Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP_CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ ĐAN THANH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP_CHẤT THẢI
NGUY HẠI Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiện Trạng
và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp_Chất Thải Nguy
Hại Ở Thành Phố Biên Hòa” do Nguyễn Thị Đan Thanh, sinh viên khóa 2009 –
2013, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày _____________________________.

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên em xin chân thành
khắc ghi công ơn cha mẹ, người đã sinh ra em, nuôi nấng, dạy bảo em trưởng thành.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ
Chí Minh, đặc biệt là thầy cô trong khoa kinh tế là những người đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học ở trường.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành đến thầy Đặng Minh Phương, người đã luôn
theo sát, hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em nghiên cứu đề tài.
Cảm ơn Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị công tác tại Sở Tài Nguyên- Môi
Trường Tỉnh ĐồngNai, đặc biệt là các anh chị ở Phòng Quản Lý Chất Thải Rắn đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn vừa qua.
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến bạn bè đã cùng em trao đổi học tập và hỗ trợ

em trong suốt những năm tháng ở giảng đường đại học.
Chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Đan Thanh

1


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ ĐAN THANH. Tháng 09 năm 2012. “Đánh Giá Hiện Trạng và
Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Công Nghiệp_Chất Thải Nguy Hại Ở
Thành Phố Biên Hòa”.
NGUYỄN THỊ ĐAN THANH. September 2012. “Assessing Current Situation
and Suggesting Solution For Solid Waste Management- Hazardous Waste in Bien Hoa
City”
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý chất thải
rắn công nghiệp- chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tại các doanh
nghiệp đang hoạt động trong và ngoài khu công nghiệp, cũng như các đơn vị thu gom,
vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn. Đề tài đã thu thập số liệu thứ cấp từ Sở Tài
Nguyên- Môi Trường Tỉnh Đồng Nai, Ban quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn
thành phố và các thông tin trong các nghiên cứu hay các bài báo trên internet để cho
thấy thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp- chất thải nguy hại tại TP Biên Hòa
hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập như các doanh nghiệp không chấp hành các quy
định của nhà nước về quản lý chất thải rắn công nghiệp vẫn ở mức khá cao. Đa số các
doanh nghiệp có phát sinh chất thải công nghiệp không đăng ký chủ nguồn thải, có
những doanh nghiệp còn đổ chung chất thải nguy hại với rác sinh hoạt gây ô nhiễm
môi trường trầm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực xung quanh.
Do đó đề tài thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp thích hợp cho công tác quản lý chất
thải rắn công nghiệp- chất thải nguy hại tại TP Biên Hòa. Phần lớn các doanh nghiệp,

đơn vị, nhà máy chưa có cán bộ chuyên trách về các lĩnh vực môi trường, nên hiểu biết
của doanh nghiệp về chất thải nguy hại còn đang rất hạn chế. Cơ quan chức năng cần
phải có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao ý thức của doanh nghiệp hơn nữa và các cơ
quan nhà nước nên có các hình thức xử phạt mạnh mẽ tới các doanh nghiệp có hành vi
vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý chất thải nguy hại.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

viii 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề




1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2 Mục tiêu cụ thể



1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận



1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu



1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu



1.3.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu




1.3.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu



1.4.Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2TỔNG QUAN



2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu



2.2 Tổng quan về thành phố Biên Hòa



2.2.1. Đặc điểm tự nhiên



2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên



2.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội




2.3. Thông tin chung về các khu công nghiệp tại TP.Biên Hòa

11 

2.3.1. Khu công nghiệp AMATA

11 

2.3.2. Khu công nghiệp Biên Hòa 1

13 

2.3.3. Khu công nghiệp Biên Hòa 2

14 

2.3.4. Khu công nghiệp LOTECO

15 

CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

17 
17 

v



3.1.1. Các khái nệm cơ bản về CTRCN-CTNH

17 

3.1.2. Văn bản liên quan đến việc quản lý CTRCN-CTNH

25 

3.2 Phương pháp nghiên cứu

27 

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29 

4.1 Hiện trạng phát sinh CTNH trên địa bàn TP Biên Hòa

29 

4.2. Hiện trạng quản lý CTNH tại TP Biên Hòa

33 

4.2.1. Công tác quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất

33 

4.2.2. Công tác quản lý CTNH tại các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý


37 

4.3 Công tác quản lý hành chính trong quản lý CTNH tại TP Biên Hoà

43 

4.5 Đề xuất các giải pháp quản lý CTRCN-CTNH tại TP Biên Hòa

49 

4.5.1 Đề xuất thu phí phát sinh CTNH

49 

4.5.2. Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH

54 

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57 

5.1. Kết luận

57 

5.2 Kiến nghị

59 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

60 

PHỤ LỤC

 

