Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHĂN
NUÔI HEO TẠI HUYỆN THỐNG NHẤT
TỈNH ĐỒNG NAI

PHAN VĂN CẢNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNHKINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHĂN
NUÔI HEO TẠI HUYỆN THỐNG NHẤT
TỈNH ĐỒNG NAI

PHAN VĂN CẢNH

Ngành: Kinh Doanh Nông Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo Viên Hướng Dẫn


Th.S Lê Vũ

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CHĂN NUÔI HEO TẠI HUYỆN THỐNG
NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI ” PHAN VĂN CẢNH, sinh viên khóa 36, ngành KINH
DOANH NÔNG NGHIỆP, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________________ .

Người hướng dẫn,
(Chữ ký)
________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký


Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
 
Thật sự để có được bài khóa luận hoàn chỉnh như ngày hôm nay, em đã phải cố
gắng, nỗ lực rất nhiều. Bên cạnh đó em đã nhận được rất nhiều sự yêu thương, quan
tâm và giúp đỡ của rất nhiều người.
Lời đầu tiên, em muốn nói lời cảm ơn đến Cha, Mẹ người đã sinh thành dạy dỗ
em, cho em ăn học đến ngày hôm nay, dành cho em những điều kiện tốt nhất để em
chuyên tâm học tập, họ là động lực để em bước tiếp trên con đường tương lai với
nhiều thử thách phía trước.
Em xin gửi lời tri ân đến tất cả các thầy cô khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông
Lâm đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em. Đặc biệt, em gửi lời cám
ơn chân thành nhất đến thầy Lê Vũ. Thầy là người đã nhiệt tình hướng dẫn, sửa chữa,
đóng góp ý kiến để em hoàn thành bài khóa luận này.

Tiếp theo, em xin gửi lời cám ơnỦy Ban Nhân Dân huyện Thống Nhất, Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Nai, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai,
các nông hộ, các trang trại chăn nuôi heo đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Cám ơn tất cả những người bạn đã cùng em học tập, giúp đỡ và ủng hộ em
những lúc gặp khó khăn trong suốt 3 năm qua.
Cuối cùng, em xin chúc Cha Mẹ, toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, các bạn của em luôn dồi dào sức khỏe, gặp nhiều may mắn, có
thật nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHAN VĂN CẢNH. THÁNG 12 NĂM 2013. “Xây Dựng Chiến Lược Nâng
Cấp Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi Heo Tại Huyện Thống Nhất Tỉnh Đồng Nai”.
PHAN VAN CANH. December, 2013. “Develop Strategies To Upgrade The
Pig Value Chain In Thong Nhat District, Dong Nai Province”.
Khóa luận tìm hiểu thực trạng chăn nuôi heo tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng
Nai, những thuận lợi và khó khăn của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị chăn
nuôi heo. Qua đó xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị chăn nuôi heo tại huyện
Thống Nhất tỉnh Đồng Nai qua từng giai đoạn cụ thể.

 
 
 
 
 
 
 



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1 
1.2.1 Mục tiêu tổng quan ................................................................................ 1 
1.3 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 
1.4.1 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 2 
1.4.2 Địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 2 
1.4.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2 
1.5 Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .......................................................................... 4 
2.1 Tổng quan về tài liệu ........................................................................................... 4 
2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Thống Nhất .................................................. 4 
2.1.2 Vị trí địa lý ............................................................................................. 4 
2.1.3 Địa hình ................................................................................................. 6 
2.1.4 Thổ nhưỡng............................................................................................ 6 
2.1.5 Điều kiện khí hậu ................................................................................... 7 
2.1.6 Chế độ thủy văn. .................................................................................... 8 
2.1.7 Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Thống Nhất......................................... 8 
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 12 
3.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 12 
3.1.1 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 12 
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 15 
3.2.2 Phương pháp phân tích ........................................................................ 15 

