Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 63 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 63 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ THU THỦY
Lớp: DH08TY
Ngành: Thú Y
Niên khoá: 2008 - 2013

Tháng 09/2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

PHẠM THỊ THU THỦY

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TIÊU CHẢY VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ TRÊN HEO TỪ CAI SỮA ĐẾN 63 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ thú y



Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

Tháng 09/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Thủy
Tên khóa luận: “Khảo sát tình hình tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên
heo từ cai sữa đến 63 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hưng Việt”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các
ý kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
ngày … tháng … năm 2013.

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN PHÁT

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng thành kính ghi ơn đến
Ba, mẹ người đã sinh con ra, chăm sóc nuôi dưỡng, luôn ủng hộ và tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho con được học hành.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Văn Phát đã tận tâm hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu

và tạo điều kiện tốt cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài để hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Bộ môn Thú y Lâm sàng Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Toàn thể quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Cùng tập thể lớp Thú y 34
Đã truyền đạt nhiều kiến thức, giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian học và thực tập đề tài.
Trân trọng cảm ơn
Ban giám đốc trại chăn nuôi Hưng Việt - BSTY Lê Thị Long Tài và Th.S
Nguyễn Ngọc Côn, Kỹ sư Lê Văn Việt, cô Quách Thị Kim Thoa, chú Vũ Văn Công
cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại Hưng Việt đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Trong thời gian làm khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi xin đón nhận sự đóng góp ý kiến quý báu từ các bạn và quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình hình tiêu chảy và hiệu quả điều trị trên
heo từ cai sữa đến 63 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hưng Việt”. Thời gian từ
tháng 02/13 đến tháng 05/13.
Quá trình khảo sát gồm 3 đợt: đợt I từ ngày 27/02/13 - 02/04/13, đợt II theo
dõi từ 21/03/13 - 24/04/13, đợt III theo dõi từ 11/04/13 - 15/05/13 với tổng số 847
con. Kết quả thu được như sau:
Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi ở đợt I là 29,35 0C, ở đợt II là 29,25 0C, ở
đợt III là 30,2 0C. Ẩm độ trung bình chuồng nuôi ở đợt I là 67,26 %, đợt II là

60,24% và đợt III là 70 %.
Tỷ lệ heo tiêu chảy qua 3 đợt lần lượt là 47,64 %, 34,65 % và 29,44 %; tỷ lệ
tái phát là 27,62 %. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy tương ứng là 5,71 %, 3,44 % và 3,38
%. Trong đó, tỷ lệ ngày con tiêu chảy cao nhất vào tuần nuôi thứ nhất (8,73 %) và
tuần nuôi thứ hai (8,26 %). Tỷ lệ điều trị khỏi là 98,75 %, thời gian điều trị khỏi
trung bình là 3,89 ngày; tỷ lệ chết do tiêu chảy là 0,47 % và tỷ lệ loại thải là 0,24 %.
Trọng lượng bình quân lúc cai sữa là 6,74 kg/con, trọng lượng bình quân lúc
63 ngày tuổi là 19,99 kg/con.
Vi khuẩn hiện diện trong mẫu phân heo con tiêu chảy là E.coli (100 %). Kết
quả thử kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn E.coli đề kháng với nhiều loại kháng sinh.
Các kháng sinh như ampicillin, amoxicillin, streptomycin, flumequin, colistin,
tetracyclin, bactrim đã bị đề kháng mạnh (100 %). Flofenicol, doxycyclin,
enrofloxacin, gentamycin bị đề kháng từ 50 - 95 %. E.coli còn nhạy cảm với kháng
sinh ceftiofur (92,31 %), cephalexin (84,62 %), tobramycin (61,54 %), norfloxacin
(53,85 %).
Không tìm thấy sự hiện diện của cầu trùng trong mẫu phân xét nghiệm.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .......................................................................... ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii
Tóm tắt khóa luận ................................................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... ix
Danh sách các bảng ................................................................................................. x
Danh sách các sơ đồ ............................................................................................... xi

