Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ SÂU HẠI BẰNG NẤM XANH TRÊN CÂY LÚA TẠI XÃ TÂN BÌNH HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHÙNG VÕ THỊ TRĂM ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ SÂU
HẠI BẰNG NẤM XANH TRÊN CÂY LÚA TẠI XÃ TÂN BÌNH
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 07/2013-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

PHÙNG VÕ THỊ TRĂM ANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ SÂU
HẠI BẰNG NẤM XANH TRÊN CÂY LÚA TẠI XÃ TÂN BÌNH
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐẶNG THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 07/2013-


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh
Tế Mô Hình Phòng Trừ Sâu Hại Bằng Nấm Xanh Trên Cây Lúa Tại Xã Tân Bình
Huyện Vĩnh Cửu Tỉnh Đồng Nai”, do Phùng Võ Thị Trăm Anh sinh viên khóa 2009 –
2013, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày__________________

PGS.TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng là
kết quả của sự khích lệ, hỗ trợ của nhiều cá nhân, đơn vị. Qua đây tôi xin gửi lời tri ân
đến tất cả mọi người.
Lời đầu tiên, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ, người đã có ơn sinh
thành, dưỡng dục và luôn ở bên con ủng hộ, hy sinh để cho con có cơ hội học tập và gặt
được thành quả như ngày hôm nay. Thật diễm phúc khi con được lớn lên trong tình yêu
vô bờ bến của gia đình!
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, đã là những người lái đò tận tâm và tận lực truyền đạt những kiến thức quý báu, đưa
em sang bến bờ tri thức với những hy vọng và khát khao của tuổi trẻ. Xin gửi đến thầy
Đặng Thanh Hà với lòng biết ơn chân thành, người đã hết lòng quan tâm chỉ bảo em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn các cô chú, thuộc Phòng Kinh Tế, Xã Tân Bình đã dành chút thời gian quý
giá nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt,
xin gởi lời biết ơn nhất đến ThS. Trần Thị Phương Chi, cán bộ địa phương của Xã đã hết
lòng giúp đỡ, góp ý, hỗ trợ để tôi hoàn thành nghiên cứu này
Cuối cùng, xin dành một lời cảm ơn gởi các bạn của tôi, đã luôn đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày


tháng

năm 2013

Sinh viên
Phùng Võ Thị Trăm Anh


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHÙNG VÕ THỊ TRĂM ANH. Tháng 8 năm 2013. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Mô Hình Phòng Trừ Sâu Hại Bằng Nấm Xanh Trên Cây Lúa Tại Xã Tân Bình,
Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai”
PHUNG VO THI TRAM ANH. August 2013. “Evaluation of economic efficiency
control insect of Rice by Metarhizium anisopliae in Tan Binh Commune, Vinh Cuu
District, Dong Nai Province”.
Lúa là cây trồng chính mang lại thu nhập cho người nông dân. Nhưng trong quá
trình thâm canh, tăng vụ nông dân đã sử dụng quá mức các hóa chất bảo vệ thực vật gây
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Một giải pháp đưa ra cho vấn đề này là
áp dụng phun nấm xanh (PNX) trên cây lúa để quản lý dịch hại. Đây là biện pháp tốt, an
toàn, chi phí thấp mà lại đạt hiệu quả cao, thế nhưng vẫn chưa được người nông dân áp
dụng phổ biến. Đề tài nhằm đánh giá những lợi ích về mặt tài chính và môi trường mà mô
hình PNX mang lại. Từ đó đề xuất các giải pháp để nhân rộng mô hình.
Để tài thu thập dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn 60 hộ trồng lúa, trong đó có 18 hộ áp
dụng PNX. Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài gồm phương pháp thống kê
và mô hình Logit về khả năng chấp nhận trồng lúa theo mô hình PNX của người dân tại
xã Tân Bình.
Kết quả sau khi phân tích cho thấy mô hình PNX trên cây lúa đem lại lợi nhuận cao hơn
mô hình sản xuất truyền thống là 1.500.000đ/sào/vụ. Chi phí thuốc bảo vệ thực vật khi áp
dụng PNX là 40.000đ/sào/vụ, giảm chi phí sức khỏe là 21.000đ/sào/vụ. Giá gạo

“sạch”cũng được bán với giá cao hơn 10%/dạ. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chấp
nhận sản xuất sạch là trình độ học vấn, thu nhập và nhận thức của nông hộ đối với sức
khỏe, môi trường. Vậy mô hình PNX trên cây lúa là mô hình tốt sự lưa chọn của người
nông dân cũng là mang lại sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. x
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. xi
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.2.1.

Mục tiêu chung........................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 3

1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3

1.3.2.


Địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 3

1.3.3.

Thời gian nghiên cứu............................................................................... 3

1.3.4.