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTNH

Chất thải nguy hại

CTCN

Chất thải công nghiệp

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

KCN


Khu công nghiệp

TN-MT

Tài nguyên- Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

BVMT

Bảo vệ môi trường

TP

Thành phố

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng phân loại theo ngành công nghiệp

19 

Bảng 3.2 Mối Nguy Hại Của CTNH Đối Với Cộng Đồng

22 


Bảng 3.3. Khả Năng Ứng Dụng Của Các Phương Pháp Xử Lý CTNH

24 

Bảng 4.1 Tổng tải lượng CTRCN và CTNH tại TP Biên Hòa Năm 2011

30 

Bảng 4.2. Thành Phần Và Tỉ Lệ CTNH Của Một Số Ngành Công Nghiệp Tại TP Biên
Hòa

32 

Bảng 4.3 Các DN Trong Và Ngoài KCN Có Đăng Ký Nguồn Chủ Thải CTNH

34 

Bảng 4.4. Tình hình các doanh nghiệp đăng ký nguồn chủ thải ngoài KCN

36 

Bảng 4.5. Danh Sách Các Đơn Vị Thu Gom, Vận Chuyển CTNH Trên Địa Bàn TP
Biên Hòa

37 

Bảng 4.6. Số Lượng CTNH Các Công Ty Tham Gia Thu Gom Trên Địa Bàn TP Biên
Hòa


39 

Bảng 4.7. Danh Sách Các Đơn Vị Xử Lý CTNH Trong TP Biên Hòa

41 

Bảng 4.8. Hệ Số K Đề Nghị

52 

Bảng 4.9 Ví Dụ Tính Phí Phát Sinh Chất Thải Nguy Hại

53 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Biên Hòa



Hình 2.2 Khu Công Nghiệp AMATA

11 

Hình 2.3 Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1

13 


Hình 2.4 Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2

14 

Hình 2.5 Khu công nghiệp LOTECO

15 

Hình 2.6. Sơ Đồ Quy Hoạch Khu Công Nghiệp Tam Phước

16 

Hình 3.1 Sự Biến Đổi Thuốc Trừ Sâu Trong Đất

21 

Hình 4.1. Mô Hình Cơ Cấu Tổ Chức Của Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước Về CTRCNCTNH tại TP Biên Hòa

44 

Hình 4.2. Mô Hình Kết Hợp

54 

Hình 4.3. Mô Hình Độc Lập

55 

Hình 4.4.. Mô Hình Với Sự Kiểm Soát Của Cơ Quan Chức Năng


56 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Mô Hình Dự Báo Số Lượng CTNH Tại TP Biên Hòa Từ Năm 2012-2020

 

Phụ Lục 2. Khắc Phục Mô Hình Dự Báo

 

Phụ lục 3: MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY
HẠIVÀ SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

 

Phụ lục 4: MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ, GIẤY PHÉP QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN

x

 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước với
nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt là sản xuất công nghiệp nhằm chủ động hội nhập vào
kinh tế khu vực và thế giới.
TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai là một trong những thành phố đi đầu về sự phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nhận thức được vai trò chiến lược trong công cuộc
xây dựng đất nước , TP Biên Hòa đã không ngừng hoạt động và phát triển trên mọi
lĩnh vực. Trong đó vai trò chủ lực là phát triển về công nghiệp, làn sóng đầu tư vào các
khu công nghiệp, khu chế suất ngày càng tăng những nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày
càng nhiều, tính đến tháng 9/2010 TP Biên Hòa hiện có 5 khu công nghiệp đang hoạt
động là KCN Biên Hòa I, Biên Hòa II, Amata, Loteco và KCN Tam Phước. Bên cạnh
những ngành công nghiệp hiện đại thì hiện thành phố vẫn còn một vài cụm công
nghiệp truyền thống như cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh, cụm công nghiệp gỗ Tân
Hòa, vùng sản xuất gốm sứ Tân Vạn, Bửu Long… Với lượng nhà máy, xí nghiệp
nhiều như vậy mỗi ngày thành phố phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải từ các ngành
công nghiệp thải ra, song song với sự phát triển ngày cành lớn mạnh của ngành công
nghiệp thì hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí, nước và ô nhiễm chất thải rắn
phát sinh từ các hoạt động của các ngành công nghiệp , đặc biệt là chất thải rắn công
nghiệp và một phần chất thải nguy hại . Các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoải khu
vực công nghiệp này đã và đang thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn mà cho tới
thời điểm hiện nay chưa có phương pháp quản lý, xử lý tối ưu.
Chính vì thế, việc quản lý chất thải rắn phát sinh do hoạt động công nghiệp trên
địa bàn thành phố có thể được xem là một trong những vấn đề bức thiết hiện nay. Phần
lớn chất thải rắn công nghiệp chưa được các doanh nghiệp thu gom và xử lý đúng
1