Danh sách các biểu đồ ............................................................................................ xi
Danh sách các hình ................................................................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU .................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT ............................................. 3
2.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 3
2.1.3 Nhiệm vụ ........................................................................................................ 3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 4
2.1.5 Sơ đồ trại ........................................................................................................ 4

v


2.1.6 Phương thức hoạt động ................................................................................... 6
2.1.7 Cơ cấu đàn heo ............................................................................................... 7
2.1.8 Công tác giống................................................................................................ 8
2.1.9 Hệ thống chuồng trại ...................................................................................... 8
2.1.10 Thức ăn – nước uống .................................................................................... 8
2.1.11 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng .......................................................... 9
2.1.12 Thuốc thú y................................................................................................. 11
2.2 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG HEO SAU CAI SỮA .................... 12
2.2.1 Chuồng nuôi ................................................................................................. 12
2.2.2 Chăm sóc – nuôi dưỡng ................................................................................ 13
2.2.3 Điều trị tiêu chảy .......................................................................................... 15
2.3 BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON ........................................................... 15
2.3.1 Khái niệm bệnh tiêu chảy.............................................................................. 15
2.3.2 Cơ chế sinh bệnh tiêu chảy ........................................................................... 15

2.3.3 Vi sinh vật trong bệnh tiêu chảy .................................................................... 16
2.3.4 Nguyên nhân gây tiêu chảy ........................................................................... 20
2.4 BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI .................................................................... 25
2.4.1 Giới thiệu...................................................................................................... 25
2.4.2 Căn bệnh....................................................................................................... 25
2.4.3 Truyền nhiễm học ......................................................................................... 26
2.4.4 Triệu chứng – bệnh tích ................................................................................ 27
2.5 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 39
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ............................... 31

vi


3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................................... 31
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .............................................................................. 31
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ................................................................................. 31
3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT......................................................................... 31
3.4.1 Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi ................................................................ 31
3.4.2 Khảo sát bệnh tiêu chảy ................................................................................ 32
3.4.3 Khảo sát liệu pháp và hiệu quả điều trị.......................................................... 33
3.4.4 Khảo sát các chỉ tiêu tăng trưởng của heo ..................................................... 33
3.4.5 Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ ........................................................ 34
3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................................. 35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 36
4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI...................................................... 36
4.2 TỶ LỆ HEO TIÊU CHẢY ............................................................................... 38
4.3 TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY .................................................................. 40
4.4 TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY THEO NGÀY TUỔI ................................. 41
4.5 KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY .............................................. 43
4.6 TỶ LỆ TÁI PHÁT ........................................................................................... 43

4.7 TỶ LỆ ĐIỀU TRỊ KHỎI ................................................................................. 44
4.8 THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ KHỎI TRUNG BÌNH................................................ 45
4.9 TỶ LỆ CHẾT .................................................................................................. 46
4.10 TỶ LỆ LOẠI THẢI ....................................................................................... 47
4.11 TRỌNG LƯỢNG BÌNH QUÂN LÚC CAI SỮA VÀ TRỌNG LƯỢNG BÌNH
QUÂN LÚC 63 NGÀY TUỔI ............................................................................... 47

vii


4.12 KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ .............. 49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 52
5.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 54
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 58

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
E.coli

:

Escherichia coli

TGE

:


Transmissible Gastro Enteritis

SNCN

:

Số ngày con nuôi

TLTC

:

Tỷ lệ heo tiêu chảy

TLNCTC

:

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy

TLNCTCNT

:

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi

TLCTC

:


Tỷ lệ chết do tiêu chảy

TLCNNK

:

Tỷ lệ chết do nguyên nhân khác

TLLTTC

:

Tỷ lệ loại thải do tiêu chảy

TLDTK

:

Tỷ lệ điều trị khỏi

TGDTKTB

:

Thời gian điều trị khỏi trung bình

TLTP

:


Tỷ lệ tái phát

TLBQLCS

:

Trọng lượng bình quân lúc cai sữa

TLBQL63

:

Trọng lượng bình quân lúc 63 ngày tuổi

TLN

:

Tỷ lệ mẫu nhiễm E.coli

TLKKS

:

Tỷ lệ E.coli kháng với kháng sinh

TLTGKS

:


Tỷ lệ E.coli trung gian với kháng sinh

TLNCKS

:

Tỷ lệ E.coli nhạy cảm với kháng sinh

KHV

:

