Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV SỢI CHỈ MAY PHONG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV
SỢI CHỈ MAY PHONG PHÚ

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV
SỢI CHỈ MAY PHONG PHÚ

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn
Th.S HOÀNG THẾ VINH



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV
SỢI CHỈ MAY PHONG PHÚ” do NGUYỄN THỊ THÙY TRANG, sinh viên khóa 35,
ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày __________________.

Th.S HOÀNG THẾ VINH
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Tháng

Năm 2012

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(chữ ký, họ tên)

Ngày

Tháng


Năm 2012

(chữ ký, họ tên)

Ngày

Tháng

Năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Đạt đến hành trình tri thức như ngày hôm nay là kết quả của vô vàn sự mong
mỏi, niềm tin yêu từ gia đình, quý thầy cô và bạn bè, cùng sự nỗ lực, phấn đấu của
chính bản thân tôi. Nâng niu cuốn luận văn trên tay mà lòng tôi không khỏi bồi hồi,
chan chứa những lời tâm tình tri ân, tôi muốn gửi tới những người đã đồng hành cùng
tôi suốt thời gian qua:
Con xin cảm ơn cha mẹ, đã tạo điều kiện nâng bước hành trang con vào đời.
Chính nỗi lo toan vất vả, những lời động viên trông mong của ba mẹ khiến con có
thêm nghị lực để mạnh mẽ vượt qua mọi thách thức trong bốn năm đại học xa nhà.
Em xin tri ân đến Quý thầy cô – giảng viên khoa Kinh tế, trường Đại học Nông
Lâm Tp.HCM – đã truyền đạt tri thức và cảm hứng cho em thêm yêu thích bộ môn
quản trị kinh doanh. Đặc biệt, em xin dành lời biết ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Thế
Vinh – người thầy tâm huyết với nghề, nhiệt tình với sinh viên – đã tận tâm chỉ bảo,
dõi theo, giúp em hoàn thành tốt khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến anh Lý Anh Tài cùng các anh chị phòng Kinh
doanh của Công ty TNHH MTV SCM Phong Phú, đã tạo điều kiện cho em học hỏi
trong môi trường thực tế, đã hướng dẫn và cung cấp những tài liệu bổ ích trong quá
trình em thực tập.

Thêm một lời cảm ơn chân thành đến những người bạn của tôi, đã cùng tôi trải
nghiệm quãng đời sinh viên nhiều kỉ niệm đáng nhớ, cùng giúp đỡ và sát cánh bên tôi
trong những lúc tôi nản lòng. Hi vọng các bạn sẽ thành đạt trên con đường của riêng
mình.
Vì thời gian thực tập không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô để bài luận văn
được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, từ tận đáy lòng, tôi xin tri ân và gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả!
TP.HCM, Ngày tháng năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Trang


            

NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG. Tháng 12 năm 2012. “Phân tích thực trạng hoạt
động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty TNHH Một Thành Viên Sợi Chỉ May
Phong Phú”.
NGUYEN THI THUY TRANG. December, 2012. “Analysis of Export Business
Activities Situation at the Phong Phu Yarn Thread., Ltd”.

Khóa luận tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh xuất khẩu sợi chỉ may tại
Công ty TNHH MTV Sợi Chỉ May Phong Phú thông qua tiến hành phân tích tình hình
kinh doanh xuất khẩu theo tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu, theo cơ cấu thị trường
nước ngoài, đánh giá hoạt động xuất khẩu và kinh doanh nội địa của Công ty, đồng
thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Khóa luận cũng đã sử
dụng số liệu thứ cấp từ phòng ban Công ty, báo chí, internet và tham khảo các bài luận
văn khóa trước.
Bằng phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, khóa luận sẽ đi nhận định

tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu đối với Công ty trong
nền kinh tế hội nhập ngày nay. Qua tìm hiểu thực trạng xuất khẩu, khóa luận cũng
phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hoạt động xuất khẩu
sợi dệt, sợi chỉ may tại Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh xuất khẩu của công ty TNHH MTV SCM Phong Phú nói riêng cũng như
của ngành dệt may Việt Nam nói chung với mục đích khai thác tiềm năng vốn có của
thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................. xi
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu

3


1.3.1. Phạm vi không gian .............................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi thời gian .................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú.

