 Tỷ lệ các loại phương pháp điều trị gãy xương........................................... 41

4.2.2.2 Thời gian thực hiện bó bột và phẫu thuật (đinh xuyên tủy và nẹp vít) ........ 42
4.2.2.3 Tai biến trong và sau khi điều trị ................................................................ 43
4.2.2.4 Thời gian lành da ....................................................................................... 44
4.2.2.5 Chi phí điều trị ........................................................................................... 45
4.2.2.6 Tỷ lệ các trường hợp lành xương sau khi điều trị ....................................... 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 48
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 52

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo nhóm giống ........................... 33
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo giới tính ................................. 34
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp theo lứa tuổi .................................. 34
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp ở chi trước và chi sau .................... 36
Bảng 4.5 Tỷ lệ chó bị gãy xương ở chi trước và chi sau ........................................ 37
Bảng 4.6 Tỷ lệ các trường hợp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa ................. 40
Bảng 4.7 Tỷ lệ khỏi bệnh ...................................................................................... 41
Bảng 4.8 Tỷ lệ các phương pháp điều trị gãy xương.............................................. 41
Bảng 4.9 Tỷ lệ tai biến sau khi điều trị .................................................................. 44
Bảng 4.10 Tỷ lệ các trường hợp lành xương sau khi điều trị .................................. 46

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Cấu trúc một xương dài ............................................................................ 4
Hình 2.2 Cấu tạo của xương.................................................................................... 5
Hình 2.3 Cấu tạo của khớp ...................................................................................... 6
Hình 2.4 Gãy xương kín và gãy xương hở............................................................. 10
Hình 2.5 Gãy hoàn toàn và gãy không hoàn toàn .................................................. 11
Hình 2.6 Các dạng gãy trên xương dài .................................................................. 11
Hình 2.7 Quá trình lành xương.............................................................................. 12
Hình 2.8 Phương pháp Robert Jones ..................................................................... 13
Hình 2.9 Vị trí bó bột tùy theo vị trí gãy xương .................................................... 14
Hình 2.10 Phương pháp bó bột thạch cao .............................................................. 14
Hình 2.11 Phương pháp cố định trong bằng nẹp vít ............................................... 15
Hình 2.12 Phương pháp cố định trong bằng đinh xuyên tủy .................................. 16
Hình 2.13 Các loại khung nẹp ............................................................................... 17
Hình 2.14 Hỉnh ảnh X – quang u xương trên xương quay chó ............................... 19
Hình 3.1 Chó 3 tuổi bị gãy xương trụ và xương quay được điều trị bằng phương
pháp bó bột thạch cao ............................................................................................ 28
Hình 3.2 Chó bị gãy xương ống quyển điều trị bằng phương pháp đinh xuyên tủy 29
Hình 3.3 Hình ảnh X – quang chó ta 1 tuổi bị gãy xương đùi trước và sau khi điều
trị bằng phương pháp nẹp vít ................................................................................. 30
Hình 4.1 Chó Berger 12 tuổi bị u xương trụ và xương quay .................................. 36
Hình 4.2 Trường hợp gãy xương hở: chó ta 5 tuổi bị gãy xương ống quyển .......... 38
Hình 4.3 Hình ảnh X – quang trường hợp gãy không hoàn toàn: chó ta 2 tháng tuổi
bị gãy xương ống quyển ........................................................................................ 38
Hình 4.4 Hình ảnh X – quang trường hợp gãy xéo và gãy nhiều đoạn ................... 39
Hình 4.5 Chân bị sưng to sau khi bó bột 8 ngày trên chó bị gãy xương ống quyển 44

ix



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó bị tổn thương xương khớp trên tổng số chó đến khám......... 32
Biểu đồ 4.2 Các loại tổn thương xương khớp ........................................................ 35
Biểu đồ 4.3 Thời gian thực hiện bó bột và phẫu thuật............................................ 42
Biểu đồ 4.4 Chi phí điều trị gãy xương.................................................................. 45

