Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THỊ HỒNG MƠ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN
CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG MƠ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN
CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS.THÁI ANH HÒA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền
Giang” do tác giả Nguyễn Thị Hồng Mơ, sinh viên khóa 35, ngành Kinh Tế Nông
Lâm, chuyên ngành Kinh Tế đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS.THÁI ANH HÒA
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký, họ tên)

Ngày


tháng

(Chữ ký, họ tên)

năm

Ngày

 
 

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân đến ba mẹ, những người đã có
công sinh thành, nuôi dưỡng để tôi có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý giáo viên trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đặc
biệt là thầy cô khoa Kinh Tế, đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Thái Anh Hòa, giảng viên khoa Kinh
Tế đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực tập thu thập số liệu tại huyện Chợ Gạo, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ vô cùng quý báu của ban lãnh đạo huyện Chợ Gạo, các cô chú, anh chị cán
bộ của phòng nông nghiệp huyện đã cung cấp cho tôi những tài liệu vô cùng quý giá
để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành biết ơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Kinh Tế Nông Lâm khóa 2009
– 2013 và những bạn thân đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập tại

trường.
Một lần nữa xin gửi đến mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Mơ

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG MƠ, tháng 12 năm 2012.“PHÂN TÍCH CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI HEO THỊT CỦA NÔNG HỘ
TẠI HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG”.
NGUYỄN THỊ HỒNG MƠ, december 2012. “analysis of the determinants of
pigproduction efficiency of farmers inCho GaoDistrict, TienGiangProvince”.
Đề tài tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo thịt tại huyện
Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
chăn nuôi trên cơ sở sử dụng các phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh tế
lượng với sự hỗ trợ của Excel và Eview. Số liệu sử dụng là số liệu sơ cấp thông qua
quá trình phỏng vấn 60 hộ dân nuôi heo thịt tại địa phương, bên cạnh đó cũng sử dụng
số liệu thứ cấp từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi là: giống heo, thức ăn, lao động,
dịch vụ thú y, tổng chi phí đầu tư. Cũng từ kết quả nghiên cứu ta thấy mô hình nuôi
heo thịt ở đây mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu được cho một heo thịt là
695,4 ngàn đồng, một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0,19 đồng lợi nhuận và 0,22 đồng
thu nhập. Ngoài ra, đề tài cũng phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro và đưa ra một số
giải pháp trong chăn nuôi heo thịt như lựa chọn con giống đảm bảo chất lượng, mở các
lớp tập huấn kỹ thuật chọn giống, nâng cao trình độ của người chăn nuôi, phối hợp các
loại thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để vừa đạt hiệu quả chi phí lại thấp, tiêm
ngừa dịch bệnh định kỳ giúp heo tăng trưởng, phát triển nhanh.


 
 


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix 

DANH SÁCH CÁC BẢNG



DANH SÁCH CÁC HÌNH

xii 

DANH MỤC PHỤ LỤC

xiii 

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề




1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.2.1. Mục tiêu chung



1.2.2. Mục tiêu cụ thể



1.3. Nội dung nghiên cứu



1.4. Phạm vi nghiên cứu



1.4.1. Phạm vi không gian



1.4.2. Phạm vi thời gian



1.5. Giới hạn của đề tài




1.6. Cấu trúc luận văn



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1. Thực trạng ngành chăn nuôi heo



2.2. Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi heo



2.3. Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Gạo



2.3.1. Vị trí địa lý



2.3.2. Địa hình, thổ nhưỡng




2.3.3. Khí hậu, thời tiết



2.3.4. Thủy văn



2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chợ Gạo
2.4.1. Tình hình dân số và lao động


10 

2.4.2. Cơ sở hạ tầng
2.5. Hiện trạng sử dụng đất

11 

2.6. Tình hình đời sống văn hóa xã hội

13 
v

 