vi


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 17 
4.1 Thực trạng chăn nuôi heo tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai ...................... 17 
4.1.1 Nông hộ ............................................................................................... 18 
4.1.2 Cơ sở giết mổ ....................................................................................... 33 
4.1.3 Thương lái............................................................................................ 35 
4.1.4 Bán sỉ, bán lẻ ....................................................................................... 36 
4.1.5 Chính sách của tỉnh huyện Thống Nhất – Đồng Nai về phát triển
chăn nuôi heo ...................................................................................................................... 36 
4.2 Chức năng và tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị heo ...................................... 37 
4.3 Những thuận lợi, khó khăn của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị
heo tại huyện Thống Nhất .................................................................................................. 37 
4.3.1 Nông hộ ............................................................................................... 37 
4.3.2 Thương lái............................................................................................ 38 
4.3.3 Cơ sở giết mổ ....................................................................................... 38 
4.3.4 Người bán sỉ......................................................................................... 39 
4.3.5 Người bán lẻ ........................................................................................ 39 
4.4 Mô tả chuỗi giá trị của sản phẩm heo ................................................................ 40 
4.5 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị heo huyện Thống Nhất ...................................... 41 
4.6 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị chăn nuôi heo .............................. 43 
4.6.1 Chủ trương của tỉnh Đồng Nai đối với ngành chăn nuôi heo .............. 43 
4.6.2 Mục tiêu chiến lược ............................................................................. 43 
4.6.3 Phân tích ma trận SWOT ..................................................................... 44 
4.6.4 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị chăn nuôi heo tại huyện Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai ............................................................................................................ 45 
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................ 48 
5.1 Kết luận.............................................................................................................. 48 
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 48 

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương ......................................................... 48 
5.2.2 Đối với nông dân, thương lái, cơ sở giết mổ, người bán sỉ bán lẻ ...... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..….…51
vii


PHỤ LỤC……………………………………………………….…………...…….52

 

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THTT

TỔNG HỢP THÔNG TIN

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Địa Hình Huyện Thống Nhất Phân Theo Cấp Độ Dốc.........................6 
Bảng 2.2.Các Chỉ Tiêu Về Khí Hậu .....................................................................7 
Bảng 4.1.Giới Tính Và Trình Độ Học Vấn Của Các Nông Hộ .........................18 
Bảng 4.2.Tuổi, Kinh Nghiệm Và Lao Động Của Các Nông Hộ ........................18 
Bảng 4.3.Tình Hình Vay Vốn Của Các Hộ Điều Tra ........................................19 
Bảng 4.4.Tình Hình Vay Vốn Của Các Nông Hộ ..............................................20 
Bảng 4.5.Loại Giống Của Hộ Nuôi Heo ............................................................21 

Bảng 4.6.Vị Trí Chuồng Trại .............................................................................22 
Bảng 4.7.Thu Nhập Trung Bình Của Các Nông Hộ ..........................................24 
Bảng 4.8.Quy Mô Chăn Nuôi Của Các Nông Hộ .............................................25 
Bảng 4.9.Thời Gian Nuôi 1 Theo Thịt Theo Quy Mô .......................................26 
Bảng 4.10.Cách Sử Dụng Thức Ăn Chăn Nuôi Của Các Nông Hộ ...................27 
Bảng 4.11.Các Loại Bệnh Ở Heo .......................................................................29 
Bảng 4.12.Hình Thức Xử Lý Chất Thải Của Nông Hộ .....................................31 
Bảng 4.13.Các Chi Phí Chăn Nuôi Heo Của Các Nông Hộ...............................32 
Bảng 4.14.Chi Phí Và Lợi Nhuận Của Các Tác Nhân Trong Kênh Tiêu Thụ 1 42 
x


Bảng 4.15.Phân Tích Ma Trận SWOT Sản Phẩm Heo Huyện Thống Nhất ......44 
 

 
 
 
 
 
 
 
 

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất .................................................................. 4 
Hình 3.1.Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị ........................................................................................... 12 
Hình 3.2.Ma Trận SWOT ................................................................................................... 16 
Hình 4.1.Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Heo Huyện Thống Nhất................................... 17 
Hình 4.2.Kiểu Chuồng Hở Trong Chăn Nuôi Heo ............................................................. 22 

 
 
 
 
 