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việc nuôi chó làm thú cưng đang ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam. Bởi
lẽ, nhiệm vụ của một chú chó ngày nay không chỉ đơn giản là giữ nhà hay săn bắt
như trước đây mà còn là một người bạn trung thành, một người dẫn đường hay là
một cảnh khuyển… Và vì vậy, việc chăm sóc thú bệnh đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt
khe hơn, việc chẩn đoán và điều trị cũng cần độ chính xác và có hiệu quả cao hơn.
Chăm sóc những chú chó chúng ta không chỉ chú ý đến những bệnh truyền
nhiễm hay bệnh nội khoa mà cần quan tâm đến một nhóm bệnh khác cũng quan
trọng không kém, đó là bệnh về xương khớp. Chó có một bộ xương tương đối vững
chắc, là cơ sở để sinh trưởng và phát triển tốt; do đó, sự tổn thương trên xương khớp
có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của chúng. Nếu thú nuôi không được quản lý tốt
thì không tránh khỏi những nguy cơ như tai nạn giao thông, cắn nhau, hay bị đánh
đập sẽ gây nên những tổn thương trên xương và khớp như gãy xương, nứt xương,
trật khớp... Hay nếu thú nuôi không có khẩu phần ăn thích hợp cũng có thể dẫn đến
các bệnh lý khác trên xương như u xương, xương mềm, loãng xương, còi xương…
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc điều trị các bệnh lý
trên xương khớp, trên thế giới đã có nhiều phương pháp cho hiệu quả cao như:

phương pháp bó bằng sợi thủy tinh, phẫu thuật đinh xuyên tủy, phẫu thuật nẹp vít,
cố định ngoài... Riêng ở Việt Nam, ngoài phương pháp bó bột thạch cao được sử
dụng phổ biến, thì việc vận dụng các phương pháp mới còn khá hạn chế, chỉ có ở
những bệnh viện thú y lớn và được trang bị tốt. Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và

1


Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.HCM là một trong những địa chỉ đáp ứng được nhu cầu
trên.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của bộ môn Thú Y Lâm
sàng, khoa Chăn Nuôi - Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và với sự
hướng dẫn của TS. Lê Quang Thông, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát các trường hợp tổn thương xương khớp trên chó và hiệu quả
điều trị tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y
TP.HCM”
1.2 Mục đích
Đánh giá tỷ lệ về các trường hợp bị tổn thương xương khớp và hiệu quả của
các liệu pháp điều trị trên chó được mang đến khám tại Trạm Chẩn Đoán Xét
Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.HCM.
1.3 Yêu cầu
- Theo dõi, ghi nhận và phân loại các trường hợp chó bị tổn thương xương khớp.
- Ghi nhận các liệu pháp điều trị.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị các trường hợp đã ghi nhận.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về hệ xương
Bộ xương của thú là khung sườn cấu tạo từ sự kết hợp giữa các xương riêng
lẻ giúp cho thú có hình dạng, kích thước khác biệt. Sự hiện diện của bộ xương là
đặc điểm chính thể hiện cho loài động vật có xương sống.
2.1.1 Chức năng của xương
Theo Phan Quang Bá (2009), các xương trong cơ thể có chức năng như sau:
- Là các phần tử cứng rắn nhưng thụ động. Sự vận động của nó nhờ vào các
cơ (bắp thịt) tác động lên theo nguyên tắc đòn bẩy (chức năng vận động của xương).
- Làm thành bộ khung hoặc các xoang che chở các cơ quan có vai trò quan
trọng hoặc dễ bị tổn thương như: não, tủy sống, các cơ quan của bộ máy tuần hoàn,
bộ máy hô hấp…
- Giữ vai trò quan trọng trong việc dự trữ chất khoáng nhất là canxi, photpho
cho cơ thể.
- Tủy xương tham gia vào việc tạo huyết.
2.1.2 Phân loại xương
Theo Phan Quang Bá (2009), xương được phân loại thành 4 nhóm bao gồm:
xương dài, xương ngắn, xương dẹp và xương phức tạp.
Xương dài là các xương có 1 chiều đo rất lớn so với các chiều còn lại. Đặc
biệt của nhóm này là có sự hiện diện của xoang tuỷ nằm ở trung tâm và kéo dài theo
chiều dài xương. Các xương dài thường thấy trên các chi như xương cánh tay,
xương bàn tay, xương đùi… Trong nhóm này, người ta phân biệt thêm nhóm xương

