Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI KỲ ĐÀ VÂN (Varanus bengalensis), KÝ SINH TRÙNG VÀ CÁC BỆNH THƢỜNG GẶP TẠI TRẠI SƠN CA – HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MÔ HÌNH CHĂN NUÔI KỲ ĐÀ VÂN (Varanus bengalensis),
KÝ SINH TRÙNG VÀ CÁC BỆNH THƢỜNG GẶP TẠI TRẠI
SƠN CA – HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: TÔ HOÀNG ANH
Lớp: DH08TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2008 – 2013

Tháng 8/ 2013


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

TÔ HOÀNG ANH

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI KỲ ĐÀ VÂN (Varanus bengalensis),
KÝ SINH TRÙNG VÀ CÁC BỆNH THƢỜNG GẶP TẠI TRẠI
SƠN CA – HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn


PGS. TS. LÊ HỮU KHƢƠNG

BSTY. DƢƠNG TIỂU MAI

Tháng 08/2013

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Tô Hoàng Anh
Tên đề tài: “Mô hình chăn nuôi kỳ đà vân (Varanus bengalensis), ký sinh
trùng và các bệnh thƣờng gặp tại trại Sơn Ca – Hóc Môn, thành phố Hồ Chí
Minh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp ngày 06/ 09/ 2013.
Giáo viên hướng dẫn 1

Giáo viên hướng dẫn 2

BSTY. Dương Tiểu Mai

PGS. TS. Lê Hữu Khương

ii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm tạ thầy Lê Hữu Khương và cô Dương Tiểu Mai đã tận tình
hướng dẫn, cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu

trong suốt thời gian thực tập.
Chân thành cảm ơn anh Đoàn Kim Sơn và toàn thể các anh chị công nhân
viên tại trại Sơn Ca đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm, cùng quý thầy cô
trong khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình chỉ dạy trong suốt thời gian học tập.
Xin cám ơn toàn thể gia đình bạn bè đã cùng thảo luận, chia sẻ cũng như hỗ
trợ cho tôi những điều kiện tốt nhất hoàn thành khóa học của mình.
Sinh viên
Tô Hoàng Anh

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Mô hình chăn nuôi kỳ đà vân (Varanus bengalensis), ký sinh
trùng và các bệnh thƣờng gặp tại trại Sơn Ca – Hóc Môn, thành phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện từ 09/ 04/ 2013 đến 9 / 08/ 2013. Nội dung đề tài là khảo sát
mô hình chăn nuôi kỳ đà tại trại Sơn Ca và ghi nhận những bệnh thường gặp. Dùng
phương pháp lắng gạn và phù nổi để xét nghiệm phân trên 36 ô chuồng nuôi. Mổ
khám 2 kỳ đà để thu thập giun sán và ghi nhận hiệu quả tẩy trừ giun sán của
Fenbendazole. Kết quả cho thấy:
Tổng đàn kỳ đà của trại là 324 con, chủ yếu là nhóm kỳ đà thương phẩm
(0,8 – 1,5 kg). Thức ăn chính của kỳ đà là cá biển được cung cấp 2 – 3
ngày/ lần. Kỳ đà 1,5 năm tuổi sinh sản mỗi năm 1 – 2 lứa. Tỷ lệ ấp nở của
trứng là 85 %.
Tiêu chảy phân trắng là bệnh thường gặp nhất của kỳ đà.
Qua xét nghiệm phân và các đặc điểm hình dạng, kích thước đã phát hiện
được 4 loại giun tròn và 2 loại Protozoa. Trong đó tỷ lệ nhiễm giun tròn
là 100 % và tỷ lệ nhiễm Protozoa là 80,56 %.
Có 4 loại giun sán đã thu nhặt được qua mổ khám gồm giun chỉ, giun