Phạm vi nội dung nghiên cứu .................................................................. 3

1.4. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................. 5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: ............................................................................. 5
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 7
2.2.1.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 7

2.2.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu............................................ 10

2.2.3.

Nhận xét chung ..................................................................................... 12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 14
3.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 14
3.1.1.


Khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững .......................................... 14

3.1.2.

Vì sao phải phát triển nền nông nghiệp bền vững: ................................. 14
v


3.1.3.

Cân bằng sinh thái: ................................................................................ 15

3.1.4.

Dịch hại lúa và môi trường nông nghiệp: ............................................... 15

3.1.5.

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): .......................................................... 16

3.1.6.

Thiên địch trong hệ sinh thái đồng ruộng............................................... 19

3.1.7.

Sơ lược về nấm ký sinh côn trùng Metarhizium anisopliae .................... 19

3.1.8.


Mô hình phun nấm xanh để phòng trừ sâu hại trên cây lúa .................... 21

3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 24
3.2.1.

Thu thập số liệu ..................................................................................... 24

3.2.2.

Phân tích số liệu .................................................................................... 24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 28
4.1. Tình hình triển khai mô hình .............................................................................. 28
4.1.1.

Tình hình triển khai mô hình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .................. 28

4.1.2.

Tình Hình Triển Khai Mô Hình Tại Tỉnh Đồng Nai: ............................. 30

4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ điều tra ........................................................... 31
4.3. Đặc điểm sản xuất của các hộ điều tra ................................................................ 33
4.3.1.

Tỷ lệ áp dụng PNX của các hộ điều tra .................................................. 33

4.3.2.

Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các hộ điều tra .......... 35


4.3.3.

Triển vọng mở rộng mô hình sản xuất lúa sạch năm 2013 ..................... 36

4.3.4.

Lý do áp dụng PNX trên cây lúa ............................................................ 38

4.3.5.

Nhận xét về năng suất lúa của các hộ PNX ............................................ 39

4.3.6.

Tình hình tham gia các lớp tập huấn và vay vốn hỗ trợ trong sản xuất của

các hộ nông dân ............................................................................................................. 41
4.4. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình phòng trừ sâu hại bằng nấm xanh ................ 42
4.4.1.

So sánh chi phí trung bình giữa hộ áp dụng và không áp dụng PNX ...... 42

4.4.2.

Doanh thu và lợi nhuận trung bình giữa 2 nhóm .................................... 45

4.4.3.

Tính hiệu quả giữa 2 nhóm .................................................................... 45


4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng PNX của người dân ...... 46
4.5.1.

Kết quả ước lượng các thông số của mô hình logit ................................ 46
vi


4.5.2.

Kiểm định tính hiệu lực của mô hình ..................................................... 47

4.5.3.

Nhận xét chung về mô hình ................................................................... 49

4.6. Hiệu quả về mặt môi trường của phương pháp PNX trên cây lúa ....................... 50
4.6.1.

Lợi ích về chi phí sức khỏe khi không phun thuốc BVTV trên cây lúa .. 50

4.6.2.

Lợi ích của mô hình đối với môi trường và sức khỏe ............................. 51

4.6.3.

Sự hài lòng của nông dân khi áp dụng mô hình ..................................... 53

4.7. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình ....................................................... 54

4.7.1.

Thuận lợi ............................................................................................... 54

4.7.2.

Khó khăn ............................................................................................... 54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 56
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 56
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 57
5.2.1.

Về phía chính quyền địa phương: .......................................................... 57

5.2.2.

Về phía người nông dân ........................................................................ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 59
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật


CGIAR

(The Consultative Group on Internation Agricultural Research) Nhóm tư
vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

(Food and Agriculture Organization) Tổ chức Lương Nông Thế Giới

IPM

(Integrated Pest Management) Quản lý dịch hại tổng hợp

LUBILOSA (Lutte Biologique contre les LOcustes et les SAuteriaux) Tập đoàn nghiên
cứu quốc tế về kiểm soát châu chấu bằng sinh học.
PNX

Phun Nấm Xanh

WHO

(World Health Organization) Tổ chức y tế thế giới

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu các Biến Hàm Logit

27

Bảng 4.1. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Điều Tra

32

Bảng 4.2. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội Của Các Hộ Được Điều Tra

32

Bảng 4.3. Thống kê hộ áp dụng và không áp dụng PNX

33

Bảng 4.4. Tỷ lệ hộ mong muốn áp dụng mô hình PNX trên cây lúa

37

Bảng 4.5. Thể hiện tỷ lệ (%) lý do áp dụng PNX

39

Bảng 4.6. Số lần tham gia tập huấn của hai nhóm

41


Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí đầu tư 1 sào lúa

42

Bảng 4.8. So sánh chi phí trung bình 1 sào (1000m2) lúa

43

Bảng 4.9. So sánh doanh thu lợi nhuận trung bình 1 sào

45

Bảng 4.10. Bảng Các Thông Số Ước Lượng Hàm Logit.