3


nối dài – là các xương có hình dáng tương tự các xương dài nhưng không có sự hiện
diện của xoang tuỷ (như các xương sườn, xương trâm cài…). Cấu trúc của một
xương dài gồm các phần: đầu xương, đĩa sụn tăng trưởng, hành xương và thân
xương. Đầu xương tăng trưởng được bao bọc bởi một bao sụn ở cả hai đầu gọi là
sụn đầu khớp. Hành xương nằm ngay dưới đĩa sụn tăng trưởng và giới hạn là thân

xương. Thân xương là một ống dài ở giữa, bên trong chứa tủy xương.

Hình 2.1 Cấu trúc một xương dài (Nguồn: www.web-books.com)
Xương ngắn là các xương có kích thước các chiều đo gần tương đương nhau.
Các xương ngắn thường nhỏ nhưng có sức chịu đựng áp lực rất lớn, thường hiện
diện ở các vùng cổ tay, cổ chân, các ngón…
Xương dẹp có 1 chiều hướng rất nhỏ so với các chiều còn lại. Các xương này
mỏng, thường ghép lại với nhau thành các xoang để che chở một số nội quan khác
như tạo thành xoang sọ, xoang chậu.
Xương phức tạp không có hình dáng nhất định. Một số xương loại này chứa
các cơ quan quan trọng như xương thái dương chứa cơ quan thính giác, các đốt
sống chứa tuỷ sống. Các xương phức tạp chỉ hiện diện trên đầu và trục sống của thú.
2.1.3 Cấu tạo của xương
Nếu cưa dọc hoặc ngang một xương nói chung, ta thấy có các phần sau đây:
Ngoài cùng là một màng bao mỏng gọi là ngoại cốt mạc, lớp màng này không hiện

4


diện ở các đầu khớp. Kế tiếp là lớp mô xương, có 2 loại là mô xương đặc và mô
xương xốp. Trong cùng là xoang tủy chứa tủy xương, chỉ hiện diện trên xương dài.
Mô xương đặc là lớp xương mịn, rắn chắc, màu vàng nhạt, sắp xếp thành
từng lớp mỏng gọi là các phiến xương. Các phiến xương này bao quanh hệ thống
ống rất nhỏ, chạy theo chiều dài xương gọi là các ống Havers. Ngoài ra còn có kênh
Volkmann nhỏ hơn và thẳng góc với trục xương. Các kênh này thông với nhau và
chứa mạch máu, thần kinh và mô liên kết. Trong lớp mô xương xốp thì các ống
Havers và các ống Volkmann hòa lẫn vào nhau, đồng thời tăng số lượng lên rất
nhiều, làm cho xương có nhiều hốc rất nhỏ như bọt bể, do đó xương có độ xốp.

Hình 2.2 Cấu tạo của xương (Nguồn: www.web-books.com)

Tủy xương là một chất dịch lỏng nằm trong xoang tủy hoặc trong các hốc
của mô xương xốp, chứa rất nhiều chất béo. Trên thú có sức khỏe bình thường
người ta tìm thấy 2 loại tủy là tủy đỏ và tủy vàng. Trên thú già yếu hoặc bệnh tật
còn thấy thêm loại tủy xám. (Phan Quang Bá, 2009)
2.1.4 Sự hình thành và phát triển của xương
Theo Phan Quang Bá (2009), phần lớn các xương được hình thành và phát
triển qua 3 giai đoạn: đầu tiên hình thành màng rồi chuyển thành sụn, cuối cùng
thành xương. Bộ xương được phát triển từ trung mô.