Kính hiển vi

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Quy trình tiêm phòng của trại Hưng Việt ............................................... 10
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của cám viên đỏ và cám viên vàng ................... 14
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng của cám C ........................................................ 14
Bảng 2.4 Tần suất phân lập mầm bệnh .................................................................. 17
Bảng 2.5 Phân biệt những xáo trôn tiêu hóa trên heo ............................................. 18
Bảng 2.6 Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa heo từ sơ sinh đến 70 ngày
tuổi ........................................................................................................................ 20
Bảng 2.7 Mức nhiệt độ thích hợp cho heo ............................................................. 21
Bảng 2.8 Các nhóm chính của vi khuẩn E.coli gây bệnh trên ruột ......................... 26
Bảng 4.1 Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ theo đợt........................................... 36

Bảng 4.2 Tỷ lệ heo tiêu chảy ................................................................................. 38
Bảng 4.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................ 40
Bảng 4.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi ................................................. 42
Bảng 4.5 Tỷ lệ tái phát .......................................................................................... 43
Bảng 4.6 Tỷ lệ điều trị khỏi ................................................................................... 44
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết ............................................................................................... 46
Bảng 4.8 Tỷ lệ loại thải ......................................................................................... 47
Bảng 4.9 Trọng lượng bình quân lúc cai sữa và lúc 63 ngày tuổi ........................... 48
Bảng 4.10 Kết quả phân lập vi khuẩn .................................................................... 49
Bảng 4.11 Kết quả thử kháng sinh đồ .................................................................... 50

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trại chăn nuôi Hưng Việt ................................................. 4
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ trại chăn nuôi Hưng Việt ............................................................... 5
Sơ đồ 2.3 Hệ vi khuẩn đường ruột ......................................................................... 17

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Sự biến đổi nhiệt độ trong ngày qua các đợt ....................................... 37
Biểu đồ 4.2 Sự biến đổi ẩm độ trong ngày qua các đợt .......................................... 37
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi ............................................. 41
Biểu đồ 4.4 Thời gian điều trị khỏi trung bình ....................................................... 45

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Toàn cảnh khu chăn nuôi và trồng trọt...................................................... 6

Hình 2.2 Các loại thuốc trại đang sử dụng............................................................. 11
Hình 2.3 Dãy chuồng heo sau cai sữa (A21) ......................................................... 12
Hình 2.4 Một ô chuồng của chuồng heo sau cai sữa .............................................. 12
Hình 4.1 Phân heo tiêu chảy tập trung ở góc sàn ................................................... 39
Hình 4.2 Heo con tiêu chảy trong nhiều ngày ........................................................ 41
Hình 4.3 Lấy mẫu phân lập ................................................................................... 49

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của đất nước.
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/10/2012 thì cả nước có 26,5 triệu con, bằng
97,93 % so với thời điểm 01/10/2011, sản lượng thịt hơi năm 2012 tăng 1,97 % so
với cùng kỳ năm trước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012). Sự phát
triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi mang lại lợi ích kinh tế cho nhà chăn nuôi
và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn
không tránh khỏi việc đối mặt với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Trong đó, tình hình bệnh tiêu chảy là một trong những vấn đề đáng lo ngại
cho nhà chăn nuôi. Bệnh tiêu chảy xảy ra lẻ tẻ quanh năm nhưng bùng phát mạnh
vào lúc giao mùa, thời tiết không ổn định và tác động mạnh trên giai đoạn từ cai sữa
đến chuyển thịt. Bệnh không gây chết cao nhưng làm cho thú trở nên còi cọc, chậm
tăng trưởng và là nguyên nhân ảnh hưởng chung đến chất lượng cũng như số lượng
của đàn heo. Việc phòng và chống bệnh tiêu chảy trên heo con giai đoạn sau cai sữa
không những phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh mà còn có cả điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi – Thú y,

trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn
Văn Phát chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh tiêu chảy và hiệu
quả điều trị trên heo từ cai sữa đến 63 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hưng Việt”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá tình hình bệnh tiêu chảy trên heo từ cai sữa đến 63 ngày tuổi và từ
đó đưa ra một số đề xuất cho trại.
1.2.2 Yêu cầu
- Ghi nhận tiểu khí hậu chuồng nuôi
- Ghi nhận bệnh tiêu chảy qua lâm sàng
- Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ
- Ghi nhận liệu pháp điều trị và hiệu quả điều trị

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT
2.1.1 Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Hưng Việt thuộc phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu. Trại nằm trên đường Hùng Vương, cách trung tâm của thành
phố khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Trại được xây dựng trên khu đất cao, tương
đối bằng phẳng, có tường bằng xi măng kiên cố bao bọc chung quanh.
Phía Đông giáp cánh đồng lúa.
Phía Tây và Nam giáp khu dân cư.

