Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LÚA TẠI XÃ PHỔ KHÁNH, HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.8 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LÚA TẠI XÃ
PHỔ KHÁNH, HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI.

NGUYỄN VĂN ĐẠO

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Phân Tích Hiệu Quả
Kinh Tế Của Cây Lúa Nước Tại Xã Phổ Khánh, Huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi”
do Nguyến Văn Đạo, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

TS. Trần Độc Lập
Người hướng dẫn
________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ Ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

tháng

năm

Ngày

tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi những lời dòng tình cảm đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên
môn cơ bản và kinh nghiệm để tạo tiền đề cho con là việc vô cùng quý báu trong thời
gian học tập vừa qua.

Đặc biệt em gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Độc Lập người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn tất cả các bạn học trong lớp DH10KT đã quan tâm, cùng giúp đỡ em
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú, bác, anh, chị
nông hộ trồng Lúa tại xã Phổ Khánh, các phòng ban Uỷ Ban Nhân Dân xã Phổ khánh
đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Bên cạnh đó, do trình độ, kiến thức trong quá trình thu thập số liệu, xử lý của
bản thân và thời gian có hạn nên luận văn này chắc chắn có nhiều khuyết điểm. Rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Đạo


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN ĐẠO . Tháng 12 năm 2013 “Phân Tích Hiệu Quả Kinh Tế
Của Cây Lúa Nước Tại Xã Phổ Khánh, Huyện Đức Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi”.
NGUYEN VAN DAO. December 2013.“Analyzing The Ecomic Effricency of
Rice Production in Pho Khanh Commune, Duc Pho District, Quang Ngai Province
Khóa luận tìm hiểu tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất
cây lúa nước trên cơ sở phân tích số liệu phỏng vấn 79 hộ, trồng 3 loại giống lúa chủ
yếu là KD18, 85 ngày, VN121 trên địa bàn xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thu thập số liệu sơ cấp bằng
phỏng vấn trực tiếp, số liệu thứ cấp, dùng các phương pháp thống kê, so sánh kết hợp
với các công thức tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả, sử dụng các phần mềm
Excel, Eview, Word xử lý số liệu để tập trung mô tả đặc điểm sản xuất lúa của các
nông hộ. Khóa luận sử dụng hàm Cobb-Douglas, xây dựng hàm năng suất cho cây lúa
tại địa bàn nghiên cứu, các biến giải thích là: kinh nghiệm, mật độ,lao động, phân bón,

thuốc BVTV, khuyến nông, giống. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất trên 500 m2
ruộng lúa giữa Vụ Đông Xuân và Vụ Hè Thu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất của bà con nông dân ở hai Vụ nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến
nghị phù hợp cho việc phát triển sản xuất cây Lúa.
Qua phân tích mô hình thì ở 2 vụ đều sử dụng lượng giống dưới mức tối ưu
lượng giống tối ưu mà hộ nông dân sử dụng sao cho lợi nhuận đạt ở mức tối ưu.
khuyến cáo người dân nên tăng lượng giống và chính quyền địa phương phải có chính
sách hỗ trợ giá để nông dân bán với mức giá lúa thấp nhưng được nhiều nông dân sử
dụng lượng giống ở mức tối ưu nhất. Ở vụ Đông Xuân bán giá lúa 5.200đ/kg, vụ Hè
Thu bán ở mức 3.900đ/kg.
Từ kết quả cho ta thấy khu vực này có điều kiện thuận lợi về tự nhiên nên các
nông hộ ở đây phát triển cây lúa khá cao từ kết quả đạt được.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xi
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.2.1. Đối tượng ............................................................................................... 2
1.2.2. Không gian ............................................................................................. 2
1.2.3.Thời gian ................................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
1.3.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ......................................................................... 3
1.6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 3