đũa, sán lá và sán dây.
Ghi nhận hiệu quả tẩy trừ của Fenbendazole là 100 % đối với các loại
giun tròn.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
Chƣơng 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Phân loại kỳ đà vân ...............................................................................................3
2.2 Phân bố, đặc điểm hình thái và phân biệt .............................................................3
2.2.1 Phân bố ...............................................................................................................3
2.2.2 Đặc điểm hình thái .............................................................................................3
2.2.3 Phân biệt .............................................................................................................4
2.3 Tập tính của kỳ đà vân ..........................................................................................5
2.4 Sinh sản .................................................................................................................6
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe kỳ đà ............................................................7
2.6 Đặc điểm tự nhiên trại Sơn Ca và quá trình hình thành nghề nuôi kỳ đà .............8
2.7 Bệnh ký sinh trùng ................................................................................................9
2.7.1 Bệnh ngoại ký sinh .............................................................................................9
2.7.2 Bệnh nội ký sinh...............................................................................................11


v


2.8 Sơ lược về thuốc Fenbendazole được sử dụng trong thí nghiệm. .......................20
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................22
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................22
3.2 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................22
3.3 Nội dung và phương pháp tiến hành ...................................................................22
3.4 Phương pháp tiến hành ........................................................................................23
3.5 Công thức tính .....................................................................................................25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................26
4.1 Quy trình chăn nuôi kỳ đà vân ............................................................................26
4.1.1 Chuồng trại .......................................................................................................26
4.1.2 Qui mô và cơ cấu đàn kỳ đà vân tại trại Sơn Ca ..............................................27
4.1.3 Chế độ dinh dưỡng và mức độ tăng trưởng của kỳ đà vân ..............................28
4.1.4 Sinh sản ............................................................................................................29
4.1.5 Vệ sinh, khử trùng chuồng trại .........................................................................30
4.2 Bệnh tiêu chảy phân trắng và tình hình bệnh ngoại ký sinh trên kỳ đà ..............31
4.3 Tình hình nhiễm ký sinh trùng của kỳ đà vân qua xét nghiệm phân ..................32
4.3.1 Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn trên kỳ đà ........................................................37
4.3.2 Tỷ lệ nhiễm các loài Protozoa trên kỳ đà ........................................................39
4.4 Tình hình nhiễm ký sinh trùng trên kỳ đà vân qua mổ khám .............................40
4.5 Hiệu quả tẩy trừ của Fenbendazole .....................................................................45
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49

vi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Qui mô và cơ cấu đàn kỳ đà vân tại trại Sơn Ca ......................................27
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm các loại giun sán trên kỳ đà vân thông qua xét nghiệm phân
...................................................................................................................................36
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm các loại giun tròn trên kỳ đà vân tại trại Sơn Ca ..................38
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm các loại Protozoa trên kỳ đà vân tại trại Sơn Ca ...................39
Bảng 4.5: Các loại giun sán và vị trí tìm thấy trong quá trình mổ khám ..................40
Bảng 4.6: Hiệu quả tẩy giun sán của Fenbendazole .................................................46

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng kỳ đà vân ....................................................................................4
Hình 2.2 Hình dạng phần đầu của các loài kỳ đà ........................................................5
Hình 2.3 Cấu trúc xương đầu, vảy đỉnh đầu, độ mở rộng của mắt, tai, mũi ...............5
Hình 2.4: Pterygosoma spp. ........................................................................................9
Hình 2.5 Mặt lưng và mặt bụng Ophionyssus natricsis trưởng thành ........................9
Hình 2.6 Amblyomma spp. trên da của một loài kỳ đà..............................................10
Hình 2.7 Aponomma auruginans đực (trái) và cái (phải) .........................................10
Hình 2.8 Hyalomma dromedarii, A: con cái, B: con đực .........................................11
Hình 2.9 Filarioidea trên kỳ đà vân (Rataj và ctv, 2011) .........................................11
Hình 2.10 Đuôi và đầu của Filarioidea (Rataj và ctv, 2011) ...................................11
Hình 2.11 Trứng Ascaris (Rataj và ctv, 2011) ..........................................................12
Hình 2.12 Trứng giun móc ........................................................................................12
Hình 2.13 Trứng Strongyloides spp. .........................................................................13
Hình 2.14 Trứng Physaloptera spp. ..........................................................................13
Hình 2.15 Sán dây bộ viên diệp tìm thấy trên kỳ đà (Rataj và ctv, 2011) ................14
Hình 2.16 Trứng sán dây bộ viên diệp (Rataj và ctv, 2011) .....................................15
Hình 2.17 Trứng sán lá trên một loài kỳ đà (Rataj và ctv, 2011) .............................15