Phía Bắc giáp đường quốc lộ 56.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trại được thành lập vào ngày 11/06/1990. Xuất phát từ chăn nuôi quy mô hộ
gia đình cho đến nay quy mô của trại mở rộng trên 2.000 con. Hiện tại, trại có 1 cán
bộ kĩ thuật trình độ thạc sĩ, 1 bác sỹ, 3 kỹ sư và gần 40 công nhân lành nghề. 23
năm hình thành và phát triển, trại vẫn đang tiếp tục đương đầu với những bấp bênh
nói chung của ngành chăn nuôi. Cũng chính vì lý do đó, trại rất chú trọng vào khâu
quản lý, công tác giống và đầu tư các máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao hiệu quả
chăn nuôi.
2.1.3 Nhiệm vụ
Cung cấp heo thịt cho thị trường tiêu thụ trong tỉnh, Tp. Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận.

3


Cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi.
Cung cấp tinh cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh và các vùng phụ cận.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN TRỒNG TRỌT
Tổ
trồng
trọt

Tổ

khí


BỘ PHẬN CHĂN NUÔI
Tổ
chăn
nuôi
heo

Tổ
chăn
nuôi

sữa

Tổ
chế
biến
thức
ăn

GIÁN TIẾP PHỤC VỤ
Kế
toán

Bảo
vệ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trại chăn nuôi Hưng Việt
2.1.5 Sơ đồ trại
Trại có tổng diện tích khoảng 7,5 ha, chia làm 3 khu riêng biệt (Sơ đồ 2.2):
Khu dành cho Ban Giám Đốc, kỹ thuật viên và công nhân
Khu trồng trọt chiếm diện tích chủ yếu (X, Y, Z)

Khu chăn nuôi: Chăn nuôi bò
Chăn nuôi heo:
A1, B1 - nái đẻ nuôi con
A21, A22 - heo con sau cai sữa
A51, A52, B2, B5, B6 - heo thịt
A3, B3 - nái khô và nái mang thai
A4, B4 - heo hậu bị và heo đực giống

4

Nhà
bếp


5

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ trại chăn nuôi Hưng Việt

5


2.1.6 Phương thức hoạt động
Với mô hình khép kín, kết hợp chặt chẽ giữa các loại hình hoạt động, trại đã
tận dụng triệt để nguồn lợi từ trồng trọt, đồng thời hỗ trợ có hiệu quả cho chăn nuôi.

Hình 2.1 Toàn cảnh khu chăn nuôi và trồng trọt
• Chăn nuôi heo
Là hướng sản xuất chủ lực của trại. Một năm trại có 18 đợt phối giống. Sau
mỗi đợt phối, những heo nái mang thai được đưa lên chuồng nái đẻ nuôi con và ở
đây khoảng 5 tuần. Sau thời gian chờ đẻ, đẻ và nuôi con, toàn bộ heo nái được dẫn

trở về chuồng nái khô chờ phối chờ đến đợt phối tiếp theo. Một ngày trước khi
chuyển nái, đàn heo con được chuyển sang chuồng heo con sau cai sữa để nuôi
dưỡng và chăm sóc trong vòng 5 tuần. Sau đó, heo con tiếp tục được nuôi ở chuồng
heo thịt trong 12 tuần.
Từ quy trình như vậy, trại xuất bán 3 loại heo. Thứ nhất, heo thịt giai đoạn
nuôi từ 12 - 15 tuần được cung cấp cho các nguồn tiêu thụ thường xuyên của trại.
Thứ hai, lượng heo dôi ra khi chuyển heo sau cai sữa sang chuồng thịt được nhốt