2.6.1. Thu nhập – đời sống


13 

2.6.2. Giáo dục đào tạo

13 

2.6.3. Y tế

13 

2.6.4. Thông tin văn hóa

14 

2.7. Tình hình sản xuất nông nghiệp

14 

2.7.1. Trồng trọt

14 

2.7.2. Chăn nuôi

15 

2.7.3. Thủy sản

15 


2.7.4. Kênh tiêu thụ nông sản

16 

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

19 

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

19 

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

19 

3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

19 

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21 

24 

4.1. Tình hình chăn nuôi của huyện Chợ Gạo

24 

4.2. Đặc điểm hộ điều tra

24 

4.2.1. Nhân khẩu và lao động của hộ điều tra

24 

4.2.2. Giới tính của chủ hộ điều tra

25 

4.2.3. Độ tuổi chủ hộ điều tra

25 

4.2.4. Kinh nghiệm chăn nuôi

26 

4.2.5. Trình độ học vấn của chủ hộ

27 


4.2.6. Mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ điều tra

28 

4.2.7. Nghề nghiệp của chủ hộ

29 

4.3. Tình hình hoạt động chăn nuôi heo của hộ điều tra

30 

4.3.1. Quy mô chăn nuôi của hộ điều tra

30 

4.3.2. Chọn con giống

31 

4.3.3. Vấn đề vay vốn trong sản xuất của các hộ điều tra

32 

vi
 
 

17 



4.3.4. Tham gia khuyến nông về chăn nuôi heo của hộ điều tra

33 

4.3.5. Thức ăn trong chăn nuôi heo thịt

33 

4.3.6. Công lao động

35 

4.3.7. Tổng chi phí đầu tư

35 

4.3.8. Thời gian nuôi

36 

4.3.9. Trọng lượng thịt tăng trọng theo quy mô

37 

4.3.10. Kênh tiêu thụ và giá bán

37 

4.3.11. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi heo thịt


38 

4.3.12. Tình hình tiêm phòng và điều trị bệnh

39 

4.4. Phân tích hiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ

39 

4.4.1. Chi phí chăn nuôi heo thịt

39 

4.4.2. Kết quả hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ của nông hộ

43 

4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt của hộ điều tra45 
4.5.1. Xác định giả thuyết của mô hình

45 

4.5.2. Ước lượng các thông số của mô hình

46 

4.5.3. Kiểm định và giải thích ý nghĩa các biến


48 

4.5.4. Nhận xét kết quả của mô hình

49 

4.6. Phân tích độ nhạy và rủi ro trong chăn nuôi heo
4.6.1. Các rủi ro trong chăn nuôi heo

50 

4.6.2. Phân tích độ nhạy khi giá cả biến đổi

51 

4.6.2.1. Phân tích độ nhạy theo giá bán

51 

4.6.2.2. Phân tích độ nhạy của lợi nhuận khi giá bán và giá giống thay đổi

52 

4.7. Cách xử lý heo chết do dịch bệnh

53 

4.8. Thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi heo thịt

53 


4.8.1. Thuận lợi

53 

4.8.2. Khó khăn

54 

4.9. Định hướng sản xuất và các giải pháp trong chăn nuôi heo thịt

54 

4.9.1. Định hướng sản xuất

54 

4.9.2. Giải pháp

55 

4.9.2.1. Về con giống

55 
vii
 

 

50 



4.9.2.2. Về thức ăn

56 

4.9.2.3. Nâng cao trình độ người chăn nuôi

56 

4.9.2.4. Về thú y

57 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58 

5.1. Kết luận

58 

5.2. Kiến nghị

59 

5.2.1. Đối với nông hộ

59 


5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

59 

5.2.3. Đối với nhà nước

60 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61 

PHỤ LỤC  

viii
 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQXC

Bình quân xuất chuồng

CP

Chi phí

DT


Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

HQ

Hiệu quả

LN

Lợi nhuận

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

TLHXC

Trọng lượng heo xuất chuồng

TLHG

Trọng lượng heo giống


TN

Thu nhập

TLTTT

Trọng lượng thịt tăng trọng

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

ix
 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng Đàn và Sản Lượng Thịt Heo Cả Nước Giai Đoạn 2004 – 2010



Bảng 2.2. Dân Số Trung Bình Của Huyện Năm 2000 – 2010 Phân Theo Giới Tính và
Phân Theo Thành Thị, Nông Thôn