4

2.1.1. Thông tin về doanh nghiệp ................................................................... 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty SCM Phong Phú. .......... 5
2.1.3. Thành tích đạt được .............................................................................. 9
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ..................................................... 9
2.1.5. Cơ cấu tổ chức và quản lý................................................................... 10
2.1.6. Tình hình nhân sự của công ty ............................................................ 13
2.1.7. Quy mô nhà xưởng, máy móc thiết bị của Công ty. ........................... 13
2.1.8. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chính ...................................... 15
2.1.9. Thị trường ........................................................................................... 15
2.2. Tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

16

2.2.1. Lịch sử phát triển ngành Dệt may Việt Nam ...................................... 17
2.2.2. Tổng quan về ngành Sợi Việt Nam .................................................... 18
v


2.3. Thuận lợi trong cơ cấu tổ chức và thách thức trong nền kinh tế hội nhập.


20

2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................. 20
2.3.2. Thách thức .......................................................................................... 21
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 22
3.1. Cơ sở lý luận

22

3.1.1. Khái niệm về xuất khẩu ...................................................................... 22
3.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ......................................................... 22
3.1.3. Ý nghĩa của xuất khẩu ........................................................................ 25
3.1.4. Nhiệm vụ của xuất khẩu ..................................................................... 26
3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu..... 26
3.1.6. Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) ..................................................................... 28
3.1.7. Điều kiện giao hàng ............................................................................ 30
3.1.8. Các phương thức thanh toán ............................................................... 32
3.1.9. Quy trình xuất khẩu ............................................................................ 33
3.1.10 Ma trận SWOT .................................................................................. 35
3.2. Phương pháp nghiên cứu

36

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 36

3.2.2.


Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 37

3.2.3.

Phương pháp phân tích, tổng hợp. ..................................................... 37

CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 38
4.1. Hiện trạng ngành Dệt may Việt Nam từ năm hội nhập WTO 2007 đến nay.

38

4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2011 của Công ty

43

4.2.1. Kết quả kinh doanh ............................................................................. 43
4.2.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu ......................................................... 46
4.2.3. Tình hình kinh doanh nội địa .............................................................. 51
4.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm (2009 - 2011)

54

4.4. Phân tích quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty.

55

4.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty

60


4.5.1. Các nhân tố khách quan ...................................................................... 60
4.5.2. Các nhân tố chủ quan.......................................................................... 65
4.6. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
vi

69


4.7. Triển vọng phát triển ngành

69

4.7.1. Đối với ngành Dệt may Việt Nam. ..................................................... 69
4.7.2. Đối với Công ty TNHH MTV Sợi Chỉ May Phong Phú .................... 70
4.8. Phân tích ma trận SWOT

71

4.9. Đánh giá chung

73

4.9.1. Thuận lợi ............................................................................................. 73
4.9.2. Khó khăn ............................................................................................. 73
4.9.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 74
4.10. Một số giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu của Công SCM Phong Phú 74
4.10.1. Về đầu tư ............................................................................................. 74
4.10.2. Về quản lý ........................................................................................... 75
4.10.3. Marketing và kinh doanh: ................................................................... 75
4.10.4. Quản trị nguồn lực .............................................................................. 76

4.10.5. Giải pháp về tài chính ......................................................................... 77
CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 78
5.1. Kết luận

78

5.1.1. Kết quả ................................................................................................ 78
5.1.2. Mặt hạn chế của khóa luận ................................................................. 79
5.2. Kiến nghị

80

5.2.1. Đối với Công ty TNHH MTV SCM Phong Phú ................................ 80
5.2.2. Đối với ngành Dệt may cả nước ......................................................... 81
5.2.3. Đối với Nhà nước ............................................................................... 81
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 83

 
 
 
 
 
 
 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CB.CNV

Cán bộ công nhân viên

DTXK

Doanh thu từ xuất khẩu

HCNS

Hành chính nhân sự

KD

Kinh doanh

KDNĐ

Kinh doanh nội địa

KDXNKTM

Kinh doanh xuất nhập khẩu thương mại

KHSX

Kế hoạch sản xuất

KN XK


Kim ngạch xuất khẩu

KT – SX

Kĩ thuật – Sản xuất

SAFSA

Source ASEAN Full Service Alliance
(Chuỗi Cung ứng Dệt may)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tài chính kế toán