47

Bảng 4.11. Khả năng dự đoán của mô hình.

48

Bảng 4.12. Lượng thuốc hóa học phun trên lúa cho 1 vụ

51

Bảng 4.13. Thể hiện đánh giá người dân về lượng thiên địch

52

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ chuyển nấm Xanh từ đĩa nấm cấp I sang bọc

23

Hình 4.1. So sánh tỷ lệ hộ áp dụng và không áp dụng PNX

35

Hình 4.2. So sánh chi phí phân bón và thuốc BVTV của 2 nhóm (đồng /1000m2)

36

Hình 4.3. Tỷ lệ mong muốn áp dụng cho vụ sau của các hộ đang sử dụng PNX

38

Hình 4.4.Tỷ lệ (%) ý kiến nông dân về năng suất lúa áp dụng PNX

40

Hình 4.5. Đánh giá nông dân về lợi ích PNX đối với môi trường, sức khỏe

52

Hình 4.6. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về áp dụng PNX

53


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một Số Hình ảnh Về Cách Thực Hiện Chế Phẩm Nấm Xanh Tại Nông Hộ
Phụ lục 2: Kết Xuất Mô Hình Logit
Phụ lục 3: Kết Xuất Kiểm Định Mô Hình Logit
Phụ lục 4: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, an toàn thực phẩm đang thực sự
là một vấn nạn, một sự bức xúc lớn của người dân, một thách thức quan trọng đối với cả
toàn cầu. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hàng năm trên thế giới có 25 triệu ca ngộ độc
về thuốc bảo vệ thực vật, có 250.000 người tử vong, hàng triệu người mắc các bệnh nguy
hiểm như tả, cúm gia cầm, ung thư... có nguyên nhân từ nhiễm độc thực phẩm. Riêng tại
Việt Nam,mỗi năm có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân
và 100 – 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi trên 3 tỉ đồng cho việc điều trị, xét
nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân. Tiền thuốc men và viện phí cho mỗi nạn nhân ngộ
độc do vi sinh vật tốn chừng 300.000 – 500.000 đồng, các ngộ độc do hóa chất (thuốc trừ
sâu, phẩm màu…) từ 3 – 5 triệu đồng, nhưng các chi phí do bệnh viện phải chịu thì còn
lớn hơn nhiều.( Theo Trương Quốc Tùng, 2013)
Đó là những minh chứng xác thực nhất cho những tác hại của việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) quá mức đã, đang và sẽ ảnh hưởng lớn gây thiệt hại nặng nề đến

chất lượng cuộc sống của con người và tự nhiên.Tại Hội nghị các bên tham gia Nghị định
thư Kyoto lần thứ 7 ở Durban, Nam Phi diễn ra cuối năm 2011, Việt Nam đã khẳng định
tăng trưởng xanh sẽ là một trong những mục tiêu chính, xu hướng tất yếu của đất nước và
hướng tới một nền nông- lâm nghiệp xanh là phương thức phát triển bền vững trong thời
đại mới.
Đồng Nai là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với sự phát
triển nhanh, vượt bậc, theo kế hoạch của tỉnh thì dự kiến đến năm 2015 Đồng Nai sẽ cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hòa vào mục tiêu, định hướng nền


nông nghiệp xanh của cả nước thì tỉnh đã có những chính sách mới nhằm thay đổi bộ mặt
nông thôn ,thực hiện chương trình “Xây Dựng Nông Thôn Mới” trên địa bàn các vùng
nông thôn của tỉnh (2011- 2015). Đồng Nai có diện tích đất nông nghiệp là 302.845 ha,
trong đó đất trồng lúa là 33.000 ha, chiếm 7,83% đất nông nghiệp. Theo báo cáo tổng kết
tình hình sản xuất lúa năm 2012 vừa qua thì sản lượng lúa trung bình của cả nước là 56,6
tạ/ha, còn với Đồng Nai thì chỉ 50 tạ/ha. Năng suất lúa thấp trong khi hằng năm người dân
sử dụng hàng trăm tấn thuốc BVTV trên cây lúa, đây là điều đáng lo ngại cho những nhà
lãnh đạo trong việc định hướng đi của tỉnh. Với mục tiêu đề ra nhằm tạo sản phẩm sạch,
đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng và giữ cho môi trường trong lành nhưng lại
nâng cao năng suất trong khi dịch bệnh càng bùng phát cao, khó kiểm soát nên người
nông dân lúc này đây cần một giải pháp làm sao hạn chế sử dụng thuốc BVTV mà lúa vẫn
đảm bảo năng. Đó thật sự là một câu hỏi lớn.
Làm gì để diệt sâu hại, tăng năng suất lúa mà hạn chế sử dụng thuốc hóa học? Lúc
này người dân cần có những mô hình xanh trong nông nghiệp. Và một trong những giải
pháp đối với cây lúa đảm bảo tất cả các mục tiêu đề ra là áp dụng “Mô Hình Phòng Trừ
Sâu Hại Bằng Nấm Xanh Trên Cây Lúa”, mô hình vừa thân thiện với môi trường, người
nông dân lại đảm bảo năng suất cây lúa đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình sẽ là một bước đột
phá mới trong thói quen, tập tục trồng lúa của người dân, nhắm hướng tới các lợi ích lâu
dài về sau và cũng là mô hình gắn kết các hộ nông dân lại với nhau, thắt chặt tính đoàn
kết bền vững trong quan hệ nông nghiệp. Vì vậy đề tài: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Mô