Hình 2.18 Giun đầu gai xâm nhiễm trên kỳ đà (Rataj và ctv, 2011) ........................16
Hình 2.19 Giun đầu gai .............................................................................................16
Hình 2.20 Giun lưỡi Pentastomida(A); Giun lưỡi đực (trái), giun lưỡi cái (phải) (B)
...................................................................................................................................17

viii


Hình 2.21 Vòng đời của Raillietiella spp..................................................................18
Hình 2.22 Trứng Raillietiella spp. (Rataj và ctv, 2011) ...........................................18
Hình 2.23 Nyctotherus spp. (Rataj và ctv, 2011) ......................................................19
Hình 2.24 Balantidium coli ở thể hoạt động .............................................................20
Hình 2.25 Entamoeba invadens ................................................................................20
Hình 2.26: Cấu tạo hóa học Fenbendazole (Võ Thị Trà An, 2010) ..........................21
Hình 3.1: Hai con kỳ đà được tiến hành mổ khám. Con đực (phải), con cái (trái). ..25
Hình 4.1: Chuồng nuôi kỳ đà ....................................................................................26
Hình 4.2: Sơ đồ một chuồng nuôi kỳ đà ...................................................................27
Hình 4.3: Kiểm tra trứng của kỳ đà trước khi cho qua chuồng đẻ ............................29
Hình 4.4: Khay ấp trứng............................................................................................30
Hình 4.5: Kỳ đà tiêu chảy phân trắng .......................................................................31
Hình 4.6: Trứng giun tròn 1 (độ phóng đại X400)....................................................32
Hình 4.7: Giun tròn 2 (độ phóng đại X400) ..............................................................33
Hình 4.8: Giun tròn 3 (độ phóng đại X400) ..............................................................33
Hình 4.9: Giun tròn 4 (độ phóng đại X400) ..............................................................34
Hình 4.10: Protozoa 1 (độ phóng đại X400) ............................................................34
Hình 4.11: Protozoa 2 (độ phóng đại X400) ............................................................35
Hình 4.12: Đại thể giun đũa ở kỳ đà .........................................................................41
Hình 4.13: Giun đũa: đầu (trái), đuôi (phải) (độ phóng đại X100) ...........................41
Hình 4.14: Trứng giun đũa (độ phóng đại X400) .....................................................41
Hình 4.15: Đại thể giun chỉ và vị trí tìm thấy trên phổi ............................................42

Hình 4.16: Đầu (trái) và đuôi (phải) giun chỉ (độ phóng đại X100) .........................42

ix


Hình 4.17: Ấu trùng giun chỉ (độ phóng đại X400) ..................................................43
Hình 4.18: Trứng non giun chỉ (độ phóng đại X400) ...............................................43
Hình 4.19: Sán lá .......................................................................................................44
Hình 4.20 Trứng sán lá (độ phóng đại X100) ...........................................................44
Hình 4.21: Đại thể sán dây và vị trí tìm thấy tại ruột non .........................................45

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi truyền thống đã dần ổn định, người chăn
nuôi chuyển sang tìm kiếm những loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế để chăm
sóc, nuôi dưỡng và cho sinh sản nhằm thu được lợi nhuận cao. Có nhiều loài động
vật hoang dã đã được tiến hành nuôi như rắn ráo, rắn ri voi, rắn hổ, chim trĩ đỏ …
và kỳ đà vân là một trong số đó.
Kỳ đà vân là loài động vật hoang dã có sức sống tốt, ít bệnh tật, khả năng
tăng trưởng tốt, chi phí chăn nuôi thấp, giá trị kinh tế cao. Do đó, chúng đã được
tiến hành nuôi khắp các tỉnh thành như Thái Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tiền
Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh… Qua quá trình tìm hiểu tình hình chăn nuôi kỳ đà
vân trong cả nước, chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình chăn nuôi đang
được áp dụng tại trại Sơn Ca là nổi bật hơn cả. Tuy nhiên, sau khi tiến hành trao đổi
trực tiếp với cán bộ kỹ thuật của trại, chúng tôi được biết kỳ đà vẫn còn gặp phải
một số bệnh trong quá trình chăn nuôi, đáng quan tâm hơn cả đó là bệnh về ký sinh

trùng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế tốc độ tăng trưởng,
gây ra sự hao hụt về số lượng của kỳ đà từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận thu được từ
quá trình chăn nuôi. Vì thế, dưới sự chấp thuận của khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ
môn truyền Bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng cũng như anh Đoàn Kim Sơn,
chủ trại Sơn Ca và được sự hướng dẫn của PGS. TS. Lê Hữu Khương chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Mô hình chăn nuôi kỳ đà vân (Varanus bengalensis), ký sinh

trùng và các bệnh thường gặp tại trại Sơn Ca – Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”
nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện qui trình chăn nuôi kỳ đà vân đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất.