10 


Bảng 2.3. Cơ Cấu Sử Dụng Đất

12 

Bảng 2.4. Cơ Cấu Cây Trồng của Huyện Chợ Gạo Năm 2010

14 

Bảng 2.5. Số Lượng và Sản Lượng Thịt Gia Súc, Gia Cầm

15 

Bảng 2.6. Sản Lượng Thủy Sản Chủ Yếu của Huyện Chợ Gạo

16 

Bảng 3.1. Số Mẫu Điều Tra Nông Hộ Tại Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang

19 

Bảng 4.1. Giới Tính của Chủ Hộ Điều Tra

25 

Bảng 4.2. Độ Tuổi của Chủ Hộ Chăn Nuôi Heo

26 

Bảng 4.3. Số Năm Kinh Nghiệm Chăn Nuôi Heo


27 

Bảng 4.4. Trình Độ Học Vấn của Hộ Điều Tra

28 

Bảng 4.5. Các Mô Hình Sản Xuất Nông Nghiệp của Nông Hộ

29 

Bảng 4.6. Một Số Ngành Nghề Khác Của Hộ Chăn Nuôi

29 

Bảng 4.7. Quy Mô Chăn Nuôi Của Nông Hộ

30 

Bảng 4.8. Tình Hình Vay Vốn của Hộ Điều Tra

32 

Bảng 4.9: Mức Độ Tham Gia Khuyến Nông của Các Nông Hộ

33 

Bảng 4.10. Lượng Thức Ăn Cho 1 Heo Thịt

34 


Bảng 4.11. Cách Sử Dụng Thức Ăn Cho Chăn Nuôi Heo

34 

Bảng 4.12. Công Chăm Sóc Trung Bình Cho 1 Heo Thịt

35 

Bảng 4.13. Tổng Chi Phí Đầu Tư Cho 1 Heo Thịt

36 

Bảng 4.14. Thời Gian Nuôi 1 Heo Thịt Theo Quy Mô

36 

Bảng 4.15. Trọng Lượng Heo Thịt Theo Quy Mô

37 

Bảng 4.16. Cách Xử Lý Chất Thải Từ Chăn Nuôi Heo của Nông Hộ

39 

Bảng 4.17. Chi Phí Sản Xuất Heo Thịt

40 

Bảng 4.18. Chi Phí Sản Xuất Cho 1 Con Heo Thịt Theo Quy Mô


41 

Bảng 4.19. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Heo Thịt

43 

x
 
 


Bảng 4.20. Kết Quả Các Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Tuyến Tính Ban Đầu

47 

Bảng 4.21. Dấu Kỳ Vọng Ban Đầu So Với Dấu Ước Lượng Của Mô Hình

48 

Bảng 4.22. Mức Độ Rủi Ro Qua Đánh Giá của Các Hộ Chăn Nuôi

50 

Bảng 4.23. Độ Nhạy Một Chiều Theo Giá

51 

Bảng 4.24. Phân Tích Độ Nhạy của Lợi Nhuận theo Giá Giống và Giá Heo Thịt Bán
Ra


52 

xi
 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Chợ Gạo



Hình 4.1. Tình Hình Nhân Khẩu của Các Hộ Nuôi Heo Huyện Chợ Gạo

25 

Hình 4.2. Nguồn Vay Của Nông Hộ Chăn Nuôi Heo

32 

Hình 4.3. Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm Chăn Nuôi Của Nông Hộ

38 

xii
 
 



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.Kết quả mô hình hồi quy gốc.
Phụ lục 2. Các hàm hồi quy bổ sung kiểm định hiện tương đa cộng tuyến.
Phụ lục 3.Hàm hồi quy kiểm định hiện tượng tự tương quan.
Phụ lục 4.Kiểm định sư phù hợp của mô hình.
Phụ lục 5.Kiểm định ý nghĩa các biến.
Phụ lục 6.Phiếu điều tra.