Hình Phòng Trừ Sâu Hại Trên Cây Lúa Bằng Nấm Xanh Tại Xã Tân Bình, Huyện Vĩnh
Cửu, Tỉnh Đồng Nai” được thực hiện nhằm xác định những lợi ích, hiệu quả kinh tế từ
mô hình mang lại cho người nông dân và đồng thời sẽ là một bước ngoặt sang trang mới
trong đời sống văn hóa trồng lúa của người dân tại đây.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình phòng trừ
sâu hại bằng nấm xanh trên cây lúa tại xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu chung đề tài tiến hành thực hiện những mục tiêu cụ thể:
-

Mô tả tình hình thực hiện mô hình PNX trên cây lúa

-

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình PNX trên cây lúa ở các hộ gia đình tại
xã Tân Bình.

-

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến xu hướng chấp nhận mô hình PNX.

-

Xác định những hiệu quả về mặt môi trường khi áp dụng mô hình


-

Đề xuất một số giải pháp để nhân rộng mô hình .

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các hộ nông dân trồng lúa có áp dụng
và không áp dụng mô hình PNX trên cây lúa.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại 2 ấp Bình Lục và Bình Phước thuộc Xã Tân Bình, Huyện Vĩnh
Cửu Tỉnh Đồng Nai.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 15/3/2013 - 20/ 6/ 2013.
1.3.4. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành mô tả tình hình áp dụng mô hình PNX trên cây lúa của các hộ
nông dân. Từ thực tế áp dụng tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của việc áp dụng mô
hình. Đề xuất các giải pháp nhằm nhân rộng việc áp dụng mô hình này để quản lý dịch
hại.
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương. Chương I: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố
cục luận văn. Chương II: Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề
quản lý dịch hại tổng hợp, một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế cũng như những thuận
lợi và khó khăn khi thực hiện quản ký dịch hại tổng hợp; tổng quan địa bàn nghiên cứu:
giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Chương III:
3


Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, định nghĩa nền nông

nghiệp bền vững, cân bằng sinh thái, sơ lược về nấm Metarhizium anisopliae và giới
thiệu mô hình phun nấm xanh, cách bước tự làm nấm xanh. Nêu lên phương pháp được sử
dụng trong đề tài là phương pháp thống kê, đánh giá hiệu quả kinh tế và phương pháp
chuyển giao lợi ích. Chương IV: Đây là chương trình bày các kết quả đạt được của đề tài
dựa vào các mục tiêu đề ra như tình hình triển khai mô hình PNX, đặc điểm kinh tế- xã
hội và đặc điểm sản xuất của các hộ được phỏng vấn; phân tích hiệu quả kinh tế của mô
hình và các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất chấp nhận mô hình PNX. Chương V: Dựa vào
kết quả và thảo luận ở chương IV, tác giả kết luận và đưa ra một số kiến nghị cho việc mở
rộng mô hình PNX để quản lý dịch hại trên cây lúa.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nấm ký sinh côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và có khoảng hơn 700
loài đã được xác định và mô tả .Tiềm năng của các loại nấm này là rất lớn, người ta đã
dùng chúng để phòng trừ dịch hại do côn trùng gây ra. Nấm xanh Metarhizium
anisopliae đã được nghiên cứu sử dụng để phòng trừ mối đất (tại Malaysia); để diệt rầy
nâu hại lúa (tại Philippines); phòng trừ bọ hung hại mía (tại Úc); phòng trừ dòi hại rễ củ
cải (tại Nhật Bản).
LUBILOSA, 2000, một tổ chức ở Pháp đã phát triển một loại phòng trừ loài châu
chấu gây hại bằng nấm gọi là GREENMUSCLE. Dựa trên các bào tử của nấm gây bệnh
côn trùng Metarhizium anisopliae var. acridum. Loại nấm này diệt hầu hết các loại châu
chấu mà cụ thể là cho loài châu chấu ngắn sừng (Acridoidea và Pyrgomorphoidea), có
mặt hầu hết ở châu Phi và trong điều kiện khí hậu thuận lợi, gây ra dịch bệnh cho cây
trồng. Đặc tính sinh học và vật lý làm cho loại nấm này trở thành một ứng cử viên lý
tưởng cho việc kiểm soát sinh học.

