Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ

TRẦN HOÀNG CẨM THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012

 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ ’’ do Sinh
viên TRẦN HOÀNG CẨM THỦY, sinh viên khóa 35, ngành QUẢN TRỊ KINH
DOANH, chuyên ngành THƯƠNG MẠI, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________
TRẦN MINH HUY
Giáo viên hướng dẫn



________________________
Ngày

tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Chữ ký, họ tên

Chữ ký, họ tên

Ngày

tháng

năm

Ngày

ii 
 

tháng

năm



LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn đến ba mẹ gia đình đã cho con có
ngày hôm nay. Tiếp đến em xin cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh, các thầy cô ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại bao năm qua
đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn Thầy – Thạc sĩ. Trần Minh Huy đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em
trong thời gian học tập ở trường cũng như trong thời gian em thực tập, giúp em hoàn
thành bài khóa luận này.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các phòng ban chức năng
cùng toàn thể các anh chị đang làm việc tại Công ty cổ phần Nguyên Vũ, đặc biệt là
chị Mang Thị Ngọc Điệp, anh Nguyễn Văn Đức đã tạo điều kiện và luôn tận tình
giúp đỡ cho em trong quá trình thực tập.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh sức khoẻ, thành công trong công việc và cuộc sống. Em kính chúc Ban
lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần Nguyên Vũ sức khỏe
và Công ty ngày càng phát triển, gặt nhiều thành công và thắng lợi hơn nữa.

Em chân thành cảm ơn

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Trần Hoàng Cẩm Thủy

iii 
 


năm 2012


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN HOÀNG CẨM THỦY. Tháng 12 năm 2012. " MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ VÀO
THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ".
THỦY. TRẦN HOÀNG CẨM. DECEMBER
ENHANCE

WOODEN-FURNITURE

2012. "SOLUTIONS TO

EXPORTING

AVTIVITIES

OF

VICTORWOOD JOINT STOCK COMPANY TO THE US MARKET".

Đồ gỗ hiện nay là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
với lượng thu ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp
đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế biến
động hiện tại, thì việc nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và tìm giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường đó là điều cần thiết của các doanh
nghiệp. Và Công ty Cổ Phần Nguyên Vũ là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu đồ
gỗ sang thị trường Mỹ trong nhiều năm, đã bước đầu tạo được uy tín tại thị trường

này, kim ngạch ngày càng tăng và thị trường ngày càng được mở rộng.
Từ đó đề tài “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm
đồ gỗ vào thị trường Mỹ của Công Ty Cổ Phần Nguyên Vũ” được thực hiện. Qua tìm
hiểu, thu thập các nguồn thông tin và dựa trên nguồn số liệu của các phòng ban Công
ty từ năm 2009 đến 2011, khóa luận được nghiên cứu với các nội dung: Phân tích
tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ và tiềm năng của thị trường này, phân tích
thực trạng kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ, đánh giá các mặt thành công, hạn
chế, cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu, trên cơ sở đó để đưa ra các đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty.
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu như: phương pháp mô tả thống kê,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích ma trận SWOT…

iv 
 


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 
1.2 Mục đích nghiên cứu: ............................................................................................... 2 
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 2 
1.2.2 Mục tiêu riêng ............................................................................................ 2 
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 
1.4 Bố cục khóa luận ....................................................................................................... 2 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................................... 4 
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Nguyên Vũ. ................................................... 4 
2.1.1 Thông tin chung ......................................................................................... 4 
2.1.2 Quá trình hình thành .................................................................................. 4 
2.1.3 Quá trình phát triển .................................................................................... 5 
2.2  Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................................... 6 
2.2.1 Chức năng .................................................................................................. 6 
2.2.2 Nhiệm vụ.................................................................................................... 6 
2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý............................................................................ 7 
2.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Nguyên Vũ. .......................... 7 

 


2.3.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban ......................................................... 8 
2.4 Tình hình sử dụng lao động ...................................................................................... 9 
2.5 Định hướng phát triển ............................................................................................. 10 
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 12 