mức, hầu hết các phương pháp xử lý đều sơ xài như chôn lấp, thiêu hủy… Hơn thế
nữa, những chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại từ những ngànhsản xuất
VLXD, cơ khí chế tạo máy, điện- điện tử, sản xuất thuốc BVTV- thuốc thú y, sản

xuất- gia công giày da, hóa chất, thực phẩm, các ngành khác (chế biến gỗ, giấy…)…
nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với môi
trường.
Xuất phát từ thực trạng trên của thành phố đòi hỏi phải có những giải pháp
đồng bộ để hạn chế những tác động tới môi trường do chất thải rắn nói chung và chất
thải rắn nguy hại từ công nghiệp nói riêng gây ra. Với ý nghĩa đó khóa luận được thực
hiện với tiêu đề : “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn công
nghiệp_chất thải nguy hại ở TP Biên Hòa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp- chất
thải nguy hại tại Thành phố Biên Hòa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu hiện trạng phát sinh chất thải rắn nguy hại trên địa bàn TP Biên Hòa.
Đánh giá tình trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại các đơn vị thu gom, vận
chuyển và xử lý trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và công tác quản lý của nhà
nước đối với chất thải nguy hại tại TP Biên Hòa.
Dự báo lượng chất thải rắn nguy hại trong tương lai.
Đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải nguy hại ở TP Biên Hòa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Chất thải nguy hại được phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ hoạt
động sản xuất công nghiệp, từ sinh hoạt hộ gia đình, từ sản xuất nông nghiệp, từ các cơ
sở y tế và bệnh viện… Do giới hạn đề tài chọn nghiên cứu hiện trạng phát sinh và công
tác quản lý chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Biên Hòa. Bên
cạnh đó các giải pháp cho công tác quản lý chất thải nguy hại có thể có rất nhiều khía
cạnh như giải pháp về công nghệ, giải pháp về khía cạnh luật pháp… Nhưng đề tài chỉ
đề xuất giải pháp quản lý về kinh tế để quản lý chất thải nguy hại một cách tốt hơn.
2



1.3.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Việc chọn địa bàn phải phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đề tài
chọn TP Biên Hòa làm địa bàn nghiên cứu chính vì hiện nay TP Biên Hòa có rất nhiều
vấn đề ô nhiễm do công nghiệp cụ thể là do chất thải công nghiệp gây ra.
1.3.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp,
doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý,
tiêu hủy chất thải nguy hại đang hoạt động trên địa bàn thành phố Biên Hòa và cơ
quan quản lý nhà nước về chất thải nguy hại.
1.3.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu
Theo quy định của khoa kinh tế thời gian nghiên cứu của khóa luận là ba tháng,
bắt đầu từ ngảy 15/9/2012 và kết thúc vào ngày 15/12/2012. Đây là khoảng thời gian
để sinh viên thu thập, xử lý số liệu và viết bản thảo nghiên cứu.
1.4.Cấu trúc của khóa luận
Nội dung của đề tài được chia làm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương này có bốn phần chính là đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.
Chương 2: Tổng Quan
Bao gồm ba nội dung là tổng quan về tài liệu nghiên cứu , tổng quan về địa bàn
nghiên cứu, tổng quan về đối tượng nghiên cứu. Phần tổng quan về địa bàn nghiên cứu
nêu lên những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của địa bàn
nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số định nghĩa, khái niệm, công thức, các vấn đề có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến cách thức tiếp
cận vấn đề nghiên cứu.