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu Điều Tra Hộ Chăn Nuôi
Phụ lục 2. Phiếu Điều Tra Thương Lái
Phụ lục 3. Phiếu Điều Tra Cơ Sở Giết Mổ
Phụ lục 4. Phiếu Điều Tra Bán Sỉ, Bán Lẻ

xiii


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay nền kinh tế nông nghiệp hiện đại đang phát triển tầm cao mới, mỗi sản
phẩm hàng hóa nông nghiệp đều cần phải tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh trên thị

trường. Để tạo được một chuỗi giá trị làm gia tăng giá trị sản phẩm ở mức tối ưu thì
cần phải có sự đồng bộ của tất cả các hoạt động từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu
mua, chế biến và cuối cùng là phân phối sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, sự hỗ
trợ về mặt chính sách của các cơ quan nhà nước có liên quan là hết sức cần thiết để từ
đó tạo nên được lợi thế cạnh tranh bền vững của từng địa phương.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội nhu cầu ăn uống của con người ngày càng
tăng cao không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới. Các loại thực phẩm từ
thịt đang là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mọi
người. Trong đó thịt heo là một trong những nguồn thực phẩm dinh dưỡng cần thiết
cho mọi người.
Đồng Nai được xem là tỉnh chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước với huyện Thống
Nhất được xem là thủ phủ chăn nuôi heo của tỉnh Đồng Nai. Nhưng hiện nay, việc
chăn nuôi, sản xuất, chế biến và tiêu thụ gặp nhiều bất cập và khó khăn. Vì vậy, để
ngành chăn nuôi heo phát triển theo hướng bền vững cần phải “ Xây dựng chiến lược
nâng cấp chuỗi giá trị chăn nuôi heo tại huyện Thống Nhất” để nâng cao chất lượng
sản phẩm, nâng cao quy mô sản xuất cũng như chăn nuôi heo, giảm giá thành, qua đó
nâng cao lợi nhuận cho người nông dân.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quan
Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị chăn nuôi heo theo hướng bền vững
tại huyện Thống Nhât tỉnh Đồng Nai.


1.3 Mục tiêu cụ thể
Mô tả kênh phân phối trong chuỗi giá trị và thực trạng về chuỗi giá trị của
ngành chăn nuôi heo tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
Phân tích những thuận lợi khó khăn và lợi ích các thành phần tham gia vào
chuỗi giá trị heo tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
Xây dựng chiến lược nhằm nâng cao chuỗi giá trị ngành chăn nuôi heo theo
từng giai đoạn cụ thể (2010– 2015, 2016 – 2017).

1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian bắt đầu đề tài từ ngày 10/9/2013 đến ngày 28/12/2013
Thời gian thu thập số liệu từ ngày 10/10/2013 đến ngày 10/11/2013
Thời gian xử lý số liệu và hoàn thành khóa luận từ ngày 11/11/2013 đến
28/12/2013
1.4.2 Địa bàn nghiên cứu
Do giới hạn về mặt thời gian cũng như điều kiện nghiên cứu bị hạn chế nên đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu các hộ nông dân, các trang trại, cơ sở giết mổ, công ty chế
biến, thương lái trên địa bàn huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về tình hình sản xuất, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ
thịt heo cũng như những thành phần trong chuỗi giá trị heo. Từ đó đưa ra những chiến
lược nhằm nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi heo tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
1.5 Cấu trúc luận văn
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Chương Mở Đầu nên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
Chương 2: Chương Tổng Quan trình bày kết quả tổng quan những khóa luận
nghiên cứu về chuỗi giá trị, tài liệu về chăn nuôi heo. Bên cạnh đó là tổng quan về địa
bàn huyện Thống Nhấtt, bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng tình hình sản
xuất, chăn nuôi, chế biến, phân phối và tiêu thụ thịt heo trên địa bàn huyện.

2


Chương 3: Chương Nội Dung và Phương Pháp Nghiên Cứu trình bày những
khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị, khái niệm về chiến lược và kênh phân phối và
phương pháp nghiên cứu được áp dụng cho đề tài này.
Chương 4: Chương Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận mô tả mẫu nghiên cứu,

kênh phân phối, chuỗi giá trị nghiên cứu. Trình bày thực trạng chuỗi giá trị heo, những
thuận lợi và khó khăn, lợi ích các thành phầm tham gia vào chuỗi. Sau khi điều tra,
khảo sát; với những thông tin, kinh nghiệm thu thập được trong quá trình nghiên cứu
đưa ra những chiến lược nhằm nâng cao chuỗi giá trị theo từng giai đoạn.
Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị nên lên những kết luận chung rút ra từ đề tài
nghiên cứu và những đề xuất, ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả, tính bền vững của chuỗi
giá trị chăn nuôi heo.