CHƯƠNG II TỔNG QUAN .................................................................................. 5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu .................................................................. 5
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu ................................................. 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 5
2.3.2. Điều kiện tự nhiên xã hội ....................................................................... 6
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất ................................................ 7
2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................ 7
2.4.2. Khó khăn ................................................................................................ 8
CHƯƠNG III CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 9
3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 9
3.1.1. Giới thiệu chung về cây lúa nước .......................................................... 9
3.1.2. Đặc điểm lịch thời vụ sản xuất ............................................................ 16
3.1.3. Khái niệm, đặc điểm vai trò kinh tế nông hộ....................................... 16
3.1.4. Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 17
v


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 19
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 20
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 21
3.2.4. Phương pháp phân tích biên tế............................................................. 26
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 28
4.1 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn Xã Phổ Khánh ..................................... 28
4.2. Đặc điểm của hộ điều tra ............................................................................. 29
4.2.1. Độ tuổi của chủ hộ ............................................................................... 29
4.2.2. Kinh nghiệm trồng lúa nước của nông hộ điều tra. ............................. 29
4.2.3. Trình Độ Văn Hóa Của Nông Hộ ........................................................ 30
4.2.4. Tình hình tham dự tập huấn khuyến nông ........................................... 31
4.2.5. Quy mô sản xuất của các nông hộ ....................................................... 32
4.2.6 Tình hình sử dụng giống lúa của nông hộ ............................................ 33

4.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ qua 2 vụ .............................. 34
4.3.1 Chi phí sản xuất lúa Vụ Đông Xuân của nông hộ trên 500m2 năm
2013................................................................................................................ 34
4.3.2 Chi phí sản xuất lúa Vụ Hè Thu của nông hộ trên 500m2 năm 2013 ... 36
4.3.3 Kết quả và hiệu quả sản xuất Lúa giữa hai vụ trên 500m2 năm
2013................................................................................................................ 38
4.3.4 Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ................. 39
4.4 Phân tích biên tế và kiểm định mức tối ưu của các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất lúa của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ......................................... 47
4.4.1 Tác động biên........................................................................................ 48
4.4.2 Kiểm định mức tối ưu của yếu tố đầu vào ............................................ 49
4.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa
của nông hộ ........................................................................................................ 51
4.6. Đề xuất một số giải pháp ............................................................................. 53
4.6.1. Giải pháp giống .................................................................................... 53
4.6.2 Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 53
4.6.3. Giá cả ................................................................................................... 54
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 55
vi


5.1 Kết luận ........................................................................................................ 55
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 55
5.2.1 Đối với người nông dân ........................................................................ 55
5.2.2 Đối với UBND xã Phổ Khánh .............................................................. 56
5.2.3 Đối với nhà nước .................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH-HĐH

Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá

CP

Chi phí

CPLĐ

Chi phí lao động

CPLĐN

Chi phí lao động nhà

CPLĐT

Chi phí lao động thuê

CPVC

Chi phí vật chất


DT

Doanh thu

ĐT

Điều tra

ĐVT

Đơn vị tính

GTSL

Gía trị tổng sản lượng

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

LN

Lợi nhuận

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS


Năng suất

NSG

Ngày sau gieo

TC

Tổng chi phí

TN

Thu nhập

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

VMP

Value Marginal Product

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giá Trị Dinh Dưỡng Của Lúa Gạo Tính Theo % Chất Khô So Với
Một Số Cây Lấy Hạt Khác .......................................................................... 13 
Bảng 3.2. Phân Bố Số Hộ Điều Tra Theo Phương Thức Trồng Lúa ..................... 19 
Bảng 4.1.Phân Bố Diện Tích và Sản Lượng Lúa Trên Địa Bàn Xã Phổ Khánh
năm 2013 ..................................................................................................... 28 
Bảng 4.2. Độ Tuổi của Chủ Hộ .............................................................................. 29 
Bảng 4.3. Kinh Nghiệm Trồng Lúa của các Nông Hộ điều tra .............................. 30 
Bảng 4.4. Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ............................................................. 31 
Bảng 4.5 Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông Của Các Hộ Điều Tra ................... 31 
Bảng 4.6 Quy Mô Sản Xuất Của Nông Hộ ............................................................ 32 
Bảng 4.7 Tình Hình Giống Lúa Được Sử Dụng Của Hộ ....................................... 33 
Bảng 4.8 Tình Hình Các Loại Giống Được Nông Hộ Sử Dụng ............................ 34 
Bảng 4.9 Chi Phí Vật Chất Bình Quân Tính Trên 500m2. ................................... 34 
Bảng 4.10 Chi Phí Lao Động Bình Quân Tính trên 500m2 ................................... 35 
Bảng 4.11 Chi Phí Vật Chất bình Quân Tính Trên 500m2. ................................... 36 
Bảng 4.12 Chi Phí Lao Động Bình Quân Tính trên 500m2 .................................... 37 
Bảng 4.13 Bảng So Sánh Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất Lúa Giữa Hai Vụ
Năm 2013 .................................................................................................... 38 
Bảng 4.14 Kết Qủa và Kiểm Định Mô Hình Của Hàm Năng Suất Lúa................. 39 
Bảng 4.15. Mô Hình Hồi Quy Phụ Của Các Biến .................................................. 43 
Bảng 4.16. Kết Qủa Kiểm Định White Heteroskedasticity Test ............................ 43 
Bảng 4.17. Kết Quả Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test .... 43 
Bảng 4.18. Kết Qủa Các Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Của Hàm Năng Suất
Lúa ............................................................................................................... 44 
Bảng 4.19. Mô Hình Hồi Quy Phụ của Các Biến................................................... 46 
Bảng 4.20. Kết Qủa Kiểm Định White Heteroskedasticity Test ............................ 47 
Bảng 4.21. Kết Quả Kiểm Định Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test .... 47 

ix



Bảng 4.22. Bảng So Sánh Tác Động Biên của Các Biến Đến Năng Suất Lúa
ở Vụ Đông Xuân và Vụ Hè Thu .................................................................. 49 
Bảng 4.23. Phân Tích Độ Nhạy Của VMPMD Theo Giá Lúa ................................. 50 
Bảng 4.24: Phân Tích Độ Nhạy của VMPMD Theo Giá Lúa .................................. 51 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ xã Phổ Khánh ................................................................................ 6 
Hình 3.1. Giai Đoạn Nảy Mầm Của Cây Lúa ....................................................... 10 
Hình 3.2. Giai Đoạn Đẻ Nhánh Của Cây Lúa ........................................................ 11 
Hình 3.3. Giai Đoạn Trổ Bông Của Lúa ................................................................ 12 
Hình 3.4. Giai Đoạn Làm Hạt Cây Lúa .................................................................. 13 
Hình 3.5. Biểu Đồ Lịch Thời Vụ ............................................................................ 16 
Hình 4.1. Năng Suất Lúa Trung Bình Theo Kinh Nghiệm .................................... 30 
Hình 4.2. Năng Suất Trung Bình Theo Quy Mô Sản Xuất Lúa ............................. 32 

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.

Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, sơ chế nông sản. Còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Do đó, nông nghiệp là
ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, sản xuất nông
nghiệp thường không thuận lợi bằng các vùng Bắc Bộ và Nam Bộ. Quảng Ngãi có
đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp do bị chia cắt bởi nhiều gò, đồi
và các nhánh núi đâm ngang ra biển. Do địa hình có độ dốc tương đối lớn, các con
sông ở Quảng Ngãi có lưu lượng dòng chảy lớn về mùa mưa, thường gây nên lũ lụt; về
mùa nắng, các dòng sông thường bị khô kiệt, gây nên hạn hán. Sản xuất nông nghiệp
thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu vực
duyên hải miền Trung. Hằng năm, có từ hai đến ba cơn bão đổ bộ trực tiếp và nhiều
đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp cả nước ước đạt
27,54 tỷ USD (Theo Bộ NN&PTNT) (tăng 9,7% so với năm 2011), trong khi tổng
kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng vật tư, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt
khoảng 16,94 tỷ USD (tăng 5%). Như vậy, trong năm 2012 ngành nông nghiệp Việt
Nam đã xuất siêu khoảng 10,6 tỷ USD. Nhiều sản phẩm của ngành nông nghiệp đã
chứng minh được nỗ lực của mình trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