1


1.2 Mục đích
Khảo sát mô hình chăn nuôi kỳ đà tại cơ sở chăn nuôi, điều tra những bệnh
thường gặp và bệnh ký sinh trùng trên loài vật này nhằm đề xuất những biện pháp
nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế
cao phù hợp điều kiện nuôi nhất.
1.3 Yêu cầu
-

Khảo sát quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh tại trại.

-

Ghi nhận triệu chứng, bệnh tích các bệnh thường gặp.

-


Điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng qua mổ khám và xét nghiệm phân.

-

Thử nghiệm hiệu quả tẩy trừ giun sán của Fenbendazole.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Phân loại kỳ đà vân
Kỳ đà là một nhóm bò sát có vảy với hơn 5.600 loài khác nhau phân bố trên tất
cả các lục địa (trừ Nam Cực), nhóm này là phân bộ Lacertilia thuộc bộ Squamata,
bao gồm 5 cận bộ và chia thành 42 họ khác nhau. Trong đó, kỳ đà vân (Varanus
bengalensis) thuộc họ Varanidae của cận bộ Platynota.
Giới động vật: Anialia
Ngành dây sống: Chordata
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ bò sát có vảy: Squamata
Phân bộ thằn lằn: Lacertilia
Họ kỳ đà: Varanidae
Chi: Varanus
Loài: Varanus bengalensis
2.2 Phân bố, đặc điểm hình thái và phân biệt
2.2.1 Phân bố
Kỳ đà vân: Varanus bengalensis (Daudin, 1802), còn có tên khác là kỳ đà
núi, sống phân bố rộng khắp các vùng rìa sa mạc, khu vực khô cằn của vùng Nam Á
như Ấn độ, Nepal, Ski Lanka, Bangladesh hoặc ở thung lũng sông miền đông Iran,
Afghanistan, Pakistan hay ở vùng rừng nhiệt đới như miền nam Việt Nam,

Malaysia, Campuchia, Java .... (Auffenberg, 1994).
Ở Việt Nam: phân bố rộng khắp ở các vùng rừng núi Quảng Trị, Thừa Thiên
- Huế, Komtum, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Theo Auffenberg (1994), kỳ đà vân có thể đạt chiều dài hơn 175 cm và nặng

3


trên 7,5 kg. Trong điều kiện nuôi nhốt, con đực hoạt động nhiều hơn con cái (4,5
giờ/ ngày so với 2,85 giờ/ ngày) và tiêu thụ thức ăn nhiều hơn tới 18 %. Cũng chính
vì thế mà cơ thể con đực phát triển mạnh hơn con cái. Kích thước trung bình của
con đực khi đạt độ tuổi trưởng thành (1,5 năm tuổi) là 150 cm và nặng 2,7 kg trong
khi đó đối với con cái là 120 cm và nặng 1,5 kg.
Màu sắc của kỳ đà vân có sự thay đổi rất lớn, giống với nhiều loài khác trong
họ thằn lằn, trên con trưởng thành chúng có màu đen, xám đen hoặc nâu và có sự
thay đổi nhẹ độ sáng trên màu da lưng nhằm mục đích thích nghi với môi trường
xung quanh. Trên con non yếu ớt, nhút nhát thường mang màu sắc sáng hơn với
màu cam hoặc nâu nhạt trong khi đó các con khác khỏe mạnh mang màu đen hoặc
vàng đen trên thân và đuôi. Bên cạnh màu sắc chính của vảy, trên thân kỳ đà còn có
những đốm sáng phản quang phân bố dày và đều khắp cơ thể.