3.1 Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu ....................................................................... 12 
3.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 12 
3.1.2 Vai trò của xuất khẩu ............................................................................... 12 
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu .................................... 14 
3.1.4 Mục tiêu của xuất khẩu ............................................................................ 16 
3.2  Phân tích và đánh giá thị trường mục tiêu ............................................................. 18 
3.3  Chiến lược Marketing đẩy mạnh xuất khẩu ........................................................... 18 
3.3.1 Khái niệm ................................................................................................. 18 
3.3.2 Nội dung của chiến lược: ......................................................................... 19 
3.4  Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 19 
3.4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..................................................... 19 
3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 20 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................... 22 
4.1 Tình hình thị trường đồ gỗ ...................................................................................... 22 
4.1.1 Tóm tắt thị trường đồ gỗ thế giới ............................................................. 22 
4.1.2 Tổng quan về xuất khẩu gỗ của Việt Nam............................................... 23 
4.2 Phân tích thị trường đồ gỗ ở Mỹ ............................................................................. 28 
4.3 Phân tích hoạt động xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Nguyên Vũ ........................ 32 
4.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong 3 năm gần
đây (2009 – 2011) ............................................................................................. 32 
4.3.2 Kim ngạch xuất khẩu. .............................................................................. 34 
4.3.3 Cơ cấu ngành hàng/ mặt hàng .................................................................. 35
vi 
 


4.3.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu.................................................................. ...45
4.3.5 Phương thức kinh doanh .......................................................................... 49 
4.4 Đánh giá đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ phần Nguyên Vũ .. 50 
4.4.1 Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Công ty cổ

phần Nguyên Vũ. .............................................................................................. 50 
4.4.2 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ của
Công ty .............................................................................................................. 51 
4.5  Phân tích SWOT .................................................................................................... 52 
4.6 Chiến lược thị trường xuất khẩu của công ty......................................................... 54 
4.6.1 Mục tiêu chiến lược thị trường ................................................................ 54 
4.6.2 Nội dung của chiến lược thị trường ......................................................... 55 
4.6.3 Xây dựng chiến lược thị trường ............................................................... 60 
4.7 Các biện pháp phát triển thị trường của công ty. .................................................... 61 
4.7.1 Thành lập và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. ......................... 61 
4.7.2 Đảm bảo chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm ........ 62 
4.7.3 Marketing, xây dựng thương hiệu ............................................................ 63 
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 66 
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 66 
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 67 
5.2.1 Về chính sách trồng rừng của Chính phủ: ............................................... 67 
5.2.2 Về tổ chức chợ đầu mối gỗ nguyên liệu: ................................................. 68 
5.2.3 Về chính sách thuế: .................................................................................. 68 
5.2.4 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu: .......... 68 
5.2.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực: .................................................... 69 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii 
 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B/L


Vận đơn đường biển ( Bill of Lading)

BGĐ

Ban Giám Đốc

C/O

Chứng thư xuất xứ (Certificate of Origin)

CP

Cổ phần

DN

Doanh Nghiệp

ĐKKD

Đăng Kí Kinh Doanh

ĐVT

Đơn Vị Tính

FSC

Hội đồng quản trị rừng quốc tế (Forest Stewardship Council)


GDP

Tổng sản phẩm quốc hội

ISO

Tiêu chuẩn tổ chức quốc tế ( International Organization for Standardization)

KNXK

Kim Ngạch Xuất Khẩu

L/C

Thư tín dụng (Letter of Credit)

QC

Kiểm tra chất lượng (Quality Check)

R&D

Nghiên cứu và phát triển

TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TT

Thị Trường

TTR


Thanh toán trả ngay (Telegraphic Transfer Reimbursement)