5


Trong giai đoạn đầu, bộ xương của phôi gồm một dây sống. Ở một số động
vật có xương cấp thấp, dây sống tồn tại suốt đời, sau đó xung quanh dây sống xuất
hiện nhu mô và về sau biến thành cột sống. Cũng vào thời điểm này, chất nhu mô
xuất hiện ở nhiều nơi khác trong phôi để tạo nên bộ xương nguyên thủy gọi là
xương màng. Kế tiếp, màng biến thành sụn, rồi sụn được cốt hóa để thành xương.
Quá trình cốt hóa là sụn được hủy hoại và mô xương thay thế. Trong những xương
nguyên thủy, xuất hiện nhiều điểm cốt hóa. Các điểm này lan dần ra và thay thế cho
môi trường sụn.
Trong các xương dài, giữa thân xương và hai đầu xương còn tồn tại một lớp
sụn trong một thời gian khá dài còn gọi là sụn tiếp hợp đầu xương. Các tế bào của
sụn này còn giữ khả năng sinh sản trong một thời gian, sau đó sẽ bị lấn dần bởi mô
xương, sụn tiếp hợp biến mất hoàn toàn khi thú trưởng thành, khi đó xương hoàn
toàn ngưng phát triển theo chiều dài. Xương lớn lên về chiều dày nhờ lớp ngoại cốt
mạc và cũng chấm dứt khi thú trưởng thành.
Các xương hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn gọi là sự hình thành
xương thứ cấp. Tuy nhiên có một số xương đầu hầu như chỉ trải qua 2 giai đoạn từ
hình thành màng rồi chuyển thành xương, gọi là sự hình thành xương sơ cấp.
2.2 Tổng quan về hệ khớp

2.2.1 Định nghĩa

Hình 2.3 Cấu tạo của khớp (Nguồn: en.wikipedia.org)

6


Khớp là chỗ nối hai xương lại với nhau, có chức năng quan trọng là giúp cơ
thể vận động và bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể. Mặc dù chức năng quan
trọng nhất là vận động nhưng chức năng giữ, cố định và bảo vệ các bộ phận của cơ
thể cũng không kém phần quan trọng.
Trong hệ cơ xương khớp, khớp là thành phần dễ bị tổn thương nhất nhưng
chúng lại có chức năng bảo vệ sự vững chắc của hệ thống cơ xương khớp và giúp
tránh bị các chấn thương. Chính vì vậy các khớp quan trọng thường có các cơ lớn
bao quanh, giúp bảo vệ khớp và tránh các khớp khỏi bị chấn thương.
2.2.2 Phân loại khớp
Dựa vào biên độ cử động và cấu trúc của khớp chúng ta có thể chia thành ba
loại chính như sau:
Các khớp chặt cứng, không cử động (khớp bất động): các xương được
nối với nhau bởi mô sợi cứng chắc và thực sự không thể cử động được, khớp này
được gọi là khớp sợi. Bao gồm: các khớp hộp sọ, ở lồng ngực, ở khung chậu… có
tác dụng nối các xương sọ với nhau giúp tạo nên một hộp sọ chắc chắn bảo vệ sọ
não bên trong; nối các xương sườn và xương ức phía trước và cột sống ngực phía
sau để tạo thành lồng ngực bảo vệ tim, phổi và hệ thống mạch máu lớn phía trong;
nối các xương vùng chậu tạo thành khung chậu bảo vệ các cơ quan.
Các khớp cử động ít (khớp bán động): như khớp mu, khớp cột sống…
được gọi là khớp sụn, phần tận cùng của xương được tiếp nối bởi một mô liên kết
cứng chắc gọi là sụn khớp. Loại khớp này có thể chặt cứng hoặc cử động rất ít
(khớp mu) hoặc chuyển động khá nhiều như khớp của trục sống. Khớp này thường
khá cứng, có thể co giãn, cử động ở mức độ nhất định.

Các khớp cử động nhiều hoặc các khớp di động (các khớp chân tay):
được gọi là các khớp hoạt dịch. Ở loại khớp này các xương cách nhau bởi một
khoang chứa đầy chất hoạt dịch cho phép có biên độ cử động rất lớn. Trong khớp
hoạt dịch có một lớp sụn mềm bao quanh đầu xương. Lớp sụn này có tác dụng như