xiii
 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Theo niên giám thống kê đến hết năm 2008, Việt Nam là nước nông nghiệp với
71,89% dân số sống tại nông thôn, cuộc sống của người dânchủ yếu dựa vào trồng trọt
và chăn nuôi.Do diện tích đất canh tác dần bị thu hẹp, năng suất cây trồng khó có
những độtbiến nhảy vọt, vì vậy chăn nuôi sẽ là hướng phát triển kinh tế hộ và được
đẩymạnh trong những năm tới, phát triển chăn nuôi giúp cho việc xóa đói giảmnghèo,
tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người nông dân.
Chăn nuôi heo ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và phát triển. Bởi nhu
cầu về thịt ngày càng tăng, truyền thống chăn nuôi heo ở các hộ gia đình đã có từ lâu.
Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa càng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
chăn nuôi heo thịt ở hộ gia đình phát triển. Do vậy, chăn nuôi heo có vai trò rất quan
trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế nói
chung.
Mặt khác, với lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội chăn nuôi heo thịt

đang khẳng định cơ cấu chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất.
Xu hướng phát triển chăn nuôi heo thịt là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của toàn xã hội. Phát triển chăn nuôi heo thịt ở các hộ gia đình góp phần đẩy
mạnh quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, chăn nuôi heo thịt ở các hộ gia đình phát triển theo hướng tiến bộ cả
về mặt số lượng và chất lượng. Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng được các phế phụ
phẩm trong sinh hoạt hằng ngày, kết hợp với các loại thức ăn công nghiệp trên thị
trường, bắt đầu đi vào chiều sâu trong chăn nuôi heo thịt. Tuy nhiên chăn nuôi heo thịt
ở huyện Chợ Gạo cũng như các địa phương khác đang gặp phải khó khăn lớn về vốn,
kĩ thuật….Câuhỏi đặt ra hiện nay là:Hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi như thế
1
 


nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi heo thịt
và mức ảnh hưởng của chúng ra sao?Những khó khăn cơ bản của các hộ chăn nuôi heo
thịt huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả chăn nuôi
heo thịt và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân chăn nuôi heo thịt?Việc nghiên
cứu, phân tích thực trạng, có căn cứ khoa học để định hướng và đưa ra giải pháp cho
hộ chăn nuôi heo thịt giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp khó khăn có ý nghĩa
thiết thực. Đây là vấn đề thời sự đang được xã hội quan tâm. Xuất phát từ những lí do
trên, tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
chăn nuôi heo thịt của nông hộ tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả chăn nuôi heo thịtcủa các hộ trên
địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi heo thịt tại địa bàn huyện Chợ Gạo.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đênhiệu quả chăn nuôi heo thịt của nông hộ trên

địa bàn huyện.
Xác định thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi heo của hộ gia đình.
Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi heo tại địa phương.
1.3.Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, kết quả- hiệu quả chăn nuôi heo thịt và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của các hộtại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
1.4.Phạm vi nghiên cứu
1.4.1.Phạm vi không gian
Đề tài tập trung điều tra tình hình chăn nuôi heo thịt tại một số hộ trên địa bàn
huyện Chợ Gạo.
1.4.2.Phạm vi thời gian
Từ ngày 13/8/2012 đến ngày 13/11/2012
1.5.Giới hạn của đề tài
Đề tài tìm hiểu thực trạng chăn nuôi heo thịt của các hộ dân.
 

2


1.6.Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Gạo, tỉnh
Tiền Giang.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày vai trò của kinh tế hộ gia đình
Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của việc chăn nuôi heo.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế.

Các phương pháp dùng để thu thập, phân tích và xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Tình hình phát triển chăn nuôi ở huyện Chợ Gạo.
Đặc điểm các hộ điều tra.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi heo thịt.
Đề xuất những biện pháp để khắc phục khó khăn.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu những kết luận cụ thể về quá trình nghiên cứu, rút ra những nhận xét về ưu
và nhược điểm của ngành chăn nuôi.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho người dân chăn nuôi heo đạt hiệu quả
cao hơn từ đó giúp nâng cao hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Thực trạng ngành chăn nuôi heo
a) Việt Nam
Năm 2007, tổng đàn heo có 26,5 triệu con, giảm 1,1% so với năm 2006, nhưng
sản lượng thịt đạt 2,55 triệu tấn, tăng 1,9%. Đến năm 2008, đàn heo có 26,701 triệu
con, tăng 0,53% nhưng sản lượng thịt đạt 2,771 triệu tấn, tăng 4,10%. Sự tăng trưởng
thấp của đàn heo năm 2008 là do dịch tai xanh xảy ra, hơn 300 ngàn heo trong cả nước
bị tiêu hủy, trong đó có trên 60% là heo nái. Tăng trưởng về sản lượng sản phẩm chăn
nuôi luôn cao hơn so với tăng trưởng về đầu con. Điều này phản ánh trình độ chăn
nuôi ngày càng cải thiện, các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng, giống
mới năng suất cao được phổ biến.
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi luôn giữ mức tăng trưởng cao,
bình quân giai đoạn 2001-2006 tăng 8,5%/năm. Năm 2010, giá trị ngành chăn nuôi

