Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ LAI TẠI XÃ TAM BỐ, HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.77 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
******

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ LAI TẠI
XÃ TAM BỐ, HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

TRẦN THỊ SƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
******

TRẦN THỊ SƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ LAI TẠI
XÃ TAM BỐ, HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Độc Lập



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đạị
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NGÔ LAI TẠI XÃ TAM BỐ, HUYỆN DI LINH, TỈNH
LÂM ĐỒNG” do Trần Thị Sương, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. Trần Độc Lập

________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM,
đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Độc Lập đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn thầy cố vấn học tập Lê Vũ và tất cả các bạn học trong lớp DH10KT đã
quan tâm, cùng giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô, chú, bác, anh, chị
nông hộ trồng ngô tại xã Tam Bố, các phòng ban Uỷ Ban Nhân Dân xã Tam Bố đã hết
lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình độ hiểu biết và
tầm nhìn chưa rộng. Vì thế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong
được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Sương


NỘI DUNG TÓM TẮT

TRẦN THỊ SƯƠNG. Tháng 12 năm 2013. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Cây Ngô Lai Tại Xã Tam Bố, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng”.
TRẦN THỊ SƯƠNG. December 2013. “Evaluation of The Economic
Efficiency of Maize Production in Tam Bố Commun, Di Linh District, Lam Dong
Province”.
Khóa luận thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng ngô ở
xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thông qua phỏng vấn 50 hộ dân trồng ngô
lai để lấy số liệu tính toán, vận dụng các phương pháp thống kê kinh tế, phân tích hồi
quy, cũng như sử dụng các chỉ tiêu kết quả kinh tế, chỉ tiêu hiệu quả để xác định hiệu
quả sản xuất của việc trồng ngô. Khóa luận sử dụng hàm Cobb-Douglas, xây dựng
hàm năng suất cho cây ngô tại địa bàn nghiên cứu, các biến giải thích là: Chi phí phân
bón, chi phí thuốc BVTV, lượng công lao động, lượng giống, diện tích sản xuất, kinh
nghiệm, học vấn, khuyến nông.
Từ những tính toán tổng hợp, phân tích đã chứng minh được việc trồng ngô là
có hiệu quả. Chi phí trung bình cho 1 năm sản xuất trên 1 ha là 44.475 triệu đồng. Sản
lượng bình quân năm 2013 đạt 15,386 kg/ha, với giá trung bình năm 2013 là 4,450
đồng/kg thì mỗi 1 ha ngô mang lại lợi nhuận là 23.995 triệu đồng. Qua đó tính toán
được tỉ suất LN/CP là 0.54 lần và TN/CP là 0.59 lần. Sau khi tính toán và phân tích
hồi quy thì kết luận được các biến phân bón, thuốc BVTV, công lao động và khuyến
nông có ảnh hưởng đến năng suất ngô của nông hộ.
Mô hình trồng ngô phù hợp với điều kiện tự nhiên và mang lại hiệu quả cho
người nông dân. Thông qua việc điều tra tìm hiểu, biết được những thuận lợi cũng như
khó khăn của người dân trồng ngô ở xã, từ đó khóa luận đưa ra một số kiến nghị và
giải pháp như nghiên cứu cải thiện hiệu quả, phát triển giống lai năng suất cao, đầu tư
nguồn nước tưới, nâng cao công tác khuyến nông để giúp bà con nhiều hơn về khoa
học kỹ thuật, phổ biến nguồn giống chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3.1. Địa bàn ............................................................................................................... 2
1.3.2. Đối tượng ........................................................................................................... 2
1.3.3. Thời gian ............................................................................................................ 2
1.4. Cấu trúc ................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ........................................................................................... 5
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 5
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng ............................................................................................................................ 5
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................... 6
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 8
2.2.1. Giới thiệu về đặc điểm của cây ngô ................................................................... 8
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam từ 1995-2012....................................... 10
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 13
3.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 13
3.1.1. Vài nét về nông hộ và hiệu quả kinh tế ........................................................... 13
3.1.2 Kỹ thuật trồng các giống ngô lai....................................................................... 13
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
v