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

TGHĐ DN

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

TGHĐ TT

Tỷ giá hối đoái thực tế


TNHH MTV SCM Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Sợi Chỉ May
VNĐ

Việt Nam đồng

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số Liệu NK Bông Xơ Sợi của Việt Nam trong những năm qua .................19
Bảng 3.1: Mô Hình Ma Trận SWOT ............................................................................36
Bảng 4.1: Kim Ngạch XK Hàng Dệt May (2007 – 2011) ............................................38
Bảng 4.2: Kết quả Kinh Doanh của Công Ty (2009 – 2011) .......................................43
Bảng 4.3: Cơ cấu Chi Phí của Công ty năm 2009 – 2011 ............................................45
Bảng 4.4: Tổng Giá Trị XK của Công ty từ năm 2009 đến 2011 ................................46
Bảng 4.5: Tổng Kết Tình Hình XK theo Thị Trường từ năm 2009 – 2011 .................48
Bảng 4.6: Tỷ Trọng Doanh thu từ XK .........................................................................50
Bảng 4.7: Doanh thu từ Nội Địa ...................................................................................51
Bảng 4.8: Tình Hình Kinh Doanh với một số Khách Hàng của Công ty .....................52
Bảng 4.9: Thị trường Kinh doanh của Công ty (2009 -2011) ......................................54
Bảng 4.10: Tình Hình Thu Nhập của Cán Bộ Công Nhân Viên (2009 – 2011) ..........65
Bảng 4.11: Số Dư các Quỹ được Trích lập từ năm 2009 -2011 ...................................67
Bảng 4.12: Ma Trận SWOT .........................................................................................71

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Hình Ảnh Tổng Quan của Công Ty ............................................................. 4

Hình 2.2. Biểu Tượng Logo của Công Ty .................................................................... 4
Hình 2.3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty ....................................................... 10
Hình 2.4. Cơ Cấu Nhân Sự về Trình Độ Chuyên Môn trong Công Ty...................... 13
Hình 2.5: Thị Trường Nước Ngoài của Công Ty. ..................................................... .16
Hình 3.1: Hình Ảnh Mô Phỏng Điều Kiện Giao Hàng .............................................. 30
Hình 3.2: Sơ Đồ Quy Trình Tổ Chức Hợp Đồng Xuất Khẩu .................................... 33
Hình 4.1: Kim Ngạch XK Hàng Dệt May Việt Nam theo Quý (2006 – 2011).......... 39
Hình 4.2: Tỷ Trọng KN XK Hàng Dệt May Đi các Thị Trường năm 2011 .............. 40
Hình 4.3: Cán cân xuất – nhập khẩu hàng Dệt may (2007 – 2011) ........................... 41
Hình 4.4: Cơ Cấu Nhập Khẩu Đầu Vào Ngành Dệt May (2007 – 2011) .................. 42  
Hình 4.5: Biểu Đồ Tổng Giá Trị Xuất Khẩu của Công Ty ........................................ 46 
Hình 4.6: Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu của Công Ty ............................. 46
Hình 4.7: Tỷ Trọng Thị Trường Xuất Khẩu Chiếm trong Tổng KN XK .................. 48
Hình 4.8: Doanh Thu từ Một Số Khách Hàng Nội Địa của Công Ty ........................ 54
Hình 4.9: Cơ Cấu Thị Trường Kinh Doanh của Công Ty từ Năm 2009-2011 .......... 55
Hình 4.10: Quy Trình Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu của Công Ty ..................... 55
Hình 4.11: Sơ Đồ Phương Thức Thanh Toán Bằng L/C ............................................ 56
Hình 4.12: Sơ đồ Phương Thức Thanh Toán Bằng T/T ............................................. 57
Hình 4.13: Phương Thức Thanh Toán Hoạt Động Xuất Khẩu của Công Ty ............. 58
Hình 4.14: Tình Hình Lạm Phát tại Việt Nam trong 2 năm 2010 và 2011 ................ 62
x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hình Ảnh các Sản Phẩm Chính và Ứng Dụng Sợi Dệt của Công ty
Phụ lục 2: Hình Ảnh các Thiết Bị Công Nghệ của Công ty
Phụ lục 3: Quy Trình Chung về Sản Xuất Sợi
Phụ lục 4: Một Số Nhà Cung Cấp Nguyên Vật Liệu cho Công ty TNHH MTV Sợi Chỉ
May Phong Phú

Phụ lục 5: Các phương thức xuất khẩu hàng Dệt may

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Nắm bắt xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đang từng bước

tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo phương châm
“đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại”. Quá trình đổi mới chính sách theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là con
đường tốt nhất để Việt Nam rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện
phát huy hiệu quả hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động
và hợp tác quốc tế.
Tháng 1 năm 2007 – Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Tiến
trình hội nhập và sự tham gia chính thức của Việt Nam vào WTO cho đến nay, bên
cạnh những cơ hội mà WTO đem lại, vẫn còn nhiều thách thức mà Nhà nước và các
doanh nghiệp trong nước phải vượt qua. Vì thế, Nhà nước và các doanh nghiệp cần
phải có những chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đáp
ứng những đòi hỏi của cạnh tranh. Trong đó cần phải chú ý và quan tâm mạnh mẽ đến
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu quốc gia. Việc hội nhập WTO sẽ mở ra những
đơn hàng lớn cho Việt Nam cung ứng, mở rộng và thâm nhập vào thị trường ở nước
ngoài. Từ đó, thu được ngoại tệ về Nước nhà, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế.
Bước vào điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước năm 2010-2011, xuất khẩu

thắng lớn. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 12 năm
2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so
với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD, tăng
33,3% so với năm 2010 và vượt 22% mức kế hoạch đề ra cho năm 2011. Cũng theo
ghi nhận của cục Hải quan thì năm 2011 tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của