đạt: 129.679 tỷ đồng. Tổng đàn heo cả nước năm 2010 là 27,4 triệu con giảm 9% so
với năm 2009. Tuy nhiên tổng số heo thịt xuất chuồng đạt 49,3 triệu con, tăng 7,4% so
với năm 2009. Tổng sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng năm 2010 là 3,03 triệu tấn,
tăng 3,3% so với năm 2009 và tăng 114% so với năm 2000. Mặc dù tổng số đầu heo
chỉ tăng bình quân 3,6%/năm nhưng sản lượng thịt heo tăng 11,4%/năm. 
Bảng 2.1. Tổng Đàn và Sản Lượng Thịt Heo Cả Nước Giai Đoạn 2004 – 2010
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng đàn (triệu con)

26,5

27,43 26,9

26,5

26,70


27,62 25,58

Sản lượng thịt (triệu tấn)

2,01

2,20

2,55

2,77

2,93

2,40

2010
3,2

(Nguồn: www.tiengiang.gov.vn)
Theo số liệu thống kê sơ bộ tính đến nay (2012), đàn heo cả nước có
26.692.037 con, tăng 1,49% so với cùng thời điểm năm 2011; Sản lượng thịt heo xuất
4


chuồng là 1.936.230 tấn, tăng 4,78% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, chăn nuôi
heo vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn như giá đầu vào tăng, giá heo hơi có chiều
hướng giảm, tâm lý người tiêu dùng vẫn còn bị ảnh hưởng từ việc sử dụng chất cấm
tạo nạc trong chăn nuôi nên hiện nay người chăn nuôi heo không dám mạnh dạn đầu tư
tăng đàn.

Hiện nay ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển nhanh chóng nhưng thiếu bền
vững bởi quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Chăn nuôi nhỏ, phân tán chiếm tỉ trọng cao trong
ngành, chăn nuôi heo trang trại chỉ chiếm 14,6%. Người chăn nuôi liên tục đối mặt với
những khó khăn và dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng chóng mặt…Vì vậy cần có
những biện pháp cụ thể để phát triển ngành chăn nuôi bền vững. 
b) Tiền Giang
Vị trí địa lý của Tiền Giang khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hóa,
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gần thành phố Hồ Chí Minh, nơi được
xem là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn nhất Việt Nam. Chăn nuôi được xác
định là ngành quan trọng và được ưu tiên phát triển.Bước đầu đã hình thành một số trại
chăn nuôi tập trung quy mô lớn, là tiền đề quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi
đến năm 2015. Ý thức của người tiêu dùng và nhận thức của người chăn nuôi dần dần
được nâng cao sau khi phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề từ dịch cúm gia cầm
H5N1, dịch lở mồm long móng trên gia súc, tai xanh ở heo trên địa bàn tỉnh trong các
năm vừa qua. Nhưng nhìn chung, các hộ chăn nuôi của tỉnh vẫn đang sản xuất trong
tình trạng tự phát, phân tán, quy mô nhỏ.
Theo nguồn cục thống kê năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 553.410 con, tổng đàn
tăng 1,34%/năm. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2010 là 124.551 tấn, tăng so với năm
2006 là 31.962 tấn, tăng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 8,75 %/năm. Trên địa bàn
năm 2010 có 504 trang trại chăn nuôi, tăng hơn năm 2005 là 250 trại. Các trang trại
chủ yếu là nuôi heo, gà tập trung nhiều ở huyện Chợ Gạo (186 trại) và Châu Thành
(109 trại).
Hiện nay, tại Tiền Giang đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu, đó là:
(1) phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng trong nông hộ với quy mô nhỏ; (2)
phương thức chăn nuôi bán công nghiệp quy mô vừa và (3) phương thức chăn nuôi
công nghiệp quy mô lớn, tập trung. Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ở Tiền
5