3.2.1. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu ..................................................... 17
3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................... 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 23
4.1. Đặc điểm của các nông hộ điều tra ..................................................................... 23
4.1.1. Quy mô nhân khẩu ........................................................................................... 23
4.1.2 Tuổi chủ hộ ....................................................................................................... 23
4.1.3. Trình độ học vấn .............................................................................................. 24
4.1.4 Tình hình sử dụng vốn ...................................................................................... 25
4.1.5. Tình hình tham gia khuyến nông của các nông hộ .......................................... 26
4.1.6. Quy mô diện tích đất nông nghiệp ................................................................... 26
4.1.7. Quy mô diện tích đất trồng ngô ....................................................................... 27
4.1.8. Kinh nghiệm trồng ngô của nông hộ điều tra ................................................. 28
4.2. Chi phí trồng và chăm sóc cây ngô ..................................................................... 28
4.3. Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế Bình Quân 1 Hecta Trồng Ngô ......................... 30
4.3.1. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Bình Quân 1 Hecta Trồng Ngô Năm 2013....... 30
4.3.2. So sánh kết quả và hiệu quả của hai quy mô ................................................... 31
4.3.3. Đánh giá mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào của các nông hộ trồng ngô ...... 35
4.4. Phân tích tác động của sự thay đổi giá sản phẩm, giá của các yếu tố đầu vào
đến lợi nhuận, tỷ suất LN/CP cho quy mô 1 và quy mô 2 ......................................... 36
4.4.1. Thay đổi theo giá bán....................................................................................... 36
4.4.2.Thay đổi của yếu tố đầu vào ............................................................................. 38
4.5. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ngô ....................................... 41
4.5.1. Ước lượng các tham số của mô hình ............................................................... 41
4.5.2. Kiểm định sự vi phạm giả thiết của mô hình ................................................... 41
4.5.3. Kết quả phân tích mô hình ............................................................................... 42
4.6. Các kênh tiêu thụ ngô ......................................................................................... 43
4.7. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục khó khăn của các nông hộ
trồng ngô ở Xã ........................................................................................................... 44
4.7.1. Về thuận lợi...................................................................................................... 44
4.7.2. Về khó khăn ..................................................................................................... 44

4.7.3. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................. 45
vi


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 47
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 47
5.2. Kiến nghị............................................................................................................. 48
5.2.1. Đối với người nông dân ................................................................................... 48
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương ..................................................................... 49
5.2.3. Đối với nhà nước ............................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

DTTS

Dân tộc thiểu số

VH

Văn hóa

TDTT


Thể dục thể thao

THPT

Trung học phổ thông

BVTV

Bảo vệ thực vật

NPK

Phân NPK

ĐVT

Đơn vị tính

LN

Lợi nhuận

LN/CP

Lợi nhuận/chi phí

TN

Thu nhập


TN/CP

Thu nhập/chi phí

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng So Sánh Giá Trị Dinh Dưỡng Giữa Gạo Lứt và Ngô Hột (Giá Trị Của
100gr) ..................................................................................................................10
Bảng 2.2. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Ngô của Cả Nước từ 1995 -2012.......10
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Mô Hình .................................................................................19
Bảng 4.1. Quy Mô Nhân Khẩu của Các Nông Hộ Điều Tra .........................................23
Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Điều Tra .....................................................25
Bảng 4.3. Tình Hình Sử Dụng Vốn của Nông Hộ.........................................................25
Bảng 4.4. Tỷ Lệ Tham Gia Khuyến Nông của các Hộ Điều Tra ..................................26
Bảng 4.5.Quy Mô Diện Tích Đất Nông Nghiệp của Nông Hộ Điều Tra ......................27
Bảng 4.6. Quy Mô Diện Tích Đất Trồng Ngô của Các Hộ Điều Tra............................27
Bảng 4.7 Kinh Nghiệm Trồng ngô của các Nông Hộ điều tra ......................................28
Bảng 4.8. Chi Phí Trồng Và Chăm Sóc Bình Quân Một Hecta Ngô Năm 2013 ..........29
Bảng 4.9. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế Bình Quân 1 Hecta Trồng Ngô Năm 2013 ....30
Bảng 4.10. Phân Bố Các Hộ Trồng Ngô Theo Quy Mô ...............................................31
Bảng 4.11. Chi Phí Trồng và Chăm Sóc Của 2 Quy Mô/Ha .........................................32
Bảng 4.12. Kết Quả và Hiệu Quả Của Hai Quy Mô .....................................................33