1


Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi. Phía
bắc giáp huyện Mộ Đức; phía nam giáp huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); phía tây
giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ; phía đông giáp biển Đông. Hình thể của
huyện trải dài theo bờ biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có trục giao thông Quốc lộ 1 và
đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 371,67km2. Dân số: 153.499 người (
2005). Mật độ dân số: 413 người/km2. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 14 xã (Phổ
Hòa, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ Phong, Phổ An, Phổ Quang, Phổ Ninh, Phổ Minh, Phổ
Nhơn, Phổ Cường, Phổ Khánh, Phổ Thạnh, Phổ Châu, Phổ Vinh), 1 thị trấn (Đức Phổ,

huyện lị), với 91 thôn, tổ dân phố
Xã Phổ Khánh là một xã thuộc huyện Đức Phổ, là một trong số các địa bàn sản
xuất lúa quan trọng. Do đó, để tiếp tục duy trì diện tích sản xuất lúa, việc xác định kết
quả, hiệu quả kinh tế cây lúa và phân tích những thuận lợi và khó khăn của nông hộ
trong việc canh tác lúa là điều cần thiết. Đó là lý do của việc thực hiện đề tài “Phân
tích hiệu quả kinh tế của cây lúa tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi”.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Đối tượng
Các hộ nông dân trồng lúa tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
1.2.2. Không gian
Xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
1.2.3.Thời gian
Đề tài nghiên cứu từ 4/9 – 28/12/2013
Số liệu thứ cấp được thu thập từ nông dân trồng lúa trong vụ Đông Xuân và Hè
Thu tại xã Phổ Khánh từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2013
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa của các nông hộ trồng lúa và
đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tổng quan tình hình sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.
2


- Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của cây Lúa Nước trong vụ Đông Xuân và
vụ Hè Thu trong năm 2013.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa nước năm 2013 trên
địa bàn nghiên cứu.

- Xác định mức mật độ gieo trồng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu sơ cấp từ 20/9 – 20/11 của hộ nông dân sản xuất lúa vụ Hè Thu
năm 2013 trên địa bàn, sử dụng phần mềm Eview chạy mô hình để phân tích các yếu
tố tác động đến năng suất lúa trên địa bàn nghiên cứu.
Sau khi thu thập được số liệu, sau đó thống kê bằng excel rồi chạy mô hình kinh
tế lượng để phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế của cây lúa.
Thu thập số liệu thứ cấp (số liệu từ ủy ban nhân dân) kết hợp với thống kê mô
tả để đánh giá tình hình sản xuất lúa trên địa bàn.
Từ kết quả phân tích, hiệu quả kinh tế của cây lúa ta tiến hành đề xuất một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cây lúa nước.
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp cho các hộ nông dân có nhiều kiến thức hơn
để họ có thể vận dụng vào trong sản xuất một cách hiệu quả hơn. Giúp hộ nông dân
giảm bớt rủi ro và có những ý tưởng mới trong sản suất nhằm nâng cao năng suất.
Ngoài ra, giúp cho các nhà doanh nghiệp hoạch định được chiến lược của họ:
thu mua, chất lượng sản phẩm…làm cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
1.6. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương I Mở đầu
Trình bày lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương II Tổng quan
Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trình bày đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã.

3



Chương III Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm, định nghĩa cơ bản, những lý thuyết liên quan đến
nội dung đề tài để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế, các phương pháp được sử dụng và cách tiến hành các phương pháp
đó trong nghiên cứu.
Chương IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tổng hợp và xử lý số liệu, thực hiện tính toán, lập các bảng biểu cần thiết từ
thông tin mẫu điều tra để xác định hiệu quả sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng xuất bằng mô hình kinh tế lượng. Sau đó, đưa ra một số giải pháp giúp nâng
cao năng suất.
Chương V Kết luận và kiến nghị
Nêu lên những kết quả mà đề tài phát hiện trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đề xuất các kiến nghị với cơ quan chức năng và nông hộ giúp tăng năng suất lúa, tăng
hiệu quả kinh tế của xã.

