Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH CAO SU KHAI THÁC TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU THANH AN – CÔNG TY TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH CAO SU KHAI THÁC
TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU THANH AN – CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG

NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
 
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH CAO SU KHAI THÁC
TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU THANH AN – CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG
Ngành: Kinh Tế Nông Lâm


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: Ths. LÊ VĂN LẠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
 
 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Thực Trạng
Hoạt Động Khai Thác và Một Số Biện Pháp Hạ Giá Thành Cao Su Khai Thác tại
Nông Trường Cao Su Thanh An – Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng” do
Nguyễn Thị Ngọc Thủy, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

Ngày

tháng

__________________________

năm

Ngày
 

 
 

năm

tháng
 

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và người thân đặc
biệt là ba mẹ đã quan tâm, động viên đưa ra lời khuyên hữu ích cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt những năm đại học.
Xin chân thành biết ơn thầy Lê Văn Lạng đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận. Tạo cho tôi

một cách nhìn rộng và mới hơn về phương pháp thực hiện một đề tài nghiên cứu mà
tôi có thể mang theo bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý cô chú, anh chị đang công tác tại Nông trường cao
su Thanh An và các phòng ban thuộc Công Ty Cao Su Dầu Tiếng, đặc biệt là chú Hải,
cô Thảo, anh Dự đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa
luận.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn cùng phòng, cùng lớp, và người bạn đã
luôn ở bên quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quãng đời sinh viên của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

 
 


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ NGỌC THỦY. Tháng 12 năm 2013. “Đánh Giá Thực Trạng
Hoạt Động Khai Thác và Một Số Biện Pháp Hạ Giá Thành Cao Su Khai Thác tại
Nông Trường Cao Su Thanh An – Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng”.
NGUYEN THI NGOC THUY. December 2013. “A Study On Solutions For
Cutting Down Expenses Of Latex Products At Thanh An Rubber Platation”
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng khai thác mủ của Nông trường cao su Thanh
An trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng, phân tích giá thành mủ khai
thác theo từng khoản mục đồng thời đề xuất một số biện pháp hạ giá thành mủ khai
thác trên cơ sở phân tích số liệu thu thập từ công ty của 2 năm 2011 – 2012. Kết quả
cho thấy tình hình khai thác mủ tươi trong năm 2011 có biểu hiện xấu đi, sản lượng
giảm nhiều. Sự giảm sút sản lượng khai thác này phần lớn là do diện tích vườn cây
khai thác giảm. Giá thành mủ khai thác năm 2012 có chiều hướng giảm tuy nhiên còn
nhiều vấn đề tồn đọng trong quá trình thực hiện có thể gây kết quả không tốt về sau.
Các giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm là biện pháp khuyến khích Nông

trường tiết kiệm các khoản chi phí. Song song với đó là thực hiện các biện pháp tăng
sản lượng để nâng cao năng suất khai thác, góp phần sản lượng và hạ giá thành sản
phẩm nghiên cứu. Khóa luận kiến nghị Nông trường nên tiến hành áp dụng giải pháp
để thu được kết quả tốt nhất. Nông trường cần quan tâm hơn đến cán bộ Công nhân
viên để họ có được năng suất lao động tốt nhất. Nông trường cũng cần phải tư duy đổi
mới trong nhiều phương pháp để phù hợp và mang lại lợi ích cho đơn vị cũng như góp
phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho Công
ty.

 
 


MỤC LỤC
Trang 
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... iii
Nội dung tóm tắt ............................................................................................................ iv
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... VII
Danh mục các bảng..................................................................................................... VIII
Danh mục các hình ....................................................................................................... IX
Danh mục phụ lục ........................................................................................................... X
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu.............................................................................3
1.3.2. Phạm vi không gian nghiên cứu .........................................................................3

1.3.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu ............................................................................3
1.4. Cấu trúc khóa luận ....................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................6
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................6
2.2. Tổng quan đối tượng nghiên cứu..............................................................................7
2.2.1. Tổng quan về cây cao su ....................................................................................7
2.2.2. Tình hình phát triển cây cao su ở thế giới và ở Việt Nam .................................8
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...............................................................................10
2.3.1. Giới thiệu công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.........................................10
2.3.2. Giới thiệu Nông trường cao su Thanh An........................................................11
2.3.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ....................................................................12
2.3.4. Tình hình sản xuất ............................................................................................13
2.3.5. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................14

 


2.3.6. Những thuận lợi và khó khăn của NT ..............................................................19
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................20
3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................20
3.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất ...............................................................................20
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.................................................................................20
3.1.3. Khái niệm giá thành .........................................................................................21
3.1.4. Phân loại giá thành ...........................................................................................21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................22
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp:.............................................22
3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ...............................................................22
3.2.3. Một số chỉ tiêu được sử dụng trong thực hiện đề tài........................................23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................26
4.1. Thực trạng hoạt động khai thác của Công ty ..........................................................26