Việt Nam đã chinh phục mức kỷ lục mới “200 tỷ USD” sau khi đã cán mốc 100 tỷ
USD vào cuối năm 2007. Con số kỷ lục này đã đem lại những dấu hiệu khả quan cho
nền kinh tế Nước nhà và toàn thể doanh nghiệp tiếp tục phấn đấu, đạt chỉ tiêu vượt
mức kế hoạch. Để làm được điều này, mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng
đi riêng - phát huy sức mạnh, hạn chế thấp nhất những điểm còn yếu kém - mới có thể
đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường trong thời mở cửa.
Góp phần vào hoạt động xuất khẩu của quốc gia, Công ty TNHH MTV Sợi Chỉ
May Phong Phú đã báo cáo tình hình tổng kết cuối năm 2011 với kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt 4,8 nghìn USD, vượt mức kế hoạch đặt ra năm 2011 là 121% và mức thu
nhập bình quân của CB.CNV là 4,5 triệu đồng/người/tháng. Nỗ lực này đã góp phần
tăng trưởng ổn định nền kinh tế quốc dân, đồng thời, Công ty đang từng bước khẳng
định vị thế xuất khẩu của mình trên trường quốc tế. Từ đó, có thể thấy hoạt động xuất
khẩu của mỗi doanh nghiệp trong nước giữ vai trò rất quan trọng và then chốt trong
tiến trình đổi mới và hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kì hội
nhập và nắm bắt được yêu cầu cấp thiết hiện nay, sau khi đến thực tập tại công ty
TNHH MTV Sợi Chỉ May Phong Phú và qua sự chỉ dẫn của thầy Hoàng Thế Vinh, tôi
đã quyết định tiến hành thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV SỢI CHỈ MAY
PHONG PHÚ”, với mong muốn được hiểu rõ hoạt động xuất khẩu của Công ty trên
thực tế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giữ vững và phát triển hoạt
động kinh doanh xuất khẩu tại công ty.
1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh nội địa và trên thị trường quốc tế của
Công ty TNHH MTV SCM Phong Phú, từ đó phân tích những thuận lợi và khó khăn
để kiến nghị một số giải pháp giữ vững và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh sản phẩm sợi của Công ty vào các

thị trường trong và ngoài nước từ năm 2009 đến năm 2011.
- Phân tích quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty.
2


-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.

-

Phân tích ma trận SWOT để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

thức của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
-

Đề ra những giải pháp nhằm phát triển hoat động xuất khẩu của công ty một


cách có hiệu quả.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu, thu thập số liệu tại công ty TNHH MTV Sợi chỉ may
Phong Phú, Q.9, TP. Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Quá trình thực hiện đề tài từ 5/9/2012 đến 11/2012.
Dữ liệu phân tích trong đề tài sử dụng từ năm 2009 đến 2011.
1.4.

Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:

-

Chương 1: Mở đầu - Nêu lý do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài, mục tiêu của đề

tài cũng như những giới hạn về không gian và thời gian của đề tài.
-

Chương 2: Tổng quan - Tổng quan về công ty TNHH MTV Sợi chỉ may

Phong Phú về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh. Tổng quan về ngành
Dệt may Việt Nam, sự phát triển của ngành Sợi Việt Nam.
-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Trình bày những khái


niệm cơ bản có liên quan đến xuất khẩu và định nghĩa phương pháp thực hiện.
-

Chương 4: Kết quả và thảo luận - Đánh giá thực trạng và phân tích hoạt động

xuất khẩu cũng như tình hình kinh doanh nội địa của Công ty thông qua số liệu thứ
cấp. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Trên cơ cở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Kết luận về hoạt động xuất khẩu và đưa ra

kiến nghị với ngành dệt may cả nước và công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong
Phú.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về công ty TNHH MTV Sợi chỉ may Phong Phú.

2.1.1. Thông tin về doanh nghiệp
Hình 2.1: Hình Ảnh Tổng Quan của Công Ty

Nguồn:

Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV SỢI CHỈ MAY PHONG PHÚ.
Tên giao dịch tiếng anh: PHONG PHÚ YARN THREAD., LTD.
Tên gọi tắt: PPYT Co., Ltd
Logo của công ty
Hình 2.2: Biểu Tượng Logo của Công Ty.