XK

Xuất khẩu

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organization )

viii 
 


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tổng Giá Trị Xuất Nhập Khẩu Các Sản Phẩm Gỗ Của Thế Giới Qua Các Năm.....22
Bảng 4.2 Cơ Cấu Sản Phẩm Gỗ Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2011 ................................... 24 
Bảng 4.3 Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Gỗ Của Việt Nam Trong Năm 2011 ...................... 26 
Bảng 4.4: Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Trong 3 Năm 2009-2011........................... 32 
Bảng 4.5 : Kim Ngạch Xuất Khẩu Trong 3 Năm Từ Năm 2009 – 2011 Của Công Ty Nguyên
Vũ. ............................................................................................................................................ 34 
Bảng 4.6: Cơ Cấu Hàng Xuất Khẩu Năm 2009, 2010, 2011 ................................................... 37 
Bảng 4.7: Giá Trị Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Qua các năm 2009, 2010 và 2011 ...................... 39 
Bảng 4.8: Cơ Cấu Mặt Hàng Xuất Khẩu Gỗ Của Công Ty 3 năm 2009, 2010 và 2011 .......... 41 
Bảng 4.9: Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu 2 Năm 2010 Và 2011 ............................................ 45 
Bảng 4.10: Tình Hình Ký Kết /Thưc Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu. .......................................... 49 
Bảng 4.11: Cơ Cấu Mặt Hàng Đồ Gỗ Xuất Khẩu Sang Thị Trường Mỹ Của Công Ty Cổ
Phần Nguyên Vũ Năm 2011 ..................................................................................................... 50 

Bảng 4.12: Ma Trận SWOT ..................................................................................................... 52
 

ix 
 


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu Đồ Giá Trị Tiêu Thụ Đồ Gỗ Của Thế Giới Năm 2003 – 2011. ....................... 23
Hình 4.2: Cơ Cấu Sản Phẩm Đồ Gỗ Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2011............................. 25 
Hình 4.3: Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Việt Nam Năm 2011 ....................... 27
Hình 4.4: Biểu Đồ Doanh Thu Của Công Ty Công Ty Cổ Phần Nguyên Vũ
Hình 4.5: Biểu Đồ Lợi Nhuận Từ Năm 2009-2011.................................................................. 33 
Hình 4.6: Kim Ngạch Của Công Ty Công Ty Cổ Phần Nguyên Vũ Từ Năm 2009- 2011 ....... 35 
Hình 4.7: Cơ Cấu Hàng Xuất Khẩu Năm 2009, 2010, 2011 .................................................... 38 
Hình 4.8: Biểu Đồ Giá Trị Xuất Khẩu Gỗ Qua 3 Năm 2009, 2010 Và 2011........................... 40 
Hình 4.9 : Biểu Đồ Cơ Cấu Mặt Hàng Gỗ Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2009..................... 43 
Hình 4.10 : Biểu Đồ Cơ Cấu Mặt Hàng Gỗ Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2010................... 43 
Hình 4.11: Biểu Đồ Cơ Cấu Mặt Hàng Gỗ Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2011.................... 43 
Hình 4.12: Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2009 ....................... 46 
Hình 4.13: Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2010 ....................... 46 
Hình 4.14: Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2011 ....................... 46 


 


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hiệp hội thương mại đồ gỗ trên thế giới.

Phụ lục 2: Một số dự án của Công ty Cổ Phần Nguyên Vũ
Phụ lục 3: Một số hình ảnh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Nguyên
Vũ.

xi 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài .
Ngày nay nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật nền kinh tế thế giới ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn, việc giao lưu buôn bán đã mở rộng ra tầm thế
giới.Hoạt động ngoại thương đang diễn ra rất sôi nổi. Hòa chung trong không khí đó,
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang trên đà tăng
trưởng đáng kể, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hầu hết các nước trên thế
giới. Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm tham gia vào thị trường hàng hóa thế
giới và trở thành những sản phẩm chủ lực của nước ta. Trong những mặt hàng đó, gỗ
và những sản phẩm làm từ gỗ là một trong năm mặt hàng xuất khẩu chính có kim
ngạch xuất khẩu cao của ta trong những năm gần đây. Với nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản
phẩm từ gỗ trên thế giới ngày càng gia tăng, Mỹ và Châu Âu là hai thị trường nhập
khẩu đồ gỗ đứng hàng đầu trên thế giới.Đây là hai thị trường tiềm năng cho các
doanh nghiệp xuất khẩu trên thế giới trong đó có Việt Nam.Ngoài ra, trong những
năm gần đây, ngành công nghiệp gỗ Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được
những thành quả đáng kể. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam đã từng bước thâm nhập ngày càng sâu rộng vào các thị trường đồ gỗ nước
ngoài, trong đó có Công ty cổ phần Nguyên Vũ. Công ty cổ phần Nguyên Vũ là một
trong những công ty có kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ra thị trường nước ngoài
ngày càng tăng, đặc biệt là hai thị trường Mỹ và Châu Âu. Hiện nay, công ty đang có

kế hoạch nghiên cứu và phát triển để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Vì vậy,
để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ của Công ty cổ phần Nguyên Vũ”.