Tullu Bukhari , Willem Takken, 2011, Đại học Wageningen, Wageningen, Hà Lan
đã thực hiện nghiên cứu phát triển công thức Metarhizium anisopliae và Beauveria
bassiana để kiểm soát ấu trùng muỗi sốt rét. Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy nấm
Metarhizium anisopliae (nấm xanh) và Beauveria bassiana(nấm trắng) chứng minh hiệu
quả chống lại ấu trùng muỗi sốt rét (anopheline) trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên khi ra
ngoài môi trường thực địa thì với những điều kiện khác như nhiệt độ, bức xạ tia cực
tím,…đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của 2 loại nấm này. Vì vậy mà nghiên cứu


này được tiến hành đễ phát triển công thức tạo điều kiện cho việc áp dụng bào tử
Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana kiểm soát ấu trùng muỗi có thể cải thiện sự
bền bỉ của mình trong điều kiện thực địa tại miền tây Kenya. Kết quả thí nghiệm cho thấy
khi kết hợp với một loại dầu tổng hợp (Shellsol T), bào tử nấm của cả hai Metarhizium
anisopliae và Beauveria bassiana là dễ dàng để kết hợp và áp dụng trên bề mặt nước hỗ
trợ giúp các bào tử nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana phát triển tốt và
phát huy công dụng khi kiểm soát được một lượng ấu trùng muỗi sốt rét.
Đặng Thị Kim Cương, 2007, đề tài khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ
sâu, bệnh đến sự phát triển và hình thành bào tử của nấm Metarhizium anisopliae
(Metsch.) Sorokin được thực hiện từ tháng 4 -9/2007. Với những thí nghiệm phục hồi
tính độc của nấm M.anisopliae trên sâu xanh (Heliothis armigera), ảnh hưởng thời gian
tồn trữ đến khả năng nảy mầm của nấm anisopliae, ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, trừ bệnh
đối với sự nảy mầm của nấm M. anisopliae với những nồng độ và liều lượng khác nhau.
Kết quả cho thấy, các loại thuốc hóa học đều ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng
sinh bào tử của nấm anisopliae. Ở thời gian tồn trử 5 tuần không ảnh hưởng đến khả năng
sống của bào tử nấm anisopliae, sau 5 tuần tồn trữ thì khả năng sống của bào tử rất thấp
và thấp nhất là sau 9 tuần.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), (2003-2005) Bộ môn Phòng trừ sinh học Viện lúa ĐBSCL phối hợp thực hiện với Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Sóc Trăng thực
hiện đề tài "Xây dựng mô hình phòng trừ sâu hại lúa bằng chế phẩm sinh học từ nấm
Metarhizium anisopliae và Beauveria bassian trong thâm canh lúa chất lượng cao" và
trong hai năm 2006 - 2007 tỉnh đã tổ chức phòng trừ rầy nâu bằng thuốc trừ sâu sinh

học Ometar và Bemetent trên diện rộng và đã thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn chưa có
một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá hiệu quả kinh tế khi người nông dân sử dụng nấm
xanh Metarhizium anisopliae phun trên ruộng lúa và ngày nay theo khuynh hướng nông
nghiệp xanh thì việc PNX là một trong những biện pháp sinh học trong chương trình quản
lý dịch hại tổng hợp (IPM). Với chương trình IPM này thì nhiều người nông dân đã không
còn là xa lạ vì những lợi ích đạt về năng suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

6


Mai Thị Kim Thoa (2011), đề tài phân tích lợi ích chi phí áp dụng công nghệ sinh
thái quản lý dịch hại trên cây lúa. Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn 60 hộ nông
dân chia làm 2 nhóm: áp áp dụng và nhóm không áp dụng công nghệ sinh thái quản lý
dịch hại trên cây lúa ở huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang, để mô tả tình hình áp dụng
mô hình và đánh giá lợi ích và chi phí của mô hình. Lợi ích ròng là 2.000.000 đồng/ha/vụ.
Bên cạnh còn có các lợi ích không có giá trên thị trường như hạn chế ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng lâu dài về sau của sức khỏe, tạo đa dạng sinh học, mỹ quan đồng
ruộng.
Phan Thị Tuyết Ly (2012), khóa luận đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng
tiêu theo chương trình IPM ở huyện Xuận Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở phân tích 70 hộ
dân được phỏng vấn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tiêu, hiệu quả kinh tế
khi áp dụng IPM trong trồng tiêu. Áp dụng IPM thì đạt năng suất hơn, tỷ lệ sâu bệnh giảm
mà còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do hạn chế phun thuốc trừ sâu. Ngoài ra,
đề tài còn đưa ra những khó khăn khi thực hiện mô hình là yêu cầu người nông dân phải
có một trình độ cao, nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, tiêu “sạch” vẫn chưa có thương hiệu,
mô hình cần nhiều vốn và sự thành công của mô hình lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Đặng Thị Minh Nguyệt (2010) đề tài tiến hành nghiên cứu về tình hình sản xuất lúa
ở Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Xây dựng hàm năng suất lúa để đánh giá mức độ ảnh
hượng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất lúa. Bằng cách xây dựng hàm CobbDouglas để đánh giá mức ảnh hưởng của thuốc BVTV lên năng suất cây lúa, thông qua
mô hình tổn hại đề tài sẽ xem xét sự tác động biên của các biến giải thích đối với số lần