4.2. Thực trạng hoạt động khai thác của Nông trường ..................................................26
4.2.1. Cơ cấu diện tích vườn cây của Nông trường ...................................................26
4.2.2.Chi tiết kết quả hoạt động khai thác của NT trong 2 năm 2011-2012 ..............27
4.3. Phân tích cơ cấu giá thành mủ khai thác theo khoản mục chi phí..........................28
4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đế giá thành cao su khai thác của NT................30
4.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí phát sinh trong quá trình khai thác mủ
....................................................................................................................................30
4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác của Nông trường .................45
4.5. Một số vấn đề trong quá trình thực hiện giá thành của Nông trường ....................52
4.6. Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm được đề xuất..........................................53
4.7. Phân tích và đề xuất kế hoạch thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm ....55
4.7.1. Biện pháp cắt giảm chi phí DCSX ...................................................................55
4.7.2 Biện pháp tăng sản lượng ..................................................................................56
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................59
5.1. Kết luận...................................................................................................................59
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61
PHỤ LỤC ......................................................................................................................62
vi 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANRPC

Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (Association
of Natural Rubber Producing Countries)

BGĐ


Ban giám đốc

BHTN

Bảo hiểm tai nạn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQ

Bình quân

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CN

Công nhân

CNV

Công nhân viên


DCSX

Dụng cụ sản xuất



Giám đốc

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NCTT

Nhân công trực tiếp

NT

Nông trường

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

PGĐ

Phó giám đốc

SXKĐ


Sản xuất kinh doanh

TB

Trung bình

TL LĐTL

Trợ lí Lao động – Tiền lương

TLKH

Trợ lí Kế hoạch

TLNN

Trợ lí Nông nghiệp

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TSCĐ

Tài sản cố định

VPNT

Văn phòng nông trường


KTNN

Kỹ thuật nông nghiệp

vii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Công Ty qua 2 năm 2011-2012 ........................ 26
Bảng 4.3. Tình Hình Biến Động Năng Suất và Sản Lượng qua 2 năm 2011 – 2012 .......... 27
Bảng 4.4. Bảng So Sánh Giá Thành Khai Thác Mủ Nước 2010-2012 ................................ 29
Bảng 4.5. Tình Hình Biến Động Chi Phí Phân Bón qua 3 năm 2010 – 2011 – 2012 ......... 31
Bảng 4.6. Tình Hình Biến Động Giá Phân Bón Qua 3 năm 2010 – 2011 – 2012 ............... 32
Bảng 4.7. So Sánh Tình Hình Sử Dụng Vật Liệu Phụ của NT qua 2 năm 1011 – 2012..... 34
Bảng 4.8. Bảng So Sánh Giá Thị Trường Của Các Loại Vật Liệu Phụ Qua Các Năm ....... 35
Bảng 4.9. Tình Hình Tiền Lương CN SXKD Qua 3 Năm 2010 – 2011 – 2012 ................. 37
Bảng 4.10. Tình Hình Lương Bình Quân Tháng CN SXKD qua các năm 2010 – 2011 –
2012. .......................................................................................................................................... 39
Bảng 4.11. Tình Hình Chi Phí Quản Lí NT qua 3 năm 2010 – 2011 – 2012....................... 40
Bảng 4.12. Tình Hình Chi Phí Dụng Cụ Sản Xuất trong 3 Năm 2010 – 2011 – 2012....... . 41
Bảng 4.13. So Sánh Giá Các Loại DCSX giữa các Năm 2010 – 2011 – 2012 .................... 42
Bảng 4.14. Chi Phí Khấu Hao Vườn Cây qua các Năm 2010 – 2011 – 2012 ..................... 43
Bảng 4.15. So Sánh Chi Phí Dịch Vụ Mua Ngoài Qua Các Năm 2010 – 2011 – 2012 ...... 44
Bảng 4.16. So Sánh Chi Phí Bằng Tiền Khác Của NT qua 3 Năm 2010 – 2011 – 2012.... 44
Bảng 4.17. Tình Hình Sử Dụng Phân Bón Của Nông Trường Qua Các Năm 2010 – 2011 –
2012 ........................................................................................................................................... 47
Bảng 4.18. Tình Hình Sử Dụng Hóa Chất – Thuốc Của Nông Trường Qua Các Năm 2010
– 2011 – 2012............................................................................................................................ 49
Bảng 4.19. Cơ Cấu Giống Cao Su Đang Được Trồng Và Khai Thác Tại NT Cao Su Thanh