 


1.2

Mục đích nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thị trường Mỹ và phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Công ty cổ phần Nguyên Vũ trong 3 năm gần đây ( năm 2009, 2010,
2011) để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu vào thị
trường Mỹ các sản phẩm chế biến từ gỗ của Công ty.
1.2.2 Mục tiêu riêng
- Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu gỗ của Công ty, đánh giá
hiệu quả của việc xuất khẩu.
- Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng ký kết và thủ tục hải quan tại công ty.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ của công ty.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gỗ của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: tại Công ty cổ phần Nguyên Vũ. Địa chỉ: Khu công
nghiệp Chơn Thành, Chơn Thành, Bình Phước; Văn phòng đại diện tại 243-245 Ung
Văn Khiêm, Bình Thạnh, TP. HCM
- Phạm vi thời gian: Được sự cho phép của khoa kinh tế trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và thực tập tại Công ty cổ phần Nguyên Vũ, đề tài
được nghiên cứu và thực hiện từ 1/8/2012 đến 1/11/2012.
1.4 Bố cụckhóa luận

Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Trình bày lý do của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Nguyên Vũ.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, cơ sở lý luận của đề tài, phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận

 


Phân tích thị trường đồ gỗ thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng, cùng
với phân tích các số liệu do công ty cung cấp và thu thập, từ đó đưa ra nhận định về
thị trường xuất khẩu và đánh giá về tình hình kinh doanh xuất khẩu của Công ty
trong 3 năm vừa qua. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đến việc xuất khẩu vào thị
trường Mỹ của Công ty.Đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ
của Công ty cổ phần Nguyên Vũ.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tồng hợp đánh giá những vấn đề đã nghiên cứu từ đó rút ra kết luậnchung.
Nêu ra những nhận xét từ kết quả nghiên cứu, những khó khăn mà công ty còn gặp
phải, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp để phát triển đối với Công ty cổ phần
Nguyên Vũ và đối với sự phát triển hoạt động xuất khẩu của đất nước.


 



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Nguyên Vũ.
2.1.1 Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Nguyên Vũ
Tên giao dịch : VICTOR WOOD
Tên viết tắt: VICTOR WOOD
Trụ sở : Khu công nghiệp Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Điện thoại : 0651.3691022

Fax : 0651.3691022

Email :
Văn phòng đại diện: 243 - 245 đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình
Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: +84 8 3999495

Fax: +84 8 38035527

Website: www.nguyenvufurniture.com
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 3800337583 ngày 05/5/2006, đăng ký thay đổi
lần thứ 2 ngày 25/02/2009.
2.1.2 Quá trình hình thành
Công ty cổ phần Nguyên Vũ thành lập năm 2006, trụ sở chính tại khu công
nghiệp Chơn Thành, huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước, là một công ty chuyên sản


 



xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng trồng như keo lai,
cao su, xà cừ…
Chức năng: cung cấp các sản phẩm gỗ ván ghép, đồ gỗ nội thất để đáp ứng
nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
2.1.3 Quá trình phát triển
Ngay sau khi thành lập, công ty đã tiến hành xây dựng cơ bản, nhân rộng mặt
bằng, lắp đặt máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến hiện đại từ các nhà cung cấp
hàng đầu của Châu Âu và Châu Á như: tập đoàn WEINIG, BALESTRINI, SHODA,
HOLYTEK, ATLAS COSPCO, HELIOS….
Điển hình vào đầu năm 2007, công ty đã nhập về các loại máy bào bốn mặt và
định hình tự động Weinig Unimat Gold 001, 002, máy cắt ngang tối ưu Dimter
Opticut 200 Elite, máy ghép gỗ ngang cao tầng L2500 từ Nhật Bản trị giá hơn 3 tỷ
đồng và nhiều thiết bị máy móc hiện đại khác.
Năm 2008 và 2009 để đáp ứng cho những đơn hàng đòi hỏi nhiều dòng hàng
sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đa dạng thuộc mặt hàng nội thất cao cấp, Ban
Tổng Giám đốc nhà máy đã quyết định đầu tư để trang bị thêm máy phay soi mộng 5
bậc điều khiển CNC VIVA, máy ghép thuỷ lực bốn mặt MR4-5200-1300, máy phay
gỗ Shoda NC516, máy chả nhám UNISAND K1350 TRP…. đến nay, tổng chi phí
đầu tư máy móc nhập khẩu đã hơn 50 tỷ đồng
Năm 2010 công ty tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm và phát triển khách
hàng tìm năng, lần đầu tiên công ty tham gia hội chợ triển lãm đồ gỗ VIFA 2010,
gian hàng trưng bày đầy đủ và đa dạng sản phẩm từ ngoại nội thất cao cấp đến những
trang thiết bị gia đình…
Đến năm 2011, công ty đã sỡ hữu một diện tích hơn 50 hecta khu vực sản xuất
trong đó có 24000m2 xưởng sản xuất, bao gồm 4 nhà xưởng riêng biệt cho các bộ
phận: Cưa – xẻ, sấy, tạo phôi, ghép ván, tạo mẫu, định hình; bộ phận chế biến trên
máy tự động; chà nhám – sơn hoàn thiện – đóng gói và khu vực chất hàng lên
container.


 


Công ty hiện nay có hơn 600 công nhân viên gồm những người có kinh
nghiệm, có tay nghề và được huấn luyện tốt. Công ty chú tâm vào công việc duy trì
và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công nhân tay nghề cao để sản xuất ra
các sản phẩm đạt chất lượng.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ
2.2.1 Chức năng
- Sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ các loại.
- Xây dựng trang trí nội ngoại thất.
- Hoạt động xuất nhập khẩu.
- Ươm trồng các loại cây: công nghiệp, nông nghiệp, hoa màu, cây cảnh.
- Trồng rừng.
- Vườn ươm.
- Cho thuê kho bãi.
2.2.2 Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài.
- Đảm bảo đúng tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng các phương án cung cấp nguồn nguyên liệu cho hoạt động lâu dài
của công ty.
- Chấp hành đầy đủ các chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Quản lý sử dụng tốt cán bộ công nhân viên, đảm bảo quyền lợi của người lao
động.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải đạt tiêu chuẩn.


 



2.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
2.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Nguyên Vũ.
Hình 2.1:Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức
Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc Điều Hành

Bộ phận
Vật tư

Bộ phận Hành chánh Nhân sự

Nhà máy
Sản xuất

Bộ phận Tài chính Kế toán

Bộ phận
kinh doanh

Hành chánh

Kế toán

Kế hoạch -Thiết kế

Cơ điện

Sản xuất


Khai thác
Cưa xẻ
Sấy
Ghép
Lắp ráp
Sơn
QC
(Kiểm tra chất lương)

Bao bì

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính


 


2.3.2 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban
* Tổng Giám Đốc:
- Là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của
Công ty.
- Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án, sản xuất kinh doanh, các vấn đề
tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao.
* Giám Đốc Điều Hành :
- Chịu trách nhiệm phối hợp, điều hành sản xuất kinh doanh, hướng dẫn và
kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản xuất, tình hình sử dụng vốn kinh doanh, sổ sách,
chứng từ.
- Nghiên cứu giá cả thị trường đề ra chiến lược phát triển đúng đắn, báo cáo
tình hình sản xuất, kinh doanh cho Ban giám đốc.
* Bộ phận vật tư :