3


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Thống Nhất
Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Thống Nhất, năm 2006
2.1.2 Vị trí địa lý
Thống Nhất là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Đồng Nai, tiếp giáp với
Thành phố Biên Hòa và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km về phía Đông
Bắc. Phía Bắc giáp hồ Trị An và huyện Định Quán. Phía Nam giáp huyện Long
Thành và huyện Cẩm Mỹ. Phía Tây giáphuyện Trảng Bom. Phía Đông giáp thị xã
Long Khánh
Thống Nhất có vị trí quan trọng, lợi thế so sánh lớn như: nằm gần Thành phố
Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, là những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị


và xã hội, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước. Với nhiều khu công nghiệp tập trung, có
điều kiện thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt huyện nằm trong vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam, có sức thu hút đầu tư bên ngoài, có điều kiện phát huy nội lực
một cách mạnh mẽ.
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình
năm 1.700 – 1.800 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng,
nóng, độ ẩm thấp.
Huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã là: Gia Tân 1, Gia Tân 2; Gia Tân 3, Gia
Kiệm; Quang Trung, Bàu Hàm 2, xã Lộ 25, Hưng Lộc (tách từ huyên Thống Nhất cũ),
Xuân Thạnh, Xuân Thiện. Tổng diện tích tự nhiên của huyên là 24.720,78 ha và tổng
dân số 155.790 (năm 2006).
Với vị trí địa lý nêu trên, huyện có những lợi thế và han chế sau:
Về lợi thế:Huyện là nơi hội tụ của các đầu mới giao thông quốc gia quan trọng,
nối huyên với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng Kinh tế trọng điểm phía nam và
khu vực Nam Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ nên khá thuận lợi trong việc thu
hút đầu tư từ bên ngoài để hình thành các khu và cụm công nghiệp. Tranh thủ sự trợ
giúp của các cơ quan nghiên cứu và dich vụ ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản
xuất. Phát triển mạnh dịch vụ - thương mại. Những năm trước mắt, huyên sẽ có lợi thế
để trở thành vành đai thực phẩm vụ phục cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp.
Do gần các khu công nghiệp nên có điều khiên thuân lợi cho chuyển dich lao
dộng nông nghiêp sang phi nông nghiệp, tranh thủ sự trợ giúp của các cơ sở chế biến
thức ăn gia sức vào phát triển mạnh chăn nuôi tập trung.
Về hạn chế:Sức ép tăng thu nhập đối với sản xuất nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ
ngày càng nghiêm ngặt hơn về môi trường ảnh hưởng đến quy mô phát triển các khu
vực CNTT. Do có nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua nên hạn chế đến số
lượng, quy mô diện tích các khu CNTT và bị ảnh hưởng lớn về lây lan dich bệnh từ
nguồn ngoài huyện, ngoài tỉnh.

5



2.1.3 Địa hình
Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẽ với các trảng bằng,
thoải và lươn song. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, có hướng dốc chính nghiêng
dần từ Bắc xuống Nam. Diện tích tự nhiên của huyên phân theo cấp độ dốc như sau:
Bảng 2.1.Địa Hình Huyện Thống Nhất Phân Theo Cấp Độ Dốc
Phân cấp

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1 - 8˚

15,140

61,2

8 – 15

5,973

24,2

>15

2,496

10,1

Sông suối


1.112

4,5

Tổng

24.721

100,0

Nguồn: : Phòng Thống Kê huyện Thống Nhất, năm 2006
Hầu hết các khu vực đât bằng (0-8˚) được sử dụng cho trồng cao su, chỉ còn
khoảng 5000 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu. Khu vực đất sườn thoải (8-15˚) chủ
yếu sử dụng cho trồng cây lâu năm và khu vực đất dốc (>15˚), bao gồm các núi Sóc
Lu, Võ Dõng và Bình Lộc, phần lơn diện tích sử dụng cho trồng chuỗi và các cây lâu
năm khác.
2.1.4 Thổ nhưỡng
Đất đai của huyện Thống Nhất phần lớn là đất bazan, phân bố trên địa hình
tương đối bằng hoạc ít dốc, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công
nghiệp. Đất bazan trong khu vực có tỷ lệ diện tích lớn bị lẫn nhiều sỏi sạn và đá lộ
đầu, hiên đang được trồng điều, cây ăn quả, cây rừng. đất bazan tầng dày (loại tốt) đã
được sử dụng trồng cao su, số ít là cây ăn trái. Đến nay, hầu hết diện tích đát tự nhiên
đã được sủ dụng, cơ cấu đát nông nghiêọ có chiều hướng ổn định.
Tại thời điểm năm 2005, tổng diện tích tự nhiên hoàn huyện là 24.717 ha, đất
nông nghiệp 21.608 ha (87,4%), trong đó: đất cây hằng năm 4,796 ha, cây lâu năm
16,363 ha, đất lâm nghiệp 316 ha, đất nuôi trồng thủy sản 85 ha. Đất phi nông nghiệp
2.916 ha (11,8%). Đất chưa sử dụng 193 ha (0,8%). Trong phần diện tích đất trồng cây
hang năm, đất lúa chiếm 1.879 ha, đất màu chiếm 2351 ha.