Hình 2.1 Hình dạng kỳ đà vân
(Nguồn: />
2.2.3 Phân biệt
Kỳ đà vân được phân biệt với các loài kỳ đà khác thông qua màu sắc, cấu
trúc xương đầu, vị trí sắp xếp của các vảy ở vùng đỉnh đầu, đặc biệt là độ mở rộng
của mắt, tai, và mũi của chúng (Auffenberg, 1994).

4



Hình 2.2 Hình dạng phần đầu của các loài kỳ đà
A: V. salvator; B: V. dumerilii; C: V. rudicollis; D: V. flavescens; E: V. bengalensis.
(Auffenberg, 1994)

Hình 2.3 Cấu trúc xương đầu, vảy đỉnh đầu, độ mở rộng của mắt, tai, mũi
A: Varanus bengalensis
B: Varanus salvator
(Nguồn: />2.3 Tập tính của kỳ đà vân
Kỳ đà vân sống tốt ở mặt đất, trên cây lẫn dưới nước. Do là động vật biến
nhiệt nên chúng thường trú ẩn trong các hang, hốc vào ban đêm để ngủ và bắt đầu
hoạt động mạnh mẽ trở lại vào sáng sớm khi nhiệt độ dần lên cao, hoạt động mạnh
nhất vào khoảng thời gian trưa và chiều. Các con kỳ đà non thường ưa sống ở các

5


vùng ven sông trong khi đó các con già thường sống ở vùng rừng khô, bụi cỏ hay
đồng cỏ.
Chúng là những chuyên gia leo trèo xuất sắc, mặc dù với kích thước khá to
lớn nhưng chúng vẫn có thể trèo lên những thân cây thẳng đứng, hơn thế nữa chúng
còn đủ nhanh nhẹn để rình và chụp được những con dơi. Bên cạnh đó, kỳ đà vân
còn là một chuyên gia lặn, chúng thường ngâm mình hàng giờ dưới các vũng nước,
và đây cũng là nơi trú ẩn khá an toàn cho chúng.
Thức ăn: dù kích thước khá lớn song hầu hết thức ăn mà loài kỳ đà này kiếm
được đều là những con mồi nhỏ như: bọ cánh cứng, sâu, bọ cạp, ốc, kiến và các
động vật không xương sống khác. Bên cạnh đó chúng cũng ăn những loài động vật
có xương sống như cá, ếch, rắn, kể cả rắn hổ mang và một số loài động vật có
xương sống nhỏ. Chúng kiếm ăn bằng cách thường xuyên sử dụng lưỡi để thăm dò.

Bên cạnh kiếm ăn trên bờ, một số cá thể bám mình vào các thảm thực vật trôi nổi
trên sông để kiếm ăn trong hầu hết các khoảng thời gian trong ngày.
2.4 Sinh sản
Trước khi tiến hành giao phối, cũng giống như khá nhiều loài khác trong tự
nhiên, trong khi con cái hoàn toàn bị động, các con đực phải chiến đấu với nhau để
dành quyền được giao phối và chỉ con đực mạnh nhất mới có được quyền đó
(Auffenberg, 1994).
Mùa sinh sản của kỳ đà vân thường diễn ra vào mùa mưa, vào tháng 4 đến
tháng 6 trong năm, tuy nhiên ở một số nơi, chúng có thể giao phối vào bất kì thời
điểm nào trong năm. Sau khi giao phối, con cái thường tìm một cái hốc tự nhiên
hoặc tự đào hang, sau đó đẻ trứng vào đó. Đôi khi chúng thường sử dụng những gò
mối để làm ổ. Một lứa trung bình đẻ khoảng 20 trứng, và 40 – 80 % số trứng này sẽ
nở trong vòng 168 – 254 ngày tùy theo điều kiện môi trường. Những con non mới
nở chỉ ăn các loại côn trùng, và sống hầu hết trên cây trong khoảng thời gian đầu
đời.
Những con kỳ đà thường sống rất khỏe mạnh trong điều kiện nuôi nhốt, tuy
nhiên việc cho sinh sản và ấp nở thường đem lại kết quả thất bại (Auffenberg, 1994;