3



Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày hiện trạng phát sinh thị trường cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý
chất thải nguy hại, công tác quản lý chất thải nguy hại tại TP Biên Hòa và hiện trạng
quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp trong các KCN. Từ đó đề xuất các giải
pháp thích hợp cho việc quản lý chất thải nguy hại một cách tốt hơn.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày hai phần chính là kết luận và kiến nghị. Phần kết luận sẽ nói ngắn
gọn những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khóa luận cũng như những hạn
chế của khóa luận. Phần kiến nghị sẽ trình bày những phương hướng để quản lý chất
thải nguy hại một cách tốt hơn. Trên đây là tất cả những nội dung mà khóa luận sẽ
trình bày cụ thể từng chương một.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Về tài liệu nghiên cứu, đề tài tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau nhưng tất cả đều liên
quan mật thiết với những mục tiêu mà đề tài đã đặt ra, để nghiên cứu về hiện trạng thu
gom và quản lý chất thải rắn thì phải thu thập những tài liệu từ nhiều nguồn như: điều
tra thực tế trê địa bàn nghiên cứu, tạp chí khoa học, internet, xin số liệu tại Sở Tài
Nguyên và Môi Trường Tỉnh Đồng Nai và các đề tài trước đây đã được thực hiện bởi
các sinh viên khoa Kinh tế Môi trường Đại học Nông Lâm TP Biên Hòa có liên quan
đến chất thải rắn công nghiệp là những nguồn thông tin tham khảo quan trọng của đề
tài. Tác giả: Trần Thị Thanh Trúc(2008), Nguyễn Thị Ánh Tuyết(2008), Lê Thị Trúc
Uyên (2011), TS Lê Thanh Hải.

Có thể nói các nghiên cứu về chất thải rắn thực hiện trên địa bàn TP mới được
quan tâm trong vài năm trở lại đây do sự phát triển của các ngành nghề sản xuất tại các
cụm công nghiệp, KCN đã làm gia tăng lượng chất thải công nghiệp lớn. Tuy nhiên,
những nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá hiện trạng vả dự báo lượng chất thải rắn phát
sinh mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về mức độ tác hại của chất thải rắn
đến sức khỏe của người dân và môi trường TP. Đây cũng là một hạn chế trong công
tác quản lý và xây dựng chính sách kiểm soát lượng chất thải rắn . Tuy nhiên, nhiều
nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Đức… Vấn đề về chất thải rất được chú
trọng, những nước này áp dụng công cụ kinh tế như phí phát sinh CTNH, thuế, lệ phí,
chính sách quản lý CTNH, quỹ quản lý chất thải. Với nguồn thu này các cơ quan sẽ xử
dụng vào việc nghiên cứu, tư vấn kĩ thuật quản lý, xử lý cho các doanh nghiệp, giải
quyết các sự cố môi trường do CTNH gây ra, đồng thời tăng cường năng lực kiểm tra
giám sát tại các doanh nghiệp.
5


2.2 Tổng quan về thành phố Biên Hòa
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Biên Hòa

Nguồn: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Nai,2010
Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp
huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp thị xã Dĩ An, Tân Uyên tỉnh
Bình Dương và Quận 9 – thành phố Hồ Chí Minh. Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng
Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ
1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 km (theo Quốc lộ 51). Tổng diện tích tự nhiên là
264,08 km2, với mật độ dân số là 2970 người /km2. Thành phố Biên Hòa nằm phía tây
nam tỉnh Đồng Nai nên có vai trò và vị trí quan trọng.
Là tỉnh lỵ trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.

Là thành phố lớn, đô thị loại II, trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước.
Đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia.
Cửa ngõ phía Đông Bắc, là bộ phận trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh-Biên
Hòa-Vũng Tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Là một trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng, làđầu mối giao lưu đa dạng của
vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời giữ vị trí an ninh – quốc phòng trọng yếu của vùng
Đông Nam Bộ.