Trong đó gồm hai người chịu trách nhiệm lập kế hoạch vật tư. Họ lên kế
hoạch đưa ra mức nguyên vật liệu cụ thể cho quy trình gia công sản phẩm. Ngoài ra,
bộ phận vật tư còn có hai người phụ trách khâu cung cấp vật tư. Để quản lý phòng
vật tư có trưởng phòng quản lý vật tư. Người này chịu trách nhiệm giám sát và đốc
thúc để bộ phận vật tư của công ty hoàn thành tốt công việc. Phòng vật tư có ba khâu:
- Lập kế hoạch vật tư.
- Cung cấp vật tư.
- Quản lý vật tư.
* Bộ phận Hành chánh – Nhân sự :
Có trách nhiệm:
- Tuyển dụng nhân sự vàtheo dõi nhân sự, tiền lương. Hằng tháng phòng này
chấm công công nhân và nhân viên để phát lương hợp lý và đầy đủ.Đồng thời đưa ra


 


chế độ khen thưởng cũng như các khoản phụ cấp cho nhân viên và công nhân của
công ty.
* Bộ phận Tài chính –Kế toán :
Có trách nhiệm:
- Xử lý chứng từ, hạch toán kế toán, theo dõi công nợ, tính giá thành.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các hoạt động tài chính, nguyên tắc tài
chính.
- Định kỳ lập Báo cáo tài chính.
* Nhà máy sản xuất:
- Sản xuất, chế biến gỗ thành phẩm.
- Nhà máy sản xuất bao gồm các bộ phận: Hành chánh – nhân sự, Kế toán –
thống kê, Kế hoạch – Kỹ thuật, Bảo trì, Sản xuất (khai thác, cưa xẻ, sấy, ghép, lắp
ráp, sơn, QC kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao bì).

* Bộ phận kinh doanh:
- Phòng này chịu trách nhiệm quan chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu
của công ty. Ở đây, nhân viên sẽ tiếp nhận Hợp đồng và theo dõi tiến độ Hợp đồng,
cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng và cử người ra cảng làm thủ tục Hải quan
khi xuất hay nhập sản phẩm.
- Lập kế hoạch quảng cáo (web, các phương tiện thông tin đại chúng: truyền
hình, báo) giới thiệu về Công Ty, các sản phẩm hàng hóa, Công ty đang kinh doanh.
2.4 Tình hình sử dụng lao động
Với chiến lược phát triển của ngành gỗ hiện nay, công ty xác định yếu tố con
người sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Đổi mới công tác kinh
doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Đào tạo cán bộ kỹ thuật cao, công
nhân lành nghề, qua đó gắn liền sản xuất và tiết kiệm , nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo
vệ quyền lợi người lao động.

 


Hiện nay công ty có trên 600 cán bộ công nhân viên .Bao ngồm các kỹ sư
chuyên ngành có kinh nghiệm lâu năm và các công nhân được huấn luyện thành thạo
Công ty luôn chú trọng việc duy trì và phát triển, đội ngũ nhân chuyên nghiệp và
công nhân lành nghề ,để tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.ham mưu cho
Ban Giám Đốc về kế hoạch kinh doanh của Công ty.
2.5 Định hướng phát triển
Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong những năm tới, Công ty sẽ hướng
tới mở rộng thị trường trên thế giới với những mặt hàng chủ lực đang được ưa
chuộng, tập trung củng cố và khắc phục những mặt còn hạn chế đồng thời phát triển
dây chuyền tự động nhằm tăng năng suất sản phẩm.
Công ty đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh và mục tiêu mới cho năm
2013 đó là tăng kim ngạch suất khẩu gỗ lên 3cont/ngày. Đồng thời tiếp tục giữ vững
thương hiệu và giữ chữ tín làm đầu, tăng cường tìm kiếm đối tác trong và ngoài

nước.
Công ty Nguyên Vũ mong muốn tạo ra bước đột phá về công nghệ nhằm ứng
dụng vào nguồn nguyên liệu do chính công ty trồng và sản xuất tạo ra sản phẩm có
giá trị cao, hiệu lực tốt từng bước xây dựng công ty ngày càng thêm vững mạnh bao
gồm các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông
và người lao động.
Một là, tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để hoàn toàn tự túc
nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván
nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2015.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành
công nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời
gian với giá cả cạnh tranh.
Ba là, tăng cường máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm.