An .............................................................................................................................................. 50
Bảng 4.20. Bảng so sánh mật độ cây cao su tại NT qua các năm ......................................... 51
Bảng 4.21. Bảng So Sánh Nhiệt Độ Và Lượng Mưa TB Năm Tại Khu Vực Đông Nam Bộ . 52
Bảng 4.22. Bảng Dự Kiến Chi Phí Thực Hiện Các Biện Pháp Trên 1 Ha Vườn Cây ......... 57

viii 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty .............................................................................. 14
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Nông Trường ........................................................ 17
Hình 4.1. Cơ Cấu Giá Thành Mủ Khai Thác Trung Bình 3 Năm 2010-2011-2012 .... 28
Hình 4.2. Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cây SXKD Theo Nhóm Tuổi Qua Các Năm 2010 –
2011 – 2012 .................................................................................................................. 45

ix 
 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hình ảnh cây cao su từ khi còn non cho đến khi khai thác và một số dụng cụ
sản xuất của Công nhân
Phụ lục 2. Hình ảnh của 2 loại miệng cạo úp - ngửa


 


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh
và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng
nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk,… cũng
giàu lên nhờ cây cao su. Ngành cao su là một trong những ngành kinh tế có tầm quan
trọng chiến lược của đất nước. Trong thời gian qua ngành đã đạt được những thành
quả to lớn được Đảng và Nhà Nước đánh giá cao. Nó phản ánh toàn diện về mặt kinh
tế, xã hội, môi trường, chính trị. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, với những
thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nước ta đã và đang tập trung phát triển, mở rộng diện
tích cao su ở trong nước và triển khai một số dự án ở nước ngoài (gồm Lào và
Campuchia). Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng
định. Chúng ta đang đứng ở vị trí thứ năm trên thế giới về sản lượng khai thác đồng
thời đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.
Trước đây ở thời bao cấp thị trường của nước ta chủ yếu là các nước Liên Xô và Đông
Âu, đây là những nước XHCN (Xã Hội Chủ Nghĩa). Ngoài ra chúng ta còn xuất sang
các nước: Singapore, Đức, Malaysia, Hàn Quốc chiếm một phần rất nhỏ vào khoảng
7% tổng sản lượng cao su toàn ngành và phần còn lại cung cấp cho các nhà sản xuất
trong nước. Ngày nay ngành công nghiệp ô tô đang phát triển vô cùng mạnh mẽ mà
cao su thiên nhiên là một trong những ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng cho
công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô để sản xuất
xăm, lốp… Ấn Độ và Trung Quốc đang là một trong những quốc gia đứng đầu về nhu
cầu ngành này. Mặc dù họ cũng là hai quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế
giới nhưng cung của họ không đáp ứng đủ cầu do đó phải nhập khẩu thêm cao su thiên
nhiên từ một số quốc gia Đông Nam Á.
 


Trong những năm trở lại đây giá cao su có chiều hướng giảm xuống đáng kể,

trong khi đó việc khai thác và sản xuất cao su đòi hỏi nhiều yêu cầu hơn, hao tốn chi
phí hơn. Sản xuất và kinh doanh cao su là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận do đó
có càng ngày có càng nhiều doanh nghiệp đầu tư và hình thành tính cạnh tranh gay gắt
trên thương trường. Một trong những chỉ tiêu cơ bản để sản xuất kinh doanh cao su
tiếp tục phát triển là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, để giảm chi phí và giá
thành sản phẩm đòi hỏi các nhà quản lí doanh nghiệp phải giảm thiểu những thiếu sót
trong quản lí và những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng là công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ
công ty con, công ty quản lí các công ty con hoạt động một số ngành liên quan, các
khối phòng ban và 11 nông trường trong đó có Nông trường cao su Thanh An, nhiệm
vụ chính của nông trường là trồng và khai thác cao su thiên nhiên do đó vấn đề cơ bản
sẽ tập trung vào nông trường đó là giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành cao su khai
thác.
Chính vì vậy, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế và sự hướng dẫn tận tình của
Thầy Lê Văn Lạng – Giảng viên trường đại học Nông Lâm Tp. HCM, tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Khai Thác và Một Số Biện
Pháp Hạ Giá Thành Cao Su Khai Thác tại Nông Trường Cao Su Thanh An –
Công Ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng”. Khóa luận được thực hiện nhằm khảo
sát hoạt động khai thác cao su thiên nhiên của đơn vị cũng như cơ cấu giá thành sản
phẩm mủ khai thác để có cái nhìn tổng quát về tình hình giá thành sản phẩm đồng thời
đề xuất một số biện pháp nhằm hạ giá thành cao su khai thác tại nông trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng khai thác mủ, quá trình thực hiện giá thành mủ cao su thiên
nhiên của Nông trường cao su Thanh An – Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh thực trạng khai thác cao su thiên nhiên tại nông trường.


-

Phân tích cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành mủ cao su khai thác

tại nông trường
-

Đề xuất các biện pháp nhằm hạ giá thành cao su khai thác cho nông trường.