4


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trong thế giới hiện tại kinh tế gặp nhiều khó khăn trong tất cả các lĩnh vực tại
Việt Nam. Nhưng trong thời kỳ CNH, HDH đất nước hiện nay để đi lên thì ngành
nông nghiệp đóng vai trò làm cơ sở làm tiền đề cho sự phát triển đất nước.
Chính điều đó mà các sinh viên hay nghiên cứu về hiệu quả của các loại cây:
lương thực, công nghiệp,… do đó, mà về đề tài này không có gì xa lạ.
Tài liệu phục vụ cho đề tài này là những môn đã trang bị trước bước đến đề tài
này như: môn kinh tế nông lâm đại cương, giáo trình kinh tế sản xuất, những bài tập
thực hành môn kinh tế lượng… và các tài liệu có liên quan.

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Phổ Khánh là một xã nghèo của huyện Đức Phổ có tọa độ địa lý:
14°43′35″B 109°1′16″Đ.
Theo thống kê phòng số liệu thống kê năm 2012, xã Phổ Khánh có diện tích 55,97 km²
chiếm 15,06 % trong tổng diện tích đất tự nhiên huyện Đức Phổ.
Đức Phổ là huyện đồng bằng chạy dài theo biển, nơi có di tích Văn hóa Sa
Huỳnh nổi tiếng, là nơi đất đai canh tác không rộng, điều kiện sản xuất không được
thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, nhưng nhờ nằm trên các trục giao thông huyết
mạch (Quốc lộ 1,Quốc lộ 24), có trên 40km bờ biển nên có thế mạnh về ngư nghiệp,
thương mại - dịch vụ, du lịch, góp phần vào phát triển kinh tế của huyện nói riêng và
tỉnh Quảng Ngãi nói chung.

5


Ở dọc ven biển Phổ Khánh có đầm An Khê. Đây là điều kiện để cung cấp nước
tưới vào mùa khô khi cần thiết.
Hình 2.1 Bản đồ xã Phổ Khánh

Nguồn: Wikipedia
b. Khí hậu
Phổ Khánh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Có 2 mùa gió chính là
gió mùa đông với hướng gió thịnh hành là tây bắc đến bắc và gió mùa hạ với hướng
gió chính là đông đến đông nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s, nhiệt độ trung bình
trong năm là 25,8oC. Lượng mưa cả năm đạt 1.915mm. Trên biển trung bình hằng năm
có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của ngư dân,
nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau và đặc biệt hơn là ảnh hưởng

đến việc sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nơi đây.
2.3.2. Điều kiện tự nhiên xã hội
a. Tình hình kinh tế
 Trồng trọt: gieo sạ lúa 327 ha, năng suất bình quân đạt 54 tạ/ha, sản lượng
1765,8 tấn, đạt 105,3 % kế hoạch, tăng 25,05% so với cùng kỳ năm 2012.
Diện tích gieo sạ lúa đến nay đã bị thiệt hại do nắng hạn 4,5ha. Diện tích lúa đã
chuyển đổi sang trồng cạn khác (đậu phộng, bắp, dưa hấu: 47,8ha gồm diện tích đang
trồng ổn định 25,8ha, diện tích trồng cạn đến nay bị thiệt hại do nắng hạn 12.5ha.
Cây lúa: 5ha năng suất 55 tấn/ha, sản lượng 275 tấn đạt 100% kế hoạch so với
cùng kỳ năm 2012 giảm 220 tấn (nguyên nhân giảm là do diện tích giảm 4ha)
6