6


nuôi ở chuồng riêng để bán con giống. Thứ ba, những con heo nọc và nái trong kế
hoạch loại thải định kì của trại được đem bán cho thương lái.
• Trồng trọt
Trại đầu tư hai hệ thống xử lý chất thải lớn. Nước thải từ chăn nuôi được xử
lý đạt tiêu chuẩn rồi sử dụng làm nước tưới, chất thải rắn được ủ với phần thân cứng
cỏ voi làm phân bón. Nhờ đó, trồng trọt đã tận dụng triệt để những chất thải từ chăn
nuôi. Sản phẩm từ trồng trọt (cỏ voi, cỏ đậu, bắp, ớt, rau ngót, …) vừa là nguồn thu
nhập đáng kể vừa được sử dụng để bổ sung trong thức ăn chăn nuôi của trại.
• Chăn nuôi bò
Hiện tại, trại nuôi 29 con bò sữa giống lai Holstein Friesian, trong đó có 11
con bò đang cho sữa. Bê cái sinh ra được giữ lại làm giống, bê đực được nuôi theo
hướng thịt. Lượng sữa thu hoạch bình quân là 150 - 200 lít/ngày. Sữa được giao cho
nhà bếp hấp tiệt trùng và chế biến để bán quán, một phần chuyển về tổ chăn nuôi
heo cho heo con theo mẹ, heo cai sữa sớm (sữa đã được tách bơ) và heo sau cai sữa
uống.
• Kinh doanh quán: Phục vụ sữa bò tươi và các sản phẩm từ sữa bò.
2.1.7 Cơ cấu đàn heo
Tính đến ngày 06/06/2013 tổng đàn là 2.020 con với cơ cấu đàn hiện diện:
Nái sinh sản: 210 con

Đực làm việc: 14 con
Nái hậu bị: 85 con
Đực hậu bị: 7 con
Heo thịt: 996 con
Heo con sau cai sữa: 502 con
Heo con theo mẹ: 208 con

7


2.1.8 Công tác giống
Hiện nay, đàn heo nái sinh sản của trại chủ yếu là giống Yorkshire và một số
nhóm giống lai. Vào đợt phối, những con nái được lên kế hoạch để phối giống. Tinh
để phối giống là tinh được khai thác từ những con nọc của trại. Khả năng cho tinh
của nọc được ghi chép lại. Những con có phẩm chất tinh xấu hay số lượng ít sẽ bị
loại. Việc ghép đôi giao phối được lên kế hoạch kĩ lưỡng để tránh tình trạng giao
phối cận huyết. Ngoài ra, cứ khoảng 2 - 3 năm, trại lại nhập tinh heo từ các nước
Mỹ, Canada và các trại ở Tp.HCM về để lai tạo.
Trại tuyển chọn hậu bị rất khắt khe. Trại sử dụng máy đo để tính các chỉ tiêu
như độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn, ... khi heo được 21 tuần tuổi. Những heo này
được kiểm tra lý lịch một cách kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, hậu bị được tuyển chọn phải
đạt yêu cầu về ngoại hình như vú chẵn, con cái trên 12 vú, con đực trên 14 vú và
khoảng cách giữa các vú đều nhau, khoảng cách giữa hai hàng vú không quá gần
cũng không quá xa, núm vú phải lộ rõ, cơ quan sinh dục phát triển bình thường, …
2.1.9 Hệ thống chuồng trại
Hệ thống chuồng trại được xây thành hai dãy, chính giữa là lối đi, các
chuồng tách biệt nhau bởi bãi cỏ đậu rộng khoảng 10 m (Sơ đồ 2.2). Hướng chuồng
là hướng Đông Tây. Chuồng dành cho nái mang thai, heo con sau cai sữa và heo thịt
được thiết kế theo kiểu chuồng kín. Chuồng nọc, nái bầu và nái khô chờ phối là kiểu
chuồng hở. Toàn bộ các chuồng lợp bằng mái ngói nóc đôi, trần được căng tấm bạt

nhựa, nền bằng xi-măng kiên cố với hệ thống thoát nước tương ứng. Hệ thống phun
sương và thông gió được lắp đặt ở đầu và cuối các chuồng. Tuy nhiên, tùy vào mỗi
loại heo mà các chuồng có diện tích và những đặc điểm riêng phù hợp.
2.1.10 Thức ăn - nước uống
Trại mua cám viên từ công ty cám Cargil. Còn lại phần lớn thức ăn cho heo
là cám hỗn hợp dạng bột do trại tự nhập nguyên liệu như mì, bắp, đậu nành, đậu
phộng, cọ, cá, sò, … về để xay xát, sau đó trộn bổ sung thêm kháng sinh, acid
amine, vitamine và các loại khoáng chất thiết yếu khác. Tỷ lệ các thành phần trong