6


b. Địa hình
Phần đất phía Đông và Bắc thành phố có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không đều,
nghiêng dần về sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Nước lũ tràn bờ từ Bắc xuống Nam và
Đông Nam ven hai bờ sông là ruộng vườn bằng phẳng xen lẫn ao hồ do lấy đất làm
gạch tạo nên, cao độ lớn nhất là +70m, cao độ thấp nhất là ở vùng ven sông và cù lao
từ 0,5-0,8m, hầu hết là ruộng vườn xen lẫn dân cư. Khu vực trung tâm thành phố cóđọ
cao trung bình 5-10m. Ngoài các khu vực xây dựng, phần phần đất đồi là rừng bạch
đàn, trồng hoa màu và hoang hóa.
c. Khí hậu
Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí tương đối cao, nhưng chênh lệch trung bình giữa các tháng
thìít. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 3 và tháng 4, tháng có nhiệt độ thấp nhất là
tháng 12 và tháng 1. Nhiệt độ dao động 24-28,20C. Nhiệt độ trung bình năm là
26,70C. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 32,50C. Nhiệt độ trung bình năm thấp
nhất là 230C.
Độ ẩm
Độ ẩm không khí khu vực thành phố Biên Hòa tương đối cao, biến đổi theo
mùa và theo vùng. Độ ẩm trung bình năm là 78,8%. Độ ẩm vào mùa mưa thường lên
tới 80-90%. Độ ẩm vào mùa khô khoảng 70-80%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 8 và

tháng 10. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2. Chênh lệch giữa vùng khô nhất và
ẩm nhất là 5%.
Lượng mưa
Lượng mưa vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) chiếm 85% lượng mưa
hàng năm. Lượng mưa trung bình dao động từ 1600-1800 mm/năm. Trong các tháng
mùa mưa, lượng mưa tương đối đều nhau (khoảng 300 mm/tháng), riêng tháng 10
lượng mưa tương đối nhiều khoảng 400 mm. Các tháng mùa khô (từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau) có lượng mưa nhỏ trung bình khoảng 50 mm/tháng, thậm chí có
tháng mưa chỉ 5 mm hoặc không có mưa. Tại khu vực thành phố Biên Hòa số ngày
mưa trung bình thường khoảng 130 ngày/năm.

7


Chế độ nắng
Khu vực Biên Hòa, thời gian nắng trung bình 2000-2200 giờ/năm. Số giờ nắng
trung bình hàng ngày từ 7-8 giờ khoảng thời gian mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4,
mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 trên 5,4 giờ/ngày.
Gió và hướng gió
Hướng gió chính thay đổi theo mùa. Vào mùa khô, gió chủ yếu từ hướng Bắc
chuyển dần sang Đông – Đông Nam và Nam. Vào mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng
Tây Nam và Tây. Tần suất lặn gió trung bình hằng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8
(33,5%), nhỏ nhất là tháng 4 (14,1%). Tốc độ trung bình 1,4-1,7 m/s. Hầu như không
có bão. Gió giật và gió xoáy thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa.
Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn qua các thông số như lưu lượng nước trung bình nhiều năm là
477m3/s và tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 15,05 tỷ m3, trong đó mùa lũ
chiếm trên 85% tổng lượng nước cả năm.
Do ảnh hưởng của các dạng địa hình đồi núi, bán đồi núi và bình nguyên và các
điều kiện khí tượng thủy văn, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có sự phân bố tài

nguyên nước mặt không đều theo không gian và thời gian. Theo không gian thì lượng
dòng chảy sinh ra trong lưu vực với những mức độ khác nhau, nơi mưa nhiều dòng
chảy mạnh, nơi mưa ít dòng chảy yếu. Theo thời gian trong năm có 2 mùa là mùa mưa
và mùa khô nên dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai cũng hình thành 2
mùa: mùa lũ và mùa kiệt.
Mùa lũ (khoảng 5, 6 tháng) thường bắt đầu khoảng tháng 6-7 (sau mùa mưa từ
1-2 tháng) và kết thúc vào tháng 11. Thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa kiệt và lũ là các
tháng đầu mùa mưa. Khi có mưa tương đối trong lưu vực thì dòng chảy cũng tăng dần
và cho lưu lượng vượt xa các tháng mùa kiệt tuy chưa được xem là tháng mùa lũ.
Mùa kiệt (khoảng 6, 7 tháng) thường bắt đầu khoảng tháng 12 kéo dài đến
tháng 5-6 năm sau. Dòng chảy kiệt ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai khá nhỏ do
mùa khô kéo dài và rất ít mưa.