Nguồn: www.phongphuyarnthread.com
1. Địa chỉ: Tăng Nhơn Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
2. Điện thoại: 08.3728214

Fax: 08.37282136

Email :
4


3. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4104005459 do sở kế hoạch và đầu tư
TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 19/07/2008. 
Giấy phép thành lập số 421000339
Mã số thuế: 0305870008
4. Số tài khoản: 102010000657767 tại ngân hàng Công Thương Việt Nam
5. Giám đốc/Đại diện pháp luật: Phan Kim Hằng | CMND/Passport: 022103494
6. Vốn điều lệ : 50 tỷ đồng
7. Hoạt động chính: sản xuất sợi nhân tạo
Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu: các loại sợi dệt, sợi chỉ may
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty SCM Phong Phú.
Trước đây công ty TNHH MTV Sợi Chỉ May Phong Phú là một trong các nhà
máy sản xuất sợi, trực thuộc Tổng Công ty Dệt Phong Phú do bộ công nghiệp quản lý,
với 100% vốn đầu tư từ Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú
2.1.2.1. Đôi nét về Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú.

a) Lịch sử hình thành và phát triển
 Giai đoạn 1964 – 1975
Tiền thân của Tổng Công ty cổ phần Phong Phú là Nhà máy Dệt Sicovina Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ Bông, Vải, Sợi Việt Nam do Chính quyền Sài
Gòn cũ trực tiếp quản lý, được thành lập năm 1964 và chính thức đi vào hoạt động
năm 1967. Tại thời điểm đó Sicovina - Phong Phú vốn là một nhà máy có qui mô nhỏ
với 03 xưởng sản xuất là Sợi - Dệt – Nhuộm, tổng số CB.CNV là 1.050 người. Sản
phẩm chính của nhà máy trước năm 1975 chủ yếu là vải cung cấp cho quân đội Ngụy
quyền Sài Gòn và một số ít vải calicot nhuộm đen tiêu thụ ở các vùng nông thôn.
 Giai đoạn 1976 - 2002
Sau ngày giải phóng, Nhà nước giao cho CBCNV Nhà máy Dệt Phong Phú
tiếp quản và duy trì sản xuất, sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là vải bảo hộ lao động và
calicot giao cho Liên Xô theo kế hoạch của Nhà nước. Trong giai đoạn từ 1976 đến
năm 1985, Nhà máy Dệt Phong Phú là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành và
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao - Bình quân mỗi năm vượt mức kế
hoạch từ 10% đến 15%. Từ năm 1986 đến năm 2002 thực hiện chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước, Công ty Dệt Phong phú tăng cường đầu tư các trang thiết bị hiện
5


đại, đổi mới cơ cấu tổ chức, CB.CNV Phong Phú đã chung sức, chung lòng đưa Phong
Phú từng bước phát triển đi lên vững chắc và được đánh giá là “cánh chim đầu đàn”
của ngành Dệt may Việt Nam.
 Giai đoạn 2003 đến nay
Đặc biệt từ năm 2003 đến nay, Phong Phú đã có những bước phát triển vượt
bậc về mọi mặt (doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lo đời
sống vật chất tinh thần CBCNV…), trên cơ sở đó đã từng bước đa dạng hóa ngành
nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài
ngành Dệt may tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trong cả nước.
Đầu năm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt
Nam và Bộ Công nghiệp, Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu

tổ chức thành Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con để tạo
nên những đột phá mới, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển vai trò của các Công ty
thành viên.
Ngày 11/01/2007 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định số 06/2007/QĐBCN thành lập Tổng Công ty Phong Phú, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án và
cho triển khai thực hiện cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con để phù hợp với yêu cầu phát triển, tình hình thực tế và quy mô của Tổng Công ty.
Năm 2008, Công ty TNHH MTV Sợi Chỉ May Phong Phú được thành lập.
Năm 2009, tổ chức thành công Đại hội Cổ đông đầu tiên. Hoàn tất đăng kí kinh
doanh theo giấy phép mới số 4103012492 - Chính thức đổi tên thành Tổng công ty Cổ
phần Phong Phú. Vốn điều lệ ban đầu của Tổng Công ty là 500 tỷ đồng.
Năm 2011, thành lập công ty TNHH MTV Bất động sản Phong Phú.Triển khai
nhiều dự án quan trọng đánh dấu bước ngoặc phát triển vượt bậc của Phong Phú - sản
xuất kinh doanh, xuất khẩu đạt hiệu quả cao và có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
b) Tầm nhìn, sứ mệnh:
Tầm nhìn: “Trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành hùng mạnh hàng đầu Việt
nam, phát triển sản xuất kinh doanh chuyên ngành Dệt may và đầu tư sang các lĩnh
vực thương mại, dịch vụ, bất động sản, khu công nghiệp, các ngành kinh tế tiềm năng
trong nước và đầu tư ra nước ngoài”.
6