8


cám được điều chỉnh tùy vào từng thời điểm nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng chất
dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn của heo.
Heo nái khô, nái mang thai, đực làm việc cho ăn cám hỗn hợp số 10.
Heo nái nuôi con, nái hậu bị, đực hậu bị cho ăn cám hỗn hợp số 6.
Heo con sau cai sữa sử dụng cám Cargil đỏ, Cargil vàng và cám C.
Heo thịt sử dụng cám C, D, 6, 7.
Nguồn nước mà trại sử dụng là nước ngầm được bơm từ các giếng khoan qua
xử lí chlorine và được đưa lên bồn chứa lớn (20 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt
đất. Nước được phân phối cho các dãy chuồng và đến từng van uống nước tự động
cho mỗi ô chuồng suốt ngày đêm.
2.1.11 Quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng
• Vệ sinh thú y
Đối với chuồng trại:
Bố trí hố sát trùng chân, nước sát trùng tay ở cổng ra vào trại và ở đầu mỗi
chuồng. Mỗi dãy chuồng có một bộ dụng cụ chăn nuôi và thú y riêng, không sử
dụng chung với các dãy khác. Dụng cụ được làm vệ sinh hằng ngày. Công nhân
quét dọn xung quanh chuồng trại, nạo vét cống rãnh, đường mương thoát nước, định
kì sát trùng toàn trại 2 lần/tháng.

Phun thuốc sát trùng xe ra vào trại mua bán heo, xe cung cấp nguyên liệu
thức ăn. Sau mỗi đợt bán hay chuyển heo, công nhân chà chuồng bằng xà phòng và
phun xịt kĩ bằng vòi nước cao áp. Tiếp theo, phun thuốc sát trùng Farm fluid hoặc
Benkocid 1 lần/ngày trong vòng 2 ngày và thời gian để trống chuồng là 1 tuần. Khi
nhập heo mới công nhân định kì phun thuốc sát trùng 1 lần/tuần.
Đối với công nhân và khách tham quan:
Công nhân được khám sức khỏe định kì và trang bị đồ bảo hộ lao động như:
quần áo, ủng, găng tay, nón, … Đồ bảo hộ lao động của công nhân phải để ở trại,

9


cũng như không được mặc quần áo bên ngoài trại vào khu vực chăn nuôi. Công
nhân chỉ được di chuyển trong khu vực mình phụ trách.
Khách tham quan phải sát trùng tay chân và mặc áo blouse khi vào trại.
• Tiêm phòng
Bảng 2.1 Quy trình tiêm phòng của trại Hưng Việt
Bệnh
Lở mồm long móng
(FMD)

Qui trình tiêm phòng
Hậu bị phát dục (HBPD): 1 lần ở tuần thứ 2 sau khi chọn làm giống.
Nọc, nái: 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9.
Heo con cai sữa: 2 lần, lúc 35 - 37 ngày tuổi và 65 - 68 ngày tuổi.
HBPD: 1 lần sau chọn làm giống.
Nái sinh sản: 2 lần trong năm, sau khi đẻ 7 ngày và tiêm nhắc lại sau

Dịch tả


khi đẻ 7 ngày lứa sau.
Nọc: 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9.
Heo cai sữa: 2 lần, lúc 28 - 30 ngày tuổi và 49 - 50 ngày tuổi.
HBPD: 2 lần, sau khi chọn làm giống được 3 tuần và tiêm nhắc lại sau

Giả dại

4 tuần.

(Aujeszky)

Nái sinh sản: 2 lần, lúc 7 tuần trước khi đẻ và 3 tuần trước khi đẻ.
Nọc: 2 lần trong năm.
HBPD: 2 lần, sau khi tuyển làm giống được 4 tuần và tiêm nhắc lại sau
4 tuần.

Bệnh do Parvovirus

Nái sinh sản: 1 lần, sau khi đẻ 15 - 17 ngày.
Nọc: 2 lần trong năm.

Bệnh do E.coli

Nái sinh sản: 2 lần, 1 lần trước khi đẻ 6 tuần, lần 2 trước khi đẻ 2 tuần.

Tụ huyết trùng

HBPD, nọc, nái: 2 lần trong năm.

(Pasteurellosis)


Heo cai sữa: 1 lần lúc 42 - 47 ngày tuổi.