 


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào hoạt động khai thác mủ cao su thiên nhiên tại nông trường,
đánh giá quá trình khai thác cũng như thực hiện hiện giá thành cao su thiên nhiên tại
nông trường. Tìm hiểu tình hình áp dụng các biện pháp hạ giá thành cao su khai thác
tại đơn vị.
1.3.2. Phạm vi không gian nghiên cứu
Khóa luận sẽ được thực hiện tại Nông trường cao su Thanh An thuộc Công ty
TNHH MTV cao su Dầu Tiếng tại địa bàn xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương.
1.3.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Thời gian dự kiến thực hiện khóa luận từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Khái quát lý do chọn khóa luận nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm
vi giới hạn về không gian và thời gian định sẵn.

Chương 2: Tổng quan về công ty và đơn vị.
Giới thiệu về công ty và đơn vị nghiên cứu: cung cấp một bức tranh về Công ty
và Nông trường cao su Thanh An thông qua các phương diện như: quá trình hình
thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy, chủng loại sản xuất, quy trình công nghệ,
tình hình lao động và kết quả lao động kinh doanh.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày khái niệm về giá thành và chi phí, những phương pháp nghiên cứu
khoa học được sử dụng để phân tích, các chỉ tiêu, phương pháp sử dụng để thu thập.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Tiến hành khảo sát, phân tích vấn đề theo mục tiêu đã xác định gồm:
-

Trình bày tình hình sản xuất cao su thiên nhiên tại công ty và nông trường để

đưa ra những đánh giá xác thực về quá trình khai thác lấy mủ


 


-

Phân tích giá thành khai thác mủ theo các khoản mục chi phí để có những nhận

định đúng về hoạt động sản xuất qua 2 năm, giúp đề xuất những biện pháp khắc phục
và có những kiến nghị có ích cho nông trường và công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
-

Nêu lên những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, những điểm còn


tồn tại trong quá trình khai thác và thực hiện giá thành sản phẩm. Từ đó kiến nghị hay
đề xuất, đóng góp ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nhằm hạ giá thành sản
phẩm, mang lại sức cạnh tranh cao và tăng lợi nhuận cho công ty.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đào Thanh Sơn (2007), Thực Trạng Và Giải Pháp Đẩy Mạnh Tiêu Thụ
Cao Su Sơ Chế Tại Công Ty Cao Su Dầu Tiếng. Kết quả cho thấy tình hình tiêu
thụ tại công ty tương đối tốt mặc dù có những khó khăn nhất định. Và để đẩy mạnh
tiêu thụ hơn nữa, công ty nên quan tâm đến chất lượng của giống và sử dụng giống
hợp lý, khâu sản xuất chế biến, tiếp thị, phát triển kinh doanh và nắm bắt thông tin
về thị trường.
Lê Đình Hơn (2007), Khảo Sát Thực Trạng Khai Thác và Phân Tích Một Số
Giải Pháp Gia Tăng Sản Lượng Mủ tại Công Ty Cao Su Dầu Tiếng. Kết quả cho
thấy tình hình khai thác mủ tươi trong năm 2007 có biểu hiện xấu đi, sản lượng giảm
nhiều ở 7 nông trường đang tiếp quản vườn cây của công ty. Sự giảm sút sản lượng
khai thác này không chỉ do diện tích vườn cây khai thác giảm mà còn do một trong số
các nguyên nhân sau: trình độ khai thác thác chưa tốt, giống cây có năng suất thấp
hoặc tuổi đời khai thác của vườn cây đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ kinh doanh…
Bùi Hữu Tuấn (2006), Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Suất Mủ Khai Thác
Nhằm Hạ Giá Thành Tại Nông Trường VI Tại Công Ty Cao Su Lộc Ninh. Kết quả
cho thấy công ty cần xem xét lại chi phí đầu vào đối với khâu quản lý doanh nghiệp,
cần thay thế công nghệ chế biến hiện đại hơn nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Nguyễn Văn Tuyến, 9/2012. Kỹ thuật trồng cây cao su. Các kỹ thuật canh tác,
khai thác cao su mang tính chuyên môn cao.
PGS.TS Võ Văn Nhị, 1/2007. Hướng Dẫn Thực Hành Kế Toán Chi Phí Sản
Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Trong Doanh Nghiệp. Các phương pháp nghiệp vụ
thực hiện giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.