7


một tấm đệm làm giảm bớt sự va chạm, ngăn tổn thương đầu xương, giúp khớp cử
động dễ dàng hơn.
2.2.3 Đặc điểm cấu tạo của bao khớp
Theo Huỳnh Văn Kháng (2003), bao khớp là một màng tổ chức liên kết bao
bọc xung quanh khớp, nối liền hai đầu khớp xương trong một ổ khớp. Bao khớp có
chỗ dày, chỗ mỏng, tùy theo chiều hướng hoạt động của khớp. Dây chằng ở hai bên
để giữ cho khớp chỉ được hoạt động ở mặt trước và mặt sau một cách linh hoạt theo
hai chiều gấp vào và duỗi ra mà thôi.
Bao khớp gồm có hai lớp:
- Lớp ngoài là lớp màng sợi. Nó là một lớp mô liên kết sợi chắc dày hơn lớp
trong. Bình thường nó có hai màng nằm sát vào nhau tạo thành một bao khép kín
trong chứa một ít niêm dịch nên còn được gọi là bao niêm dịch. Đây là một tổ chức
đệm giữa da và ổ khớp, nó giữ vai trò làm giảm sự kích thích cơ giới đối với khớp.
- Lớp trong còn gọi là màng hoạt dịch. Nó là một màng mỏng gồm những
mô liên kết xốp có nhiều mạch máu và sợi đàn hồi, trong đó có những tế bào dẹt.
Những tế bào này tiết ra một loại dịch nhờn gọi là hoạt dịch. Màng hoạt dịch có hai
lớp tạo thành một túi khép kín trong chứa hoạt dịch (một chất dịch trong, màu hơi
vàng, nhờn như dầu) có tác dụng làm trơn ổ khớp, giảm sự ma sát về cơ học của các
đầu khớp xương khi chúng hoạt động trong ổ khớp. Túi này còn có tên gọi là bao
hoạt dịch.
2.3 Một số trường hợp tổn thương trên hệ xương khớp của chó
2.3.1 Gãy xương

2.3.1.1 Định nghĩa
Huỳnh Văn Kháng (2003) đã định nghĩa gãy xương là trường hợp xương bị
phá hủy một phần hoặc toàn phần sự nguyên vẹn về hình thái giải phẫu của nó. Khi
xương bị gãy thường dẫn theo những tổn thương của các tổ chức xung quanh nó
(cơ, gân, thần kinh, mạch máu) ở các mức độ khác nhau.

8


2.3.1.2 Nguyên nhân
- Nguyên nhân trực tiếp: Chủ yếu là do những tác động về cơ giới như bị
đánh đập, trượt ngã… gây nên.
- Nguyên nhân gián tiếp: Do những biến đổi về bệnh lý như các bệnh mềm
xương, thiếu sinh tố, ung thư xương… làm cho xương bị biến chất, chỉ cần một lực
tác động rất nhẹ cũng sẽ làm cho thú bị gãy xương kế phát.
2.3.1.3 Các yếu tố nguy cơ gây gãy xương
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng kém làm gia tăng nguy cơ gãy xương ở thú, đặc biệt là sự
mất cân bằng can-xi, phốt-pho, vitamin D và các khoáng vi lượng, trong đó khoáng
chất chiếm 15 – 20 % trọng lượng của xương. Khi cơ thể thiếu can-xi làm thú bị
loãng xương, thân xương bị mỏng, xương biến dạng dễ gãy. Thiếu vitamin D làm
giảm hấp thụ can-xi. Đối với những thú có khẩu phần ăn hằng ngày được cân bằng
đầy đủ dinh dưỡng giúp cho thú phát triển khỏe mạnh, xương chắc khỏe. Nhưng khi
khẩu phần dư thừa chất đạm và chất béo làm thú béo phì sẽ tăng áp lực lên xương
làm xương dễ bị chấn thương (Kronfeld, 1985).
Tuổi
Đối với thú non khi leo trèo dễ dẫn đến gãy xương do xương thú chưa đủ
chắc, sự phát triển chưa hoàn thiện. Nhưng đối với thú già yếu, bộ xương đang
trong giai đoạn lão hóa không phát triển bằng như giai đoạn trưởng thành, dễ gây
loãng xương. Sự hấp thu các chất khoáng và sự phát triển của xương bị giảm làm

xương giòn dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu can-xi.
Quá trình tạo xương và hủy xương song song như nhau nhưng trên thú già thì quá
trình hủy xương nhiều hơn so với tạo xương nên cấu trúc xương bị yếu, dễ gãy.
Giống
Theo Déjardin (2005), cấu trúc xương ở các giống chó nhỏ vóc lúc 5 tháng
tuổi trưởng thành trong khi trên giống chó lớn vóc là 18 tháng tuổi xương mới phát