6


2.1.5 Điều kiện khí hậu
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với
những đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong
đó:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa 2139mm/năm chiếm
85 – 90% tổng lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung bình từ 1100 –
1400mm/năm.Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ
chiếm 10 – 15% tổng lượng mưa cả năm. Bên cạnh đó, mùa khô có gió mùa Đông
Bắc, mang đặc tính chủ yếu của vành đai tín phong và không khí nhiệt đới hơi ẩm nên
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng cũng
như trong sinh hoạt.
Nhiệt độ trung bình trong năm là: 25 - 26˚C. Nhiệt độ trung bình cao nhất: 34 35˚C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21 – 22˚C. Độ ẩm trung bình trong năm từ 80 –
85%. Độ ẩm cao nhất 90 – 93%, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.Độ ẩm thấp nhất 20 –
28%, tập trung chủ yếu vào mùa khô.Tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2600 –
2700 giờ/năm, trong đó mùa khô chiếm 50 – 60% số giờ nắng trong năm, tổng tích ôn
trung bình 9490˚C và phân bố đều theo mùa nên thuận lợi cho các loại cây trồng phát
triển và đa dạng hóa cây tròng, đặc biết là cây trồng nhiệt đới.
Bảng 2.2.Các Chỉ Tiêu Về Khí Hậu
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Lượng mưa trung bình năm