(Nguồn: Phòng kĩ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)

10


2.1.12 Thuốc thú y
Mỗi chuồng heo đều có một tủ thuốc thú y riêng. Những heo còi cọc, ốm
yếu, có dấu hiệu bệnh hoặc đang mắc bệnh được ngăn ngừa và điều trị kịp thời. Trại
sử dụng:
Kháng sinh: Ampi-colistin, Novalinco-spectin, Tylo-DC, Baycox,
Shotapen L.A, Prozil, Oxytetra, Amphoprim, …
Sát trùng vết thương: Xanh Methylen 0,5 %, cồn Iode.
Hạ sốt, giảm đau, kháng viêm: Analgine + C, MD-Dexa.
Thuốc trợ lực và vitamine: Vitamine C 5 %, B.complex, Vitamine AD3E,
Calcifort-B12.

Hình 2.2 Các loại thuốc trại đang sử dụng

11


2.2 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG HEO SAU CAI SỮA
2.2.1 Chuồng nuôi
Là kiểu chuồng kín, có kích thước 12 x 40 m, được chia thành 2 dãy. Tuy
nhiên, hai dãy này hoàn toàn cách biệt nhau bởi bức tường ngăn cách với 2 cửa ra
vào riêng biệt (Hình 2.3). Hệ thống phun sương được lắp ở đầu chuồng. Lối đi bên
hông chuồng thuận tiện cho công nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đàn heo. Nền chuồng

bằng xi-măng, được xây nghiêng từ đầu ô chuồng về phía cuối ô. Chất thải dễ dàng
chảy xuống đường dẫn chất thải ở cuối chuồng và cuối cùng tập trung ra ngoài
đường dẫn lớn.

Hình 2.3 Dãy chuồng heo sau cai sữa (A21)

Hình 2.4 Một ô chuồng của chuồng heo
sau cai sữa
12


Bên trong mỗi dãy chuồng chia làm 11 ô với sức chứa 20 - 28 con/ô; sàn
chuồng được làm bằng vỉ sắt cách nền chuồng 0,25 - 0,5 m; mỗi ô có chiều dài 4 m,
chiều rộng 2,5 m, chiều cao 0,8 m. Máng ăn bán tự động được lắp vào đầu mỗi ô
chuồng với một bệ sắt được hàn vào bên cạnh. Một van uống nước đặt ở đầu mỗi ô.
Cuối mỗi ô có treo 2 đèn úm hồng ngoại. Đặc điểm của 1 ô chuồng như ở Hình 2.4.
Ngoài ra, ở cuối dãy chuồng có một ô cách ly với kích thước 1,8 x 1 m để tách nuôi
heo mắc bệnh hoặc heo còi.
2.2.2 Chăm sóc - nuôi dưỡng
Ngày nhập heo, tách riêng những bầy cai sữa sớm vào những ô chuồng cuối.
Trước đó, công nhân chuẩn bị lồng bao bố vào khung sắt và đặt ở cuối chuồng rồi
cố định lại bằng dây thép cho heo nằm. Trong 2 tuần đầu hạn chế tắm, xịt chuồng
và đèn úm được bật thường xuyên. Khi đàn heo đã cứng cáp, sức chống chịu tốt hơn
công nhân tháo bỏ những tấm vỉ bao bố ra để vệ sinh sát trùng dưới vòi cao áp rồi
đem phơi nắng để sử dụng cho đợt heo sau. Những ngày nhiệt độ cao, công nhân
mở hệ thống phun sương ở đầu chuồng kết hợp với xịt sàn và tắm heo từ tuần nuôi
thứ 3 trở đi.
Thức ăn trong giai đoạn này sử dụng cám Cargil đỏ, Cargil vàng và cám C
và thay đổi theo ngày:
4 ngày đầu: pha trộn với tỷ lệ cám Cargil đỏ/Cargil vàng là 2:1

2 ngày tiếp: pha trộn với tỷ lệ cám Cargil đỏ/cám Cargil vàng là 1:1
2 ngày tiếp: pha trộn với tỷ lệ cám Cargil đỏ/cám Cargil vàng là 1:2
7 ngày tiếp: cám Cargil vàng
2 ngày tiếp: pha trộn với tỷ lệ cám Cargil vàng/cám C là 2:1
2 ngày tiếp: pha trộn với tỷ lệ cám Cargil vàng/cám C là 1:1
2 ngày tiếp: pha trộn với tỷ lệ cám Cargil vàng/cám C là 1:2
14 ngày còn lại: cám C

13


×