Sứ mệnh: “Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng,
thông qua việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu
cầu khách hàng”
c) Danh hiệu và giải thưởng:
- Năm 1991 – 1996, Nhà nước trao tặng danh hiệu Huân chương lao động hạng
2, 3; Huân chương độc lập hạnh 1, 2, 3.
- Năm 2000 – 2006, Tổng công ty được Nhà nước phong tặng danh hiệu
“Doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu”, “Đơn vị Anh hùng Lao động”, “Thương hiệu
Việt yêu thích”, “Topten Thương hiệu Việt” do Báo Doanh nhân bình chọn, “Hàng

Việt Nam chất lượng cao” được Báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
- Năm 2009, Tổng công ty nhận được cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ, Giải
thưởng Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (lần 3) của Bộ Công thương. Hiệp hội da
giày Việt Nam bình chọn Phong Phú là “Doanh nghiệp đạt hiệu qủa cao” trong sản
xuất kinh doanh.
- Năm 2010, “Thương hiệu quốc gia” do Bộ Công Thương công nhận, Phong
Phú có trong “top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về quy mô và doanh thu” do
Báo điện tử Vietnam net xếp hạng.
d) Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm Dệt may: Là lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống lâu đời của
Phong phú, qua chuỗi sản phẩm: Sợi – Chỉ may, khăn, vải, may mặc. Công ty có
những nguyện vọng: nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng
phát triển mẫu mã phong phú, đa dạng và cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm,
tiêu dùng của khách hàng. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may, Phong Phú
đã và đang triển khai mạnh mẽ các dự án đầu tư nhằm xây dựng Tổng Công ty trở
thành tập đoàn kinh tế đa ngành và phát triển bền vững trong tình hình kinh tế.
Bất động sản và thương mại: Với mong muốn “Luôn làm cuộc sống của bạn
thêm Phong Phú”, bên cạnh việc phát triển hàng các sản phẩm dệt may phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng, Tổng Công ty Phong Phú mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực Bất
động sản – Thương mại du lịch thông qua việc liên kết và góp vốn đầu tư với những
công ty có tiềm lực mạnh. Các dự án xây dựng cụm công nghiệp, cao ốc văn phòng,
7


khu trung tâm thương mại, resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, khu chung
cư,.. đã, đang và sẽ được xúc tiến.
Đầu tư tài chính: Để có thể tận dụng nguồn ngoại lực trên cơ sở hợp tác cùng
có lợi, Phong Phú đã xây dựng được mối quan hệ tốt với rất nhiều tổ chức tài chính và
quĩ đầu tư uy tín này thúc đẩy nhanh các dự án đầu tư nằm trong định hướng phát triển
của Phong Phú và các đối tác. Công ty CP Đầu tư Phát triển Phong Phú đã ra đời và

đem lại kết quả thiết thực.
Các dự án nằm trong danh mục đầu tư tài chính của Phong Phú như Công ty CP
Đầu tư Khoan dầu khí, Ngân hàng CP thương mại dầu khí, Công ty CP cho thuê máy
bay Việt nam, Công ty CP Thương mại & Vận tải Sông Đà … cũng đầy hứa hẹn về
nguồn lợi nhuận tốt trong tương lai.
2.1.2.2. Quá trình hoạt động độc lập của công ty TNHH MTV SCM Phong Phú.
Công ty TNHH MTV Sợi Chỉ May Phong Phú đã tách ra và đăng kí hoạt động
độc lập từ ngày 01/07/2008, chính thức được công nhận và đi vào hoạt động ngày
09/01/2009. Tuy chỉ mới thành lập cách nay không lâu nhưng với các thiết bị công
nghệ hiện đại của Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Đặc biệt là dây chuyền kéo sợi tự động
của hãng Rieter hiện đại nhất Đông Nam Á, điều khiển bằng Robot tự động giúp tăng
cường chất lượng đầu bộ. Công ty THHH MTV SCM Phong Phú đã trở thành nhà sản
xuất và cung cấp sợi hàng đầu cho thị trường nội địa và xuất khẩu, với nhiều chủng
loại mặt hàng: sợi Cọc, sợi OE, sợi PE. Chất lượng sản phẩm luôn được quản lý chặt
chẽ bằng các thiết bị kiểm tra hiện đại nhất. Các nhà máy do Công ty quản lý không
ngừng phát triển, năng suất lao động luôn luôn đạt theo những chỉ tiêu đã được giao.
Phạm vi sử dụng sản phẩm của công ty rất đa dạng như: cung cấp nguyên liệu
để dệt khăn, vải và các sản phẩm từ vải dệt. Bên cạnh đó còn cung cấp chỉ Polyester
dùng trong sản xuất hàng may mặc. Nhờ ưu thế đó mà từ năm 2009 đến nay, hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng mở rộng và phát triển: thị trường nội địa
được mở rộng ra cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu
không ngừng được đẩy mạnh sang thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới:
Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kì…
Công ty vẫn duy trì đơn đặt hàng lớn trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó
Công ty không ngừng tìm kiếm khách hàng mới.
8