mm


2.220

Nhiệt độ trung bình năm

˚C

25 – 26

Nhiệt độ trung bình tối cao

˚C

34 – 35

Nhiệt độ trung bình tối thấp

˚C

21 – 22

Tổng số giờ nắng trung bình năm

Giờ

2.600 –2.700

Tổng tích ôn

˚C


9490

Độ ẩm trung bình năm

%

80 – 85

Độ ẩm cao nhất

%

90 – 93

Độ ẩm thấp nhất

%

20 – 28

mm

1.100 – 1.400

Lượng bốc hơi trung bình năm
7


Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Thống Nhất, năm 2006

Với đặc điểm khí hậu trên, hầu hết các cây trồng – vật nuôi đều thiếu nước
trong mùa khô. Cho nên các ban ngành cần quan tâm đến việc khai thác các nguồn
nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất.
2.1.6 Chế độ thủy văn.
Thủy văn chịu sự chi phối của ảnh hưởng khí hậu và điều kiện địa hình. Mùa
mưa của huyện chia ra 2 mùa rõ rệt, đó là mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ làm tăng nguồn
nước dự trữ trong các dòng chảy và nước ngầm, ít xảy ra hiện tượng lũ quét.
Theo đặc điểm thủy văn Đồng nai thì huyện Thống Nhất có modul dòng chảy
bình quân nắm đạt 30 – 35 l/s/km2, modul dòng chảy bình quân mùa lũ đạt 60 – 70
l/s/km2 và mùa cạn đạt 10 – 12 l/s/km2.
2.1.7 Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Thống Nhất
Khi mới thành lập huyện, khoảng 90% dân cư trong huyện sống dựa vào nông
nghiệp, nguồn thu nhập chính của nhân dân địa phương là trồng trọt và chăn nuôi.
Những năm gần đây, kinh tế xã hội huyện có nhiều khởi sắc. Huyện đã hình thành khu
công nghiệp Hố Nai, Sông Mây và đang xây dựng khu công nghiệp Bàu Xéo. Cơ cấu
kinh tế năm 2006: Nông - Lâm - Thuỷ sản 47,92%, Dịch vụ chiếm 39,85%, Công
nghiệp - Xây dựng 12,23%. Tháng 7-2008, trên địa bàn huyện có 9/10 trạm y tế xã đã
đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có 8 trạm giữ vững chuẩn quốc gia 4 năm liền. Từ nay
đến cuối năm 2008, huyện Thống Nhất phấn đấu 100% trạm y tế xã được công nhận
đạt chuẩn quốc gia.
Một số ngành nghề thủ công nghiệp trên địa bàn huyện
Ngành nghề cưa xẻ gỗ: xã Xuân Thiện, xã Lộ 25, xã Hưng Lộc, xã Quang
Trung, xã Gia Kiệm, xã Gia Tân 1, xã Gia Tân 2, xã Gia Tân 3. Ngành nghề cưa xẻ gỗ
trên địa bàn huyện có tiềm năng phát triển tạo thu nhập cao và tạo ra nhiều việc làm
cho người lao động. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn gặp nhiều khó khăn về nguồn điện
sản xuất, nguồn nguyên liệu để duy trì hoạt động quanh năm. Hiện nay, hầu hết các cơ
sở chỉ hoạt động sản xuất khoảng 6 đến 7 tháng trong năm, gây khó khăn trong việc
duy trì lao động có tay nghề.Ngành nghề may thêu: Hầu hết các cơ sở may thêu trên
địa bàn huyện đều ở dạng may gia công nhỏ. Chỉ có 2 cơ sở có quy mô vừa là cơ sở
8



may thêu Hiệu Uy ở xã Gia Tân 1 chuyên may thêu áo dài xuất khẩu 100% sang Đức,
và cơ sở may của ông Trần Văn Yên chuyên may gia công áo quần xuất khẩu.
Ngành nghề chế biến nông sản: Các xã Xuân Thiện, Xuân Thạnh, Bàu Hàm 2,
Hưng Lộc, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và xã Lộ 25 đều có những cơ sở xay xát nhưng chỉ
với quy mô nhỏ chủ yếu xay xát gia công cho nông dân tại địa phương. Xã Gia Kiệm
có các cơ sở sấy chuối, làm bún, sấy khô đóng gói rau quả. Trong đó có Công ty
TNHH Gia Kiệm có quy mô sản xuất vừa, có sản phẩm đa dạng như: chôm chôm đóng
hộp, bột càrốt, hành sấy, ..... Xã Quang Trung có một vài cơ sở xay xát, làm bún nhỏ
tiêu thụ tại địa phương. Xã Gia Tân 3 có vài cơ sở xay xát, làm bún, giò chả, tách hạt
điều.
Về hành chính,Huyện có 10 xã, xã có diện tích lơn nhất là xã Quang Trung, xã
có diện tích nhỏ nhất là xã Gia Tân 2. Các xã phân bố dọc theo quốc lộ 1A và QL20
(ngoại trừ xã Lộ 25 vã xã Xuân Thiện) rất thuân lợi trong việc giao thông giữa các
vùng.
Bảng 2.3: Các Đơn Vị Hành Chính Huyên Thống Nhất
Đơn vị

Diện tích (km2)