Giang hình thành và chủ yếu ở trại heo giống, trại chăn nuôi heo thịt và gà công

nghiệp. Nhìn chung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp đang phát triển. Giá trị
sản xuất chăn nuôi theo giá cố định năm 2006 đạt 935.446 triệu đồng, đến năm 2010
đạt 1.223.644 triệu đồng, tốc độ tăng giai đoạn 2006 – 2010 là 8,41%. Cơ cấu chăn
nuôi trong ngành nông lâm nghiệp năm 2006 chiếm 14,53%, năm 2010 chiếm 15,69%.
Trong nội bộ ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc là chủ yếu, chiếm
71,30 - 73,81%, chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm 8,18 – 13,23% tổng giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi.
2.2.Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi heo
Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa có hiệu quả, có khả năng
cạnh tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Tổ chức lại ngành chăn nuôi theo hướng gắn với thị trường, đảm bảo an toàn
dịch bệnh, vệ sinh thú y, nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,
bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội. Phát triển sản phẩm chăn nuôi
có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò; đồng thời phát triển sản phẩm
chăn nuôi đặc sản, đặc thù ở từng vùng. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư
phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung.
Hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi
trang trại, công nghiệp với quy mô lớn hơn.
Phát triển nhanh heo ngoại trang trại, công nghiệp đi đôi với việc kiểm soát
dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định heo lai, heođặc sản phù hợp với
điều kiện các vùng sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010 đàn heođạt 29,12 triệu con, năm
2015 đạt 32,86 triệu con và năm 2020 đạt khoảng 35 triệu con, heo ngoại nuôi trang
trại, công nghiệp chiếm khoảng 37%.
2.3.Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Gạo
2.3.1.Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý
106020’46’’ - 106033’17’’ kinh độ Đông
10017’57’’ - 10029’43’’ vĩ độ Bắc

6



Huyện nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Tiền Giang, là một trong 10 đơn vị
hành chính của tỉnh, tổng diện tích tự nhiên là 232,6 km2 (chiếm 9,9% diện tích toàn
tỉnh).
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Chợ Gạo

Ranh giới hành chính:
Phíabắc giáp với thành phố Tân An và huyện Châu Thành của tỉnh Long An
Phíanam giáp với sông Tiền, ngăn cách với huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre
Phíatây giáp với huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho
Phíađông giáp với huyện Gò Công Tây.
Về hành chính, huyện có 19 đơn vị trực thuộc, bao gồm: thị trấn Chợ Gạo và
các xã: Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Bình Phan, An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Hòa
Định, Xuân Đông, Long Bình Điền, Song Bình, Đăng Hưng Phước, Tân Thuận Bình,
7


Thanh Bình, Lương Hoà Lạc, Phú Kiết, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh, Trung Hoà,
Hoà Tịnh.
2.3.2.Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình huyện Chợ Gạo: đồng bằng có cao trình từ 0,7 – 1,0 m và có 4 loại đất
chính:
Nhóm đất phù sa chiếm 60% diện tích đất tự nhiên với 13.447 ha, phân bố chủ
yếu phía Bắc Quốc Lộ 50 và phía Đông sông Bảo Định. Đây là nhóm đất có độ phì
khá cao, thích nghi canh tác lúa và có thể lên liếp canh tác vườn, thành phần cơ giới
giàu sét, kết cấu chặt.
Nhóm đất mặn chiếm 3% diện tích tự nhiên với 699 ha, phân bố dọc theo rãnh
tỉnh Long An phía Đông Bắc. Hiện phần lớn nhóm đất này đã được rửa mặn trên tầng
mặt, thích nghi cho sản xuất đất nông nghiệp chủ yếu là lúa.