Cây đậu: diện tích gieo trồng là 12ha trong đo diện tích thiệt hại là 4.4ha.
 Chăn nuôi: hiện nay đàn trâu, bò toàn xã có 3500 con, đạt 109,3% kế
hoạch, đàn heo 2600 con, đạt 86,66% kế hoạch, đàn gia cầm 15000 con, đạt 85,71% kế
hoạch.
Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm đạt 51% kế hoạch.
Nguyên nhân do người chăn nuôi chưa có ý thức, còn chủ quan trong công tác phòng
dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
 Thủy lợi: được nhà nước đầu tư sữa chữa cống lấy nước hồ ông thơ với
tổng kinh phí 1,9 tỷ đồng
Chỉ đạo HTXNN, các thôn, đội đào cửa, tổ quản lý thủy nông của xã kịp thời
đào cửa chống ngập úng, kiểm tra nạo vét các tuyến kênh mương phục vụ tốt cho sản
xuất. Đến nay mở rộng diện tích nước tưới từ 180ha lúa lên hơn 290ha và hoa màu (trừ
vùng lõm, vùng cao)
b. Tình hình xã hội
Dân số: dân số tương đối đông 13089 người (1999) chiếm 8.47% toàn xã, mật
độ dân số 234 người/km2 chiếm 56,25% trong huyện. Từ đó cho thấy mật độ dân số tại
đây đông đúc.

Lao động: do khu vực này chủ yếu làm nông và tập trung đông dân nên nguồn
lao động dồi dào, bên cạnh đó vì những lứa tuổi thành niên còn số lượng lớn nên lao
động chủ yếu phụ là chính, còn về lao động chính chưa đáp được nguồn cung dồi dào.
Giáo dục, y tế: tại khu vực này các cơ sở hạ tầng về trường, giáo dục phổ thông
ngày càng được đẩy mạnh xóa mù chữ. Nơi đây có các trạm y tế ở thôn Trung Sơn đã
được xây dựng và trang bị các bác sỹ khi cần thiết ngày càng chu đáo hơn.
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất
2.4.1. Thuận lợi
Trong năm 2012 được sự quan tâm của chính quyền địa phương ngành nông
nghiệp ở xã Phổ Khánh được sự quan tâm. Hệ thống thủy lợi được xây dựng làm nước
tưới vào mùa khô.
Ngoài ra, còn cung cấp giống mới, tập huống nông dân chuyển đổi kỹ thuật
trồng mới. Đồng thời có nguồn lao động dồi dào trong việc sản xuất dễ dàng hơn.
7


2.4.2. Khó khăn
Thiếu nước vào mùa khô, chính điều đó nông dân phải đầu tư công sức, tiền của
để phục vụ cho hệ thống tưới tiêu.
Mùa nắng kéo dài làm cho lúa trổ bông không đạt năng suất cao (lép hạt).
Ngoài ra mùa mưa kéo dài trong khoản thời gian cuối tháng 12 làm cho nhiều sâu bệnh
sinh sôi nảy nở, nhiều mầm bệnh (sâu bệnh, ốc bưu vàng,…)

8


CHƯƠNG III
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Giới thiệu chung về cây lúa nước
a. Nguồn gốc xuất xứ cây lúa nước
Quê hương của cây lúa là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có
điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài
thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi
mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên.
Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về
trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề
trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi
mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch.
b. Đặc điểm sinh học cây lúa nước
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi
chín hoàn toàn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
Thời kỳ sinh trưởng và phát triển cả cây lúa gồm các đặc điểm sau:
+ Giai đoạn nảy mầm
Đời sống cây lúa bắt đầu bằng quá trình nảy mầm. Hạt nảy mầm được cần phải
hút no nước. Do vậy, để hạt lúa nảy mầm cần ngâm hạt vào nước khoảng ba ngày đêm
hạt mới hút đủ nước. Cứ mỗi ngày đêm thay nước một lần.
Hạt đã hút đủ nước được vớt ra, đãi sạch và ủ hạt từ 24-30 giờ. Trong suốt quá
trình ngâm ủ, trong hạt xảy ra các hoạt động hoạt hoá tinh bột, protein và các chất béo
để biến đổi thành những chất đơn giản cung cấp dinh dưỡng nuôi phôi, các tế bào phôi
phân chia lớn lên thành mầm và rễ mầm, trục phôi trương to, đẩy mầm và rễ mầm ra
khỏi vỏ trấu, kết thúc giai đoạn nảy mầm.
9