6


Gorman, 1993; Klag và ctv, 1988) hầu hết là chết trước khi nở, hoặc một nguyên
nhân khác là thức ăn không thể đáp ứng với nhu cầu của chúng, vì trong tự nhiên
hầu hết con non đều ăn những loại côn trùng nhỏ, trong khi đó, khó kiếm được
nguồn cung cấp côn trùng với số lượng lớn trong thực tế. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh
vào ban đêm cũng là một trở ngại lớn (trích dẫn bởi Bennett, 1995).
2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe kỳ đà
Douglas (2006) cho biết các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe của các loài kỳ đà, bao gồm các yếu tố thiết yếu sau đây:
Nhiệt độ: kỳ đà vân là loài động vật biến nhiệt, chính vì thế yếu tố nhiệt độ

được đặt lên hàng đầu trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Nhiệt
độ phù hợp cho hoạt động sống của kỳ đà từ 27 – 35 0C, nếu nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, thậm chí có thể dẫn đến tử
vong. Vì thế, cần điều chỉnh nhiệt độ hợp lý trong chuồng nuôi kì đà bằng đèn hồng
ngoại hoặc là đệm làm ấm.
Ánh sáng: ánh sáng mặt trời cung cấp cho kỳ đà nhiệt lượng để gia tăng cường
độ hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, tia UV trong ánh sáng mặt trời còn có tác dụng
diệt khuẩn và nấm mốc tốt, giúp tránh viêm nhiễm ngoài da. Hơn thế nữa, nó còn
thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D3, làm tăng cường khả năng hấp thụ canxi,
giúp kỳ đà tránh được một số bệnh quan trọng do thiếu canxi. Kỳ đà cần được chiếu
sáng từ 12 – 14 giờ/ ngày.
Ẩm độ: trong tự nhiên, kỳ đà luôn thay đổi môi trường sống của mình để tìm
kiếm ẩm độ thích hợp cho cơ thể. Vì ẩm độ quá thấp thường gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của chúng, thậm chí gây tử vong, trong khi ẩm độ quá cao lại là điều kiện
cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển trên da chúng.
Nƣớc uống: sự thiếu nước dẫn đến sự tranh giành, hung hăng trong bầy đàn.
Nguồn nước không trong lành sẽ dẫn đến một số bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa.
Không gian sống: không gian sống không đủ sẽ hạn chế sự tăng trưởng của kỳ
đà và dẫn đến sự tranh chấp gây ra thương vong. Quá thừa không gian sống lại là
một sự lãng phí đối với việc chăn nuôi.

7


Tiếng ồn: kỳ đà là loài nhạy cảm với tiếng ồn. Khi có tiếng động bất ngờ dễ bị
stress. Ngoài ra, chúng sẽ có phản xạ chạy trốn do sợ hãi, trong lúc chạy trốn chúng
có thể dẫm đạp lên nhau gây ra các chấn thương về mặt cơ học.
Vệ sinh chăm sóc và dinh dƣỡng: đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong
việc chăn nuôi. Chăm sóc, vệ sinh và nuôi dưỡng của con người giúp con vật sinh
trưởng, phát triển một cách khỏe mạnh và hạn chế được các mầm bệnh từ đó giảm

thiểu số lượng hao hụt do bệnh tật gây ra.
2.6 Đặc điểm tự nhiên trại Sơn Ca và quá trình hình thành nghề nuôi kỳ đà
2.6.1 Đặc điểm tự nhiên trại Sơn Ca
Trại Sơn Ca thuộc địa bàn huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm
giữa khu đất trống, rộng rãi, cao ráo, yên tĩnh và cách xa khu dân cư. Huyện Hóc
Môn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, các yếu tố tự nhiên biến động theo hai
mùa nắng mưa rõ rệt. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/ cm2/
năm. Số giờ nắng trung bình trong một tháng khoảng 160 – 270 giờ. Nhiệt độ trung
bình trong không khí là 27 0C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,8 0C vào
tháng 4 và thấp nhất là 25, 7 0C vào tháng 12. Lượng mưa trung bình cao, trên 1900
mm. Số ngày mưa trung bình là 159 ngày/ năm. Có hai mùa rõ rệt trong năm, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, thời gian còn lại là mùa nắng. Độ ẩm trung bình 80 –
85 % và có sự dao động theo mùa.
2.6.2 Quá trình hình thành nghề nuôi kỳ đà
Từ năm 2004, để tận dụng nguồn phụ liệu từ nghề nuôi ếch tại trại, việc tìm
hiểu và tiến hành thử nghiệm thuần hóa giống kỳ đà vân bắt nguồn từ đó. Mặc dù
loài kỳ đà vân này có nhiều ưu điểm về sức sống khá mạnh mẽ, tuy nhiên việc đưa
một loài động vật hoang dã vào chăn nuôi thật sự không dễ dàng. Qua gần 10 năm
kinh nghiệm, quy trình chăn nuôi kỳ đà vân đã dần hoàn chỉnh, đem lại hiệu quả
chăn nuôi cao.