8


2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Thành phố Biên Hòa có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Theo nguồn gốc và
chất lượng đất có thể chia thành 2 nhóm chung sau:
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên. Các loại đất này thường cóđộ phì nhiêu
kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ và một số cây ăn trái.
Các loại đất hình thành trên phù sa moa như đất phù sa, đất cáy. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây
trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả.
Với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp.
b. Tài nguyên thủy sản
Biên Hòa phát triển thủy sản chủ yếu dựa vào hệ thống hồ đập và sông ngòi.

Trong đó, có đoạn sông Đồng Nai chảy qua địa phận các phường Tân Mai, Thống
Nhất, An Bình, xã Hiệp Hòa rất thuận lợi cho việc phát triển một số thủy sản như: cá
nuôi bè, tôm nuôi.
c. Tài nguyên khoáng sản
Có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài
nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng như cát, sét màu, đá xây dựng và ốp lát.
d. Tài nguyên nước
Có nguồn nước ngầm và nước mặt lấy từ lưu vực sông Đồng Nai, nguồn nước
dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, thuận lợi về nguồn cung cấp điện
2.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế
Trên lĩnh vực kinh tế, trong năm 2011, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động
của biến động tăng giá trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới có làm ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất trên địa bàn thành phố, nhưng nhiều doanh nghiệp đã khắc phục
khó khăn ổn định sản xuất. Trong đó, giá trị ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp tăng 16,9%, giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP trên địa bàn Biên Hòa
tăng 14,5%, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội thực hiện là 14.740 tỷ đồng, cơ cấu kinh
9


tế chuyển dịch đúng theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ. Đây cũng
là ngành mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu phát triển kinh tế chung của thành
phố, trong đó giá trị ngành thương mại - dịch vụ tăng 15,5%. Hoạt động ngành thương
mại - dịch vụ phát triển mạnh với những dự án về thương mại tiếp tục được đầu tư
như: Trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống Tân Hiệp, Trung tâm thương
mại dịch vụ Biên Hòa, Trung tâm thương mại và chợ Bửu Long, chợ Tân Hạnh…
b. Y tế
Toàn thành phố có 100% trạm y tế và 6 bệnh viện với đội nhũ y bác sĩ có trình
độ cao. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho người trong mùa mưa, chủ
động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, nhất là dịch Cúm A (H5N1), sốt xuất

huyết, các bệnh đường tiêu hóa, hội chứng tay – chân – miệng, bệnh thủy đậu.
Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, bằng nhiều hình thức để tuyên truyền việc
phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
c. Văn hóa – du lịch – xã hội
Địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia như: chiến khu D,
di tích nhà xanh, văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đình Tân Lân. Hàng
năm, đều tổ chức lễ kỉ niệm trọng thể. Gắn với buổi lễ, nhiều hoạt động văn hóa, thể
thao được tổ chức với quy mô tương đối lớn. Cơ sở vật chất đầu tư cho các buổi lễ rất
khang trang. Thành phố Biên Hòa có những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang được
khai thác như: tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn, khu du
lịch Bửu Long, làng cá bè Tân Mai, làng bưởi Tân Triều.
Ngoài ra, còn có trung tâm văn hóa, nhà thi đấu, thư viện đọc sách, trạm thông
tin liên lạc, sân chơi thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thanh thiếu niên.
d. Giáo dục
Toàn thành phố có 45 trường cấp I, 25 trường cấp II và 11 trường cấp III và 6
trung tâm Giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trên 90%.
Thành phố có trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt
chuẩn Quốc gia.

10


e. Cơ sở
ở hạ tầng
Hiện naay toàn thànnh phố có điện lưới Quốc
Q
gia, có đầy đủ điện nươc sinh hoạt..
h trong thhành phố đều
đ có điện
n thoại. Cóó trạm y tế,, trường họ