 


 

2.2. Tổng quan đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về cây cao su
a) Nguồn gốc và sự phân bố cây cao su trong tự nhiên
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg., là loài thuộc chi
Hevea, họ Euphorbiaceae. Mặc dù tất cả các loài Hevea đều có mủ nhưng chỉ có
loài Hevea brasiliensis là có ý nghĩa về kinh tế và được trồng rộng rãi nhất (Nguyễn
Thị Huệ, 2006). Trong chi Hevea, còn có 9 loài Hevea khác: H. benthamiana, H.
camargona, H. camporum, H. guianensis, H. nitida, H. microphylla, H. pauciflora,
H. rigidifolia và H. spruceana. Cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại
vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước:
Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp... trải rộng
từ vĩ tuyến 150 Nam đến vĩ tuyến 60 Bắc và kinh tuyến 460 – 770 Tây.
b) Lịch sử và tình hình sản xuất cây cao su
Năm 1876 đã mở đầu cho công cuộc phát triển cao su trồng với sự thành công
trong việc đưa hạt cao su từ Brazil sang các nước châu Á của Henry Wickham. Từ đó
cây cao su đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và một phần
nhỏ ở châu Mỹ La tinh (Võ Thị Thu Hà, 1996).
Năm 1897 được công nhận là năm di nhập cây cao su vào Việt Nam. Mặc dù

trước đó (1878) cây cao su đã được nhập lần đầu tiên vào Việt Nam và trồng ở vườn
Bách Thảo Sài Gòn nhưng không sống được (Nguyễn Thị Huệ, 2006). Đến năm 2008,
tổng diện tích cao su Việt Nam đạt khoảng 619.000 ha, tổng sản lượng
đạt 662.900 tấn, năng suất bình quân đạt 1.660 kg/ha/năm, trong đó bình quân năng
suất của Tổng Công ty Cao Su Việt Nam là 1,82 tấn/ha/năm (Trần Thị Thúy Hoa,
2009).
c) Công dụng, giá trị của cây cao su
Cùng với cao su nhân tạo, cao su tự nhiên là một trong những nguồn nguyên
liệu chủ chốt trong nền công nghiệp hiện đại, có rất nhiều mặc hàng làm từ cao su như:
vỏ ruột xe, các ống dẫn, quần áo, giày dép, áo mưa, gối, nệm, dụng cụ y tế…
Trong những năm gần đây ngành cao su đã có những bước tiến triển rõ rệt.
Phục vụ trong hầu hết các ngành công nghiệp và có mặt trong mọi gia đình bằng các
vật dụng hằng ngày.

 


 

Ngoài sản phẩm chính là mủ, cao su còn cho hạt và gỗ là hai sản phẩm phụ có
giá trị kinh tế rất cao. Mỗi hecta cao su trưởng thành có thể cho từ 250-500kg hạt, hạt
cao su có thể ép dầu, phần bã còn lại có thể làm phân bón. Dầu từ cao su dùng để pha
chế các loại sơn rất tốt. Gỗ cao su mềm, dễ gãy, dễ bị sâu mọt nên trước đây người ta
thường làm củi đốt trong gia đình, lò sấy, nung gạch ngói…Nhưng ngày nay, với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì gỗ cao su là một trong những mặt hàng gia dụng
được ưa chuộng như bàn ghế, tủ…và đã được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới.
d) Đặc điểm hình thái của cây cao su
Cây cao su là loài đại mộc. Lá gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách.
Màu sắc, hình dáng, kích thước lá thay đổi khác nhau giữa các giống, vì vậy lá cao su
thường được dùng như chỉ thị hình thái để nhận diện giống cao su. Rễ cây cao su gồm

2 loại là rễ cọc và rễ bàng; lúc cây trưởng thành, trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ cao
su chiếm 15% trọng lượng toàn cây.
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu: hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên
cùng một cây. Phát hoa hình chùm, mọc ở đầu cành. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa
đực và hoa cái với tỷ lệ thường là 1 hoa cái cho khoảng 60 hoa đực. Hoa cao su hình
chuông nhỏ, dài từ 3,5 – 8 mm, màu vàng nhạt, hương thoang thoảng.
Quả cao su hình tròn hơi dẹp có đường kính từ 3 – 5 cm, quả nang gồm 3 ngăn,
mỗi ngăn chứa một hạt và trong thực tế hiếm thấy có quả cao su chứa ít hơn 3 hạt.
Bên trong vỏ hạt có nhân hạt gồm phôi nhũ và cây mầm. Phôi nhũ chiếm hầu hết diện
tích nhân và chiếm 50 – 60% trọng lượng hạt, có cấu tạo chủ yếu là chất dự trữ trong
đó có dầu cao su chiếm 10 – 15% trọng lượng hạt.
2.2.2. Tình hình phát triển cây cao su ở thế giới và ở Việt Nam
a) Cao su trên Thế Giới
Cây cao su là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng Amazôn Nam Mỹ. Sau sự
phát hiện của Côlông, các nhà khoa học ở Châu Âu đã nghiên cứu và tìm ra nhiều
thuộc tính quý báo của cao su. Từ đó, người ta bắt đầu khai thác nguồn mủ cao su ở
Nam Mỹ và nhân giống ra nhiều vùng mới. Cao su được trồng ngày càng nhiều và
nhanh chóng được coi là cây trồng quan trọng của các nước nông nghiệp trên Thế
Giới.