9


triển thành thục và có khả năng chịu lực. Ở củng độ tuổi, cấu trúc của xương ở
giống chó nhỏ vóc có sức chịu lực và độ cứng lớn hơn giống chó lớn vóc, nên chó
càng to con càng dễ bị gãy xương hơn trong giai đoạn phát triển.
Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng
Đối với những thú được nuôi nhốt cố định trong chuồng không thường xuyên
vận động, khi chúng được vận động chạy nhảy nhanh dễ bị trật khớp hoặc gãy chân.
Đối với những thú được thả rong tự do đi lại thì thường có nguy cơ bị gãy xương do
tai nạn xe. Ngoài ra đối với những thú được nuôi với mục đích đi săn, chó nghiệp
vụ và chó đua có sự vận động thường xuyên với cường độ cao cũng gián tiếp làm
cho thú dễ bị tổn thương xương khớp. (Trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Thanh Thái,
2011)
2.3.1.4 Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm tổn thương của tổ chức xung quanh có thể phân thành:
- Gãy xương kín: Xương bị gãy một phần hoặc hoàn toàn nhưng da vẫn ở
trạng thái hoàn chỉnh, không nhìn thấy đầu xương gãy lòi ra ngoài da.
- Gãy xương hở: Gãy xương kèm theo vết thương hở, đầu xương gãy lòi ra
ngoài da.

Hình 2.4 Gãy xương kín (a) và gãy xương hở (b) (Nguồn: Denny, 2000)
Căn cứ vào mức độ tổn thương của xương có thể phân thành:

- Gãy xương hoàn toàn: Xương bị gãy rời ra.

10


- Gãy xương không hoàn toàn: Xương bị rạn nứt không rời ra.

Hình 2.5 Gãy hoàn toàn (a) và gãy không hoàn toàn (b), (c) (Nguồn: Denny, 2000)
Căn cứ vào hướng của vết gãy so với trục của xương dài có thể phân thành:
- Gãy ngang: Mặt cắt vết gãy vuông góc với trục của xương.
- Gãy xéo: Vết gãy của xương tạo với trục của xương thành một góc nhọn.
- Gãy xoắn: Vết gãy xoắn theo trục của xương.
- Gãy vỡ vụn: Xương gãy tạo thành nhiều mảnh vụn to nhỏ khác nhau.
- Gãy nhiều đoạn: Vết gãy chia làm ba đoạn hoặc nhiều hơn.

Hình 2.6 Các dạng gãy trên xương dài (Nguồn: Denny, 2000)
2.3.1.5 Triệu chứng
Theo Huỳnh Văn Kháng (2003), khi con vật bị gãy xương thường xuất hiện
những triệu chứng chủ yếu như: đau đớn, rối loạn chức năng, hình thái giải phẫu cơ
quan của xương bị thay đổi về kích thước, vị trí, khi cầm chân con vật lắc theo các

11


hướng sẽ nghe được tiếng lạo xạo như tiếng hai mảnh sành cọ xát vào nhau và tổ
chức quanh vùng xương bị gãy sưng, phù thũng rất nặng.
2.3.1.6 Quá trình lành xương
Thời gian lành xương trung bình 6 - 8 tuần sau khi bị tổn thương ban đầu
(Johnson, 2005). Xương gãy có khả năng lành lại một cách tự nhiên. Xương của thú
sẽ cung cấp nhiều tế bào mới cho tất cả vị trí xương gãy và các mạch máu nhỏ bé sẽ

được tái tạo lại cho xương. Những tế bào xương mới sản sinh này sẽ bao phủ lên cả
hai đầu chỗ xương bị gãy và hàn gắn chặt lại chỗ xương bị gãy cho tới lúc xương
rắn chắc như trước đây.
Trong quá trình lành xương phần hữu cơ sẽ được tái tạo trước, bao gồm các
tế bào xương với hệ thống các sợi gelatin. Sau đó sự cốt hóa sẽ nối tiếp để được
phần mô xương hoàn chỉnh. Quá trình lành xương gãy gồm có 3 giai đoạn: giai
đoạn viêm, giai đoạn sửa chữa và giai đoạn hồi phục cấu trúc.