Hình 3.1. Giai Đoạn Nảy Mầm Của Cây Lúa

Nguồn: Ảnh Chụp Trên Google.com
+ Giai đoạn mạ

Thời kỳ mạ dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ hoặc phương pháp gieo
trồng. Gieo mạ ruộng (mạ dược) đối với các giống lúa cũ dài ngày, thời kỳ mạ khoảng
40 - 45 ngày ở vụ mùa, 50 -60 ngày ở vụ đông xuân, các giống lúa ngắn ngày khoảng
25 -30 ngày. Từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá đầu tương
đối nhanh, rễ phôi cũng phát triển và hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ
chưa nhiều, để cho cây mạ sinh trưởng thuận lợi sau khi gieo cần giữ ẩm cho ruộng
mạ, tránh bị ngập hoặc hạn.
Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt nên
chưa cần bón thúc. Cây mạ còn nhỏ, yếu, khả năng chống chịu kém. Vì vậy cần tạo
điều kiện để cây mạ có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh …
+ Giai đoạn đẻ nhánh
Điều kiện bình thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển
sang đẻ nhánh. Trời âm u, thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo
dài 15 -20 ngày, thậm chí 25 - 30 ngày ở vụ xuân.
Thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh về rễ và lá . Thời kỳ này
quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông. Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào
giống, thời vụ và biện pháp kỹ thuật canh tác. Thời gian đẻ nhánh có thể kéo dài trên
dưới 2 tháng ở vụ chiêm xuân, 40 - 50 ngày ở vụ mùa, 20 - 25 ngày ở vụ Hè Thu.
10


Trong một vụ, cấy lúa sớm có thời gian đẻ nhánh dài hơn cấy muộn. Thúc đạm sớm,
quá trình đẻ nhánh sớm. Bón phân nhiều, muộn, thời gian đẻ nhánh kéo dài. Mật độ
gieo cấy thưa thời gian đẻ nhánh dài hơn so với cấy dày. Tuổi mạ non thời gian đẻ
nhánh dài hơn so với mạ già.
Hình 3.2. Giai Đoạn Đẻ Nhánh Của Cây Lúa

Nguồn: Ảnh Chụp Tại Thôn Phú Long – Xã Phổ Khánh
+ Giai đoạn phát triển đốt thân
Trên đồng ruộng sau khi đạt số nhánh tối đa cây lúa chuyển sang thời kỳ làm

đốt. Thời gian làm đốt dài hay ngắn có liên quan chặt chẽ đến thời kỳ trỗ bông, cũng
như liên quan đến số lóng kéo dài trên thân nhiều hay ít. Giống lúa ngắn ngày có thời
gian làm đốt khoảng 25 -30 ngày, giống lúa trung ngày 30 - 40 ngày và dài ngày
khoảng 50 -60 ngày. Thời gian làm đốt cũng có những quy luật nhất định. Ở vụ mùa,
khi làm đòng 7 đến 20 ngày tuỳ giống. Ở vụ chiêm xuân, khi làm đòng 5 - 7 ngày.
Thời gian làm đốt, làm đòng của các giống ngắn ngày được bắt đầu cùng một lúc. Do
đó thời gian làm đốt làm đòng bằng nhau. Đôi khi cũng có giống lúa phân hoá đòng rồi
mới làm đốt, trong trường hợp này thời gian làm đốt ngắn hơn làm đòng.
+ Giai đoạn làm đòng
Ở thời kỳ này, cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý,
khả năng chống chịu ngoại cảnh.
Giai đoạn làm đòng kết thúc khi cây lúa có đòng già chuẩn bị trỗ bông. Từ giai
đoạn bông nguyên thuỷ cây lúa còn hình thành được ba lá nữa, không kể lá đòng.
+ Giai đoạn trổ bông
Khi đòng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trỗ. Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ
lá đòng là quá trình trỗ xong với thời gian 4-6 ngày. Cùng với quá trình trỗ bông, có
11


giống vừa nở hoa vừa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới tiến
hành nở hoa thụ phấn.
Hình 3.3. Giai Đoạn Trổ Bông Của Lúa

Nguồn: Ảnh Từ Đám Lúa Của Nguễn Thị Út
+ Giai đoạn nở hoa, thụ phấn và thụ tinh
Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông
thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc. Những hoa
gốc bông nở cuối cùng, nên vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ
bị lép và khối lượng hạt thấp. Thời gian hoa nở rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi điều
kiện thời tiêt thuận lợi.