Bảng 4.13. Đánh Giá Mức Độ Sử Dụng Phân Bón .......................................................35
Bảng 4.14. Đánh Giá Mức Độ Sử Dụng Thuốc BVTV ................................................36
Bảng 4.15. Phân Tích Tác Động của Thay Đổi Giá Bán đến LN, Tỉ Suất LN/CP cho
Quy Mô 1 và Quy Mô 2......................................................................................37
Bảng 4.16. Phân Tích Tác Động của Thay Đổi Chi Phí Vật Chất đến Lợi Nhuận, Tỷ
Suất LN/CP cho Quy Mô 1 Và Quy Mô 2 .........................................................38
Bảng 4.17. Phân Tích Tác Động của Thay Đổi Chi Phí Lao Động đến Lợi Nhuận, Tỷ
Suất LN/CP của Quy Mô 1 Và Quy Mô 2..........................................................40
Bảng 4.18. Kết Quả Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Suất Ngô ............41
Bảng 4.19. Các Kênh Tiêu Thụ Ngô Trên Địa Bàn Xã.................................................43

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Xã Tam Bố .....................................................................5
Hình 2.3. Ngô Ở Giai Nảy Mầm ...................................................................................11
Hình 2.4. Ngô Đến Thời Kì Trỗ Cờ ..............................................................................11
Hình 2.5. Ngô Đến Thời Kì Thu Hoạch ........................................................................12
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi của Chủ Hộ Trồng Ngô .......................................24

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Các Bảng Kết Suất Eview
Phụ Lục 2. Bảng Câu Hỏi Tìm Hiểu Nông Hộ Trồng Ngô Lai ở Xã Tam Bố Huyện Di
Linh Tỉnh Lâm Đồng
Phụ Luc 3. Danh Sách Các Hộ Điều Tra


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế và sự gia tăng dân số của thế
giới thì nhu cầu tiêu thụ lương thực ngày càng cao. Đây là cơ hội, cũng như động lực
phát triển cho ngành sản xuất lương thực nói chung và sản xuất ngô của Việt Nam nói
riêng.
Nhu cầu thị trường càng cao càng đòi hỏi sự đa dạng hóa của cây trồng, vật
nuôi để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng hiệu quả kinh tế. Từ lâu cây
lúa vẫn được biết như là cây lương thực chính giúp nước ta trở thành nước xuất khẩu
gạo đứng thứ hai trên thế giới. Ngoài cây lúa, cây ngô (cây bắp) cũng là loại cây lương
thực quan trọng. Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện
tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng đứng thứ hai và năng suất cao nhất
trong các cây ngũ cốc.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây
màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ
gieo trồng và hệ thống canh tác. Nhu cầu về ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu,
do ngô không chỉ được dùng để làm thức ăn chăn nuôi và lương thực cho con người
mà hiện nay ngô được dùng chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol) đang ngày càng một
tăng nhanh. Mậu dịch ngô trên thế giới tăng liên tục trong những năm gần đây, là cây
trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngô cả
nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2001
tổng diện tích ngô là 730,000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2012, diện
tích ngô cả nước 1,118.2 nghìn ha, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng trên 4.803 triệu tấn.
Tuy vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm



năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải
nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu tấn ngô hạt.
Cây ngô được dùng rất phổ biến không chỉ trong chăn nuôi mà còn trong ngành
công nghiệp thực phẩm vì giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây ngô mang lại.
Cây ngô dễ trồng mà đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều nông hộ ở tỉnh Lâm Đồng.
Ở địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đa số các nông hộ đều
trồng ngô lai. Cây ngô có thật sự đem lai hiệu quả kinh tế cho người dân ở nơi đây hay
không?
Trên cơ sở đó tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Cây Ngô Lai Tại Xã Tam Bố, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của cây ngô lai tại xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh
Lâm Đồng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Khảo sát thực trạng trồng ngô của các nông hộ trên địa bàn xã Tam Bố.