2.1.3. Thành tích đạt được
Tuy mới tách ra hoạt động độc lập không lâu nhưng Công ty TNHH MTV SCM

Phong Phú đã xuất sắc nhận được danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may
Việt Nam 2010”. Và “ Cờ thi đua xuất sắc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam”. Năm
2011, Công ty được vinh dự trao tặng “Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công Thương” do
Thời báo Kinh tế Sài Gòn – Hiệp hội dệt may – Da giày việt Nam bình chọn.
Hệ thống thiết kế và cung cấp các sản phẩm Sợi, Dệt, May Công ty TNHH
MTV SCM Phong Phú được BVQI Anh, Mỹ chứng nhận đạt chứng chỉ ISO
9001:2000.
Tháng 9/2011, Công trình 5.760 cọc sợi của Công ty TNHH MTV Sợi chỉ may
Phong Phú đã vinh dự được Tập Đoàn Dệt May Việt Nam xét công nhận là một trong
những công trình tiêu biểu chào mừng kỉ niệm 15 năm ngày thành lập Công đoàn Dệt
May Việt Nam.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng:
- Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi, chỉ
may các loại phục vụ trong lĩnh vực dệt may.
- Không ngừng đầu tư và mở rộng để không những sẽ đứng vững trên thị
trường mà phải tạo được thế mạnh để cạnh tranh trên thương trường.
 

b) Nhiệm vụ: 
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí và mục đích

thành lập Công ty.
- Hoạch định các chiến lược sử dụng vốn lưu động, vốn cố định của doanh
nghiệp hiệu quả, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn vốn của Công ty.
- Chủ động tìm hiểu thị trường để thiết kế, chọn mẫu mã và chất liệu cho sản
phẩm ngày càng đa dạng, phong phú đúng như phương châm mà Công ty đã đề ra.
- Cung cấp các sản phẩm kịp thời và đảm bảo chất lượng ra thị trường.
- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện
làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy.
9


-

Giải quyết công ăn viêc làm cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghiêm

chỉnh các nghĩa vụ về thuế và luật pháp bảo vệ của nhà nước như: luật bảo vệ môi
trường, luật lao động..... đồng thời góp phần vào sự phát của nền kinh tế nước nhà.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức và quản lý
2.1.5.1. Bộ máy tổ chức của Công ty
Hình 2.3: Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của Công Ty:
HỘI ĐỒNG THÀNH
VIÊN
KIỂM
SOÁT VIÊN
TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

Phòng

Phòng


Phòng

Phòng

TCKT

HCNS

KD

KT-SX

Phòng

Phòng

Phòng

KDXNKTM

KDNĐ

KHSX

Hóa Đơn

Kho Vận

Nhà máy


Nhà máy

Nhà máy

SỢI

SỢI CHỈ MAY

SỢI BảoLộc

Nguồn: Phòng Nhân Sự
2.1.5.2. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng:
a) Ban quản trị
10


Hội đồng thành viên: hoạch định chiến lược phát triển, chỉ đạo, quản lý thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh và các công việc:
-

Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính hằng năm.

-

Xác định các mục tiêu hoạt động trên mục tiêu đã được ĐHĐCĐ thông qua.

-

Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm và mức lương của Tổng giám đốc.


-

Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty.

Ban kiểm soát: Tổ chức thay mặt cổ đông thực hiện việc kiểm soát, giám sát mội hoạt
động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty, chịu trách nhiệm trước
ĐHĐCĐ và pháp luật về những quyền lợi và trách nhiệm được quy đinh.
-

Kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành và sổ sách kế toán và
báo cáo tài chính (BCTC). Thẩm định các BCTC trước khi báo cáo Hội đồng.

-

Xem xét các vấn đề khó khăn phát hiện từ các kì kiểm toán.

-

Thẩm định ý kiến của đơn vị kiểm toán và ý kiến phản hồi của Ban điều hành.

Tổng Giám đốc: đại diện theo pháp luật của Công ty
-

Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành của
Công ty.

-

Bổ nhiệm cán bộ ban quản lý dưới quyền và điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh của toàn Công ty.


Phó Tổng giám đốc:
-

Giúp việc cho Tổng Giám đốc, chỉ đạo và thực hiện chức năng tham mưu, quản
lý điều hành, giám sát, đôn đốc việc thực hiên các hoạt động chuyên môn theo
lĩnh vực công tác được phân công.

-

Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các đơn vị trực thuộc. Đề xuất, tham mưu, tư
vấn cho Tổng Giám đốc về các hoạt động quản lý, điều hành.