Nhóm đất cát giồng chiếm 4 % diện tích tự nhiên với 762 ha, phân bố chủ yếu
tại Bình Phục Nhứt, Bình Ninh, địa hình từ trung bình đến cao, thành phần cơ giới nhẹ,
độ phì kém nhưng thoát nước tốt chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái,
rau màu.
Nhóm đất liếp chiếm 33% diện tích tự nhiên với 7510 ha, phân bố chủ yếu khu
vực phía Nam Quốc Lộ 50 và ven sông Bảo Định, là loại đất phù sa được nâng nền để
trồng dừa, cây ăn trái.
2.3.3 Khí hậu, thời tiết
Điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện Chợ Gạo mang các đặc điểm chung: nền
nhiệt cao, biên độ ngày và đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tương phản ( mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 trùng với gió mùa Đông Bắc). Các chỉ số chung như sau:
Nhiệt độ trung bình 270C, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3 – 40C
Tổng tích ôn năm cao (khoảng 97000C – 98000C)
Lượng mưa thuộc vào loại trung bình thấp (1400 – 1500 mm/năm), ẩm độ
không khí bình quân 84 – 85 % và thay đổi theo mùa, lượng bốc hơi trung bình 3,3
mm/ngày.
Số giờ nắng cao (2250 – 2600 giờ) và phân hóa theo mùa.
8


Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió
thịnh hành là Tây Nam, với tốc độ trung bình 2,4 m/s; vào mùa khô, gió mùa Đông
Bắc mang không khí khô có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, tốc độ gió
trung bình 3,8 m/s.
2.3.4.Thủy văn
Huyện Chợ Gạo có mật độ dòng chảy khá dày với tổng chiều dài 621 km, mật
độ 2,64 km/km2. Trong đó, các kênh rạch chính (Sông Tiền, kênh Chợ Gạo, kênh
Xuân Hòa, kênh Bình Phan, rạch Kỳ Hôn, rạch Hốc Lựu, rạch Cầu Ngang,..) có tổng
chiều dài 140 km, mật độ 0,59 km/km2. Sông Tiền là dòng chảy chính, trên 17 km qua

lãnh thổ huyện Chợ Gạo có cao trình đáy sông bình quân – 9 m, độ dốc đáy – 0,07 m,
chiều rộng 1200 – 2400 m, tiết diện ước vào khoảng 12000 – 17000 m2; chịu ảnh
hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mực nước tối đa tại cửa sông là 1,53 m
(với tần suất P =10 %) và thấp nhất là – 3,08 m, biên độ triều bình quân khoảng 2,5 m,
thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy; lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 – 190
m3/s và bị nhiễm mặn vào khoảng 2 tháng cuối mùa khô.
Các kênh rạch nội đồng được chia ra làm 2 hệ thống:
Rạch Kỳ Hôn – Kênh Chợ Gạo và các chi lưu (rạch Hốc Lựu, rạch Cầu Ngang,
kênh Xuân Hòa, kênh Bình Phan, kênh Tân Bình), phân bố tại khu vực phía Đông ,
chịu ảnh hưởng Sông Tiền (phía Nam) và rạch Tra (phía Bắc), mật độ kênh rạch dày;
trừ tuyến Kỳ Hôn – Chợ Gạo là đường thủy quốc gia, các kênh rạch này hiện đã được
điều tiết ngọt hóa.
Sông Bảo Định phân bố tại khu vực phía Tây và phía Tây Bắc, chỉ chịu ảnh
hưởng Sông Tiền, nối với hệ thống Kỳ Hôn - Chợ Gạo qua rạch Gò Cát, mật độ sông
rạch tự nhiên trung bình nhưng hệ thống các kênh này rất dày, hiện cũng đã được điều
tiết ngọt hóa.
2.4.Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chợ Gạo
2.4.1.Tình hình dân số và lao động
a) Dân số
Dân số trung bình của huyện là 175.389 (người), mật độ dân số là 754
(người/km2) với tổng số hộ là 47.525 hộ và 175.389 nhân khẩu.
9


Bảng 2.2. Dân Số Trung Bình Của Huyện Năm 2000 – 2010 Phân Theo Giới Tính
và Phân Theo Thành Thị, Nông Thôn
ĐVT: Người
Phân theo giới tính
Năm