-

Phân tích hiệu quả kinh tế của cây ngô lai theo quy mô.

-

Phân tích tác động của sự thay đổi giá sản phẩm, giá của các yếu tố đầu vào
dến lợi nhuận, thu nhập, hiệu quả sản xuất của hai quy mô.


-

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây ngô lai.

-

Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của các hộ trồng ngô lai ở địa phương và
đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa bàn
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng.
1.3.2. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu đối với những nông hộ trồng ngô lai ở xã Tam Bố, huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng.
1.3.3. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.
2


1.4. Cấu trúc
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của
Cây Ngô Lai Tại Xã Tam Bố, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng” trong phần đặt vấn đề.
Bên cạnh đó cũng nêu rõ mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ
thể, phạm vi nghiên cứu gồm đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu, cuối cùng
là cấu trúc các chương của khóa luận.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư của

xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Phần còn lại là tổng quan về đối tượng nghiên cứu bao gồm giới thiệu về đặc
điểm của cây ngô, tình hình sản xuất ngô của Việt Nam.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần cơ sở lý luận nêu lên những lý thuyết, khái niệm cơ bản có liên quan đến
khóa luận như các định nghĩa về nông hộ và hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trồng các giống
ngô lai.
Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp chọn mẫu và thu thập
số liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích và xử lý số liệu gồm phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh, phương
pháp tương quan (hồi quy) sử dụng phần mềm Eview để phân tích mô hình hồi quy để
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đây là phần trọng tâm của khóa luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện và phân tích các kết quả thực tiễn và lý luận. Cụ thể là sẽ trình bày các đặc
điểm của nông hộ điều tra như quy mô nhân khẩu, cơ cấu độ tuổi, trình độ học vấn,
cách tiếp cận khoa học kỹ thuật,…để biết được thực trạng trồng ngô của bà con nông
dân tại địa phương. Tiếp theo là tính toán loại chi phí trồng và chăm sóc cây ngô lai,
kết quả và hiệu quả kinh tế bình quân 1 hecta trồng ngô, kết quả, hiệu quả bình quân 1
ha trồng ngô theo 2 quy mô 1 và 2, đánh giá mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào của
các nông hộ trồng ngô, phân tích tác động của thay đổi giá cả, chi phí đầu tư đến lợi
nhuận, thu nhập, hiệu quả sản xuất của hai quy mô, phân tích những nhân tố ảnh
3


hưởng đến năng suất ngô, các kênh tiêu thụ ngô. Cuối cùng là đưa ra những thuận lợi,
khó khăn của các nông hộ trồng ngô ở xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đưa ra kết luận chung và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải pháp cần
thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây ngô lai tại xã Tam Bố, huyện Di

Linh, tỉnh Lâm Đồng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng
a) Vị trí địa lý của xã
Xã Tam Bố là một xã ở phía đông bắc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, cách
trung tâm huyện khoảng 20 km.
Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp với huyện Lâm Hà.
- Phía nam giáp với tỉnh Bình Thuận.
- Phía Đông giáp xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng.
- Phía Tây giáp xã Bảo Thuận.
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Xã Tam Bố

Nguồn:

5


Diện tích tự nhiên toàn xã là 27,690.9 ha; Toàn xã có 1,550 hộ, dân số 6479
khẩu chia làm 4 thôn, địa bàn các thôn và các điểm dân cư chủ yếu phân bổ dọc theo
quốc lộ 20; trong đó có 2 thôn người đồng bào DTTS có 620 hộ, 2,591 khẩu.
b) Khí hậu