bệnh trong năm của nông dân. Đề tài đã thiết lập hàm tổn hại sức khỏe
CPSK=23749,29*TLT

0.2002180411

do sử dụng thuốc BVTV đối với người nông dân trồng

lúa ở Huyện Châu Phú. Kết quả cho thấy thuốc BVTV có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
của người nông dân.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7


a) Vị trí địa lý
Xã Tân Bình nằm ở phía tây nam huyện Vĩnh Cửu, cách Tp. Biên Hòa 5km và cách
Thị trấn Vĩnh An 37 km theo đường ĐT 768. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.116,72
ha (2010). Được chia thành 5 ấp: Tân Triều, Bình Lục, Bình Ý Và Vĩnh Hiệp. Địa giới
hành chính được xác định như sau:Phía bắc giáp huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương qua
sông Đồng Nai. Phía nam giáp xã Bình Hòa và Tp. Biên Hòa. Phía đông giáp xã Thạnh
Phú và Bình Lợi. Phía tây giáp xã Bình Hòa.
Nằm cạnh Tp. Biên Hòa và khu công nghiệp Thạnh Phú, tạo cho Tân Bình một lợi
thế rộng lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 768 chạy qua với chiều dài khoảng 1,5 km đã được
nhựa hóa, là tuyến đường huyết mạch nối liền với các xã trong huyện cũng như kết nối
với Tp. Biên Hòa, cùng với 2 tuyến đường huyện là hương lộ 7 và hương lộ 9 với tổng
chiều dài khoảng 7km cũng đã được nhưa hóa, thuận lợi trong việc phát triển giao thương,
dịch vụ du lịch để phát triển các ngành kinh tế của xã.
b) Địa hình, địa chất

Địa hình của xã khá bằng phẳng, chia cắt bởi rạch Bến Cá. Có thể phân thành 2 dạng
địa hình chính: đồi ít dốc và đồng bằng.
Địa hình ít đồi dốc: chiếm khoảng 19% diện tích tự nhiên, được phân bổ
trên nền phù sa cổ, độ dốc < 80. Tập trung ấp Bình Ý và một phần phía nam ấp Bình
Phước
Địa hình đồng bằng: là nơi phân bố trầm tích Holocene, gồm các dạng sau:
- Dạng bằng trũng: tập trung ở các ấp Bình Lục, Bình Phước, Vĩnh Hiệp, Tân
Triều. Dạng địa hình này hầu như bị ngập nước quanh năm, vì vậy chỉ phù hợp cho việc
trồng lúa.
- Dạng địa hình thấp: phân bố chủ yếu ở Vĩnh Hiệp ven rạch Bến Cá.
- Dạng địa hình cao: phân bố ở các ấp Tân Triều, Bình Phước, dạng địa hình
này cao, thoát nước tốt, thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm (nhất là cây ăn quả và hoa
màu).

8


Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên
canh sản xuất hàng hóa.
c) Khí hậu
Khí hậu huyện Vĩnh Cửu nói chung và xã Tân Bình nói riêng là khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa khô kéo
dài trong 6 tháng, từ tháng 11 đấn tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
25-270C, tháng lạnh nhất có nhiệt độ khoảng 21,50C, tháng nóng nhất có nhiệt độ khoảng
320C.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp, chỉ chiếm
khoảng 85 – 90%, lượng mưa tập trung, chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm.
Lượng bốc hơi cao, chiếm khoảng 64 – 67% lượng bốc hơi cả năm.
Lượng mưa trong mùa chiếm khoảng 85 – 90% lượng mưa cả năm và tập trung theo
mùa đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, mùa khô cây cối phát triển rất kém.