10 
 


Bốn là, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến
thương mại góp phần xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam.
Năm là, tham dự và góp phần nâng cao vai trò Hiệp hội Lâm sản Việt Nam và
các Hiệp hội chế biến xuất khẩu địa phương, nâng cao tính liên kết giữa các doanh
nghiệp, từng bước thực hiện sự phân công hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp
theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng.
Nhiệm vụ trọng tâm từ 2010-2015 là tập trung nguồn lực đầu tư và mở rộng thị
trường xuất khẩu và các thị trường tiềm năng.Phát triển sản xuất các mặt hàng chủ
lực của công ty là đồ gỗ nội thất văn phòng. Công ty Nguyên Vũ luôn tập trung vào
khách hàng, cải tiến hệ thống quản trị, áp dụng công nghệ phù hợp để tăng chất lượng
dịch vụ đem lại lợi ích và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm phát triển

bền vững.
Trong thời gian qua công ty cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm góp
phần vào công tác bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.Công ty đã
nhận biết rõ nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, lên tiếng kêu gọi mọi
người góp sức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên.
Công ty đã chủ động trong việc chia sẻ thông tin, hợp tác và thúc đẩy chuyển
giao công nghệ trồng và chế biến gỗ an toàn, hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu khoa
học nhằm phát triển bền vững tài nguyên gỗ của Việt Nam và góp phần xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc tại tỉnh Bình Phước. Công ty còn chủ động tổ chức và
tham gia các diễn đàn vể lâm sản thông qua các hội nghị hội thảo quốc gia, quốc tế,
qua đó nâng cao nhận thức trong cộng đồng về vai trò của gỗ và trách nhiệm chung
trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.
Lãnh đạo công ty đã sớm xác định khẩu hiệu phát triển của công ty là “Công nghệ
mới và bảo vệ môi trường”.Đây là phương châm xuyên suốt mọi lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của công ty.

11 
 


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 
3.1 Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu
3.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán
hànghóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế
theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Xuất khẩu

là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản và là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
3.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế của đất nước. Cụ thể là:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá
đất nước, đem lại nguồn ngoại tệ lớn góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự
trữ ngoại tệ từ đó tăng khả năng nhập khẩu tư liệu sản xuất. Công nghiệp hóa đất
nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng
nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong một thời
gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kĩ thuật,
công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn:
12 
 


+ Xuất khẩu hàng hoá;
+ Đầu tư nước ngoài;
+ Vay nợ, viện trợ;
+ Thu hút từ các hoạt động dịch vụ quốc tế như vận tải biển thanh toán quốc
tế, bảo hiểm;
+ Xuất khẩu sức lao động…
Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu
Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành khác không chỉ việc
thu ngoại tệ mà nó còn giúp cho việc tăng nhu cầu ở những ngành liên quan. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng
phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác
động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản phẩm vượt
quá nhu cầu nội địa.Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như
nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự ” thừa
ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ
chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế
giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sự tác động này thể hiện ở chỗ:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi,
+ Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo điều kiện tiền đề kinh tế kĩ
13 
 


thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực lao động trong nước thông qua xuất khẩu,
hàng hoá của nước ta sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh trên thị trường thế giới về giá
cả, chất lượng. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.
Xuất khẩu là cơ sở mở rộng, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm nhiều
mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu
hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra
nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và
đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển

kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép
mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây
phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo.
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu
Khi các nhân tố liên quan đến chi phí  sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước
không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ
giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên.Tỷ
giá hối đoái tăng tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ, thì giá trị xuất khẩu
cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.Trong tính toán tổng
cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của
một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu
nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý
nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát
triểntheo đuổi chiến lược công nghiệp hóahướng vào xuất khẩu.
a) Các công cụ chính sách thương mại thuế quan và phi thuế quan
Thuế xuất khẩu: là công cụ điều tiết và quản lý xuất khẩu. TXK có thể hạn chế
hoặc khuyến khích xuất khẩu.
14 
 


×