 


 

Ở Nam Mỹ, rừng cao su nguyên thủy tới thế kỷ 18 được phân bổ trên một diện
tích khoảng 5-6 triệu hecta chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazil. Từ đầu thế kỷ 19 đến
đầu thế kỷ thứ 20, Brazil hầu như độc quyền về cung cấp mủ cao su cho Thế Giới với
sản lượng năm 1900 là khoảng 50.000 tấn. Năm 1912 khoảng 90.000 tấn.
Cuối thế kỷ 19, các nhà nhân giống Châu Âu đã tích cực nhân giống cao su ở

các vùng khí hậu nhiệt đới Châu Á, Châu Phi. Từ đó, việc trồng cao su lấy mủ đã trở
thành một ngành sản xuất mới của nhiều nước. Trong vòng một thế kỷ qua, diện tích
cao su đã tang rất nhanh. Hiện nay các nước đứng đầu về diện tích trồng nhiều cao su
nhất là Malayxia, Indonexia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc.
-

Sản xuất: Theo dự báo mới nhất của ANRPC, tổng nguồn cung cao su thiên

nhiên năm 2011 lại được điều chỉnh tăng 0,3%, đạt mức kỷ lục với 10,05 triệu tấn,
tăng 6% so với năm 2010 và vượt mức dự đoán đưa ra vào tháng 9/2011 là 10,02 triệu
tấn. Dự kiến năm 2012 sản lượng cao su thiên nhiên sẽ tăng khoảng 6% đạt khoảng
10,3 triệu tấn. Hai nhà cung cấp Thái Lan và Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao
trong khi đó Indonesia và Malaysia sẽ có sản lượng ổn định.
-

Thị trường: Theo các nhà phân tích, tiêu thụ cao su tại các nước xuất khẩu ô tô

lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc đều tăng mạnh. Đặc biệt là Ấn Độ, lượng tiêu
thụ cao su tăng do các nhà sản xuất lốp xe đang được hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập
khẩu. Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, ước tính tiêu thụ
cả năm 2011 tăng 3,5 triệu tấn, tương đương khoảng 6,1% so với năm 2010.
b) Cao su ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện thuận lợi cho cây cao su phát
triển trên diện rộng. Năm 1897, người Pháp đưa cây cao su vào trồng ở nước ta. Từ
năm 1897-1920 là thời kỳ thử nghiệm với 7.000 hecta ở ngoại thành Sài Gòn và Thủ
Dầu Một. Những năm 1920-1945, diện tích cao su tăng nhanh từ 7.000 hecta lên
10.000 hecta tập trung tại những đồn điền lớn của tư bản Pháp ở Miền Đông Nam Bộ.
Năm 1961, diện tích cao su đạt 142.770 hecta đây là mức phát triển cao nhất dưới thời
độc quyến của tư bản Pháp.
Từ năm 1962 trở đi, tư bản Pháp dần dần rút khỏi ngành cao su của Việt Nam,

tư bản Việt Nam chính thức đóng vai trò quan trọng trong ngành cao su. Trong những
năm 1962-1975, do tiềm lực về vốn, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật còn yếu kém, do

 


 

bị chiến tranh tàn phá, sản xuất cao su Việt Nam có sự sút giảm rõ rệt. Đến năm 1974,
diện tích cao su chỉ còn khoảng 68.400 hecta với sản lượng 21.000 tấn/năm. Riêng
miền Bắc, mặc dù diều kiện không thích hợp với cây cao su, nhưng năm 1958 nhà
nước cho trồng thử với diện tích 2 hecta cao su ở nông trường Tây Hiếu. Năm 1961
chính thức trồng đại trà từ Nghệ An đến Vĩnh Phú với diện tích 16.000 hecta. Tuy
nhiên, do diều kiện tự nhiên không thích hợp nên năng suất mủ cao su rất thấp, trung
bình chỉ đạt 0,6-0,7 tấn/hecta. Đến năm 1975, diện tích cao su chỉ còn 4.000 hecta
Khi thống nhất đất nước, năm 1975 diện tích cao su của cả nước còn lại khoảng
70.000 hecta. Trong đó có rất nhiều diện tích cần thanh lý, có 10 cơ sở chế biến ở miền
Nam nhưng trong đó có 3 cơ sở bị tàn phá hoàn toàn, 7 cơ sở bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Mặc dù vậy, Đảng và Nhà Nước ta vẫn xác định: cây cao su là một cây xuất
khẩu mũi nhọn của sản xuất nông nghiệp. Nhà nước đã đề ra biện pháp để phục hồi và
phát triển ngành cao su.
-

Sản xuất: Năm 2011 ngành cao su Việt Nam đã tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu

cao su thông qua việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại.
Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp mở rộng thêm 60.000 ha tại khu vực Tây
Bắc, Đông Bắc nâng diện tích trồng cao su của cả nước lên 834.200 ha, tăng 11,4% so
với năm 2010 với mức đạt được là 748.700 ha.
-