Là xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ở độ cao trên 800 m so với mặt nước
biển, nhiệt độ trung bình cả năm thấp, ôn hòa, biên độ giao động giữa ngày và đêm lớn
nên thích hợp với nhiều loại cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới như: Lúa nước, ngô,
rau đậu các loại, cà phê, bơ, mít, mác ca, cao su, ca cao, tiêu…
c) Địa hình
Khu vực xã có 2 dạng địa hình chính là: Địa hình bình nguyên và địa hình đồi
núi.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình dân số - lao động
Toàn xã có 1,550 hộ, dân số 6,479 khẩu chia làm 4 thôn, địa bàn các thôn và
các điểm dân cư chủ yếu phân bổ dọc theo quốc lộ 20; trong đó đồng bào dân tộc thiểu
số có 620 hộ với 2,591 nhân khẩu, chiếm 41.6%. Số người trong độ tuổi lao động
3,369 người chiếm 52 %, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm khoảng
75% tổng số lao động, 25 % lao động công nghiệp thương mại dịch vụ.
b) về giao thông
- Đường quốc lộ 20 qua địa bàn xã 4.441 km.
- Đường liên thôn, liên xóm 45.035 km.
c) Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
- Về kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp: 75%
+ Thương mại dịch vụ: 25 %
- Thu nhập bình quân đầu người: 19.2 triệu đồng/người/năm.
- Tỉ lệ hộ nghèo: 5.37%
- Cơ cấu lao động: tổng số lao động trong độ tuổi 52%/tổng số dân số toàn xã
Trong đó:
+ Lao động nông nghiệp: 75%
+ Lao động thương mại dịch vụ: 25%.
6



d) Thủy lợi
Chủ yếu phục vụ tưới nước cho các loại cây trồng
- Diện tích mặt nước chuyên dùng bao gồm cả ao, suối: 67.24 ha;
- Hệ thống thuỷ lợi: Đập và hệ thống kênh mương công trình thuỷ lợi Srêụ,
Dale..
e) Trường học
- 01 trường trung học cơ sở với 16 lớp (8 phòng)
- 01 trường tiểu học với 21 lớp (15 phòng)
- 01 trường mẫu giáo với 05 lớp (5 phòng)
f) Về y tế
Xã có 01 trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2006.
g) Cơ sở vật chất văn hóa
Có 01 nhà văn hóa xã; diện tích: 150m2
03 hội trường (Tạm) sinh hoạt của thôn; diện tích khoảng 200m2
01 sân vận động diện tích: 4,270m2 là nơi sinh hoạt thể dục thể thao cho thanh
thiếu niên và cũng là nơi tổ chức các họat độntg VH TDTT.
h) Chợ
Xã chưa có chợ (hiện đang trong thời kỳ quy họach và kêu gọi đầu tư).
i) Bưu điện
Xã có 01 điểm bưu điện và 03 điểm kinh doanh internet.
j) Nhà ở dân cư nông thôn
- Tỉ lệ hộ có nhà ở các loại theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng: 10%
- Số lượng nhà tạm, nhà dột nát: 37 hộ .
- Khu dân cư đang tiến hành quy họach.
k) Hệ thống chính trị:
- Hiện trạng đội ngũ cán bộ xã 37 người, đạt chuẩn 30 người.
- Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ổn định và đạt
kết quả.
- Tình hình an ninh trật tự xã hội luôn ổn định và được giữ vững.