Hình 2.7 Quá trình lành xương (Nguồn: Johnson, 2005)
2.3.1.7 Điều trị gãy xương
2.3.1.7.1 Phương pháp không phẫu thuật
Điều trị không phẫu thuật là phương pháp điều trị đơn giản nhất, mang lại
hiệu quả mà không cần nhiều dụng cụ, sử dụng phương pháp băng như phương
pháp băng Robert Jones và bó bột thạch cao có thể kết hợp với nẹp. Các phương
pháp này được chỉ định trong các trường hợp xương gãy không hoàn toàn; xương

12


gãy kín hoặc dạng gãy ngang đơn giản không có sự dịch chuyển; gãy một xương
trên cặp xương đôi và gãy ở phần đầu xương. (Lê Quang Thông, 2009)
Phương pháp Robert Jones
Phương pháp Robert Jones được sử dụng với mục đích cố định vết nứt
xương hoặc gãy xương trước và sau khi phẫu thuật nhờ vào lớp bông gòn dầy sẽ
giúp tạo áp lực nhẹ nhàng lên trên mô mềm và giúp giữ cố định vết gãy xương mà
không ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu. Ngoài ra phương pháp này còn giúp hạn
chế mô mềm bị tổn thương do các đầu xương gãy và giúp loại trừ các khoảng trống
chết sau khi phẫu thuật.
Vật liệu: băng dính, bông gòn, gạc, băng thun co dãn hoặc băng thun dính,
nẹp (nếu cần thiết).


Hình 2.8 Phương pháp Robert Jones (Nguồn: Piermattei, 2006)
Cách thực hiện: Sau bước chuẩn bị và gây mê thú ta thực hiện nắn lại hai đầu
xương gãy về đúng vị trí. Sau đó băng lớp gòn đệm (2 - 4 cm) từ phần ngón chân
đến giữa xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số 3 và 4). Tiếp đến
băng chặt một lớp băng thun để giữ cố định lớp gòn đệm. Sau cùng là một lớp băng
dính hoặc băng thun dính ngoài cùng. Có thể kết hợp đặt thêm nẹp giữa lớp băng
thun và băng dính (hoặc băng thun dính Vetrap) (Lê Quang Thông, 2009).
Phương pháp bó bột
Phương pháp bó bột được sử dụng với mục đích cố định vết gãy xương sau
khi nắn xương mà không cần phẫu thuật nhờ vào lớp bông gòn dầy và lớp thạch cao
sẽ giúp tạo áp lực nhẹ nhàng lên trên mô mềm và giúp cố định vết gãy xương.

13


Hình 2.9 Vị trí bó bột (vùng màu sáng) tùy theo vị trí gãy xương (vùng màu đậm)
(Nguồn: Piermattei, 2006)
Vật liệu: băng thạch cao, bông gòn không thấm nước, gạc.
Dụng cụ: dụng cụ cắt bột (dao, cưa), thau nước.

Hình 2.10 Phương pháp bó bột thạch cao (Nguồn: Piermattei, 2006)
Cách thực hiện: Sau bước chuẩn bị và gây mê thú, ta cột cố định chân được
bó ở tư thế bình thường. Sau đó băng một lớp gạc mỏng từ ngón chân đến giữa
xương đùi hoặc xương cánh tay (vẫn thấy ngón chân số 3 và 4). Băng lớp gòn
không thấm nước lót đệm (băng dầy ở các khớp xương). Tiếp đến nhúng cuộn băng
thạch cao vào nước 30 – 60 giây và băng các lớp thạch cao nhẹ nhàng khi chân thú
ở tư thế bình thường. Vuốt dọc theo chân thú để ép các lớp thạch cao và tạo dáng
bình thường cho chân nhưng tránh siết quá chặt tay sẽ làm bó chặt chân thú làm
chèn ép hệ thống mạch máu, teo cơ… Có thể tạo thêm các nẹp bằng băng thạch cao

để giữ chân được ổn định.

14


×