ọc cho mỗii
Hơnn 90% các hộ
phườ
ờng, xã. Đường
Đ
xá được
đ
tráng nhựa. Giaao thông thhủy trên sôông Đồng Nai
N đã tạoo
cho thành phố mạng lướ
ới giao thônng thủy, bộ
b thuận lợ
ợi cho việcc lưu thông
g, giao lưuu
kinhh tế - thươnng mại dịchh vụ của nggười dân trrong nội bộộ thành phốố với các huyện
h
khácc
và cáác vùng lânn cận.
f. Giao thông
t
vận tải
Nằm trêên đầu mốii giao thônng quan trọn
ng của khuu vực kinh tế trọng điểm, Đồngg
đ kiện thhuận lợi cảả về đường bộ, đườngg thủy và đđường hàng
g không đểể
Nai có nhiều điều
h đầu tư, phát triểnn kinh tế - xã hội. Nhận
N
thức được
đ

tầm qquan trọng
g đó, trongg
thu hút
nhiều năm quaa ngành Giao thông Vận tải đãã không nggừng phấn đấu, từng
g bước xâyy
dựngg hoàn thiệện hệ thốngg giao thônng, phục vụ
v kịp thời nhu cầu pphát triển kinh
k
tế - xãã
hội của
c địa phư
ương và khhu vực.
Trong tư
ương lai hệệ thống giaao thong trêên địa bàn tỉnh sẽ tiếpp tục đượcc nâng cấp,,
r
và đầuu tư mới như
n trục đư
ưởng bộ cácc nước khuu vực Đôngg Nam Á, đường caoo
mở rộng
tốc nối
n TP. Hồồ Chí Minhh với Bà RịaR Vũng Tàu,
T hệ thốống đường sắt Biên HòaH
Vũngg
Tàu,, kế hoạch nối mạng đường sắt Singaporee- Côn Minnh (Trung Q
Quốc) có 50km
5
chạyy
qua Đồng Nai để hòa vàoo mạng lướ
ới đường sắắt Bắc- Naam được cảải tạo theo tiêu chuẩnn
quốcc tế

2.3. Thông tin
n chung về các khu công
c
nghiệệp tại TP.B
Biên Hòa
2.3.11. Khu côn
ng nghiệp AMATA
Hình
h 2.2 Khu Công Ngh
hiệp AMA
ATA

N-MT Tỉnh
h Đồng Naii
Nguuồn: Sở TN
11


Khu công nghiệp AMATA tọa lạc tại Phường Long Bình – TP.Biên Hòa – Tỉnh
Đồng Nai. Do Công ty liên doanh Phát triển Khu công nghiệp Long Bình hiện đại
(Liên doanh giữa Công ty SONADEZI và Công ty Amata Corp.Public- Thái Lan) làm
chủ đầu tư.
Diện tích : 410 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 129ha, diện tích dùng cho
thuê 100 ha, đã được phát triển toàn bộ với các tiện ích hạ tầng chất lượng. Tỉ lệ đất đã
cho thuê chiếm trên 90%. Giai đoạn 2 phát triển 261 ha và khu dịch vụ, đang được
phát triển theo từng giai đoạn.
Vị trí : khoảng cách theo đường bộ từ KCN Amata đến các thành phố lớn, ngà
ga, bến cảng và sân bay quốc tế như sau :
Cách trung tâm TP.HCM 32 Km
Cách ga Sài Gòn 32 Km

Cách cảng Đồng Nai 4 Km, Tân Cảng 26 Km, Cảng Sài Gòn 32 Km, Cảng Phú
Mỹ 40 Km.
Cách Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 32 Km.
Ngành nghề thu hút đầu tư : Máy vi tính và các phụ kiện; thực phẩm, chế biến
thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, cơ khí, điện tử; sản phẩm da, dệt, may mặc, len, giày
dép; hàng nữ trang, mỹ nghệ; dụng cụ thể thao, đồ chơi; sản phẩm nhựa, các loại bao
bì; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; kết cấu kim loại; vật liệu xây
dựng; phụ tùng xe hơi, chế tạo ô tô; dược phẩm, nông dươc, thuốc diệt côn trùng; Hóa
chất, sợi PE, hạt nhựa, bột màu công nghiệp,…
Quốc gia đầu tư chính : Nhật Bản, Anh, Singapore
Công suất nhà máy xử lý nước thải : 1.000m3/ngày (công suất thiết kế
4.000m3/ngày)
 

12


2.3.22. Khu côn
ng nghiệp Biên Hòa 1
Hình
h 2.3 Khu Công Ngh
hiệp Biên Hòa
H 1

Nguuồn: Sở TN
N-MT Tỉnh
h Đồng Naii
Khu công nghiệp Biên Hòaa 1 tọa lạcc tại đườnng số 1 – KCN Biên
n Hòa 1 –
Phườ