7


2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu về đặc điểm của cây ngô
a) Cây ngô
Thân cây ngô tương tự như thân cây của các loại tre và các khớp nối có thể cách
nhau khoảng 20-30 cm. Ngô có hình thái phát triển rất đặc biệt; các lá hình mũi mác
rộng bản, dài 50-100 cm và rộng 5-10 cm; thân cây thường cao 2-3 cm, với nhiều mấu,
các lá tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Dưới các lá này và ôm sát thân cây là trái ngô.
Khi còn non chúng dài ra khoảng 3 cm mỗi ngày.
Ngô có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên vụ gieo trồng thích hợp nhất là vụ
thu đông vào tháng 8-9 dương lịch, vụ đông xuân vào tháng 11-12 dương lịch, vụ xuân
là vào tháng 1-2 dương lịch, vụ hè vào tháng 3-4 dương lịch. Ngô sống được trên
nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay đất thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ
nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0. Ngô chịu thời tiết ẩm. Nhiệt độ
thích hợp nhất cho cây ngô vào khoảng 21-27ºC. Cây ngô cần được trồng luân canh,
tốt nhất là với cây họ đậu như thế sẽ làm giảm được nguồn sâu bệnh và cây họ đậu sẽ
giúp tích lũy được phân đạm cho vụ ngô sau.
Ngô là loại cây một mùa với bông đực và bông cái. Bông đực mọc trên đầu cây
(cờ ngô) và bông cái được bao bọc bởi những vỏ áo. Bông cái thò ra ngoài với những
sợi râu ngô, ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung
vàng. Mỗi trái ngô dài khoảng 10-25 cm, chứa khoảng 200-400 hạt.
Qua nhiều thế hệ và cùng thời gian thì nhiều giống ngô mới lai tạo cũng được
thu nhập vào nước ta qua nhiều thế kỷ, mặc dù vậy cây ngô vẫn được chia làm 4 nhóm
chính sau:
Nhóm ngô răng ngựa: Hạt dẹp bề mặt hạt lỏm xuống giống răng ngựa. Thân
cao to, năng suất cao, hạt cứng. Hiện nay được trồng rất nhiều để phục vụ cho chăn
nuôi.
Nhóm ngô tẻ hoặc đá rắn: Đầu hạt hình tròn, phẩm chất hạt tốt, hàm lượng

protid cao. Thân cây cao trung bình, sản lượng khá. Đây là nhóm ngô mà người ta
trồng nhiều vừa để làm lương thực vừa để chăn nuôi.

8


Nhóm ngô nếp: Thân cây giống ngô tẻ, đầu hạt hình tròn nhưng màu hạt đục, hạt ăn
dẻo, phẩm chất hạt ăn ngon nhưng năng suất không cao. Đây là giống ngô dùng làm
lương thực là chủ yếu.
Nhóm ngô đường: Là nhóm ngô mà cây ngô đẻ nhánh nhiều và hạt ngô chứa
một lượng đường rất lớn, bề mặt hạt nhăn nheo, ngô này nhiều nước có giá trị trong
việc sử dụng chế biến thực phẩm, làm rau, đồ hộp...
b) Công dụng của cây ngô
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất Beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid
có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Ngô còn chứa chất xơ
không hòa tan- chất giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh; chất xơ này sau khi chuyển hóa
thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA) có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ
đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Ngô cũng rất tốt cho não vì nó giàu vitamin B1 giúp acetylcholine- một chất
truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24%
lượng vitamin mà cơ thể cần mỗi ngày.
Chiết xuất từ ngô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp da sáng đẹp hơn. Trong ngô
còn giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái
điểm vàng, rất tốt cho mắt.
Ngô là thực phẩm có chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất
xơ hòa tan liên kết với Cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi
khắp cơ thể để hấp thu tiếp Cholesterol có hại. Ngoài ra, lượng vitamin B trong ngô
cũng giúp làm giảm Homocysteine giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tính đa dạng của cây ngô được thể hiện trong công nghiệp chế biến thực phẩm, ngoài
việc luột ngô ra dùng ngay, ngô còn là một trong những thành phần có mặt trong nhiều

loại sản phẩm hàng hóa bao gồm các sản phẩm đồ hộp, bánh kẹo và một số mặt hàng
khác.
Thân cây ngô có thể dùng làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò... Nếu muốn sử
dụng một cây lương thực nào đó làm thức ăn mà đảm bảo cả hai nhu cầu về số lượng
và chất lượng thì cây ngô là cây ưu tiên được chọn vì: 1 hecta ngô có thể cho thu
hoạch từ 70-80 tấn cả cây, lá và hạt. Xét về mặt kinh tế chưa có cây nào vượt qua cây
ngô trong lĩnh vực dùng làm thức ăn cho gia súc.
9