Vì vậy, ngoại trừ diện tích đất được tưới, còn lại hầu như chỉ sản xuất được trong mùa
mưa.
Nhìn chung, khí hậu không phân hóa theo mùa nhưng mưa thì phân hóa theo mùa,
mùa mưa thì có thuận lợi về nguồn nước tưới nhưng mùa khô thì khó khăn về thiếu nước,
vì vậy có thể phát triển các loại cây cần ít nước tưới như cây lâu năm, riêng Tân Bình thì
có đất phù sa ven sông rất tốt nên có thể phát triển trồng bưởi.
d) Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên toàn xã 1.116,72 ha, trong đó diện tích sông suối là 72,49 ha
(chiếm 6,49%). Các loại đất trên địa bàn xã có chất lượng tốt, phân bố khá tập trung. Cụ
thể: Nhóm đất phù sa: diện tích 828,53 ha(chiếm 74,19%), tập trung ở các ấp Tân Triều,
Bình Lục, Bình Phước Và Vĩnh Hiệp. Nhóm đất xám: diện tích 48,09ha (chiếm 4,31%),
phân bố tập trung ở ấp Bình Ý. Đất xám thường có nền móng tốt nên có thể phát triển cơ
sở hạ tầng và bố trí dân cư hoặc phát triển công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 167,60 ha (chiếm 15,01%), phân bố tập trung ở ấp Bình Ý.
Nhìn chung đất đai ở Tân Bình có chất lượng tương đối tốt, trong đó nhóm đất phù
sa có chất lượng tốt nhất, có thể sử dụng để phát triển trồng cây bưởi đặc sản, hai nhóm
9


đất còn lại tuy có chất lượng kém hơn so với đất phù sa nhưng vẫn có thể khai thác để sử
dụng vào mục đích nông nghiệp.
e) Tài nguyên rừng
Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 113,62 ha rừng sản xuất, chủ yếu là trồng tràm
do hộ gia đình sử dụng.
f) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: hiện tại có sông Đồng Nai là sông lớn chạy bao quanh ranh giới
phía tây và tây bắc của Xã, ngoài ra còn có rạch Bến Cá và kênh mương thủy lợi ở các ấp.
Hệ thống sông Đồng Nai đã cung cấp nước cho cả vùng khá thuận lợi. Trên địa bàn xã có
khu vực lung trũng ở ấp Tân Triều thường bị ngập nước vào mùa mưa với diện tích
khoảng 10 ha, đây là khu vực có thể cải tạo và khai thác để đưa vào nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước ngầm: khá phong phú và đang được khai thác để đưa vào sử dụng.
nguồn nước ngầm được bào vệ khá tốt nên hiện nay nhân dân đang khai thác nước ngầm
tầng mặt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt khá thuận lợi.
Nguồn tài nguyên nước ở Tân Bình khá phong phú, đủ để cung cấp nước tưới cho
toàn bộ diện tích nông nghiệp trên địa bàn Xã, vấn đề còn lại là cần đầu tư hoàn chỉnh hệ
thồng thủy lợi để cung cấp đầy đủ và thường xuyên nguồn nước tưới phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
g) Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh
Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trên địa bàn xã gồm 2 loại khoáng
sản chủ yếu là sét gạch ngói và cát xây dựng. Sét gạch ngói là nguồn đất sét làm gạch
ngói khá phong phú và phân bổ rộng khắp, nhưng khu vực có triển vọng đều nằm ở khu
vực ruộng lúa và không tập trung. Cát xây dựng nơi tập trung chủ yếu trong trầm tích
lòng sông Đồng Nai, tuy nhiên khu vực chảy qua địa bàn xã có lòng sông hẹp và khó khai
thác, nếu khai thác bừa bãi thì sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng lở hai bên bờ.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu
a) Tình hình kinh tế

10


Do nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cạnh Thành phố Biên Hòa với các
tuyến giao thông thủy bộ quan trọng của tỉnh, nên huyện Vĩnh Cửu có lợi thế lớn về phát
triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, là một trong những nơi có khả năng thu hút vốn đầu
tư và có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò khá quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đang chuyển dịch dần từ “công nghiệp – nông
nghiệp – dịch vụ” sang “công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp”. Cơ cấu ngành nghề ở
nông thôn đang từng bước đổi thay phá dần thế thuần nông trước đây và đang từng bước