ờng An Bình – Biênn Hòa – Đồng
Đ
Nai. Do Công ty Phát trriển KCN Biên Hòaa
(SON
NADEZI) làm chủ đầầu tư.
Diện tícch : 335 ha, trong đó diện tích dùng
d
cho thhuê 231,08 ha, diện tíích đã thuêê
231 ha đạt 1000%.
Vị trí : Khoảng
K
cáách theo đư
ường bộ từ
ừ KCN Biêên Hòa I tớ
ới các thàn
nh phố lớn,,
nhà ga, bến cảnng và sân bay
b quốc tếế như sau :
Cách trrung tâm thhành phố Hồ
H Chí Min
nh khoảng 30 km.
Cách gaa Sài gòn 30 km.
Cảng Đồng Nai 2 km, Tân cảng
c
25 km
m; cảng Sàii Gòn 30 kkm; cảng Phú
P Mỹ 444
km.
Sân bayy Quóc tế Tân
T Sơn Nhhất: 30 km.

Ngành nghề
n
thu hút
h đầu tư : Chế biến
n thực phẩm
m, hoá chấất, vật liệu xây dựng,,
cơ khí
k luyện kiim, gia cônng kim loạii, điện tử, giấy,
g
dịch vụ.
v
Quốc giia đầu tư chhính: Hàn Quốc,
Q
Pháp
p, Nhật Bảản.
Công suuất nhà mááy xử lý nư
ước thải: 40
000m3/ ngày (nước tthải được dẫn
d qua xử

lý tạại KCN Biêên Hòa II).
13


2.3.33. Khu côn
ng nghiệp Biên Hòa 2
Hình
h 2.4 Khu Công Ngh
hiệp Biên Hòa
H 2


Nguuồn: Sở TN
N-MT Tỉnh
h Đồng Naii
Khu cônng nghiệp Biên
B
Hòa 2 được thàành lập vào năm 19995. Do Côn
ng ty Phátt
triểnn KCN Biênn Hòa (SO
ONADEZI) làm chủ đầu
đ tư.
Diện tíchh : 365 ha
Vị trí : Phường Lonng Bình, Thhành phố Biên
B Hòa, nằm
n đối diiện KCN Biên
B Hòa I,,
qua xa
x lộ.
Ngành nghề
n
thu húút: Chế biếến thực ph
hẩm, hoá chất,
c
vật liệu xây dự
ựng, cơ khíí
luyện kim, gia công kim loại, điện tử,
t giấy, dịịch vụ, cônng nghiệp ddệp, may, da
d giầy.
Quốc giaa đầu tư chính: Hàn Quốc,
Q

Nhậtt Bản, Trunng Quốc.
Công xuất nhà máyy xử lý nướ
ớc thải : Có nhà máyy xử lý nướ
ớc thải tập trung, giaii
đoạnn 1 với cônng suất 4.0000m3/ngàyy.
 

14


2.3.4. Khu công nghiệp LOTECO
Hình 2.5 Khu công nghiệp LOTECO

Nguồn: Sở TN-MT Tỉnh Đồng Nai
Khu công nghiệp LOTECO tọa lạc tại Quốc lộ 15A – Phường Long Bình –
TP.Biên Hòa – Đồng Nai. Do Công ty Phát triển Khu công nghiệp Long Bình (liên
doanh giữa tập đoàn Nissho Iwai – Nhật Bản và công ty Agtex – Việt Nam).
Diện tích : 100 ha (bao gồm cả khu chế xuất 30 ha).
Vị trí : khoảng cách theo đường bộ từ KCN LOTECO tới các thành phố lớn,
nhà ga, bến cảng, sân bay quốc tế như sau :
Cách trung tâm TP.HCM 30 Km
Cách ga Sài Gòn 30 Km
Cách cảng Đồng Nai 2 Km, Tân Cảng 25 Km, cảng Sài Gòn 30 Km, Cảng Phú
Mỹ 44 Km.
Cách Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 30 Km.
Ngành nghề thu hút đầu tư : máy tính điện tử và các thiết bị ngoại vi; chế tạo và
lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, dây dẫn, dây cáp; chế tạo phụ tùng ô tô và
các phương tiện vận tải; chế tạo xe gắn máy và các phụ tùng; công nghiệp dệt, may,da,
giày,…
Quốc gia đầu tư chính: Hàn Quốc, Nhật Bản

Công suất nhà máy xử lý nước thải : 1.500m3/ngày
15


×