Xuất khẩu: Thị trường cao su Việt Nam đã tiếp cận và mở rộng sang những thị

trường mới và tiềm năng. Hiện nay cao su Việt Nam đã có mặt trên 30 nước trên Thế
Giới, trong đó nước nhập khẩu nhiều là Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật
Bản,….
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Giới thiệu công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng
Công ty Cao Su Dầu Tiếng tiền thân là đồn điền cao su Michelin, được tư bản
Pháp thành lập vào năm 1917 đến năm 1924 với diện tích trồng cao su là 800 ha. Lực
lượng công nhân lúc này chỉ có 977 người.
Từ năm 1948 đến trước năm 1975, diện tích trồng cao su của công ty đạt 9.240
ha. Sau ngày Dầu Tiếng hoàn toàn giải phóng (13/3/1975), đồn điền Michelin đã được
đổi tên thành nông trường Cao Su Quốc Doanh Dầu Tiếng.
10 
 


 

Đến ngày 21/5/1981 được hội đồng Bộ Trưởng, Tổng cục cao su Việt Nam
chuẩn y quyết định nâng cấp thành Công ty Cao Su Dầu Tiếng gồm 11 Nông trường, 7
Xí nghiệp và 13 phòng ban trực thuộc.
Để phù hợp với cơ cấu tổ chức và quy mô sản xuất, ngày 19/11/1985 theo
Quyết Định Hội đồng Bộ Trưởng số 361/CP đổi tên thành Liên Hiệp các Xí Nghiệp
Cao Su Dầu Tiếng, sau đó đổi tên thành Công ty Cao Su Dầu Tiếng theo quyết định số
152/NN/TCCB-QĐ do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm ký ngày 04/03/1993.
Cho đến nay có 11 nông trường và 5 xí nghiệp, 4 nhà máy, 10 phòng ban, 02 trung tâm
với tổng nhân lực là 12.325 người.
Công ty Cao Su Dầu Tiếng tổ chức hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và luật

doanh nghiệp Việt Nam.
Một số thông tin về công ty:
Tên giao dịch quốc tế: DAU TIENG RUBBER CORPORATION
Trụ sở chính tọa lạc tại thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0650) 561491 – (0650) 561491
Fax: (0650) 561789
Email:
Website: www.caosudautieng.com
Tiền Việt Nam: 077.1.00.001128.5 ngân hàng ngoại thương Tp. HCM.
Ngoại tệ: 077.1.37.008.773.6 ngân hàng ngoại thương Tp. HCM. 
2.3.2. Giới thiệu Nông trường cao su Thanh An
Nông trường cao su Thanh An được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1981, trực
thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.
Khi mới thành lập, bộ máy nông trường rất đơn giản, chỉ bao gồm ban lãnh đạo
và bốn đội phụ trách.
 Năm 1981: Phụ trách khai hoang và làm vườn ươm cao su.
 Năm 1982: Tiến hành trồng mới và chăm sóc.
 Năm 1988: Mở miệng cạo đầu tiên và cứ 6 năm là mở miệng cạo.
 Năm 1992: Vườn cây đã định hình và phát triển thành vườn cây kinh doanh.

11 
 


 

Cho đến thời điểm này, bộ máy tổ chức của nông trường đã được hoàn thiện
bao gồm: BGD, GD, PGD, bộ phận nông nghiệp, tiền lương,… đội phụ trách nay đã
đổi thành tổ công nhân.
Ngoài việc thực hiện tốt và hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, nông

trường còn quan tâm chăm lo đời sống tinh thần của CBCNV và tích cực tham gia các
phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do công ty tổ chức.
2.3.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Công ty Cao Su Dầu Tiếng nằm trên địa bàn thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu
Tiếng tỉnh Bình Dương, nằm trong lòng phía bắc 2 con sông nổi tiếng ở miền Đông
Nam Bộ là sông Sài Gòn và sông Thị Tính.
Dầu Tiếng cách thị xã Thủ Dầu Một 50km và thành phố Hồ Chí Minh 92km
bằng giao thông đường bộ. Có thể đến Dầu Tiếng bằng đường bộ liên tỉnh lộ 14 nối
liền từ quốc lộ 13 đoạn phía bắc thị xã Thủ Dầu Một, chạy xuyên dọc từ Đông Nam
lên Tây Bắc đến địa phận huyện Dầu Tiếng.
 Phía Đông giáp thị trấn Chơn Thành huyện Bình Long tỉnh Bình Phước
 Phía Tây giáp sông Sài Gòn
 Phía Nam giáp huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương
 Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh. 
Nông trường cao su Thanh An thuộc địa bàn xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng,
tỉnh bình Dương. Nông trường và vườn cây nông trường tiếp giáp với 3 xã và 1 thị
trấn:
 Phía Đông giáp với xã An Lập
 Phía Tây giáp với thị trấn Dầu Tiếng
 Phía Nam giáp với xã Thanh Tuyền
 Phía Bắc giáp với xã Định Hiệp
a) Điều kiện tự nhiên
Công ty Cao Su Dầu Tiếng thuộc tỉnh nằm ở miền Đông Nam Bộ nên có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành 2 mùa rõ rệt.