chuyển dịch nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, ổn định
cuộc sống cho người dân. Trong những năm gần đây (2005- 2012), sự tăng giá xăng dầu
và các loại vật tư đầu vào khác đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp. Nhưng với sự nỗ
lực phấn đấu khắc phục khó khăn, tiết kiệm chi phí trong sản xuất của các cơ sở, doanh
nghiệp trên địa bàn, một số dự án mới đi vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất của các
dự án đã hoạt động từ các năm trước… đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành
công nghiệp.
Công nghiệp: do địa phương quản lý mặc dù giá trị tuyệt đối không lớn nhưng vẫn
tăng 17,2 % (mục tiêu 15 %).
Dịch vụ thương mại: Phát triển và mở rộng, do các khu công nghiệp và cụm công
nghiệp trên địa bàn đi vào hoạt động ổn định, làm cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân
lao động tăng, kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ khác như: nhà trọ, buôn
bán giải khát, ăn uống, chợ...Trong năm 2006, tổng thu ở lĩnh vực kinh doanh và bán lẻ
hàng hóa tập trung chủ yếu vào các khu vực chợ, mạng lưới kinh doanh xăng dầu đạt 168
tỷ đồng, bằng 97,1% so kế hoạch, tăng 30% so cùng kỳ. Tiềm năng du lịch sinh thái trên
địa bàn đang được phát huy: Làng bưởi Tân Triều; Hồ Trị An với 92 hòn đảo lớn nhỏ,
trong đó có 2 đảo lớn là Đồng Trường 15 ha, đảo Ó hơn 2 ha; Khu di tích lịch sử chiến
khu Đ và nhiều địa danh khác đang được đầu tư, đáp ứng nhu cầu du lịch.
Hệ thống giao thông: Có hai tuyến đường chính: đường 768 dọc sông Đồng Nai và
đường 767 dẫn từ Quốc Lộ 1 vào Nhà máy thủy điện Trị An. Hiện nay, ngoại trừ đường
11


Đồng Khởi nối dài đã được xây dựng (nối từ Tp. Biên Hòa băng qua KCN Thạnh Phú) và
đường Nhà máy nước Thiện Tân, còn lại trên suốt cả hai tuyến: 767 và 768 vẫn chưa
được nhựa hóa. Hệ thống lưới điện được phủ kính trên các vùng.
Ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản: Tiếp tục phát triển theo hướng toàn diện,
gắn với thị trường và phục vụ cho chế biến.
b) Nguồn nhân lực
Dân số: Dân số Tân Bình tương đối ổn định với tốc độ tăng dân số bình quân hàng

năm khoảng 0.85%/năm giai đoạn 2005-2010. Thành phần dân số theo dân tộc tương đối
đơn giản, chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 99,3%), còn lại là dân tộc Hoa, Tày, Nùng,
Chăm, Châu ro, Khơme. Mật độ dân số trung bình năm 2010 là 204 người/km2, cao hơn
rất nhiều so với bình quân toàn huyện Vĩnh Cửu là 118 người/km2.Tổng số hộ sản xuất
nông nghiệp là 412 hộ (chiếm 16,1%), bình quân diện tích đất canh tác khoảng 2,1 ha/hộ
và khoảng 0,83 lao động nông nghiệp.
Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động là 6.424 người, chiếm 63,6% tổng dân số.
Lao động sản xuất nông nghiệp là 1.034 người, chiếm 16% tổng số lao động. Nhờ có lợi
thế về vị trí địa lý ở cạnh TP. Biên Hòa và khu công nghiệp Thạnh Phú nên trong những
năm qua việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra rất
nhanh. Tuy nhiên do mật độ dân số cao nên tỷ lệ lao động nông nghiệp trên diện tích đất
sản xuất nông nghiệp còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung đầu tư cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề để nâng cao thu nhập cho nông dân
đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.
2.2.3. Nhận xét chung
a) Thuận lợi
Nằm trong khu vực phát triển đô thị phía nam huyện Vĩnh Cửu, giáp Tp.Biên Hòa
và có tuyến đường ĐT 768 chạy qua nên rất thuận lợi trong việc giao thương, trao đổi
hàng hóa và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Có điều kiện khí
hậu ôn hòa, tài nguyên đất đai phù hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và phát triển các vùng
chuyên canh cây ăn quả, đặc biệt là cây cây bưởi, đem lại năng suất và hiệu quả cao. Nằm
giáp ranh Tp. Biên Hòa và khu công nghiệp Thành Phú là động lực thúc đẩy ngành công
12


nghiệp phát triển theo hướng gia tăng giá trị hàng hóa, đồng thời dễ dàng chuyển đổi cơ
cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Có nguồn nước phong phú, đặc biệt là
nguồn nước mặt, đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu
nước sinh hoạt cho nhân dân.
b) Khó khăn

Địa hình tuy là đồng bằng nhưng những vùng thung lũng, kết hợp với việc mưa tập
trung theo mùa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Tình trạng ngập úng cục bộ ở
các cánh đồng ấp Bình Lục, Bình Phước và Vĩnh Hiệp chưa được giải quyết làm hạn chế
cho việc canh tác. Đất đai có độ phì nhiêu thấp (trừ đất phù sa ven sông Đồng Nai) nên
ảnh hưởng năng suất các loại cây trồng. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ
thông, am hiểu khoa học kỹ thuật và thị trường chưa cao.

13


×