Kế toán trưởng: được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán
-

Chịu trách nhiệm thực thi, giám sát các hoạt động tài chính kế toán của Công ty.

-

Tham mưu, tư vấn, báo cáo ban lãnh đạo xây dựng các chiến lược đầu tư tài
chính, các công tác kế toán quản lý sử dụng nguồn vốn và quản trị rủi ro tài
chính cho doanh nghiệp.

-

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các công việc hàng ngày và các
nghiệp vụ kế toán của kế toán viên.
11



b) Các phòng ban:
Phòng hành chính nhân sự:
-

Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong lĩnh vực hành chính quản trị;
cung cấp điều kiện làm việc ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý và phát
triển nguồn nhân lực

-

Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, tính lương và chế độ đãi ngộ khác cho cán bộ
công nhân viên chức

Phòng kỹ thuật sản xuất:
-

Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác định hướng kế hoạch
sản xuất và đầu tư phát triển lĩnh vực dệt may.

-

Định mức và kiểm soát thiết bị công nghệ, chất lượng sản phẩm.

-

Quản lý ngành điện, chịu trách nhiệm quản lý điện và thiết bị điện.

-


Theo dõi, tổng hợp, đề xuất và báo cáo tình hình hoạt động sản xuất theo tỷ lệ
thiết vị huy động, hiệu suất máy chạy, tình hình lịch xích tu sửa, sử dụng
nguyên liệu và quy trinh công nghệ, quản lý chất lượng theo hệ thống ISO.

Phòng kinh doanh:
-

Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập
khẩu và nội địa: điều độ sản xuất, quản lý kho vận.

-

Cung ứng nguyên vật liệu theo nhu cầu sản xuất cho kế hoạch bán hàng, lập kế
hoạch kinh doanh theo mục tiêu kinh doanh của Công ty.

-

Xây dựng và duy trì hệ thống bán hàng. Thực hiện các thủ tục mua bán.

-

Theo dõi, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thực tế so với kế hoạch
nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp;

-

Xây dựng kế hoạch hoạt động và phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh gồm: Kinh doanh xuất nhập khẩu thương mại.
Kinh doanh nội địa. Kế hoạch sản xuất. Hóa đơn. Kho vận.

Phòng tài chính kế toán:
-

Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc hoạch định và thực thi các chiến lược
tài chính, kế toán, quản lý và sử dụng nguồn vốn, quản trị rủi ro tài chính.

-

Triển khai các nghiệp vụ kế toán nhằm tổng hợp, báo cáo kịp thời cho Tổng
giám đốc.
12


-

Quản lý thu chi, lập kế hoạch tài chính, cân đối ngân sách, tham gia thẩm định
các dự án đầu tư.

-

Thực hiện báo cáo thuế và tài chính định kỳ theo quy định của Công ty.

2.1.6. Tình hình nhân sự của công ty
Theo thời gian cùng với sự phát triển của Tổng Công ty Phong Phú, Công ty
TNHH MTV SCM Phong Phú vẫn duy trì đội ngũ nhân viên và hiện nay CB.CNV đã
tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, không những thể hiện bằng kinh nghiệm mà
còn bằng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ học vấn.
Tỷ trọng phần trăm trình độ của nhân viên và lao động của Công ty được thể
hiện trong được thể hiện cụ thể qua hình 2.4:
Hình 2.4: Cơ Cấu Nhân Sự về Trình Độ Chuyên Môn trong Công Ty


Nguồn: phòng Hành Chánh Nhân Sự
Trong tổng số lao động của Công ty có 50 người trình độ đại học và trên đại
học, chiếm khoảng 10%. Trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm trên 14%. Còn lại là
447 công nhân có trình độ phổ thông chiếm tỷ trọng trên 70%.
Công ty luôn coi trọng công tác tuyển chọn để đảm bảo chất lượng lao động.
Tuyển chọn CB.CNV có trình độ như đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp và
tuyển chọn một lực lượng lao động công nhân tốt, chăm chỉ, thạo nghề. Hầu hết đội
ngũ công nhân đều được đào tạo kỹ, làm việc chăm chỉ, cẩn thận và có tinh thần chấp
hành kỷ luật cao.
2.1.7. Quy mô nhà xưởng, máy móc thiết bị của Công ty.
Công ty TNHH MTV Sợi Chỉ May Phong Phú hiện đang quản lý và kiểm soát
gần 375.000 cọc sợi với các nhà máy Sợi, nhà máy Chỉ may và nhà máy Sợi Bảo Lộc.
Trong đó có 338.514 cọc sợi đơn, 30.496 cọc sợi Se và 5.544 rotor OE với dây chuyền
các thiết bị hiện đại nhập từ các nước tiên tiến như Nhật, Thụy Sĩ, Hàn Quốc,..
13


×