12 
 



 

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến
cuối tháng 3.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24oC đến 29oC, cao nhất vào tháng 3 là 31oC,
thấp nhất vào tháng 12 là 23oC.
Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm: mùa mưa từ 4oC đến 6oC, mùa nắng từ 6oC
đến 8oC.
Lượng mưa trung bình khoảng 2.000mm/năm, mưa nhiều nhưng phân bổ không
đồng đều. Mưa nhiều nhất vào tháng 8 – 9, tháng 1 – 2 hầu như không mưa. Ẩm độ
trung bình từ 75% đến 80%.
Gió trong năm thường có 3 hướng gió chính: hướng Đông Nam từ tháng 12 đến
tháng 5, vận tốc trung bình từ 1,7 – 2,7m/s; hướng Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9,
vận tốc trung bình từ 1,5 – 3m/s; hướng Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 1, vận tốc
trung bình từ 1 – 1,6m/s.
Ánh sáng: lượng nắng trung bình trong năm là 2.050 giờ/tháng, tháng 3 có số
giờ nắng cao nhất 290 giờ/tháng, tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất 150 giờ/tháng.
Địa hình trồng cao su công ty Cao Su Dầu Tiếng không bằng phẳng, có nhiều
gò, đồi nhấp nhô, thoải dài về phía Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển là
80m. Trên địa hình có nhiều khe suối thường cạn vào mùa nắng và ngập nước vào mùa
mưa. Địa hình công ty cao su Dầu Tiếng nằm trên vùng bán bình nguyên với loại đất
xám bạc màu được cấu tạo bởi đất phù sa cổ, tỷ lệ phần trăm đất cát pha thịt khá cao,
thành phần cơ giới nhẹ, mực thủy cấp sâu trên 1,5m, thoát nước tốt sau khi mưa. Đây
là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như:
cao su, điều, các loại cây ăn quả…
2.3.4. Tình hình sản xuất
a) Nhiệm vụ sản xuất của công ty
Công ty TNHHMTV Cao Su Dầu Tiếng là một doanh nghiệp nhà nước, trực
thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Dau Tieng Rubber
Corpporation (DRC).

Các hoạt động chính của công ty: Trồng mới, khai thác cao su thiên nhiên, chế
biến và xuất khẩu cao su thiên nhiên sơ chế.
Ngoài ra công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như:
13 
 


 

 Tiêu thụ nội địa cao su thiên nhiên sơ chế.
 Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị chế biến cao su.
 Xây dựng đường, công trình dân dụng.
 Lắp đặt thiết bị và hệ thống đường dây, trạm biến thế điện, kết cấu hạ tầng
trong và ngoài khu công nghiệp.
 Liên doanh đầu tư kết cấu hạ tầng, nhà xưởng, nhà ở… trong và ngoài khu công
nghiệp, kinh doanh địa ốc, gia công thiết bị chế biến cao su, chuyển giao công nghệ
chế biến cao su. Kinh doanh và liên doanh sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ
các loại và mủ cao su.
b) Hoạt động sản xuất của NT cao su Thanh An
NT Cao su Thanh An là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Dầu
Tiếng có nhiệm vụ chính là trồng mới, tái canh, chăm sóc và khai thác cao su thiên
nhiên. Tính đến cuối năm 2012, NT đang quản lí hơn 2.486 ha cao su, trong đó diện
tích vườn cây kinh doanh là .815 ha chiếm 73% diện tích vườn cây. Diện tích còn lại
chính là vườn cây KTCB và vườn giống. Trong những năm qua, NT luôn hoàn thành
tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao từ công ty. NT cũng không ngừng phấn đấu vượt chỉ
tiêu sản lượng để góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Hai năm trở lại
đây, sản lượng mủ cao su khai thác của NT luôn đạt mức sản lượng trên 3000 tấn (quy
khô), năng suất vượt 1,7 tấn/ha cao hơn năng suất khai thác bình quân của ngành cao
su cả nước.
2.3.5. Cơ cấu tổ chức

a) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty theo dạng trực tuyến chức năng, hệ thống
thông tin theo chiều dọc. Các trưởng phòng có chức năng tham mưu cho ban giám đốc
công ty quản lý, điều hành chuyên môn ở các phòng, các nông trường, các xí nghiệp,
tổ chức quản lý sản xuất theo kế hoạch được giao, điều này nhằm đảm bảo sự chỉ huy
thống nhất từ trên xuống một cách nhanh gọn.

14 
 


 

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

15 
 


×