8


2.7 Bệnh ký sinh trùng
2.7.1 Bệnh ngoại ký sinh
Pterygosoma spp.: là một chi mới thuộc bộ ve, bao gồm 52 loài và dưới loài,
và tất cả đều được tìm thấy trên các loài kỳ đà (Fajfer và Acuña, 2013).

Hình 2.4 Pterygosoma spp.

(nguồn: )
Ophionyssus natricis (Camin, 1953): còn được gọi là loài ve bò sát vì
chuyên ký sinh trên da các loài bò sát như rắn, cá sấu, kỳ đà … Có vòng đời bao
gồm 5 giai đoạn: trứng, ấu trùng, protonymph, deutonymph và con trưởng thành,
mất 13 – 19 ngày để phát triển từ trứng đến con trưởng thành. Chúng có thể nhìn
thấy được bằng mắt thường từ giai đoạn deutonymph, chúng có màu đỏ đậm hoặc
đen (trích dẫn bởi Barker và Barker, 2011).

Hình 2.5 Mặt lưng và mặt bụng Ophionyssus natricsis trưởng thành
(Nguồn: />Chi Amblyomma (Koch, 1844): là một chi lớn của ve cứng (Ixodidae), ký
sinh trên nhiều loài động vật có xương sống, gồm khoảng 130 loài, trong đó có hơn
1/ 3 số loài ký sinh trên các loài bò sát (rắn, kỳ đà, ba ba) (Kolonin, 2009).

9


Hình 2.6 Amblyomma spp. trên da của một loài kỳ đà
(Nguồn: )
Chi Aponomma (Neumann, 1899): là một chi thuộc ve cứng, chuyên ký
sinh trên các loài bò sát (trừ rùa), đặc tính sinh học của chi này ít được biết đến, với
vòng đời trải qua 3 giai đoạn, trong đó ấu trùng và nhộng lột xác ngay trên chính cơ
thể vật chủ (Kolonin, 2009).

Hình 2.7 Aponomma auruginans đực (trái) và cái (phải)
(Nguồn: )

Chi Hyalomma (Koch, 1844): là một nhóm nhỏ thuộc ve cứng, thích nghi
cao độ với môi trường nóng và khô, vì thế tập trung chủ yếu ở các vùng sa mạc
Trung Á, Trung Cận Đông, Trung Đông. Đa phần vòng đời trải qua 3 ký chủ, tuy
nhiên có một số loài chỉ có 2 ký chủ. Giai đoạn trưởng thành chủ yếu ký sinh trên


10


các loài chim và gia súc, nhưng ve chưa trưởng thành thường ký sinh trên các loài
bò sát (Kolonin, 2009).

Hình 2.8 Hyalomma dromedarii, A: con cái, B: con đực
(Nguồn: />
2.7.2 Bệnh nội ký sinh
Lớp Nematoda (giun tròn):
Filarioidea: thuộc lớp giun tròn, trong đó có một số gia đình thường gặp trên
kỳ đà như: Onchocercidae, Dirofilariinae, Oswaldofilaria spp. (Rataj và ctv, 2011).

Hình 2.9 Filarioidea trên kỳ đà vân (Rataj và ctv, 2011)

Hình 2.10 Đuôi và đầu của Filarioidea (Rataj và ctv, 2011)
Giun đũa: ký sinh ở ruột non, hình trụ tròn giống chiếc đũa, quanh miệng có
3 môi, trên mỗi môi có răng. Giun cái trung bình đẻ mỗi ngày 200.000 trứng, gặp

11


điều kiện thuận lợi sẽ hình thành ấu trùng 1 rồi lột xác thành ấu trùng 2, đây là ấu
trùng gây nhiễm. Sau khi ấu trùng 2 được ăn vào hệ thống tiêu hóa, dưới tác dụng
của các men tiêu hóa làm cho ấu trùng được giải phóng. Ấu trùng chui qua vách
ruột, theo máu di hành về gan sau 24 giờ. Ở đây sau 4 – 5 ngày tiếp tục lột xác 2 lần
cho ra ấu trùng 3, sau đó theo hệ tuần hoàn đi đến phế nang đến các tiểu phế quản,
phế quản, khí quản rồi tiếp tục bò ra yết hầu, kích thích ho. Sau đó ấu trùng được
nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần nữa để phát triển và trưởng thành sau 6 – 8 tuần

(Lê Hữu Khương, 2012).