Tỷ lệ

Bàu Hàm 2

20,19

8,17

Gia Kiệm


33,26

13,45

Gia Tân 1

20,66

8,35

Gia Tân 2

14,52

5,90

Gia Tân 3

19,04

7,70

Hưng Lộc

21,08

8,53

Lộ 25


19,52

7,89

Quang Trung

36,48

14,76

Xuân Thạnh

31,23

12,64

Xuân Thiện

31,18

12,61

Toàn huyện

247,17

100

Nguồn: : Phòng Thống Kê huyện Thống Nhất, năm 2007


9


Là huyện trung du của tỉnh, Thống Nhất có địa hình cao nguyên đất đỏ xen núi
thấp (cao trung bình dưới 400 m). Trên địa bàn huyện không có sông lớn, nhiều sông
nhỏ, có hồ Sông Mây. Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả,
cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su...
So với mặt bằng chung của toàn tỉnh Đồng Nai, cơ sở hạ tầng Huyện Thống
Nhất mới, còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng, cần phải được ưu tiên đầu tư xây dựng
mới đáp ứng được yêu cầu phát riển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Về giao thông:
Giao thông chính trên địa bàn Huyện hiện nay là đường bộ và đường sắt.Đường
bộ: mạng lưới đường bộ khá phát triển, tuy nhiên, hầu hết các công trình chất lượng
còn kém, mật độ đường bộ chính (từ đường Huyện trở lên) khá dàu 0m58km/km2
(toàn quốc khoảng 0,51km/km2, toàn tỉnh là 0,57km/km2). Đường sắt chạy song song
với quốc lộ 1A. Đoạn nằm trong Huyện có chiều dài khoảng 10km, khổ dường 1,2m.
có ga Dầu Giây phục vụ vận chuểyn hàng hóa và hành khách nội vùng nhưng lưu
lượng không đáng kể, hiện tại cũng như lâu dài khả năng sử dụng đường sắt làm
phương tiện vận tải phục vụ sản xuất trên địa bàn là không lớn.
Mạng lưới điện:
Nguồn điện cung cấp trên địa bàn Huyện từ 2 trạm 110/22-15, trong đó trạm
Kiệm Tân có công suất 1x25MVA và trạm Thống Nhất có công suất 1x25MVA. Khó
khăn lớn nhất trong việc cung cấp điện là các tuyến trung thế chủ yếu phân bố dọc
theo các trục lộ hơn chính, thiếu các tuyến xương cá, dẫn tới dân cư có xu hướng phát
triển thành tuyến dọc theo trục lộ hơn là là phát triển thành cụm và thiếu các tuyến
trung thế đến các khu vực sản xuất nông nghiệp nên đã hạn chế không nhỏ đến việc
hình thành các vùng sản xuất tập trung theo mô hình trang trại.
Cấp nước:
Hiện nay, dân cư trên địa bàn Huyện chủ yếu sue dụng nguồn nước ngầm tang

mặt (giếng khoang, giếng đào) để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. tỷ lệ họ sử dụng
nước hợp vệ sinh toàn Huyện đạt 93,2%, là mức cao so với các huyện khác trong tỉnh,
trong đó xã đạt tỷ lệ cao nhất là Quang Trung với 98,5% và xã đạt tỷ lệ thấp nhất là
Hưng Lộc với 92,4%.
10


Trước mắt cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn
nước này, lâu dài cần chuyển hướng sang khai thác nguồn nước ngầm tầng sâu bằng
các giếng khoang công nghiệp và trạm cấp nước tập trung có quy mô vừa và nhỏ.
Mạng lưới chợ:
Toàn huyện có 18 chợ với trên 1.149 hộ kinh doanh trong đó có 3 chợ loại 2
thược huyện quản lý và 15 chợ loại 3 thuộc xã quản lý. Trong số 18 chợ, chỉ có 4 chợ
được xây dụng kiên cố, còn lại 15 chợ tạm thời chưa bảo đảm về diều kiệnn vệ sinh
cũng như phòng cháy chữa cháy. Hiện có mới 6 chợ có ban quản lý hoạt động theo
nguyên tắc lấy thu bug chi, các chợ còn lại do UBND xã cử 1 – 2 cấn bộ đảm nhận
công tác quản lý.

11


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Chuỗi giá trị: Bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ
với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán
sản phẩm cho người tiêu dùng ( phân phối).
Hình 3.1.Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị


Đầu vào

Sản xuất

Thu gom

- Con giống

- Nông hộ

- Thương lái

- Thức ăn

- Trang trại

- Lò giết mổ

- Đất đai
- Lao động
- Vốn

Chế biến

- Cơ sở chế
biến

- Cơ sở chế
biến

- Hộ gia đình

Phân phối

- Bán sỉ, bán
lẻ

- Lò giết mổ

- Siêu thị

- Hộ gia

- Chợ đầu

đình

Tiêu thụ

- Người
tiêu
dùng

mối

- Khác
Vai trò của chuỗi giá trị: chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt
động giá trị và lợi nhuận. Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương
diện vật lý và công nghệ của ngành. Đây là bộ phận cấu thành để tạo ra sản phẩm có
giá trị cho người mua. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi

phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị. Chuỗi giá trị của nhà cung cấp và kênh
phân phối bao gồm lợi nhuận, điều này quan trọng trong việc phân biệt rõ nguồn gốc
tình trạng của một doanh nghiệp (ở đây là ngành sản xuất, chế biến và tiêu thụ thịt
12


×