Phân theo thành thị, nông
thôn

Tổng số
Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

2000

178.967

85.833

93.134

7.700

171.267

2006

183.873

88.810


95.063

8.598

175.275

2007

183.358

89.095

95.263

8.645

175.713

2008

183.300

88.807

94.493

8.608

174.692


2009

174.966

85.488

89.478

7.437

167.529

2010

175.389

85.695

89.694

7.420

167.969

Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Gạo, năm 2010
b) Nguồn lực lao động
Tỷ trọng lao động ngành nghề so với lao động trong độ tuổi chiếm 88,2% năm
2010; tương ứng lao động khu vực I chiếm 61,2%; khu vực II chiếm 6,3% và lao động
khu vực III là 20,7%
2.4.2.Cơ sở hạ tầng

a) Giao thông
Đường bộ: trên địa bàn huyện có 3 tuyến đường giao thông chính chạy qua:
quốc lộ 50, tỉnh lộ 21, 828.
Đường thủy: Kênh Chợ Gạo là tên gọi chung cho tuyến đường thủy dài khoảng
28km nối sông Tiền và sông Vàm Cỏ, chảy qua địa phận huyện Châu Thành tỉnh Long
An và huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang. Không dài nhưng kênh Chợ Gạo có một ý
nghĩa hết sức quan trọng trong toàn bộ tuyến giao thông đường thủy của Nam bộ, đặc
biệt nối TPHCM với các tỉnh miền Tây Nam bộ. Mật độ phương tiện thủy lưu thông
trên kênh đã đạt con số trên dưới 4.000 phương tiện/ngày.

10


b) Thủy lợi
Tận dụng đất đắp đê bao, nạo vét kênh, mương, rạch kết hợp với hệ thống giao
thông thủy, bộ liên xã, liên vùng.Xây dựng kè chống sạt lở trên kênh Chợ Gạo tại các
khu vực qua đô thị.
Đối với hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, chủ động kiểm soát
nước trong mương vườn thích ứng với nhu cầu điều tiết nước cho cây trồng lẫn nuôi
trồng thủy sản.Đầu tư hệ thống đê bao và các công trình đầu mối cấp thoát nước cho
vùng thủy sản chuyên canh nuôi công nghiệp - bán công nghiệp và kiểm soát tình hình
môi trường nuôi.
c) Điện
Trên địa bàn huyện đã có 100% số xã, thị trấn có điện sử dụng, chỉ tiêu điện
thương phẩm bình quân đầu người năm 2010 là 303 Kwh. Cải tạo hệ thống điện lưới,
xây dựng thêm đường dây trung thế, lắp đặt mới và cải tạo đường dây hạ thế.
d) Hệ thống cấp nước
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011 đã tiến hành khảo sát định
vị, nâng cấp 3 trạm cấp nước: Bình Hoà, Phú Hoà, Đăng Phong, dự kiến mức đầu tư
1,5 tỷ đồng.

Khu vực nông thôn có 150 trạm cấp nước sạch vệ sinh môi trường.
e) Hệ thống thông tin liên lạc
Tiếp tục hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình phục vụ, mở rộng mạng lưới,
nhanh chóng đưa dịch vụ internet về tận các bưu điện văn hóa xã.Tiếp tục tăng dung
lượng tại các tổng đài, mở rộng mạng điện thoại di động.Huyện cũng đã đạt 100% số
xã- thị trấn được phủ sóng phát hành, phủ sóng truyền thanh và có trạm truyền thanh.
2.5.Hiện trạng sử dụng đất
Đất nông nghiệp huyện Chợ Gạo được chia ra làm 2 loại: Đất trồng cây hàng
năm, đất trồng cây lâu năm. Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm khoảng 10.144 ha,
diện tích đất trồng cây lâu năm khoảng 9.330 ha. Đối với cây hàng năm, cây lúa có
diện tích lớn nhất (9.285 ha) và đang bị chuyển sang trồng cây hàng năm (cây thanh
long, dừa), kế đến là rau màu (7.541 ha), bắp (3.816). Đối với cây lâu năm thì cây dừa
có diện tích lớn nhất (4.620 ha), kế đến là cây thanh long (2.509 ha), cây ca cao (1.227
ha).
11


×