Hình 2.11 Trứng Ascaris (Rataj và ctv, 2011)
Ancylostoma spp.: ký sinh trong ruột non nhiều loài động vật. Phát triển trực
tiếp không cần có sự tham gia của ký chủ trung gian. Trứng có hình bầu dục, hai
đầu tròn đều, trứng mới thải ra ngoài có 8 – 16 phôi, kích thước 34 – 47 x 56 – 75
µm (Lê Hữu Khương, 2012).

Hình 2.12 Trứng giun móc
(Nguồn: )

12


Strongyloides spp.: là một chi thuộc lớp giun tròn, chúng có vòng đời khá
phức tạp so với các loài giun tròn khác, vòng đời thay đổi luân phiên giữa dạng
sống tự do và sống ký sinh. Chúng có khả năng tự nhiễm và tự nhân lên trong vật
chủ. Trứng của Stronggyloides spp. có vỏ mỏng, có chứa ấu trùng bên trong (Mark
và James, 2007).

Hình 2.13 Trứng Strongyloides spp.
(Nguồn: />
Physaloptera spp.: dài 3 – 4 cm, thuộc lớp giun tròn, thường ký sinh ở dạ
dày, miệng có răng chẻ 3, lớp cuticle của cơ thể kéo dài qua khỏi phần đuôi giun.
Trứng có hình bầu dục, kích thước 32 x 50 µm, vỏ dày và có chứa ấu trùng bên
trong (Junquera, 2013).

Hình 2.14 Trứng Physaloptera spp.
(Nguồn: />Lớp Cestoda (sán dây): theo Lê Hữu Khương (2012), sán dây có hình dải
băng, dẹp theo hướng lưng bụng, dài từ vài milimet cho đến trên 10 m; cơ thể có


13


nhiều đốt, chia làm 3 loại: đốt đầu, đốt cổ và đốt thân. Đốt đầu có hình cầu hoặc bầu
dục có mang cơ quan để kết bám, cấu tạo của cơ quan kết bám này có ý nghĩa lớn
trong việc phân loại các loài sán dây. Đốt cổ là nơi tiếp giáp giữa đốt đầu và đốt
thân, là vùng sinh trưởng để sinh sản ra các đốt sán dây, thay thế cho các đốt già đã
rụng. Trong khi đó đốt thân là bộ máy sinh sản của sán dây, bao gồm 3 loại: đốt non
mang bộ máy sinh dục chưa hoàn chỉnh, nằm gần với đốt cổ. Đốt trưởng thành thì
đã mang một bộ máy sinh dục hoàn chỉnh như: tinh hoàn, buồng trứng, tuyến noãn
hoàn, tử cung, âm đạo, dương vật, ống bài tiết và các cơ quan khác. Đốt già hay còn
gọi là đốt chửa có chứa đầy trứng bên trong. Lớp sán dây bao gồm 2 bộ: bộ giả diệp
Pseudophyllidea và bộ viên diệp Cyclophyllidea, trong khi bộ viên diệp chỉ có một
ký chủ trung gian, trứng của bộ này sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm ngay
trong vật chủ trung gian trong khi đó bộ giả diệp cần tới 2 ký chủ trung gian để có
thể phát triển từ trứng tới giai đoạn ấu trùng gây nhiễm. Đối với các loài bò sát, theo
một số khảo sát cho thấy, thường nhiễm phải một số họ thuộc bộ viên diệp
Cyclophyllidea như: Anoplocephalidae, Oochoristica spp. (Douglas, 2006).

Hình 2.15 Sán dây bộ viên diệp tìm thấy trên kỳ đà (Rataj và ctv, 2011)

14


×