Khi nở hoa phơi màu, vỏ trấu mở ra. Bao phấn vỡ, hạt phấn rơi vào đầu nhụy,
ống phấn vươn dài tới phôi nang, vỡ ra, giải phóng 2 hạch đực. Một hạch kết hợp với
trứng và phát triển thành phôi. Hạch đực còn lại kết hợp với hạch thứ cấp và phát triển
thành phôi nhũ.
Sau 8-10 ngày có thể phân biệt rõ các bộ phận của phôi như trục phôi, mầm và
rễ phôi. Sau 2 tuần phôi đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt.
Phải mất khoảng một tuần các hoa trên cùng một bông lúa mới nở hết. Sau khi
trỗ 10 ngày thì tất cả các hoa trên bông lúa đều được thụ tinh xong, bắt đầu phát triển
thành hạt. Những hoa lúa không được thụ tinh, hạt sẽ bị lép.
+ Giai đoạn làm hạt
Giai đoạn chín một lượng lớn các chất tinh bột và đường tích luỹ trong thân, bẹ
lá được vận chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thước, khối lượng, vỏ hạt đổi màu,
già và chín. Lá lúa cũng hoá già bắt đầu từ những lá thấp lên trên theo giai đoạn phát
triển của cây lúa cùng với quá trình chín của hạt.
12


Hình 3.4. Giai Đoạn Làm Hạt Cây Lúa

Nguồn: Ảnh Chụp Từ Đám Lúa Nhà Tôi
c. giá trị sử dụng cây lúa nước
Bảng 3.1. Giá Trị Dinh Dưỡng Của Lúa Gạo Tính Theo % Chất Khô So Với Một
Số Cây Lấy Hạt Khác
hàm lượng
loại hạt
Lúa
Lúa mì
Ngô
Cao lương



TINH
BỘT
62,4
63,8
69,2
71,7
59

PROTEIN LI PIT XENLULOZA
7,9
16,8
10,6
12,7
11,3

2,2
2
4,3
3,2
3,8

TRO

NƯỚC

9,9
5,7
11,9
2

1,8
13,6
2
1,4
12,5
1,5
1,6
9,9
8,9
3,6
13
Nguồn: Ngân hàng kiến thức trồng lúa

d. Quy trình kỹ thuật canh tác
Để đạt hiệu quả cao trong canh tác cây lúa, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật
trong chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, quản lý nước ...
Chọn lựa giống
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và
năng suất lúa. Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90-100 ngày, năng suất
cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu như KD18, DV108, AS996, OM3536, Lúa thơm, …
Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận (theo
qui định của Bộ NN & PTNT):
- Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%
13


- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
- Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt

- Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) < 85%
- Độ ẩm (%) < 13.5 %
Chuẩn bị đất
Đối với vụ Đông xuân:
- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
- Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang
phẳng mặt ruộng kèm theo.
- Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ theo
diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình (20 35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12 - 15HP), máy trục bùn tự hành hoặc phay lồng
(6-12 HP).
Đối với vụ Hè thu:
- Dọn sạch cỏ.
- Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng.
Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng
nước.
Geo sạ
Chuẩn bị hạt giống
• Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15%
trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
• Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
• Rửa bằng nước sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
• Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%.
Chú ý: Trước khi gieo sạ 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.
Biện pháp gieo sạ
• Gieo hàng bằng tay nắm vãi.
• Lượng hạt giống gieo: 9 - 14 kg/500m2.
14



×