Bảng 2.1. Bảng So Sánh Giá Trị Dinh Dưỡng Giữa Gạo Lứt và Ngô Hột (Giá Trị
Của 100gr)
Calo
ri

Protein
(%)

Lipit
(%)

Caxi
(Mg)

Sắt
(Mg)

Vitamin
A(U.I)


Vitamin
B1(Mg)

Vitamin
B2(Mg)

Niacin
(Mg)

Gạo
lứt

357

7.5

1.8

15

1.4

0

0.33

0.05

4.6


Ngô

9.5

9.5

4.3

7

2.3

450

0.45

0.11

2

Nguồn: www.ykhoa.net
Ngô được xem là một ngũ cốc vàng vì không những đáp ứng cho nhu cầu thực
phẩm cho con người mà còn có giá trị cao trong y học và tạo ra các sản phẩm trong
công nghiệp.
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam từ 1995-2012
Theo số liệu của tổng cục thống kê thì diện tích, năng suất và sản lượng ngô của
cả nước ta liên tục tăng từ năm 1995 đến 2012. Gắn liền với những thành quả đó là
việc không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, tạo ra nhiều giống ngô lai
có năng suất cao đáp ứng được nhu cầu về sản lượng và chất lượng.
Bảng 2.2. Diện Tích, Năng Suất và Sản Lượng Ngô của Cả Nước từ 1995 -2012

1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích (nghìn ha)
556.8
615.2
662.9
64.7
691.8
730.2
729.5
816
912.7
991.1

1052.6
1033.1
1096.1
1140.2
1089.2
1125.7
1117.2
1118.2

Năng suất (tạ/ha)
21.1
25
24.9
24.8
25.3
27.5
29.6
30.8
34.4
34.6
36.0
37.3
39.3
40.1
40.1
41.1
42.9
43.0

10


Sản lượng (nghìn tấn)
1,177.2
1,536.7
1,650.6
1,612
1,753.1
2,005.9
2,161.7
2,511.2
3,136.3
3,430.9
3,787.1
3,854.6
4,303.2
4,573.1
4,371.7
4,625.7
4,799.3
4,803.2
Nguồn tin: Tổng cục thống kê


Hình 2.3. Ngô Ở Giai Nảy Mầm

Nguồn:
Hình 2.4. Ngô Đến Thời Kì Trỗ Cờ

Nguồn:


11


Hình 2.5. Ngô Đến Thời Kì Thu Hoạch

Nguồn:

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Vài nét về nông hộ và hiệu quả kinh tế
a) Nông hộ: là một đơn vị kinh tế cơ sở được xã hội thừa nhận. Đây là đơn vị
kinh tế tự chủ, vừa là đơn vị sở hữu và sử dụng ruộng đất cũng như các tư liệu sản xuất
khác, vừa là đơn vị độc lập trong việc đầu tư và tích lũy nội tại, tự cân đối sản xuất và
tiêu dùng.
b) Vai trò của kinh tế nông hộ: nông thôn nước ta đóng vai trò hết sức quan
trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chủ
trương,
chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước đang tập trung đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp và nông thôn, coi đó là tiền đề phát triển của cả nước. Trong nông nghiệp là
nhân tố chính làm tăng sản lượng lương thực của cả nước.
Kinh tế hộ đáp ứng nhu cầu lao động cho những ngành khác và hoạt động nông hộ
nuôi sống hơn 80% dân số ở nông thôn.
c) Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế, được xác định qua việc so sánh
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nó phản ánh trình độ quản lý và mức độ sử dụng các
nguồn nhân lực và tài lực của doanh nghiệp hay ngành sản xuất. Hiệu quả sản xuất

càng cao chứng tỏ sản phẩm tạo ra cho xã hội càng nhiều, lợi nhuận càng lớn và mức
sống nhân dân càng được nâng cao.
3.1.2 Kỹ thuật trồng các giống ngô lai
a) Chọn đất
Cây ngô lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ
giới nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu… Nhưng thích hợp
nhất là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Vì những loại đất này tơi
13


×